các quy định của Luật Khiếu nại tố cáo và Nghị định 136). Hoạt động tiếp công dân này phát sinh sau khi công dân đến cơ quan Nhà nước thẩm quyền để giải quyết các thủ tục hồ sơ hành chính, họ thấy không thỏa mãn với cách giải quyết của cơ quan hành chính Nhà nước và phát sinh việc khiếu nại, tố cáo. Từ đây sẽ hình thành bộ phận tiếp công dân để tiếp nhận những thắc mắc khiếu tố của dân liên quan đến những nội dung quản lý Nhà nước của chính cơ quan đơn vị đó. Đây chính là hình thức tiếp công dân mà học viên nghiên cứu và sẽ đề cập cụ thể trong luận văn ở các phần sau.
1.2. Đặc điểm, nội dung của pháp luật về tiếp công dân trong lĩnh vực khiếu nại tố cáo hành chính. vực khiếu nại tố cáo hành chính.
1.2.1. Đặc điểm của tiếp công dân trong lĩnh vực khiếu nại tố cáo hành chính. chính.
* Đặc điểm khiếu nại, tố cáo hành chính
Khiếu nại hành chính: Khiếu nại là một hiện tượng xã hội được quan niệm và hiểu theo nhiều góc độ khác nhau. Thuật ngữ “khiếu nại” theo tiếng La tinh là “Complaint” có nghĩa là việc phàn nàn, phản ứng, bất bình của một người nào đó đối với một vấn đề có liên quan đến lợi ích của mình. Theo Đại từ điển Tiếng việt “ khiếu nại là thắc mắc, đề nghị xem xét lại những kết luận, quyết định do cấp có thẩm quyền đã làm, đã chuẩn y” [37, tr.904]. Quyền khiếu nại được coi là “ quyền để bảo vệ quyền”, được sử dụng khi quyền chủ thể của bản thân công dân khiếu nại hoặc của người do mình bảo hộ bị vi phạm do quyết định hoặc hành vi trái pháp luật thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của
các cơ quan Nhà nước hoặc nhân viên Nhà nước [20, tr.55]. Trong mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước thì khiếu nại là một hình thức công dân hướng đến các cơ quan Nhà nước, hay tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang khi thấy quyết định hay hành vi xâm phạm tới quyền, lợi ích của mình [21, tr.393]. Khiếu nại là phương tiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội, phản ánh nền dân chủ của một quốc gia.
Khái niệm về khiếu nại đã được thể hiện trong một số văn bản quy phạm pháp luật như: Pháp lệnh quy định việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1981, Pháp lệnh Khiếu nại Tố cáo của công dân năm 1991… Tuy nhiên khái niệm khiếu nại hành chính chỉ chính thức được ghi nhận đầy đủ trong Luật Khiếu nại Tố cáo năm 1998 , khoản 2 điều 2 quy định “ Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.
Từ đó có thể hiểu khiếu nại hành chính là là việc công dân, cơ quan, tổ chức yêu cầu cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, hành vi của cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức phát sinh trong quản lý hành chính Nhà nước mà người khiếu nại cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Tố cáo hành chính : Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì “tố cáo” là vạch rõ tội lỗi của kẻ khác trước cơ quan pháp luật hoặc trước dư luận [37, tr. 1163].
Một số quan điểm cho rằng, tố cáo là nói cho mọi người biết tội ác của kẻ khác, là việc đề nghị với cơ quan có thẩm quyền xét một việc làm trái phép, vi phạm pháp luật. Nhìn chung, những khái niệm này đã phần nào phản ánh được bản chất của tố cáo, song chưa đầy đủ, chưa thể hiện hết sự phức tạp và đa dạng của tố cáo phát sinh trong đời sống xã hội
Tố cáo hành chính là tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước là tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật (mà không phải là tội phạm) của cơ quan, cán bộ, công chức thuộc hệ thống cơ quan hành chính nhà nước hoặc hành vi vi phạm pháp luật của những người khác xảy ra trong lĩnh vực thuộc chức năng quản lý của cơ quan hành chính nhà nước, đã gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức
*Chủ thể tiếp công dân trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo hành chính
Theo Luật Khiếu nại Tố cáo thì chủ thể tiếp công dân là thủ trưởng các cơ quan hành chính Nhà nước và cán bộ được phân công tiếp công dân thường xuyên trong các cơ quan hành chính Nhà nước. Theo đó ở Trung ương thì giao cho Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, các Bộ ngành có Phòng Tiếp công dân , các tỉnh thành phố có Phòng tiếp công dân hoặc trụ sở tiếp công dân. Tại các bộ phận Tiếp công dân có cán bộ chuyên trách tiếp và hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại tố cáo.
*Đối tượng tiếp.
Công dân thuộc các thành phần xã hội khác nhau nhưng đều có những bức xúc oan khuất, hoặc họ cho rằng quyền, lợi ích của mình bị xâm hại bởi các cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền, hoặc công dân đến để tố cáo những việc làm vi phạm pháp luật. Vì vậy đối tượng công dân đến các trụ sở tiếp công dân thường là những công dân có tâm trạng lo lắng bức xúc , muốn đến để trình bày những tâm trạng đó của mình cho cán bộ tiếp công dân và thông qua đó muốn nhận được sự hướng dẫn giúp đỡ.
*Mục đích tiếp công dân.
Tiếp nhận các thông tin kiến nghị phản ánh góp ý những vấn đền liên quan đến chủ trương đường lối chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước.
Tiếp nhận khiếu nại tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan, đơn vị mình để xem xét ra quyết định giải quyết hoặc trả lời cho công dân theo đúng quy định pháp luật khiếu nại tố cáo.
Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại tố cáo đúng chính sách pháp luật, đúng cơ quan có thẩm quyền để xem xét giải quyết.
*Sự điều chỉnh pháp luật.
Tiếp công dân trong lĩnh vực khiếu nại tố cáo tuân theo các quy định của Nghị định 89/CP ngày 7/9/1997 ban hành quy chế tổ chức tiếp công dân, Luật Khiếu nại tố cáo ngày 2/12/1998 và các Luật sửa đổi bổ sung năm 2004, 2005, Nghị định 136 ngày 14/11/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại Tố cáo và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại tố cáo.