Nội dung của pháp luật về tiếp côngdân trong lĩnh vực khiếu nại tố cáo hành chính.

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác tiếo công dân trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo (Trang 29 - 43)

nại tố cáo hành chính.

Các văn bản pháp luật hiện hành quy đinh về tiếp công dân trong lĩnh vực khiếu nại tố cáo hành chính có các nội dung cơ bản như sau:

1.2.2.1. Quy định Trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong công tác tiếp công dân.

*Trách nhiệm tổ chức công tác tiếp công dân.

Theo quy định của Luật khiếu nại tố cáo, Nghị định 136/NĐ-CP ngày 14/11/2006 và Nghị định 89/NĐ-CP ngày 7/8/1997 của Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan đơn vị phải tổ chức công tác tiếp công dân, cụ thể:

Một là, bố trí nơi tiếp công dân tại địa điểm thuận lợi bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết để công dân đến khiếu nại tố cáo. Đây là một trong những trách nhiệm chủ yếu của Thủ trưởng các cơ quan đơn vị, bởi vì tiếp công dân là công tác có ý nghĩa rất quan trọng, nó liên quan đến chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại tố cáo và liên quan đến việc thực hiện quyền dân chủ của nhân dân. Do thời gian trước đây, ở một số nơi việc tổ chức tiếp công

dân chưa thật sự chu đáo, chưa nề nếp cho nên có nhiều trường hợp công dân đến nhà riêng của cán bộ công chức để khiếu nại tố cáo. Tình trạng này vừa không thể hiện tính chính quy của nền hành chính vừa gây phiền hà, khó khăn cho cán bộ công chức. Chính vì vậy Luật khiếu nại tố cáo đã quy định “Việc tiếp công dân đến khiếu nại tố cáo, đưa đơn khiếu nại tố cáo được tiến hành tại nơi tiếp công dân” . Do đó việc bố trí nơi tiếp công dân thuận tiện chu đáo trước hết nhằm đưa công tác tiếp công dân vào nề nếp, hạn chế các hành vi tiêu cực của cán bộ, công chức trong quá trình tiếp nhận, giải quýet khiếu nại tố cáo; góp phần khắc phục tình trạng công dân đến nhà riêng để khiếu nại tố cáo, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của cán bộ công chức. Đồng thời, do việc tiếp công dân đến khiếu nại tố cáo là sự thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân, người tiếp công dân với tư cách là đại diện cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cho nên cần phải được tiến hành tại nơi tiếp công dân. Mặt khác, việc tiếp công dân phải tiến hành tại nơi tiếp côngdân mới bảo đảm thực hiện đầy đủ các thủ tục tiếp nhận khiếu nại, tố cáo từ đó mới có sơ sở để xác định trách nhiệm của người tiếp công dân theo đúng các quy định của pháp luật. Tại nơi tiếp công dân phải niêm yết lịch tiếp công dân, nội quy tiếp công dân. Lịch tiếp công dân phải ghi cụ thể thời gian, chức vụ người tiếp công dân. Nội quy tiếp công dân phải ghi rõ trách nhiệm của người tiếp công dân và quyền, nghĩa vụ của công dân khi đến trụ sở tiếp công dân.

Hai là, bố trí cán bộ có phẩm chất tốt, có kiến thức và am hiểu chính sách, pháp luật, có ý thức trách nhiệm làm công tác tiếp công dân. Bởi vì, tiếp công dân là việc làm thể hiện mối quan hệ trực tiếp giữa nhân dân với Nhà nước, thể hiện bản chất Nhà nước của dân do dân, vì dân. Cán bộ tiếp công dân là người thay mặt cơ quan, tổ chức để tiếp xúc với nhân dân. Nội dung các vấn đề phản ánh ở nơi tiếp công dân rất đa dạng, liên quan đến chính sách pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị là phải bố trí những cán bộ có đủ khả năng và tiêu chuẩn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Ba là, tổ chức công tác tiếp công dân thường xuyên (đối với một số cơ quan theo quy định): thực tiễn việc khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo cho thấy hàng năm các cơ quan Nhà nước nhận được hàng vạn đơn thư khiếu nại tố cáo. Tuy nhiên, phần lớn các đơn thư khiếu nại tố cáo đó tập trung vào một số lĩnh vực quản lý Nhà nước như: đất đai, nhà cửa, giải tỏa đền bù, chính sách xã hội…Mặc dù các cấp các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết và đã thu được một số kết quả nhất định nhưng nhìn chung số lượng vụ việc tồn đọng còn nhiều và có xu hướng tiếp tục gia tăng. Vì vậy khoản 2 điều 76, Luật Khiếu nại tố cáo có quy định: “Thanh tra Nhà nước các cấp, các cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân thường xuyên theo quy định của pháp luật”. Cụ thể hóa quy định này, Điều 50 Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 quy định “Các cơ quan Thanh tra Nhà nước, các cơ quan: công an, quốc phòng, thương mại, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Lao động Thương binh và xã hội, Nội vụ, Giao thông vận tải, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài nguyên và Môi trường ở cấp Trung ương và cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân thường xuyên”. Sở dĩ Thanh tra Nhà nước các cấp và một số cơ quan kể trên được quy định có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân thường xuyên là vì Thanh tra là cơ quan có trách nhiệm xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước cùng cấp. Trong trường hợp được giao thì xác minh kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước cùng cấp; xem xét kết luận nội dung tố cáo mà thủ trưởng cơ quan cấp dưới của thủ tửởng cùng cấp đã giải quyết nhưng phát hiện có vi phạm phạm luật. Đồng thời, Thanh tra còn là cơ quan có chức năng giúp Chính phủ và các cơ quan hành chính quản lý công tác giải quyết khiếu nại tố cáo; thanh tra việc chấp hành pháp luật về khiếu nại tố cáo. Vì vậy Thanh tra Nhà nước các cấp phải có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân thường xuyên để tiếp nhận các khiếu nại tố cáo, phản ánh kiến nghị của công dân thuộc phạm vi trách nhiệm của mình mà pháp luật đã quy định. Còn đối với những cơ quan như: Công an, Quốc phòng, Hải quan, Địa chính…là những cơ

quan trực tiếp giải quyết công việc của dân, hoặc là những cơ quan quản lý những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền lợi của dân, những lĩnh vực dễ phát sinh khiếu kiện. Do đó, những cơ quan này phải có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân thường xuyên để tạo thuận lợi cho nhân dân thực hiện quyền khiếu nại tố cáo, kiến nghị phản ánh thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.

Như vậy theo quy định của pháp luật, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trách nhiệm bố trí nơi tiếp công dân tại địa điểm thuận tiện, chu đáo; bố trí cán bộ có phẩm chất tốt, có kiến thức và am hiểu chính sách, pháp luật làm công tác tiếp công dân. Đối với Thanh tra Nhà nước các cấp và một số cơ quan thì thủ trưởng các cơ quan này phải tổ chức tiếp công dân thường xuyên.

*Trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân theo định kỳ hoặc đột xuất

Theo quy định tại điều 76 Luật Khiếu nại tố cáo đã được sửa đổi bổ sung các năm 2004, 2005 việc tiếp công dân của Thủ trưởng các cơ quan Nhà nước được thực hiện theo định kỳ:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã mỗi tuần ít nhất 1 ngày. - Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, mỗi tháng ít nhất 2 ngày. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, mỗi tháng ít nhất 1 ngày.

- Thủ trưởng các cơ quan khác của Nhà nước, mỗi tháng ít nhất 1ngày. Ngoài ra tại Khoản 2, Điều 47, Nghị định số 136/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ còn quy định: cùng với việc trực tiếp tiếp công dân theo định kỳ như trên, thủ trưởng các cơ quan đơn vị còn phải tiếp công dân khi có yêu cầu khẩn thiết (tiếp công dân đột xuất). Đó là các trường hợp phát sinh các khiếu nại, tố cáo phức tạp, đông người tham gia, các khiếu nại tố cáo có ảnh hưởng đến các vấn đề chính trị phức tạp, am ninh, quốc phòng; các khiếu nại, tố cáo liên quan đến vấn đề dân tộc và tôn giáo…Trong những trường hợp đó, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải tổ chức ngay việc trực tiếp tiếp công dân mà không căn cứ vào lịch tiếp công dân định kỳ.

1.2.2.2. Quy định trách nhiệm của cán bộ làm nhiệm vụ tiếp công dân

Để đảm bảo cho việc tiếp công dân được tiến hành một cách thực chất, có hiệu quả và phát huy được vai trò, ý nghĩa tốt đẹp của nó, pháp luật khiếu nại tố cáo đã đề ra nhiều biện pháp pháp lý cụ thể, mà một trong số đó là xác

định rõ trách nhiệm của người tiếp công dân. Theo đó người tiếp công dân phải có trách nhiệm:

- Tiếp nhận khiếu nại tố cáo, phản ánh kiến nghị liên quan đến khiếu nại tố cáo.

- Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.

- Giữ bí mật họ, tên , địa chỉ, bút tích của người tố cáo khi người tố cáo yêu cầu .

(Điều 77, Luật khiếu nại tố cáo)

Ở đây có một điểm cần lưu ý là, phạm vi “người tiếp công dân” theo quy định trên bao hàm cả người làm nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên (cán bộ tiếp công dân chuyên trách) và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị. Do đó quy định về trách nhiệm của người tiếp công dân là áp dụng chung cho cả cán bộ tiếp công dân chuyên trách và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị khi tiếp công dân theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu khẩn cấp.

Tuy nhiên xin nhấn mạnh nhiều hơn đến trách nhiệm của các cán bộ tiếp công dân chuyên trách trong quá trình tiếp công dân bởi vì tiếp công dân là nhiệm vụ công tác thường xuyên của những cán bộ này cũng như vai trò quan trọng của họ trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân.

Từ các quy định hiện hành của pháp luật khiếu nại tố cáo có thể thấy, trách nhiệm của cán bộ làm nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên bao gồm:

- Tiếp nhận khiếu nại tố cáo và phản ánh kiến nghị liên quan đến khiếu nại tố cáo. Việc xác định rõ trách nhiệm này cho cán bộ tiếp công dân một mặt nhằm bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận, mặt khác cũng là để găn chặt việc tiếp công dân với công tác giải quyết khiếu nại tố cáo. Do đó, có thể nói để đóng góp và phục vụ thiết thực cho công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, công tác quản lý, cũng như tạo ra được những chuyển biến mạnh mẽ trong các mặt công tác này, thì yêu cầu đầu tiên đặt ra đối với mỗi cán bộ tiếp công dân là phải làm tròn trách nhiệm. Nhưng cần lưu ý rằng, việc tiếp nhận khiếu nại tố cáo của cán bộ tiếp công dân không phải là

việc thụ lý vụ việc khiếu nại tố cáo của người có thẩm quyền giải quyết. Việc tiếp nhận nói trên, thực chất là việc tiếp xúc, lắng nghe, ghi chép…những nội dung khiếu nại, tố cáo do công dân trình bày, cung cấp tại nơi tiếp công dân. Hay nói cách khác đây chỉ là quy trình tiếp cận, cập nhật, phân loại, xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo của cán bộ tiếp công dân.

Đối với việc xử lý khiếu nại, tố cáo theo điều 49 Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ thì cán bộ tiếp công dân phải thực hiện như sau:

+ Đối với đơn khiếu nại thì xử lý theo quy định tại điều 6 của Nghị định 136; trong trường hợp công dân đến khiếu nại trực tiếp mà vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì hướng dẫn họ viết thành đơn hoặc ghi lại nội dung khiếu nại và yêu cầu công dân ký tên hoặc điểm chỉ, nếu vụ việc khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì hướng dẫn công dân đến khiếu nại đến đúng cơ quan thẩm quyền giải quyết.

+ Đối với tố cáo thì tiếp nhận phân loại và xử lý theo quy định tại các điều 38, 39 và Điều 40 của Nghị định 136. Như vậy có thể thấy, trách nhiệm tiếp nhận khiếu nại tố cáo mà pháp luật quy định đã đặt ra những yêu cầu tương đối phức tạp về mặt chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ tiếp công dân và để thực hiện tốt các yêu cầu này, người cán bộ tiếp công dân không còn trách cách gì hơn là phải thường xuyên nghiên cứu, học tập rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại tố cáo cũng là một chức trách quan trọng của cán bộ tiếp công dân.Làm tốt nhiệm vụ này, người cán bộ tiếp công dân không những thể hiện sinh động thái độ, phong cách làm việc vì nhân dân, phục vụ nhân dân của người cán bộ công chức trong chế độ xã hội chủ nghĩa, góp phần củng cố mối quan hệ gắn bó giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, mà qua đó còn giúp giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật nói chung, pháp luật khiếu nại tố cáo nói riêng của quần chúng nhân dân. Ngoài ra, thực hiện tốt việc hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại tố cáo cũng sẽ giúp hạn chế, khắc phục một bước tình trạng đơn thư khiếu nại tố

cáo tràn lan, vượt cấp cũng như các biểu hiện vi phạm pháp luật khác trong khiếu nại tố cáo góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng của công tác giải quyết khiếu nại tố cáo.

Việc hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại tố cáo ở đây bao gồm nhiều nội dung, vấn đề có thể từ việc giải thích để công dân năm vững những quy định chung, cơ bản về khiếu nại tố cáo như: quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại tố cáo cho đến việc chỉ rõ các yêu cầu cụ thể mà người dân cần phải đáp ứng theo quy định của pháp luật khi thực hiện quyền khiếu nại tố cáo như: cách thức làm đơn như thế nào? Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của ai? Các hồ sơ, tài liệu kèm theo bao gồm những gì?...Nói tóm lại, nhiệm vụ của người cán bộ tiếp công dân trong trường hợp này là trang bị kiến thức cung cấp các biện pháp, cách thức phù hợp cũng như tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện đúng đắn và có hiệu quả quyền khiếu nại tố cáo. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ hướng dẫn công dân, đòi hỏi cán bộ tiếp công dân phải am hiểu chính sách pháp luật và tinh thông về nhiều lĩnh vực quản lý Nhà nước.

- Giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo khi người tố cáo yêu cầu. Đây cũng là một vấn đề cán bộ tiếp công dân cần thực hiện đúng trong quá trình tiếp công dân. Bởi vì điều này liên quan chặt chẽ đến quyền lợi của người tố cáo, là sự đảm bảo cho việc thực hiện quyền được giữ bí mật, họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo đã được quy định tại điều 57 Luật Khiếu nại tố cáo sửa đổi 2005. Trong thực tế, khi tố cáo các hành vi trái pháp luật, người tố cáo luôn phải đối mặt với nguy cơ đe dọa, trù dập, trả thù của người bị tố cáo. Do đó, nếu các thông tin về người tố cáo bị tiết lộ với người không có trách nhiệm, nhất là để cho người bị tố cáo phát hiện, nắm được thì sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực đối với người tố cáo. Chính vì vậy, để đảm bảo sự an toàn, quyền lợi cho người tố cáo, các cán bộ tiếp công dân cần phải coi việc chấp hành một cách tuyệt đối và nghiêm ngặt quy định về giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo không chỉ là bổn phận, trách nhiệm mà còn là lương tam đạo đức nghề nghiệp của mình. Hơn thế, trong trường hợp xét thấy cần thiết, cán bộ tiếp công dân còn phải bảo cáo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo. Cụ thể hóa các trách nhiệm

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác tiếo công dân trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo (Trang 29 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)