Biểu đồ triển khai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất xây dựng mạng xã hội học tập tại Việt Nam (Trang 47)

4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

3.3.4Biểu đồ triển khai

48

CHƢƠNG IV: CÀI ĐẶT THỬ NGHIỆM 4.1 Các công nghệ sử dụng

4.1.1 Ngôn ngữ lập trình PHP

PHP (Hypertext Preprocessor) là một ngôn ngữ lập trình kịch bản hay một loại mã lệnh chủ yếu được dùng để phát triển các ứng dụng viết cho máy chủ, mã nguồn mở, dùng cho mục đích tổng quát. Nó rất thích hợp với web và có thể dễ dàng nhúng vào trang HTML. Do được tối ưu hóa cho các ứng dụng web, tốc độ nhanh, nhỏ gọn, cú pháp giống C và Java, dễ học và thời gian xây dựng sản phẩm tương đối ngắn hơn so với các ngôn ngữ khác nên PHP đã nhanh chóng trở thành một ngôn ngữ lập trình web phổ biến nhất thế giới.

4.1.2 MySQL

MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu tự do nguồn mở phổ biến nhất thế giới và được các nhà phát triển rất ưa chuộng trong quá trình phát triển ứng dụng. Vì MySQL là cơ sở dữ liệu tốc độ cao, ổn định và dễ sử dụng, có tính khả chuyển, hoạt động trên nhiều hệ điều hành cung cấp một hệ thống lớn các hàm tiện ích rất mạnh.Với tốc độ và tính bảo mật cao, MySQL rất thích hợp cho các ứng dụng có truy cập CSDL trên Internet.

4.1.3 CSS3

Trong tin học, các tập tin định kiểu theo tầng – dịch từ tiếng Anh là Cascading Style Sheets (CSS) – được dùng để miêu tả cách trình bày các tài liệu viết bằng ngôn ngữ HTML và XHTML. Ngoài ra ngôn ngữ định kiểu theo tầng cũng có thể dùng cho XML, SVG, XUL. Các đặc điểm kỹ thuật của CSS được duy trì bởi World Wide Web Consortium (W3C). Tác dụng của CSS là Hạn chế tối thiểu việc làm rối mã HTML của trang Web bằng các thẻ quy định kiểu dáng (chữ đậm, chữ in nghiêng, chữ có gạch chân, chữ màu), khiến mã nguồn của trang Web được gọn gàng hơn, tách nội dung của trang Web và định dạng hiển thị, dễ dàng cho việc cập nhật nội dung.

4.1.4 PHP Yii Framework

Yii là một PHP framework được xây dựng để phát triển các ứng dụng web quy mô lớn dựa trên nền tảng component (thành phần sử dụng lại). Yii cho phép

49

tái sử dụng tối đa các thành phần của hệ thống (ứng dụng) để tăng tốc độ viết ứng dụng.

Yii được viết bằng PHP5, chủ yếu tập trung vào high-performance, component-based cho phép người sử dụng dễ dàng tạo cũng như bảo trì các ứng dụng web, giúp người sử dụng làm việc hiệu quả hơn.

Yii, nói chung, là một framework phát triển ứng dụng Web nên có thể dùng để viết mọi loại ứng dụng Web. Yii rất nhẹ và được trang bị giải pháp cache tối ưu nên nó đặc biệt hữu dụng cho ứng dụng web có dung lượng dữ liệu trên đường truyền lớn như web portal, forum, CMS, e-commerce...

4.1.5 jQuery

jQuery là một Javascript Framework, một thư viện kiểu mới của Javascript hỗ trợ các nhà lập trình web tạo ra các tương tác động trên website. jQuery đơn giản hóa cách viết Javascript và tăng tốc độ xử lý các sự kiện trên trang web, giúp tiết kiệm thời gian và công sức rất nhiều so với việc ngồi viết javascript theo cách thông thường.

4.1.6 Ajax

AJAX là thuật ngữ viết tắt của Asynchronous Javascript and XML ( JS và XML không đồng bộ). AJAX có thể đọc là "trao quyền cho javascript" và thông qua js để cung cấp một công nghệ phía client-script để gọi ngầm một lệnh background để phía server thực hiện và nhận thông tin trả về, update thông tin của trang nhanh mà không cần phải load lại cả trang, rất mất thời gian load lại những cái không cần update.

4.1.7 Các tool

 Apache server

 NuSphere PhpED

 SQLyog Enterprise

4.2 Một số chức năng chính của chƣơng trình 4.2.1 Đăng ký thành viên

50

Hình 4. 1 Giao diện đăng ký thành viên

4.2.2 Gửi lời mời tới các thành viên khác

Khi đã là thành viên, giáo viên có thể gửi lời mời tới các giáo viên khác để cùng tham gia vào mạng chung của trường. Lời mời được gửi thông qua địa chỉ hòm thư.

Hình 4. 2Giao diện gửi lời mời tới các thành viên khác

4.2.3 Gia nhập là giáo viên

Một người là giáo viên, khi đăng ký cần các thống tin về email, mật khẩu, họ tên, số điện thoại…

51 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4. 3 Đăng ký là giáo viên

4.2.4 Tạo lớp

Giáo viên tạo các lớp học với các thông tin như tên nhóm, cấp học, lĩnh vực…Sau khi điền đầy đủ thông tin và bấm nút “Tạo”, lớp mới sẽ được tạo ra với mã lớp kèm theo.

Hình 4. 4 Tạo lớp

4.2.5 Gia nhập là học sinh

Sau khi được giáo viên cung cấp mã của lớp học, học sinh sẽ sử dụng mã đó để đăng ký vào hệ thống. Để đăng ký, học sinh cần nhập mã lớp, cung cấp địa chỉ email (theo địa chỉ email của trường đã đăng ký), mật khẩu, họ tên, số

52

điện thoại …. Học sinh sau khi đăng ký sẽ vào luôn lớp có mã lớp mà mình đã đăng ký, sau đó học sinh có thể tham gia bất kỳ lớp nào khác nếu có mã lớp.

Hình 4. 5 Đăng ký là học sinh

4.2.6 Giao diện Bài tập

Với tính năng này, giáo viên có thể gửi bài tập cho học sinh theo lớp học, học sinh giải bài tập gửi lại cho giáo viên để được chấm điểm. Việc gửi bài tập và bài giải cho phép đính kèm lời chú thích cũng như đính kèm file (với các định dạng được hỗ trợ là .doc, .docx, .xls, .xlsx, pdf, .rar). Học sinh có thể trao đổi tức thì về bài tập với giáo viên và ngược lại.

53

4.2.7 Gửi bài giải

Hệ thống cung cấp cho học sinh khả năng tải các bài giải ở dạng file .doc. .docx, .xls, .xlsx, .pdf, .rar.

Hình 4. 7 Giao diện gửi bài giải

4.2.8 Chấm điểm

Giáo viên chấm điểm theo từng bài tập của từng lớp.

54

CHƢƠNG V: ĐÁNH GIÁ VÀ TRIỂN KHAI 5.1 Đánh giá mạng xã hội học tập classroom.net

Sự kết hợp các tính năng mạng xã hội vào môi trường học tập trực tuyến làm cho classroom.net có những đặc điểm riêng, thể hiển được hiệu quả trong hoạt động học tập.

Tính tương tác: Khác với các trang web học tập trực tuyến thông thường, classroom.net cung cấp cho giáo viên và học sinh công cụ để trao đổi trực tiếp trên các bài tập, bài kiểm tra, giúp cho việc học tập thông qua môi trường mạng gần với thực tế hơn

Tính an toàn, khép kín: Khác với mạng xã hội thông thường, mỗi cộng đồng học tập nhỏ trên classroom.net là một mạng khép kín, với các thành viên chỉ bao gồm trong một trường học và được phân cấp rõ ràng, vai trò của giáo viên trong việc quản lý học sinh được thể hiện rõ ràng thông qua tính năng “quản lý lớp”. Mặt khác, Classroom.net không có tính năng tìm và kết bạn, không có quảng cáo

Tạo hồ sơ điện tử: Classroom.net cung cấp công cụ để mỗi học sinh tham gia học sẽ có một hồ sơ điện tử. Hồ sơ đó bao gồm các hoạt động và thành tích của học sinh đó, ví dụ như học lớp nào, bảng điểm các bài tập, các danh hiệu đã đạt được.

Điều này sẽ cho phép giáo viên có một phương tiện để theo dõi sự tiến bộ của người học và cung cấp một lịch sử tìm kiếm của các công việc đã hoàn thành và đóng góp vào hệ thống đánh giá tổng thể về các cá nhân.

5.2 Đánh giá khả năng triển khai mạng xã hội học tập tại Việt Nam Nam

5.2.1 Điều kiện khả thi

Tại Việt Nam, việc xây dựng một mạng xã hội học tập trong điều kiện hiện nay là phù hợp với xu hướng tất yếu của thế giới cũng như đáp ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo và đào tạo ở Việt Nam. Tại Việt Nam, các điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển thành công mạng xã hội như: Có chính sách của Nhà nước về thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin vào các

55

hoạt động giáo dục đào tạo, đã có nền tảng về giáo dục điện tử, số lượng người dùng Internet lớn đặc biệt là độ tuổi học sinh, sinh viên, mạng xã hội cũng đã được đón nhận rộng rãi và việc ứng dụng mạng xã hội trong các hoạt động giáo dục đào tạo đã được quan tâm phát triển. Sau đây sẽ xét cụ thể các điều kiện này.

Về chính sách ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục và đào tạo ở Việt Nam: “Các nhà lãnh đạo của Việt Nam cho rằng giáo dục là một trong những vấn đề cần được ưu tiên cao nhất và hệ thống giáo dục đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhà nước cả về số lượng và chất lượng” [5]. Thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển giáo dục đào tạo luôn được quan tâm và tạo điều kiện tại Việt Nam. Đã có rất nhiều các văn bản của Nhà nước cấp Chính phủ, cấp Bộ/ngành được ban hành nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục đào tạo. Khởi đầu là Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong đó nêu rõ: "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn xã hội. Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho giáo dục và đào tạo, kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo". Thực hiện Chỉ thị trên, Bộ GD&ĐT ban hành 2 chỉ thị: Chỉ thị số 29/2001/CT-BGDĐT về việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục giai đoạn 2001-2005 và chỉ thị số Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012. Ngoài ra, hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đều có văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục đào tạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về nền tảng giáo dục điện tử tại Việt Nam: Theo [2] “Trong những năm qua, hạ tầng CNTT trong ngành giáo dục được đầu tư mạnh mẽ, với việc hoàn thành "Mạng giáo dục - Edunet" năm 2010 (chương trình hợp tác giữa Bộ GD&ĐT với tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel), kết nối Internet băng thông rộng đến tất cả các cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học, Việt Nam trở thành một trong số ít quốc gia được miễn phí Internet trong giáo dục. Nhiều trường đại học, cao đẳng đã trang bị hạ tầng CNTT, thiết bị dạy học hiện đại và từng bước

56

triển khai E-Learning. Một số khóa học đào tạo trực tuyến, dạy học qua mạng đã được mở ra.

Chủ trương của Bộ GD&ĐT trong giai đoạn tới là tích cực triển khai các hoạt động xây dựng một xã hội học tập, mà ở đó mọi công dân (từ học sinh phổ thông, sinh viên, các tầng lớp người lao động, ..) đều có cơ hội được học tập, hướng tới việc: học bất kỳ thứ gì (any things), bất kỳ lúc nào (any time), bất kỳ nơi đâu (any where) và học tập suốt đời (life long learning). Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, E-Learning có một vai trò chủ đạo trong việc tạo ra một môi trường học tập ảo.”

Với những định hướng và quan tâm đầu tư của nhà nước về ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục đào tạo, e-learning đã có những nền tảng khá ổn định và rộng rãi ở Việt Nam.

Các trường đại học, cao đẳng đã tích cực triển khai E-learning: Một số trường đại học đã tích cực triển khai hệ thống Elearning, xây dựng trung tâm học liệu mở, thư viện điện tử. Huy động nhiều nguồn lực như kinh phí các dự án, kinh phí ngân sách, kinh phí các doanh nghiệp hỗ trợ... để đầu tư hạ tầng CNT, tập huấn cho giảng viên và xây dựng hệ thống tài liệu, bài giảng phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viện.

Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các doanh nghiệp triển khai E- Learning và thi trực tuyến như: Cuộc thi "Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử E- learning" năm học 2009 - 2010 nằm trong khuôn khổ của chương trình hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quỹ Laurence S. Ting; cuộc thi giải toán qua mạng tại Website Violympic.vn, là chương trình hợp tác giữa Bộ GD&ĐT với Công ty TNHH nội dung số FPT; cuộc thi Olympic tiếng Anh (IOE) là chương trình hợp tác giữa Tổng Công ty truyền thông Đa phương tiện Việt Nam VTC với Bộ GD&ĐT.

Bên cạnh đó, có khá nhiều các website luyện thi trực tuyến và học tập trực tuyến được xây dựng và hoạt động thành công như: hocmai.vn, truongtructuyen.vn, Elearning.com.vn và các website cung cấp tài nguyên lớn về tài liệu và bài giảng điện tử như: Thuvienvatly.vn, lichsuvietnam.vn, baigiang.bachkim.vn, ebook.edu.vn, violet.vn ...đã tạo ra một nguồn tài nguyên lớn về tài liệu và bài giảng điện tử.

57

Với sự trải nghiệm qua các chương trình, dự án, các website về giáo dục điện tử ở Việt Nam, công nghệ thông tin đã được đến gần hơn với học sinh và giáo viên. Giáo viên và học sinh ở Việt Nam đã có những hiểu biết và kỹ năng nhất định trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông cho các hoạt động giáo dục và đào tạo. Đây là điều kiện cơ bản để triển khai mạng xã hội học tập tại Việt Nam.

Về sự phổ biến của mạng xã hội: Cùng với sự phát triển về công nghệ thông tin của toàn nhân loại, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng sử dụng mạng xã hội phổ biến. Theo Thông báo số liệu phát triển Internet Việt Nam của Trung tâm Internet Việt Nam, số người sử dụng Internet cho đến thời điểm 6/2012 là hơn 31 triệu người chiếm tỷ lệ 35,40% [4]. Theo báo cáo “NetCitizens Viet Nam 2011” do hãng Cimigo công bố, Việt Nam là nước có tỷ lệ người sử dụng Internet có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực [7]. Theo số liệu từ báo cáo “Net Index 2011” do hãng Yahoo và Kantar Media xây dựng, số người sử dụng Internet để truy cập vào các trang mạng xã hội trong thời gian qua cũng tăng nhanh chóng, từ 41% năm 2010 lên 55% năm 2011.

Với sự thâm nhập ngày càng sâu rộng của Internet, mạng xã hội ngày càng trở nên đi sâu vào cuộc sống hàng ngày của mỗi con người. Đặc biệt, giới học sinh, sinh viên và cả giáo viên là đối tượng sử dụng Internet nhiều nhất (Lượng người trong độ tuổi học sinh, sinh viên chiếm khoảng 1/3 số người sử dụng Internet tại Việt Nam). Họ vào Internet để đọc báo, tìm hiểu kiến thức, trò chuyện, gửi mail…Và mạng xã hội là một công cụ tốt để họ chia sẻ sở thích, cuộc sống hàng ngày, cũng như trao đổi việc học tập, bài vở. Các giáo viên thông qua các trang mạng xã hội, trở nên gần gũi hơn với học sinh của mình, nắm bắt được tâm tư tình cảm của học sinh để từ đó có cách giáo dục phù hợp hơn.

Hiện nay, đã có một số trường học, tổ chức giáo dục sử dụng các trang mạng xã hội như là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động giáo dục. Khởi đầu cho xu hướng đó là việc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hợp tác với mạng xã hội Zing Me để triển khai ứng dụng mạng xã hội vào môi trường đại học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo và sự gắn kết giữa nhà trường với sinh viên. Theo đó, sinh viên và giáo viên khi tham gia mạng xã hội Zing me có thể sử dụng các tính năng, ứng dụng mang tính giáo dục trên Zing me như

58

Thư viện điện tử và ứng dụng chia sẻ tài liệu trực tuyến để phục vụ học tập, giảng dạy

Về mặt công nghệ - kỹ thuật: chỉ tốn chi phí và trang thiết bị kỹ thuật cho việc xây dựng và vận hành trang web mạng xã hội học tập. Các cơ sở đào tạo,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất xây dựng mạng xã hội học tập tại Việt Nam (Trang 47)