Phân tích yêu cầu hệ thống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất xây dựng mạng xã hội học tập tại Việt Nam (Trang 32)

4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

3.2Phân tích yêu cầu hệ thống

3.2.1 Khái quát chung về hệ thống

Trang mạng xã hội học tập được thiết kế để tạo môi trường học tập, trao đổi giữa giáo viên và các học sinh cũng như giữa các học sinh với nhau. Đó là sự kết hợp giữa các tính năng của một trang web học tập thông thường với các tính năng của mạng xã hội đồng thời cải tiến nó cho phù hợp với môi trường học tập và tận dụng những hiệu quả mà mạng xã hội mang lại.

Mạng xã hội học tập sẽ được thiết kế để trở thành một công cụ giúp mỗi trường học có một mạng xã hội nội bộ cho riêng trường mình. Để làm được điều này, các thành viên sẽ được đăng ký bằng email riêng theo tên miền của trường mình theo cơ chế một người đăng ký và mời các thành viên còn lại cùng gia nhập.

Với hệ thống này, giáo viên có thể tổ chức các lớp học riêng để dễ quản lý bằng cách giáo viên sẽ tạo ra lớp học với mỗi mã số kèm theo, chỉ những học sinh được giáo viên cho mã số mới được tham gia vào lớp đó. Giáo viên có thể

33

gửi bài tập cho các lớp học của mình. Sau đó học sinh có thể nộp bài tập và nhận điểm cũng như ý kiến của giáo viên về bài tập của mình. Giáo viên có thể tạo ra các cuộc thảo luận cho các học sinh. Ngoài ra, cả học sinh và giáo viên có thể đăng thông báo và phản hồi các thông báo được đăng bởi người khác (mà có gửi cho mình). 3.2.2 Các tác nhân của hệ thống − Giáo viên − Học sinh − Khách xem 3.2.3 Các usecase của hệ thống

3.2.3.1 Thành viên ban đầu

− Đăng ký tài khoản ban đầu − Mời thành viên tham gia

3.2.3.2 Thành viên

− Thiết lập thông tin cá nhân − Sửa chữa thông tin cá nhân − Đăng tin/thông báo

− Phản hồi tin/thông báo

3.2.3.3 Giáo viên

− Tạo nhóm (lớp học) với mã của lớp

− Chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu gia nhập lớp của học sinh − Tạm khóa lớp học

− Xóa học sinh ra khỏi lớp học − Xóa lớp học

− Tạo các nhóm nhỏ trong lớp học − Tạo bài tập

− Sửa bài tập

34

− Chấm điểm − Tải bài tập

− Tạo một bài kiểm tra

3.2.3.4 Học sinh

− Gia nhập lớp khác khi đã là Học sinh − Làm bài tập

− Nộp bài tập − Xem điểm

− Làm bài kiểm tra

3.2.3.5 Khách xem (được mời)

− Đăng ký là Giáo viên − Đăng ký là Học sinh

3.2.4 Một số tính năng cơ bản của hệ thống

3.2.4.1 Đăng ký, quản lý thông tin cá nhân

Mô tả

Để một mạng xã hội học tập thực sự là an toàn và khép kín, nó phải được tạo thành một mạng xã hội nội bộ. Khác với các mạng xã hội thông thường khác, người sử dụng có thể đăng ký tự do, việc đăng ký thành viên ở đây sẽ phải thông qua địa chỉ mail theo hòm thư của từng trường. Cụ thể, để khởi đầu, một thành viên trong trường (thành viên ban đầu) sẽ sử dụng địa chỉ email của mình để tạo tài khoản của trường mình trên trang mạng xã hội. Sau khi được xác nhận qua email, thành viên này sẽ có thể gửi các lời mời tham gia tới các cá nhân trong trường. Các cá nhân trong trường khi nhận được email mời tham gia của thành viên ban đầu, sẽ được được cung cấp liên kết dẫn tới trang chủ. Tại đây, thành viên của hệ thống sẽ phân biệt thành hai đối tượng là giáo viên và học sinh.

Để tạo thành các lớp học, đối tượng là giáo viên sẽ có chức năng “Tạo lớp học” với mã lớp riêng. Thành viên học sinh muốn gia nhập vào lớp nào thì phải có mã của lớp đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

35

Biểu đồ use case

Hình 3. 1 Biểu đồ use case gói “Đăng ký, quản lý thông tin cá nhân”

3.2.4.2 Quản lý lớp học

Mô tả

Như đã trình bày ở tính năng “Đăng ký, quản lý thông tin cá nhân”, tính năng này cho phép các giáo viên tạo và quản lý các lớp học của mình. Sau khi đăng ký là giáo viên, giáo viên có thể tạo mã của lớp học và cung cấp cho các học sinh của mình để đăng ký vào lớp học. Mã của một lớp là duy nhất, tuy nhiên không phải cứ biết mã số đó là học sinh có thể đăng ký là thành viên của lớp học đó. Giáo viên có thể chấp nhận hoặc từ chối đăng ký của một học sinh.

Giáo viên có các đặc quyền với lớp học của mình như: tạm đóng cửa lớp học và không có học sinh nào có thể tham gia thêm trừ khi giáo viên mở cửa lại lớp.

Giáo viên cũng có thể loại bỏ học sinh ra khỏi lớp học của mình, và khi loại bỏ học sinh đó ra khỏi lớp thì mọi thông tin của học sinh đó sẽ mất.

Hệ thống còn cung cấp cho giáo viên khả năng tạo các nhóm nhỏ trong lớp học để giúp cho việc quản lý làm các bài tập theo nhóm…

36

Hệ thống còn cung cấp cho giáo viên khả năng “tạm dừng” một lớp hoặc “xóa” lớp. Khi một lớp bị “tạm dừng”, không một ai có thể đăng tải thông tin gì với lớp đó nhưng vẫn có thể xem các thông tin đã có trước đó. Giáo viên cũng có thể khởi động lại lớp nếu muốn. Khi một lớp nào đó đã hoàn thành chương trình học và giáo viên có thể xóa nó đi, thì mọi dữ liệu của nó cũng bị xóa theo.

Biểu đồ usecase

Hình 3. 2 Biểu đồ Use Case gói “Quản lý lớp học”

3.2.4.3Bài tập

Mô tả

Với gói chức năng này, giáo viên có thể gửi bài tập cho học sinh, học sinh giải bài tập gửi lại cho giáo viên để được chấm điểm. Kết hợp tính năng chia sẻ của mạng xã hội, giáo viên có thể đính kèm file vào bài tập của mình và gửi tới cho học sinh, học sinh cũng có thể đính file vào bài giải của mình để gửi cho giáo viên. Mặt khác, tính năng bình luận, phản hồi thông tin ngay tức thì của mạng xã hội được tích hợp vào đây để giúp giáo viên nhận xét về bải giải của học sinh cũng như học sinh có thể phản hồi lại điểm mà giáo viên đã chấm. Sự phản hồi này được cập nhật và thông báo cho đối tượng nhận ngay tức khắc làm cho giao tiếp giữa học sinh và giáo viên trở nên dễ dàng, gần gũi, liền mạch và

37

nhanh chóng. Việc ứng dụng tính năng “bình luận”/ “phản hồi thông tin” của mạng xã hội vào tính năng này làm cho môi trường giáo dục trở nên thân thiện, cởi mở hơn, học sinh sẽ cảm thấy thoải mái khi được trình bày ý kiến của mình với giáo viên, giáo viên cũng dễ dàng trong việc đưa ra ý kiến của mình để học sinh tiếp thu.

Biểu đồ use case

Hình 3. 3 Biểu đồ Use Case gói “Bài tập”

3.2.4.4 Bài kiểm tra

Mô tả

Một bài kiểm tra trực tuyến theo kiểu trắc nghiệm sẽ kích thích sự hứng thú của học sinh khi làm bài. Bài kiểm tra sẽ được giới hạn trong khoảng thời gian kể từ khi học sinh bắt đầu làm bài. Sau khi làm bài xong, học sinh sẽ biết kết quả của mình ngay lập tức.

38

Hình 3. 4 Biểu đồ Use Case gói “Bài kiểm tra”

3.2.4.5 Đăng tin / thông báo

Mô tả

Đây là một tính năng phổ biến của các trang mạng xã hội hiện nay, thành viên bao gồm giáo viên và học sinh có thể đăng thông báo. Tuy nhiên, người nhận thông báo sẽ được chọn lọc từ danh sách. Điều này giúp giáo viên có thể tạo ra các chủ đề thảo luận khác nhau cho các lớp khác nhau.

39 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3. 5 Biểu đồ Use Case gói “Đăng thông báo”

3.2.4.6 Lời nhắc

Mô tả

Đây là một tính năng cơ bản của các trang mạng xã hội. Khi thành viên đăng nhập thành công, tính năng này sẽ cho thành viên đó biết các thông tin mới được gửi tới cho mình, bao gồm: thông tin/thông báo, các phản hồi, các bài tập, bài kiểm tra, điểm bài tập. Người dùng muốn xem nội dung nào thì chỉ cần click vào nội dung đó.

Biểu đồ use case

Hình 3. 6 Biểu đồ Use Case gói “Nhận lời nhắc”

3.2.4.7 Xem điểm

Mô tả

Đây là một tính năng cơ bản không thể thiếu để làm cho hệ thống là một lớp học. Giáo viên có thể xem “sổ điểm” của các lớp học của mình. Bảng điểm sẽ thống kê cho giáo viên theo tổng số, tỷ lệ phần trăm để giáo viên có thể dễ dàng đánh giá và quản lý.

Học sinh có thể xem điểm của bản thân mình theo từng lớp học.

40

Hình 3. 7 Biểu đồ usecase gói “Xem điểm”

3.2.5 Mô tả một số use case

3.2.5.1 Đăng ký tài khoản ban đầu

 Mô tả: Cho phép một người được đăng ký tài khoản email của mình để đăng ký hòm thư chung cho các thành viên đăng ký sau này.

 Tác nhân kích hoạt: Thành viên ban đầu

 Tiền điều kiện: Bấm vào nút “Đăng ký” trên trang đăng ký

 Luồng sự kiện chính:

o Hệ thống hiển thị cửa sổ để điền địa chỉ mail đăng ký

o Người sử dụng điền địa chỉ email của trường mình rồi bấm vào “Đăng ký”

o Hệ thống có thông báo việc đăng ký thành công và gửi mail xác nhận tới địa chỉ mail mà người quản trị đã đăng ký

 Luồng sự kiện rẽ nhánh: Người sử dụng chưa điền địa chỉ email hoặc địa chỉ email không hợp lệ

o Hệ thống đưa ra thông báo và yêu cầu người dùng nhập lại thông tin

 Hậu điều kiện: Thành viên ban đầu đăng ký thành công

3.2.5.2 Mời thành viên tham gia

 Mô tả: Cho phép thành viên (giáo viên) được mời các cá nhân ở trường mình trở thành thành viên tham gia vào hệ thống

41

 Tiền điều kiện: Thành viên đăng nhập thành công vào hệ thống và bấm chọn “Mời thành viên”

 Luồng sự kiện chính:

o Hệ thống hiển thị cửa sổ để người sử dụng điền các địa chỉ e- mail sẽ được mời tham gia và các thông tin kèm theo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

o Người sử dụng điền hết thông tin rồi bấm nút “Gửi lời mời” o Hệ thống có thông báo việc gửi lời mời thành công và lời

mời sẽ được gửi tới các địa chỉ e-mail đã có trong danh sách

 Luồng sự kiện rẽ nhánh: Người sử dụng chưa điền đầy đủ thông tin hoặc sai định dạng thông tin (ví dụ địa chỉ e-mail)

o Hệ thống đưa ra thông báo và yêu cầu người dùng nhập lại thông tin

 Hậu điều kiện: Lời mời sẽ được gửi tới các địa chỉ e-mail đã có trong danh sách

3.2.5.3 Gia nhập là giáo viên

 Mô tả: Cho phép một người được đăng ký là giáo viên để có tạo và quản lý các lớp học

 Tác nhân kích hoạt: Khách xem

 Tiền điều kiện: Có e-mail mời tham gia từ thành viên

 Luồng sự kiện chính:

o Người dùng bấm vào đường link có trong e-mail được gửi tới từ thành viên

o Hệ thống hiển thị cửa sổ để người dùng chọn mình là “Giáo viên” hoặc “Học sinh”

o Người dùng bấm chọn “Giáo viên”

o Hệ thống hiện thị cửa sổ đăng ký tài khoản giáo viên o Người dùng điền các thông tin đăng ký và bấm “Đăng ký”

 Luồng sự kiện rẽ nhánh: Chưa điền đầy đủ thông tin o Hệ thống yêu cầu nhập lại

 Hậu điều kiện: Người dùng gia nhập thành công với vai trò là giáo viên

3.2.5.4 Gia nhập là học sinh

 Mô tả: Cho phép một người được đăng ký là học sinh

 Tác nhân kích hoạt: Khách xem

 Tiền điều kiện: Có e-mail mời tham gia từ thành viên và mã lớp do giáo viên cung cấp.

 Luồng sự kiện chính:

o Người dùng bấm vào đường link có trong mail được gửi tới từ thành viên

42

o Hệ thống hiển thị cửa sổ để người dùng chọn mình là “Giáo viên” hoặc “Học sinh”

o Người dùng bấm chọn “Học sinh”

o Hệ thống hiện thị cửa sổ đăng ký tài khoản học sinh

o Người dùng điền các thông tin đăng ký và bấm “Đăng ký”

 Luồng sự kiện rẽ nhánh: Chưa điền đầy đủ thông tin o Hệ thống yêu cầu nhập lại

 Hậu điều kiện: Người dùng gia nhập thành công với vai trò là học sinh

3.2.5.5 Tạo lớp, mã lớp học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Mô tả: Giáo viên tạo lớp học của mình, với mỗi lớp có một mã để sinh viên có thể dùng mã đấy đăng ký hoặc gia nhập vào lớp tương ứng.

 Tác nhân kích hoạt: Giáo viên

 Tiền điều kiện: Giáo viên đã đăng nhập vào hệ thống

 Luồng sự kiện chính:

o Người dùng bấm vào mục “Tạo lớp”

o Hệ thống hiển thị của sổ để điền thông tin về lớp o Người dùng bấm nút “Tạo lớp”

 Luồng sự kiện rẽ nhánh: Chưa điền đủ thông tin

o Hệ thống đưa ra thông báo và yêu cầu người dùng nhập lại Hậu điều kiện: Hệ thống thông báo tạo lớp thành công cùng với mã nhóm

3.2.5.6 Tạo bài tập

 Mô tả: Cho phép giáo viên tạo bài tập để gửi tới học sinh

 Tác nhân kích hoạt: Giáo viên

 Tiền điều kiện: Giáo viên đã đăng nhập vào hệ thống

 Luồng sự kiện chính:

o Người dùng bấm chọn mục “Bài tập”

o Hệ thống hiển thị cửa sổ để người dùng điền thông tin về bài tập, đính kèm file, kèm link, chọn thời hạn làm bài tập, điền danh sách người nhận bài tập này.

o Người dùng bấm “Gửi đi” để gửi bài tập tới nhóm được chọn

 Luồng sự kiện rẽ nhánh: Người dùng chưa nhập thông tin về bài tập mà bấm “Gửi đi”

o Hệ thống đưa ra thông báo và yêu cầu người dùng nhập lại

 Hậu điều kiện: Bài tập được gửi tới lớp, học sinh có trong danh sách nhận

3.2.5.7 Sửa bài tập

 Mô tả: Cho phép giáo viên sửa bài tập đã gửi.

43

 Tiền điều kiện: Giáo viên đã đăng nhập vào hệ thống

 Luồng sự kiện chính:

o Người dùng tìm bài tập trên trang chủ, hoặc bấm vào “Bài tập”, và bấm chọn “Sửa bài tập”

o Hệ thống hiển thị nội dung bài tập để người dùng thay đổi o Người dùng sửa thông tin bài tập và bấm nút “Ghi”

o Hệ thống gửi thông báo và bài tập tới cho sinh viên có trong danh sách nhận

 Luồng sự kiện rẽ nhánh:

 Hậu điều kiện: Bài tập đã sửa được gửi tới học sinh có trong danh sách nhận

3.2.5.8 Chấm điểm bài tập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Mô tả: Giáo viên chấm điểm cho các bài tập của sinh viên.

 Tác nhân kích hoạt: Giáo viên

 Tiền điều kiện: Giáo viên đã đăng nhập vào hệ thống. Bài giải của sinh viên đã được đưa lên đúng hạn.

 Luồng sự kiện chính:

o Người dùng tìm trên trang chủ bài tập mình muốn chấm hoặc bấm vào mục “Bài tập”

o Hệ thống hiển thị của danh sách các bài tập o Người dùng chọn bài tập muốn chấm

o Hệ thống hiển thị danh sách bài giải theo tên sinh viên o Người dùng chọn tên sinh viên muốn chấm điểm o Hệ thống hiển thị bài giải của sinh viên

o Người dùng đọc bài giải (download file bài giải đính kèm) và nhập điểm, bấm “Cho điểm”, viết nhận xét và bấm “Thêm nhận xét”

o Hệ thống gửi thông tin về điểm và nhận xét bài giải tới sinh viên

 Luồng sự kiện rẽ nhánh:

 Hậu điều kiện: Bài giải được đánh giá điểm, nhận xét của giáo viên được gửi tới sinh viên

3.2.5.9 Sửa điểm bài tập

 Mô tả: Giáo viên chấm điểm cho các bài tập của sinh viên.

 Tác nhân kích hoạt: Giáo viên

 Tiền điều kiện: Giáo viên đã đăng nhập vào hệ thống. Bài giải của sinh viên đã được đưa lên đúng hạn.

44

o Người dùng tìm trên trang chủ bài tập mình muốn sửa điểm hoặc bấm vào mục “Bài tập”

o Hệ thống hiển thị của danh sách các bài tập o Người dùng chọn bài tập muốn chấm

o Hệ thống hiển thị danh sách bài giải cùng với điểm theo tên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất xây dựng mạng xã hội học tập tại Việt Nam (Trang 32)