1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mô hình tổ chức kinh doanh của cơ quan báo chí trong nền kinh tế thị trường (Khảo sát báo Tiếng nói Việt Nam, Tiền phong, Thời báo Kinh tế Việt Nam từ năm 2007-2010

104 1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Bên cạnh quảng cáo và phát hành, hoạt động kinh doanh của nhiều cơ quan báo chí còn có một số hoạt động thương mại – dịch vụ khác.. giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam”, báo Tiền phon

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

VŨ THỊ LAN ANH

MÔ HÌNH TỔ CHỨC KINH DOANH

CỦA CƠ QUAN BÁO CHÍ

TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

(Khảo sát báo Tiếng nói Việt Nam, Tiền phong,

Thời báo Kinh tế Việt Nam từ 2007 - 2010)

Chuyên ngành: Báo chí học

Mã số: 60.32.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Người hướng dẫn khoa học: TS HOÀNG HẢI

Hà Nội, 2010

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC………1

PHẦM MỞ ĐẦU……….4

1 Tính cấp thiết của đề tài……….….4

2 Lịch sử nghiên cứu về hoạt động kinh doanh báo chí……….….7

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn……… ….8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……… …8

5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu thực hiện luận văn……… …9

6 Những đóng góp của luận văn……….10

7 Kết cấu của luận văn……….…10

CHƯƠNG 1: YẾU TỐ KINH TẾ TRONG PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI………

1.1 Kinh tế thị trường và những tác động đối với báo chí……… 12

1.1.1 Kinh tế thị trường là gì? 12

1.1.2 Những tác động của kinh tế thị trường đối với báo chí ………14

1.2 Một số khái niệm trong kinh doanh báo chí……….16

1.2.1 Phát hành báo chí… … ……… 16

1.2.2 Quảng cáo báo chí… ……….17

1.2.3 Hoạt động PR…… ………19

1.2.4 Thương hiệu của tờ báo……… ……….20

1.2.5 Độc quyền và cạnh tranh trên thị trường báo chí……… 22

1.3 Định hướng hoạt động kinh doanh báo chí trong nền kinh tế thị trường……… 26

1.3.1 Khái quát……… ……….……… 26

Trang 3

1.3.2 Xu hướng tự chủ tài chính của các cơ quan báo chí…….………28

1.3.3 Phát triển tập đoàn báo chí ở Việt Nam….……… 30

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT MÔ HÌNH TỔ CHỨC KINH DOANH CỦA CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ………

2.1 Khảo sát mô hình tổ chức kinh doanh của một số tờ báo in………… 34

2.1.1 Báo Tiếng nói Việt Nam……… 34

2.1.1.1 Vài nét về báo Tiếng nói Việt Nam………34

2.1.1.2 Mô hình tổ chức kinh doanh ở báo Tiếng nói Việt Nam………37

2.1.2 Báo Tiền phong……….………43

2.1.2.1 Vài nét về báo Tiền phong………43

2.1.2.2 Mô hình tổ chức kinh doanh ở báo Tiền phong………47

2.1.3 Thời báo Kinh tế Việt Nam……….……….…….53

2.1.3.1 Vài nét về Thời báo Kinh tế Việt Nam………54

2.1.3.2 Mô hình tổ chức kinh doanh ở Thời báo Kinh tế Việt Nam………… …56

2.2 Một số vấn đề đặt ra đối với hoạt động kinh doanh của các cơ quan báo chí……….62

2.2.1 Một số vấn đề đặt ra…… ……… 62

2.2.2 Kinh doanh báo chí ở Việt Nam và những “ẩn số”….………68

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ………

3.1 Xu hướng phát triển kinh doanh của các cơ quan báo chí……… 72

3.1.1 Nâng cao hiệu quả phát hành và quảng cáo….……… 72

3.1.2 Đa dạng hóa các ấn phẩm… ……… 74

3.1.3 Liên kết với các thành phần kinh tế….… ……… 75

3.2 Kinh nghiệm của các thương hiệu truyền thông quốc tế……….79

Trang 4

3.2.1 Kinh nghiệm quản lý tập đoàn báo chí ở Trung Quốc….……… 80

3.2.2 Mô hình tổ chức kinh doanh và kinh nghiệm thành công của một số thương hiệu truyền thông quốc tế….………81

3.3 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của các cơ quan báo chí……….84

3.3.1 Nhận thức đúng về hoạt động kinh doanh báo chí trong nền kinh tế thị trường… ……… 84

3.3.2 Nâng cao chất lượng nội dung báo chí….……… 85

3.3.3 Đào tạo đội ngũ quản lý và làm kinh doanh báo chí….……… 87

3.3.4 Hội nhập và học tập kinh nghiệm quốc tế ……… 89

3.3.5 Tạo môi trường phù hợp cho hoạt động kinh doanh báo chí ……… 91

KẾT LUẬN………95

TÀI LIỆU THAM KHẢO………99 PHỤ LỤC

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cách đây vài chục năm, chuyện quảng cáo hay kinh doanh báo chí nói chung hầu như không được nhắc đến

Các cơ quan truyền thông đại chúng đều là cơ quan của Đảng, của Nhà nước, là công cụ trên mặt trận tư tưởng văn hoá, có trách nhiệm tuyên truyền, định hướng, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến người dân Chính vì thế, người ta rất e dè khi nói đến việc kinh doanh của các cơ quan báo chí Thời điểm những năm đầu khi đất nước bước vào giai đoạn đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì nhắc đến chuyện báo chí làm kinh tế, quảng cáo… khó mà tránh khỏi những điều tiếng từ dư luận

Song, không chỉ làm tốt nhiệm vụ chính trị - xã hội của mình thì không thể phủ nhận rằng, những năm vừa qua, “thông tin” - sản phẩm chủ yếu của ngành báo chí, truyền thông đã và đang được coi là một thứ hàng hoá, tức là có cung – cầu, có thể trao đổi, mua bán trong nền kinh tế thị trường

Báo cáo đánh giá về báo chí Việt Nam của Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương tại Hội nghị Sơ kết 2 năm thực hiện Thông báo kết luận số 162-TB/TƯ ngày 1/12/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) về công tác lãnh đạo, quản lý báo chí diễn ra đầu tháng 1/2007 đã nêu rõ hiện cả nước có 620 tờ báo in (172 báo,

448 tạp chí) với 803 ấn phẩm các loại; 67 đài truyền hình; trên 600 đài phát thanh; 88 tờ báo điện tử; trên 15.000 nhà báo được cáp thẻ đã cho thấy sự lớn mạnh của đội ngũ những người làm báo

Theo thông tin mới nhất thì hiện cả nước đã có tới 17.000 nhà báo chuyên nghiệp Hiện đã có rất nhiều tờ báo lớn có số tia-ra xuất bản lên đến hàng chục vạn bản/kỳ Trong đó, năm 2008, báo Tuổi trẻ đã công bố đạt lượng phát hành

Trang 6

gần 500.000 bản/ngày Doanh số quảng cáo của nhiều cơ quan báo chí hiện nay lên tới hàng trăm tỷ đồng/năm, trong đó 2 Đài truyền hình lớn nhất là Đài truyền hình TP.HCM và Đài truyền hình Việt Nam đã đạt doanh thu khoảng 2.000 tỷ đồng/năm

Khá nhiều tờ báo không được ngân sách Nhà nước bao cấp nhưng vẫn có thể sống được nhờ doanh thu từ quảng cáo và hoạt động kinh doanh khác Hàng trăm cơ quan báo chí hoàn toàn tự chủ về tài chính, tự đảm bảo được nguồn lực kinh tế - kĩ thuật cho các hoạt động nghiệp vụ cũng như khả năng mở rộng quy

mô của tòa soạn Bên cạnh việc xây dựng nội dung thông tin tốt, thì các tòa báo cũng coi việc “kiếm tiền” cho tòa soạn là một trong những mục tiêu quan trọng

Nói đến kinh doanh báo chí, người ta nghĩ ngay đến quảng cáo và phát hành Thực tế, quảng cáo và phát hành đang là nguồn thu lớn nhất của nhiều cơ quan báo chí Mở bất kỳ tờ báo nào cũng thấy quảng cáo, hầu như bất kỳ chương trình truyền hình nào cũng có quảng cáo xen vào “Đất” đẹp, vị trí đẹp trên các trang báo điện tử cũng được ưu tiên cho quảng cáo…

Theo một số thông tin thì doanh thu quảng cáo của 2 tờ báo hàng đầu hiện nay là Báo Tuổi trẻ và báo Thanh Niên chiếm tới 2/3 tổng doanh thu của 2 tờ báo này

Ông Nguyễn Quốc Phong, Phó Tổng biên tập báo Thanh Niên nhấn

mạnh: “Phải công bằng mà nói, những tờ báo”sống” được, trừ một vài tờ lấy giá báo nuôi, còn lại đa số nhờ vào quảng cáo Quảng cáo làm giảm giá thành báo, và cuối cùng người mua báo vẫn là người được hưởng lợi”

Bên cạnh quảng cáo và phát hành, hoạt động kinh doanh của nhiều cơ quan báo chí còn có một số hoạt động thương mại – dịch vụ khác Thời gian qua, một số cơ quan báo chí đã tổ chức nhiều sự kiện, giải thưởng… vừa là hoạt động đem lại nguồn thu từ tài trợ, quảng cáo cho tờ báo, mà vừa nâng cao được

uy tín và thương hiệu cho tờ báo đó Chẳng hạn, Thời báo Kinh tế Việt Nam có

Trang 7

giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam”, báo Tiền phong tổ chức cuộc thi

“Hoa hậu Việt Nam”, báo VietNamNet phối hợp tổ chức chương trình “VNR 500” (Top 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam), báo Thanh Niên có chương trình “Duyên dáng Việt Nam” rất được ưa thích tại hải ngoại…

Các cơ quan báo chí lớn và đang có hiệu quả kinh doanh tốt đều rất quan tâm phát triển bộ phận kinh doanh, phát hành, quảng cáo… Đài truyền hình Việt Nam có Trung tâm Quảng cáo & Dịch vụ truyền hình, Đài Tiếng nói Việt Nam

có Trung tâm Quảng cáo & Dịch vụ phát thanh… Một số tờ báo thì góp vốn để thành lập các công ty cổ phần, có nhiệm vụ khai thác quảng cáo, phát hành báo hoặc tìm kiếm các cơ hội kinh doanh dựa trên nền tảng các hoạt động của tờ báo như: Báo Tiền phong, Báo Thanh niên, Báo VietNamNet… Còn một số tờ báo khác lại lựa chọn các doanh nghiệp tư nhân có uy tín bên ngoài để khai thác quảng cáo cho mình…

Có thể thấy rằng, các tờ báo đều đang có xu hướng tiến tới tự chủ tài

chính TS Tạ Ngọc Tấn cho rằng: “Nhìn một cách tổng thể, có thể thấy trong xã hội đang hình thành một nền kinh tế báo chí Hai chỗ dựa quyết định cho nền kinh tế báo chí là sản phẩm hàng hóa báo chí truyền thông và dịch vụ quảng cáo Xã hội càng phát triển thì yêu cầu thông tin báo chí càng tăng lên, do đó nhu cầu về sản phẩm hàng hóa báo chí cũng tăng lên Nền kinh tế tăng trưởng nhanh dẫn đến nhu cầu ngày càng lớn về quảng cáo nhằm đưa hàng hóa, dịch

vụ đến người tiêu dùng Như vậy, nền kinh tế báo chí Việt Nam đang có cơ hội thuận lợi cho sự phát triển”

Sự phát triển mạnh mẽ của báo chí trong những năm qua đã khiến khái niệm kinh doanh báo chí ở Việt Nam dần trở nên quen thuộc Chủ trương và xu hướng thành lập tập đoàn báo chí cũng đã được bàn luận vài năm trở lại đây

Tuy nhiên, sự phát triển của các hoạt động kinh doanh báo chí cũng đang đặt ra nhiều vấn đề như: sự xuất hiện của những sản phẩm báo chí thuần túy

Trang 8

hàng hóa, chỉ quan tâm thu lợi nhuận mà không quan tâm đến chức năng thông tin, chức năng định hướng thẩm mỹ… cho công chúng Hoặc coi chức năng tuyên truyền như vỏ bọc cho hoạt động kinh tế… Hay sự tham gia một cách lộn xộn, thiếu sự quản lý, giám sát của các thành phần kinh tế tư nhân vào sản xuất

và khai thác quảng cáo trên báo chí

Như vậy, họat động thực tiễn cho thấy cần phải thừa nhận chức năng kinh

tế của báo chí trong hoạt động nghiên cứu lý luận báo chí ở Việt Nam hiện nay

Vì thế, tác giả cảm thấy cần thiết bàn về “Mô hình tổ chức kinh doanh của các cơ quan báo chí trong nền kinh tế thị trường” và lựa chọn chủ đề này làm luận văn thạc sỹ báo chí Tác giả hi vọng luận văn này sẽ đóng góp được về mặt

lý luận và thực tiễn đối với hoạt động này

2 Lịch sử nghiên cứu về hoạt động kinh doanh báo chí

Mặc dù xu hướng kinh doanh của báo chí đang ngày càng phát triển, tuy nhiên cho đến nay, hệ thống tài liệu nghiên cứu về kinh doanh báo chí vẫn còn hạn chế Hiện nay, mới chỉ có một số tài liệu nghiên cứu về kinh doanh báo chí của nước ngoài được dịch ra tiếng Việt Ngoài ra, ở trong nước cũng đã có một

số công trình nghiên cứu về kinh doanh báo chí Trong đó, có một số nghiên cứu của GS Tạ Ngọc Tấn về tập đoàn báo chí Đặc biệt, là tập bài giảng “Quản lý kinh doanh báo chí” ở bậc cử nhân; tập bài giảng “Lý luận kinh doanh báo chí” dành cho bậc cao học của Khoa báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội do Tiến sỹ Hoàng Hải biên soạn …

Bên cạnh đó, Trung tâm hợp tác nghiên cứu Việt Nam, Trung tâm Thông tin Quốc tế, Trung tâm phát triển thông tin, Trung tâm Thương mại Văn hóa…

đã nghiên cứu về vấn đề này Nhiều sinh viên bậc cử nhân, cao học cũng có các nghiên cứu về chức năng kinh tế của báo chí Nhưng, hầu hết các luận văn chỉ

đề cập ở khía cạnh: Báo chí tuyên truyền thông tin kinh tế, mà chưa có những khảo sát về hoạt động kinh doanh của chính các cơ quan báo chí

Trang 9

Hoạt động kinh doanh của các tòa soạn cũng được đề cập ở khá nhiều cuộc hội thảo, hội nghị trong nước Đáng chú ý có hội thảo “Báo chí kinh tế” lần thứ 3 ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 1996, hội thảo “Quản trị Kinh doanh báo chí” do báo VietNamNet tổ chức năm 2005…

Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về các mô hình tổ chức kinh doanh của các cơ quan báo chí

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1 Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu tình hình kinh doanh của một số cơ quan báo chí, từ đó, làm rõ

xu hướng kinh doanh của các cơ quan báo chí hiện nay Đồng thời, khái quát các

mô hình tổ chức kinh doanh của các cơ quan báo chí

Đưa ra đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các cơ quan báo chí

Góp phần vào kho lý luận về kinh doanh báo chí

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác định những quan điểm cơ bản, khái niệm cơ bản về hoạt động kinh doanh báo chí ở Việt Nam

- Khảo sát, đánh giá, nhận xét về hoạt động kinh doanh của các cơ quan báo chí trong nước Cụ thể là báo Tiếng nói Việt Nam, báo Tiền phong, Thời báo kinh tế Việt Nam

- Đưa ra những đề xuất liên quan đến hoạt động kinh doanh báo chí trong nước

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các tư liệu, tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh của cơ quan báo chí

Trang 10

- Các bộ phận kinh doanh, trung tâm kinh doanh của một số cơ quan báo chí, hoặc các doanh nghiệp kinh doanh có cổ phần của cơ quan báo chí và những người trực tiếp làm công tác phát hành, kinh doanh, quảng cáo… trên báo chí

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Trong phạm vi Luận văn, chúng tôi khó có điều kiện để khảo sát hoạt động kinh doanh của tất cả các cơ quan báo chí trên cả nước, cũng như ở đủ 4 loại hình: báo in, báo điện tử, truyền hình, phát thanh mà chỉ tập trung khảo sát tại một số tờ báo in có trụ sở tại Hà Nội:

- Báo Tiếng nói Việt Nam (là tờ báo trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam – một trong 4 cơ quan báo chí thuộc sự quản lý trực tiếp của Chính phủ)

- Báo Tiền phong (là cơ quan báo chí thuộc tổ chức chính trị - xã hội có kinh nghiệm và hiệu quả kinh doanh tốt)

- Thời báo Kinh tế Việt Nam (là một trong những cơ quan báo chí thuộc

tổ chức xã hội – nghề nghiệp có lịch sử phát triển chưa dài nhưng năng động trong các hoạt động kinh doanh)

5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu thực hiện luận văn

5.1 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu trên, tác giả sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau Trong đó, có phương pháp lịch sử, phân tích…

Do hệ thống tài liệu về hoạt động kinh doanh của các cơ quan báo chí chưa nhiều, nên một phương pháp nghiên cứu quan trọng là khảo sát thực tế hoạt động kinh doanh ở một số cơ quan báo chí

Trong luận văn này, tác giả coi so sánh là một phương pháp hiệu quả Đặc biệt là so sánh giữa hoạt động kinh doanh của các cơ quan báo chí khác nhau, giữa các mô hình khác nhau để làm nổi bật hiệu quả kinh doanh của các cơ quan báo chí hiện nay

5.2 Nguồn tài liệu:

Trang 11

- Các số báo và ấn phẩm của báo Tiền phong, báo Tiếng nói Việt Nam và Thời báo Kinh tế Việt Nam

- Các văn kiện của Đảng về kinh doanh báo chí

- Những công trình nghiên cứu về hoạt động kinh doanh báo chí ở trong

và ngoài nước

- Các bản tổng kết về tình hình báo chí trong thời gian gần đây, tổng quan

về tình hình báo chí trong và ngoài nước

- Các tài liệu lý luận về kinh doanh báo chí ở nước ngoài

6 Những đóng góp của luận văn

- Luận văn đã phân tích, hệ thống hóa những quan điểm về kinh doanh báo chí cũng như những cơ sở để quản lý kinh doanh báo chí đạt hiệu quả cao nhất

- Khảo sát, khái quát mô hình tổ chức kinh doanh báo chí ở 3 tờ báo in: Báo Tiền phong, Thời báo Kinh tế Việt Nam, báo Tiếng nói Việt Nam

- Luận văn phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các cơ quan báo chí

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của các cơ quan báo chí

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; nội dung luận văn được cấu trúc làm 3 chương:

- Chương 1: Yếu tố kinh tế trong phát triển báo chí hiện đại

- Chương 2: Khảo sát mô hình tổ chức kinh doanh của các cơ quan báo chí

- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của

các cơ quan báo chí

Trang 12

CHƯƠNG 1:

YẾU TỐ KINH TẾ TRONG PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ HIỆN ĐẠI

Hiệu quả xã hội là yêu cầu đầu tiên được đặt ra cho mọi tờ báo và các cơ quan thông tin đại chúng

Tuy nhiên, có thể thấy hiện nay, bên cạnh việc thực hiện chức năng định hướng dư luận, nâng cao trình độ dân trí, văn hóa, thẩm mỹ… cho công chúng thì nhiều cơ quan báo chí đã nhận thấy sự cần thiết về hiệu quả kinh tế

Báo chí đã tham gia vào thị trường với tư cách nhà kinh doanh đa ngành, như phát hành sách – báo, đầu tư xuất bản, dịch vụ tư vấn, tổ chức sự kiện.…

Nhận thức đó cho thấy, kinh doanh báo chí là xu hướng phát triển tất yếu của báo chí hiện đại

1.1 Kinh tế thị trường và những tác động đối với báo chí

1.1.1 Kinh tế thị trường là gì?

Kinh tế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế phát triển cao của kinh

tế hàng hóa mà mọi yếu tố đầu vào và đầu ra đều được thực hiện qua thị trường

Đa số các nước trên thế giới hiện nay đều phát triển theo mô hình kinh tế thị trường Vì vậy, các quốc gia, trong đó có Việt Nam muốn hòa nhập vào nền kinh tế quốc tế thì cũng phải phát triển theo mô hình kinh tế này

Phát triển nền kinh tế thị trường sẽ phá vỡ cơ cấu nền kinh tế kế hoạch, chuyển thành kinh tế hàng hóa, thúc đẩy xã hội hóa sản xuất

Bên cạnh đó, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển Kích thích tính năng động sáng tạo của các chủ thể kinh tế Kích thích việc cải tiến kĩ thuật, nâng cao chất lượng cải tiến mẫu mã cũng như tăng số lượng hàng hóa dịch vụ

Ngoài ra, thúc đẩy sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất; thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung sản xuất tạo điều kiện ra đời của sản xuất lớn

Trang 13

Cho đến nay, nhân loại mới chỉ biết đến nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa như là nền kinh tế phát triển ở trình độ cao Nhân loại chưa biết đến nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Việt Nam xác định phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đó không phải là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, tuy rằng nó có thể học hỏi nhiều điều từ nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hiện đại Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có bản chất kinh tế khác với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa Bản chất đó được quy định bởi các quan hệ kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Đó là mô hình tổ chức kinh tế vừa dựa trên các quy luật của thị trường vừa dựa trên các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, hai nhân tố đan xen tác động lẫn nhau, tồn tại trong nhau

Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của mọi thành viên trong xã hội

Về sở hữu: còn tồn tại các hình thức sở hữu khác nhau, nhiều thành phần kinh tế khác nhau, nhưng trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo

Về phân phối: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vấn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội

Về cơ chế vận hành: Đó là cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước xã hội chủ nghĩa

Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường nước ta còn thể hiện ở chỗ tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hoá, giáo dục, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Trang 14

1.1.2 Những tác động của kinh tế thị trường đối với báo chí

Những tờ báo đầu tiên của nhân loại bắt đầu với mục đích bán thông tin kinh tế cho các doanh nghiệp để lấy tiền và mục đích này ngày càng phát triển Ngày nay, trên thế giới, thông tin trên báo chí được coi là một thứ hàng hóa có thể mua – bán, và theo các quy luật cung – cầu của thị trường

Ở nước ta một thời gian dài trước đổi mới là nền kinh tế bao cấp Năm

1986, với quyết sách “Đổi mới” của Đảng, đất nước ta phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, định hướng phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa Từ đó đến nay, nền kinh tế của đất nước liên tục tăng trưởng vượt bậc Tuy vậy, cùng với các sản phẩm trong lĩnh vực giáo dục thì “hàng hóa báo chí”,

“hàng hóa thông tin”… vẫn là những khái niệm còn hết sức mới mẻ

Các cơ quan báo chí ở Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ, trách nhiệm tuyên truyền, định hướng, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến người dân Nhưng phát triển trong nền kinh tế mở cửa, các cơ quan báo chí nhận ra rằng, các sản phẩm của mình còn có thể mang về một khoản thu không nhỏ Từ đó, tạo điều kiện để cơ quan báo chí mở rộng quy mô phát triển, đồng thời cải thiện đời sống của những người làm báo

Hiện nay, các cơ quan báo chí rất chú trọng đến các hoạt động kinh doanh, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực quảng cáo, phát hành, tổ chức sự kiện truyền thông

Và đương nhiên, trong nền kinh tế thị trường thì hoạt động kinh doanh của các cơ quan báo chí cũng chịu sự tác động của nó

Đó là các sản phẩm của các cơ quan báo chí cũng được coi như một loại hàng hóa, và sản phẩm hàng hóa này có tiêu thụ được hay không là phụ thuộc vào quy luật cung – cầu, cũng như các biến động của thị trường

Trang 15

Do đó, muốn bán được các sản phẩm của mình thì các cơ quan báo chí cũng cần phải làm các khâu như: khảo sát thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, đào tạo và tuyển dụng các nhân viên kinh doanh như các doanh nghiệp trong các ngành nghề khác Tư duy kinh doanh của các tòa soạn cũng thay đổi, thay vì ngồi một chỗ và đợi người đến lấy báo, quảng cáo như trước đây thì các tòa soạn đã không ngừng nâng cao tính chuyên nghiệp, chủ động của đội ngũ làm phát hành, quảng cáo…

Ngoài ra, các tờ báo cũng phải chịu những sự biến động về mặt giá cả Chẳng hạn như giá giấy, giá mực tăng, chi phí lao động tăng… dẫn đến những khó khăn trong việc cạnh tranh về giá bán báo

Trong năm 2009 vừa qua, do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, rất nhiều tờ báo ở nước ngoài đã phải phá sản, thì ở Việt Nam, nhiều cơ quan báo chí cũng lâm vào tình trạng lao đao vì doanh thu từ quảng cáo bị giảm Nhưng ngược lại có những thời điểm mà nền kinh tế phát triển mạnh, các doanh nghiệp

“ăn nên làm ra” thì các tờ báo cũng có cơ hội để tăng trưởng về mặt doanh thu

Mặt khác, khi nhìn nhận báo chí là ngành nghề có thể sinh ra lợi nhuận, thì đương nhiên các cơ quan báo chí cũng sẽ phải cạnh tranh theo đúng các quy luật của kinh tế thị trường Ở thị trường Việt Nam, sự cạnh tranh giữa các tờ báo diễn ra khá quyết liệt Các tờ báo cạnh tranh nhau chủ yếu trên phương diện thông tin, để phát triển thương hiệu, tăng uy tín với độc giả, qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh

Và cũng như nhiều ngành nghề khác, báo chí cũng không tránh khỏi những “mặt trái” của nền kinh tế thị trường Đó là xu hướng làm báo lá cải, chạy theo những thị hiếu tầm thường, đặt lợi nhuận lên trên tất cả…

Trang 16

1.2 Một số khái niệm trong kinh doanh báo chí

1.2.1 Phát hành báo chí

Là hoạt động đưa sản phẩm báo đến công chúng và thu tiền lại Đây là hình thức kinh doanh báo chí cổ điển nhất và hiệu quả cũng thấp nhất bởi giá thành của một tờ báo bao gồm cả nhuận bút, tiền giấy, tiền in, tiền phát hành là khá cao

Tại Việt Nam nhiều tờ báo có chi phí in ấn cao hơn cả phí phát hành Tuy nhiên, nếu phát hành không tốt thì tờ báo sẽ khó phát triển lượng độc giả, cũng như phát triển quảng cáo

Vì vậy, có thể nói công tác phát hành có vai trò rất quan trọng trong hoạt động và phát triển của tờ báo

Ở nước ta hiện nay, ngoài Công ty Phát hành báo chí Trung ương, có rất nhiều công ty phát hành báo chí khác hoạt động Chẳng hạn như công ty cổ phần quốc tế Hải Hưng (Hà Nội) đã có kinh nghiệm phát hành ở cả thị trường miền Bắc từ năm 1991, rồi mở rộng thị trường ra toàn quốc vào năm 1997 Bên cạnh

đó, tại nhiều cơ quan báo chí, cũng có hệ thống phát hành riêng của mình

Theo công ty Nghiên cứu thị trường TNS, có tới 60 - 70% lượng báo trên toàn quốc phát hành ở thành phố Hồ Chí Minh

Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cũng có khoảng hơn 20 Công ty phát hành báo chí tư nhân hoạt động, cạnh tranh với các Công ty phát hành sách, báo chí của Nhà nước

Tuy nhiên, đây cũng là thành phần hết sức năng động, góp phần phát triển thị trường phát hành báo chí ở Việt Nam Các công ty phát hành tư nhân có rất nhiều “chiêu thức” để tiếp cận và bán sản phẩm cho khách hàng Chẳng hạn, họ đến từng khu chung cư, nhà hàng, các khu chợ… để tiếp thị và bán báo Họ chiều theo mọi yêu cầu của khách hàng, kể cả những khách hàng khó tính nhất

Trang 17

Sự tham gia của các thành phần kinh tế tư nhân trong phát hành báo chí

đã góp phần mở rộng và phát triển thị trường

Song, bên cạnh đó, cũng tồn tại nhiều nhược điểm cần có sự can thiệp và quản lý chặt chẽ hơn của các cơ quan Nhà nước

Phát hành báo chí ở nhiều nước trên thế giới là một ngành có tổ chức quy

củ, chuyên nghiệp Mạng lưới phân phối phủ khắp toàn quốc, mở rộng tới nhiều quốc gia trên thế giới Báo chí càng phát triển thì hệ thống phát hành báo chí càng cần được mở rộng, chuyên nghiệp, hiện đại và văn minh

Tuy nhiên, lĩnh vực phát hành báo chí của chúng ta đang có rất nhiều bất cập, tụt hậu xa so với thế giới

Ngày 10/4/2009, tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội thành lập Hội Phát hành báo chí Việt Nam Sau hơn 50 năm phát triển tự phát, việc thành lập hội là một nhu cầu cần thiết và cấp bách đối với ngành phát hành trong giai đoạn mới

Sự ra đời của Hội phát hành báo chí Việt Nam cũng đã một lần nữa định danh nghề phát hành báo chí Hội Phát hành báo chí Việt Nam hiện có hơn 100 hội viên tập thể Khi đi vào hoạt đông, Hội Phát hành báo chí Việt Nam sẽ góp phần phát triển thị trường phát hành báo chí ở Việt Nam một cách lành mạnh, mang tới cho nghề phát hành báo chí một diện mạo mới

1.2.2 Quảng cáo báo chí

Quảng cáo báo chí theo nghĩa chung nhất là đem thông tin về sản phẩm,

về một doanh nghiệp đến với những người cần thông tin thông qua báo chí

Quảng cáo hiện nay đã trở thành một ngành kinh doanh có tốc độ phát triển rất mạnh mẽ Cũng giống báo chí thế giới, quảng cáo là hoạt động kinh doanh chủ chốt của báo chí Việt Nam

Đây cũng là hoạt động thể hiện rõ nhất chức năng kinh tế của báo chí Theo Hiệp hội Quảng cáo thành phố Hồ Chí Minh, cả nước hiện nay có khoảng 3000 công ty quảng cáo, 70% hoạt động ở thành phố này Trong đó, có

Trang 18

trên dưới 30 công ty quảng cáo nước ngoài hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau

Những con số dự báo về tiềm năng của thị trường quảng cáo rất khả quan Kết quả khảo sát từ Ad age report 2004 cho thấy giá trị thị trường quảng cáo truyền thông trong nước mỗi năm khoảng 200 triệu USD, và mỗi năm thị trường này tăng trưởng từ 30% - 40%

Năm 2005, ước tính thị trường quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đạt mức xấp xỉ 300 triệu USD Tuy vậy, 80% doanh thu của thị trường quảng cáo Việt Nam thuộc về các công ty nước ngoài Trong đó, J.W.Thompson thuộc tập đoàn WPP gồm 4 công ty “con” là Mindshare, Ogilvy & Mather, J.W.Thompson và Y & R áp đảo với 40% thị phần Tiếp theo là những Dentsu, Sattchi & Sattchi, McCann

Nguyên nhân chính là do chi phí quảng cáo của đại đa số các doanh nghiệp trong nước còn khá hạn chế, một phần vì khả năng tài chính có hạn Trong khi đó, các công ty quảng cáo nước ngoài có doanh thu khá ổn định nhờ các khách hàng truyền thống ở nước ngoài

Nhiều thương hiệu quốc tế khi vào thị trường Việt Nam đã chi hàng chục triệu USD cho những đợt quảng cáo rầm rộ của họ Tuy nhiên, thông thường họ lựa chọn các công ty quảng cáo danh tiếng, có tiềm lực mạnh cả về tài chính và đội ngũ nhân lực Mà điều này thì các công ty quảng cáo trong nước chưa đáp ứng được

Thời gian qua, nhiều cơ quan báo chí của Việt Nam đã bước đầu tiếp cận với công nghệ làm quảng cáo hiện đại, đồng thời thay đổi tư duy làm kinh doanh

Nếu trước kia, đa số các tờ báo của nước ta chỉ ngồi đợi doanh nghiệp đến làm dịch vụ quảng cáo, thì hiện nay đội ngũ làm các dịch vụ quảng cáo của nhiều cơ quan báo chí đã chủ động hơn, chuyên nghiệp hơn

Trang 19

Bên cạnh đó, rất nhiều công ty quảng cáo, truyền thông ra đời với đội ngũ nhân sự được đào tạo về chuyên môn, áp dụng các mô hình tiên tiến của quốc tế… cũng đang dần dần có uy tín trên thị trường

Với sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong nước, trong đó có nhiều doanh nghiệp đã vươn ra thế giới, thì thị trường quảng cáo vẫn đang hết sức rộng mở và nhiều cơ hội

1.2.3 Hoạt động PR

PR là từ viết tắt của Public Realation, có nghĩa là nghĩa quan hệ công chúng

PR là tất cả sự nỗ lực của 1 cá nhân hay 1 tập thể hoặc tổ chức nhằm xây dựng 1 mối quan hệ cùng có lợi với đông đảo công chúng (hoặc những người có liên quan) đến tổ chức, cá nhân đó

Với sự lớn mạnh của các doanh nghiệp trong nước và sự thâm nhập của các tập đoàn nước ngoài, hoạt động PR mới phát triển mạnh ở Việt Nam trong khoảng 10 năm trở lại đây

Mỗi doanh nghiệp thường gây ảnh hưởng với công chúng thông qua các hoạt động từ thiện, quảng cáo, đưa ra các chương tình khuyến mãi, sản phẩm mới Đặc biệt, mấy năm gần đây, hoạt động PR của một số cơ quan báo chí được đẩy mạnh, với sự hậu thuẫn của nhiều công ty truyền thông

Để những thông tin này có sức lan tỏa nhanh nhất, gây ảnh hưởng nhất, các doanh nghiệp thường sử dụng báo chí

Vừa qua, tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam đã kí một loạt hợp đồng phối hợp truyền thông với các tờ báo lớn để đưa thông tin về hoạt động của tập đoàn trên các báo

Hay các doanh nghiệp lớn hiện nay đều có bộ phận truyền thông, PR… để khi có sự kiện gì của doanh nghiệp sẽ được thông tin đến cơ quan báo chí Ví dụ: Vinamilk vào top 200 doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ USD hàng đầu Châu Á; ngân hàng Vietinbank ủng hộ đồng bào lũ lụt…

Trang 20

Có thể thấy hoạt động PR ở nước ta bước đầu làm quen với tính chuyên nghiệp Nhưng mặt khác, vì lợi nhuận, nhiều tờ báo đã đăng tải liên tiếp những tin, bài PR quá lộ liễu về một số sản phẩm mà không có sự thẩm định, gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng

1.2.4 Thương hiệu của tờ báo

Khái niệm thượng hiệu được dùng để chỉ một nhãn hiệu sản phẩm hoặc những sản phẩm của một doanh nghiệp uy tín được nhiều người tin dùng, tín nhiệm Đối với thương hiệu báo chí thì đó là sự tin tưởng của công chúng đối với tờ báo nào đó

Thương hiệu của tờ báo có vai trò rất quan trọng Thương hiệu của tờ báo thường quyết định khả năng thu hút quảng cáo, tài trợ, làm kinh tế… của tờ báo

đó

Các thương hiệu báo chí lớn ở nước ta thường là những tờ báo Chính trị -

Xã hội, đảm nhiệm chức năng thông tin trên nhiều lĩnh vực, liên quan đến nhiều vấn đề dân sinh và dám đi đến cùng đối với các vấn đề lớn Đây cũng là những

tờ báo có số lượng phát hành cao, địa bàn phát hành rộng Những tờ báo này là Tuổi trẻ, Thanh niên, Tiền phong…

Còn trong với các lĩnh vực hẹp hơn, cũng có nhiều tờ báo khẳng định được thương hiệu của mình Ví dụ như ở lĩnh vực báo kinh tế, nổi bật có Doanh nhân Sài Gòn, Sài gòn tiếp thị, Thời báo Kinh tế Việt Nam…; Ở lĩnh vực đời sống Pháp luật có các ấn phẩm của báo Công An Nhân dân, Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh…; lĩnh vực Thể thao có: Báo Thể thao 24h; lĩnh vực Văn hóa

- Giải trí có Báo Thể thao & Văn hóa…

Hay nếu chia theo loại hình, thì đối với loại hình báo điện tử, nổi bật có VietNamNet, Vnexpress, Dân trí… là những tờ báo điện tử có lượng truy cập lớn nhất ở Việt Nam hiện nay

Trang 21

Chính vì thương hiệu của một tờ báo, lượng phát hành và địa bàn ảnh hưởng có vai trò quyết định trong việc làm kinh doanh và doanh thu của tờ báo, nên hầu như tất cả các tờ báo đều muốn quảng bá thương hiệu của mình bằng nhiều hình thức

Trước hết là tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng nội dung thông tin, bám sát các sự kiện nóng hổi của đời sống xã hội… để đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng Để người đọc lựa chọn trong vô vàn tờ báo trên sạp, trên quầy…thì cần phải có những tuyến bài độc quyền, những điểm nhấn thu hút được sự chú ý

Chẳng hạn, Báo Tuổi trẻ ngày 20.8 có chùm ảnh độc quyền sự kiện Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng Fields Medal tại Ấn Độ (trong khi ảnh về sự kiện này không nhiều trên các báo Quốc tế, hầu hết tất cả các tờ báo đều sử dụng 1 bức hình duy nhất của AFP, còn lại là ảnh chụp qua clip hoặc sử dụng ảnh cũ)

Ngoài ra, các tờ báo cũng chú ý để hình thức trình bày thân thiện, tăng khả năng tương tác với độc giả lên mức cao nhất có thể Đó có thể là mục hỏi – đáp với bạn đọc, bình chọn những tuyến bài hay nhất trên báo, những cuộc thi

do báo tổ chức, hay đơn thuần chỉ là những phản hồi về một sự kiện, một vấn đề nào đó mà độc giả đã gửi về tòa soạn… Tuy nhiên, điều này tạo ra sự phấn khích cho các độc giả của tờ báo, khiến họ háo hức và ngày càng trung thành với

tờ báo

Bên cạnh đó, có thể thấy, hiện nay các cơ quan thông tin đại chúng còn tăng cường quảng bá thương hiệu của mình bằng cách tổ chức các hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội lớn…

Những hoạt động này luôn bảo đảm chất lượng, được chuẩn bị kĩ lưỡng,

do đó càng ngày càng nhận được sự ủng hộ lớn của độc giả

Trong các hoạt động từ thiện, các tờ báo thường rất minh bạch về tài chính, như đã thu được bao nhiêu, xác nhận số tiền đã nhận của từng độc giả gửi

Trang 22

về trên mặt báo, kế hoạch sử dụng khoản tiền đóng góp của độc giả (tặng tiền mặt, mua quà…)

Chẳng hạn, báo điện tử Dân trí càng ngày càng đẩy mạnh chuyên mục

“Tấm lòng nhân ái”, kêu gọi ủng hộ các số phận bất hạnh ở khắp mọi miền đất nước Với các bài viết sâu sắc, đầy lòng nhân ái, tờ báo này đang là địa chỉ từ thiện đáng tin cậy Mọi thông tin về số tiền ủng hộ của độc giả, danh sách độc giả ủng hộ… đều được đăng tải một cách công khai

Đối với các hoạt động xã hội khác như các giải thưởng, các chương trình… trong lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật, kinh tế…; các tờ báo cũng tổ chức một cách nghiêm túc, chuyên nghiệp… để không ngừng tăng uy tín cho chính giải thưởng đó, chương trình đó… , từ đó tiếp tục mở rộng và phát triển thương hiệu của tờ báo

Ví dụ, báo Thể thao – Văn hóa có giải “Cống hiến”, tôn vinh các sản phẩm âm nhạc tốt, do các nhà báo bình chọn Báo Tiền phong tổ chức cuộc thi

“Hoa hậu Việt Nam”, Thời báo Kinh tế Việt Nam có giải thưởng “The Guide” cho các doanh nghiệp xuất sắc trong lĩnh vực lữ hành và dịch vụ; báo Thanh Niên có chương trình “Duyên dáng Việt Nam” được tổ chức hết sức công phu, với mục tiêu ban đầu là kết nối cộng đồng người Việt ở nước ngoài…

Theo một thông tin trên báo Người lao động, hiện nay đã có hơn 10 cơ quan báo chí hàng năm bỏ ra hàng chục tỉ đồng cho các hoạt động xã hội này

1.2.5 Độc quyền và cạnh tranh trên thị trường báo chí

Độc quyền trong kinh doanh báo chí ở Việt Nam chính là sự trợ giá của nhà nước đối với những ấn phẩm báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị như các tờ báo chính trị, các ấn phẩm dành cho bạn độc ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo – những nơi mà hiệu quả kinh doanh rất thấp

Tuy nhiên, độc quyền trong kinh doanh cũng đem lại tác động không nhỏ trong việc tạo nên sức ì lớn của những cơ quan báo chí được bao cấp Nhiều tờ

Trang 23

báo sau bao nhiêu năm vẫn con người cũ, cách làm báo cũ, không đổi mới hình thức và nội dung tờ báo, xa rời với thực tế đời sống xã hội

Cạnh tranh trên thị trường báo chí ở Việt Nam hiện nay chủ yếu diễn ra giữa các tờ báo tự hạch toán kinh doanh, hoặc các tờ báo chỉ được bao cấp một phần rất nhỏ Trong thời buổi kinh tế thị trường, khi độc giả ngày càng có nhiều

sự lựa chọn khi đi qua các sạp báo, hay truy cập internet… thì nếu các tờ báo này đứng yên, họ sẽ nhanh chóng rời khỏi cuộc chơi Chính vì thế, sự cạnh tranh này ngày càng gay gắt, lành mạnh có, mà không lành mạnh cũng có

Có rất nhiều hình thức cạnh tranh giữa các tờ báo hiện nay

Có tờ báo tìm cách tăng trang, tăng kỳ, in ấn đẹp mắt Có tờ báo thì phát triển đa phương tiện (báo điện tử, truyền hình, phát thanh…) Có những tờ báo tìm cách (thu nhập, môi trường làm việc) để tuyển dụng những nhà báo có tiếng,

đã thành danh ở các tờ báo khác…

Tuy nhiên, có thể thấy, sự cạnh tranh về thông tin là khốc liệt nhất Hàng ngày những tin tức về pháp luật, xã hội… xuất hiện nhan nhản trên các báo Nhưng có được nguồn tin để triển khai các đề tài nóng tiếp theo thì lúc này là cuộc cạnh tranh mạnh mẽ của các báo Hầu hết ở các tòa soạn, hàng ngày đều thường xuyên diễn ra các cuộc họp, các cuộc hội ý, phân tích tình hình thông tin trên các tờ báo khác, và vạch ra những đề tài, hướng triển khai tiếp theo cho tờ báo của mình

Trong cuộc cạnh tranh này, các báo thường cố gắng có được những thông tin độc quyền bằng nhiều cách khác nhau, có thể trả phí, hoặc có thể thông qua các mối quan hệ của phóng viên và tòa soạn

Có những thông tin mà người được phỏng vấn chỉ trả lời riêng cho một tờ báo, 1 phóng viên nhất định Trong khi đó, các tờ báo khác không sao thu thập được từ nguồn tin khác

Trang 24

Hoặc khi cùng đưa tin về một sự kiện, có tờ báo cử rất nhiều phóng viên

để khai thác mọi khía cạnh của thông tin

Năm 2010, có một sự kiện nổi bật là GS Ngô Bảo Châu trở thành ứng viên sáng giá cho giải thưởng Fields – giải thưởng được ví là giải Nobel trong Toán học, chỉ trao 4 năm một lần cho nhà toán học xuất sắc dưới 40 tuổi

Trong khi các tờ báo khác cử phóng viên ngồi canh các thông tin từ mạng quốc tế, refresh liên tục trang web của Đại hội Toán học thế giới, hoặc chụp lại các bức ảnh từ video clip của Hội nghị… thì báo Tuổi trẻ đã cử 1 phóng viên kì cựu mảng Giáo dục và 1 phóng viên ảnh tham dự hội nghị Và Tuổi trẻ là tờ báo

in đầu tiên có được những hình ảnh về GS Ngô Bảo Châu một cách rõ nét nhất, cũng như là một trong những tờ báo đầu tiên phỏng vấn được GS Ngô Bảo Châu ngay sau khi ông nhận giải thưởng (trừ Đài Tiếng nói Việt Nam có phỏng vấn được GS Châu qua điện thoại vì 1 phóng viên của Đài là dì ruột của GS Ngô Bảo Châu)

Với sự kiện Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng Fields thì báo Tuổi Trẻ đã một lần nữa ghi dấu ấn với độc giả và đặc biệt là giới trí thức trong nước, chứng

tỏ được đẳng cấp hàng đầu của mình

Sự kiện này cũng ngay lập tức được độc giả Báo Tuổi Trẻ bình chọn vào top những tuyến bài xuất sắc nhất của tờ báo trong những năm qua

Không có điều kiện cử phóng viên đi Ấn Độ như báo Tuổi trẻ, nhưng ở trong nước, nhiều tờ báo cũng có các phương án khác nhau để có thông tin về sự kiện này Chẳng hạn, VietNamNet ngoài việc liên hệ với Tiến sĩ Vũ Công Lập (người trực tiếp có mặt tại Đại hội Toán học thế giới) để có các thông tin sớm nhất thì cử phóng viên tỏa ra khắp nơi như gặp gỡ những thầy cô giáo của của

GS Ngô Bảo Châu, hỏi chuyện hàng xóm của GS Ngô Bảo Châu, hay liên hệ với các bạn học cũ của GS…

Trang 25

Trong khi đó, báo điện tử VTC news lại có các bài phỏng vấn sâu với các nhà toán học, các chuyên gia nổi tiếng trong nước vể sự kiện này như GS Hoàng Tụy, Phó GS Văn Như Cương…

Trong nhóm các tờ báo giải trí, thì thường cạnh tranh nhau ở những bài phỏng vấn các ngôi sao đình đám nhất, hay thi nhau viết về đời tư, thông tin giật gân về đời sống của các nghệ sĩ… Mặc dù vẫn bị lên án, song cách làm này khiến các tờ báo trên tăng lượng phát hành và quảng cáo một cách đáng kể

Theo nhà báo Huỳnh Dũng Nhân thì: “Về lĩnh vực đầu tư cho mỗi đơn vị báo, đài cũng có thể là một cuộc ganh đua trên con đường phát triển Báo Thanh Niên, báo Tuổi Trẻ, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh… có những trụ sở làm việc rất hiện đại và khang trang Về trụ sở thì báo đài khu vực phía Nam chắc ít ai qua mặt được báo Bà Rịa-Vũng Tàu, Đài Phát thanh Truyền hình Lâm Đồng… Trong khi các báo đang tạm hài lòng với

cơ ngơi của mình , hoặc đang cải thiện nâng cấp trang thiết bị làm việc thì báo Tuổi Trẻ đã thử nghiệm các mô hình làm báo hiện đại như thư viện điện tử và sắp tới là toà soạn không giấy …Nhiều báo cũng đã đầu tư nhà máy in riêng với máy móc công nghệ hiện đại , không chỉ in báo nhà, tạo nguồn kinh tế vững chắc”

Có thể thấy, cạnh tranh báo chí đã đem lại sự thay đổi lớn cho báo chí nước ta Sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các tờ báo có truyền thống, cho đến các tờ báo mới nổi, mới ra đời… đã làm thay đổi tư duy làm báo, thay đổi phong cách tác nghiệp của những người hoạt động trong ngành báo chí

Nhiều tờ báo ngày càng chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao

về mặt thông tin của độc giả Đồng thời, với sự gia tăng của quảng cáo và các nguồn thu khác, đời sống của đội ngũ những người làm báo cũng được cải thiện đáng kể

Trang 26

Nhà báo lão thành Phan Quang, nguyên Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam cho rằng, muốn chuyên nghiệp, tờ báo phải độc lập về tài chính Muốn vậy, các báo phải trở thành những tập đoàn hùng mạnh, hoạt động như một công ty, tách khỏi khu vực hành chính sự nghiệp, cạnh tranh với nhau để có được bạn đọc và các nguồn quảng cáo Sự cạnh tranh của các tập đoàn này sẽ khiến toàn bộ nền báo chí Việt Nam phát triển lành mạnh

1.3 Định hướng hoạt động kinh doanh báo chí trong nền kinh tế thị trường

1.3.1 Khái quát

Nói đến Kinh tế thị trường là nói đến một cơ chế mà trong đó mọi hoạt động đều hướng tới mục đích sinh lời

V.I Lê nin cũng từng khái quát đại ý rằng trong thị trường, người mua thì

cố mua cho thật rẻ, còn người bán thì cố bán cho thật đắt

Rõ ràng, quy luật cơ bản chi phối mọi hành vi trong kinh tế thị trường là quy luật giá trị, quy luật giá cả, quy luật cung cầu và quy luật lợi nhuận

Do đó, đã hoạt động trong nền kinh tế thị trường thì động lực chủ yếu của mọi tổ chức và cá nhân là hoạt động nhằm sinh lời, thu lợi nhuận

Báo chí làm kinh tế cũng phải tính toán đến điều đó

Xét về cơ chế tài chính cho hoạt động của một cơ quan báo chí thì ở Việt Nam hiện nay, có thể phân loại hệ thống báo chí thành 3 nhóm:

- Nhóm các tờ báo được ngân sách Nhà nước bao cấp hoàn toàn Đó là báo, tạp chí Đảng, đoàn thể quần chúng và các tờ báo, tạp chí chuyên ngành, địa phương do Bộ chủ quản hoặc cơ quan chủ quản bao cấp 100%

- Nhóm các tờ báo hoạt động được bao cấp một phần với các mức độ khác nhau, phần còn lại tòa soạn báo phải tự trang trải, tự thu, tự chi (tự chủ một phần)

Trang 27

- Nhóm các tờ báo là cơ quan ngôn luận của một số tổ chức, đoàn thể quần chúng như các Hiệp hội… hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính, tự thu

tự chi (tự chủ toàn bộ)

Hiện nay, nhiều tờ báo ở Việt Nam đã có thể tự hạch toán kinh doanh, hòa nhập vào dòng chảy của nền kinh tế thị trường Cũng như nhiều lĩnh vực kinh doanh khác, kinh doanh báo chí chịu sự tác động của các quy luật khắc nghiệt của kinh tế thị trường

Nhìn từ góc độ kinh tế, báo chí là loại hàng hóa đặc biệt, tòa soạn cũng là một dạng doanh nghiệp đặc biệt

Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng Trần Thế Tuyển cũng cho rằng, hiện nay báo chí không chỉ là cơ quan báo chí đơn thuần mà như một doanh nghiệp, tức phải tạo ra được lợi nhuận kinh tế [3]

Chức năng kinh tế của báo chí đã rõ, song cần khẳng định rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của nền báo chí cách mạng Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong công tác tuyên truyền của Đảng, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Đồng thời, kịp thời phản ánh những diễn biến mới của đời sống xã hội, những tâm tư, nguyện vọng của người dân

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa X) “Về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới” chỉ rõ: “Báo chí phải nắm vững và tuyên truyền sâu rộng, kịp thời, có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bám sát nhiệm vụ công tác tư tưởng, tích cực tuyên truyền, cổ vũ thành tựu của công cuộc đổi mới Coi trọng đúng mức việc phát hiện, biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiến tiến; tích cực đấu tranh, góp phần ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, các tiêu cực và tệ nạn xã hội; phản bác có hiệu quả những thông tin, quan điểm sai trái, phản động, thù địch, bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng; tiếp tục phát huy tiềm lực và ưu điểm, khắc phục những yếu kém, khuyết điểm, nâng cao

Trang 28

chất lượng tư tưởng, tính hấp dẫn, mở rộng đối tượng độc giả, vươn lên hiện đại

về mô hình tổ chức hoạt động, về cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ

Báo chí phải đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, làm cho hệ tư tưởng của Đảng, của giai cấp công nhân, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, những giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc, những tinh hoa văn hóa thế giới chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội” [5, tr.115]

Cố gắng phát triển các hoạt động kinh doanh, tăng nguồn thu cho tờ báo, nhưng không như những ngành nghề kinh doanh khác, báo chí còn là bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng, báo chí luôn chịu chi phối bởi những yêu cầu, nhiệm vụ về tuyên truyền các chủ trương chính sách của nhà nước…

Do đó, các cơ quan báo chí cần hết sức tỉnh táo, để tránh tình trạng chỉ quan tâm thu lợi nhuận mà không quan quan tâm tới chức năng thông tin tuyên truyền, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, của đất nước

1.3.2 Xu hướng tự chủ tài chính của các cơ quan báo chí

Quyết sách “Đổi mới” năm 1986 đã tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ Trong đó, nổi bật nhất là sự phát triển của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước

Nhưng trái với sự sôi động của nền kinh tế, cho đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX, hầu hết các cơ quan báo chí ở Việt Nam vẫn còn lạ lẫm với cơ chế tự chủ tài chính Phần lớn hoạt động của các tờ báo vẫn sống dựa vào bao cấp của Nhà nước

Tuy nhiên, cũng rất nhanh chóng sau đó, nhiều tờ báo lớn trong nước đã nắm bắt được cơ hội để tăng doanh thu, hướng tới tự chủ tài chính

Cho đến thời điểm hiện nay, rất nhiều cơ quan báo chí đã hoàn toàn tự chủ về tài chính, tự đảm bảo được nguồn lực cho các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, cũng như phát triển quy mô của tờ báo

Trang 29

Nhìn một cách tổng thể, có thể thấy trong xã hội đang hình thành một nền kinh tế báo chí

Xã hội càng phát triển, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ thì nhu cầu thông tin cũng càng tăng lên Nhu cầu về thông tin trên báo chí ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng Do đó, báo chí cũng được coi là một loại sản phẩm hàng hóa trên thị trường Tuy nhiên, đây

là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt

Bên cạnh đó, nền kinh tế tăng trưởng nhanh và sôi động cũng dẫn đến nhu cầu quảng cáo ngày càng lớn của các doanh nghiệp để giới thiệu sản phẩm của mình đến người tiêu dùng Từ đó, báo chí tham gia vào thị trường quảng cáo một cách mạnh mẽ Doanh thu quảng cáo chiếm phần chủ yếu trong tổng thu của các tòa soạn

Cơ quan báo chí có nguồn thu vào loại lớn nhất hiện nay là Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt xấp xỉ 2.000

tỉ đồng/năm [18]

Năm 2007, từ đề nghị của Bộ Tài chính và báo cáo kết quả thanh tra tài chính các cơ quan báo chí, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã giao Bộ Văn hóa - thông tin phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật quảng cáo (thay thế Pháp lệnh quảng cáo) để bảo đảm cho các cơ quan báo chí hoạt động quảng cáo đúng định hướng và phù hợp với cơ chế thị trường Khuyến khích các cơ quan báo chí tăng cường tự chủ về tài chính, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước

Cũng trong năm này, Thủ tướng giao Bộ Tài chính hướng dẫn các cơ quan chủ quản báo chí chỉ đạo các cơ quan báo chí thuộc quyền bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện qui chế chi tiêu nội bộ Tạo điều kiện phát huy hiệu quả cơ chế

tự chủ tài chính, thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong quản lý chi tiêu tài chính

Trang 30

Nhà báo Phạm Công Thanh, báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh cho

rằng: “Tự chủ tài chính là điều nên khuyến khích cho mọi tờ báo” [39]

Ông Thanh lí giải, phương thức sự nghiệp có thu hoặc hành chính sự nghiệp mà các báo, đài đang hoạt động chỉ thích hợp với những đơn vị được ngân sách Nhà nước chi trả Một số cơ quan báo chí đã phát triển theo mô hình

đa dạng sản phẩm báo chí trong hình thức sự nghiệp hoặc xây dựng doanh nghiệp vệ tinh xung quanh tờ báo Tuy nhiên, thực tiễn đã chứng minh rằng mô hình thành lập công ty bên cạnh tòa soạn vẫn còn nhiều bất cập, dường như đã

có khoảng cách lớn giữa công ty và tòa soạn về mục tiêu hoạt động, sự phối hợp, lợi ích và đội ngũ Trong khi đó, thực tế tất cả các tờ báo tự chủ tài chính hiện đều đang hoạt động dưới phương thức gần như doanh nghiệp

“Tự chủ tài chính là điều cần tính đến cho mọi tờ báo nếu muốn đi tới chuyên nghiệp Một tờ báo hoạt động theo mô hình công ty không những không bao giờ thoát ly khỏi sự quản lý của các cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý Nhà nước Nó thậm chí còn được kiểm soát chặt chẽ hơn bởi tính chất thị trường và khuôn khổ pháp lý”, ông Thanh nói [26]

Còn Cục trưởng cục Báo chí Hoàng Hữu Lượng cũng khẳng định: “Về vấn đề phát triển kinh tế báo chí, đó là một xu hướng tất yếu Chúng ta phải tiến tới một nền báo chí tự chủ về tài chính Còn nhiều vấn đề nữa sẽ giải quyết trong thời gian tới, để tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí được làm kinh tế như một doanh nghiệp mà không vi phạm pháp luật” [16]

1.3.3 Phát triển tập đoàn báo chí ở Việt Nam

Cùng với sự mở rộng hoạt động kinh doanh của các cơ quan báo chí đã đặt ra vấn đề về hình thành các tập đoàn báo chí, hay tập đoàn truyền thông Vấn

đề tập đoàn báo chí được đưa ra bàn luận trên báo chí Việt Nam từ khoảng giữa năm 2004 khi trên thực tế Việt Nam đã tồn tại mô hình “tổ hợp truyền thông đa lĩnh vực hoạt động như một tập đoàn kinh tế” như: báo Nhân Dân hiện có báo

Trang 31

ngày, báo tuần, báo tháng và báo điện tử; Đài truyền hình Việt Nam không chỉ

có tạp chí mà còn có hãng phim, công ty nghe nhìn, các đơn vị hoạt động dịch vụ; Thời báo Kinh tế Việt Nam có báo ngày, báo điện tử, địa ốc cho thuê…

Ngày 30/9/2005, trong buổi họp báo giới thiệu quyết định số 219 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin đến 2010, Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Thông tin – Truyền thông) Đỗ Quý Doãn đã khẳng định: Trong Chiến lược này, Chính phủ đã cho phép thử nghiệm xây dựng mô hình Tập đoàn báo chí [2]

Theo Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn thì: việc xây dựng Tập đoàn báo chí ở Việt Nam sẽ không áp dụng rập khuôn một mô hình của nước nào mà chỉ học tập có lựa chọn những kinh nghiệm từ bên ngoài Tập đoàn báo chí không đơn thuần gộp các cơ quan báo chí nhỏ lại mà Tập đoàn phải thể hiện được tính chất, tiềm lực, qui mô trong lĩnh vực thông tin

Ngoài ra, Chỉ thị 42 của Ban Bí thư về nâng cao toàn diện hoạt động xuất bản cũng đã đề cập cho thử nghiệm thành lập tổ hợp báo chí xuất bản và tập đoàn báo chí xuất bản

Từ đó đến nay, rất nhiều cơ quan báo chí thể hiện tham vọng phát triển thành tập đoàn báo chí

Gần đây nhất, Tổng công ty truyền thông đa phương tiện (VTC) cho biết, năm 2010 sẽ phấn đấu xây dựng VTC trở thành Tập đoàn truyền thông đa phương tiện Việt Nam

Để thực hiện mục tiêu này, VTC sẽ tái cơ cấu tổ chức với 5 khối gồm kinh doanh dịch vụ nội dung số; kinh doanh dịch vụ viễn thông; kinh doanh dịch

vụ truyền hình; khối báo chí và khối sự nghiệp đào tạo Đồng thời đưa ra mục tiêu đạt doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2011

Tiến sỹ Tạ Ngọc Tấn, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản cho rằng: Theo xu hướng phát triển chung, nhất là trong điều kiện đất nước ta đang xây dựng nền

Trang 32

kinh tế thị trường, định hướng XHCN, đồng thời với việc bắt đầu tiến trình hội nhập toàn diện và sâu sắc vào nền kinh tế thế giới, sự ra đời của các Tập đoàn báo chí là một dự báo hiện thực hoàn toàn có thể hiểu được Nói cách khác, sự hình thành các Tập đoàn báo chí là xu hướng phát triển tất yếu [17]

Tuy nhiên cho tới nay, vấn đề thành lập Tập đoàn Báo chí ở Việt Nam vẫn còn nhiều vướng mắc

Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn thì: cơ chế tài chính của cơ quan báo chí cũng đã được xác định: cơ quan báo chí được phép

tổ chức kinh doanh dịch vụ phù hợp với chức năng nhiệm vụ để tạo nguồn thu đầu tư trở lại cho hoạt động báo chí Quy định như vậy có nghĩa là báo chí được phép tổ chức các hoạt động kinh doanh thì rõ ràng phải được quyền thành lập các doanh nghiệp phù hợp với điều kiện và trong thực tế cũng đã có những tờ báo có công ty của mình, hoạt động đúng quy định của pháp luật, phù hợp với chức năng nhiệm vụ để phục vụ cho hoạt động báo chí [17]

Ông Doãn nói: “Chủ trương và hành lang pháp lý cho việc hình thành tập đoàn báo chí đã có Vì vậy, những cơ quan báo chí nào thấy có đủ năng lực nên mạnh dạn xin chủ trương của cơ quan chủ quản, mạnh dạn thực hiện Các cơ quan quản lý không thể áp đặt một mô hình cụ thể nào cho báo chí, tự thân các

cơ quan báo chí phải mạnh dạn thử nghiệm, dần dần rút kinh nghiệm để hoàn thiện mô hình” [17]

Ông Nguyễn Quang Thống, Ủy viên Thường vụ, Thường trực, Hội nhà

báo Việt Nam Nguyễn Quang Thống nêu thông tin: “Hiện nay, chưa có cơ quan báo chí nào nộp đề án xin thành lập tập đoàn, bởi hiện các cơ quan quản lý mới cho chủ trương, nghiên cứu chưa chưa đưa ra mô hình nào cả”.[17]

Trong khi đó, Tổng biên tập Đào Nguyên Cát của Thời báo Kinh tế Việt Nam – tờ báo được coi là rất nhanh nhạy trong kinh doanh thì cho rằng, thời điểm này chưa chín muồi để nói về vấn đề thành lập tập đoàn báo chí

Trang 33

“Thời báo kinh tế Việt Nam hiện có 5 ấn phẩm thường xuyên là báo hàng ngày, báo điện tử, tạp chí Tư vấn tiêu dùng, tạp chí Vietnam Economic Times (tiếng Anh) và tạp chí The Guide (tiếng Anh) Có người nói, gọi Thời báo kinh tế

là một tập đoàn cũng được, nhưng tôi cho rằng, gọi là một nhóm báo chí, một tổ hợp báo chí thì đúng hơn Có người cho rằng, để hình thành tập đoàn cần hợp tác với nước ngoài, nhưng chúng tôi đã có kinh nghiệm xương máu Thời báo Kinh tế thành lập năm 1991, đến năm 1993 thì một Tập đoàn của Thụy Sĩ vào đầu tư Sau 4 năm thì họ lỗ 17 lần, tức lỗ 1,7 triệu USD Nhưng không phải tờ báo lỗ do làm ăn kém mà do họ quảng cáo lớn, đầu tư lớn quá Từ khi nước ngoài rút vốn, rút người về, chúng tôi tự chủ phát triển tờ báo và lại làm ăn có lãi Sở dĩ lãi là vì chúng tôi cũng làm được như họ, thậm chí hơn họ mà lại chi tiêu ít hơn họ” – Ông Cát nói [17]

Có thể thấy, ở các nước tư bản chủ nghĩa, các tập đoàn báo chí hình thành trên cơ sở tích tụ tư bản, sát nhập, thâu tóm nhau, từ đó gia tăng sức mạnh

Ngoài ra, những tập đoàn kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ cũng

có thể liên kết với các công ty báo chí để mở rộng hoạt động kinh doanh, vừa tìm kiếm lợi nhuận, vừa có lợi thế về mặt truyền thông Vì thế, thực chất của việc hình thành các tập đoàn báo chí là một quá trình thuần túy kinh tế, nhằm mục đích kinh tế, bị lợi nhuận chi phối

Hồi đầu tháng 10 năm 2009, Trung Quốc đã công bố kế hoạch, thành lập các công ty giải trí, thông tin – truyền thông và văn hóa với “định hướng thị trường”, độc lập về phương diện tài chính

Các công ty nhà nước sẽ được tái cơ cấu để tiếp nhận nguồn tài chính từ bên ngoài để “có thể tự sinh tồn, thay vì bám vào các cơ quan nhà nước như vật

ký sinh”

Đây là những thông tin tham khảo hết sức hữu ích cho Việt Nam trong việc nghiên cứu thành lập các tập đoàn báo chí

Trang 34

CHƯƠNG 2:

KHẢO SÁT MÔ HÌNH TỔ CHỨC KINH DOANH

CỦA CƠ QUAN BÁO CHÍ 2.1 Khảo sát mô hình tổ chức kinh doanh của một số tờ báo in

2.1.1 Báo Tiếng nói Việt Nam

2.1.1.1 Vài nét về báo Tiếng nói Việt Nam

Báo Tiếng nói Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) Báo ra đời ngày 2/11/1998, với tên gọi ban đầu là báo “Đài Tiếng nói Việt Nam”

Thành lập: 2/11/1998

Cơ quan chủ quản: Đài Tiếng nói Việt Nam

Đầu mối kinh doanh

- Trung tâm Quảng cáo & Dịch vụ phát thanh

- Trực tiếp quản lý bộ phận phát hành

Trang 35

Ban đầu, báo “Đài Tiếng nói Việt Nam” chủ yếu tuyển chọn, in những tin, bài có chất lượng đã phát trên sóng của Đài trong tuần Ngoài ra, là những thông tin về các chính sách mới của Đảng, Chính phủ và một số bài viết về các tấm gương người tốt, việc tốt…

Đầu năm 2003, báo đổi tên thành “Tiếng nói Việt Nam” Với tên gọi mới,

tờ báo đã có bước đột phá trong cải tiến nội dung và hình thức của tờ báo Đến năm 2005, báo Tiếng nói Việt Nam phát hành 2 số/tuần và vẫn duy trì cho đến hiện nay

Báo Tiếng nói Việt Nam hiện nay có 16 trang với nhiều chuyên mục như: Tin tức – Sự kiện; Tiêu điểm; Xã hội; Chuyển động Kinh tế; Diễn đàn; Văn hóa, Thể thao; Bạn đọc; Phóng sự; Quốc tế; Khám phá…

Với ưu thế là tờ báo trực thuộc một cơ quan ngôn luận lớn của đất nước

có bề dày lịch sử lâu đời, báo Tiếng nói Việt Nam đã huy động được nhiều cây bút xuất sắc của Đài Mục Phóng sự, Từ làng ra phố, quốc tế… thường xuyên có nhiều bài viết hay… Nhiều cây bút của báo đã đạt các giải thưởng báo chí Quốc gia

Bên cạnh đó, với mạng lưới phóng viên rộng khắp, báo cũng có nhiều bài viết sâu sắc về các sự kiện nóng bỏng trong đời sống xã hội, cũng như các bài viết có tính chất tư liệu lịch sử

Báo Tiếng nói Việt Nam số ra ngày 21/9/2010 có bài của GS.TS Hồ Sĩ Vịnh: “Có một dòng văn chương về đề tài Thăng Long – Hà Nội”; hay “Nhận thức về Chủ nghĩa tư bản hiện đại” của GS.TS Vũ Văn Hiền… Bên cạnh đó, là các phóng sự nóng về nguy cơ vỡ đê biển ở Cà Mau; tình trạng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên rau, hoa quả; tình trạng tồn dư các chất tăng trưởng độc hại trong thịt, trứng, sữa…

Bên cạnh đó là vấn đề thể thao được mọi người quan tâm như chuyện Văn Quyến chấn thương cổ chân sau khi được gọi vào đội tuyển Quốc gia…

Trang 36

Do không phải là báo ngày, nên báo Tiếng nói Việt Nam thường ít tin, mà chủ yếu là các bài viết sâu, có tính chất suy ngẫm, hoặc các bài điều tra…

Các bài viết đều mang lại những thông tin có ích cho độc giả, có sự tìm tòi của người viết Tuy nhiên, cũng không dễ nhận thấy, nhiều thông tin đã quá

cũ so với các báo, đưa chậm hơn nhưng thông tin không có gì mới hơn, sâu hơn, hoặc không có góc tiếp cận khác

Ví dụ: Bài viết trên trang Quốc tế số ra ngày 21/9: Nỗi lo khủng hoảng hưu trí ở Trung Quốc Trong khi bài dịch từ nguồn BBC này, các báo đã đăng từ ngày 8/9

Nhiều bài viết chung chung, thiếu câu chuyện và con người cụ thể, cách viết còn khô cứng Ngoài ra, cách trình bày, và giật tít vẫn cũ kĩ, nhàm chán

Chẳng hạn, có bài viết gần 2000 chữ (Đại lộ Thăng Long: Trục đường dành cho không gian hiện đại) nhưng không hề có tít phụ, tít xen, trong khi lại chia khổ rất dài… khiến người đọc báo có cảm giác nặng mắt, khó vào

Chapeau của bài báo không đưa được chi tiết quan trọng hấp dẫn lên để

thu hút người đọc : “Hiện nay, các đơn vị thi công đang khẩn trương gấp rút hoàn thành các hạng mục công trình trên tuyến đường cao tốc Láng – Hòa Lạc, nay được đặt tên là Đại lộ Thăng Long Theo dự kiến, ngày 25/9 toàn bộ các hạng mục của dự án sẽ hoàn thành, kịp thời chào mừng Đại lễ kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội”

Mặc dù tên của tờ báo là “Tiếng nói Việt Nam” cũng được đánh giá là khá hay, với 40 nhân sự và mạng lưới phóng viên của Đài ở khắp mọi miền đất nước nhưng, do nhiều yếu tố, báo Tiếng nói Việt Nam khó đến được với đông đảo công chúng

Vì thế, dù là đơn vị sự nghiệp có thu, nhưng báo Tiếng nói Việt Nam hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn bao cấp của Nhà nước

Trang 37

2.1.1.2 Mô hình tổ chức kinh doanh ở Báo Tiếng nói Việt Nam

Ở Đài Tiếng nói Việt Nam hiện nay, Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ Phát thanh chịu trách nhiệm khai thác quảng cáo cho toàn bộ các đơn vị trực thuộc Đà như: VOV TV (Hệ phát thanh có hình), VOV News (Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam); VOV 1 (Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp); VOV 2 (Hệ Văn hóa – Đời sống – Khoa giáo); VOV 3 (Hệ Âm nhạc – Thông tin – Giải trí); VOV 4 (Hệ phát thanh Dân tộc);VOV 5 (Hệ phát thanh đối ngoại); VOV giao thông…

Theo phân công nhiệm vụ của Đài, Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ phát thanh sẽ phụ trách việc khai thác quảng cáo cho báo Tiếng nói Việt Nam

Còn báo Tiếng nói Việt Nam có phòng Kinh doanh, chịu sự quản lý trực tiếp của Ban biên tập tờ báo

Phòng Kinh doanh của báo Tiếng nói Việt Nam cũng trở thành 1 đại lý khai thác quảng cáo của Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ phát thanh

Tuy nhiên, phòng Kinh doanh sẽ quản lý toàn bộ công tác phát hành tờ báo trên phạm vi toàn quốc Cụ thể:

- Quản lý xuất bản trên từng số báo, số lượng báo, các kênh phát hành

- Theo dõi, nắm vững CTV phát hành, tổ chức mở rộng các Đại lý phát hành trên toàn quốc theo cơ chế tài chính đã được Đài phê duyệt

- Không ngừng đổi mới công tác tiếp thị, nâng cao số lượng phát hành trên từng số báo

Ngoài ra, phòng Kinh doanh còn có nhiệm vụ tìm các đối tác tài trợ, xây dựng chuyên trang, chuyên mục… trên báo Tiếng nói Việt Nam theo đúng tôn chỉ, mục đích của báo

Đồng thời, có thể đề xuất, tổ chức các sự kiện, làm truyền thông cho các doanh nghiệp, hạch toán theo quy định tài chính mà Ban biên tập phê duyệt

Trang 38

Hay có thể tổ chức in ấn các ấn phẩm về văn hóa, liên kết xây dựng các ấn phẩm mới

Phòng kinh doanh của báo Tiếng nói Việt Nam hiện có 4 nhân sự Trong đó, tất cả đều không được đào tạo chuyên môn về phát hành báo chí, hầu hết đều làm trái ngành Trưởng phòng là ông Trần Quốc Tuấn, cử nhân Luật và Văn bằng 2 Báo chí

Mô hình tổ chức kinh doanh của báo Tiếng nói Việt Nam:

Lãnh Đạo Đài Tiếng nói Việt Nam

Báo Tiếng nói Việt

- Đầu mối liên hệ quảng cáo trên tất cả các đơn vị trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam: VOV1, VOV2, VOV3,…, VOVTV, báo Tiếng nói Việt Nam, báo điện tử VOV news

- Quản lý toàn bộ công tác phát hành báo Tiếng nói Việt Nam trên toàn quốc

- Là 1 đại lý quảng cáo của Trung tâm Quảng cáo & Dịch vụ phát thanh

- Tìm kiếm các nguồn tài trợ, tổ chức sự kiện, liên kết xuất bản,

Trang 39

* Một số vấn đề trong công tác phát hành và quảng cáo của báo Tiếng nói Việt Nam

Theo ông Trần Quốc Tuấn, trưởng phòng Kinh doanh của báo Tiếng nói Việt Nam thì tờ báo này đã 2 lần “tấn công” ra thị trường Cụ thể, vào khoảng năm 2000 – 2001, và năm 2004 – 2005, tờ báo đã phát hành ra các sạp báo trên thị trường

Tuy nhiên, cả 2 lần ra sạp, có thể nói, tờ báo này đều thất bại Lần ra sạp thứ 2 của tờ báo chỉ vẻn vẹn trong 6 tháng

Ông Tuấn cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến tờ báo không thu hút được công chúng là vì không có những thông tin xã hội, dân sinh… gần gũi với người đọc

Bên cạnh đó, do 1 tuần chỉ phát hành 2 số nên tờ báo khó có thể cập nhật các tin tức mới nóng diễn ra hàng ngày

Ngoài ra, dù đã rất cố gắng, nhưng việc PR, quảng bá cho tờ báo cũng chưa được đầu tư và thực hiện đến nơi đến chốn

Thời điểm trước khi ra sạp, báo Tiếng nói Việt Nam đã in các tờ rơi, áp phích để dán ở các ga tàu, bưu điện… Tuy nhiên, biện pháp này không gây được sự chú ý của công chúng vì có phần hơi mờ nhạt

Ở thời điểm đó, nhiều tờ báo đã in các tấm pa – nô, áp phích lớn, quảng cáo trên các đường, phố, hay dán tại các sạp báo… Phương thức này tỏ ra hiệu quả hơn hẳn

Việc quảng bá cho tờ báo trên làn sóng phát thanh cũng đã được thực hiện, nhưng hết sức nhỏ lẻ, không thường xuyên, thiếu chuyên nghiệp

Có 1 chuyện khá vui rằng 1 đại lý phát hành của báo ở trên phố Hàng Trống, gần hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) lại hầu như không bao giờ bày bán báo Tiếng nói Việt Nam Chủ các sạp báo này chỉ đưa ra khi có khách hỏi, trong khi nhiều tờ báo khác được bày rất bắt mắt ngay trên sạp

Trang 40

Có thể thấy, nguyên nhân khiến báo Tiếng nói Việt Nam khó tiêu thụ là

do cả 2 yếu tố: Nội dung chưa đủ hấp dẫn độc giả, và bộ phận kinh doanh, tiếp thị, quảng bá cho tờ báo chưa tốt

Thời gian gần đây, báo Tiếng nói Việt Nam đã được cải tiến nhiều, đặc biệt là chất lượng nội dung Báo Tiếng nói Việt Nam cũng có một đội ngũ nhân

sự khá đông đảo không kém nhiều tờ báo có tiếng khác Nhân sự hiện nay của tờ báo lên tới 40 người, trong đó có 1 Tổng biên tập là bà Hoàng Minh Nguyệt – Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; 2 phó Tổng biên tập (1 Phó tổng phụ trách nội dung và 1 Phó tổng phụ trách tài vụ), đội ngũ phóng viên, biên tập viên lên tới 20 người…

Đó là chưa kể báo còn có một đội ngũ cộng tác viên đông đảo, chính là những phóng viên của Đài, có hiểu biết chuyên sâu trên nhiều lĩnh vực, làm cả báo mạng, báo phát thanh, báo hình… phân bổ ở khắp mọi miền trên đất nước,

và ở nước ngoài

Thế nhưng, công tác phát hành và quảng cáo của tờ báo vẫn không có hiệu quả cao Theo tiết lộ của nhiều phóng viên, biên tập viên trong Đài thì lượng phát hành của tờ Tiếng nói Việt Nam rất thấp, có khi chỉ vài ngàn bản mỗi

số

Các số báo Tiếng nói Việt Nam hầu như không có quảng cáo Ví dụ như báo Tiếng nói Việt Nam số ra ngày 29.6.2010, trong 16 trang báo, chỉ có 2 mẩu tin có thể coi là dịch vụ quảng cáo, PR Đó là 2 mẩu tin ngắn: “Dr.Thanh đồng hành cùng học sinh nghèo vượt khó” và “Hoàng Thấp Linh – giảm đau, giảm sưng nhiều khớp do viêm khớp dạng thấp” Tuy nhiên, theo ông Trần Quốc Tuấn, tòa soạn chỉ thu được tiền ở mẩu tin thứ 2, còn mẩu tin thứ nhất là do phóng viên… “gửi”

Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ phát thanh – đơn vị bán quảng cáo cho các đơn vị trong Đài, trong đó có báo Tiếng nói Việt Nam hiện đang tập trung

Ngày đăng: 23/03/2015, 12:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trường An (2007), Về chính sách tài chính đối với báo chí: Cần giao quyền hơn nữa cho các Tổng biên tập, Tạp chí Người làm báo, số 10/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về chính sách tài chính đối với báo chí: Cần giao quyền hơn nữa cho các Tổng biên tập
Tác giả: Trường An
Năm: 2007
2. Mạnh Cường (2005), Sẽ thử nghiệm mô hình tập đoàn báo chí, Báo điện tử Dân trí, http://dantri.com.vn/c20/s20-80518/se-thu-nghiem-mo-hinh-tap-doan-bao-chi.htm, cập nhật ngày 30/9/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sẽ thử nghiệm mô hình tập đoàn báo chí
Tác giả: Mạnh Cường
Năm: 2005
3. Lệ Chi (2010), Báo chí cũng là doanh nghiệp, Báo điện tử Vnexpress, http://vnexpress.net/GL/Kinhdoanh/2010/06/3BA1D105/Default.asp?cboGuidpda=0, cập nhật ngày 18/6/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí cũng là doanh nghiệp
Tác giả: Lệ Chi
Năm: 2010
4. Hoàng Văn Chung (2006), Thương mại hóa báo chí – Thách thức hiện hữu, tạp chí Nghề báo điện tử,http://www.nghebao.vn/oldBC/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1113, cập nhật ngày 24/10/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thương mại hóa báo chí – Thách thức hiện hữu
Tác giả: Hoàng Văn Chung
Năm: 2006
5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị Trung ương 5 (khóa X), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị Trung ương 5 (khóa X)
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
6. Nguyễn Đức (2005), Văn Hối Tân Dân báo: Mô hình tập đoàn kinh tế truyền thông, Báo Sài gòn giải phóng online,http://www.sggp.org.vn/phongsudieutra/nam2005/thang5/48538/, cập nhật ngày 4/5/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn Hối Tân Dân báo: Mô hình tập đoàn kinh tế truyền thông
Tác giả: Nguyễn Đức
Năm: 2005
8. Hồng Hải (2005), Phải hình thành những tập đoàn báo chí tự sống, tự phát triển… , báo VietNamNethttp://www.hanoimoi.com.vn/forumdetail/chinh_tri/56236/quotph7843i-hinh-thanh-nh7919ng-t7853p-273oan-bao-chi-t7921-s7889ng-t7921-phat- Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phải hình thành những tập đoàn báo chí tự sống, tự phát triển…
Tác giả: Hồng Hải
Năm: 2005
9. Hoàng Hải (2006), Lý luận Kinh doanh báo chí, Giáo trình cho học viên cao học, biên soạn 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận Kinh doanh báo chí
Tác giả: Hoàng Hải
Năm: 2006
10. Hoàng Hải - Phạm Tất Thắng (2003), Vai trò của báo chí trong phát triển doanh nghiệp, NXB Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của báo chí trong phát triển doanh nghiệp
Tác giả: Hoàng Hải - Phạm Tất Thắng
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2003
11. Đinh Văn Hường (2004), Tổ chức và hoạt động của tòa soạn, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức và hoạt động của tòa soạn
Tác giả: Đinh Văn Hường
Nhà XB: NXB ĐH Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
12. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông tấn, NXB ĐH Quốc gia Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các thể loại báo chí thông tấn
Tác giả: Đinh Văn Hường
Nhà XB: NXB ĐH Quốc gia Hà nội
Năm: 2006
13. Lại Thị Hoa (2008), Phỏng vấn GS Tạ Ngọc Tấn: Sự hình thành các tập đoàn báo chí ở Việt Nam, vietnamjournalism,http://www.vietnamjournalism.com/index.php?option=com_content&view=article&id=2549&catid=1:bao-chi-viet-nam&Itemid=104, cập nhật ngày 3/4/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự hình thành các tập đoàn báo chí ở Việt Nam
Tác giả: Lại Thị Hoa
Năm: 2008
14. Như Hoa, Khánh Duy (2010), Truyền hình – 1 năm sôi động, Báo Sài gòn giải phóng online, http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/2010/1/215076/, cập nhật ngày 9/1/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền hình – 1 năm sôi động
Tác giả: Như Hoa, Khánh Duy
Năm: 2010
15. Kỉ yếu hội thảo “Báo chí với Doanh nghiệp – Doanh nhân”, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức 2/10/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo chí với Doanh nghiệp – Doanh nhân”
16. Trần Lưu (2010), Báo chí Việt Nam đổi mới để phát triển, Báo Sài gòn giải phóng online, http://www.sggp.org.vn/chinhtri/2010/8/233903/, cập nhật ngày 12/8/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí Việt Nam đổi mới để phát triển
Tác giả: Trần Lưu
Năm: 2010
17. Thùy Liên (2010), Cần một mô hình tập đoàn báo chí, Báo Bưu điện online, http://www.ictnews.vn/Home/bao-chi-xuat-ban/Can-mot-mo%C2%A0hinh-tap-doan-bao-chi/2010/06/2SVCM7528572/View.htm, cập nhật ngày 21/6/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cần một mô hình tập đoàn báo chí
Tác giả: Thùy Liên
Năm: 2010
18. Ngọc Lan (2010), Kinh doanh truyền hình: Những lát cắt ra tiền, Thời báo kinh tế Sài gòn, http://vneconomy.vn/20100805101457805P0C19/kinh-doanh-truyen-hinh-nhung-lat-cat-ra-tien.htm, cập nhật trên báo điện tử Vneconomy ngày 5/8/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh doanh truyền hình: Những lát cắt ra tiền
Tác giả: Ngọc Lan
Năm: 2010
19. Khánh Linh (2005), Kinh tế truyền thông cần một tư duy mới, Báo Vietnamnet, http://www.vnn.vn/nhandinh/2005/06/454539/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế truyền thông cần một tư duy mới
Tác giả: Khánh Linh
Năm: 2005
20. Xuân Linh (2009), Luật báo chí mới sẽ có chế tài đủ mạnh, Báo Vietnamnet, http://vietnamnet.vn/chinhtri/200911/Luat-Bao-chi-moi-se-co-che-tai-du-manh-879267/, cập nhật ngày 17/11/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật báo chí mới sẽ có chế tài đủ mạnh
Tác giả: Xuân Linh
Năm: 2009
21. Đăng Ngọc (2007), Marketing tờ báo rất quan trọng, Tạp chí Người làm báo, số 9/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing tờ báo rất quan trọng
Tác giả: Đăng Ngọc
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w