Hội nhập và học tập kinh nghiệm quốc tế

Một phần của tài liệu Mô hình tổ chức kinh doanh của cơ quan báo chí trong nền kinh tế thị trường (Khảo sát báo Tiếng nói Việt Nam, Tiền phong, Thời báo Kinh tế Việt Nam từ năm 2007-2010 (Trang 90)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.4Hội nhập và học tập kinh nghiệm quốc tế

Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, bất kể lĩnh vực nào, ngành nghề nào nếu không hội nhập với thế giới thì gần như chắc chắn sẽ thất bại.

Báo chí – Truyền thông là lĩnh vực phát triển sôi động trên thế giới, tính chuyên nghiệp cao. Hiệu quả của hoạt động kinh doanh báo chí trên thế giới cho thấy để nâng cao hiệu quả kinh doanh ở các cơ quan báo chí, không thể không học hỏi và áp dụng những kinh nghiệm thực tiễn của các thương hiệu truyền thông trên thế giới.

Còn quá sớm để nói đến việc các cơ quan báo chí ở Việt Nam sẽ vươn ra thị trường quốc tế, trong đó có cả lĩnh vực kinh doanh, bán các ấn phẩm, quảng cáo bên ngoài Việt Nam.

Song, ngay từ lúc này cần có sự chuẩn bị, học hỏi để có thể đứng vững trên sân nhà, khi mà giữa các cơ quan báo chí đang có sự cạnh tranh hết sức quyết liệt.

Đồng thời, cần có chọn lọc, căn cứ theo điều kiện cụ thể ở trong nước cũng như của chính cơ quan báo chí đó để áp dụng các kinh nghiệm của nước ngoài sao cho có hiệu quả nhất.

Hiện nay, báo chí thế giới đang lao đao vì cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nhiều tờ báo có tiếng tăm lẫy lừng như Le Monde, Newsweek… đã phải đổi chủ. Nhiều tờ báo xuống dốc vì doanh thu quảng cáo sụt giảm… Thực tế này cũng để lại cho các cơ quan báo chí của chúng ta nhiều bài học đáng giá.

Ngoài ra, có một vấn đề mà các cơ quan báo chí của Việt Nam cần tiếp cận và áp dụng là việc thực hiện các khảo sát về thị trường, khảo sát độc giả.

Lâu nay, các tờ báo ở Việt Nam thường kháo sát công chúng thông qua các hội nghị khách hàng, các phiếu thăm dò, bảng hỏi… Tuy nhiên, nhiều khảo sát thường chỉ rất chung chung như: Khán giả thích xem chương trình gì, hay xem giờ nào…

Trong khi thực tế, nghiên cứu khảo sát là một khoa học rất phức tạp. Các công ty khảo sát nước ngoài như TNS chẳng hạn, họ có hàng trăm chỉ số để đo, ví dụ chỉ số chung thủy, chỉ số chuyển dịch dòng thính giả, khán giả…Thậm chí người ta tính kĩ đến mức đặt quảng cáo giữa , hay đầu, hay cuối phim… thì có hiệu quả cao nhất. Hoặc có tính toán kĩ lưỡng là nếu bỏ ra 1 USD quảng cáo trên VTV vào lúc 20h tối thì sẽ có ít nhất bao nhiêu người xem được quảng cáo đó…

Các tập đoàn quảng cáo lớn của nước ngoài khi vào Việt Nam đều mua các khảo sát về thị trường. Tuy nhiên, có một thời gian, các cơ quan báo chí của chúng ta chưa quan tâm đến, dẫn đến tình trạng khi các nhà quảng cáo đến đàm phán, họ rất biết mình, biết người, trong khi cơ quan báo chí đó lại không biết rõ mình là ai…

Một phần của tài liệu Mô hình tổ chức kinh doanh của cơ quan báo chí trong nền kinh tế thị trường (Khảo sát báo Tiếng nói Việt Nam, Tiền phong, Thời báo Kinh tế Việt Nam từ năm 2007-2010 (Trang 90)