7. Kết cấu của luận văn
2.2.2 Kinhdoanh báo chí ở Việt Nam và những “ẩn số”
Lâu nay trong giới báo chí ở Việt Nam có không ít lời đồn thổi về doanh thu, lợi nhuận, lượng phát hành của các tờ báo. Có tờ báo mà thị trường miền Nam chả mấy ai biết tên, nhưng lại thu về mỗi năm vài chục tỷ tiền quảng cáo. Lại có thông tin rằng một tờ báo cho các bà, các cô không đặc sắc về nội dung, nhưng thu nhập của phóng viên lên tới 15 – 17 triệu đồng/tháng; hay có tờ báo trong lĩnh vực Pháp luật trả nhuận bút vài triệu đồng/bài…, hoặc có tờ báo thưởng tết cho nhân viên cả trăm triệu đồng…
Không rõ những thông tin này chính xác đến đâu, nhưng nó cũng cho thấy hoạt động kinh doanh của các cơ quan báo chí dường như là một điều khá bí mật.
Năm 2007, trả lời phỏng vấn của Thời báo Kinh tế Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Báo chí, Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ cho biết: cả nước có 2 đài truyền hình có doanh thu đạt 1.200 - 1.300 tỷ đồng/năm thậm chí năm 2007 có thể đạt 1.500 tỷ đồng; 15 đài truyền hình địa phương và khu vực có doanh thu trên 100 tỷ đồng/năm; gần 10 tờ báo in có doanh thu 350-600 tỷ đồng/năm. Tổng doanh thu của các cơ quan báo chí một năm ít nhất là 10.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, lợi nhuận thực tế của các cơ quan báo chí là bao nhiêu lại là một ẩn số.
Tháng 7/2010, Hiệp hội phát hành Việt Nam và một loạt các tờ báo trong nước phẫn nộ khi Hiệp hội phát hành tạp chí quốc tế FIPP (International
Federation of the Periodical Press), một tổ chức tuy có uy tín quốc tế, công bố số lượng phát hành của 67 tạp chí của VN (trong cuốn World Magazine Trend 2009/2010).
FIPP khẳng định, Việt Nam có hơn 700 tạp chí xuất bản, nhưng chỉ có 130 đầu báo thực sự phản ánh đúng ý nghĩa báo chí tiêu dùng thương mại. Trong đó, chỉ có khoảng 60 đầu báo có trên 5.000 bản/mỗi số.
Cũng theo cuốn sách này thì thị trường báo chí Việt Nam thiếu bốn yếu tố quan trọng có thể giúp ngành công nghiệp báo chí phát triển. Trong đó, số đầu phát hành báo chí không được thẩm định chính thức, nghĩa là nhiều cơ quan phát hành báo chí đưa ra những con số quá lớn về số phát hành, có khi gấp từ 5- 10 lần. FIPP cũng đưa ra phần số liệu phát hành từng kỳ thấp đến không ngờ của 67 tạp chí ở Việt Nam.
Ngày 17/7/2010, ông Đào Duy Quát - Chủ tịch Hội Phát hành báo chí Việt Nam (VPDA) đã có công văn phản đối FIPP về việc FIPP cho là đã dẫn nguồn của VPDA, nhưng VPDA chưa hề công bố bất cứ một nghiên cứu thống kê nào liên quan đến thị trường các tạp chí.
Công văn khẳng định, cuốn sách đã thống kê sai sự thật và thấp hơn nhiều so với số lượng in thực tế, làm suy giảm giá trị của các tờ báo, gây mất uy tín đối với khách hàng quảng cáo, bạn đọc và xã hội nói chung.
Việc FIPP công bố một số liệu không có căn cứ là một điều đáng lên án. Song một thực tế cho thấy là chưa bao giờ ở Việt Nam có một thống kê đầy đủ về lượng phát hành của các cơ quan báo chí. Hầu hết các tờ báo đều muốn giấu lượng phát hành thực tế của mình.
Thực tế này diễn ra đối với cả trong lĩnh vực kinh doanh truyền hình trả tiền. Hồi tháng 8/2010, khi mà kênh truyền hình K + (nắm giữ độc quyền giải bóng đá Ngoại hạng Anh tại Việt Nam trong 3 mùa giải liên tiếp) đàm phán với các kênh truyền hình khác trong việc chia sẻ bản quyền giải bóng đá này, thì
mâu thuẫn giữa các bên lại xuất phát từ yêu cầu kỹ thuật. Không phải các nhà đài khác không đáp ứng được yêu cầu của K + về kĩ thuật để bảo đảm không thất thoát bản quyền, mà cái khó là nếu đáp ứng yêu cầu này, các đài sẽ phải công khai số lượng thuê bao thực sự của mình.
Một chuyên gia đánh giá, không một nhà Đài nào muốn công bố chuẩn xác con số thuê bao của mình, bởi đây là điều tối kỵ trong hoạt động kinh doanh của các nhà đài.
Vì sao, kinh doanh báo chí ở Việt Nam lại là một vấn đề khá bí mật và nhạy cảm?
Theo nhiều nhà báo, bí mật kinh doanh của các tờ báo chính là nguyên nhân chính. Mỗi tờ báo đều có những bí mật trong chiến lược phát triển kinh doanh của mình. Trong bối cảnh sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các tờ báo với nhau thì không ai muốn để lộ bí quyết, chiêu thức kinh doanh của mình ra bên ngoài.
Lý do thứ hai liên quan đến vấn đề quảng cáo. Nhiều người cho rằng, thông thường các tờ báo đều nói quá lên về số lượng phát hành của mình. Bởi lượng phát hành của tờ báo có liên quan mật thiết đến khả năng thu hút quảng cáo, tài trợ, cũng như về mặt giá cả.
Cũng có ý kiến cho rằng, con số thực lãi của các cơ quan báo chí lớn hơn nhiều so với các con số được công bố trong các báo cáo. Họ cho rằng do nhiều bất cập trong cơ chế quản lý thuế, nên ở một số cơ quan báo chí có hiện tượng giấu lãi, để từ đó giảm số thuế phải nộp. Hiện tượng này, nếu có thì cần có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn.
* * *
Ngoài ra, một số vấn đề khác mà trong luận văn này chưa có điều kiện phân tích như: vì sao các cơ quan tạp chí lại ít kinh doanh và nếu có kinh doanh thì ít hiệu quả; hoạt động kinh doanh của các loại hình truyền thông có gì khác nhau, những hoạt động kinh doanh của báo chí địa phương khác gì so với báo chí Trung ương…
CHƢƠNG 3:
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ