Phát triển tập đoàn báo chí ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Mô hình tổ chức kinh doanh của cơ quan báo chí trong nền kinh tế thị trường (Khảo sát báo Tiếng nói Việt Nam, Tiền phong, Thời báo Kinh tế Việt Nam từ năm 2007-2010 (Trang 30)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.3 Phát triển tập đoàn báo chí ở Việt Nam

Cùng với sự mở rộng hoạt động kinh doanh của các cơ quan báo chí đã đặt ra vấn đề về hình thành các tập đoàn báo chí, hay tập đoàn truyền thông. Vấn đề tập đoàn báo chí được đưa ra bàn luận trên báo chí Việt Nam từ khoảng giữa năm 2004 khi trên thực tế Việt Nam đã tồn tại mô hình “tổ hợp truyền thông đa lĩnh vực hoạt động như một tập đoàn kinh tế” như: báo Nhân Dân hiện có báo

ngày, báo tuần, báo tháng và báo điện tử; Đài truyền hình Việt Nam không chỉ có tạp chí mà còn có hãng phim, công ty nghe nhìn, các đơn vị hoạt động dịch vụ; Thời báo Kinh tế Việt Nam có báo ngày, báo điện tử, địa ốc cho thuê…

Ngày 30/9/2005, trong buổi họp báo giới thiệu quyết định số 219 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin đến 2010, Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Thông tin – Truyền thông) Đỗ Quý Doãn đã khẳng định: Trong Chiến lược này, Chính phủ đã cho phép thử nghiệm xây dựng mô hình Tập đoàn báo chí. [2]

Theo Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn thì: việc xây dựng Tập đoàn báo chí ở Việt Nam sẽ không áp dụng rập khuôn một mô hình của nước nào mà chỉ học tập có lựa chọn những kinh nghiệm từ bên ngoài. Tập đoàn báo chí không đơn thuần gộp các cơ quan báo chí nhỏ lại mà Tập đoàn phải thể hiện được tính chất, tiềm lực, qui mô trong lĩnh vực thông tin.

Ngoài ra, Chỉ thị 42 của Ban Bí thư về nâng cao toàn diện hoạt động xuất bản cũng đã đề cập cho thử nghiệm thành lập tổ hợp báo chí xuất bản và tập đoàn báo chí xuất bản.

Từ đó đến nay, rất nhiều cơ quan báo chí thể hiện tham vọng phát triển thành tập đoàn báo chí.

Gần đây nhất, Tổng công ty truyền thông đa phương tiện (VTC) cho biết, năm 2010 sẽ phấn đấu xây dựng VTC trở thành Tập đoàn truyền thông đa phương tiện Việt Nam.

Để thực hiện mục tiêu này, VTC sẽ tái cơ cấu tổ chức với 5 khối gồm kinh doanh dịch vụ nội dung số; kinh doanh dịch vụ viễn thông; kinh doanh dịch vụ truyền hình; khối báo chí và khối sự nghiệp đào tạo. Đồng thời đưa ra mục tiêu đạt doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2011.

Tiến sỹ Tạ Ngọc Tấn, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản cho rằng: Theo xu hướng phát triển chung, nhất là trong điều kiện đất nước ta đang xây dựng nền

kinh tế thị trường, định hướng XHCN, đồng thời với việc bắt đầu tiến trình hội nhập toàn diện và sâu sắc vào nền kinh tế thế giới, sự ra đời của các Tập đoàn báo chí là một dự báo hiện thực hoàn toàn có thể hiểu được. Nói cách khác, sự hình thành các Tập đoàn báo chí là xu hướng phát triển tất yếu. [17]

Tuy nhiên cho tới nay, vấn đề thành lập Tập đoàn Báo chí ở Việt Nam vẫn còn nhiều vướng mắc.

Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn thì: cơ chế tài chính của cơ quan báo chí cũng đã được xác định: cơ quan báo chí được phép tổ chức kinh doanh dịch vụ phù hợp với chức năng nhiệm vụ để tạo nguồn thu đầu tư trở lại cho hoạt động báo chí. Quy định như vậy có nghĩa là báo chí được phép tổ chức các hoạt động kinh doanh thì rõ ràng phải được quyền thành lập các doanh nghiệp phù hợp với điều kiện và trong thực tế cũng đã có những tờ báo có công ty của mình, hoạt động đúng quy định của pháp luật, phù hợp với chức năng nhiệm vụ để phục vụ cho hoạt động báo chí. [17]

Ông Doãn nói: “Chủ trương và hành lang pháp lý cho việc hình thành tập đoàn báo chí đã có. Vì vậy, những cơ quan báo chí nào thấy có đủ năng lực nên mạnh dạn xin chủ trương của cơ quan chủ quản, mạnh dạn thực hiện. Các cơ quan quản lý không thể áp đặt một mô hình cụ thể nào cho báo chí, tự thân các cơ quan báo chí phải mạnh dạn thử nghiệm, dần dần rút kinh nghiệm để hoàn thiện mô hình”. [17]

Ông Nguyễn Quang Thống, Ủy viên Thường vụ, Thường trực, Hội nhà báo Việt Nam Nguyễn Quang Thống nêu thông tin: “Hiện nay, chưa có cơ quan báo chí nào nộp đề án xin thành lập tập đoàn, bởi hiện các cơ quan quản lý mới cho chủ trương, nghiên cứu chưa chưa đưa ra mô hình nào cả”.[17]

Trong khi đó, Tổng biên tập Đào Nguyên Cát của Thời báo Kinh tế Việt Nam – tờ báo được coi là rất nhanh nhạy trong kinh doanh thì cho rằng, thời điểm này chưa chín muồi để nói về vấn đề thành lập tập đoàn báo chí.

“Thời báo kinh tế Việt Nam hiện có 5 ấn phẩm thường xuyên là báo hàng ngày, báo điện tử, tạp chí Tư vấn tiêu dùng, tạp chí Vietnam Economic Times (tiếng Anh) và tạp chí The Guide (tiếng Anh). Có người nói, gọi Thời báo kinh tế là một tập đoàn cũng được, nhưng tôi cho rằng, gọi là một nhóm báo chí, một tổ hợp báo chí thì đúng hơn. Có người cho rằng, để hình thành tập đoàn cần hợp tác với nước ngoài, nhưng chúng tôi đã có kinh nghiệm xương máu. Thời báo Kinh tế thành lập năm 1991, đến năm 1993 thì một Tập đoàn của Thụy Sĩ vào đầu tư. Sau 4 năm thì họ lỗ 17 lần, tức lỗ 1,7 triệu USD. Nhưng không phải tờ báo lỗ do làm ăn kém mà do họ quảng cáo lớn, đầu tư lớn quá. Từ khi nước ngoài rút vốn, rút người về, chúng tôi tự chủ phát triển tờ báo và lại làm ăn có lãi. Sở dĩ lãi là vì chúng tôi cũng làm được như họ, thậm chí hơn họ mà lại chi tiêu ít hơn họ” – Ông Cát nói. [17]

Có thể thấy, ở các nước tư bản chủ nghĩa, các tập đoàn báo chí hình thành trên cơ sở tích tụ tư bản, sát nhập, thâu tóm nhau, từ đó gia tăng sức mạnh.

Ngoài ra, những tập đoàn kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ cũng có thể liên kết với các công ty báo chí để mở rộng hoạt động kinh doanh, vừa tìm kiếm lợi nhuận, vừa có lợi thế về mặt truyền thông. Vì thế, thực chất của việc hình thành các tập đoàn báo chí là một quá trình thuần túy kinh tế, nhằm mục đích kinh tế, bị lợi nhuận chi phối.

Hồi đầu tháng 10 năm 2009, Trung Quốc đã công bố kế hoạch, thành lập các công ty giải trí, thông tin – truyền thông và văn hóa với “định hướng thị trường”, độc lập về phương diện tài chính.

Các công ty nhà nước sẽ được tái cơ cấu để tiếp nhận nguồn tài chính từ bên ngoài để “có thể tự sinh tồn, thay vì bám vào các cơ quan nhà nước như vật ký sinh”.

Đây là những thông tin tham khảo hết sức hữu ích cho Việt Nam trong việc nghiên cứu thành lập các tập đoàn báo chí.

CHƢƠNG 2:

KHẢO SÁT MÔ HÌNH TỔ CHỨC KINH DOANH CỦA CƠ QUAN BÁO CHÍ

Một phần của tài liệu Mô hình tổ chức kinh doanh của cơ quan báo chí trong nền kinh tế thị trường (Khảo sát báo Tiếng nói Việt Nam, Tiền phong, Thời báo Kinh tế Việt Nam từ năm 2007-2010 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)