Nâng cao hiệu quả phát hành và quảng cáo

Một phần của tài liệu Mô hình tổ chức kinh doanh của cơ quan báo chí trong nền kinh tế thị trường (Khảo sát báo Tiếng nói Việt Nam, Tiền phong, Thời báo Kinh tế Việt Nam từ năm 2007-2010 (Trang 73)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1 Nâng cao hiệu quả phát hành và quảng cáo

Như đã trình bày ở phần trên, Phát hành và Quảng cáo có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một cơ quan báo chí.

Các tờ báo in ở Việt Nam thường phát hành chủ yếu qua 2 kênh: Tự phát hành và qua hệ thống Bưu điện (Công ty phát hành báo chí Trung ương).

Theo một số lãnh đạo cơ quan báo chí thì hiện nay, kênh phát hành qua hệ thống Bưu điện chiếm tới 2/3 số lượng phát hành của các tờ báo. Phát hành qua kênh này thường rất ổn định, và một lợi thế nữa là các cơ quan báo chí có thể thu tiền ngay.

Tuy nhiên, phát hành qua hệ thống Bưu điện thì sẽ khó có thể đến được mọi ngóc ngách. Do đó, việc tự phát hành qua các công ty tư nhân càng ngày càng chiếm vai trò quan trọng.

Với đội ngũ phát hành này, tờ báo có thể đến tay các chị bán hàng tạp hóa, các bà hàng rau, hàng nước, cánh thợ hồ, xe ôm, giới trẻ, công chức uống cafe buổi sáng…

Công tác phát hành được đặc biệt chú trọng ở các tờ nhật báo như: Thanh niên, Tuổi trẻ, Tiền phong…

Thách thức lớn nhất của các tờ nhật báo là phải xuất hiện trên các sạp báo từ 6 – 7 h sáng. Điều này rất đơn giản nếu phát hành ở các thị trường lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh… Nhưng nếu muốn phát hành ở các tỉnh xa như Cao Bằng, Hà Tĩnh… thì đây lại là một thách thức không nhỏ.

Giả sử, báo được vận chuyển từ nhà in ở Hà nội từ 3h sáng, nếu suôn sẻ, tờ báo này sẽ xuất hiện trên các sạp báo ở Thanh Hóa vào lúc 7h sáng. Nhưng nếu tắc đường, hoặc gặp sự cố bất ngờ, thì có thể đến 10h sáng mới đến nơi. Như vậy, khả năng bị ế là rất lớn.

Một vấn đề nữa là khi vận chuyển đến các địa bàn xa, trừ đi chi phí vận tải tương đối lớn, số lượng báo tiêu thụ không đáng kể thì lãi mà tòa soạn thu được không đáng là bao, thậm chí là lỗ nặng.

Để giải quyết những vấn đề này, các tờ báo đã có nhiều cách khắc phục khác nhau, trên cơ sở tính toán làm sao để đạt được hiệu quả cao nhất.

Công nghệ hiện nay cho phép có thể in ấn ở nhiều nơi trong cùng một thời điểm. Áp dụng phương án này, các tờ báo tiết kiệm được chi phí vận chuyển, nhưng lại phình thêm 1 bộ phận làm việc tại địa bàn đó. Chẳng hạn, báo Tiền phong có thể in ấn ở Nghệ An và nhiều nơi khác trên cả nước…

Điều quan trọng nhất là sự hiện diện của tờ báo tại những nơi đó sẽ có khả năng thu hút được quảng cáo của những doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu.

Tuy nhiên, không phải lúc nào phát hành rộng cũng có thể thu được hiệu quả cao. Và không phải tờ báo nào cũng muốn phát hành càng nhiều càng tốt.

Một tờ báo có thể không muốn tăng lượng phát hành ở khu vực miền Trung, vì chi phí vận chuyển quá tốn kém. Hoặc họ cũng có thể chỉ in các tờ quảng cáo đính kèm với báo tại các tỉnh, thành lớn trong cả nước (có thỏa thuận với các doanh nghiệp); còn ở các địa bàn nhỏ hơn thì sẽ không có các tờ quảng cáo đính kèm theo báo nữa. Vì ở các địa bàn đó, hiệu quả mà tờ báo và doanh nghiệp quảng cáo thu được không cao, trong khi đó sẽ phải mất thêm chi phí giấy và in ấn…

Hoặc có tờ báo không muốn tăng lượng phát hành vì, với số tiền quảng cáo thu được, nếu phát hành ở con số hiện tại thì họ sẽ có lãi, nhưng nếu tăng

lượng phát hành thì các chi phí khác sẽ tăng lên, dẫn đến lợi nhuận thu được bị giảm.

Nâng cao hiệu quả phát hành và quảng cáo là ưu tiên của hầu hết các cơ quan báo chí hiện nay. Trong đó, với các Đài truyền hình và Đài Tiếng nói Việt Nam thì nâng cao hiệu quả phát hành chính là mở rộng tầm phủ sóng, từ đó thu hút quảng cáo.

Một phần của tài liệu Mô hình tổ chức kinh doanh của cơ quan báo chí trong nền kinh tế thị trường (Khảo sát báo Tiếng nói Việt Nam, Tiền phong, Thời báo Kinh tế Việt Nam từ năm 2007-2010 (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)