Mô hình tổ chức kinh doan hở báo Tiếng nói Việt Nam

Một phần của tài liệu Mô hình tổ chức kinh doanh của cơ quan báo chí trong nền kinh tế thị trường (Khảo sát báo Tiếng nói Việt Nam, Tiền phong, Thời báo Kinh tế Việt Nam từ năm 2007-2010 (Trang 37)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1.2 Mô hình tổ chức kinh doan hở báo Tiếng nói Việt Nam

Ở Đài Tiếng nói Việt Nam hiện nay, Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ Phát thanh chịu trách nhiệm khai thác quảng cáo cho toàn bộ các đơn vị trực thuộc Đà như: VOV TV (Hệ phát thanh có hình), VOV News (Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam); VOV 1 (Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp); VOV 2 (Hệ Văn hóa – Đời sống – Khoa giáo); VOV 3 (Hệ Âm nhạc – Thông tin – Giải trí); VOV 4 (Hệ phát thanh Dân tộc);VOV 5 (Hệ phát thanh đối ngoại); VOV giao thông…

Theo phân công nhiệm vụ của Đài, Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ phát thanh sẽ phụ trách việc khai thác quảng cáo cho báo Tiếng nói Việt Nam.

Còn báo Tiếng nói Việt Nam có phòng Kinh doanh, chịu sự quản lý trực tiếp của Ban biên tập tờ báo.

Phòng Kinh doanh của báo Tiếng nói Việt Nam cũng trở thành 1 đại lý khai thác quảng cáo của Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ phát thanh.

Tuy nhiên, phòng Kinh doanh sẽ quản lý toàn bộ công tác phát hành tờ báo trên phạm vi toàn quốc. Cụ thể:

- Quản lý xuất bản trên từng số báo, số lượng báo, các kênh phát hành. - Theo dõi, nắm vững CTV phát hành, tổ chức mở rộng các Đại lý phát

hành trên toàn quốc theo cơ chế tài chính đã được Đài phê duyệt.

- Không ngừng đổi mới công tác tiếp thị, nâng cao số lượng phát hành trên từng số báo.

Ngoài ra, phòng Kinh doanh còn có nhiệm vụ tìm các đối tác tài trợ, xây dựng chuyên trang, chuyên mục… trên báo Tiếng nói Việt Nam theo đúng tôn chỉ, mục đích của báo.

Đồng thời, có thể đề xuất, tổ chức các sự kiện, làm truyền thông cho các doanh nghiệp, hạch toán theo quy định tài chính mà Ban biên tập phê duyệt.

Hay có thể tổ chức in ấn các ấn phẩm về văn hóa, liên kết xây dựng các ấn phẩm mới.

Phòng kinh doanh của báo Tiếng nói Việt Nam hiện có 4 nhân sự. Trong đó, tất cả đều không được đào tạo chuyên môn về phát hành báo chí, hầu hết đều làm trái ngành. Trưởng phòng là ông Trần Quốc Tuấn, cử nhân Luật và Văn bằng 2 Báo chí.

Mô hình tổ chức kinh doanh của báo Tiếng nói Việt Nam:

Lãnh Đạo Đài Tiếng nói Việt Nam

Báo Tiếng nói Việt Nam

Trung tâm Quảng cáo & Dịch vụ Phát

thanh

Phòng Kinh doanh

- Trực tiếp quản lý hệ VOV giao thông

- Đầu mối liên hệ quảng cáo trên tất cả các đơn vị trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam: VOV1, VOV2, VOV3,…, VOVTV, báo Tiếng nói Việt Nam, báo điện tử VOV news

- Quản lý toàn bộ công tác phát hành báo Tiếng nói Việt Nam trên toàn quốc.

- Là 1 đại lý quảng cáo của Trung tâm Quảng cáo & Dịch vụ phát thanh.

- Tìm kiếm các nguồn tài trợ, tổ chức sự kiện, liên kết xuất bản,..

* Một số vấn đề trong công tác phát hành và quảng cáo của báo Tiếng nói Việt Nam

Theo ông Trần Quốc Tuấn, trưởng phòng Kinh doanh của báo Tiếng nói Việt Nam thì tờ báo này đã 2 lần “tấn công” ra thị trường. Cụ thể, vào khoảng năm 2000 – 2001, và năm 2004 – 2005, tờ báo đã phát hành ra các sạp báo trên thị trường.

Tuy nhiên, cả 2 lần ra sạp, có thể nói, tờ báo này đều thất bại. Lần ra sạp thứ 2 của tờ báo chỉ vẻn vẹn trong 6 tháng.

Ông Tuấn cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến tờ báo không thu hút được công chúng là vì không có những thông tin xã hội, dân sinh… gần gũi với người đọc.

Bên cạnh đó, do 1 tuần chỉ phát hành 2 số nên tờ báo khó có thể cập nhật các tin tức mới nóng diễn ra hàng ngày.

Ngoài ra, dù đã rất cố gắng, nhưng việc PR, quảng bá cho tờ báo cũng chưa được đầu tư và thực hiện đến nơi đến chốn.

Thời điểm trước khi ra sạp, báo Tiếng nói Việt Nam đã in các tờ rơi, áp phích để dán ở các ga tàu, bưu điện…. Tuy nhiên, biện pháp này không gây được sự chú ý của công chúng vì có phần hơi mờ nhạt.

Ở thời điểm đó, nhiều tờ báo đã in các tấm pa – nô, áp phích lớn, quảng cáo trên các đường, phố, hay dán tại các sạp báo… Phương thức này tỏ ra hiệu quả hơn hẳn.

Việc quảng bá cho tờ báo trên làn sóng phát thanh cũng đã được thực hiện, nhưng hết sức nhỏ lẻ, không thường xuyên, thiếu chuyên nghiệp.

Có 1 chuyện khá vui rằng 1 đại lý phát hành của báo ở trên phố Hàng Trống, gần hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) lại hầu như không bao giờ bày bán báo Tiếng nói Việt Nam. Chủ các sạp báo này chỉ đưa ra khi có khách hỏi, trong khi nhiều tờ báo khác được bày rất bắt mắt ngay trên sạp.

Có thể thấy, nguyên nhân khiến báo Tiếng nói Việt Nam khó tiêu thụ là do cả 2 yếu tố: Nội dung chưa đủ hấp dẫn độc giả, và bộ phận kinh doanh, tiếp thị, quảng bá cho tờ báo chưa tốt.

Thời gian gần đây, báo Tiếng nói Việt Nam đã được cải tiến nhiều, đặc biệt là chất lượng nội dung. Báo Tiếng nói Việt Nam cũng có một đội ngũ nhân sự khá đông đảo không kém nhiều tờ báo có tiếng khác. Nhân sự hiện nay của tờ báo lên tới 40 người, trong đó có 1 Tổng biên tập là bà Hoàng Minh Nguyệt – Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; 2 phó Tổng biên tập (1 Phó tổng phụ trách nội dung và 1 Phó tổng phụ trách tài vụ), đội ngũ phóng viên, biên tập viên lên tới 20 người…

Đó là chưa kể báo còn có một đội ngũ cộng tác viên đông đảo, chính là những phóng viên của Đài, có hiểu biết chuyên sâu trên nhiều lĩnh vực, làm cả báo mạng, báo phát thanh, báo hình… phân bổ ở khắp mọi miền trên đất nước, và ở nước ngoài.

Thế nhưng, công tác phát hành và quảng cáo của tờ báo vẫn không có hiệu quả cao. Theo tiết lộ của nhiều phóng viên, biên tập viên trong Đài thì lượng phát hành của tờ Tiếng nói Việt Nam rất thấp, có khi chỉ vài ngàn bản mỗi số.

Các số báo Tiếng nói Việt Nam hầu như không có quảng cáo. Ví dụ như báo Tiếng nói Việt Nam số ra ngày 29.6.2010, trong 16 trang báo, chỉ có 2 mẩu tin có thể coi là dịch vụ quảng cáo, PR. Đó là 2 mẩu tin ngắn: “Dr.Thanh đồng hành cùng học sinh nghèo vượt khó” và “Hoàng Thấp Linh – giảm đau, giảm sưng nhiều khớp do viêm khớp dạng thấp”. Tuy nhiên, theo ông Trần Quốc Tuấn, tòa soạn chỉ thu được tiền ở mẩu tin thứ 2, còn mẩu tin thứ nhất là do phóng viên… “gửi”.

Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ phát thanh – đơn vị bán quảng cáo cho các đơn vị trong Đài, trong đó có báo Tiếng nói Việt Nam hiện đang tập trung

cho kênh VOV giao thông nhiều hơn. Kênh VOV giao thông ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang rất hút quảng cáo, và doanh số quảng cáo thu được ở kênh này chiếm từ 50 – 70% doanh thu quảng cáo của tất cả các đơn vị trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam.

Theo ông Vũ Minh Tuấn, Giám đốc Trung tâm quảng cáo và Dịch vụ Phát thanh thì riêng kênh VOV Giao thông Hà Nội năm 2009 có doanh thu tới 70 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng doanh thu của cả Đài năm 2009 là 150 tỷ đồng. Doanh thu của kênh VOV Giao thông tại Hà Nội năm 2010 dự kiến sẽ tiếp tục vượt xa con số trên, góp phần đáng kể để tăng doanh thu của Đài…

Còn kênh VOV Giao thông TP.HCM dù mới đi vào hoạt động được nửa năm 2010 nhưng dự kiến sẽ đem về trên 50 tỷ đồng…

Ngoài ra, họ cũng tập trung xây dựng và phát triển Hệ phát thanh có hình VOV TV… Đây cũng là mảnh đất để khai thác quảng cáo tiềm năng, nhưng VOV TV chưa định hình được phong cách và hướng đi riêng, chưa tạo được dấu ấn đối với công chúng truyền thông ở nước ta.

Đây là những đơn vị có tiềm năng và vẫn có thể tiếp tục khai thác, mang doanh thu về cho Đài Tiếng nói Việt Nam. Do đó, hiện nay mảng phát triển kinh doanh trên báo Tiếng nói Việt Nam chưa được đẩy mạnh. Để khắc phục điều này, ban biên tập Báo Tiếng nói Việt Nam cần chủ động hơn nữa trong việc đề ra chiến lược và lập kế hoạch kinh doanh cho tờ báo.

Về phát hành, hiện nay báo Tiếng nói Việt Nam có mặt tại tất cả các tỉnh thành trên cả nước, nhưng chủ yếu tập trung ở khu vực phía Bắc.

Cơ quan phát hành Báo chí Trung ương là đơn vị được thuê để vận chuyển báo đến các địa phương.

Theo ông Trần Quốc Tuấn, thông thường, nếu không gặp trục trặc trên đường vận chuyển, thì ở các tỉnh, thành phố lớn vào khoảng 8 – 9h sáng, báo mới được đưa đến độc giả.

Còn đối với các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng cao… thì thông thường phải đến chiều tối ngày hôm sau, báo mới đến được tay đơn vị đặt báo.

Đối tượng đặt báo Tiếng nói Việt Nam chủ yếu là người hưu trí, hoặc một số đơn vị bộ đội, một số cơ quan có nhu cầu tra cứu, tìm thông tin sâu…. Chẳng hạn, hiện nay Quân khu II đang đặt số lượng 500 tờ/số để gửi cho các đơn vị thuộc Quân khu…

Lãnh đạo Ban biên tập báo Tiếng nói Việt Nam cho biết, trước mắt, báo Tiếng nói Việt Nam phải bảo đảm bám sát đường lối chỉ đạo của Đài, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của tờ báo.

Trong tương lai, có thể báo sẽ tăng phát hành lên 3 số 1 tuần.

* Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của báo Tiếng nói Việt Nam:

- Xác định rõ hướng phát triển của tờ báo.

- Cải tiến nội dung của tờ báo. Ngoài việc huy động số phóng viên hiện có, cần kết nối mạnh hơn nữa với các kênh thông tin và các phóng viên trong Đài Tiếng nói Việt Nam để có nhiều tin tức cập nhật hơn và chất lượng hơn.

- Đẩy mạnh quảng bá cho tờ báo trên các kênh thông tin của Đài. Đây là lợi thế không nhỏ của báo Tiếng nói Việt Nam bởi Đài có rất nhiều kênh thông tin phát liên tục trong nước và nước ngoài, tầm phủ sóng rộng. Đối tượng công chúng đông đảo, ở khắp mọi miền đất nước. Ngoài ra, cũng có thể lôi kéo thính giả phát thanh trở thành độc giả của Báo Tiếng nói Việt Nam bằng cách kết nối với các chương trình phát thanh đang ăn khách hiện nay. Ví dụ: Tổ chức cuộc thi viết kịch bản Quick & Snow show, giao lưu, tư vấn giữa thính giả với các biên tập viên, phóng viên nổi tiếng của Đài…

- Ban biên tập chủ động lập kế hoạch kinh doanh, quảng cáo cho tờ báo một cách chuyên nghiệp, xác định mục tiêu trong từng giai đoạn.

- Nghiên cứu thị trường và xác định đối tượng độc giả mục tiêu.

Một phần của tài liệu Mô hình tổ chức kinh doanh của cơ quan báo chí trong nền kinh tế thị trường (Khảo sát báo Tiếng nói Việt Nam, Tiền phong, Thời báo Kinh tế Việt Nam từ năm 2007-2010 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)