7. Kết cấu của luận văn
2.1.3.1 Vài nét về Thời báo Kinh tế Việt Nam
Thời báo Kinh tế Việt Nam ra số đầu tiên tháng 9/1991 với tên gọi “Thông tin Kinh tế”, xuất bản 1 số/tuần. Tuy nhiên, chỉ 3 tháng sau, vào tháng 12/1991, tờ báo đã chính thức mang tên gọi như hiện nay, và bản tiếng Việt ra tới 6 số/tuần.
Ngoài ấn phẩm tiếng Việt, cơ quan này còn xuất bản một loạt ấn phẩm khác. Đó là tạp chí tiếng Anh “Vietnam Economic Times” ra hằng tháng; tạp chí “The Guide” về du lịch ra hằng tháng bằng tiếng Anh, Hoa, và tiếng Nhật; tạp chí “Tư vấn tiêu dùng” ra 2 kì/tháng.
Cũng như nhiều tờ báo in khác, Thời báo Kinh tế Việt Nam cũng ra báo điện tử vneconomy bằng cả tiếng Việt và Anh: www.vneconomy.com.vn.
Ra đời trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang mở cửa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, một tờ báo chuyên về thông tin kinh tế như Thời báo Kinh tế Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển.
Đặc biệt kể từ năm 2000, sau khi thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời và bùng nổ trong những năm từ 2005 đến nay thì Thời báo Kinh tế Việt Nam đã trở thành một trong những tờ báo không thể thiếu của giới doanh nhân, giới đầu tư trong và ngoài nước.
Thời báo Kinh tế Việt Nam là tờ báo chuyên sâu về thông tin kinh tế với nhiều chuyên mục hữu ích cho giới doanh nhân như: thời sự kinh tế, chân dung doanh nghiệp, doanh nhân nước ngoài, chợ công nghệ, kinh doanh, kinh tế pháp luật, kinh tế xã hội, hội nhập kinh tế, chứng khoán, Tiền & hàng…
Có thể thấy, do đặc thù là báo ngày, đối tượng độc giả chính lại là những người khá bận rộn, nên Thời báo Kinh tế Việt Nam nặng về tin tức kinh tế, cung cấp những thông tin nhanh nhất và hữu ích nhất cho doanh nghiệp và người tiêu dùng như: các chính sách, văn bản pháp luật mới của các cơ quan Nhà nước; biến động giá cả trên thị trường, giá vàng, chứng khoán…
Bên cạnh đó là các bài phỏng vấn và bài phân tích sâu. Mỗi số báo hầu như đều có bài phỏng vấn các nhà quản lý, các chuyên gia kinh tế có uy tín về một vấn đề hoặc chính sách kinh tế nào đó như: thị trường điện, cổ phần hóa doanh nghiệp, chính sách thuế, xuất nhập khẩu, quản lý thị trường chứng khoán….
Các doanh nhân, nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng thường xuyên được phỏng vấn về các vấn đề nóng trên thị trường hoặc các kinh nghiệm thành công của doanh nghiệp.
Chẳng hạn như phỏng vấn bà Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốc Vinamilk về sự biến động của thị trường sữa trong nước, định hướng phát triển của doanh nghiệp… sau khi Vinamilk trở thành đại diện đầu tiên của Việt Nam có mặt trong Top 200 doanh nghiệp châu Á xuất sắc có doanh thu dưới 1 tỷ USD năm 2010 của tạp chí danh tiếng Forbes.
Những bài phỏng vấn tương tự cũng được thực hiện với nhiều doanh nhân tiêu biểu như phỏng vấn những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam, hoặc phỏng vấn đại diện của các doanh nghiệp sắp niêm yết, các doanh nghiệp đang được nhiều người chú ý về các chính sách, sản phẩm của doanh nghiệp, cũng như những kinh nghiệm, hoặc những khó khăn mà họ đang gặp phải… để từ đó đưa ra những thông tin đa chiều hữu ích cho độc giả. Đồng thời, trong nhiều trường hợp, mang lại lợi ích kinh tế cho tờ báo.
Ngoài ra là phản ánh của các phóng viên về những hiện tượng, những diễn biến, những vấn đề đặt ra trong đời sống của nền kinh tế. Chẳng hạn như việc lãi suất qua đêm liên ngân hàng tăng, chỉ số giá tiêu dùng CPI có nhiều đột biến, hay những dự đoán, nhận định về thị trường vàng, những bất cập trong các văn bản pháp luật của Nhà nước…
Đặc biệt, Thời báo Kinh tế Việt Nam là một trong những tờ báo hiếm hoi sử dụng một cách thường xuyên các sơ đồ, biểu bảng, thống kê…
Các biểu đồ, biểu bảng… rất thường xuyên xuất hiện ở trang nhất của tờ báo. Đó có thể là các con số thống kê về chỉ số giá tiêu dùng, biểu đồ về tình hình xuất nhập khẩu, hay là các con số về thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI)…
Điều này không chỉ khiến hình thức của tờ báo được sinh động hơn, tăng thêm 1 “cửa” trong thông tin mà còn giúp độc giả dễ dàng có sự so sánh, nắm bắt thông tin một cách tốt nhất.
Theo một số thông tin, thì Thời báo Kinh tế Việt Nam có sự hỗ trợ của tập đoàn báo chí Ringer (Thụy Sĩ) trong việc đào tạo nhân sự thiết kế báo in hiện đại.
Ngoài ấn phẩm chính, Thời báo Kinh tế Việt Nam còn có nhiều ấn phẩm phụ, phản ảnh toàn diện nhiều mặt của nền kinh tế cũng như đáp ứng mọi nhu cầu thông tin của độc giả tờ báo. Chẳng hạn như tờ Tư vấn Tiêu & dùng chủ yếu đưa các tin tức về dịch vụ, giải trí…; tờ Vietnam Economic Times hay The Guide (bằng 3 thứ tiếng: Anh, Hoa, Nhật) thì cung cấp thông tin về cơ hội đầu tư, tình hình của nền kinh tế, cũng như những thủ tục đầu tư tại Việt Nam…. đến các nhà đầu tư nước ngoài.
2.1.3.2 Mô hình tổ chức kinh doanh của Thời báo Kinh tế Việt Nam
Thời báo Kinh tế Việt Nam là tờ báo khá năng động trong việc kinh doanh các sản phẩm của mình. Có thể thấy, doanh thu của tờ báo đến từ rất nhiều nguồn như: quảng cáo, phát hành, kêu gọi tài trợ, bất động sản, các dịch vụ truyền thông cho doanh nghiệp…
Và để kinh doanh một cách hiệu quả nhất, Thời báo Kinh tế Việt Nam đã cho ra nhiều ấn phẩm phụ, mỗi ấn phẩm lại có từng tiêu chí riêng biệt, hướng tới những thị trường, đối tượng độc giả riêng.
“Thời báo Kinh tế Việt Nam” là tờ báo kinh tế hàng ngày duy nhất ở Việt Nam hiện nay khi phát hàng 6 ngày trong tuần. Do đó, tờ báo luôn cập nhật
được những thông tin mới nhất. Đây là một lợi thế trong phát hành của tờ báo, vì vậy, dù phải cạnh tranh với rất nhiều tờ báo nổi danh khác về kinh tế, như: báo Đầu tư, Sài Gòn Tiếp thị, Doanh nhân Sài Gòn… thì “Thời báo Kinh tế Việt Nam” vẫn là một trong những ưu tiên của các doanh nhân, doanh nghiệp, các nhà đầu tư, nghiên cứu…
Theo một khảo sát vào năm 2009, lượng phát hành của tờ “Thời báo Kinh tế Việt Nam” là 50.000 bản/kỳ.[23]
Trong khi đó, với thiết kế, in ấn đẹp và nhiều thông tin hữu ích trong tiêu dùng, dịch vụ, du lịch…, hướng tới giới doanh nhân, văn phòng, những người khá giả… tờ Tư vấn Tiêu & dùng cũng có lượng phát hành khá lớn, khoảng 30.000 bản/kì, mỗi tháng ra 2 kỳ.
Ngoài ra, tạp chí tiếng Anh “Vietnam Economic Times” ra hàng tháng với lượng phát hành 10.000 bản/kì; tạp chí “The Guide” ra hàng tháng bằng tiếng Anh, Hoa, Nhật Bản, cũng có lượng phát hành lên tới 30.000 bản/kỳ [23].
Còn phiên bản điện tử Vneconomy thì có lượng page view khoảng 8 triệu lượt/tháng (theo công bố của công ty quảng cáo Admicro – đơn vị khai thác quảng cáo cho trang điện tử Vneconomy).
Theo website marketingvietnam.net – một trang thông tin về quảng cáo trên các báo thì năm 2008, lượng phát hành của “Thời báo Kinh tế Việt Nam” là 38.900 bản/kỳ. Tờ “Tư vấn Tiêu & dùng” có lượng phát hàng là 45.000 bản/kỳ; “Vietnam Economic Times” là hơn 20.000 bản/kỳ; Tờ “The Guide” là 28.500 bản/kỳ.
Nếu các con số trên là chính xác, thì có thể nói Thời báo Kinh tế Việt Nam đã khá thành công trong công tác phát hành, từ đó mở rộng, quảng bá thương hiệu của tờ báo ra thị trường. Theo những người làm việc trong lĩnh vực kinh doanh báo chí, một ấn phẩm có lượng phát hành 30.000 bản mỗi kỳ là đã có thể “sống” được.
Với nội dung của tờ báo như đã trình bày ở trên, chúng ta cũng dễ dàng nhận ra, tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam và các ấn phẩm phụ chủ yếu chỉ khai thác và cung cấp các thông tin có tính chất dịch vụ, thị trường, và nhắm vào từng đối tượng cụ thể. Đối tượng độc giả của “Thời báo Kinh tế Việt Nam” và tạp chí “Vietnam Economic Times” là Doanh nhân, lãnh đạo, chuyên viên cao cấp, doanh nghiệp…. Trong khi đó, đối tượng độc giả nhắm đến của tạp chí “Tư vấn Tiêu & dùng” là giới nội trợ, phụ nữ, giới công sở… khá giả; Còn “The Guide” hướng tới độc giả là khách du lịch, người nước ngoài sống tại Việt Nam…
Chính vì thế, với một đội ngũ nhân viên kinh doanh và marketing mạnh, chính sách giá hợp lí, tờ báo dễ dàng thu hút được nhiều quảng cáo cũng như dịch vụ đăng bài PR của các doanh nghiệp.
Với nhiều ấn phẩm khác nhau, Thời báo Kinh tế Việt Nam càng có nhiều cơ hội và phương án để tiếp cận với nhiều loại hình, nhiều nhu cầu phong phú của các doanh nghiệp.
Ngoài ra, Thời báo Kinh tế Việt Nam còn tổ chức nhiều giải thưởng trong lĩnh vực hoạt động của mình. Chẳng hạn, giải thưởng “Rồng Vàng” tôn vinh doanh nghiệp FDI (Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) xuất sắc, giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam” cho các doanh nghiệp trong nước ở từng lĩnh vực, hay giải thưởng “The Guide” cho các doanh nghiệp du lịch & dịch vụ…
Đồng thời, với việc tổ chức một cách chuyên nghiệp các giải thưởng này, Thời báo Kinh tế Việt Nam cũng có kế hoạch truyền thông cho giải thưởng của mình hết sức hoành tráng. Cho đến nay, các giải thưởng của Thời báo Kinh tế Việt Nam đều là các giải thưởng có uy tín, được giới doanh nhân và người tiêu dùng biết đến.
Bằng cách này, Thời báo Kinh tế Việt Nam đã thu được nguồn quảng cáo, tài trợ không nhỏ.
Không chỉ hoạt động trong lĩnh vực báo chí – truyền thông, Thời báo Kinh tế Việt Nam còn xây dựng nhà văn phòng, bãi đậu xe cho thuê. Cao ốc văn phòng của Thời báo Kinh tế Việt Nam ở 96 Hoàng Quốc Việt đã mang về một nguồn lợi nhuận lớn cho tờ báo.
Bên cạnh đó, Thời báo Kinh tế Việt Nam cũng thực hiện các ấn phẩm riêng bằng tiếng nước ngoài dành cho các doanh nghiệp quốc tế muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam…
Do có hiệu quả từ các hoạt động kinh doanh nên Thời báo Kinh tế Việt Nam có thể hoàn toàn tự chủ tài chính và có khả năng mở rộng đầu tư cho đội ngũ nhân lực, cơ sở vật chất, mở rộng thương hiệu, phát triển tờ báo…
Về đội ngũ làm công tác marketing và quảng cáo, phát hành… có thể nói Thời báo Kinh tế Việt Nam có một đội ngũ làm việc chuyên nghiệp. Việc tổ chức mạng lưới kinh doanh chặt chẽ, bài bản, được tính toán một cách kĩ lưỡng, có sự gắn kết chặt chẽ giữa bộ phận nội dung và bộ phận kinh doanh.
Nếu như báo Tiền phong làm công tác kinh doanh chủ yếu qua 2 đầu mối: Công ty cổ phần Tiền phong (Báo Tiền phong chiếm cổ phần chi phối, làm đa dạng các dịch vụ truyền thông, đào tạo, xuất nhập khẩu….) và Phòng Kinh doanh (phụ trách quảng cáo, phát hành và chịu sự quản lý trực tiếp của Ban Biên tập), thì Thời báo Kinh tế Việt Nam lại khác.
Trừ phiên bản điện tử Vneconomy được bán cho công ty Admicro khai thác quảng cáo, Thời báo Kinh tế Việt Nam tự đứng ra tổ chức quảng cáo, phát hành… cho các ấn phẩm của mình.
Mỗi ấn phẩm đều được giao cho một hoặc nhiều phó tổng biên tập phụ trách, có đội ngũ phát hành, quảng cáo riêng biệt hoạt động song song với phòng quảng cáo, phòng phát hành của cả tờ báo. Mối liên hệ giữa bộ phận nội dung và
bộ phận kinh doanh luôn được chặt chẽ, lãnh đạo tòa soạn luôn bám sát và có chỉ đạo kịp thời.
Ở Thời báo Kinh tế Việt Nam hiện nay, hàng tuần đều có nhận xét về tình hình kinh doanh, bán quảng cáo… của tờ báo để có điều chỉnh kịp thời.
Thời báo Kinh tế Việt Nam cũng tổ chức nhiều Hội nghị khách hàng lớn để từ đó thăm dò, khảo sát nhu cầu của các khách hàng quảng cáo.
Có thể thấy, mô hình tổ chức kinh doanh của Thời báo Kinh tế Việt Nam khá hiệu quả và phù hợp với quy mô của tờ báo.
Theo một khảo sát, thì quảng cáo, PR, tổ chức sự kiện mang lại nguồn thu chủ yếu cho Thời báo Kinh tế Việt Nam. Năm 2008, nguồn thu từ quảng cáo mang lại chiếm tới 58% tổng số thu của tờ báo; doanh thu phát hành chiếm 24%, còn các dịch vụ khác mang lại doanh thu 18%. [23].
Mô hình tổ chức của Thời báo Kinh tế Việt Nam khá giống với mô hình tập đoàn báo chí ở nước ngoài. Đó là một Tổng biên tập phụ trách chung, mỗi phó Tổng biên tập phụ trách 1 ấn phẩm riêng, bao gồm cả đội ngũ làm nội dung và quảng cáo, phát hành cho ấn phẩm đó.
* Kinh nghiệm thành công:
- Nội dung thông tin tốt, có sự khác biệt với những tờ báo kinh tế khác (ra báo ngày để cập nhật tin tức nhanh nhất).
- Quan điểm phát triển của tờ báo: Làm bạn với Doanh nghiệp. - Lợi thế về giá so với nhiều tờ báo kinh tế khác (rẻ hơn).
- Sự nhanh nhạy khi cho ra các ấn phẩm phụ, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng độc giả khác nhau.
- Đội ngũ kinh doanh chuyên nghiệp.
- Có chiến lược kinh doanh cụ thể. Công tác truyền thông, quảng bá tốt. - Sự chỉ đạo, giám sát chặt chẽ của lãnh đạo tờ báo.
2.2 Một số vấn đề đặt ra đối với hoạt động kinh doanh của các cơ quan báo chí các cơ quan báo chí
2.2.1 Một số vấn đề đặt ra
Nhập nhằng giữa nội dung và chuyện kinh doanh của tờ báo.
Khi các tòa soạn đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, quảng cáo…, coi mục tiêu phát triển doanh thu là một trong những mục tiêu quan trọng thì cũng đặt ra vấn đề: Liệu nội dung của tờ báo có độc lập với hoạt động kinh doanh của tờ báo?
Một trong những sự cố truyền thông xảy ra với báo VietNamNet năm 2010 vừa qua cũng liên quan đến vấn đề này.
Ngày 3/7/2010, báo VietNamNet đăng tin: “Innovgreen gửi thư khắp nơi vu cáo VietNamNet”.
Nội dung cụ thể như sau:
“Tháng 3/2010, trong lúc VietNamNet đăng loạt bài cho thuê đất rừng đầu nguồn thì ban lãnh đạo Innovgreen xin gặp để “bàn phương án hợp tác kinh doanh”. Những nội dung đàm phán kinh doanh đã được Innovgreen dùng vu cáo VietNamNet đòi tiền để không đăng bài.
… Cụ thể, Ngày 4/3, đoàn Innovgreen gồm trưởng đoàn là Tổng Giám đốc Dean Wu, Phó Tổng giám đốc cùng các chuyên gia, nhân viên đến gặp và làm việc với VietNamNet. Phía VietNamNet có đại diện là Phó Tổng biên tập Phạm Anh Tuấn cùng Trưởng phòng tổ chức hành chính, lãnh đạo công ty cổ phần VietNamNet và một số nhân viên kinh doanh.
Trong cuộc làm việc, Tổng Giám đốc Innovgreen bày tỏ mong muốn hợp tác kinh doanh, quảng bá sản phẩm dịch vụ, hợp tác truyền thông với VietNamNet.
Đại diện báo VietNamNet, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng biên tập trả lời với Tổng Giám đốc Innovgreen: Việc triển khai loạt bài viết đã thực hiện xong, đó là công tác nội dung của tờ báo, VietNamNet sẽ khách quan và đăng tải đầy đủ loạt bài về cho thuê đất rừng đầu nguồn. Việc hợp tác kinh doanh, quảng bá sản phẩm dịch vụ, hợp tác truyền thông nếu Innovgreen muốn thì đó là việc kinh doanh, không liên quan đến nội dung.
Sau cuộc gặp giữa hai bên, nhân viên Innovgreen liên tục gọi điện thúc giục Công ty cổ phần VietNamNet lên phương án hợp tác kinh doanh, báo giá các sản phẩm dịch vụ truyền thông.
Tuy nhiên những thảo luận trong hợp tác kinh doanh giữa Innovgreen và Công ty Cổ phần VietNamNet được nhân viên công ty Innovgreen gửi đi khắp nơi như “con tin” mà VietNamNet đưa ra để đòi tiền Innovgreen…”. [42]
Qua sự việc này cho thấy, hoạt động kinh doanh của các cơ quan báo chí