1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biến đổi của mô hình tổ chức nhà nước Việt Nam ( thế kỷ X-XIX

295 1,4K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 295
Dung lượng 3,08 MB

Nội dung

Nghiên cứu cấu trúc, sự vận hành của các thiết chế nhà nước ở Việt Nam thời trung đại - nền tảng chính trị của chế độ phong kiến Việt Nam - là một trong những vấn đề chủ yếu của giới sử

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-o0o -

PHẠM ĐỨC ANH

BIẾN ĐỔI CỦA MÔ HÌNH

TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

(THẾ KỶ X - XIX)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-o0o -

PHẠM ĐỨC ANH

BIẾN ĐỔI CỦA MÔ HÌNH

TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

Trang 3

i

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình khoa học của riêng tôi Tên đề tài luận án không trùng với bất cứ nghiên cứu nào đã được công bố Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận án được trích dẫn trung thực, khách quan và rõ ràng về xuất xứ

Hà Nội, tháng 7/2014

Phạm Đức Anh

Trang 4

ii

LỜI CẢM ƠN

Luận án là kết quả nghiên cứu của cá nhân, nhưng tôi không thể hoàn thành nếu không nhận được rất nhiều sự giúp đỡ Trước hết, tôi xin chân thành bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc GS.TSKH Vũ Minh Giang, giáo sư hướng dẫn của tôi Thầy đã tận tình chỉ bảo, dạy dỗ nhiều điều, lại trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện

từ luận văn thạc sĩ đến bản luận án tiến sĩ này

Tôi hết lòng cảm tạ các thầy cô đã và đang công tác tại Bộ môn Lịch sử Việt Nam cổ trung đại, Khoa Lịch sử: GS Phan Huy Lê, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc,

cố PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế, PGS.TS Vũ Văn Quân, PGS.TS Phan Phương Thảo, PGS.TS Hoàng Anh Tuấn… Các thầy cô đã luôn quan tâm động viên, khích

lệ, tận tình chỉ bảo và góp ý nhiều để bản thảo luận án của tôi được hoàn thành

Nhân đây, tôi tỏ lòng tri ân sâu sắc các thầy cô giáo Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, nơi tôi học tập và công tác Cảm ơn bạn bè đồng nghiệp - những người đã luôn chia sẻ, giúp đỡ, cung cấp tư liệu và nhiều thông tin hữu ích cho việc thực hiện luận án Tôi muốn nhắc tới ThS Đỗ Thị Hương Thảo, ThS Nguyễn Ngọc Phúc, ThS Tống Văn Lợi, ThS Vũ Đường Luân, ThS Đinh Thị Thùy Hiên, TS Đặng Hồng Sơn, TS Đỗ Thị Thùy Lan, ThS Phạm

Lê Huy, ThS Trịnh Văn Bằng, Hà Duy Biển…

Xin được cảm ơn Phòng Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tận tình hướng dẫn quy trình thực hiện và hồ sơ luận án

Đặc biệt, tôi muốn cảm ơn gia đình tôi, nhất là bố, mẹ và vợ, con tôi Gia đình là nguồn động viên lớn lao, là chỗ dựa vững chắc và động lực để tôi cố gắng

Bấy nhiêu lời không thể nói hết những người và những điều tôi muốn tri ân

Trang 5

Chương 1 MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC “TẬP QUYỀN THÂN DÂN” THỜI LÝ - TRẦN 19

1.1.1 Các chính quyền thế kỷ X: Bước quá độ tiến tới thể chế trung

ương tập quyền

19

1.1.2 Sự xuất hiện mô hình nhà nước “thân dân” 27

1.2 Những đặc điểm của thiết chế nhà nước thời Lý - Trần 32 1.2.1 Tư tưởng cai trị và chính sách “thân dân” 32

2.2.1 Nho giáo, chế độ quan liêu và chính sách đối với dân chúng 68

Trang 6

iv

Chương 3 MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC “TẬP QUYỀN QUÂN SỰ” TRONG GIAI

ĐOẠN THẾ KỶ XVI - XVIII

Chương 4 MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC “TẬP QUYỀN CHUYÊN CHẾ” THỜI

NGUYỄN

149

4.1 Nhà Nguyễn đầu thế kỷ XIX: Củng cố thiết chế trung ương tập quyền 149

4.2.4 Quan hệ làng - nước: Mâu thuẫn gia tăng 185

4.3 Khủng hoảng và suy vong của mô hình nhà nước tập quyền 189

Trang 7

v

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

I Bảng biểu

Bảng 1.1 Chính sách và thái độ “dân dân” dưới thời Lý - Trần (Qua thống kê

Đại Việt sử ký toàn thư)

34

Bảng 1.2 Các quy định - luật (chiếu, lệnh, lệ) ban hành thời Lý - Trần 51

Bảng 2.1 Chính sách đối với dân chúng dưới thời Lê Sơ (Qua thống kê Đại

Việt sử ký toàn thư)

69

Bảng 2.2 Số chức quan triều Lê Sơ so với triều Minh 88 Bảng 3.1 Tổng số chức quan triều Lê Trung hưng so với thời Lê Sơ 128 Bảng 3.2 Tổng số quan viên thời Lê Sơ và Lê Trung hưng 129 Bảng 3.3 Mức lương/năm của binh lính các đội Thị hậu (Ưu binh) 133 Bảng 3.4 Mức lương/tháng của ngoại binh các trấn và các nha dịch thuộc sai

Bảng 3.5 Mức ruộng cấp cho nhất binh bốn trấn (Quy định đầu thời Trung

hưng)

133

Bảng 4.1 Chức tước và phẩm trật của quan viên Lục bộ triều Nguyễn (so sánh

với thời Lê Sơ, Minh và Thanh)

168

Bảng 4.2 Số chức quan triều Nguyễn so với triều Lê Sơ 177 Bảng 4.3 Số chức quan triều Nguyễn so với triều Minh và Thanh 177 Bảng 4.4 Tổng số quan lại Lục bộ triều Nguyễn (so sánh với triều Lê, Minh và

Sơ đồ 3.1 Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê - Trịnh 132

Sơ đồ 3.2 Các loại án và cấp xét xử tương ứng dưới thời Lê Trung hưng 141

III Biểu đồ

Biểu đồ 4.1 Tổng số quan lại Lục bộ triều Nguyễn (so sánh với triều Lê, Minh

và Thanh)

180

Trang 8

vi

DANH MỤC PHỤ LỤC

II Chính sách và thái độ của Nhà nước đối với dân chúng thời Lý -

Trần và Lê Sơ (qua thống kê Đại Việt sử ký toàn thư)

222

III Các quy định pháp luật thời Lý - Trần (thống kê từ Đại Việt sử ký

toàn thư)

237

IV Số liệu tổng hợp về các tiến sĩ Nho học Việt Nam (thời Lê Sơ, Mạc

và Lê - Trịnh) (Qua thống kê Các nhà khoa bảng Việt Nam

1075-1919)

250

V Hệ thống các chức quan trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam 260

VI Hệ thống các chức quan Trung Hoa (thời Minh - Thanh) 280

Trang 9

1

M Ở ĐẦU

1 Lý do ch ọn đề tài

Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX là thời kỳ

tồn tại của các nhà nước quân chủ độc lập Trên nền tảng hệ tư tưởng, cơ sở kinh

tế - xã hội và khả năng kiểm soát, quản lý đối với các làng xã mà các triều đại quân chủ Việt Nam đã thiết lập các hình thức tổ chức nhà nước khác nhau Nghiên

cứu cấu trúc, sự vận hành của các thiết chế nhà nước ở Việt Nam thời trung đại -

nền tảng chính trị của chế độ phong kiến Việt Nam - là một trong những vấn đề

chủ yếu của giới sử học trong và ngoài nước Với ý nghĩa đó, việc khái quát và phân tích những đặc trưng, sự biến đổi của các mô hình nhà nước thời kỳ này là

cần thiết, đưa tới những nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn, không chỉ của bản thân vấn đề thiết chế chính trị, mà còn góp phần lý giải nhiều nội dung quan trọng khác của lịch sử Việt Nam

Mô hình nhà nước, mô hình tổ chức nhà nước hay mô hình thiết chế nhà nước là những khái niệm được sử dụng thống nhất để chỉ kết cấu hay hình thức tổ

chức quyền lực nhà nước Trong kết cấu này, chính quyền - nhà nước là quan

trọng nhất, nhưng bên cạnh đó còn có những yếu tố khác Với mô hình nhà nước quân chủ ở Việt Nam, bốn yếu tố sau đây có thể được coi là cốt yếu nhất: Hệ tư tưởng cai trị, tổ chức/cơ cấu chính quyền, hệ thống pháp luật, khả năng kiểm soát,

quản lý của chính quyền trung ương hay quan hệ giữa Nhà nước với làng xã Đây

là vấn đề quan trọng, nhưng tiếc rằng chưa có nhiều những nghiên cứu mang tính

hệ thống Từng vấn đề riêng rẽ, nhất là về tổ chức bộ máy chính quyền và luật pháp của các vương triều được quan tâm nghiên cứu từ lâu, đến nay đạt được nhiều thành tựu quan trọng Nhưng vấn đề đặt ra, chúng cần phải được nhìn nhận trong tổng thể của cấu trúc quyền lực, và nhất là, trong mối quan hệ và tác động qua lại với nền tảng kinh tế - xã hội, với bối cảnh lịch sử đã sản sinh ra mô hình

ấy Mặt khác, dù đã có nhiều nghiên cứu, nhưng không ít vấn đề chưa có lời giải

thỏa đáng, hơn thế, còn nhiều ý kiến chưa thật thống nhất Chẳng hạn, thiết chế trung ương tập quyền ở Việt Nam được thiết lập từ bao giờ? Triều Lý có phải một chính quyền tập trung? Giai đoạn thế kỷ XVI - XVIII có tồn tại chế độ trung ương

Trang 10

2

tập quyền? Mức độ ảnh hưởng từ các mô hình chính trị bên ngoài, nhất là thể chế Trung Hoa? Đâu là sáng tạo và đặc trưng của mô hình nhà nước Việt Nam? Đã đến lúc cần nhìn nhận lại và nghiên cứu các vấn đề đó một cách kĩ càng, sâu

sắc hơn

Sự biến đổi của các mô hình nhà nước là một tất yếu khách quan, hợp quy

luật phát triển của lịch sử Nó bắt nguồn từ vận động, biến đổi không ngừng của các yếu tố bên trong cấu trúc Các thiết chế nhà nước ở Việt Nam từ thế kỷ X đến

thế kỷ XIX cũng không nằm ngoài xu thế ấy Nghiên cứu kỹ đặc trưng của từng

kết cấu quyền lực nhà nước ở một giai đoạn lịch sử nhất định, cũng như chỉ ra

những đặc trưng xuyên suốt, những khuynh hướng và quy luật biến đổi của mô hình nhà nước trong cả tiến trình lịch sử…, hứa hẹn sẽ mang lại những nhận thức

mới, toàn diện hơn

Lịch sử chế độ quân chủ Việt Nam đã từng tồn tại các mô hình thiết chế nhà nước, là sản phẩm đồng thời tạo ra dấu ấn cho những giai đoạn lịch sử nhất định Thiết chế nhà nước thời Lý - Trần, tuy bộ máy chính quyền chưa thật hoàn

bị, nhưng đã tồn tại khá lâu dài, tạo nên thời đại “có tiếng là văn minh”, võ công, văn trị thập toàn Mô hình nhà nước Lê Sơ đạt tới trình độ cổ điển - đỉnh cao của thiết chế trung ương tập quyền ở Việt Nam, nhưng chỉ được duy trì trong một thời đoạn ngắn ngủi Các thiết chế nhà nước trong giai đoạn thế kỷ XVI - XVIII (chính quyền Mạc, Lê - Trịnh, chúa Nguyễn và Tây Sơn) có đặc điểm chung là tính chất quân sự đậm nét, mức độ tập quyền không cao song lại có khả năng quyết đoán nhanh và dễ ứng biến trước thực tiễn xã hội Trong khi, thiết chế nhà nước triều Nguyễn (thế kỷ XIX) đạt tới mức độ tập quyền chuyên chế, nhưng đã lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của đất nước và dân tộc Các mô hình nhà nước trên đây đều tồn

tại những ưu và nhược điểm, bên cạnh những thành công cũng có không ít mâu thuẫn, hạn chế Những kinh nghiệm và bài học lịch sử cần phải được tiếp tục đi sâu nghiên cứu, tổng kết, đúc rút

Trên phương diện thực tế, công cuộc đổi mới hệ thống chính trị, cải cách

hệ thống hành chính mà Đảng, Nhà nước thực hiện hơn 20 năm qua đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng Tuy nhiên, việc tìm kiếm một mô hình quản lý phù

hợp, bền vững, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện đại, tiên tiến vẫn đang được đặt ra một cách bức thiết Sẽ không thể xây dựng một hệ

thống chính trị mới nếu bỏ qua hay xem nhẹ những di sản từ quá khứ Những kinh

Trang 11

3

nghiệm và truyền thống cần phải được chọn lọc, xem xét kỹ lưỡng để có thể hoặc

kế thừa hoặc có những biện pháp hạn chế, điều tiết Nghiên cứu một cách hệ thống các mô hình nhà nước trong lịch sử, do đó còn mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc

Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên, tác giả lựa chọn chủ đề

“Bi ến đổi của mô hình tổ chức nhà nước ở Việt Nam (thế kỷ X - XIX)” làm đề

tài luận án

2 T ổng quan tình hình nghiên cứu

Các vấn đề về chế độ chính trị, nhà nước, pháp luật nói chung của Việt Nam thời trung đại là những nội dung hết sức cốt yếu, không chỉ của sử học Do

vậy, chúng đã được quan tâm nghiên cứu từ rất lâu, đến nay đạt được nhiều thành

tựu quan trọng

Muộn nhất là từ thế kỷ XVIII đã xuất hiện những công trình chuyên khảo

Ki ến văn tiểu lục được Lê Quý Đôn biên soạn và hoàn thành vào những năm

1770 Trong phần lớn quyển 2 (Thể lệ thượng) và quyển 3 (Thể lệ hạ) tác giả đã

tập trung khảo cứu về hệ thống các chức và chế độ quan lại ở nước ta từ thời Lý đến thời Lê Điều đáng chú ý trong công trình này là tác giả không chỉ dừng ở việc

mô tả, mà còn kê cứu tường tận về diên cách, đối chiếu với quan chế Trung Hoa

L ịch triều hiến chương loại chí được coi là bộ bách khoa thư đồ sộ nhất ở Việt

Nam thời phong kiến, do Phan Huy Chú biên soạn vào đầu thế kỷ XIX Trong số

10 loại chí, chỉ trừ Văn tịch chí, còn lại đều liên quan đến thiết chế chính trị Việt

Nam từ khởi nguồn đến trước khi triều Nguyễn thành lập Đây là một công trình

khảo cứu công phu, cung cấp khối lượng thông tin vô cùng phong phú và được

sắp xếp một cách khoa học, hệ thống Tác phẩm Sử học bị khảo được Đặng Xuân

Bảng biên soạn vào khoảng cuối thế kỷ XIX Bên cạnh Thiên văn khảo (quyển 1)

Địa lý khảo (quyển 2, 3), phần cuối của công trình Quan chế khảo (quyển 4)

-là phần khảo cứu của tác giả về sự thay đổi quan chế các triều, từ thời Hùng Vương đến thời Nguyễn Nội dung tác phẩm được trình bày một cách ngắn gọn nhưng súc tích, chứa đựng nhiều thông tin có giá trị

Tuy nhiên, không thể coi đó là những công trình nghiên cứu theo cách hiểu

hiện nay Đó là những sách khảo cứu, chủ yếu mang giá trị tư liệu, mà có lẽ, không một ai khi nghiên cứu các vấn đề này có thể bỏ qua

Trang 12

4

Thời Pháp thuộc (đầu thế kỷ XX), những nghiên cứu về thiết chế nhà nước

và pháp luật Việt Nam thời cổ lần lượt được công bố Có thể kể đến các công

trình: Instition Civiles de Cochichine c ủa Le Myre De Vilers, Les Institutions

Annamites en Basse Cochinchine c ủa A Shreiner, Le Pays d’Annam của P Pasquier, La Cité Annamites của C Briffaut Nhưng đáng chú ý hơn cả có lẽ là

cuốn La Justice dans l’ancien Annam (Pháp luật cổ An Nam) của R Deloustal

Trong công trình này, nhà sử học người Pháp đã đi sâu nghiên cứu hệ thống pháp

luật Việt Nam thời trung đại, và qua đó, ông là người đầu tiên chỉ ra những tính

chất độc đáo của luật pháp thời Lê, sau này được nhiều nhà nghiên cứu (như Vũ Văn Mẫu, Tạ Văn Tài, Nguyễn Ngọc Huy, Insun Yu…) tán đồng và tiếp tục phát triển Đặc điểm chung, các nghiên cứu trên đây đều được thực hiện bởi các học

giả người Pháp, ngoài những ý nghĩa khoa học, chúng còn phục vụ mục đích chính trị cho chính quyền thực dân

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nhưng những nghiên cứu của

giới sử học Việt Nam hiện đại về vấn đề này chủ yếu được thực hiện sau năm

1954 Những công trình nổi tiếng của các học giả miền Nam trước 1975 phải kể

đến: Tổ chức chính quyền trung ương thời Nguyễn Sơ (1802-1847) - luận án Luật

khoa tiến sĩ bảo vệ tại Đại học Sài Gòn năm 1962 (chưa xuất bản) của Nguyễn Sĩ

Hải; Tổ chức chính quyền trung ương dưới thời Lê Thánh Tông (1460 - 1497)

(1963) và Văn hoá chính trị Việt Nam - Chế độ chính trị Việt Nam thế kỷ XVIII (1974) c ủa Lê Kim Ngân; Les Institutions du Vietnam au XVIIIè siècle

XVII-(Nh ững thể chế của Việt Nam thế kỷ XVIII) (Paris, 1969) của Đặng Phương Nghi; Pháp ch ế sử Việt Nam (1974) của Vũ Quốc Thông; Cổ luật Việt Nam thông khảo

(1972), C ổ luật Việt Nam và tư pháp sử (1973), Pháp luật thông khảo (1974) của

Vũ Văn Mẫu Miền Bắc cùng thời kỳ, đáng chú ý là hai cuốn Lược khảo binh chế

Vi ệt Nam qua các thời đại (1950) của Nguyễn Tường Phượng và Sơ thảo lịch sử Nhà nước và pháp quyền Việt Nam (1968) của Đinh Gia Trinh Những nghiên cứu

này chủ yếu là về cơ cấu tổ chức, hoạt động của bộ máy chính quyền, nhất là ở

cấp trung ương và hệ thống luật pháp Việt Nam từ thời Lê về sau

Sau Đổi mới, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của đất nước và với thành tựu

của nền sử học nước nhà, những nghiên cứu thực sự nở rộ, nhất là từ đầu những năm 1990 trở lại đây Liên quan trực tiếp tới đề tài luận án, xin nêu một số chuyên

khảo tiêu biểu:

Trang 13

5

Cuốn Nghiên cứu về hệ thống pháp luật Việt Nam thế kỷ XV - thế kỷ XVIII

được Viện Nhà nước và Pháp luật tổ chức biên soạn và xuất bản năm 1994 [126] Đây là tập hợp những bài nghiên cứu chuyên sâu của nhiều tác giả về tổ chức bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật của các triều đại phong kiến Việt Nam từ thời

Lê Sơ đến thời Tây Sơn Bên cạnh đó, chuyên khảo còn đề cập tới các vấn đề:

“Những quan điểm và phương pháp tiếp cận chủ yếu khi nghiên cứu về lịch sử pháp luật của nhà nước Việt Nam giai đoạn thế kỷ XV - thế kỷ XVIII”, “Pháp luật

với xã hội Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII”…

C ải cách hành chính dưới triều Minh Mệnh vốn là bản luận án Tiến sĩ sử học

của tác giả Nguyễn Minh Tường, được xuất bản năm 1996 [185] Đây có thể coi là công trình nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống nhất về công cuộc cải cách hành chính dưới triều Minh Mệnh, trong khoảng những năm 20-30 của thế kỷ XIX

T ổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884 là cuốn sách

của tập thể các tác giả Nguyễn Danh Phiệt, Nguyễn Quang Ngọc, Vũ Văn Quân,

do Đỗ Bang chủ biên, xuất bản năm 1997 [59] Đây vốn là kết quả nghiên cứu thuộc đề tài khoa học cấp Nhà nước (mã số KX.ĐL: 94-16) Cuốn sách được chia làm hai phần chính: phần I về tổ chức bộ máy nhà nước ở trung ương, và phần II

về tổ chức chính quyền địa phương dưới thời Nguyễn Năm sau (1998), Đỗ Bang

xuất bản riêng cuốn Khảo cứu kinh tế và tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn -

nh ững vấn đề đặt ra hiện nay [60] Ngoài phần khảo cứu về tổ chức bộ máy nhà

nước được rút gọn từ cuốn xuất bản năm trước, tác giả trình bày thêm tình hình kinh

tế triều Nguyễn và những vấn đề đương đại do thực tiễn đặt ra đối với đất nước

Năm 2001, Đinh Khắc Thuân xuất bản cuốn Lịch sử triều Mạc qua thư tịch

và văn bia [180] Nghiên cứu của tác giả tương đối toàn diện về toàn bộ lịch sử

triều Mạc, trong đó dành khoảng 1/2 dung lượng để nhìn nhận lại các quan điểm đánh giá và khái quát lịch sử chính trị vương triều, về tổ chức chính quyền ở trung ương và địa phương Giá trị nổi bật của chuyên khảo là tác giả đã tập hợp và xử lý

một khối lượng tư liệu vô cùng phong phú, nhất là văn bia Đó là sự bổ sung ý nghĩa cho những nghiên cứu về một triều đại còn nhiều vấn đề cần được làm sáng

tỏ, nhưng do các khía cạnh lịch sử và chính trị, tư liệu còn lại vô cùng hiếm hoi

Qu ốc triều hình luật: Lịch sử hình thành, nội dung và giá trị của tập thể tác

giả do Lê Thị Sơn chủ biên, xuất bản năm 2004 [162] Đây là công trình nghiên

Trang 14

6

cứu quy mô và toàn diện nhất về bộ luật triều Lê của các tác giả trong nước từ trước tới nay Cuốn sách tập trung các nghiên cứu, từ bối cảnh lịch sử, quá trình hình thành, tư tưởng và kỹ thuật lập pháp, cho đến các lĩnh vực quản lý được quy định trong bộ luật

Gần đây nhất là cuốn Thiết chế và phương thức tuyển dụng quan lại của

chính quy ền nhà nước trong lịch sử Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII, xuất bản năm

2012, của tác giả Trần Thị Vinh [201] Ngoài phần đầu nói về bối cảnh đất nước

thế kỷ XVII-XVIII, nội dung cuốn sách đi sâu nghiên cứu thiết chế chính quyền nhà nước và chế độ tuyển dụng quan lại của triều đình Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài và chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong

Liên quan đến đề tài luận án còn có hàng trăm nghiên cứu khác của các tác

giả trong nước, được công bố dưới dạng sách, tạp chí, kỷ yếu hội thảo (trong nước

và quốc tế), luận văn, luận án Tất cả đều có giá trị tham khảo tốt Tiếc rằng, trong khuôn khổ luận án, chúng tôi không có điều kiện giới thiệu hết Song, đáng

để nhắc tới những tác giả nổi tiếng đã giành nhiều năm nghiên cứu và công bố, ví như: Nguyễn Danh Phiệt, Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang

Ngọc, Trần Thị Vinh, Nguyễn Đức Nhuệ, Đào Tố Uyên

Tuy nhiên, một đặc điểm chung dễ nhận thấy, đây chủ yếu là những nghiên

cứu mang tính chuyên sâu về từng khía cạnh vấn đề Đa số là về tổ chức bộ máy nhà nước, phần nào là tư tưởng, luật pháp, quan hệ làng - nước Giai đoạn nghiên

cứu cũng thường tập trung theo từng triều đại Những nghiên cứu về lịch sử nhà nước và pháp luật lại thường sơ lược hoặc trình bày dưới dạng giáo trình Hạn chế

lớn nhất của các nghiên cứu loại này là chưa nhìn các vấn đề nhà nước, pháp luật hay tư tưởng trong cấu trúc tổng thể của hệ thống quyền lực, trong mối quan hệ và tác động qua lại giữa thiết chế nhà nước - thượng tầng kiến trúc - với bối cảnh lịch

sử và nền tảng kinh tế - xã hội đã sản sinh ra nó, trong tiến trình vận động và phát triển cùng lịch sử Do đó, các nghiên cứu chưa đi đến chỗ khái quát những đặc điểm của từng loại hình nhà nước, hay chỉ ra những khuynh hướng và quy luật vận động, biến đổi

Vấn đề chúng ta đang nhắc tới, từ lâu cũng đã thu hút sự quan tâm nghiên

cứu của nhiều học giả quốc tế Xin nêu một số tác giả và công trình tiêu biểu:

Trang 15

7

Năm 1968, bản luận án tiến sĩ The Development of Le Government in

Fifteenth Centery Vietnam (S ự phát triển của chính quyền Lê thế kỷ XV ở Việt Nam) được John K Whitmore bảo vệ tại Đại học Cornell [267] Công trình có

nhiều đóng góp và phát hiện mới mẻ về lịch sử chính trị Việt Nam trong giai đoạn

những năm 30 đến thập niên 70 của thế kỷ XV Nội dung xuyên suốt của công trình xoay quanh cuộc chiến giành quyền lực, tác động to lớn đến ngai vàng nhà

Lê cũng như toàn bộ nền chính trị - xã hội Đại Việt, giữa hai nhóm (phe phái) - như tác giả đặt tên - nhóm “quyền thần” gốc Thanh - Nghệ và nhóm “Nho sĩ” vùng đồng bằng Bắc Bộ

Alexandra Barton Woodside, với công trình nổi tiếng nhất mang tên

Vietnam and the Chinese Model: A Comparative Studies of Nguy ễn and Ch’ing Civil Goverment in the First Haft of the Nineteenth Century (Vi ệt Nam và mô hình Trung Hoa: Nghiên c ứu so sánh tổ chức chính quyền ở Việt Nam và Trung Hoa

n ửa đầu thế kỷ XIX), xuất bản lần đầu năm 1971, tại Đại học Havard [273] Lâu

nay, cuốn sách này được giới học giả trong và ngoài nước đánh giá là một trong

những công trình nghiên cứu kinh điển về lịch sử Việt Nam Nội dung cuốn sách

phản ánh những kết quả nghiên cứu hết sức tường tận và quảng bác về Việt Nam dưới thời Nguyễn, không chỉ trên lĩnh vực chính trị, mà còn ở khía cạnh văn hóa, xã

hội Giá trị của cuốn sách còn ở chỗ, đây là công trình đầu tiên đã so sánh một cách

hệ thống và khoa học thiết chế chính trị Việt Nam với mẫu hình Trung Hoa, qua đó

chứng minh, mô hình triều Nguyễn không hoàn toàn là bản sao của nhà Thanh

Bản dịch tiếng Việt cuốn Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa

được xuất bản lần đầu năm 1990 (lần hai năm 1993, gần đây nhất là năm 2010), tác giả là nhà sử học người Nhật Bản Yoshiharu Tsuboi [207] Nội dung cuốn sách phân tích kỹ những sự biến chính trị - xã hội ở Đại Nam, những mâu thuẫn bên trong và bên ngoài, những quan hệ chính trị - ngoại giao phức tạp trong quan

hệ tay ba giữa Việt Nam, Pháp và Trung Hoa, ở vào giai đoạn “mấu chốt” thời 35 năm trị vì của Tự Đức

Insun Yu là một nhà Việt Nam học nổi tiếng người Hàn Quốc Ông có nhiều công trình nghiên cứu về Việt Nam, trong đó nổi tiếng với ba cuốn sách:

L ịch sử Việt Nam (tiếng Hàn Quốc, 1984), Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII, Việt Nam và nước láng giềng Trung Quốc: Mối quan hệ trong quá khứ và hiện tại Cuốn Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII được dịch từ nguyên

Trang 16

8

bản tiếng Anh (Law and Society in Seventeenth and Eighteenth Century Vietnam,

Seoul 1990) và xuất bản ở Việt Nam năm 1994 [209] Trong công trình này, Insun

Yu đã chỉ rõ và chứng minh một cách thuyết phục những ảnh hưởng của luật pháp Trung Hoa (từ đời Đường đến Minh) đến bộ luật nhà Lê, sự kế thừa luật pháp thời

Lý - Trần, đặc biệt là những điều luật riêng có trong Quốc triều hình luật Bên cạnh

đó, tác giả cũng tập trung phân tích ảnh hưởng và tác động của luật pháp lên cấu trúc gia đình và phong tục Việt Nam, quan hệ giữa làng xã với nhà nước Năm

2012, ông xuất bản tại Hàn Quốc cuốn sách Việt Nam và nước láng giềng Trung

Quốc: Mối quan hệ trong quá khứ và hiện tại (tiếng Hàn) [235] Nội dung xuyên

suốt của cuốn sách, tác giả chủ yếu trình bày lịch sử mối quan hệ giữa Việt Nam

và Trung Quốc, từ thời Bắc thuộc đến thời hiện đại Trong đó, dù không tập trung, các vấn đề về thiết chế chính trị, mô hình tổ chức nhà nước, luật Pháp Việt Nam và những ảnh hưởng của nó từ Trung Hoa cũng được đề cập ở những mức

độ nhất định

S ự phục hưng của nước Đại Việt thế kỷ X-XV một là công trình của tác giả

người Nga, A.B Pôliacốp Bản dịch tiếng Việt của cuốn sách được xuất bản năm

1996 [150] Tuy đề cập tới nhiều vấn đề, nhưng nội dung chủ yếu của cuốn sách xoay quanh lịch sử chính trị của hai triều Lý - Trần, theo ông, đó là “giai đoạn

mấu chốt của sự khôi phục và phát triển quốc gia phong kiến Việt Nam độc lập”

Cuốn Quá trình hình thành và biến đổi của nhà nước Đại Việt thời trung

th ế 『中世大越国家の成立と変容』, của tác giả người Nhật Bản Momoki Shiro

(桃木至朗), xuất bản tại Đại học Osaka năm 2011 [234] Nội dung chủ yếu của

cuốn sách, tác giả phân tích những thay đổi về thiết chế nhà nước và xã hội Đại

Việt thời Lý - Trần (thế kỷ XI - XIV), theo tác giả, là giai đoạn chuyển tiếp từ mô hình “nhà nước kiểu Đông Nam Á” ở thế kỷ X sang mô hình “nhà nước tiểu Trung Hoa” vào thế kỷ XV Tác giả tán thành quan điểm của Shiraishi Masaya cho rằng Việt Nam thế kỷ X là mô hình nhà nước phân tán quyền lực kiểu Đông Nam Á, chủ yếu do các thủ lĩnh địa phương nắm giữ Nhưng đến thế kỷ XV, nhà nước bắt đầu được thiết lập theo mô hình tập quyền của Trung Hoa Thông qua phân tích các hành động quân sự và hệ thống tổ chức hành chính, tác giả cho rằng

từ thế kỷ XII, nhà Lý đã khẳng định được quyền quản lý đối với các địa phương Đến thời Trần, hệ thống quản lý địa phương được củng cố vững chắc, một phần

nhờ việc cư trú của tôn thất nhà Trần ở những địa bàn trọng yếu (chế độ Thái ấp)

Trang 17

9

Cuối cùng, chúng tôi xin nhắc tới cuốn A History of the Vietnamese của

K.W Taylor, xuất bản tại Đại học Cambridge, năm 2013 [266] Đây có thể coi như tập đại thành những kết quả nghiên cứu Việt Nam trong suốt hơn 40 năm của

học giả người Mỹ Nội dung cuốn sách (dày 696 trang) trình bày toàn bộ tiến trình

lịch sử Việt Nam - hay “lịch sử người Việt”, như tác giả đặt tên - từ đầu thời Bắc thuộc cho đến đương đại Rất nhiều chủ đề đã được tác giả đề cập trong công trình này, từ ngôn ngữ, văn học, tôn giáo, cho đến những cuộc xung đột chính trị

- quân sự bên trong và bên ngoài lãnh thổ, quan hệ Việt Nam - Trung Hoa,

những khuôn mẫu chính quyền Việt Nam đã “vay mượn” trong suốt tiến trình

lịch sử Tác giả đưa ra nhiều quan điểm mới về các vấn đề của lịch sử Việt Nam, nhưng cũng vì thế đang gây ra những ý kiến tranh luận, nhất là của các nhà nghiên cứu trong nước

Trong số các nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước từ trước tới nay, chúng

tôi đặc biệt nhấn mạnh tới hai công trình của GS.TSKH Vũ Minh Giang: Những

đặc trưng cơ bản của bộ máy quản lý đất nước và hệ thống chính trị nước ta trước

th ời kỳ đổi mới (2008) [77] và Lịch sử Việt Nam truyền thống và hiện đại (2009)

[78] Cuốn thứ nhất là kết quả của Đề tài khoa học cấp Nhà nước thuộc Chương trình KX.10 (mã số KX.10-08) do tác giả làm chủ trì Cuốn thứ hai là tập hợp các bài viết của tác giả đã công bố trong nhiều năm, trong đó có một số bài nghiên cứu quan trọng trực tiếp liên quan đến đề tài luận án, như: “Những hệ luận rút ra từ các đặc trưng của lịch sử hệ thống chính trị Việt Nam”, “Lịch sử và hiện trạng hệ

thống chính trị nước ta - một số vấn đề khoa học đang đặt ra”, “Pháp luật với xã

hội Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII”, “Đặc điểm của các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp trong lịch sử trung đại Việt Nam”… Trong các nghiên

cứu này, tác giả đã không tiếp cận các vấn đề nhà nước và pháp luật một cách biệt

lập - dù không ít lần nhấn mạnh đó là những yếu tố cốt yếu nhất của chính trị - mà luôn nhìn nhận chúng trong tổng hòa nhiều quan hệ và trong tiến trình lịch sử Tác

giả cũng là người đầu tiên khái quát bộ máy quản lý đất nước và hệ thống chính trị

Việt Nam trong lịch sử thành 7 loại hình chính quyền - nhà nước, từ “Nhà nước sơ khai thời Hùng Vương”, đến “Nhà nước chuyên chính vô sản” (từ 1954 đến nay) [78, tr.127-128] Trong đó, theo tác giả, suốt thời phong kiến độc lập (thế kỷ XI-XIX), tập quyền là khuynh hướng chủ đạo, nhưng được chia thành các hình thức hay mô hình tập quyền khác nhau Trên cơ sở khái quát, tác giả tập trung chỉ rõ

Trang 18

10

những đặc trưng cơ bản của từng mô hình, cũng như những đặc tính xuyên suốt và các khuynh hướng phát triển của thiết chế trung ương tập quyền trong lịch sử trung đại Việt Nam

Tuy vậy cũng phải thấy rằng, khi phân tích những đặc trưng cơ bản của bộ máy quản lý đất nước từ thời dựng nước đến trước xâm lược của thực dân Pháp,

mục đích chính trong công trình nghiên cứu của tác giả Vũ Minh Giang là liên hệ

nó với hệ thống chính trị Việt Nam thời kỳ cận - hiện đại (trước Đổi mới) Do vậy, tác giả chủ yếu mới phác nên hình hài của các mô hình tập quyền, đưa ra những

nhận định có tầm khái quát cao, mà chưa có điều kiện đi sâu khảo cứu một cách

kỹ càng Những kết luận hay nội dung mới được nêu ra cần phải được xem xét tường tận hơn, nhất là phải bổ sung và chứng minh bằng tư liệu Những nội dung khác ít được đề cập, như bối cảnh hình thành hay sụp của các mô hình nhà nước, lượng hóa thông tin để chứng minh cho những nhận xét định tính, so sánh với mô hình bên ngoài (nhất là Trung Hoa) để làm rõ hơn đặc trưng của thiết chế nhà nước Việt Nam… cần phải được tiếp tục nghiên cứu

Tất cả những kết quả nghiên cứu của các tác giả nêu trên được chúng tôi

kế thừa ở những mức độ khác nhau trong luận án này Đồng thời, nhận thức về

những hạn chế của các công trình đi trước, những vấn đề khoa học đang đặt ra cũng là để xác định rõ hơn công việc phải tiếp tục Những điểm mới của luận án như sẽ được trình bày trong phần đóng góp (ở mục 7) dưới đây

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Dưới góc độ khoa học lịch sử, luận án nghiên cứu quá trình hình thành và

biến đổi của mô hình tổ chức nhà nước ở Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX

Do vậy, luận án không trình bày tất cả các thiết chế nhà nước cụ thể đã từng tồn

tại, mà khái quát hóa, phân tích cấu trúc, đặc trưng và sự vận hành của các mô hình tổ chức nhà nước ở Việt Nam trong thời trung đại

Về giới hạn không gian: Tịnh tiến theo quá trình lịch sử - văn hóa - lãnh thổ

của quốc gia Đại Việt - Đại Nam thời trung đại Cụ thể, từ thế kỷ X đến thế kỷ XV

là lãnh thổ của quốc gia thống nhất, dần được mở rộng đến khu vực Quảng Nam

Thế kỷ XVI - XVIII là thời kỳ phân liệt Đàng Trong - Đàng Ngoài, lãnh thổ không ngừng được mở rộng, đến vùng đất Nam Bộ Để rồi đến thế kỷ XIX, quốc gia lại được thống nhất, lãnh thổ tương đương nước Việt Nam hiện nay

Trang 19

11

Ở đây có một vấn đề quan trọng cần lưu ý Cùng với quá trình lãnh thổ không ngừng được mở rộng, Việt Nam trong gần suốt chiều dài lịch sử là một

quốc gia đa tộc người Phần lớn các dân tộc ít người đều cư trú ở miền rừng núi,

xa kinh đô, trong khi chính quyền trung ương của người Việt (Kinh) ở vùng đồng

bằng, vậy nên nhà nước quân chủ gặp rất nhiều khó khăn trong kiểm soát và thực thi quyền quản lý Yêu cầu của thể chế quân chủ tập quyền không chỉ là quyền lực

tập trung về trung ương đứng đầu là nhà vua, mà nhà nước đó còn phải quản lý được lãnh thổ cả nước thông qua bộ máy chính quyền cùng với qui chế vận hành

của nó Trong đặc điểm của cấu trúc đa tộc người và địa bàn phân bố cư dân như

đã nêu trên, nhà nước tập quyền thực thi quyền quản lý đối với các dân tộc ít người và vùng cư trú của họ như thế nào, là một nội dung cần được nghiên cứu kỹ Tuy nhiên, đây là một vấn đề lớn và hết sức phức tạp Trong luận án có đề cập ở

mức độ nhất định, đặc biệt là phần tranh luận với các học giả nước ngoài về tính

chất tập quyền thời Lý, song nhìn chung chưa có điều kiện để đi sâu nghiên cứu

Vấn đề quan trọng này cần được tiếp tục trong một công trình nghiên cứu khác

4 M ục đích nghiên cứu

1- Tái hiện một cách khách quan, chân thực quá trình hình thành và biến đổi, những đặc điểm cơ bản và tính chất của các mô hình nhà nước trong lịch sử

Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX

2- Tập trung làm rõ quá trình thiết lập, cấu trúc và đặc điểm, thành tựu và

hạn chế của các hình thức tổ chức nhà nước; nhìn nhận và phân tích mô hình thiết

chế nhà nước trong những mối quan hệ và tương tác đồng đại, lịch đại, trong tổng

hợp các vấn đề

3- Đi sâu phân tích cấu trúc quyền lực nhà nước, tập trung ở bốn nội dung

cơ bản: Tư tưởng và chính sách cai trị, bộ máy chính quyền, hệ thống luật pháp, quan hệ Nhà nước - làng xã

4- Chỉ ra những đặc trưng xuyên suốt, những khuynh hướng và quy luật

vận động, biến đổi của các mô hình nhà nước, đồng thời lý giải căn nguyên của sự

vận động và biến đổi đó

Trang 20

12

5 Ngu ồn tư liệu nghiên cứu

Đây là một đề tài có tính chất tổng hợp, do vậy, các nguồn tư liệu liên quan

tới luận án được tập hợp, hệ thống hóa, xử lý và khai thác một cách tối đa có thể

Đó là các nguồn tư liệu chủ yếu sau:

- Các b ộ sử biên niên ghi chép theo diễn trình thời gian các sự kiện, nhân

vật lịch sử, chính sách nhà nước, chế độ quan lại, binh chế, các quy định luật

pháp Các sách Vi ệt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt sử ký tục biên, Đại

Vi ệt thông sử, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục, Minh

M ệnh chính yếu… đều được khai thác phục vụ luận án Tuy những ghi chép trong

sách sử loại này rất tản mạn, nhưng là thông tin trực tiếp và có giá trị Khi được

tập hợp, xử lý theo phương pháp đám đông sẽ đưa tới những nhận thức khoa học

có độ tin cậy cao Nguồn tư liệu này đặc biệt có ý nghĩa khi nghiên cứu về giai đoạn trước thế kỷ XV

- Các b ộ hội điển, điển chế, pháp luật cổ Việt Nam là những tư liệu hết sức

quan trọng cung cấp những thông tin trực tiếp liên quan đến tổ chức bộ máy nhà

nước, quan chế, luật pháp Loại này gồm: Quốc triều hình luật, Thiên Nam dư hạ

t ập, Hồng Đức thiện chính thư, Lê triều chiếu lệnh thiện chính, Lê triều quan chế,

Lê tri ều cựu điển, Lê triều hội điển, Hoàng Việt luật lệ, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ…

- Các chuyên kh ảo và sách thể “chí” là những công trình kê cứu hết sức

công phu, tường tận của các tác giả thời xưa Trực tiếp liên quan đến nội dung

luận án có các sách: Kiến văn tiểu lục (Lê Quý Đôn), Lịch triều hiến chương loại

chí (Phan Huy Chú), S ử học bị khảo (Đặng Xuân Bảng)

- Tư liệu văn bia là nguồn bổ sung cần thiết cho chính sử Đặc biệt có giá

trị đối với luận án là những thông tin ghi chép về tên các chức quan của các triều

Lý, Trần và Mạc1

- Du ký c ủa người nước ngoài, nhất là của các tác giả phương Tây đến

Việt Nam trong các thế kỷ XVII - XIX, như: A Rhodes, J.B Tavernier, W

Dampier, C.B Maybon, J Barrow Đây là những ghi chép tương đối khách quan và hết sức sinh động của các giáo sĩ và thương nhân phương Tây về Việt

1

H ệ thống văn bia thời Mạc, đến nay chủ yếu được tập hợp và công bố bởi tác giả Đinh Khắc Thuân [xem 180]

Trang 21

13

Nam nói chung, trong đó ít nhiều đề cập đến các vấn đề về chính quyền, quan

lại, quân đội, luật pháp…

- Luận án cũng kế thừa những thành tựu nghiên cứu từ trước tới nay của các tác giả trong nước và quốc tế, được công bố dưới các dạng sách, kỷ yếu hội

thảo khoa học, các bài tạp chí chuyên ngành và các luận văn, luận án, đề tài khoa

học các cấp

- Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng các bộ hội yếu, hội điển của các triều

đại phong kiến Trung Hoa, như: Đường hội yếu (唐會要), Tống hội yếu (宋會要),

Đại Minh hội điển (大明會典), Khâm định Đại Thanh hội điển

(欽定大清會典)…; Các b ộ từ điển quan chức của Việt Nam và Trung Quốc: Từ

điển chức quan Việt Nam (Đỗ Văn Ninh), Trung quốc lịch đại chức quan từ điển

(中国历代职官词典), Trung Qu ốc lịch đại chức quan giản yếu

(中国历代职官輯要), Trung Hoa quân s ự chức quan đại điển

(中华军事职官大典) Cùng với đó là các nghiên cứu về chế độ chính trị, bộ máy nhà nước, chế độ quan lại của Trung Quốc (bằng tiếng Trung và tiếng Anh) Các sách loại này hết sức cần thiết trong những nghiên cứu so sánh của luận án

6 Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Luận án thuộc lĩnh vực sử học, hướng tiếp cận do vậy chủ yếu dưới góc độ khoa học lịch sử Mô hình tổ chức nhà nước ở Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX được nhìn nhận, đánh giá trong toàn bộ quá trình vận động và biến đổi; trong

mối quan hệ và sự tương tác giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài cấu trúc; cũng như những tác động qua lại với tiến trình lịch sử

Bên cạnh đó, do nội dung và tính chất của đề tài liên quan đến nhiều ngành khoa học khác, như chính trị học, hành chính học, luật học nên luận án còn tiếp

cận vấn đề theo hướng đa ngành và liên ngành

Phương pháp luận nghiên cứu trong luận án là chủ nghĩa duy vật biện

chứng và duy vật lịch sử

Về phương pháp nghiên cứu: Cũng do đề tài mang tính tổng hợp và nội dung nghiên cứu liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, nên luận án

trước hết sử dụng phương pháp liên ngành nhằm đạt tới tính toàn diện và hệ thống

về đối tượng nghiên cứu Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu tái tạo lịch sử để rút ra

những đặc trưng của từng loại hình và những đặc điểm lịch sử mang tính xuyên

Trang 22

14

suốt, do vậy các phương pháp của khoa học lịch sử được hết sức chú trọng Song,

việc nghiên cứu của đề tài không dừng lại ở phương pháp mô tả lịch sử; mà còn là

p hương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu, nhằm hệ thống hóa, so sánh

đối chiếu và nghiên cứu tổng hợp các nguồn tài liệu vô cùng phong phú liên quan

đến luận án; phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic nhằm nhìn nhận, lý giải,

đánh giá vấn đề nghiên cứu trong chiều sâu lịch sử và theo quy luật khách quan Bên cạnh đó, luận án tập trung sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- P hương pháp mô hình hay mô hình hóa Đây là phương pháp nghiên cứu

được sử dụng từ lâu, không chỉ trong các khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên mà

cả trong các khoa học xã hội và nhân văn như triết học, kinh tế học, ngôn ngữ học,

luật học, các khoa học chính trị… Theo nghĩa chung nhất, mô hình là hình ảnh (hình tượng, sơ đồ, sự mô tả…) ước lệ của một khách thể hay một hệ thống các khách thể, các quá trình hoặc hiện tượng Sự tái hiện những đặc trưng của một khách thể nào đó dựa trên khách thể khác tương tự được xây dựng lên để phục vụ cho việc nghiên cứu nó, khách thể khác ấy được gọi là mô hình Nhu cầu về mô hình hóa phát sinh khi việc nghiên cứu bản thân khách thể một cách trực tiếp gặp khó khăn hoặc không thể tiến hành được vì khách thể quá lớn (ví dụ: vũ trụ), quá

nhỏ (phân tử) hoặc quá phức tạp (mô hình người công dân kiểu mẫu…)1

Đặc tính của phương pháp mô hình là nghiên cứu vấn đề dựa trên đặc trưng của những yếu

tố hay thuộc tính cơ bản (bản chất), và quan trọng hơn , qua đó có thể lý giải mối quan hệ giữa các yếu tố cơ bản trong cấu trúc của mô hình đó

Khái niệm mô hình và phương pháp mô hình hóa được vận dụng như thế nào trong luận án? Theo quan niệm của nhiều nhà sử học trong nước gần đây, suốt

từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, Việt Nam thảng hoặc cũng có giai đoạn tồn tại chế độ phong kiến phân quyền, nhưng nhìn chung khuynh hướng tập quyền luôn đóng vai trò chủ đạo hay chi phối [78, tr.139; 101, tr.348] Vậy nên, xét về phương diện chính trị cũng có thể khái quát mô hình chung, mang tính tổng thể hay đại diện cho 10 thế kỷ này của lịch sử Việt Nam là mô hình nhà nước trung ương tập quyền2

Bên cạnh đó, trong giai đoạn này cũng đã từng xuất hiện một số thiết chế

1

Khái ni ệm “mô hình”, “mô hình hóa”: Xem thêm Phụ lục I

2

Trong chính trị học, khái niệm tập quyền hay trung ương tập quyền (Centralization) để chỉ

nguyên tắc tổ chức chính quyền nhà nước mà ở đó mọi quyền lực được tập trung vào tay các cơ quan trung ương (trong chế độ phong kiến, vua đứng đầu bộ máy chính quyền trung ương nên

được gọi là chế độ phong kiến tập quyền) Các cơ quan này nắm quyền quản lý và quyết định mọi

Trang 23

15

nhà nước trung ương tản quyền hay phân quyền1, nhưng không mang tính phổ quát Xét cấu trúc của mô hình nhà nước tập quyền, bốn yếu tố (hay thuộc tính ) sau đây có thể được coi là cơ bản nhất: 1- Hệ tư tưởng cai trị, 2- Bộ máy chính quyền, 3- Hệ thống lu ật pháp , và 4- Khả năng kiểm soát và quản lý của chính quyền trung ương đối với cấp cơ sở (làng xã)

Tuy nhiên, mô hình (tổng thể) trên đây không phải nhất thành bất biến Tùy

từng giai đoạn và thời điểm nhất định mà phương thức, tính chất và mức độ tập quyền được biểu hiện khác nhau Tác giả Vũ Minh Giang đã khái quát lịch sử Việt Nam thời trung đại từng xuất hiện ba hình thức (cũng gọi là mô hình - mô hình bộ

phận, theo TG) tập quyền: “Tập quyền thân dân”, “tập quyền quan liêu” và “tập quyền chuyên chế”, mà đỉnh cao của mỗi hình thức tương ứng với các thế kỷ XI - XIV, XV và thế kỷ XIX [77, tr.43-84; 78, tr.139] Đó đều là những thiết chế tập quyền mức độ cao và gắn liền với những thời kỳ lãnh thổ quốc gia được thống

nhất Riêng giai đoạn thế kỷ XVI - XVIII lâu nay được quan niệm là thời kỳ cát

cứ, phân quyền Song, nếu xem xét cấu trúc chính trị và hình thức tổ chức quyền

lực, các thiết chế nhà nước thời kỳ này (chính quyền Mạc, Lê - Trịnh, chúa Nguyễn và Tây Sơn) không nằm ngoài xu thế chung của chế độ trung ương tập quyền ở Việt Nam Có những thời điểm, nhà nước tập trung quyền lực ở mức độ khá cao, rõ nét nhất như thời cầm quyền của chúa Trịnh Cương (1709 - 1729) Vì

thế, xét ở góc độ nhất định cũng có thể ghi nhận về sự xuất hiện của thiết chế nhà nước tập quyền ở một thời đoạn nào đó trong giai đoạn thế kỷ XVI - XVIII, tạm

gọi là mô hình nhà nước “tập quyền quân sự” (sẽ nói rõ ở chương 3 của luận án)

Như vậy có thể thấy, mô hình nhà nước mang tính phổ quát trong lịch sử

chế độ phong kiến Việt Nam là thiết chế nhà nước trung ương tập quyền Ở những

thời điểm và do những điều kiện lịch sử nhất định cũng đã từng xuất hiện thiết chế

vấn đề từ trung ương đến địa phương Khái niệm tập quyền thường được sử dụng để phân biệt

với tản quyền Tản quyền là chế độ quản lý hành chính chuyển giao một số quyền quyết định

quản lý của nhà nước từ các cơ quan hành chính ở trung ương cho các cơ quan hành chính ở trung ương đặt tại các đơn vị hành chính lãnh thổ; các cơ quan này là những cơ quan của trung ương đặt tại các địa phương, không phải là các cơ quan địa phương Tản quyền thường đi đôi và

kết hợp với phân quyền - phân giao quyền quyết định quản lý nhà nước cho chính quyền địa phương (xem Từ điển bách khoa Việt Nam, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2002, tập 4, tr.51)

1 Trong lịch sử trung đại Việt Nam, giai đoạn tồn tại của “mười hai sứ quân” (965 - 968) hay thời

k ỳ trị vì của vua Gia Long (1802 - 1819) với sự tồn tại của Bắc thành và Gia Định thành ở hai đầu đất nước có thể coi là những thiết chế nhà nước trung ương tản quyền hay phân quyền.

Trang 24

hiện ngay khi mô hình trước kết thúc, mà chúng đều có quá trình hình thành sau

một thời gian gián đoạn và thường chỉ tồn tại trong một giai đoạn nào đó mà thôi

Nguyên tắc mô hình hóa và đặt tên các mô hình nhà nước ở đây dựa trên

những đặc điểm chung, mang tính nổi trội và đại diện cho từng giai đoạn lịch sử

nhất định Việc khái quát thành những mô hình nhận thức, mục đích để nghiên

cứu tường tận vấn đề, hoàn toàn không có ý khu biệt hóa, tuyệt đối hóa hay cắt dời các yếu tố cấu thành quyền lực khỏi dòng chảy lịch sử của nó Mỗi mô hình nhà nước đều bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành quyền lực (bốn yếu tố cơ bản nêu trên), khác biệt chỉ ở cách thức tổ chức và vị trí nổi trội của một trong số các yếu

tố đó1 Quy luật phát triển và di tồn, mô hình sau bao giờ cũng là sự kế thừa (những thành tựu, kinh nghiệm) và cả tồn đọng (những hạn chế, sai lầm) của mô hình trước Sự thay đổi giữa các mô hình cũng không phải diễn ra một cách đột

ngột, bởi ý muốn chủ quan, mà là kết quả của một quá trình lịch sử, chịu tác động

của nhiều yếu tố, tuy rằng có những thời điểm mang tính bước ngoặt và bởi những con người tạo nên lịch sử Quy luật chung, kết cấu kinh tế - xã hội (hạ tầng cơ sở) thường biến đổi trước, kéo theo sự thay đổi của các mô hình thiết chế (thượng

tầng kiến trúc)

Khi khái quát và phân tích đặc trưng các mô hình nhà nước, luận án sẽ không đi sâu khảo tả, kê cứu một cách quá chi tiết hay theo lịch sử các vương triều, mà trình bày vấn đề theo hướng hệ thống, tổng hợp, khái quát hóa Tuy nhiên, trong các trường hợp cần thiết, nhằm làm sáng tỏ những nhận định hoặc

1 Chẳng hạn: Mô hình thời Lý - Trần, quan hệ làng - nước hòa đồng và sự ủng hộ của dân chúng

là y ếu tố căn bản tạo nên sức mạnh của nhà nước Trong khi, mô hình nhà nước triều Nguyễn tạo dựng quyền lực chủ yếu dựa trên các biện pháp chuyên chế, cực đoan Những đặc điểm đó được coi là n ổi trội và được lấy làm tiêu chí để đặt tên các mô hình nhà nước Tuy nhiên, sự khái quát này hoàn toàn chỉ mang ý nghĩa tương đối Trong mô hình nhà nước “tập quyền quan liêu” thời

Lê Sơ có sử dụng không ít những biện pháp “chuyên chế”, “cực đoan” Ngược lại, mô hình “tập quyền chuyên chế” thời Nguyễn không phải không có tính chất “quan liêu”

Trang 25

17

chứng minh cho luận điểm, luận án cố gắng lượng hóa tối đa những thông tin, phân tích tường tận để có thể đi tới tận cùng của vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp hệ thống - cấu trúc: Nhìn nhận mô hình nhà nước là một

chỉnh thể thống nhất do nhiều yếu tố hợp thành Về tổ chức chính quyền nhà nước,

gồm chính quyền ở trung ương và chính quyền địa phương; hệ thống thực thi quyền lực nhà nước gồm bộ máy hành chính, quân đội, luật pháp; hệ thống quyền

lực nhà nước gồm quyền lực kinh tế, sự ủng hộ của dân chúng, các biện pháp chuyên chế

- Phương pháp phân tích định lượng được sử dụng nhiều trong luận án,

nhằm xử lí các tư liệu đám đông để tìm ra khuynh hướng và đặc trưng Trong khả năng cho phép, luận án đã cố gắng lượng hóa mọi thông tin, qua đó đưa lại những

nhận thức mới Chẳng hạn, để làm rõ tính chất “thân dân” thời Lý - Trần, chúng tôi thống kê toàn bộ thông tin từ chính sử liên quan tới “dân”, thể hiện trong quan điểm chính trị, các chính sách, hay đơn giản là những cử chỉ, hành động của nhà vua đối với dân chúng Để phân tích chính sách quan lại, vai trò của khoa cử và ảnh hưởng của yếu tố địa phương/vùng miền lên thiết chế nhà nước, chúng tôi

thống kê và phân tích thông tin của 2.264 tiến sĩ Nho học trong lịch sử khoa cử

Việt Nam Hay để nghiên cứu hệ thống các chức quan Việt Nam, chỉ rõ quy mô và

mức độ ảnh hưởng từ quan chế Trung Hoa, chúng tôi thống kê toàn bộ thông tin trong chính sử, đặc biệt là trong các sách về quan chế và hội điển của Việt Nam cũng như Trung Quốc

- Phương pháp so sánh đặc biệt có ý nghĩa khi phân tích, khái quát về

những đặc điểm, đặc trưng của từng mô hình nhà nước ở Việt Nam Trong luận

án, chúng tôi tiến hành cả so sánh lịch đại (với các mô hình trước, sau) và so sánh đồng đại (giữa Việt Nam với các nước) để chỉ ra những yếu tố kế thừa, những đặc trưng xuyên suốt hay những khác biệt, đặc trưng của các thiết chế nhà nước; chỉ ra cách thức các chính quyền Việt Nam đã tiếp nhận, mô phỏng và cải biến các mô hình ngoại lai như thế nào Đặc biệt, chúng tôi tập trung so sánh hệ thống quan chức

của Việt Nam với Trung Hoa, bởi những thông tin này có trong sử liệu của cả hai nước còn tương đối đầy đủ, và qua thống kê chi tiết, những nhận xét, kết luận rút ra

sẽ có độ tin cậy cao

Trang 26

18

7 Đóng góp của luận án

- Một cách toàn diện và hệ thống, luận án lần đầu tiên nghiên cứu vấn đề thiết chế chính trị trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam thời trung đại Qua đó phân tích và lý giải có căn cứ mối quan hệ và tác động qua lại giữa bối cảnh lịch

sử, nền tảng kinh tế - xã hội với mô hình tổ chức nhà nước Cách tiếp cận này đưa

tới những nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn, không chỉ của vấn đề thiết chế nhà

nước, mà còn nhiều nội dung khác của lịch sử Việt Nam

- Vận dụng phương pháp mô hình (hay mô hình hóa) để khái quát, phân tích cấu trúc, đặc trưng cũng như sự vận hành của mô hình tổ chức nhà nước ở

Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX Nghiên cứu sự vận động và biến đổi của

mô hình tổ chức nhà nước, chỉ rõ những thành quả và hạn chế, những nguyên nhân thịnh suy, thành bại để đưa tới một cái nhìn hệ thống, những nhận thức khoa

học mới và từ đó, rút ra những bài học lịch sử mang ý nghĩa thực tiễn

- Trao đổi, thảo luận và góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề khoa học được đặt ra lâu nay Trên cơ sở khảo cứu kỹ các nguồn tài liệu, luận án bổ sung cơ sở khoa học và đưa ra lập luận chứng minh thêm cho quan điểm khẳng định về sự tồn

tại của thiết chế trung ương tập quyền dưới thời Lý Bằng những số liệu và thông tin đáng tin cậy, luận án chứng minh cho một số kết luận khoa học, lâu nay chủ

yếu chỉ dừng ở những nhận xét mang nghĩa định tính, như chủ trương “thân dân”

thời Lý - Trần, xu hướng “quan liêu” thời Lê Sơ, tính chất luật pháp Việt Nam trước thế kỷ XV Qua nghiên cứu so sánh với Triều Tiên, Nhật Bản, nhất là với Trung Quốc, luận án chỉ rõ những tương đồng và khác biệt trong mô hình tổ chức nhà nước, qua đó chỉ rõ phương pháp các chính quyền phong kiến Việt Nam đã

tiếp nhận và cải biến mô hình ngoại lai như thế nào

- Kết quả của luận án cung cấp thêm những luận cứ khoa học, góp phần vào công cuộc hoàn thiện hệ thống chính trị và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay

Trang 27

19

CHƯƠNG 1

1.1 Quá trình hình thành mô hình “t ập quyền thân dân”

1.1.1 Các chính quy ền thế kỷ X: Bước quá độ tiến tới thể chế trung ương tập quy ền

Trong lịch sử Việt Nam, không một thời kỳ nào, những biến cố chính trị lại

diễn ra một cách dồn dập như hồi thế kỷ X, khi đất nước vừa giành lại nền độc

lập Kể từ lúc Khúc Thừa Dụ xưng nền tự chủ (năm 905), đến trước khi triều Lý được thành lập (năm 1009), có tất cả 5 chính quyền đã kế tiếp nhau cai quản cõi đất Việt Mỗi chính quyền chỉ có thể duy trì quyền lực trong một thời đoạn ngắn

ngủi: họ Khúc 20 năm, họ Dương 7 năm, nhà Ngô 27 năm, nhà Đinh 12 năm, triều

Tiền Lê 29 năm Khoảng thời gian này, trong nước liên tục xảy ra những sự biến cung đình, đổi thay quyền lực, trấn áp quân sự và những cuộc nội chiến giữa các

thế lực cát cứ Cùng với đó, giặc bên ngoài không từ bỏ ý định trở lại xâm lược

Chỉ trong vòng nửa thế kỷ, người Việt đã phải hai lần đứng dậy đánh đuổi giặc Nam Hán giành lại quyền tự chủ (năm 930 và 938), một lần kháng chiến chống

Tống (năm 981) và một lần đánh lui sự quấy phá của quân đội Champa (năm 982)

ở biên giới phía Nam Củng cố thống nhất quốc gia, bảo vệ độc lập dân tộc trở thành yêu cầu bức thiết đặt ra đối với bất cứ chính quyền nào

Ra đời và tồn tại trong bối cảnh lịch sử đầy biến loạn đó, các chính quyền

tự chủ đầu tiên của người Việt ý thức sâu sắc về sức mạnh của quyền lực tập trung Để duy trì và củng cố quốc gia thống nhất, giữ vững độc lập dân tộc cần có

một nhà nước trung ương tập quyền vững mạnh Nói cách khác, thiết chế tập quyền là yếu tố tiên quyết, tối quan trọng đảm bảo lợi ích của đất nước và sự tồn vong của dân tộc Đó là một nhận thức đúng đắn, nhìn trong cả tiến trình lịch sử

Việt Nam

Câu hỏi được đặt ra là các chính quyền thế kỷ X có sự lựa chọn nào khác ngoài thiết chế quân chủ tập quyền theo mẫu hình Trung Hoa? Thực tế cho thấy, trong khu vực, không có mô hình nào khác có thể phù hợp hơn với Đại Cồ Việt

Sự xác quyết xây dựng thiết chế quân chủ tập quyền, do đó là lựa chọn cần thiết

Trang 28

20

và khó có thể khác Các chính quyền, từ họ Khúc đã cố gắng hướng tới mục tiêu này Nhưng phải đến nhà Đinh, với sự nghiệp “dẹp loạn, dựng nước”, triều Lê

“phá Tống, bình Chiêm” thì nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và quyền lực

của chính quyền trung ương mới được khẳng định chắc chắn Năm 968 có thể được coi là mốc khởi đầu của lịch sử chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam

Tuy nhiên, khuynh hướng thống nhất và tập quyền chỉ xác lập được ưu thế sau một cuộc đấu tranh quyết liệt Ngay cả khi đó, xu hướng này vẫn tiếp tục gặp

phải những trở lực Có những thời điểm, khuynh hướng ly tâm, cát cứ trỗi dậy

mạnh mẽ, tiêu biểu nhất là vào cuối đời Ngô với sự hình thành cục diện “mười hai

sứ quân” Dưới thời Tiền Lê, sau cái chết của Lê Hoàn, khuynh hướng này phần nào lại được hồi sinh với cuộc tranh giành ngôi báu của các hoàng tử Sở dĩ xu hướng cát cứ, có lúc vươn lên chiếm ưu thế, bởi nó xuất phát từ một nền tảng kinh

tế và cơ sở chính trị - xã hội đặc trưng

Nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam, sau hàng nghìn năm tồn tại, luôn

phản ánh tính chất tự cấp, tự túc và phát triển một cách tự phát Phần đa ruộng đất trong nước đều là kết quả từ công cuộc khai hoang, lập làng và thuộc quyền sở

hữu của các công xã người Việt Nền kinh tế với sự kết hợp chặt chẽ giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp, bản thân nó đã chứa đựng yếu tố cục bộ, phân tán Mặt khác, các chính quyền đô hộ thời Bắc thuộc, khi áp dụng chính sách di dân, lập đồn điền, ấp trại và dung túng cho quan lại người Hán cướp ruộng đất của người

Việt lập trang trại đã dẫn tới sự hình thành các cơ sở kinh tế tương đối lớn ở Giao Châu Hệ quả kinh tế trong chính sách quản lý lỏng lẻo thời mạt Đường là sự hình thành những vùng đất ở An Nam nằm ngoài sự kiểm soát của chính quyền Tràng

An, do các thủ lĩnh địa phương (thường gọi là hào trưởng ở đồng bằng và thổ tù ở

miền núi) có thế lực nắm giữ Cơ sở kinh tế cục bộ càng củng cố thế lực chính trị, quân sự của các lực lượng ly khai

Các thủ lĩnh, cự tộc ở các địa phương là sản phẩm của quá trình phân hóa

xã hội Việt trong thời Bắc thuộc Họ chủ yếu là những quan lại, địa chủ người Hán mới sang, hoặc đã định cư lâu đời (được Việt hóa) và một số lượng không

nhỏ các tù trưởng người miền núi Họ có nhiều thế lực về kinh tế và ảnh hưởng

lớn về chính trị, xã hội ở từng vùng nhất định Sự lớn mạnh của tầng lớp thủ lĩnh địa phương người Việt vừa là hệ quả, vừa là nguyên nhân góp phần làm suy giảm quyền lực của chính quyền đô hộ ở An Nam Nhân khi chính quyền trung ương nhà Đường suy yếu, chính họ không ai khác, đã quy tụ dưới ngọn cờ của những vị

thủ lĩnh uy tín nhất, lật đổ nền thống trị ngoại bang, giành quyền tự chủ

Trang 29

21

Sau khi đất nước độc lập, thế lực kinh tế và địa vị chính trị - quân sự của các thủ lĩnh địa phương không những không thuyên giảm mà còn có phần mạnh hơn Có điều, sự lớn mạnh ấy lại nguy hại nghiêm trọng đến quyền lực của nhà nước trung ương và sức mạnh của quốc gia Tinh thần đoàn kết, thống nhất vì lợi ích chung của các thủ lĩnh địa phương, vốn được phát huy cao độ trong những thời

khắc hiểm nghèo nhất của lịch sử dân tộc, đến đây không còn được duy trì Họ lợi

dụng tính chất cục bộ trong kết cấu kinh tế, truyền thống sở hữu ruộng đất và

những đặc tính cố hữu của xã hội tiểu nông làng Việt để xây dựng thế lực cát cứ

Cơ sở kinh tế của các thế lực cát cứ này không phải loại hình phong kiến sơ kỳ,

mà dựa vào kết cấu kinh tế - xã hội của công xã nông thôn Họ liên kết hay khống

chế một số công xã trong một khu vực địa lý nhất định để xây dựng lực lượng và

từ đó tiến hành các hoạt động chính trị - quân sự [101, tr.706] Hiện tượng “loạn mười hai sứ quân” (965-967) hay cuộc tranh chấp quyền lực giữa các vương tử nhà Lê là hệ lụy từ quá trình gia tăng của xu thế này Đó là biểu hiện về mặt chính

trị của thuộc tính bản chất trong kết cấu kinh tế - xã hội công xã nông thôn người

Việt Khuynh hướng cát cứ, phân quyền rõ ràng đi ngược chủ trương của chính quyền trung ương và nguy hại tới tiến trình độc lập và thống nhất đất nước

Song dù vậy, sự thắng thế của khuynh hướng tập quyền và thống nhất, sự thiết lập quyền lực tập trung, do hoàn cảnh và yêu cầu khách quan của lịch sử, là

một tất yếu Thứ nhất, công cuộc đắp đê trị thủy và xây dựng các công trình thủy

lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp đòi hỏi sự liên kết của toàn thể cộng đồng và vai trò điều hành của một tổ chức thống nhất Khi ấy, chức năng xã hội càng củng cố

ưu thế và sức mạnh của nhà nước tập quyền Thứ hai, quan trọng hơn, nhà nước

tập quyền thế kỷ X ra đời và phát triển từ cuộc đấu tranh giành và giữ độc lập của

một đất nước nhỏ bé chống lại một đế chế hùng mạnh luôn có tham vọng bành trướng Cuộc đấu tranh sinh tồn đã thúc đẩy sự cố kết của các công xã nông thôn người Việt, hình thành cộng đồng quốc gia - dân tộc, tạo nền tảng và tăng thêm

sức mạnh cho nhà nước tập quyền [78, tr.66; 110, tr.706] Vì những lẽ đó, sự ra đời của nhà nước trung ương tập quyền dưới thời Đinh - Lê không chỉ là ý muốn

chủ quan của những người cầm quyền, mà còn phù hợp và đáp ứng những yêu cầu khách quan của lịch sử

Trang 30

Tiền Lê sử dụng Phật giáo, trước hết nhằm nhấn mạnh yếu tố phi Trung Hoa,

khẳng định ý thức “giải Hán hóa” Giới trí thức Phật giáo gồm một đội ngũ đông đảo, có trình độ học vấn cao và tinh thần yêu nước Khi nhập thế, họ trở nên cần thiết đối với chính quyền trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Nhưng quan trọng hơn, các chính quyền tìm thấy ở Phật giáo những yếu tố dễ dung hòa

với nền tảng văn hóa và đời sống xã hội của công xã Phật giáo trở nên quan trọng,

bởi nó cần thiết cho chính sách cai trị của chính quyền nhà nước

Nho giáo chưa có vai trò lớn, ở cả những sinh hoạt cung đình cũng như trong đời sống nhân dân Các vua Đinh, Tiền Lê cùng lúc lập năm hoàng hậu, bỏ trưởng lập thứ, đặt giai phẩm tăng đạo ngang với bách quan văn võ… Truyền

thống dân gian cũng chưa quen với chế độ trưởng nam, quyền đích thứ, tam cương ngũ thường của lễ giáo Nho gia… Thực tế đó một mặt cho thấy chủ ý của những người đứng đầu đất nước, nhưng mặt khác cũng phản ánh tính chất của một xã hội công xã vừa thoát khỏi đêm trường phụ thuộc, nhưng vẫn giữ được nhiều yếu tố truyền thống bản địa

Tuy vậy, thực tế là, các chính quyền thế kỷ X không tuyệt đối hóa hay quá

lệ thuộc vào một tôn giáo này, hoặc ngược lại, bài bác một tôn giáo khác Trọng

Phật, nhưng các vua Đinh và Tiền Lê chưa tôn sùng tới mức xuất gia tu hành Tư tưởng từ bi, hỷ xả của đạo Phật cũng chưa được chuyển hóa thành những chính sách cai trị của nhà nước Tăng quan cũng chỉ là quần thần phục vụ nhà vua, khi

thất sủng cũng có thể bị khinh thường hoặc bị xử tội, tiêu biểu như dưới thời Lê Long Đĩnh Trong khi, dù chưa thực sự đề cao, nhưng chính quyền cũng ý thức sâu sắc về tầm quan trọng của Nho giáo, xuất phát từ chính yêu cầu cai trị và quản

lý xã hội Nói cách khác, chính quyền Đinh - Tiền Lê đã xác lập và khẳng định vị

thế của thế quyền trên các tôn giáo, chọn lựa và tích hợp những yếu tố phù hợp

của các tôn giáo để tạo dựng bệ đỡ tư tưởng cho quyền lực nhà nước Những di

sản và bài học trong xây dựng hệ tư tưởng Đại Việt được bắt đầu từ thời Đinh -

Lê, về sau được các triều đại kế thừa và phát triển

Trang 31

những công thần theo Tiên Hoàng từ thưở “cờ lau dựng nước” Từ đó cho đến khi

Lý Công Uẩn lên ngôi, không có đợt trao chức lớn nào khác được nhắc đến trong chính sử Cũng theo sử cũ, không có bất kỳ cơ quan nhà nước nào được thiết lập

thời kỳ này Điều đó phản ánh, các viên quan thực tế chỉ là những người hầu cận, giúp việc bên vua, hoặc được giao phụ trách một số công việc nhất định Các hoạt động của bộ máy nhà nước chưa được thể chế hóa Việc lựa chọn quan lại cũng chưa

có quy chế rõ ràng

Tuy nhiên, không thể phủ nhận, từ Đinh tới Tiền Lê, các chính quyền đã có nhiều cố gắng trong xây dựng và củng cố chính quyền, từ cấp trung ương tới các địa phương Ngoài lần đầu Đinh Tiên Hoàng ban chức tước, định giai phẩm, ít

nhất sử còn nhắc tới hai đợt cải tổ chính quyền khác dưới thời Tiền Lê Đợt thứ

nhất là cuộc điều chỉnh hệ thống hành chính quy mô lớn, nhất là ở cấp địa phương,

gắn liền với chỉnh đốn quân đội và định luật lệ dưới thời Lê Đại Hành, năm 1002 Đợt thứ hai, ngay sau khi đoạt ngôi (năm 1006), Lê Long Đĩnh tiến hành “sửa đổi quan chế và triều phục” [20, tr.230, 234]

Điều đáng nói, cùng với quá trình củng cố hệ thống chính quyền nêu trên,

xu hướng mô phỏng quan chế Trung Hoa ngày càng rõ nét, ít nhất là về mặt hình

thức Ngô Sĩ Liên nhận xét, đến cuối thời Tiền Lê, quan chế và triều phục của quan lại đã “theo đúng như nhà Tống” [20, tr.234] Nhận định đó có phần đúng Tra cứu 9 chức quan được chép trong sử thời Đinh cho thấy: Định Quốc công chỉ

là tước; Tăng thống, Tăng lục và Sùng chân uy nghi là các chức dành cho những người đứng đầu Phật giáo và Đạo giáo, không có trong ngạch quan chức của chính quyền Trung Hoa; Thập đạo tướng quân và Ngoại giáp chỉ xuất hiện ở Việt Nam

thời Đinh - Lê; chỉ có ba chức Sĩ sư, Phò mã đô úy và Chi hậu nội nhân được vay mượn từ quan chế Trung Hoa, nhưng có trước thời Tống Đến thời Tiền Lê xuất

hiện thêm nhiều chức mới: Thái sư, Tổng quản, Thái úy, Phụ quốc, Điện tiền chỉ huy sứ, Chỉ huy sứ, Phó chỉ huy sứ và Nha hiệu, đều có trong quan chế nhà Tống,

Trang 32

24

nhưng cũng có cả ở thời Đường Có lẽ, với thái độ thận trọng, nhà Tiền Lê tiếp

nhận hệ thống quan chức của triều Đường hơn là trực tiếp từ nhà Tống Những

cuộc đón tiếp sứ thần, những chuyến công cán sang đất Bắc, hay những quan chức

cấp cao gốc Hán trong triều đình Hoa Lư, như Thái sư Hồng Hiến hay Tổng

quản Từ Mục, hẳn sẽ có vai trò quan trọng trong những thay đổi này của cơ cấu chính quyền

Chính quyền được tổ chức đơn giản, phần nào phản ánh tính chất quá độ và

những lúng túng của các chính quyền mới được thiết lập Song mặt khác, nó cũng cho thấy công cuộc quản lý đất nước bằng bộ máy hành chính và đội ngũ quan lại đông đảo, chưa phải là nhu cầu bức thiết và ưu tiên hàng đầu của chính quyền Đinh - Lê Khi ấy, chỗ dựa của nhà nước chủ yếu ở bộ máy quân sự

Tính chất quân sự trong tổ chức nhà nước thời Đinh và Tiền Lê trước hết

thể hiện ở tư duy thủ hiểm và việc lựa chọn Hoa Lư - một thành lũy quân sự kiên

cố - làm kinh đô Tổ chức chính quyền thời kỳ này có sự kết hợp chặt chẽ giữa hành chính và quân sự Các hoàng đế nhà Đinh và Tiền Lê, vốn đều xuất thân là

những tướng lĩnh quân đội Quan Thập đạo tướng quân - tổng chỉ huy lực lượng quân đội toàn quốc, còn được biết đến với danh vị Phó vương, là người có quyền hành trên tất cả bá quan Cấp hành chính cao nhất ở các địa phương được gọi là

đạo, cùng tên với đơn vị lớn nhất trong phiên chế quân đội Đặc biệt, hai triều

Đinh và Tiền Lê đều chủ trương xây dựng một lực lượng quân đội đông đảo Thời

kỳ này, quân cả nước gồm 10 đạo, mỗi đạo có 10 quân, mỗi quân 10 lữ, mỗi lữ 10

t ốt, mỗi tốt 10 ngũ, mỗi ngũ 10 người Nếu phiên chế đầy đủ, quân đội Đại Cồ

Việt lên đến 1 triệu quân1 Bên cạnh đó, đội cấm binh tinh nhuệ lần đầu được thiết

lập, với 3.000 “thiên tử binh” do chính hoàng đế chỉ huy “Sương quân” được tổ

chức ở nhiều địa phương trên cả nước Những đợt tuyển binh, chỉnh đốn quân ngũ, định tướng hiệu thường xuyên diễn ra Nhiều quy định trong quân đội trở thành điển lệ, được nhiều triều đại về sau noi theo

1

Con s ố 1 triệu quân khiến nhiều nhà nghiên cứu hoài nghi Xét về dân số và tiềm lực kinh tế -

xã hội lúc bấy giờ, hai triều Đinh và Tiền Lê khó có thể xây dựng và duy trì một đội quân đông đảo như thế Có lẽ, phiên chế là như vậy nhưng trong thực tế không được tổ chức một cách đầy

đủ Đây cũng là thời kỳ chính quyền bắt đầu thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”, do vậy quân

s ố chỉ có trên sổ sách Dù không có một số liệu thật chính xác và cụ thể, nhưng dẫu sao nó cũng phản ánh về một lực lượng quân đội đông đảo dưới thời Đinh-Tiền Lê

Trang 33

25

Quân đội là sức mạnh chủ yếu và biện pháp quan trọng nhất được chính quyền Đinh - Lê sử dụng trong giải quyết các tranh chấp biên giới, giữ vững độc

lập và chủ quyền Những vấn đề đối nội và quản lý lãnh thổ, khi các chính sách

phủ dụ và giáo hóa không đem lại nhiều kết quả, quan lại và hệ thống quản lý hành chính còn thiếu và yếu, thì trấn áp quân sự là biện pháp được sử dụng thường xuyên và cũng tỏ ra hữu hiệu nhất

c V ề luật pháp và các hoạt động tư pháp

Trong thế kỷ X, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh chưa có điều kiện xuất hiện Chính sử nhắc tới lần “định luật lệ” đầu tiên của Lê Đại Hành năm 1002, nhưng

những bằng chứng khác cho thấy, đây có lẽ là đợt chỉnh đốn quân đội, ban hành thêm quân lệnh sau thời kỳ chính quyền liên tiếp phải hành quân trấn áp sự nổi

dậy ở các địa phương và tình hình biên giới có nhiều diễn biến phức tạp Cũng không có bất kỳ chiếu sắc hay lệnh, lệ nào về quản lý hành chính hay xét xử tư pháp được ban hành thời Đinh và Tiền Lê Pháp luật thời kỳ này, ngoài luật tục và

tập quán công xã, nhà nước chủ yếu sử dụng quân luật để trấn áp thiên hạ Thay vì ban hành luật pháp, mệnh lệnh đầu tiên sau khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi là “đặt vạc

lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong cũi, hạ lệnh rằng: “kẻ nào trái phép phải chịu tội

bỏ vạc dầu, cho hổ ăn” [20, tr.211] Cố đô Hoa Lư đến nay vẫn còn lưu giữ các di tích và truyền thuyết về động An Tiêm nuôi cọp báo, hay Ao Giải thả thuồng

luồng để trừng trị các tội nhân… [103, tr.494]

Thời Đinh - Lê cũng chưa thiết lập các cơ quan tư pháp, mới chỉ có chức quan phụ trách về pháp luật Năm 971, Lưu Cơ được phong chức Đô hộ phủ sĩ sư,

tức là quan trông coi việc hình án trong cả nước Tuy nhiên, không có bất cứ tư

liệu nào phản ánh về sự điều hành công việc của viên quan này sau đó, cũng không có vụ án nào được đề cập trong sử cũ Chỉ thấy trong các vụ hành hình

phạm nhân, hoàng đế thường trực tiếp tham dự và là người ra phán quyết cuối cùng Quyền tư pháp tối cao ở Đại Cồ Việt, do đó tập trung triệt để trong tay nhà vua Cũng vì luật pháp chưa được ban hành, nên các quyết định xử phạt không tránh khỏi tính độc đoán và tùy tiện

Tính chất pháp luật thời Đinh - Lê biểu hiện rõ nét nhất qua những hình

phạt hết sức hà khắc Không một thời kỳ nào, cách thức hành hình lại ghê sợ như

thời kỳ này: chém, đập nát xương, băm thịt thành nhiều mảnh; chém đầu bêu trước

Trang 34

26

công chúng; nhốt vào cũi, chất cỏ thiêu sống; dùng dao cùn xẻo thịt cho đến chết; trói phạm nhân vào cọc gỗ dưới sông để chết đuối khi thủy triều lên; bắt chèo lên

ngọn cây cao rồi sai người chặt gốc, rơi xuống chết; hoặc buộc phạm nhân vào

mạn thuyền đi trên dòng sông có nhiều rắn độc, để rắn cắn chết… [20, tr.214, 216,

230, 235, 236] Tuy nhiên, nghiên cứu kỹ các thông tin trong chính sử có thể nhận

thấy một vài điểm đáng lưu ý Thứ nhất, các hình thức hành quyết tàn khốc như

nêu trên không phải được áp dụng một cách phổ biến và rộng rãi Càng không thể coi đó là điển chương chế độ của vương triều Chúng xuất hiện nhiều nhất dưới

thời Lê Ngọa Triều, khi pháp luật trở thành công cụ trong tay bạo chúa Thứ hai,

không phải mọi tội danh đều bị khép vào khung hình phạt này Chủ yếu, chúng dành cho những tội như mưu sát vua (trường hợp Đỗ Thích), hoặc cầm đầu các

cuộc nổi loạn Hành hình công khai, chính quyền muốn răn đe, trừng trị, nhưng

đôi khi là để trả thù Thứ ba, không có quy định thống nhất về hình phạt áp dụng

cho các tội danh Nhiều khi, tính chất vụ án như nhau, nhưng phạm nhân lại bị xử

tử theo các hình thức khác nhau Cách thức hành hình nhiều khi theo ý thích, sự

lựa chọn của cá nhân hoàng đế

d V ề quan hệ giữa nhà nước với làng xã

Thế kỷ X ghi nhận những cố gắng của các chính quyền tự chủ trong việc

tìm kiếm và thể nghiệm những phương thức tổ chức và quản lý công xã Chính

sách cải cách nổi tiếng của Khúc Hạo đặt trọng tâm vào vấn đề tổ chức cấp hành chính cơ sở và giải quyết mối quan hệ giữa chính quyền với làng xã Các hương, giáp, xã được thiết lập trên cơ sở kết cấu kinh tế - xã hội vốn có của các công xã nông thôn Mục đích chính của họ Khúc nhằm tăng cường quản lý các công xã, biến đó thành cơ sở để nhà nước tiến hành thu thuế và bắt lính Song mặt khác, với chính sách “bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch” [41, tr.218], họ Khúc đã khôi phục vai trò và truyền thống công xã, đồng thời thi hành một phương thức bóc lột phù hợp với trình độ kinh tế - xã hội lúc bấy giờ [120, tr.48] Điều này tạo nên sự dung hợp thỏa đáng giữa nhà nước và công xã, củng cố mối quan hệ làng - nước Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chính sách của họ Khúc đã phát huy nhiều tác dụng tích cực

Dưới thời Đinh - Lê, Nhà nước tăng cường khả năng kiểm soát và khống

chế các công xã: Củng cố chính quyền cấp cơ sở, thẳng tay đàn áp những hành động chống đối… Nhưng mặt khác, để thể hiện vai trò đại diện và kêu gọi sự hậu

Trang 35

Tuy nhiên, trong mối quan hệ lưỡng hợp giữa nhà nước với công xã thời kỳ này, tính chất trấn áp, bóc lột nổi trội hơn so với vai trò đại diện của nó Khi nhà nước đặt những quyền lợi của mình lên trên hết, ưu tiên cho chính sách tập quyền

và sử dụng các biện pháp quyết liệt, đồng nghĩa nhiều lợi ích của công xã bị xâm

phạm Đó là một hạn chế của chính quyền trong phương thức quản lý xã thôn

Tóm lại, đóng góp quan trọng nhất của hai triều Đinh và Tiền Lê là đã đặt

nền móng ban đầu cho sự hình thành thiết chế trung ương tập quyền ở Việt Nam

và bước đầu tạo dựng nền tảng tư tưởng cho một quốc gia độc lập, thống nhất Đó

là cội nguồn sức mạnh, giúp hai nhà Đinh - Lê chèo lái con thuyền Đại Cồ Việt vượt qua những thời khắc hiểm nghèo nhất của vận mệnh lịch sử, giữ vững độc

lập, chủ quyền và thống nhất đất nước Tuy nhiên, để duy trì quyền lực tập trung, nhà nước thời kỳ này đã chủ yếu dựa vào quân đội và những hình phạt khắt khe Điều đó là cần thiết và có những tác dụng nhất định trong điều kiện đất nước vừa

mới giành lại độc lập, nguy cơ ngoại xâm luôn rình rập và các cuộc nội loạn liên

tiếp diễn ra Nhưng xét về lâu dài, phương thức tổ chức quyền lực này không thể đáp ứng xu thế phát triển của đất nước và dân tộc Tất cả thể hiện tính chất quá độ,

thử nghiệm, mặt khác ghi nhận những nỗ lực của các chính quyền thời kỳ này trong hành trình tìm kiếm một mô hình cai trị phù hợp Thành tựu và cả những bài

học thất bại, được hai triều Lý - Trần kế thừa và đúc rút, xây dựng thành công một

mô hình nhà nước mới, nhiều ưu việt

1.1.2 S ự xuất hiện mô hình nhà nước “thân dân”

Cái chết của Lê Ngọa Triều (năm 1009) cũng là dấu chấm hết cho một thế

kỷ dài với biết bao sự kiện trọng đại, nhưng cũng đầy biến loạn của lịch sử Việt Nam Lý Công Uẩn được suy tôn lên ngôi hoàng đế, mở đầu một triều đại mới, trong một khung cảnh chính trị mới Đó kết quả của một cuộc vận động chính trị

diễn ra êm thấm, không đổ máu Ông nhận được sự ủng hộ to lớn của các triều

thần, thế lực tôn giáo, quân đội, cũng như đông đảo dân chúng Tình trạng chiến tranh, loạn lạc triền miên, cùng những chính sách cai trị hà khắc tới mức tàn bạo

Trang 36

28

của chính quyền cũ đã khiến mọi tầng lớp trong xã hội đều chán ghét và mong

mỏi sự đổi thay Câu nói của Đào Cam Mộc khi khuyên Lý Công Uẩn lên ngôi:

“Hiện nay trăm họ mỏi mệt kiệt quệ, dân không chịu nổi”, “dân chúng nhao nhác, mong tìm chân chúa” [20, tr.238] đã phản ánh đúng tình cảnh thực tế lúc bấy giờ

Những sấm ký phủ đầy huyền tích xung quanh việc nhà Lê sắp đổ, nhà Lý lên thay, thiên hạ sẽ thái bình1

… ngày càng được lan rộng, không chỉ trong triều đình Hoa Lư mà cả ngoài dân gian Đó dường như là cuộc tuyên truyền, vận động chính trị một cách rộng rãi, công khai cho sự thay đổi quyền lực tất yếu xảy đến Hai mươi chín năm về trước (năm 980), một cuộc vận động tương tự cũng đã diễn

ra, Lê Hoàn trở thành hoàng đế thay thế nhà Đinh Có điều khi ấy, những người

chủ trương đảo chính nhận thấy sự cần thiết phải lựa chọn một thống lĩnh quân đội, người có đủ tài năng để trấn dẹp các thế lực quân sự chống đối cũng như lãnh đạo cả nước đánh đuổi giặc ngoại xâm Lần này, những người suy tôn Lý Công

Uẩn lên ngôi, họ kỳ vọng ở ông phẩm chất của một vị hoàng đế toàn tài, người có

thể mang đến sự đổi thay toàn diện cho đất nước

Trước khi lên ngôi, Lý Công Uẩn là một tướng lĩnh trong quân đội nhà

Tiền Lê Nhiều năm sống trong cấm đình, hầu cận bên ngai vàng giúp ông nhận

thức sâu sắc về những rối ren của tình hình triều chính và những bất ổn ngoài xã

hội Nắm trong tay lực lượng cấm binh, từng tham gia nhiều sự kiện quân sự quan

trọng, Lý Công Uẩn hiểu rằng quân đội không phải là biện pháp hữu hiệu để giải quyết các vấn đề chính trị và quản lý xã hội hiệu quả Ông cũng nhận thức rõ, hình

phạt nặng nề mà triều Lê sử dụng, không những không đủ sức răn đe, mà còn làm gia tăng sự chống đối Nói cách khác, những trải nghiệm thực tế đã mang lại cho

Lý Công Uẩn ý thức về tính tất yếu phải đổi mới toàn diện chính sách cai trị và

quản lý đất nước Có tư chất thông minh, nhãn quan chính trị sắc bén, lại được đào

1 Xung quanh việc lên ngôi của Lý Công Uẩn phủ đầy huyền tích và sấm ký: Ở đình Sấm (thôn Dương Lôi, nay thuộc phường Tân Hồng, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh), hương Diên Uẩn (tên cổ của

Cổ Pháp) có cây gạo cổ thụ bị xét đánh để lại vết thành bài sấm đại ý nói nhà Lê sắp mất, họ Lý

n ổi lên, thiên hạ ổn định; hay cũng ở hương Cổ Pháp có con chó trắng, trên lưng xuất hiện hai chữ “thiên tử” lông đen, ứng với điềm vua sinh năm Tuất (Giáp Tuất - 974), lên ngôi cũng đặt niên hi ệu vào năm Tuất (Canh Tuất - 1010); cây đa chùa Song Lâm có vết sâu ăn hình chữ

“Quốc”; quanh mộ cha Lý Công Uẩn ban đêm có tiếng tụng kinh và ngâm thơ báo trước việc họ

Lý làm vua… T ất cả dường như trùng hợp, đều được giải thích bằng điềm báo nhà Lý sẽ lên thay nhà Lê [103, tr.527]

Trang 37

29

tạo bài bản trong môi trường Phật giáo đã hình thành nên một Lý Công Uẩn hội tụ đầy đủ phẩm chất và năng lực của một nhà cải cách lớn Với ý nghĩa như thế,

những người chủ trương đảo chính đã hoàn toàn chính xác khi chọn Lý Công Uẩn

để tôn phò Lý Công Uẩn là đại diện ưu tú và xứng đáng nhất cho xu thế đang lên -

xu thế đổi mới toàn diện đất nước

Những yêu cầu khách quan và các nhân tố chủ quan tạo điều kiện thuận lợi

và là cơ sở để nhà Lý tiến tới xây dựng một thiết chế chính trị mới

Một trong những quyết định quan trọng đầu tiên sau khi Lý Công Uẩn lên ngôi là dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long - minh chứng rõ nét đánh dấu bước chuyển căn bản trong tư duy cầm quyền của vương triều Lý Khi chọn Hoa Lư làm kinh đô, hai triều Đinh và Tiền Lê dường như đã đặt cược cả vào khả năng phòng thủ của nó Sự lựa chọn này, trên một ý nghĩa nhất định, có thể xem là sự

“hy sinh” phát triển để đảm bảo yêu cầu an ninh Trong suốt 43 năm tồn tại, Hoa

Lư với vai trò kinh đô, rõ ràng đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, thể hiện và đáp ứng đầy đủ tư duy thủ hiểm trong phương thức cầm quyền của chính quyền Khi chọn Thăng Long làm thủ đô, nhà Lý chủ đích dựng đặt một trung tâm quyền lực quốc gia mới, không chỉ về chính trị - hành chính, mà còn về kinh tế và văn hóa Không

phải không nhận ra những bất lợi, như Chiếu dời đô đã chỉ rõ, nhưng nhà Lý chọn

Thăng Long như muốn khẳng sự thay đổi tư duy quản lý đất nước Đó là tư duy

cầm quyền dựa trên quan điểm phát triển, lấy phát triển để củng cố khả năng phòng thủ [152, tr.97-101] Lý Công Uẩn thiết lập vương triều Lý, khai sáng kinh

đô Thăng Long, có thể coi là bước khởi đầu trong công cuộc xây dựng mô hình phát triển toàn diện mới, đồng thời bắt đầu thời đại vàng son của quốc gia Đại

Việt - thời đại Lý - Trần

Công cuộc xây dựng mô hình nhà nước mới được khởi tạo ngay từ thời Lý Thái Tổ (1009-1028), tiếp tục phát triển dưới các triều Thái Tông (1028-1054), Thánh Tông (1054-1072) và được hoàn thiện dưới thời Nhân Tông (1072-1127) Đầu thế kỷ XIII, nhà Lý suy yếu, triều Trần thành lập Tuy nhiên, sự thay đổi quyền lực này chủ yếu xuất phát từ sự hèn kém của các vua nhà Lý và những rối

loạn không thể kiểm soát nơi triều chính1 Đó không phải là cuộc khủng hoảng

1 Các vua Lý thời kỳ này phần lớn lên ngôi khi còn nhỏ tuổi (Thần Tông 11 tuổi, Anh Tông 2

tu ổi, Cao Tông 2 tuổi) và đều chết yểu (Thần Tông chết năm 22 tuổi, Cao Tông thọ 37 tuổi…) Mặt khác, các vua cuối triều Lý phần lớn hèn kém, xa xỉ, dâm dật, bỏ bê triều chính Quyền hành

Trang 38

30

của mô hình cai trị Thực tế, nhà Trần sau khi lên nắm chính quyền, đã kế thừa và phát triển các chính sách cai trị từ thời Lý, tiếp tục hoàn thiện mô hình nhà nước lên một tầm cao mới Đại Việt nhờ vậy tiếp tục đà thăng tiến, ít nhất cho đến hết

thế kỷ này Thiết chế chính trị thời Lý - Trần, do đó có thể xếp chung một loại hình

Đặc trưng nổi trội của thiết chế chính trị thời Lý - Trần là quyền lực của nhà nước trung ương được xây dựng dựa trên sự ủng hộ của dân chúng Nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, thống nhất

và độc lập dân tộc có cội rễ từ mối quan hệ gắn kết, hòa đồng làng - nước Ngược

lại, “thân dân” luôn là tư tưởng chính trị chủ đạo của vương quyền Các chính sách và biện pháp cai trị của chính quyền chính là nhằm cụ thể hóa tư tưởng chính

trị chủ đạo đó Bệ đỡ tư tưởng của thiết chế chính trị này là sự hài hòa giữa ba tôn giáo Phật, Đạo, Nho, với chất keo kết dính là tinh thần dân tộc và chủ nghĩa yêu nước của người Việt Phật giáo được đề cao, vì những người đứng đầu nhà nước

có ý thức khẳng định những giá trị phi Trung Hoa, đồng thời muốn tạo nên tư tưởng hòa đồng trong xã hội Những yếu tố huyền bí của Đạo giáo có tác dụng gia

cố sự vững chắc của vương quyền Còn Nho giáo - hệ tư tưởng cai trị xã hội, có vai trò quan trọng trong tuyển chọn quan lại và tổ chức bộ máy chính quyền Cơ

sở kinh tế - xã hội của mô hình vẫn dựa trên chế độ sở hữu nhà nước đối với ruộng đất công, nhưng trong chừng mực nhất định, nhà nước nhượng bộ và tạo điều kiện cho sở hữu tư nhân của tầng lớp quý tộc, địa chủ [77, tr.43-44]

Khi chưa thật hiểu bản chất của hình thức tổ chức quyền lực này, rất dễ dẫn

tới những nhận định thiếu chính xác Nghiên cứu lịch sử triều Lý, một số học giả nước ngoài đã tỏ ý hoài nghi, thậm chí phủ nhận về sự tồn tại của thiết chế trung ương tập quyền Có ý kiến cho rằng, xét về tổ chức quyền lực, nhà Lý chỉ là một chính quyền địa phương (cai quản chủ yếu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, cốt lõi là khu vực kinh đô Thăng Long), hoặc đứng đầu nhà nước liên bang gồm nhiều thế

lực cát cứ Xét về phương thức cai trị, ý kiến khác nhìn nhận, nhà Lý là một “triều đại tôn giáo”, quyền lực chính trị được xây dựng dựa trên những tập tục truyền

thực tế nằm trong tay các ngoại thích phụ chính (tiêu biểu như Đỗ Anh Vũ, Đỗ An Di…) và các quy ền thần Từ trong cung đình, những rỗi loạn nhanh chóng lan rộng ra ngoài xã hội Khởi nghĩa nổ ra khắp các địa phương

Trang 39

31

thống và sự chấp thuận của các làng xã1 Quan điểm này rất đáng chú ý, nhưng rõ ràng cần phải được xem xét và thảo luận thật kỹ Bởi nó trái ngược với số đông ý

kiến của các nhà sử học trong và ngoài nước, đồng thời là nhận thức chung lâu nay

Dưới đây, luận án sẽ tập trung phân tích những đặc điểm của thiết chế nhà nước thời Lý - Trần, thảo luận và góp phần làm rõ hơn những vấn đề nêu trên

Thực tế, triều Lý đã khởi lập thành công một mô hình chính trị mới, mang dấu ấn

của thời đại Xây dựng sức mạnh tổng hợp của quốc gia dựa trên mối quan hệ hòa đồng, gắn kết giữa Nhà nước với các làng xã và tranh thủ sự ủng hộ của dân chúng

phải được nhìn nhận là bản chất và cội nguồn sức mạnh của chính quyền, không

thể coi là dấu chỉ để hoài nghi hay phủ nhận về tính chất tập quyền của thiết chế chính trị thời kỳ này Đúng là nhà Lý có một hệ tôn giáo riêng, lấy đó làm bệ đỡ tư tưởng cho đường lối cai trị, nhưng nếu tuyệt đối hóa, coi đó là “bản chất” của quyền

lực thì chưa thật thỏa đáng

1 Trong một nghiên cứu được công bố năm 1973, nhà nghiên cứu người Nhật Bản Minoru Katakura đã đưa ra nhận định: Đặc điểm luật hình của triều Lý tương đối “khoan nhượng” (hay khoan hồng) liên quan đến “cơ cấu quyền lực của triều đại” và “quyền lực chính trị của nhà Lý

d ựa trên sự chấp thuận truyền thống và tính độc lập của làng xã (Xem“Betonamu Richo Keiho

ko” (Nghiên cứu luật hình thời Lý ở Việt Nam), Shigaku-Zasshi LXXXII, II, 11/1973, tr.43) Bốn

năm sau, ông bổ sung quan điểm của mình bằng nhận xét: “Họ Lý tìm cách thiết lập quyền lực đối với các dòng họ đối địch bằng cách biến các phong tục truyền thống của Việt Nam thành các nghi th ức của quốc giáo”, tức ông cho rằng triều Lý là một triều đại tôn giáo, thần quyền, không phải là một nhà nước dựa trên luật pháp (Betonamu no rekishi to higshi Ajia (Lịch sử Việt Nam

v ới Đông Á), Tokyo, 1977, tr.64) Sakurai Yumio phát triển quan điểm này bằng lập luận cho

rằng nhà Lý là “một triều đại địa phương”, tức là nó chỉ kiểm soát trực tiếp được một trong nhiều vùng kinh t ế - chính trị ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam Sakurai kết luận: “Triều Lý không phải là một chính quyền tập trung, nó chỉ đứng đầu một nhà nước liên bang gồm nhiều thế lực bản địa địa phương” Đồng thời ông cũng phủ nhận việc nhà Lý thành lập hệ thống hành chính địa

phương tập trung (gồm 24 lộ), bởi điều này không được chép trong Việt sử lược, mà do Ngô Sĩ

Liên thêm vào ở thế kỷ XV, trong Đại Việt sử ký toàn thư (Xem “Rakuden mondai no seiri” (Sơ

bộ nghiên cứu đồng bằng sông Hồng xưa), Tonan Ajia Kenkyu, 17, 1 (6/1979); “Richo-ki Kôga

deruta Keitaku shiron” (Đồng bằng sông Hồng dưới thời Lý), Tonan Ajia Kenkyu, 18, 2 (9/1980), n.41; “Jusseki Koga deruta Keitaku shiron” (Đồng bằng sông Hồng thế kỷ X), Tonan Ajia

Kenkyu, 17, 4 (4/1980)) Tiếp tục quan điểm này, nhà nghiên cứu Việt Nam học người Mỹ, Keith

W Taylor thậm chí nhấn mạnh: “Bộ máy triều đình (nhà Lý) không cai quản mọi bộ phận của vương quốc mà chỉ trực tiếp kiểm soát một vùng cốt lõi xung quanh thủ đô (Thăng Long)” Đồng thời ông cho rằng thực chất quyền lực nhà nước và uy quyền của nhà vua là vai trò đại diện và đứng đầu tôn giáo (“tôn giáo thời Lý”) Theo ông, “triều Lý căn bản là sự phát triển và sự tàn lụi của một tư tưởng tôn giáo” (Xem Authority and Legitimacy in 11th

Century Vietnam, trong David

Marr and A.C Milner (co-editor), Southeast Asia in the 9 th - 14 th Century, Institute of Southeast

Asia Studies, Singapore, 1990

Trang 40

32

1.2 Nh ững đặc điểm của thiết chế nhà nước thời Lý - Trần

1.2.1 Tư tưởng cai trị và chính sách “thân dân”

So với chế độ chính trị thế kỷ X, rõ ràng đã có bước thay đổi căn bản, nếu không muốn nói là đối lập trong quan điểm nhìn nhận về vai trò của dân chúng, trong tư tưởng trị dân, đường lối gần dân và thái độ vị dân của hai triều Lý - Trần

Thống kê chính sử cho thấy, từ “dân”, hầu như không được nhắc tới trong các chiếu chỉ, lệnh dụ hay khẩu dụ của các hoàng đế thời Đinh và Tiền Lê Chính sách phủ dụ, vỗ yên dân chúng chưa một lần được thực thi, cho dù những cuộc

trấn áp quân sự diễn ra rất thường xuyên trong giai đoạn này Sử cũng không lần nào nhắc tới những đợt miễn, giảm thuế hay phát chẩn cho dân chúng, mặc dù tình

cảnh đói kém, mất mùa hay thiên tai, địch họa liên tiếp xảy đến Đợt ân xá tù nhân duy nhất diễn ra vào năm 989, khi Lê Đại Hành cho đổi niên hiệu [20, tr.226] Các hoàng đế luôn giữ một khoảng cách rất xa với dân chúng Không có nhiều chính sách chăm lo đời sống người dân, hay chí ít là những biểu hiện bên ngoài cho thấy thái độ gần gũi, ngoại trừ nghi lễ cày ruộng tịch điền được thực hiện lần đầu vào năm 987 [20, tr.224] Xây dựng chế độ trung ương tập quyền dựa trên bộ máy quân sự đồ sộ và những hình phạt hà khắc, hai triều Đinh, Lê dường như đã tự đặt mình vào vị trí đối lập với số đông dân chúng, đẩy những mâu thuẫn chính trị - xã

hội ngày càng gia tăng Triều Lý ra đời là kết quả của một cuộc vận động chính

trị, nhận được sự hậu thuẫn to lớn của nhiều lực lượng xã hội, nhưng cũng chính

bởi sự đánh mất lòng dân của các chính quyền thời kỳ trước

Trong khi đó, các từ “dân”, “thiên hạ”1để gọi chung các tầng lớp nhân dân, hay qua đó phản ánh tư tưởng cai trị và hành động “thân dân” của các vua thời Lý

- Trần, được chép nhiều trong chính sử thời kỳ này (xem chi tiết tại phụ lục II)

Trước khi dời đô ra Thăng Long, vua Lý Công Uẩn ban Thiên đô chiếu

Cùng với nhiều giá trị nổi bật khác, đây cũng là văn kiện chính trị đầu tiên của

một vương triều đề cập tới các vấn đề dân kế, dân sinh Trong tờ chiếu, vị vua khai sáng triều Lý nhấn mạnh việc dời đô là “trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân”, mong muốn cho trăm họ khỏi tổn hao và “dân cư không khổ” Hơn thế, lời chiếu còn là sự tham vấn rộng rãi quần thần và dân chúng Thái độ trọng thị của

1

Trong nguyên bản chữ Hán của Đại Việt sử kỳ toàn thư, các sử quan triều Lê chủ yếu sử dụng

hai từ “dân” (民) và “thiên hạ” (天下) để chỉ chung về dân chúng

Ngày đăng: 23/03/2015, 07:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w