1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biến đổi một số giá trị văn hóa của dân tộc Mường hiện nay

107 1,9K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC --- NGUYỄN THỊ HẰNG BIẾN ĐỔI MỘT SỐ GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC MƯỜNG HIỆN NAY NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CỘ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA XÃ HỘI HỌC -

NGUYỄN THỊ HẰNG

BIẾN ĐỔI MỘT SỐ GIÁ TRỊ VĂN HÓA

DÂN TỘC MƯỜNG HIỆN NAY

NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC MƯỜNG

TẠI HUYỆN LẠC SƠN - TỈNH HÒA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI - 2008

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA XÃ HỘI HỌC -

BIẾN ĐỔI MỘT SỐ GIÁ TRỊ VĂN HÓA

DÂN TỘC MƯỜNG HIỆN NAY

NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC MƯỜNG

TẠI HUYỆN LẠC SƠN - TỈNH HÒA BÌNH

Trang 3

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Mô hình sản xuất kinh doanh 55

Bảng 2: Việc sử dụng các công cụ sản xuất 58

Bảng 3: Tỷ lệ các loại nhà ở 60

Bảng 4: Tỷ lệ sử dụng các tiện nghi sinh hoạt hàng ngày 62

Bảng 5: Tỷ lệ người mặc trang phục truyền thống ở địa phương phân theo nhóm tuổi 65

Bảng 6: Tỷ lệ mặc trang phục truyền thống phân theo Vùng 68

Bảng 7: Tỷ lệ sử dụng các ngôn ngữ khi giao tiếp trong cộng đồng 69

Bảng 8: Tỷ lệ gia đình tổ chức các ngày lễ/tết 73

Bảng 9: Các thủ tục cưới xin của người Mường 78

Bảng 10: Không gian kết hôn của người Mường 79

Bảng 11: Tỷ lệ mặc trang phục truyền thống trong ngày cưới 80

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu 1: Tỷ lệ sử dụng các loại nhà ở phân theo vùng 61

Biểu 2: Tỷ lệ mặc trang phục truyền thống dân tộc 66

Biểu 3: Tỷ lệ sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp ở thị trấn Vụ Bản 68

Biểu 4: Tỷ lệ sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp ở vùng Mường Vang 69

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 4

1.Tính cấp thiết của đề tài 4

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu: 6

2.1 Các công trình nghiên cứu của các học giả người nước ngoài 6

2.2 Công trình nghiên cứu của các học giả người Việt Nam 7

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: 9

3.1 Mục đích nghiên cứu: 9

3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu: 9

4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiêm cứu: 10

4.1 Đối tượng nghiên cứu: 10

4.2 Khách thể nghiên cứu: 10

4.3 Phạm vi nghiên cứu 10

5 Giả thuyết và mô hình khung lý thuyết 10

5.1 Giả thuyết nghiên cứu: 10

5.2 Mô hình khung lý thuyết: 12

6 Phương pháp nghiên cứu 12

6.1 Phương pháp luận: 12

6.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể: 13

6.2.1 Phương pháp định lượng 13

6.2.2 Nhóm phương pháp định tính: 15

PHẦN NỘI DUNG 16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 16

I Một số lý thuyết và các khái niệm công cụ được vận dụng trong đề tài 16 1 Một số khái niệm công cụ của đề tài 16

1.1 Khái niệm văn hóa 16

1.2 Khái niệm dân tộc 16

1.3 Khái niệm giá trị và giá trị văn hóa 17

1.4 Bản sắc văn hóa: 18

2 Những quan điểm và lý thuyết xã hội học được vận dụng trong đề tài nghiên cứu 19

2.1 Quan điểm của một số nhà xã hội học về giá trị : 19

2.2 Quan điểm về biến đổi văn hóa 21

2.3 Lý thuyết phát triển và biến đổi xã hội 22

II Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số 22

1 Bản sắc văn hóa Mường - sự hình thành và phát triển 22

2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc 24

Trang 5

CHƯƠNG 2: BẢN SẮC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI

MỘT SỐ GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC MƯỜNG 30

I Bản sắc văn hóa truyền thống 30

1 Tập quán sản xuất 30

1.1 Nghề trồng lúa nước 30

1.2 Một số nghề phụ khác 31

1.2.1.Chăn nuôi 32

1.2.2 Làm vườn 32

1.2.3 Nghề thủ công gia đình 33

1.2.4 Khai thác nguồn lợi từ thiên nhiên 33

2 Đặc điểm cư trú và nhà ở, tập quán sinh hoạt thường nhật và tiêu dùng 35

2.1 Đặc điểm cư trú và nhà ở: 35

2.1.1 Đặc điểm cư trú: 35

2.1.2 Đặc điểm nhà ở: 35

2.2 Tập quán tiêu dùng 40

2.3.Tập quán ẩm thực 41

2.4 Trang phục 42

2.4.1 Trang phục nam giới 42

2.4.2 Trang phục phụ nữ 42

3 Quan hệ gia đình, dòng họ và tổ chức đời sống cộng đồng 43

3.1.Quan hệ gia đình, dòng họ 43

3.2 Tổ chức đời sống cộng đồng 44

3.2.1 Tổ chức xã hội truyền thống của xã hội Mường 44

3.2.2 Chế độ Lang Cun 45

3.2.3 Tục lệ nhà Lang: 46

4 Tín ngưỡng, lễ hội, hôn nhân và ma chay 47

4.1.Tập quán tín ngưỡng, lễ hội 47

4.1.1.Tín ngưỡng 47

4.2 Tập quán hôn nhân của dân tộc Mường 53

4.3 Tập quán ma chay của người Mường 56

III Sự biến đổi một số giá trị văn hóa dân tộc Mường hiện nay 60

1 Tập quán và công cụ sản xuất 60

1.1 Tập quán sản xuất: 60

1.2 Công cụ sản xuất 63

2 Tập quán sinh hoạt thường nhật và tiêu dùng 64

2.1 Đặc điểm cư trú và nhà ở hiện nay 64

2.2 Tiện nghi và đồ dùng sinh hoạt hiện nay 67

2.4 Việc mặc trang phục truyền thống 71

2.5 Ngôn ngữ: 73

3 Quan hệ gia đình, dòng họ, tổ chức đời sống cộng đồng 76

3.1 Quan hệ gia đình, dòng họ hiện nay 76

3.2 Tổ chức đời sống cộng đồng 77

Trang 6

4 Tín ngưỡng, lễ hội, ma chay, cưới xin 78

4.1.Tín ngưỡng, lễ hội 78

4.1.1.Về tín ngưỡng 78

4.1.2 Về lễ hội hiện nay 80

4.2 Ma chay 82

4.3 Cưới xin 83

III Những nguyên nhân tác động đến sự biến đổi văn hóa dân tộc Mường 87

IV Xu hướng biến đổi một số giá trị văn hóa dân tộc Mường 90

1 Tập quán và công cụ sản xuất 90

2 Tập quán sinh hoạt thường nhật và tiêu dùng 91

3 Quan hệ gia đình, dòng họ và tổ chức đời sống cộng đồng 92

4 Tập quán tín ngưỡng, lễ hội, ma chay, cưới xin 92

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93

1 Kết luận 93

2 Kiến nghị 95

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Trong tiến trình lịch sử, không có nền văn hóa nào lại không tiếp thu, ảnh hưởng và biến đổi do tác động của những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định Các nền văn hóa của các dân tộc, trong khi tồn tại, tự thân nó đã chứa đựng và tiếp nhận các yếu tố văn hóa mới như một quá trình tự nhiên, rồi khi có những tác động mạnh của những điều kiện kinh tế - xã hội, các chính sách xã hội thì sự biến đổi diễn ra càng rõ nét Vì vậy, không quá ngạc nhiên khi trong thực tiễn, nền văn hóa dân tộc này bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa dân tộc kia để thậm chí dẫn đến nhiều nền văn hóa bị mai một, mất đi bản sắc riêng của mình

Trong điều kiện ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế thị trường và đô thị hóa làm tăng cường giao lưu và hội nhập đưa đến sự phát triển kinh tế xã hội Đồng thời, đây cũng là một thách thức lớn đối với nền văn hóa của các dân tộc, đặc biệt

là nền văn hóa của các dân tộc thiểu số

Đối với đất nước ta, khi cách mạng tháng Tám thành công (năm 1945) đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - một nhà nước dân chủ kiểu mới,

có sức mạnh to lớn làm thay đổi diện mạo nền văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam Nó thay đổi trước tiên trên quan điểm lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử :

Kế thừa và phát triển Tính từ thời điểm này đến trước thời kỳ đổi mới (1986), trải

qua nhiều thập niên, văn hóa các dân tộc thiểu số ở nước ta nói chung và dân tộc Mường nói riêng, về cơ bản, vẫn giữ được bản sắc truyền thống biểu hiện trên nhiều lĩnh vực văn hóa

Từ sau khi đất nước ta tiến hành đổi mới, bên cạnh các chính sách cải cách

về kinh tế thì các chính sách về văn hóa cũng đặc biệt được quan tâm theo quan điểm bao trùm: bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc Thời kỳ này, nền kinh tế nước

Trang 8

ta có những chuyển biến mạnh mẽ, thay đổi hẳn về chất, đời sống của nhân dân nói chung, đồng bào miền núi nói riêng từng bước đi vào ổn định Trong bối cảnh biến đổi mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, văn hóa cũng có những biến đổi sâu sắc trên

tất cả các mặt : văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, văn hóa xã hội và ngôn

ngữ,…Sự biến đổi này thể hiện trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực, đã có những

biểu hiện rất rõ của chiều hướng mất dần truyền thống

Vì vậy, vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm Vấn đề này được nhấn mạnh trong các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, thứ IX, thứ X và cụ thể hóa thành các chương trình hành động trong thực tiễn

Trong bối cảnh ấy, nghiên cứu văn hóa các dân tộc thiểu số trở thành một trong những vấn đề trọng tâm của các ngành khoa học xã hội

Dân tộc Mường là một trong những dân tộc thiểu số có tỷ lệ dân cư đông, bề dày truyền thống văn hóa lâu đời và có nhiều nét tương đồng với dân tộc Kinh Dân

tộc Mường chủ yếu tụ cư ở tỉnh Hòa Bình - vùng đất nổi tiếng với “Nền văn hóa

Hòa Bình”, là khởi thuỷ của nền văn minh lúa nước - nền văn minh sông Hồng

được ghi nhận trong diễn trình lịch sử dân tộc Hòa Bình cũng là địa bàn tụ cư của nhiều dân tộc như Kinh, Thái, Mông, Dao, Tày,…Mỗi dân tộc đều có đặc trưng riêng về ngôn ngữ, chữ viết, trang phục, phong tục tập quán, lễ nghi, sinh hoạt và cách tổ chức đời sống cộng đồng,… tạo nên vẻ đẹp đặc sắc trong bức tranh văn hóa Hòa Bình

Với đặc thù về mặt địa lý, văn hóa Mường thể hiện sự giao lưu mạnh mẽ với các nền văn hóa của các dân tộc thiểu số Đồng thời, văn hóa Mường có nhiều nét tương đồng với dân tộc Kinh Các nhà nghiên cứu đã chứng minh, dân tộc Mường

và dân tộc Kinh có chung nguồn gốc Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã xác định rằng, nghiên cứu tìm hiểu văn hóa Mường chính là tìm về cội nguồn xa xưa của

Trang 9

chúng ta Tuy nhiên, do không có chữ viết riêng, văn hóa Mường ngày càng bị mai một trông thấy

Mặt khác, dưới tác động của nền kinh tế thị trường và đô thị hóa, vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa Mường trở thành một trong những thách thức rất lớn Văn hóa Mường có những nét đặc sắc nổi trội cần được quan tâm, duy trì và phát triển

Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài : “Sự biến đổi một số giá trị văn hóa dân

tộc Mường hiện nay” với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào xu hướng nghiên

cứu văn hóa dân tộc trong xã hội học cũng như các giải pháp hợp lý nhằm duy trì

và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc Mường

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu:

Văn hóa dân tộc nói chung, văn hóa dân tộc Mường nói riêng đã và đang được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau

2.1 Các công trình nghiên cứu của các học giả người nước ngoài

Các nhà nghiên cứu người Pháp, đặc biệt là các nhà dân tộc học quan tâm nghiên cứu văn hóa dân tộc Mường từ rất sớm - từ những năm 1940, khi Việt Nam còn là thuộc địa của thực dân Pháp

Công trình nghiên cứu về người Mường của Jeanne Cuisinier: “Người

Mường, Địa lý nhân văn và Xã hội học (1946) - Viện Dân tộc học – Paris, có thể xem là công trình Xã hội học đầu tiên nghiên cứu về người Mường nói chung và văn hóa Mường nói riêng Công trình này đã đề cập tới một số nét đặc trưng về phong tục, tập quán và đặc điểm của người Mường

Trang 10

Cuốn “Việc xây dựng nhà ở của người Mường” của Barker, Milton E 1980

đã giới thiệu về cách làm nhà sàn truyền thống của người Mường

Các công trình nghiên cứu của Milton và Barker (người Pháp) những năm

1970 gồm “âm vị tiếng Mường” (1968), “Bài học tiếng Mường”, “Từ điển Mường-Anh-Việt” hay công trình nghiên cứu “So sánh ngôn ngữ Mường với ngôn ngữ Kh-mer” chỉ là những công trình nghiên cứu thuần tuý thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học

Có thể nói, qua các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài đã cho thấy dân tộc Mường đã thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều nhà nghiên cứu Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu dừng lại ở việc tìm hiểu đặc trưng phong tục tập quán, tộc người Chưa có công trình nào nghiên cứu về sự biến đổi văn hóa của người Mường

2.2 Công trình nghiên cứu của các học giả người Việt Nam

Cuốn Văn hóa truyền thống một số tộc người ở Hòa Bình – NXB Văn hóa

dân tộc của PGS-TS Nguyễn Thị Thanh Nga giới thiệu về văn hóa truyền thống

của người Mường, người Thái và người Mông ở Hòa Bình Sự biến đổi và giao lưu văn hóa giữa các tộc người Mường, Thái, Mông ở Hòa Bình

Cuốn Người Mường ở Việt Nam – NXB Văn hóa Dân tộc, 1999 nêu những

nét chính về văn hóa vật chất và tinh thần của người Mường: đặc trưng về lối sống, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, ẩm thực, kiến trúc

Cuốn Người Mường ở Hòa Bình - Trần Từ - Hội Khoa học Lịch sử Việt

Nam, 1996 nghiên cứu các vấn đề của người Mường như xã hội Mường cổ truyền,

đặc điểm của loại ruộng Lang, việc khai thác ruộng và phát canh thu tô

Cuốn Dân tộc Mường – NXB Kim Đồng, 2005 nêu một số nét cơ bản về

nguồn gốc, cư trú, tổ chức, văn hóa truyền thống, tín ngưỡng, lễ hội, của dân tộc Mường

Trang 11

Cuốn Người Mường ở Tân Lạc - tỉnh Hòa Bình của nhóm biên soạn Nguyễn

Thị Thanh Nga, Nguyễn Ngọc Thanh, NXB Văn hóa Thông tin, 2003 nêu những

đặc trưng cơ bản về văn hóa truyền thống, tín ngưỡng, lễ hội của Mường Bi - một

trong bốn cái nôi của người Mường (Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng,

Mường Động)

Các công trình nghiên cứu của văn hóa học về dân tộc Mường như Cuốn:

1)Tiếp cận với văn hóa bản Mường – Nghiên cứu và tiểu luận, Vương Anh, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, 2001; 2)Nghi lễ mo trong đời sống tinh thần của người

Mường ở Mường Bi – Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, 2004; 3) Dân tộc Mường,

Nguyễn Quang Lập, NXB Kim Đồng, 2005: Giới thiệu những đặc trưng cơ bản về nguồn gốc, các đặc trưng kinh tế - văn hóa - xã hội, tổ chức đời sống cộng đồng

của người Mường; 4)Người Mường ở Việt Nam, Vũ Đức Tân, NXB Văn hóa Dân tộc, 1999; 5) Người Mường ở Hòa Bình, Trần Từ, Hội Khoa học Lịch sử Việt

Nam, 1996 Cuốn sách nghiên cứu về các vấn đề của người Mường ở Hòa Bình như: xã hội Mường cổ truyền, đặc điểm của loại ruộng Lang, việc khai thác riêng

và phát canh thu tô; 6) Cuốn Văn hóa ẩm thực dân gian Mường Hòa Bình, Bùi

Chỉ - NXB Văn hóa dân tộc, 2001, nói về các món ăn dân gian đặc trưng của

người Mường, khác với các dân tộc khác; 7) Mo Mường: Mo Mường và nghi lễ

tang ma, Đặng Văn Lung, Bùi Thiện, Bùi Văn Nợi; 8) Diễn xướng Mo - Trượng - Mỡi, Bùi Thiện giới thiệu về những áng mo nổi tiếng của dân tộc Mường

Tất cả những công trình nghiên cứu trên dường như chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu các đặc trưng về tộc người Mường cũng như phong tục tập quán dưới giác độ thuần tuý về văn hóa học

Có một số công trình xã hội học văn hóa nghiên cứu sâu sắc về người

Mường Thanh Sơn – Phú Thọ trong cuốn “Tổ chức xã hội cổ truyền và những

biến đổi của nó ở người Mường Thanh Sơn - Phú Thọ” và cuốn “Người Mường ở

Trang 12

Thanh Sơn” đã phân tích các đặc trưng về tổ chức xã hội cổ truyền của người

Mường và những biến đổi của nó ở Thanh Sơn - Phú Thọ

Đề tài cấp Bộ: "Bản sắc văn hóa Mường cổ truyền và xu hướng biến đổi hiện nay - Qua khảo sát văn hóa Mường ở tỉnh Hòa Bình" Mã số B06-27, do PGS,

TS Lương Quỳnh Khuê làm chủ nhiệm, Học viện Báo chí và Tuyên truyền làm cơ quan chủ trì 20/2/2008 có thể coi là công trình nguyên cứu đầu tiên về sự biến đổi của văn hóa dân tộc Mường Tác giả đã khảo sát và phân tích các kết quả nghiên cứu về văn hóa Mường ở tỉnh Hòa Bình, đồng thời trình chiếu những tấm ảnh do tác giả chụp phản ánh văn hóa vật chất (ăn, mặc, ở, hoạt động sản xuất) và văn hóa tinh thần, tâm linh của đồng bào Mường tỉnh Hòa Bình nói chung Qua đó, tác giả cũng dự báo xu hướng biến đổi của văn hóa Mường trước xu thế hội nhập và những kiến nghị nhằm bảo tồn và phát triển văn hóa Mường

Đề tài nghiên cứu “Sự biến đổi một số giá trị văn hóa dân tộc Mường hiện nay – Nghiên cứu trường hợp đồng bào Mường ở huyện Lạc Sơn, Hòa Bình” mong muốn đóng góp thêm một phần nhỏ vào xu hướng nghiên cứu sự biến đổi văn hóa Mường, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:

3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Làm rõ những khái niệm, cơ sở lý luận và thực tiễn, phương pháp nghiên cứu về biến đổi một số giá trị văn hóa dân tộc Mường hiện nay

Trang 13

- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa Mường hiện nay

- Phân tích và làm rõ các nhân tố tác động làm biến đổi văn hóa dân tộc Mường

- Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

4 Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiêm cứu:

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Biến đổi một số giá trị văn hóa của dân tộc Mường hiện nay

- Tập quán và công cụ sản xuất

- Tập quán sinh hoạt thường nhật và tiêu dùng

- Quan hệ gia đình, dòng họ và tổ chức đời sống cộng đồng

- Tập quán tín ngưỡng, lễ hội, ma chay, cưới xin

5 Giả thuyết và mô hình khung lý thuyết

5.1 Giả thuyết nghiên cứu:

Trang 14

- Sự biến đổi văn hóa Mường chịu tác động của hàng loạt các nguyên nhân, trong đó yếu tố tác động mạnh nhất là chính sách phát triển kinh tế, xã hội cũng như sự phát triển của nền kinh tế thị trường

- Sự biến đổi các giá trị văn hóa của dân tộc Mường được biểu hiện rất

phong phú, đa dạng trên nhiều lĩnh vực, theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu

cực, nhưng chủ yếu theo chiều hướng tích cực Tuy nhiên đã có những biểu hiện rất

rõ của sự mất dần bản sắc văn hóa truyền thống

- Phong tục tập quán sinh hoạt và tổ chức đời sống cộng đồng là hai yếu tố chịu sự biến đổi nhiều nhất

- Văn hóa Mường biến đổi theo chiều hướng tăng cường giao lưu giữa các nền văn hóa, đặc biệt là văn hóa dân tộc Kinh, địa bàn nào giao lưu mạnh mẽ hơn với dân tộc Kinh thì sẽ có sự biến đổi nhanh hơn

Trang 15

5.2 Mô hình khung lý thuyết:

1 Tập quán và công cụ sản xuất

2 Tập quán sinh hoạt thường nhật và tiêu dùng

3 Quan hệ gia đình, dòng họ, tổ chức đời sống cộng đồng

4 Tập quán tín ngưỡng, lễ hội, ma chay, cưới xin ,…

Hệ quả xã hội

Trang 16

mối liên hệ mật thiết với nhau và chúng luôn vận động, biến đổi và phát triển Đó

là quy luật tất yếu của các sự vật hiện tượng, sự vật, hiện tượng mới ra đời tiến bộ hơn, chất lượng hơn thay thế cho sự vật hiện tượng cũ để có thể thích nghi với hoàn cảnh mới Tác giả vận dụng quan điểm này để nhằm khẳng định sự biến đổi của các giá trị văn hóa như một quy luật xã hội tất yếu trước yêu cầu của sự phát triển

Chủ nghĩa duy vật lịch sử với những phân tích quan trọng trong việc lấy mâu thuẫn là nhân tố có sẵn trong chính mỗi phương thức sản xuất để giải thích các quy luật vận động và biến đổi thông qua các hành động của con người kể cả đối với sự xuất hiện của các xã hội và các nền văn hóa khác nhau Những giá trị văn hoá phản ánh cách thức tổ chức của đời sống cộng đồng xã hội Thực tại xã hội quyết định ý thức xã hội Văn hoá phản ánh tồn tại xã hội, nên khi các điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi thì văn hóa tất yếu thay đổi Đến lượt mình, văn hóa

có tác động ngược trở lại đối với cơ sở kinh tế Hiểu được những điều này, tác giả

có cơ sở quan trọng để lý giải sự biến đổi các giá trị văn hóa

6.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể:

Để tiếp cận nghiên cứu đạt kết quả đặt ra, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu xã hội học để xem xét góc độ biến đổi về văn hóa dân tộc Mường Đồng thời kết hợp với tiếp cận nghiên cứu theo phương pháp dân tộc học và phương pháp phân tích tài liệu nhằm kế thừa các thành quả nghiên cứu trước đây

Cụ thể là các phương pháp nghiên cứu sau:

6.2.1 Phương pháp định lượng

Đề tài thu thập thông tin định lượng bằng bảng hỏi Ankét với 200 phiếu hỏi, tiến hành ở vùng Mường Vang (141 phiếu) và Thị trấn Vụ Bản (59 phiếu) thuộc huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình Người Mường có câu truyền miệng nổi tiếng:

“Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động” Mường Vang được xem là một trong

bốn “Cái nôi của văn hóa Mường”, thể hiện những nét đặc sắc của văn hóa

Trang 17

Mường Đây cũng là lý do tác giả chọn vùng Mường Vang làm địa bàn nghiên cứu Đồng thời địa bàn xóm Nghĩa thuộc thị trấn Vụ Bản cũng được chọn nghiên cứu nhằm mục đích so sánh giữa các địa bàn nghiên cứu dưới tác động của điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau

Luận văn áp dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích Địa bàn nghiên cứu

gồm có hai vùng: Vùng Thị trấn (59 phiếu hỏi) và Vùng Mường Vang (141 phiếu hỏi) Lý do chọn hai vùng này là vì vùng Mường Vang là một trong bốn cái nôi sinh ra người Mường, thể hiện được những nét đặc trưng nhất của văn hóa Mường, Mường Vang là địa bàn cách xa thị trấn; còn vùng thị trấn để đo mức độ tác động của đô thị hóa tới sự biến đổi của văn hóa Từ đó, ta thấy sự khác biệt về mức độ biến đổi khác nhau như thế nào giữa hai vùng

Bên cạnh việc áp dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích, Luận văn áp dụng quy trình chọn mẫu ngẫu nhiên và chọn mẫu phân tầng

Áp dụng công thức chọn mẫu ngẫu nhiên k = N/n, trong đó k là khoảng cách

giữa tổng thể và dung lượng mẫu cần chọn Trên cơ sở danh sách nhân khẩu của

các xã, được đánh số ngẫu nhiên, trung bình cứ 8 hộ, ta chọn 1 hộ để nghiên cứu

Đồng thời luận văn cũng áp dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng theo giới tính và nhóm tuổi

Cơ cấu mẫu như sau:

Trang 18

6.2.2 Nhóm phương pháp định tính:

- Phương pháp phỏng vấn sâu

- Phương pháp phân tích tài liệu: Luận văn dựa trên các tài liệu dân tộc học, văn hóa học và các tài liệu có sẵn khác để tìm hiểu, phân tích bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Mường

- Phương pháp so sánh: Trên cơ sở phương pháp phân tích tài liệu và kết quả khảo sát, luận văn so sánh sự thay đổi của văn hóa dân tộc Mường hiện nay so với bản sắc truyền thống

Trang 19

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

I Một số lý thuyết và các khái niệm công cụ được vận dụng trong đề tài

1 Một số khái niệm công cụ của đề tài

1.1 Khái niệm văn hóa

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về văn hóa Dưới góc độ xã hội học, văn hóa là sản phẩm của con người, là cách quan niệm cuộc sống, tổ chức cuộc sống

Văn hóa là để đáp ứng những nhu cầu nhất định của con người, là “mức độ con

người hóa” chính bản thân mình và tự nhiên

Theo cách định nghĩa này, văn hóa đặc trưng cho một số xã hội nhất định và đem lại diện mạo, bản sắc riêng của nó Văn hóa bao gồm tất cả mọi sản phẩm của con người Và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện,…

Như vậy trong xã hội học, văn hóa có thể được xem xét như hệ thống các giá trị, chân lý và các chuẩn mực và mục tiêu mà con người cùng thống nhất với nhau trong quá trình tương tác và trải qua thời gian

Các nhóm, các cộng đồng xã hội, các dân tộc trong mỗi xã hội khác nhau đều xây dựng các giá trị, các chân lý, các chuẩn mực đặc trưng cho mình và như vậy họ

đã có một nền văn hóa

1.2 Khái niệm dân tộc

Khái niệm “dân tộc” dùng để chỉ một cộng đồng cụ thể (Mường, Thái, Việt, Hoa, ), đó thực ra là khái niệm “Tộc người”, là một hình thái đặc thù của một tập đoàn người, một tập đoàn xã hội, xuất hiện trong quá trình phát triển của tự nhiên

Trang 20

và xã hội, được phân biệt bởi ba đặc trưng cơ bản: ngôn ngữ, văn hóa và ý thức tự giác về cộng đồng, mang tính bền vững qua hàng ngàn năm lịch sử, ứng với mỗi chế độ kinh tế - xã hội gắn với các phương thức sản xuất, tộc người có một trình độ phát triển, được gọi bằng các tên: bộ lạc, bộ tộc chiếm nô, bộ tộc phong kiến, dân tộc tư bản chủ nghĩa, dân tộc xã hội chủ nghĩa Như vậy, thực chất của “Dân tộc Mường, dân tộc Kinh” người ta quen gọi chỉ là “tộc người Mường”, “Tộc người Kinh”

1.3 Khái niệm giá trị và giá trị văn hóa

Giá trị là phạm trù cơ bản của triết học, giờ đây được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày cũng như trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn Thông thường, khi nói đến giá trị là nói đến tính ích lợi, tính có ý nghĩa của các đối tượng trong hiện thực khách quan đối với cuộc sống của cá nhân, của nhóm và

xã hội Nhà xã hội học J H Fichter cho rằng: “Tất cả cái gì có ích lợi, đáng ham

chuộng, đáng kính phục đối với cá nhân, hoặc xã hội đều có một giá trị” [5; tr

173-174] Như vậy, khái niệm giá trị cần được hiểu một cách tường minh bao gồm

cả kinh nghiệm, tri thức, vốn sống, kỹ thuật, kỹ năng và công cụ lao động Giá trị

là cái dùng để chỉ các phẩm chất và đức tính cao quý của con người, là cái được đa

số người trong xã hội ao ước và cùng nhau chia sẻ Giá trị gắn liền với cái hay, cái đẹp, cái đúng, cái tốt, cái có khả năng thôi thúc con người nỗ lực hành động để vươn tới lý tưởng chân, thiện, mỹ

Giáo sư Phạm Minh Hạc cho rằng, mục đích của hoạt động bao giờ cũng là

làm sao đạt tới cái mà mình cho là có giá trị đối với bản thân Từ đó, có thể đi tới

định nghĩa giá trị là cái quy định mục đích của hoạt động

Trang 21

Theo ông, dưới góc độ của giá trị học, đời người là tổng các giá trị do người

đó tạo nên, tiếp thu, chấp nhận, lấy làm chuẩn mực bằng dòng hoạt động của bản thân Tổng các giá trị này là văn hóa của người đó

Từ các quan điểm trên, có thể đi đến một cách hiểu chung về giá trị, đó là cái quy định mục đích của hoạt động, cái định hướng cho hoạt động của chủ thể,

là cái mà chủ thể cần có để đạt được mục đích hoạt động của mình Giá trị là sự thể hiện mối quan hệ lợi ích, đánh giá của chủ thể với tồn tại xung quanh Trong giá trị bao giờ cũng hàm chứa những đặc tính ích lợi, có ý nghĩa tốt đẹp với chủ thể

Trong xã hội loài người, mỗi cộng đồng (nhóm xã hội hoặc giai tầng xã hội) đều có một hệ thống giá trị đặc thù đóng vai trò là hạt nhân tạo nên tâm thức chung của cộng đồng và định hướng cho các thành viên trong cộng đồng cùng thống nhất hành động

Từ quan niệm về giá trị ở trên, có thể dẫn dắt tới việc hiểu khái niệm giá trị văn hóa như là tổng thể các quan niệm, thái độ, lối sống, phong tục, , chúng định hướng cho hoạt động của các cá nhân/cộng đồng Các giá trị văn hóa này có thể thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và các yếu tố chi phối các giá trị đó

Các giá trị văn hóa có thể kể đến như ngôn ngữ, lối sống, phong tục tập quán (sản xuất, tập quán tín ngưỡng, lễ hội, ), cách thức tổ chức đời sống cộng đồng,

Trang 22

trường tồn, trừu tượng và tiềm ẩn Do vậy, muốn nhận biết nó, phải thông qua vô vàn các sắc thái văn hóa với tư cách là hiện diện của các sắc thái văn hóa ấy Nếu bản sắc văn hóa là cái trừu tượng, tiềm ẩn, bền vững, thì các sắc thái biểu hiện của

nó thường tương đối cụ thể, bộc lộ và khả biến hơn Từ quan niệm chung như vậy, chúng ta có thể xem xét các sắc thái văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng của bản sắc văn hóa Việt Nam, như là chủ nghĩa yêu nước, tính cộng đồng, tinh thần cởi mở, dễ hòa hợp, thích ứng trong giao lưu văn hóa, tính duy trình trong các cư

xử xã hội, tính thích ứng và hài hòa trong các cư xử với tự nhiên,

2 Những quan điểm và lý thuyết xã hội học đƣợc vận dụng trong đề tài nghiên cứu

2.1 Quan điểm của một số nhà xã hội học về giá trị :

Trên cơ sở quan điểm của nhà xã hội học người Mỹ J.H.Fichter như đã dẫn

dắt ở trên, rằng “Tất cả cái gì có ích lợi, đáng ham chuộng, đáng kính phục đối

với cá nhân, hoặc xã hội đều có một giá trị” [5; tr 173-174], tác giả đi đến sự lý

giải sự biến đổi giá trị từ thế hệ này qua thế hệ khác, dưới sự tác động của các nhân tố chủ quan và khách quan như điều kiện kinh tế - xã hội, đặc điểm cư trú, các đặc trưng nhân khẩu, …

Tác giả cũng dựa trên quan điểm của R.Hartman để lý giải sự thay đổi giá trị giữa các thế hệ và các địa bàn nghiên cứu khác nhau R.Hartman ( 1910 - 1973)

đã đưa ra 3 chiều kích của giá trị để đi đến các thước đo giá trị

a) Giá trị nội tại là giá trị cá thể hay giá trị tinh thần, được xác định qua vô

số các đặc điểm bằng vô số cách đo, được mô tả như là giá trị của bản thân sự vật hay bản thân cá thể người Thước đo giá trị ở đây là sự đồng cảm, lòng tự tin, xác định giá trị của bản thân sự vật và của riêng cá thể người

Trang 23

b) Giá trị ngoại tại là giá trị thực tiễn, gắn vào hoàn cảnh, được xác định qua một số thuộc tính nhất định, được mô tả qua các quan điểm trừu tượng, giá trị so sánh, nhóm lớp các sự vật họ hàng, cụ thể, giá trị tốt, tốt hơn, tốt nhất, các giá trị vật chất, thực tiễn Thước đo giá trị là một phán đoán thực tiễn hay ý thức về vai trò Xác định xem sự vật này có giống sự vật khác không, xếp vào lớp sự vật nào

c) Giá trị hệ thống là quan điểm giá trị hay giá trị lý thuyết, được xác định qua một số thuộc tính hữu hạn, được mô tả qua kiến tạo của tâm trí hay ý tưởng, giá trị của sự hoàn thiện, vật trắng hay vật đen tính phù hợp, thứ tự diễn dịch logic, tính kiên định uy quyền, vận dụng vào mọi vật là bộ phận của hệ thống, Thước đo giá trị là hệ thống phán đoán và phương hướng của bản thân, xem sự vật này được

đo đạc có thích hợp không

Nếu căn cứ vào vấn đề "con người đặt giá trị ở đâu?”, Spranger đưa ra mô hình lý thuyết nổi tiếng thế giới về quan điểm giá trị Spranger sử dụng phương pháp thấu hiểu để khảo sát một số lĩnh vực trong cuộc sống xã hội của con người,

từ đó rút ra 6 mô hình phương hướng hay lĩnh vực liên quan đến giá trị như sau:

- Mô hình lý luận: trong đó quan điểm giá trị thống trị là nhận thức phổ biến

và chân lý thoả đáng đối với đối tượng, trọng tâm cuộc sống của những người thuộc mô hình này có quan điểm giá trị được đặt vào việc truy tìm chân lý và nhận thức phổ biến

- Mô hình kinh tế: trong đó quan điểm giá trị thống soái là tính hiệu quả, tính kinh tế như “được mất” đánh giá mọi sự vật trên quan điểm hiệu quả và kinh

tế, nhìn nhận thời gian và không gian, hành động của con người cũng từ góc độ

ấy

Trang 24

- Mô hình thẩm mỹ: trong đó quan điểm giá trị về cái đẹp thống trị toàn bộ cuộc sống của những người thuộc mô hình này, họ theo đuổi cái đẹp trên lập trường tự do vượt lên mọi giới hạn của hiện thực

- Mô hình xã hội: trong đó tình yêu con người thống trị toàn bộ cuộc sống của những người thuộc mô hình xã hội, họ trải nghiệm qua sự thăng tiến của giá trị với những hành vi xã hội quên mình vì người khác

- Mô hình quyền lực: trong đó ý chí quyền lực chi phối tất cả, giá trị trung tâm đặt vào việc làm thế nào để chi phối mọi sự vật và xã hội theo ý mình

- Mô hình tôn giáo: trong đó toàn bộ cơ cấu tinh thần hướng vào việc liên tục sản sinh ra những kinh nghiệm giá trị thoả mãn cao nhất và đáy đủ nhất

Những mô hình phương hướng này nói một cách khác chính là thang giá trị chi phối mọi hành vi, lối sống, ứng xử của cá nhân (ví dụ cá nhân theo mô hình kinh tế thường lấy tiêu chuẩn "được mất" để đánh giá và quyết định hành vi và phương tiện thực hiện hành vi )

Vận dụng các quan điểm về giá trị trên để lý giải sự khác biệt văn hóa giữa các thế hệ, các vùng cư trú và các thời điểm khác nhau Mỗi thế hệ, mỗi thời điểm

và ở các vùng cư trú khác nhau có thể dẫn tới sự lựa chọn các mô hình khác nhau dẫn tới sự khác biệt hay sự biến đổi về giá trị văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác

2.2 Quan điểm về biến đổi văn hóa

Lý thuyết của Parson cho rằng các “giá trị cơ bản” một khi đã hình thành thì khó thay đổi, bất chấp những rối loạn tâm lý xã hội và nếu có biến đổi thì cũng diễn

ra trong khoảng thời gian rất dài

Phát triển luận điểm của Parson, R.Inglehart có những nghiên cứu thực nghiệm khẳng định giá trị có thể biến đổi qua các thế hệ Sự chuyển đổi của giá trị

Trang 25

về cơ bản vẫn xuất phát từ giả thiết cho rằng những giá trị một khi đã hình thành sẽ

ổn định cao độ suốt cuộc đời, vì vậy sự chuyển đổi giá trị trong lập luận của ông thực ra là sự chuyển đổi lâu dài giữa các thế hệ mà chủ yếu là do lớp thanh niên thực hiện

Vận dụng quan điểm về giá trị của Parson và Inglehart để giải thích sự khác biệt về giá trị giữa các thế hệ và các vùng được quy định bởi đặc thù kinh tế của vùng đó

2.3 Lý thuyết phát triển và biến đổi xã hội

Nguyên lý phát triển của xã hội học Mác xít chỉ ra rằng phát triển là quá trình trong đó sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ, là hiện tượng diễn ra không ngừng trong tự nhiên, xã hội và tư duy Nguyên lý này chỉ ra rằng, mọi sự vật, hiện tượng đều nằm trong quá trình vận động và phát triển, nên trong nhận thức và hoạt động của bản thân, chúng ta phải có quan điểm phát triển Điều đó có nghĩa là khi xem xét bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng phải đặt chúng trong sự vận động, sự phát triển, vạch ra xu hướng biến đổi, chuyển hóa của chúng

Văn hóa là một hình thái ý thức xã hội cũng không nằm ngoài quy luật chung

đó, chính vì thế sự phát triển và biến đổi văn hóa là một tất yếu Tuy nhiên, mức độ biến đổi như thế nào, theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực nhiều khi còn phụ thuộc vào điều kiện khách quan và các yếu tố tác động Hiểu được những điều này

sẽ giúp cho việc xác định xu hướng biến đổi của nền văn hóa và có thể điều chỉnh

xu hướng đó thông qua các tác động của con người

II Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số

1 Bản sắc văn hóa Mường - sự hình thành và phát triển

Sự hình thành bản sắc văn hóa Mường gắn liền với nền văn hóa nổi tiếng thế

giới - “Văn hóa Hòa Bình” Đó là nền văn hóa của cư dân nông nghiệp sơ khai

Trang 26

cách đây hàng vạn năm, là khởi thuỷ của nền văn minh lúa nước - nền văn minh sông Hồng, được ghi nhận trong diễn trình lịch sử dân tộc Chính vì thế, văn hóa Mường cũng được hình thành từ rất lâu đời trong lịch sử Người Mường đã tạo cho mình những qui ước mang tính cộng đồng rộng rãi Và từ những qui ước ấy đã tạo nên bản sắc, tạo nên giá trị văn hóa của dân tộc Mường Qua nhiều giai đoạn lịch

sử, bản sắc ấy lại được làm giàu lên, phong phú thêm

Là cư dân canh tác lúa nước từ lâu đời, người Mường có nhiều kinh nghiệm làm thuỷ lợi nhỏ trong điều kiện miền núi, hình thành nên tập quán sản xuất của đồng bào Mường như làm ruộng nương, làm máng dẫn nước từ sông suối vào ruộng và trông các loại cây lương thực, hoa màu phù hợp với điều kiện tự nhiên như lúa nương, ngô, khoai, sắn, trồng bông dệt vải

Người Mường xưa vốn dựa vào thiên nhiên để tồn tại Thu nhặt khai thác lâm - thổ sản từ rừng cũng là nguồn kinh tế phụ đáng kể Các hoạt động kinh tế của người Mường mang tính tự cấp tự túc nên người Mường biết làm các nghề thủ công gia đình để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như: rèn, đan lát,

đồ mộc, ép dầu thảo mộc Đặc sắc nhất là nghề dệt thổ cẩm với kỹ thuật, mỹ thuật trang trí hoa văn trên nền vải có nhiều màu sắc hài hòa cùng với các họa tiết tinh vi, độc đáo và mang đậm sắc thái văn hóa dân tộc

Các thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng hình thành từ tập quán sản xuất ấy

Từ tập quán sống phụ thuộc vào thiên nhiên, người Mường tin vào sức mạnh của thiên nhiên, vào thần thánh hình thành nên tập quán tín ngưỡng thờ bái vật giáo và thờ thần thánh Đồng thời, theo các nhà nghiên cứu lịch sử, dân tộc học, ngôn ngữ học, văn hóa học, người Mường và người Kinh (Việt) cùng một nguồn gốc Tộc Mường - Việt hình thành từ lâu trong lịch sử Việt Nam Hai dân tộc này chỉ tách rời nhau vào cuối thời Bắc thuộc, cuối thế kỷ VIII và

Trang 27

IX thuộc công nguyên Nên tập quán tín ngưỡng của người Mường có nhiều nét tương đồng với người Kinh, cũng thờ cúng tổ tiên và thần thánh Thậm chí, các

lễ hội truyền thống của người Mường cũng mang đậm nét tín ngưỡng dân gian Cuộc sống khó khăn phải đối chọi với nhiều thế lực, cả thiên nhiên, cả con người, cả thế giới thần linh, đã giúp người Mường gắn kết lại với nhau hình thành nên tính cộng đồng sâu sắc, và quan hệ dòng họ bền vững ở người Mường

Bản sắc văn hóa Mường đã được hình thành như đã phân tích ở trên Trải qua thời gia, bản sắc ấy càng được vun đắp tạo nên sự đa dạng, phong phú của văn hóa Mường Đồng thời, trải qua quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa với các dân tộc khác, văn hóa Mường vừa thể hiện được những đặc trưng riêng vừa thể hiện tính giao thoa sâu sắc mà chúng ta sẽ có dịp phân tích ở phần sau

2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Trong thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, trên quy mô lớn Sự ảnh hưởng của quá trình này không chỉ trên phương diện kinh tế mà ảnh hưởng đến từng lĩnh vực của đời sống xã hội, đến từng tổ chức và con người, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa Bất luận tham gia chủ động hay buộc phải cuốn theo một cách bị động vào quá trình toàn cầu hóa thì văn hóa dân tộc đều phải tiếp xúc, giao thoa với các nền văn hóa khác trên thế giới Bên cạnh những mặt tích cực mà giao lưu hội nhập kinh tế mang lại, những thách thức đối với giá trị văn hóa truyền thống cũng gia tăng

Nhận thức rõ vấn đề đó, Nghị quyết 22NQ ngày 27/11/1989 đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng ta đối với văn hóa dân tộc là: “Tôn trọng và phát huy những phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc Nền văn minh ở miền núi phải được xây dựng trên cơ sở mỗi dân tộc phát huy bản sắc văn

Trang 28

hóa của mình, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa của dân tộc khác và góp phần phát triển văn hóa chung của các nước, tạo ra sự phong phú đa dạng trong nền văn minh của cộng đồng các dân tộc Việt Nam”

Tại Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng, Đảng ta đã nhấn mạnh chiến

lược văn hóa tập trung vào hai nội dung cơ bản: Thứ nhất, giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; thứ hai, phát huy văn hóa dân tộc, nguồn sức mạnh

nội sinh của đất nước trong quá trình hội nhập Hai nội dung này có quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau

Đối với vấn đề bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, Nghị Quyết Hội

nghị lần thứ 5 – BCH Trung ương Đảng khóa 8 nêu rõ: “Di sản văn hóa là tài sản

vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể Nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo

lý dân tộc tốt đẹp do cha ông để lại

Về việc bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số, tại

Hội nghị lần thứ 5 của Đảng (khóa VIII) đã nhấn mạnh: “Coi trọng bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hóa, văn học, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc Đi đôi với việc sử dụng ngôn ngữ, chữ viết phổ thông, khuyến khích thế hệ trẻ thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết và

sử dụng thành thạo tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình Phát hiện, bồi dưỡng, tổ chức lực lượng sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu văn hóa, văn học nghệ thuật là người dân tộc thiểu số, ( ) Đầu tư và tổ chức điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hóa, văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số, ”

Uỷ ban Dân tộc và Miền núi và Bộ Văn hóa Thông tin đã ban hành chương trình phối hợp số 556/CTPH/BVHTT-UBDTMN, ngày 21/2/2000 về đẩy mạnh

Trang 29

cộng tác bảo tồn, phát triển văn hóa – thông tin ở miền núi và vùng các dân tộc thiểu số năm 2000-2005, nội dung chương trình phối hợp gồm: 1)Bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số Những vấn đề cụ thể như phong tục tập quán, cưới, tang, thờ cúng, lễ hội văn hóa, văn nghệ dân gian: chú ý bảo tồn, phát huy những lễ hội văn hóa mang tính cộng đồng, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc; trang sắc phục các dân tộc thiểu số; tiếng nói và chữ viết các dân tộc thiểu số trong hoạt động văn hóa thông tin 2)Xây dựng đời sống văn hóa ở miền núi và cùng dân tộc thiểu số: xây dựng nếp sống văn hóa, xây dựng bản sắc văn hóa; xây dựng gia đình văn hóa, cơ quan văn hóa; xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị hoạt động văn hóa thông tin vùng dân tộc thiểu số; xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa thông tin, đặc biệt là cán

bộ người dân tộc thiểu số 3) Bảo vệ, đầu tư, tôn tạo các di tích, danh lam thắng cảnh

Từ quan điểm trên cho thấy, Đảng và nhà nước ta rất coi trọng việc bảo tồn

và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, là nhiệm vụ không thể bỏ qua trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và là một trong những điều kiện của phát triển bền vững

III Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Huyện Lạc Sơn là một huyện vùng núi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình, phía Bắc giáp huyện Kim Bôi và Kỳ Sơn, phía Nam giáp huyện Thạch Thành (Thanh Hóa), phía đông giáp huyện Yên Thuỷ và phía Tây giáp huyện Tân Lạc Diện tích trên 580km2, dân số trên 13 vạn người, gồm 2 dân tộc Mường và Kinh, trong đó dân tộc Mường chiếm 90% Lạc Sơn là trung tâm văn hóa cổ của tỉnh Hòa Bình gồm có 1 thị trấn và 28 xã

Trang 30

Về hoạt động kinh tế, nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo Lạc Sơn giàu tiềm

năng về phát triển nông nghiệp, các vùng đồi núi trong huyện phù hợp để trồng trọt, phát triển các loại cây hoa màu (như lúa, ngô, khoai, sắn, ), cây công nghiệp, cây lấy gỗ và nhất là chăn nuôi đại gia súc Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12%, trong đó: Cơ cấu kinh tế Nông-Lâm nghiệp chiếm 60,2%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 14,4%, thương nghiệp - dịch vụ 25,4% Bình quân thu nhập đầu người ước đạt 4,7 triệu đồng/người/năm

Về giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, Lạc Sơn đã đạt được nhiều thành tựu

quan trọng so với trước thời kỳ đổi mới Tỷ lệ phổ cập giáo dục đạt 89%, tỷ lệ hộ nghèo 31,17%/34,4% KH, đạt 90,6% KH năm, tỷ lệ hộ được dùng điện đạt 90%,

tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giữ ở mức 0,95%/KH 1%, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng ở mức 25%/KH 24%

Hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cơ bản được chú trọng Công tác phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân thường xuyên được quan tâm, trên địa bàn không xảy ra dịch bệnh Trong 6 tháng đã tiến hành khám bệnh cho 60.109 lượt người Trong đó điều trị nội trú có 4.823 lượt người, điều trị ngoại trú có 8.132 lượt người, công suất sử dụng giường bệnh tại bệnh viện đa khoa là 100,5% Đến nay toàn huyện có 38 Bác sỹ, bình quân 2,9 Bác sỹ/1 vạn dân, huyện đang đầu xây dựng 02 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình tiếp tục được triển khai, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức 0,97%, đạt kế hoạch đề ra; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng là 25%; tỷ lệ các cặp vợ, chồng sinh con thứ 3 trở lên 9%

*) Đặc điểm địa bàn xã Tân Lập

Xã Tân Lập là một xã nằm ở phía Tây huyện Lạc Sơn, dân số khoảng 1300 người, trong đó dân tộc Mường chiếm tới 99% Đây là vùng trung tâm của Mường

Trang 31

Vang (một trong bốn cái nôi sản sinh ra người Mường), vì vậy Tân Lập có một bề dày văn hóa, là nơi lưu giữ những nét đặc trưng của văn hóa Mường

Nông nghiệp là lĩnh vực kinh tế chủ đạo, gồm các hoạt động như trồng lúa nước, trồng hoa màu, chăn nuôi đại gia súc,… Nông nghiệp chiếm tới 80% cơ cấu thu nhập

Tỷ lệ phổ cập giáo dục đạt 90% dân số

*) Đặc điểm địa bàn xã Nhân Nghĩa

Nhân Nghĩa là một xã thuộc vùng Mường Vang, giáp xã Tân Lập Dân số khoảng 1000 người, dân tộc Mường chiếm khoảng 85%

Xã Nhân Nghĩa nằm trên trục đường giao thông nối liền huyện Lạc Sơn với huyện Kim Bôi (có điểm du lịch suối khoáng thu hút đông du khách) và tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) Vì vậy, Nhân Nghĩa khá luận lợi cho việc giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa cũng như các lĩnh vực văn hóa xã hội với các huyện bạn và tỉnh bạn

Kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo, thu nhập từ nông nghiệp chiếm 80% tổng cơ cấu thu nhập Tỷ lệ dân số phổ cập đạt 90%

*) Đặc điểm địa bàn xóm Nghĩa thuộc thị trấn Vụ Bản

Thị trấn Vụ Bản là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của huyện Lạc Sơn Thị trấn Vụ Bản nằm trên trục đường 12A, con đường giao thông huyết mạch nối liền với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, thuận lợi cho giao lưu thông thương giữa miền núi và miền xuôi Tổng số dân khoảng 1059 hộ với gần 5000 người, dân tộc Mường chiếm khoảng 15% dân số, còn lại là dân tộc Kinh Dân tộc Mường tập trung chủ yếu trên địa bàn xóm Nghĩa, được coi là một bản của người Mường, hình thành từ khá lâu đời

Trang 32

Dân cư thị trấn Vụ Bản hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, nông nghiệp (trồng lúa, hoa màu và chăn nuôi), trồng cây ăn quả và trồng rừng,… trong đó thu nhập từ kinh doanh dịch vụ chiếm 50% tổng thu nhập Bình quân thu nhập năm 2007 khoảng 10 triệu đồng/người/năm

Tỷ lệ dân số phổ cập tiểu học đạt 98% Tỷ lệ người đi học chiếm 17%, tức

cứ 100 dân thì có 17 người được đi học

Trang 33

CHƯƠNG 2: BẢN SẮC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

VÀ SỰ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC MƯỜNG

I Bản sắc văn hóa truyền thống

1 Tập quán sản xuất

1.1 Nghề trồng lúa nước

Một trong những hoạt động kinh tế truyền thống của người Mường là nghề nông trồng lúa nước Người Mường làm ruộng từ lâu đời Lúa nước là cây lương thực chủ yếu

Nghề nông trồng lúa nước được tiến hành ở những nơi có địa bàn bằng phẳng gần sông, ngòi Đó là những mảng đồng bằng thung lũng hay những doi đất nhỏ hẹp dưới chân các dãy núi, ven các đồi gò thấp Người Mường rất coi trọng cây lúa nếp Trước đây, lúa nếp được trồng nhiều hơn lúa tẻ, vì trong cuộc sống, bữa ăn truyền thống thì cơm nếp là nguồn lương thực chủ đạo Bên cạnh đó, đồng bào còn trồng cả lúa tẻ và ngày càng phổ biến giống vì lúa này cho năng suất cao Ngoài những thửa ruộng nước ở đồng bằng, đồng bào đa phần làm ruộng bậc thang tận dụng đất ở sườn, chân đồi gò Loại ruộng này thường hẹp về chiều rộng nhưng lại dài như những cánh cung vòng quanh các đồi gò Do ruộng bậc thang làm ở trên cao, nguồn nước tưới tiêu khó khăn nên người Mường biết đào mương bắc máng, làm guồng xe nước lợi dụng dòng chảy của các con sông, suối, ngòi để đưa nước lên cao, cung cấp cho những thửa ruộng dài ngoằn ngoèo Ruộng bậc thang chủ yếu chỉ trồng được một vụ trong năm là vụ mùa Các vụ khác đồng bào dùng để trồng ngô, khoai, rau… Những loại hoa màu này thích hợp với mùa khô ít nước

Bên cạnh những thửa ruộng nước, người Mường còn đốt nương làm rẫy với hình thức lao động lạc hậu kiểu chọc lỗ tra hạt Đồng bào có kinh nghiệm quý

Trang 34

trong việc chọn đất làm nương rẫy Họ chọn những mảng rừng có giang, nứa mọc dày, trồng mùn màu mỡ hay những vạt đất đen ven đồi núi Khi chọn đất, đồng bào thường chặt một cây nứa hoặc cây gỗ vát nhọn đâm xuống đất Nếu đâm được sâu thì điều đó chứng tỏ tầng mùn dày Một kinh nghiệm nữa là xem đất màu gì, nếu đất dính vo trên tay thấy mềm dẻo, bóng như pha mỡ là đất tốt Chọn được mảng rừng đồi ưng ý, người Mường tiến hành chặt khoanh vùng để phân giới không cho người khác lấy mất Đồng bào đốt mảng rừng này để lấy mùn và tiện lợi cho việc dọn nương Công việc gieo trồng tiến hành vào khoảng tháng 3 - tháng 4 khi bắt đầu xuất hiện những cơn mưa đầu tiên Người Mường xưa trồng lúa nương không bằng cày cuốc mà bằng cách lấy một đoạn cây to bằng cổ tay vót nhọn một đầu dùng để đâm hố tra hạt Gieo giống xong, họ chặt ngọn nứa, cành cây nhỏ để quét lớp mùn bề mặt lấp các hố lại Việc gieo trồng lúa nương tương đối đơn giản nhưng lại đòi hỏi nhiều công sức, đặc biệt là làm cỏ cũng như trông nom không để chim thú phá hoại Trong làm nương rẫy, người Mường đặc biệt có

ý thức hạn chế hoả hoạn cháy rừng tràn lan Điều này bắt nguồn từ quan niệm truyền thống “vạn vật hữu linh” Theo đồng bào, rừng núi, cây cối, dòng sông, suối… cũng có linh hồn, do thần linh hoặc ma quỷ cai quản Cho nên, họ tránh làm nương rẫy ở những vạt rừng, cây cổ thụ coi là linh thiêng - nơi ngự trị của thần rừng, thần cây mặc cho đất đai ở đó có màu mỡ tơi xốp đến đâu Từ quan niệm đó mà trong lao động sản xuất của người Mường nói chung, người Mường ở Lạc Sơn nói riêng có nhiều tục lệ lễ nghi nông nghiệp như tục rước vía lúa, lễ cầu mùa, lễ mừng cơm mới cho đến tục đóng cửa rừng và mở cửa rừng,… kèm theo lệ cấm kiêng kị mang tính chất siêu nhiên, linh thiêng

1.2 Một số nghề phụ khác

Cùng với nghề nông trồng lúa (lúa nương và lúa nước) là chính, người Mường còn tăng gia sản xuất với những hoạt động kinh tế phụ gia đình, từ chăn

Trang 35

nuôi, làm vườn, dệt vải, đan lát… đến săn bắn và hái lượm Cần phải nói rằng mặc

dù những hoạt động này không phải là lao động sản xuất chính nhằm đảm bảo cuộc sống của người Mường nhưng những nghề phụ này lại đóng vai trò tương đối quan trọng trong việc cung cấp nhu yếu phẩm trong đời sống hàng ngày của họ

1.2.1.Chăn nuôi

Những đàn gia súc, gia cầm thường được đồng bào nuôi thành bầy đàn thả dông trong rừng Người Mường nuôi gia súc chủ yếu là trâu, bò ngoài cung cấp thực phẩm trong những ngày hội trọng đại còn dùng làm sức kéo trong lao động sản xuất Đối với đồng bào, trâu bò có vị trí đặc biệt trong đời sống thường ngày

vì đối với họ chúng là cả tài sản, cơ nghiệp, phản ánh tiềm lực kinh tế từng nhà trong bản và bản này với bản khác Bên cạnh đó, người Mường còn nuôi lợn, gà

để lấy thịt, trứng Chúng cũng được đồng bào nuôi thả thành bầy

Người Mường không có thói quen làm chuồng trại riêng cho gia súc, gia cầm Họ thắt buộc những con trâu bò dùng để cày bừa dưới gầm sàn và làm chuồng trại cho gia cầm Riêng đối với lợn, họ không mấy khi nhốt dưới sàn nhà

mà được làm chuồng ở xa nhà, xa nguồn nước Người Mường còn biết tận dụng

ao hồ, sông ngòi để nuôi thả cá Tuy vậy, do địa bàn cư trú bán trung du và miền núi nên ao hồ ở nơi người Mường ở xuất hiện ít Họ chủ yếu dựa vào đánh bắt cá, tôm tự nhiên ở sông, suối và các chi lưu của nó Công cụ dùng để đánh bắt chủ yếu là lưới, đó, đăng, chũm

1.2.2 Làm vườn

Người Mường nói chung và người Mường ở Lạc Sơn nói riêng thường không chú ý lắm đến hiệu quả kinh tế vườn đem lại Vườn của người Mường trồng đủ các loại cây như cau, mít, bưởi, chuối, khế, chanh, trầu, tre, bương, chuối… Có thể nói, ngoài các hình thức lao động kiếm sống phụ khác, mảnh vườn

Trang 36

trở nên gắn bó thân thiết với đồng bào như một phần của cuộc sống Với người Mường, hầu như nhà nào cũng có mảnh vườn nhỏ đủ để trồng cây quanh nhà, mỗi thứ một ít để phục vụ cho gia đình theo kiểu mùa nào thức ấy Phụ nữ trong gia đình rất chăm lo đến các loại cây trồng trong vườn Đôi khi những người đàn ông cũng rất thích thú với mảnh vườn quanh nhà của mình Họ quyết định các giống cây trồng và quan tâm đến chúng Tuy vậy, vườn của người Mường chủ yếu vẫn là loại vườn tạp

1.2.3 Nghề thủ công gia đình

Nghề thủ công truyền thống tiêu biểu của người Mường là dệt vải, đan lát, ươm tơ Người Mường đặc biệt khéo tay trong việc đan lát các vật dụng dùng trong gia đình từ nguyên liệu là tre, nứa và giang, mây như đan vỏ dao dùng để đi rừng, rổ, rá, thúng, nia, mâm, ớp, giỏ…

Nhiều phụ nữ Mường dệt thủ công với kỹ thuật khá tinh xảo Trong mỗi gia đình Mường đều có các khung cửi dùng để dệt vải bông, vải lanh để phục vụ may mặc cho các thành viên Công việc trồng bông và dệt vải chủ yếu do nữ giới đảm nhận Tuy nhiên, nghề dệt vải ở đồng bào chưa mang nhiều yếu tố hàng hoá Họ chủ yếu sản xuất lúc nông nhàn mà chưa giành thời gian đáng kể cho nó Nguyên liệu dùng để dệt vải ngoài bông, lanh còn có tơ tằm Nghề trồng dâu, sắn nuôi tằm tương đối phổ biến trong mỗi gia đình Bên cạnh đó, nghề mộc cũng tương đối phát triển Hầu như ở bản làng nào của người Mường đều có đội mộc riêng của mình để phục vụ trong xây dựng nhà cửa, đình miếu hoặc làm hậu sự cho lễ tang… Đàn ông Mường rất khéo tay trong nghề này Họ làm ra những sản phẩm tương đối độc đáo như bao dao, làm cung, nỏ, đồ thổi xôi từ gỗ và các vật dụng khác phục vụ cho cuộc sống

1.2.4 Khai thác nguồn lợi từ thiên nhiên

Trang 37

Nguồn kinh tế phụ đáng kể của gia đình người Mường là khai thác lâm thổ sản như nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân, cánh kiến, quế, mật ong, gỗ, tre, nứa, mây, song Săn bắn và hái lượm là hoạt động kinh tế phụ gắn bó với cuộc sống thường ngày của người Mường truyền thống

Việc thu hái rau rừng thường được thực hiện cùng với các công việc khác như lấy củi, đi nương rẫy hoặc lấy rau lợn… Họ tranh thủ làm việc này sau khi đã hoàn tất các công việc khác mà theo họ là quan trọng hơn Hoạt động săn bắn chim thú, bổ sung cho bữa ăn là công việc thường xuyên và là đặc quyền của người đàn ông Mường Ngoài ra, săn bắn còn xuất phát từ nhu cầu của việc bảo vệ nương rẫy khỏi sự phá hoại của chim thú cũng như việc mất mát các con vật nuôi Trong gia đình người Mường, người đàn ông thường có những chiếc nỏ súng cho riêng mình Họ rất tự hào và chăm sóc chu đáo cho dụng cụ mà họ cho rằng thể hiện nam tính cũng như vai trò của mình trong gia đình Con trai Mường ngay từ nhỏ đã được ông, cha cho theo trong mỗi lần đi săn, làm bẫy thú nên khi lớn lên rất thạo việc săn bắn Đặc biệt, những sản phẩm người Mường thu từ rừng không chỉ đủ dùng trong gia đình mà còn được dùng để trao đổi với các lái buôn từ miền xuôi như măng, mộc nhĩ, nấm, trầm hương, sa nhân, cánh kiến, các loại gỗ quý như đinh, lim, táu, lát, xửa, kháo trắng, kháo vàng, treo, chò… và các loại dược liệu quý như đẳng sâm, khúc khắc, hoài sơn… Người Mường đổi những sản phẩm

từ khai thác rừng để lấy những vật dụng dùng trong gia đình như muối, dầu thắp, kim chỉ, kiềng, bát địa, xoong nồi, dao, cuốc, gương, lược Bên cạnh đó, hàng năm, đồng bào còn bán cho các lái thương một số lượng lớn trâu bò

Hoạt động buôn bán ngày càng len lỏi vào tận các bản mường xa, từng bước tạo nên mối quan hệ giữa miền xuôi và miền ngược, giữa người Mường, người Kinh và các dân tộc khác, góp phần vào giao lưu văn hoá - kinh tế giữa các tộc người gần gũi nhau

Trang 38

2 Đặc điểm cư trú và nhà ở, tập quán sinh hoạt thường nhật và tiêu dùng

2.1 Đặc điểm cư trú và nhà ở:

2.1.1 Đặc điểm cư trú:

Người Mường sống trong những ngôi nhà sàn truyền thống, địa bàn cư trú tập trung chủ yếu ở những dải đồng bằng thung lũng hẹp, doi đất ven sông, ngòi, dưới chân các dãy núi hay trên các đồi gò thấp Làng bản Mường sống tập trung thành từng chòm, từng xóm, ẩn khá kín dưới màu xanh của cây cối trồng quanh nhà Họ quần cư thành từng bản Các bản mường thường có khoảng từ 20 đến 30 nóc nhà, và nếu bản to thì có thể nhiều hơn nữa Còn Mường là địa phận của một vùng đất rộng bằng vài xã, vài huyện, thậm chí bằng một tỉnh Bản làng thường dựng nơi gần nguồn nước, gần đồng ruộng, thuận lợi cho lao động sản xuất Tuy vậy, bản làng của người Mường ít khi lộ rõ để người ngoài dễ phát hiện vì được bao bọc bởi luỹ tre và cây ăn quả Đường vào bản thường là những con đường mòn nhỏ quanh co tạo cảm giác dễ nhầm, dễ lạc Và đối với người Mường, họ không coi trọng việc dựng nhà lập bản sao cho thuận tiện giao thông đi lại Vì lẽ

đó mà muốn vào bản làng hay nhà của người Mường thường phải băng qua con đường nhỏ nối làng với đường chính hoặc lội qua những con suối, ngòi

Bản Mường truyền thống không nằm trên các trục đường cái lớn mà nằm nhấp nhô bên những sườn núi, những mỏm đồi, mỗi bản có địa vực cư trú, phạm

vi đất canh tác, đất rừng, khúc sông, khe suối riêng Lối vào bản thường khúc khuỷu, uốn lượn theo thế đất, thế rừng tự nhiên Phía tây bản là khu nghĩa địa nằm dưới những tán cây um tùm

2.1.2 Đặc điểm nhà ở:

Nhà sàn là loại hình phổ biến của nhiều dân tộc ở Đông Nam Á Tại Việt Nam, cư trú trên nhà sàn là truyền thống của nhiều dân tộc như Giarai, Êđê, Tày,

Trang 39

Thái, Mường Đó là sự thích ứng tối đa với điều kiện sống Người Mường cư trú trên những ngôi nhà sàn không biết từ bao đời nay Mặc dầu vậy, nhà sàn của người Mường vẫn có nhiều điều đặc biệt khác với nhà sàn của các dân tộc khác

Với người Mường nói chung, nhà là nơi diễn ra và chứng kiến những sự kiện như sinh, hôn, tử của một vòng đời Từ đó, ngôi nhà không chỉ có ý nghĩa đối với gia đình mà còn mang ý nghĩa cộng đồng xã hội, không chỉ là nhu cầu về vật chất là để trú ngụ nắng mưa, ngủ nghỉ, mà còn đáp ứng nhu cầu tâm linh

Người Mường không coi trọng nhiều đến dựng nhà theo hướng nào mà chỉ cốt thuận lợi cho đi lại cho lao động sản xuất Từ dụng ý này mà làng bản của người Mường đều giống nhau ở chỗ lộn xộn, chồng chéo, không có sự thống nhất hay quy định chung về hướng nhà Nhà dựng ở đồi gò thì lưng dựa vào đồi gò, cửa hướng ra khoảng không thung lũng, cánh đồng trước mặt Nhà dựng ở ven sông thì mặt có thể hướng ra dòng sông hay hướng vào trong Tất cả những cái tưởng chừng là “lộn xộn” đó lại tạo cho bản làng của người Mường cảm giác vừa vững vàng vừa cởi mở với những nét độc đáo riêng

Nhà sàn của người Mường là kiểu kiến trúc cổ truyền Nhà sàn được làm theo truyền thuyết dân gian, gọi là nhà rùa: 4 mái, 3 tầng, mô phỏng theo quan niệm dân gian ba tầng, bốn thế giới của người Mường Việc dựng nhà sàn của đồng bào là kết quả của một quá trình dài đúc rút kinh nghiệm cư trú Điều đó thể hiện ở bản mo nổi tiếng họ là “Te tấc te đác” (đẻ đất đẻ nước) Trong bản mo đồ

sộ này có đoạn nói về sự ra đời của nhà sàn người Mường Mo rằng: Khi người

Mường sinh ra nhà chưa có nên phải sống trong các hang núi, hốc cây, họ phải đối mặt với nhiều thiên tai hiểm hoạ Một hôm, ông Đá Cần (còn gọi là lang Cun Cần) bắt được một con rùa đen trong rừng đang định đem ra làm thịt Rùa van xin

Đá Cần tha chết và hứa nếu được thả thì rùa sẽ dạy cho ông cách làm nhà để ở, làm kho để lúa, để thịt:

Trang 40

Bốn chân tôi làm nên cột cái

Nhìn sườn dài, sườn cụt mà xếp làm rui

Nhìn qua đuôi làm trái

Nhìn lại mặt mà làm cửa thang cửa sổ

Nhìn vào xương sống làm đòn nóc dài dài

Muốn làm mái thì trông vào mai

Vào rừng mà lấy tranh, lấy nứa làm vách

Lấy chạc vớt mà buộc kèo

Lần dựng thứ nhất, nhà đổ Ông Đá Cần dọa làm thịt rùa Rùa lại phải dặn lấy gỗ tốt mà làm cột làm kèo… Từ đó, người Mường biết làm nhà để ở

Việc dựng nhà của người Mường đòi hỏi nhiều công đoạn, nhiều sức lực nên họ có tục giúp đỡ nhau Người giúp gỗ, người giúp lạt, người giúp công, giúp sức Trước kia, để nhận được sự giúp đỡ của dân làng, gia đình làm nhà phải chuẩn bị một lễ nhỏ mang đến nhà Lang để nhờ Lang báo cho mọi người trong bản làng biết Mỗi gia đình sẽ cử một người đến giúp Người ta phân công những công việc cụ thể cho mỗi thành viên đảm nhận như xẻ gỗ, đan nứa, pha tre, đan gianh cọ, lợp mái… Gia chủ làm nhà tuỳ vào điều kiện kinh tế mà nhận sự giúp đỡ khác nhau Nhà khá giả thì mọi người giúp ít và ngược lại Khi một người làm nhà thì tuỳ vào khả năng mà giúp gỗ, lạt, nứa, lá, và mỗi nhà góp ba đến năm cân gạo nếp, hai chai rượu, một con gà… Lệ này ở mỗi xóm làng lại có những quy định khác nhau

Nói chung, việc dựng nhà của người Mường đòi hỏi nhiều công đoạn, nhiều sức lực nên họ có tập quán giúp đỡ nhau Người giúp gỗ, người giúp công, giúp sức trong việc làm nhà của người Mường như đóng góp nguyên vật liệu, lương thực, thực phẩm và ngày công đã thể hiện sự quan tâm chung của cả bản làng, tinh thần “tương thân tương ái”, đoàn kết cộng đồng sâu sắc

Ngày đăng: 20/03/2015, 16:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. "Bản sắc văn hóa Mường cổ truyền và xu hướng biến đổi hiện nay - Qua khảo sát văn hóa Mường ở tỉnh Hòa Bình" Mã số B06-27, do PGS, TS Lương Quỳnh Khuê chủ nhiệm, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc văn hóa Mường cổ truyền và xu hướng biến đổi hiện nay - Qua khảo sát văn hóa Mường ở tỉnh Hòa Bình
2. Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm, NXB Giáo dục, 2000 3. Dân tộc Mường, Nguyễn Quang Lập, NXB Kim Đồng, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở Văn hóa Việt Nam," Trần Ngọc Thêm, NXB Giáo dục, 2000 3. "Dân tộc Mường
Nhà XB: NXB Giáo dục
6. Lễ hội cồng - chiêng nét văn hóa đặc sắc của người Mường, Lương Thuỷ, Báo Dân tộc và Thời đại, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội cồng - chiêng nét văn hóa đặc sắc của người Mường
7. Mo Mường: Mo Mường và nghi lễ tang ma, Đặng Văn Lung, Bùi Thiện, Bùi Văn Nợi, NXB Văn hóa Dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mo Mường: Mo Mường và nghi lễ tang ma
Nhà XB: NXB Văn hóa Dân tộc
8. Nghi lễ Mo trong đời sống tinh thần của người Mường ở Mường Bi, NXB Khoa học Xã hội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghi lễ Mo trong đời sống tinh thần của người Mường ở Mường Bi
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
9. Người Mường ở Hòa Bình, Trần Từ, Hội Khoa học Lịch Sử Việt Nam, 1996 10. Người Mường ở Việt Nam, Vũ Đức Tân, NXB Văn hóa Dân tộc, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Mường ở Hòa Bình", Trần Từ, Hội Khoa học Lịch Sử Việt Nam, 1996 10. "Người Mường ở Việt Nam
Nhà XB: NXB Văn hóa Dân tộc
11. Người Mường ở Việt Nam = The Muong in Vietnam, Vũ Khánh chủ biên, tài liệu dịch, 2008, NXB Thông Tấn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Mường ở Việt Nam = The Muong in Vietnam
Nhà XB: NXB Thông Tấn
12. Người Mường ở Tân Lạc - tỉnh Hòa Bình, nhóm biên soạn Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Ngọc Thanh, NXB Văn hóa Thông tin, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Mường ở Tân Lạc - tỉnh Hòa Bình
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
13. Ngôi nhà sàn Mường Hòa Bình, xưa và nay, Lưu Huy Chiêm, Báo dân tộc và Thời đại, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôi nhà sàn Mường Hòa Bình, xưa và nay

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w