I. Bản sắc văn hóa truyền thống
3. Quan hệ gia đình, dòng họ và tổ chức đời sống cộng đồng
3.1.Quan hệ gia đình, dòng họ - Quan hệ gia đình:
Tương tự như người Kinh, gia đình truyền thống của người Mường là gia đình phụ quyền. Người đàn ông làm chủ gia đình, người chồng, người cha có vai trò quyết định, chi phối các quan hệ gia đình cũng như các hoạt động sản xuất, đối nhân xử thế và đời sống tâm linh.
Tôn ti trật tự thứ bậc theo vai vế của người đàn ông trong gia đình và dòng họ thể hiện khá rõ, tương tự như quan hệ dòng họ của người Kinh ở các làng nông thôn của đồng bằng sông Hồng.
Hình thức gia đình mở rộng là phổ biến đối với các gia đình truyền thống của người Mường. Các gia đình ở đây thường có từ ba đến bốn thế hệ, thậm chí có nhiều gia đình nhỏ là anh em cùng chung sống hợp thành một đại gia đình.
- Quan hệ dòng họ:
Người Mường rất coi trọng quan hệ dòng họ, người Mường gọi dòng họ là
“ổ nhà”. Quan hệ dòng họ trở thành chất keo gắn kết mọi người. Mỗi khi có việc hệ trọng, điều đó càng được thể hiện rất rõ. Mỗi thành viên trong dòng họ đều có nghĩa vụ của đóng góp công, góp của theo quy định của dòng họ đó. Hoặc khi có tranh chấp mâu thuẫn với dòng họ khác, thì tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong họ lại thể hiện rõ ràng hơn lúc nào hết. Các thành viên trong họ thường xuyên giúp đỡ lẫn nhau, ví dụ khi một người trong họ làm nhà, tuỳ theo khả năng của từng thành viên trong họ có thể góp công, góp của mà không hề tính toán.
Người con trai trưởng trong họ thường có tiếng nói quyết định đối với các việc đại sự như ma chay, cưới xin. Cha mẹ già thường sống với con trai trưởng.
3.2 Tổ chức đời sống cộng đồng
Trước kia, hình thái tổ chức xã hội đặc thù của người Mường là chế độ lang đạo, các dòng họ lang đạo (Đinh, Quách, Bạch, Hà) chia nhau cai quản các vùng. Đứng đầu mỗi mường có các lang cun, dưới lang cun có các lang xóm hoặc đạo xóm, cai quản một xóm.
3.2.1. Tổ chức xã hội truyền thống của xã hội Mường
Đặc điểm của xã hội cổ truyền của người Mường là sự phân hóa giai cấp khá rõ nét biểu hiện qua chế độ lang đạo. Các dòng họ quý tộc như: Đinh, Quách, Bạch, Hà v.v. .. chia nhau cai quản các vùng Mường và nắm trong tay quyền phân phối ruộng đất. Đứng đầu mỗi mường, là một lang cun - vị chúa đất tối cao của
một vùng. Dưới lang cun, là lang xóm hoặc đạo xóm cai quản một xóm. Chế độ lang, đã được cha truyền con nối. Nhà Lang thống trị dân Mường qua các Ậu.
Sơ đồ tổ chức xã hội truyền thống của xã hội Mường trước năm 1954
3.2.2. Chế độ Lang Cun
Tổ chức xã hội truyền thống của người Mường theo kiểu hình chóp, như một xã hội phong kiến thu nhỏ, mọi quyền hành thâu tóm vào Lang Cun. Lang Cun như ông vua con, cha truyền con nối. Khi Lang chết, con trưởng thay thế, nếu Lang không có con trai, có khi vợ Lang được nắm quyền điều hành, dâu dù giỏi đến đâu cũng không thể trở thành nhà Lang.
Trong xã hội Mường truyền thống, những vùng đất Mường nằm dưới sự cai quản của một dòng họ quý tộc được gọi là nhà Lang. Mỗi dòng họ nhà Lang tự
NHÀ LANG
- Lang Cun - Lang Tạo (Chiềng)
ẬU
- Ậu cả - Ậu Nhì - Ậu Cai
phân biệt với các dòng họ khác không chỉ bằng Mường họ chiếm lĩnh mà còn bằng tên họ. Các họ Đinh, Quách, Bạch, Hoàng, Hà thuộc tầng lớp thống trị. Còn tầng lớp bị trị thường có chung một tên họ gọi là Bùi. Đứng đầu một Mường thường gọi là Lang Cun.
- Lang Cun: là con cả trong chi nhánh cả của dòng họ quý tộc nhà Lang cai quản Mường. Trên thực tế, ông ta chỉ trực tiếp cai quản làng ở trung tâm mường (gọi là chiềng)
- Tạo: Đại diện cho chi nhánh thứ cũng thuộc dòng họ quý tộc nhà Lang quản lý làng. Mọi công việc quản lý trong làng, Tạo đều phải xin ý kiến của Lang Cun. Hàng năm, Tạo phải có đóng góp lễ vật cho Lang Cun. Khi bố mẹ Lang Cun chết, Tạo cũng phải chịu tang như bố mẹ mình.
- Ậu: Lo thu thóc, bắt phu phen, cúng bái, ma chay, đốc thúc dân làng làm xâu, làm nõ.
3.2.3. Tục lệ nhà Lang:
- Tục nộp trâu, nộp vai, nộp đùi: Nếu người dân trong làng có việc phải mổ trâu, bò, lợn, đều phải biếu nhà Lang một vai. Săn được thú rừng đều phải đem biếu nhà Lang theo nghi thức: “vác tru, lu vai”(Trâu nộp vai, nai nộp đùi).
- Phục vụ nhà Lang: Hàng năm, nếu nhà Lang có đám cưới hay ma chay, dân trong Mường đều phải đến giúp. Nếu nhà Lang xây nhà mới thì mỗi nhà trong Mường tự giác mang tre, nứa, lá cọ đến nộp.
Khi nhà Lang đến dự đám cưới hoặc dự tổ chức mừng nhà mới của người dân trong Mường, thì người dân phải biếu nhà Lang 2 kg thịt lợn hoặc 1 con gà, 1 trai rượu.
- Nhà Lang là người chiếm nhiều ruộng đất trong vùng(Trâu kéo đứt trạc mới hết ruộng nhà Lang). Người dân trong Mường phải đến cày cấy, làm ruộng cho nhà Lang và họ chỉ được trả công bằng một bữa ăn không đủ no.
- Dân không được phép lấy con gái nhà Lang. Ngược lại, Lang vẫn được lấy con gái dân, nhưng chỉ được làm vợ lẽ dù cưới trước. Vợ cả thuộc dòng họ nhà Lang. Dân phải đóng góp mọi thứ trong thời kỳ cưới xin của Lang.