Tập quán sản xuất:

Một phần của tài liệu Biến đổi một số giá trị văn hóa của dân tộc Mường hiện nay (Trang 63)

III. Sự biến đổi một số giá trị văn hóa dân tộc Mƣờng hiện nay

1.1.Tập quán sản xuất:

Hiện nay, hình thức canh tác chủ đạo của đồng bào Mường ở Lạc Sơn là nông nghiệp và nông lâm kết hợp, mà cụ thể là trồng lúa kết hợp với chăn nuôi, trồng rừng.

Hoạt động kinh tế đã có nhiều biến chuyển. Tuy nhiên, nông nghiệp hiện nay vẫn là ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo, chiếm tới 88% (trong đó số hộ thuần nông là 64,5% và số hộ nông lâm kết hợp chiếm 23,5%. Hoạt động sản xuất kinh doanh đã có hướng chuyển dịch theo hình thức buôn bán, dịch vụ nhưng vẫn chỉ chiếm 7% số hộ. Xóm Nghĩa (thuộc vùng thị trấn - nhóm 1) và xã Nhân Nghĩa có tỷ lệ hộ hoạt động buôn bán, dịch vụ cao hơn xã Tân Lập. Xóm Nghĩa 6.8% và xã Nhân Nghĩa (7,1%). Điều này được giải thích bằng nguyên nhân xóm Nghĩa và Xã Nhân Nghĩa nằm trên trục đường tỉnh lộ, thuận lợi cho các hoạt động thông thương, giao lưu buôn bán hàng hóa.

Bảng 1: Mô hình sản xuất kinh doanh

Lĩnh vực

Tên xã Tổng số

Xóm Nghĩa Tân Lập Nhân Nghĩa

Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % Nông nghiệp 37 62,7 48 56.5 44 78.6 129 64.5 Nông - lâm kết hợp 13 22.0 26 30.6 8 14.3 47 23.5 Buôn bán, dịch vụ 4 6.8 2 2.4 4 7.1 10 5.0 Hình thức khác 5 8.5 9 10.6 0 0.0 14 7.0 Tổng cộng 59 100.0 85 100.0 56 100.0 200 100.0

Tuy vẫn còn đậm nét lối canh tác truyền thống, nhưng do tác động của chính sách phát triển kinh tế, của tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới, trong canh tác sản xuất đã có những thay đổi đáng kể. Nhiều loại giống mới, giống lai tạo được

đưa vào trồng trọt, chăn nuôi cho năng suất cao; các kỹ thuật canh tác và các công cụ sản xuất hiện được phổ biến ngày càng rộng giúp làm tăng thời vụ, tăng năng xuất cây trồng, vật nuôi.

Trồng lúa nước vẫn là hoạt động kinh tế chính của người Mường, chiếm 30% cơ cấu thu nhập. Lúa nếp ngày nay vẫn được trồng nhiều, nhưng phổ biến hơn là các loại lúa lai giống mới cho năng suất cao như Q5, tạp giao, … Bên cạnh trồng lúa, người Mường hiện nay trồng nhiều các loại cây hoa màu khác như ngô lai, lạc, đỗ tương,…, trồng xen canh, chiếm 7,7% cơ cấu thu nhập. Trồng lúa nương hiện nay không còn xuất hiện tại địa bàn nghiên cứu nữa, do hoạt động kinh tế này mang lại năng suất rất thấp mà người ta có thể thay thế vào đó bằng các hoạt động trồng trọt khác cho năng suất cao hơn, áp dụng các phương tiện kỹ thuật tiên tiến.

Chăn nuôi cũng là một trong những hoạt động kinh tế chính. Chiếm 21% cơ cấu thu nhập. Vật nuôi gồm các gia súc lớn như trâu, bò (chủ yếu nuôi để lấy sức kéo), lợn, gà, ngan, vịt,…Hoạt động chăn nuôi có tính chất nhỏ lẻ, phân tán, không có mô hình trang trại.

Tuy nhiên, hoạt động kinh tế chăn nuôi của đồng bào Mường ngày nay đã chuyển dần từ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Nhiều sản phẩm đã được mang ra chợ bán hoặc tư thương đến tận nhà mua. Bên cạnh các loại giống cũ, nhiều loại giống mới cho năng suất cao như bò lai, lợn lai, gà giống mới,...đã được đưa vào chăn nuôi.

Thu nhập từ hoạt động nông nghiệp chiếm khoảng 58,7% cơ cấu thu nhập hiện nay của người Mường. Thu nhập từ buôn bán, dịch vụ cũng chỉ chiếm 7,7% và từ lương chiếm khoảng 11%, còn lại là các thu nhập khác.

Một số nghề truyền thống như dệt vải, đan lát vẫn còn được duy trì (chủ yếu ở xã Tân Lập), nhưng đã không phổ biến nữa, chỉ còn rất ít, chiếm 4% cơ cấu ngành nghề. Điều này được giải thích bởi sự phát triển của nền kinh tế thị trường.

Các mặt hàng như vải vóc rất phong phú, bền đẹp, giá cả phù hợp, tiện dụng và cả các vật dụng trước kia làm bằng mây tre đan nay được thay thế bằng các sản phầm bằng nhựa vừa rẻ, vừa bền mua ngoài thị trường.

Hoạt động săn bắt hái lượm hầu như rất hiếm hoi và khai thác các nguồn lợi từ thiên nhiên cũng giảm dần, do nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm, đồng thời sự tiến bộ về kỹ thuật sản xuất đã giúp giảm dần sự phụ thuộc vào thiên nhiên.

Kinh tế vườn - rừng tiếp tục được duy trì. Song ngày nay, những cây trồng trong vườn dần được đồng bào lưu ý đến giá trị kinh tế. Họ trồng các giống cây cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao như nhãn, vải hoặc tranh, quýt, nhãn, chuối để bán ra thị trường. Chính vì lẽ đó, người Mường ngày càng chú ý cải tạo mảnh vườn nhỏ bé của mình. Ngoài vườn nhà, người Mường còn tận dụng cả những vạt đất nhỏ ven bờ suối, ngòi để dễ tưới nước chăm bón. Họ trồng các loại rau, củ, quả như khoai, cà, bí, cải để cải thiện bữa cơm vốn đơn giản của mình. Nhưng có thể nói, cũng giống như trước kia, người Mường vẫn chưa chú ý đến hoạt động kinh tế do vườn mang lại. Vườn chủ yếu vẫn là vườn tạp, ít có giá trị kinh tế.

Do điều kiện thời tiết như cũ, về cơ bản lịch thời vụ không thay đổi nhiều tuy có tác động khá tích cực của các công trình thuỷ lợi, tưới tiêu nhỏ. Hình thức canh tác nương rẫy, trọc lỗ tra hạt - loại hình canh tác không đem lại năng suất cao và tốn nhiều công sức đến nay hầu như không còn nữa. Thay thế một phần vào diện tích canh tác này là việc trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày, các loại cây ăn quả được chú trọng phát triển, tuy hiệu quả còn thấp.

* Thay đổi về mức sống

Phần đa số người được hỏi nói rằng mức sống của họ có tăng lên nhiều so với trước kia. Trong tổng số 200 người được hỏi, có 141 người (chiếm 70.5%) cho rằng mức sống “tăng lên nhiều” so với trước năm 1995; 54 người (chiếm 27%) nói rằng mức sống của họ chỉ “tăng ít”, chỉ có 2% trả lời mức sống vẫn “như cũ”.

Tổng thu nhập bình quân ước tính năm 2007 là 31.981.000 đồng, trong đó khoảng trên 70% số hộ thu nhập từ 20 đến 30 triệu đồng. Như vậy, nhìn chung có thể khẳng định rằng đời sống kinh tế của người dân đã có rất nhiều thay đổi so với trước năm 1995.

Một phần của tài liệu Biến đổi một số giá trị văn hóa của dân tộc Mường hiện nay (Trang 63)