Bản sắc văn hóa Mườn g sự hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Biến đổi một số giá trị văn hóa của dân tộc Mường hiện nay (Trang 25)

II. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về việc bảo tồn và phát huy bản

1. Bản sắc văn hóa Mườn g sự hình thành và phát triển

Sự hình thành bản sắc văn hóa Mường gắn liền với nền văn hóa nổi tiếng thế giới - “Văn hóa Hòa Bình”. Đó là nền văn hóa của cư dân nông nghiệp sơ khai

cách đây hàng vạn năm, là khởi thuỷ của nền văn minh lúa nước - nền văn minh sông Hồng, được ghi nhận trong diễn trình lịch sử dân tộc. Chính vì thế, văn hóa Mường cũng được hình thành từ rất lâu đời trong lịch sử. Người Mường đã tạo cho mình những qui ước mang tính cộng đồng rộng rãi. Và từ những qui ước ấy đã tạo nên bản sắc, tạo nên giá trị văn hóa của dân tộc Mường. Qua nhiều giai đoạn lịch sử, bản sắc ấy lại được làm giàu lên, phong phú thêm.

Là cư dân canh tác lúa nước từ lâu đời, người Mường có nhiều kinh nghiệm làm thuỷ lợi nhỏ trong điều kiện miền núi, hình thành nên tập quán sản xuất của đồng bào Mường như làm ruộng nương, làm máng dẫn nước từ sông suối vào ruộng và trông các loại cây lương thực, hoa màu phù hợp với điều kiện tự nhiên như lúa nương, ngô, khoai, sắn, trồng bông dệt vải.

Người Mường xưa vốn dựa vào thiên nhiên để tồn tại. Thu nhặt khai thác lâm - thổ sản từ rừng cũng là nguồn kinh tế phụ đáng kể. Các hoạt động kinh tế của người Mường mang tính tự cấp tự túc nên người Mường biết làm các nghề thủ công gia đình để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như: rèn, đan lát, đồ mộc, ép dầu thảo mộc. Đặc sắc nhất là nghề dệt thổ cẩm với kỹ thuật, mỹ thuật trang trí hoa văn trên nền vải có nhiều màu sắc hài hòa cùng với các họa tiết tinh vi, độc đáo và mang đậm sắc thái văn hóa dân tộc.

Các thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng hình thành từ tập quán sản xuất ấy. Từ tập quán sống phụ thuộc vào thiên nhiên, người Mường tin vào sức mạnh của thiên nhiên, vào thần thánh hình thành nên tập quán tín ngưỡng thờ bái vật giáo và thờ thần thánh. Đồng thời, theo các nhà nghiên cứu lịch sử, dân tộc học, ngôn ngữ học, văn hóa học, người Mường và người Kinh (Việt) cùng một nguồn gốc. Tộc Mường - Việt hình thành từ lâu trong lịch sử Việt Nam. Hai dân tộc này chỉ tách rời nhau vào cuối thời Bắc thuộc, cuối thế kỷ VIII và

IX thuộc công nguyên. Nên tập quán tín ngưỡng của người Mường có nhiều nét tương đồng với người Kinh, cũng thờ cúng tổ tiên và thần thánh. Thậm chí, các lễ hội truyền thống của người Mường cũng mang đậm nét tín ngưỡng dân gian.

Cuộc sống khó khăn phải đối chọi với nhiều thế lực, cả thiên nhiên, cả con người, cả thế giới thần linh, đã giúp người Mường gắn kết lại với nhau hình thành nên tính cộng đồng sâu sắc, và quan hệ dòng họ bền vững ở người Mường.

Bản sắc văn hóa Mường đã được hình thành như đã phân tích ở trên. Trải qua thời gia, bản sắc ấy càng được vun đắp tạo nên sự đa dạng, phong phú của văn hóa Mường. Đồng thời, trải qua quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa với các dân tộc khác, văn hóa Mường vừa thể hiện được những đặc trưng riêng vừa thể hiện tính giao thoa sâu sắc mà chúng ta sẽ có dịp phân tích ở phần sau.

Một phần của tài liệu Biến đổi một số giá trị văn hóa của dân tộc Mường hiện nay (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)