Tập quán ma chay của người Mường

Một phần của tài liệu Biến đổi một số giá trị văn hóa của dân tộc Mường hiện nay (Trang 59)

I. Bản sắc văn hóa truyền thống

4. Tín ngưỡng, lễ hội, hôn nhân và ma chay

4.3. Tập quán ma chay của người Mường

Thường kéo dài tới 12 ngày đêm.

“Cô dâu Mường phải chuẩn bị nhiều quà tặng như vậy để bày tỏ sự hiếu thảo với bố mẹ chồng và sự thân tình, chu đáo với anh em, họ hàng nhà chồng”. (Nữ, 70 tuổi, xã Nhân Nghĩa )

Ông Bùi Văn Tâm (65 tuổi, xã Tân Lập) cho biết: “Cồng chiêng được dùng trong đám cưới là để động viên tinh thần cô dâu về nhà chồng, không những thế, nó còn là âm vang rộn rã cả bản, cả núi rừng như để chứng kiến ngày lễ trọng đại này của đôi trai gái”. (Nam, 65 tuổi, xã Tân Lập)

- Giai đoạn 1: Khi có người sắp chết, người nhà gióng 3 hồi chiêng, mỗi hồi 3 tiếng (chơm chiêng) để báo cho họ hàng biết trước mà nhìn mặt người sắp qua đời lần cuối cùng. Khi người đó chết hẳn thì chiêng trống gõ liên hồi. Người chết được tắm rửa bằng nước lá bưởi và đặt nằm ở gian giữa, trên chiếu và 4 tấm vải trắng. Người ta đắp cho người chết bằng một chiếc chăn bông và hàng chục chiếc chăn đơn, trải hai tấm lụa tơ nằm ở hai bên. Một người cao tuổi trong họ cầm một hòn than vạch lên sàn và đọc lời bàn giao số vải vóc và quần áo cho người chết đem theo. Trong khi người nhà mắc màn ở xung quanh chỗ người chết nằm, thì bà con họ hàng, làng xóm đến đầy nhà. Những người thân đều mặc quần áo tang (màu trắng). Người con trai cả tới cửa sổ (cửa voóng - nơi thờ cúng tổ tiên, rút dao chặt 3 nhát lên thành cửa như để nhắc rằng từ nay anh ta là người đảm nhiệm việc thờ cúng tổ tiên.

Sau đó, chiêng trống nổi lên và thân nhân bắt đầu khóc. Người nhà mời thầy mo đến chuẩn bị cho tối mo Tần tịch – tang lễ chính thức bắt đầu. Một thầy mo chính và hai thầy mo phụ làm lễ khẳng định cái chết là một việc đã được số phận sắp đặt, tránh cho người chết sự luyến tiếc băn khoăn khi phải từ bỏ thế giới người sống.

Tiếp theo là làm lễ Tống trùng, thầy mo dùng pháp thuật xua đuổi những ma xấu đang lẩn khuất bên người chết. Lễ nghi này không được đánh chiêng. Tiếp theo là lễ Tấng dây: Cắt sợi dây vải nối chân người chết với một chiếc cọc cắm giữa nhà (mang ý nghĩa cắt đứt sự dây dưa, truyền nhiễm bệnh tật sang con cháu). Buổi chiều làm lễ nhập quan (Pao khăng) cho người chết.

Một con gà luộc được bày lên bàn thờ để người chết ăn. Quan tài được làm bằng các loại cây gỗ tốt: Cây được chặt từ trong rừng, cắt dài khoảng 1.9m, xẻ làm đôi, khoét rỗng ở giữa rồi mới đưa về nhà. Quan tài để dọc nhà, quần áo (phải là số lẻ) bỏ vào đó để chôn theo người chết.

Lễ nhập quan bắt đầu vào buổi tối. Người ta mổ một con lợn nhỏ, luộc rồi thái nhỏ, bày lên lá chuối để lên bàn thờ. Chiêng và trống đánh bài “túc nược” mời người chết ăn.

Sau đó, thầy mo ca thiên trường ca “đẻ đất đẻ nước” (tẻ tất tẻ rác). Thông qua trường ca, mọi người ôn lại cho người chết quá trình hình thành đất nước và con người để thêm lòng tin vào sự trường tồn của đất nước, mà vượt qua tổn thất lớn lao này.

Đêm thứ ba – mo nghìn họ. Tiếng trống dẫn linh hồn người chết ra nghĩa địa, và thầy mo đưa người chết đi tìm họ hàng trong thế giới những người chết.

Ngày thứ tư – đưa người chết ra mộ địa. Đi đầu đám tang là dàn nhạc đánh những bản nhạc chia tay với người chết. Buổi tối, thầy mo tiếp tục mo những bài thay mặt người chết dặn dò và lìa bỏ cọn cháu.

- Giai đoạn 2:

Đêm đầu, thầy mo đưa người chết đi gặp Lang Cun Chạo Hẹ (viên quan lo việc sổ sách để người chết lên trời đi kiện).

Đêm thứ hai, người chết tiếp tục đi đến nhà Thiêng Mư, mượn áo xem cách dệt vải của người Mường và lên nhà ông nội Keo Heng mượn một số tiền để đi tiếp.

Đêm thứ ba - mo đi kiện

Đêm thứ tư - mo lên trời bán bông lấy tiền trả nợ Keo Heng. Kiện xong. mo xin được xóa tội và xin nhập vào sổ ma, xin cấp phương tiện để đi lại lên trời.

Đêm thứ năm, mo xuống sông Ty (con sông ngăn cách thế giới người sống - người chết) sắm sửa đồ đạc.

Đêm thứ 6 - lễ tế nhà táng (cao 12 tầng) và nhà xe (cao 3 tầng) ở ngoài đồng: những người tế xếp hàng theo thứ tự: trước tiên là mo, rồi đến ông bà ngoại, 3-4 người đàn bà, các cháu nội ngoại. Con trai đội mũ tloọc, chống gậy, con gái đội mũ nón.

Dàn nhạc gồm chiêng trống đánh gióng ba, kèm những bản nhạc tang lễ - tất cả đi quanh nhà xe 7 vòng.

Ngày thứ 7 (tảng sáng): Gọi hồn về, nỗi lưu luyến của người chết với vườn tược, nhà cửa, đồng thời chọn đất cắm nhà cho ma. Buổi chiều làm lễ cúng cơm, bữa cơm cuối cùng của người chết tại gia đình trước khi về mường của những người đã chết.

Ba hôm sau, người ta còn làm lễ dẫn đường cho hồn về, chỉ cho hồn biết nơi thờ cúng và biết lối về. Con cháu ra nghĩa địa xây mộ, chôn vò đựng rượu ở đầu mộ. Đến đây tang lễ kết thúc.

Trong thời gian 100 ngày, thân nhân người chết không được tham dự các cuộc vui chơi, nếu buộc phải có mặt thì luôn phải cúi nhìn xuống đất, không được nhìn lên.

Trước kia, những gia đình nghèo khó chưa đủ để tiến hành ma chay hoặc nhà giàu có muốn phô chương thế lực, thường làm “ma khô” bỏ người chết vào quan tài và để ở một nơi thoáng gió trong nhà. Cho đến bao giờ, gia đình thấy có thể tổ chức lễ tang được thì khi đó mới tiến hành nghi thức tang lễ và đem chôn. Ma khô có thể vài tháng đến 1 năm.

Điểm đáng chú ý trong tục ma chay của người Mường là tục làm hòn mồ. Đó là ranh giới phân biệt mường ma với mường người. Số lượng hòn mồ nhiều hay ít thường phụ thuộc vào thân phận người quá cố: Lang Cun 9 hòn mồ, Lang Tạo (Đạo) 7 hòn mồ còn người dân thường 5 hòn. Hòn mồ bên trái là số lẻ, bên phải là số chẵn. Ngoài ra số lượng hòn mồ còn phụ thuộc vào đêm mo, mo càng nhiều đêm, hòn mồ càng được cắm nhiều.

Sau khi chôn người chết, họ thường dâng cáng, thức ăn từ 6-9 tháng.

Có thể nói, đám tang của người Mường mang những ý nghĩa xã hội sâu sắc, thể hiện sự gắn kết cộng đồng, gia đình, dòng họ cũng như thể hiện quan niệm tâm linh về mối quan hệ giữa thế giới người sống với thế giới người chết.

Một phần của tài liệu Biến đổi một số giá trị văn hóa của dân tộc Mường hiện nay (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)