Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
867,57 KB
Nội dung
Nghiêncứuđềxuấtxâydựngmạngxãhộihọc
tập tạiViệtNam
Lê Thị Nhị
Trường Đại học Công nghệ
Luận văn Thạc sĩ ngành: Công nghệ phần mềm; Mã số: 60.48.10
Người hướng dẫn: TS. Trương Anh Hoàng
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Tổng quan về mạngxã hội, các đặc tính của mạngxãhội và chức năng
phần mềm của mạngxã hội. Nghiêncứumạngxãhội và lĩnh vực giáo dục: Giáo dục
điện tử (E-Learning) và Cộng đồng họctập trực tuyến (Online learning communities);
vai trò của mạngxãhội đối với giáo dục; các ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng
mạng xãhội trong giáo dục cũng như xu hướng ứng dụngmạngxãhội cho hoạt động
giáo dục. Đềxuấtxâydựngmạngxãhộihọc tập: đặc điểm cần có của mạngxãhội
học, phân tích yêu cầu hệ thộng và thiết kế hệ thống. Cài đặt thử nghiệm cũng như
đánh giá và triển khai mạngxãhộihọctậptạiViệt Nam. Đềxuất mô hình, giải pháp
phù hợp với thực trạng hiện tại ở Việt Nam.
Keywords: Công nghệ phần mềm; Mạngxã hội; Xãhộihọc tập; Tin học
Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đềtài
Sự ra đời của thế hệ web 2.0 tạo nên một cuộc cách mạng thật sự trên thế giới internet.
Đó là cuộc cách mạng không chỉ về công nghệ mà còn ở cách thức sử dụng, trong đó mọi
người cùng tham gia đóng góp cho xãhội ảo tạo thành một môi trường cộng đồng, chứ không
chỉ đơn thuần “duyệt và xem” như trước đây. Trong đó, mạngxãhội đã và đang dần trở thành
một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Nó mang đến cho con người cơ hội được
kết nối một cách dễ dàng, để chia sẻ sở thích, thói quen và suy nghĩ
Mạng xãhội ngày càng phát triển rộng khắp và chứng tỏ sức hút và vai trò của mình
trong mọi mặt của đời sống xãhội như: thương mại, học tập, giải trí. Trong đó, xu hướng ứng
dụng mạngxãhội trong các hoạt động họctập đã phổ biến rộng rãi trên thế giới và cả ở Việt
Nam. Hiện tại, đã có rất nhiều nghiêncứu về việc ứng dụngmạngxãhội trong hoạt động học
tập.
Vì những lý do trên, đềtài ”Nghiên cứuđềxuấtxâydựngmạngxãhộihọctậptạiViệt
Nam” được chọn làm đềtài cho luận văn caohọc của tôi.
Đề tài đi sâu vào tìm hiều, phân tích các tính chất đặc trưng của mạngxã hội, phân tích
mối quan hệ giữa mạngxãhội và hoạt động học tập. Từ đó, đềtài đưa ra những đặc tính cần
có của một mạngxãhộihọctập và đềxuấtxâydựng một mạngxãhộihọctập ở Việt Nam.
2
Một mạngxãhộihọctập mà trong đó có sự kết hợp các tính năng của mạngxãhội thông
thường vào môi trường họctập online để phát huy hiệu quả của mạngxã hội, đồng thời hạn
chế những nhược điểm của nó.
2. Đối tƣợng nghiêncứu
Các lý thuyết và kinh nghiệm thực tế về mạngxã hội, E-learning, Online Learning
Communities.
Mối quan hệ giữa mạngxãhội và hoạt động học tập, giáo dục.
Mô hình giáo dục ứng dụngmạngxãhội phù hợp với Việt Nam.
3. Mục đích và phƣơng pháp nghiêncứu
Mục đích của nghiêncứu là nhằm đềxuất một mô hình mạngxãhội dành riêng cho học
tập để góp phần làm phong phú các hình thức giáo dục, đào tạo, phát huy hiệu quả của
Internet đối với hoạt động giáo dục, đào tạo.
Phương pháp chủ yếu là tổng hợp, nghiêncứu dựa trên các kết quả nghiêncứu đã có, từ
đó đềxuất mô hình, giải pháp phù hợp với thực trạng hiện tại ở Việt Nam.
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đềtài
Kết quả nghiêncứu góp phần làm sáng tỏ vai trò của các trang mạngxãhội đối với hoạt
động giáo dục, đào tạo. Kết quả nghiêncứu cũng sẽ đưa ra một mô hình họctập thông qua
internet, góp phần làm đa dạng hơn các hình thức giáo dục, đào tạo hiện nay cũng như phát
huy hiệu quả của internet trong hoạt động học tập.
CHƢƠNG I : TỔNG QUAN VỀ MẠNGXÃHỘI
1.1 Khái niệm mạngxãhội
Khái niệm: Mạngxã hội, hay gọi là mạngxãhội ảo, (tiếng Anh: social network) là dịch vụ
nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau
không phân biệt không gian và thời gian.
Theo Boyd và Ellison [6] định nghĩa, mạngxãhội là "các dịch vụ dựa trên web cho phép cá
nhân xâydựng một hồ sơ công khai hoặc công khai trong một hệ thống giới hạn, công khai
một danh sách các người dùng khác mà họ đã có mối quan hệ, và xem và đi qua danh sách các
kết nối được tạo ra bởi những người khác trong hệ thống của họ”.
1.2 Các đặc tính của mạngxãhội
1.2.1 Dựa trên ngƣời dùng
Mạng xãhội trực tuyến được xâydựng và định hướng bởi chính người sử dụng. Người dùng
sẽ quyết định nội dung của các trang mạngxãhội trực tuyến Sự định hướng nội dung đó
được xác định bởi bất cứ ai tham gia vào cuộc thảo luận. Đây là những gì tạo nên sự thú vị và
tính động mà mạngxãhộimang lại cho người dùng internet.
1.2.2 Tính cá nhân
Ở các trang mạngxã hội, mỗi thành viên đều có một hồ sơ với một trang cá nhân của riêng
mình. Người dùng có quyền thiết lập các thông tin cá nhân, đăng tải các bài viết và thiết lập
3
cho nó tính riêng tư, công khai cho toàn bộ bạn bè hoặc công khai trong giới hạn một số thành
phần bẹn bè của họ.
1.2.3 Tƣơng tác
Một đặc tính khác của các mạngxãhội hiện đại là sự tương tác. Người dùng trên các trang
mạng xãhội có thể giao tiếp một cách dễ dàng và tham gia các trò chơi trực tuyến với nhau.
1.2.4 Dựa vào cộng đồng
Mạng xãhội được xâydựng và duy trì dựa trên các đặc tính của cộng đồng, các nhóm được
thiết lập dựa trên sở thích, niềm tin…
1.2.5 Phát triển mối quan hệ
Cộng đồng trên các trang mạngxãhội trực tuyến là một cộng đồng mở, ở đó người dùng được
thoải mái lựa chọn và phát triển các mối quan hệ của mình. Người dùng càng có nhiều mối
quan hệ trong mạng, càng thiết lập thêm nhiều các mối quan hệ khác dựa trên các mối quan
hệ đã có.
1.2.6 Tính cảm xúc vƣợt nội dung
Một đặc tính độc đáo của các mạngxãhội là yếu tố cảm xúc. Trong khi các trang web trước
đây đã tập trung chủ yếu vào việc cung cấp thông tin cho khách truy cập, mạngxãhội thực sự
cung cấp cho người dùng với cảm giác an toàn để chia sẻ thông tin và ý thức rằng không có
vấn đề gì là quá khó khăn, bế tắc, bạn bè của họ luôn ở bên cạnh họ, lắng nghe họ nói bất kỳ
lúc nào.
1.3 Các chức năng phần mềm của mạngxãhội
Mạng xãhội có các chức năng như: cho phép tạo hồ sơ cá nhân, tìm và kết bạn, bình luận, gửi
tin nhắn riêng, tạo nhóm và diễn đàn, tạo blog, chia sẻ, đánh dấu, xếp loại, các tính năng đăng
tải ảnh, video/Audio.
CHƢƠNG II: MẠNGXÃHỘI VÀ LĨNH VỰC GIÁO DỤC
2.1 Giáo dục điện tử (E-Learning) và Cộng đồng họctập trực tuyến (Online learning
communities)
E-learning bao gồm tất cả các hình thức điện tử hỗ trợ họctập và giảng dạy. Các hệ thống
thông tin và truyền thông, cho dù là mạnghọctập hay không, phục vụ như là phương tiện
truyền thông cụ thể để thực hiện quá trình học tập. Thuật ngữ này vẫn rất có thể được sử dụng
để nói về việc họctập trong lớp học hoặc ngoài lớp học thông qua công nghệ.
Một cộng đồng họctập trực tuyến là một địa điểm công cộng hay riêng tư trên Internet để giải
quyết nhu cầu họctập của các thành viên của nó bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho họctập
peer-to-peer. Trong một cộng đồng họctập trực tuyến, mọi người chia sẻ kiến thức thông qua
thảo luận bằng văn bản (đồng bộ hoặc không đồng bộ), âm thanh, video, hoặc các phương tiện
hỗ trợ Internet khác. Sự kết hợp các trang cá nhân với mạngxãhộiđể tạo ra môi trường với
cơ hội cho sự trình bày quan điểm cá nhân. Các dạng của cộng đồng họctập trực tuyến bao
gồm cộng đồng e-learning và cộng đồng họctập hỗn hợp. Chúng có thể sử dụng công nghệ và
công cụ trong nhiều loại khác nhau: Đồng bộ (chẳng hạn như tin nhắn), Không đồng bộ (như
bảng tin và các diễn đàn), Blog, Quản lý khóa học (Moodle, Lectureshare ), Hợp tác (như
wiki), Mạngxã hội.
4
2.2 Vai trò của mạngxãhội đối với giáo dục
Vai trò của mạngxãhội đối với giáo dục được thể hiện ở số lượng người thường xuyên sử
dụng mạngxãhội trong độ tuổi học sinh, sinh viên là rất lớn. Mặt khác mạngxãhội có những
tính năng phù hợp để phát triển các hoạt động giáo dục trực tuyến.
2.3 Các ƣu điểm và hạn chế của việc sử dụngmạngxãhội trong giáo dục
2.3.1 Ƣu điểm
Tính linh hoạt: “Tính linh hoạt thể hiện ở chỗ, mạngxãhội mở rộng sự lựa chọn cho người
học về học cái gì, học khi nào, học nơi và học thế nào. Nó hỗ trợ nhiều cách họctập khác
nhau, bao gồm cả e-learning. Tính linh hoạt có nghĩa là dự đoán, và đáp ứng được nhu cầu
luôn thay đổi và mong đợi của giáo dục”.
Tính lặp lại: Thông tin trên các trang mạngxãhội được cung cấp như một kho dữ liệu thông
qua các trang web, nghĩa là, người học có thể lấy thông tin được cung cấp trên các trang web
ngay lập tức hoặc sau này.
Tính thuận tiện và dễ truy cập: Các mạngxãhội cung cấp sự dễ dàng và nhanh chóng trong
việc truy cập, rà soát, cập nhật và chỉnh sửa tài liệu họctập cần thiết bất cứ lúc nào và bất cứ
nơi đâu.
2.3.1 Những thách thức
Tính riêng tư: Mối quan tâm về tính riêng tư của một người dùngmạngxãhội là các thông tin
mà người sử dụng đặt trên mạngxãhội như thế nào? Ai có quyền truy cập vào thông tin và nó
được sử dụng cho mục đích gì? Vai trò người là cha mẹ, học sinh, nhà giáo dục và phát triển
trang web cần được hiểu như thế nào để đảm bảo một cá nhân hiểu quyền riêng tư của mình
và thực hiện nó cho phù hợp?
Ảnh hưởng của các mối quan hệ: Mạngxãhộimang lại cho người dùng nhiều bạn bè, nhiều
mối quan hệ. Tuy nhiên các mối quan hệ đó cũng tiềm ẩn những nguy cơ như việc lợi dụng
các thông tin của người dùng vào mục đích xấu,… Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng
các mạngxãhội trong giáo dục.
Tiêu tốn thời gian: Việc đam mê và thường xuyên sử dụngmạngxãhội trực tuyến khiến
người dùng mất nhiều thời gian, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự tập trung trong học tập, nghiên
cứu. Ngoài ra, các trang mạngxãhội cũng thường hấp dẫn người sử dụng bởi các quảng cáo,
các ứng dụng hay. Điều này chi phối hoạt động và sự chú ý của học sinh đối với công việc
học tập của mình.
Giao tiếp không đầy đủ: Giáo dục điện tử dựa trên môi trường mạng là sự giao tiếp gián tiếp
thông qua văn bản, người học và người dạy không được mặt-đối-mặt với nhau vì vậy nó sẽ
không thể có những tranh luận, giải thích thuyết phục và rõ ràng như trong giáo dục truyền
thống thông qua cử chỉ, nét mặt, lời nói
2.4 Xu hƣớng ứng dụngmạngxãhội cho hoạt động giáo dục
Hiện tại, có hai xu hướng ứng dụngmạngxãhội cho hoạt động học tập, giáo dục đó là: sử
dụng các trang mạngxãhội phổ biến (sử dụng các tính năng thông thường kết hợp với hoạt
động học tập, tạo các trang giáo dục ) và sử dụng các trang mạngxãhội dành riêng cho học
tập.
Việc sử dụng các trang mạngxãhội phổ biến cho mục đích họctập góp phần thúc đẩy, hỗ trợ
các hoạt động họctập nhưng chưa thực sự hiệu quả. Các trang mạngxãhộihọctập hiện tại đã
chú trọng dành không gian hoàn toàn cho học tập, tuy nhiên, một số trang mới chỉ dừng lại ở
việc cung cấp tài nguyên học tập.
5
CHƢƠNG III: ĐỀXUẤTXÂYDỰNG
MẠNG XÃHỘIHỌCTẬP
3.1 Đặc điểm cần có của mạngxãhộihọctập
An toàn, khép kín: Nhắc đến mạngxã hội, người ta nghĩ ngay tới tính “mở” của nó, bất kỳ ai
cũng có thể xem thông tin và kết bạn với người dùng đã là thành viên. Điều này cần được hạn
chế ở mạngxãhộihọc tập, để tạo một môi trường họctập an toàn, lành mạnh, hiệu quả. Ở
mạng xãhộihọc tập, việc gia nhập được hạn chế và các hoạt động luôn được giám sát chặt
chẽ. Mạngxãhộihọctập cũng cần hạn chế quảng cáo, những gợi ý kết bạn hay những ứng
dụng trò chơi hấp dẫn khác…
Dễ truy cập và sử dụng: Cũng giống như các trang mạngxãhội bình thường khác, các trang
mạng xãhộihọctập cần phải dễ truy cập và sử dụng.
Thể hiện luồng hoạt động: Sức mạnh của các trang mạngxãhội thông thường chính là việc
tạo ra các luồng hoạt động của người dùng. Trong một khoảng thời gian, người dùng có thể
thấy tất cả những gì bạn bè của mình đang làm, nhưng việc họ đã thực hiện, hình ảnh mà họ
đã chia sẻ, các sự kiện mà họ tham dự, nơi họ đã từng xuất hiện, liên kết web mà họ đã chia sẻ
Một mạngxãhộihọctập cũng cần có những giá trị cốt lõi này.
Công nhận thành tích học tập: Trong môi trường họctập truyền thống, các cá nhân có thành
tích xuất sắc trong họctập thường được biểu dương, tặng giấy khen, phần thưởng. Điều này
cũng cần có trong môi trường họctập trực tuyến để làm động lực thúc đẩy việc họctập của
các thành viên.
Tạo hồ sơ hoạt động cá nhân: Mạngxãhội cũng cần cung cấp công cụ để mỗi học sinh tham
gia học có một hồ sơ điện tử. Hồ sơ đó bao gồm các hoạt động và thành tích của học sinh đó,
ví dụ như học lớp nào, bảng điểm các bài tập, các danh hiệu đã đạt được.
Sự kiện: Giống như các trang mạngxãhội thông thường, ở mạngxãhộihọc tập, các sự kiện
sắp xảy ra cũng cần được thông báo. Nó giống như một bảng tin hoạt động của một lớp hay
một trường học, trong đó thông báo các các sự kiện sẽ diễn ra trong thời gian sắp tới.
Email/tin nhắn: Email /Tin nhắn là phương tiện giao tiếp tức thì giúp học sinh có thể trao đổi
riêng và trực tiếp với giáo viên về các băn khoăn của mình, hay giáo viên nhắc nhở những
điều cần thiết tới từng học sinh riêng biệt.
3.2 Phân tích yêu cầu hệ thống
3.2.1 Khái quát chung về hệ thống
Trang mạngxãhộihọctập được thiết kế để tạo môi trường học tập, trao đổi giữa giáo viên và
các học sinh cũng như giữa các học sinh với nhau. Đó là sự kết hợp giữa các tính năng của
một trang web họctập thông thường với các tính năng của mạngxãhội đồng thời cải tiến nó
cho phù hợp với môi trường họctập và tận dụng những hiệu quả mà mạngxãhộimang lại.
Mạng xãhộihọctập sẽ được thiết kế để trở thành một công cụ giúp mỗi trường học có một
mạng xãhội nội bộ cho riêng trường mình. Để làm được điều này, các thành viên sẽ được
đăng ký bằng email riêng theo tên miền của trường mình theo cơ chế một người đăng ký và
mời các thành viên còn lại cùng gia nhập.
Với hệ thống này, giáo viên có thể tổ chức các lớp học riêng đểdễ quản lý bằng cách giáo
viên sẽ tạo ra lớp học với mỗi mã số kèm theo, chỉ những học sinh được giáo viên cho mã số
mới được tham gia vào lớp đó. Giáo viên có thể gửi bài tập cho các lớp học của mình. Sau đó
học sinh có thể nộp bài tập và nhận điểm cũng như ý kiến của giáo viên về bài tập của mình.
Giáo viên có thể tạo ra các cuộc thảo luận cho các học sinh. Ngoài ra, cả học sinh và giáo viên
6
có thể đăng thông báo và phản hồi các thông báo được đăng bởi người khác (mà có gửi cho
mình).
3.2.2 Các tác nhân của hệ thống
Các tác nhân của hệ thống bao gồm: Người quản trị, Giáo viên, Học sinh, Khách xem
3.2.3 Các use case của hệ thống
3.2.4 Một số tính năng cơ bản của hệ thống
3.2.4.1 Đăng ký, quản lý thông tin cá nhân
Mô tả
Để một mạngxãhộihọctập thực sự là an toàn và khép kín, nó phải được tạo thành một mạng
xã hội nội bộ. Khác với các mạngxãhội thông thường khác, trong đó người sử dụng có thể
đăng ký tự do, việc đăng ký thành viên ở đây sẽ phải thông qua địa chỉ mail theo hòm thư của
từng trường. Cụ thể, để khởi đầu, một thành viên trong trường (sẽ là quản trị) sẽ sử dụng địa
chỉ email của mình để tạo tài khoản của trường mình trên trang mạngxã hội. Sau khi được
xác nhận qua email, thành viên này sẽ có thể gửi các lời mời tham gia tới các cá nhân trong
trường. Các cá nhân trong trường khi nhận được email mời tham gia của người quản trị, sẽ
được được cung cấp liên kết dẫn tới trang chủ. Tại đây, thành viên của hệ thống sẽ phân biệt
thành hai đối tượng là giáo viên và học sinh.
Để tạo thành các lớp học, đối tượng là giáo viên sẽ có chức năng “Tạo lớp học” với mã lớp
riêng. Thành viên học sinh muốn gia nhập vào lớp nào thì phải có mã của lớp đó.
Biểu đồ use case
Hình 3. 1 Biểu đồ use case
gói “Đăng ký, quản lý
thông tin cá nhân”
3.2.4.2 Quản lý lớp học
Mô tả
Như đã trình bày ở tính
năng “Đăng ký, quản lý
thông tin cá nhân”, tính
năng này cho phép các
giáo viên tạo và quản lý
các lớp học của mình. Sau
khi đăng ký là giáo viên,
giáo viên có thể tạo mã của lớp học và cung cấp cho các học sinh của mình để đăng ký vào
lớp học. Mã của một lớp là duy nhất, tuy nhiên không phải cứ biết mã số đó là học sinh có thể
đăng ký là thành viên của lớp học đó. Giáo viên có thể chấp nhận hoặc từ chối đăng ký của
một học sinh.
Giáo viên có các đặc quyền với lớp học của mình như: tạm đóng cửa lớp học và không có học
sinh nào có thể tham gia thêm trừ khi giáo viên mở cửa lại lớp. Giáo viên cũng có thể loại bỏ
học sinh ra khỏi lớp học của mình, và khi loại bỏ học sinh đó ra khỏi lớp thì mọi thông tin của
học sinh đó sẽ mất.
7
Hệ thống còn cung cấp cho giáo viên khả năng tạo các nhóm nhỏ trong lớp họcđể giúp cho
việc quản lý làm các bài tập theo nhóm…Ngoài ra hệ thống cho phép giáo viên khả năng “tạm
dừng” một lớp hoặc “xóa” lớp.
Biểu đồ usecase
Hình 3. 2 Biểu đồ Use Case gói “Quản lý lớp học”
3.2.4.3 Bài tập
Mô tả
Với gói chức năng này, giáo viên có thể gửi bài tập cho học sinh, học sinh giải bài tập gửi lại
cho giáo viên để được chấm điểm. Kết hợp tính năng chia sẻ của mạngxã hội, giáo viên có
thể đính kèm file vào bài tập của mình và gửi tới cho học sinh, học sinh cũng có thể đính file
vào bài giải của mình để gửi cho giáo viên. Mặt khác, tính năng bình luận, phản hồi thông tin
ngay tức thì của mạngxãhội được tích hợp vào đây để giúp giáo viên nhận xét về bải giải của
học sinh cũng như học sinh có thể phản hồi lại điểm mà giáo viên đã chấm. Sự phản hồi này
được cập nhật và thông báo cho đối tượng nhận ngay tức khắc làm cho giao tiếp giữa học sinh
và giáo viên trở nên dễ dàng, gần gũi, liền mạch và nhanh chóng. Việc ứng dụng tính năng
“bình luận”/ “phản hồi thông tin” của mạngxãhội vào tính năng này làm cho môi trường giáo
dục trở nên thân thiện, cởi mở hơn, học sinh sẽ cảm thấy thoải mái khi được trình bày ý kiến
của mình với giáo viên, giáo viên cũng dễ dàng trong việc đưa ra ý kiến của mình đểhọc sinh
tiếp thu.
Biểu đồ use case
Hình 3. 3 Biểu đồ Use Case gói “Bài tập”
3.2.4.4 Bài kiểm tra
Mô tả
8
Một bài kiểm tra trực tuyến theo kiểu trắc nghiệm sẽ kích thích sự hứng thú của học sinh khi
làm bài. Bài kiểm tra sẽ được giới hạn trong khoảng thời gian kể từ khi học sinh bắt đầu làm
bài. Sau khi làm bài xong, học sinh sẽ biết kết quả của mình ngay lập tức.
Biểu đồ use case
Hình 3. 4 Biểu đồ Use Case gói “Bài kiểm tra”
3.2.4.5 Đăng tin / thông báo
Mô tả
Đây là một tính năng phổ biến của các trang mạngxãhội hiện nay, thành viên bao gồm giáo
viên và học sinh có thể đăng thông báo. Tuy nhiên, người nhận thông báo sẽ được chọn lọc từ
danh sách. Điều này giúp giáo viên có thể tạo ra các chủ đề thảo luận khác nhau cho các lớp
khác nhau.
Biểu đồ use case
Hình 3. 5 Biểu đồ Use Case gói “Đăng thông báo”
3.2.4.6 Lời nhắc
Đây là một tính năng cơ bản của các trang mạngxã hội. Khi thành viên đăng nhập thành
công, tính năng này sẽ cho thành viên đó biết các thông tin mới được gửi tới cho mình, bao
gồm: thông tin/thông báo, các phản hồi, các bài tập, bài kiểm tra, điểm bài tập. Người dùng
muốn xem nội dung nào thì chỉ cần click vào nội dung đó.
3.2.4.7 Xem điểm
Đây là một tính năng cơ bản không thể thiếu để làm cho hệ thống là một lớp học. Giáo viên
có thể xem “sổ điểm” của các lớp học của mình. Bảng điểm sẽ thống kê cho giáo viên theo
tổng số, tỷ lệ phần trăm để giáo viên có thể dễ dàng đánh giá và quản lý. Học sinh có thể xem
điểm của bản thân mình theo từng lớp học.
9
3.2.5 Mô tả một số use case
Phần này mô tả chi tiết một số usecase của hệ thống.
3.2.6 Các yêu cầu phi chức năng và môi trƣờng
Hệ thống phải đảm bảo một số yêu cầu phi chức năng như sau:
Tính dễ sử dụng: Hệ thống phải dễ dàng trong việc truy cập và sử dụng đối với người sử
dụng.
Tính dễ hiểu: Hệ thống phải dễ hiểu với người sử dụng
Yêu cầu về vận hành: Hệ thống phải có database và kết nối với main database; Hệ thống phải
làm việc trên môi trường web với tất cả các web browers; Hệ thống phải phù hợp với các
chuẩn web
Hiệu năng: Database của hệ thống phải update theo thời gian thực; Hệ thống phải có tốc độc
đáp ứng phù hợp khi có sự truy cập đồng thời của nhiều người sử dụng
Tính sẵn sàng: Hệ thống phải luôn hoạt động 24/7.
Bảo mật: Chỉ người có Tên đăng nhập và Mật khẩu mới có thể truy cập vào hệ thống; Người
chưa được cấp quyền không được sử dụng hệ thống, chỉ được phép xem trang chính; Không
một ai có thể thay đổi mật khẩu khi không login vào hệ thống
CHƢƠNG IV: CÀI ĐẶT THỰC NGHIỆM
4.1 Các công nghệ sử dụng
Để tiến hành cài đặt thực nghiệm, cần các công cụ cơ bản: Ngôn ngữ lập trình PHP; Hệ quản
trị cơ sở dữ liệu MySQL; CSS3; PHP Yii Framework; jQuery; Ajax.
Các tool được sử dụng là: Apache server; NuSphere PhpED; SQLyog Enterprise.
4.2 Một số chức năng của chƣơng trình
4.2.1 Đăng ký thành viên
Hình 4. 1 Chức năng đăng
ký thành viên
10
4.2.2 Gửi lời mời tới các thành viên khác
Hình 4. 2 Chức năng gửi
lời mời tới các thành viên
khác
4.2.3 Chức năng gia
nhập là giáo viên
Hình 4. 3 Đăng ký là giáo viên
4.2.4 Tạo lớp
Hình 4. 4 Giao diện tạo
lớp
4.2.5 Gia nhập là học
sinh
Hình 4. 5 Giao diện đăng ký là học
sinh
4.2.6 Bài tập
Hình 4. 6 Giao diện trao
đổi về bài tập
CHƢƠNG V: ĐÁNH
GIÁ VÀ TRIỂN KHAI
[...]... dụngmạngxãhội cho hoạt động giáo dục đào tạo, Luận văn đã tổng kết những đặc điểm cần có của một mạngxãhộihọctập và đềxuấtxâydựng một mạngxãhộihọctậptạiViệt Nam, trong đó có sự kết hợp các tính năng của mạngxãhội vào môi trường họctập online để phát huy hiệu quả của mạngxã hội, đồng thời hạn chế những nhược điểm của nó Với những phân tích và đềxuất mô hình mạng xã hộihọctập ở Việt. ..5.1 Đánh giá mạng xã hộihọctập edu.net Sự kết hợp các tính năng mạngxãhội vào môi trường họctập trực tuyến làm cho edu_network có những đặc điểm riêng, thể hiển được hiệu quả trong hoạt động họctập Các tính chất đó là: tính tương tác, tính an toàn, khép kín, tạo hồ sơ điện tử của học sinh 5.2 Đánh giá khả năng triển khai mạng xã hộihọctập tại ViệtNam 5.2.1 Điều kiện khả thi ViệtNam có nhiều... khi triển khai mạngxãhọctậptạiViệtNam Những khó khăn đó là: những nghi ngại về nhược điểm của mạngxã hội, thói quen họctập theo kiểu truyền thống khó từ bỏ, trình độ Tin học vả giáo viên và học sinh một số nơi còn chưa cao 5.2.3 Biện pháp và kế hoạch triển khai Trước hết cần xâydựng website mạng xã hộihọc tập, sau đó giới thiệu và quảng bá trên Internet, hướng dẫn để các trường học tiếp cận... mạng xã hộihọctập ở Việt Nam, Luận văn thực sự đã có những đóng góp tích cực trong việc làm rõ những lợi ích và sự phù hợp của việc sử 11 dụngmạngxãhội trong hoạt động giáo dục đào tạo, đưa ra được mô hình mạngxãhộihọctập góp phần làm phong phú các công cụ hỗ trợ họctập phù hợp với xu hướng hiện nay References Tiếng Việt [1] http://vi.wikipedia.org/wiki /Mạng_ xã_ hội [2] http://www.elearning.com.vn... có nhiều điều kiện khả thi để triển khai website mạngxãhộihọctập như: Có chính sách của Nhà nước về thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giáo dục đào tạo, đã có nền tảng về giáo dục điện tử, số lượng người dùng internet lớn đặc biệt là độ tuổi học sinh, sinh viên, mạngxãhội cũng đã được đón nhận rộng rãi và việc ứng dụngmạngxãhội trong các hoạt động giáo dục đào tạo đã được... động họctập là phù hợp với xu hướng hiện nay trên thế giới cũng như mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục và đào tạo ở nước ta Trong luận văn này, tác giả đã trình bày tổng quan các lý thuyết về mạngxã hội, về giáo dục điện tử, phân tích mối quan hệ giữa mạngxãhội và lĩnh vực giáo dục đào tạo, những ưu nhược điểm của việc ứng dụngmạngxãhội trong hoạt động dạy và học Dựa... rộ của mạngxãhội đã làm cho cuộc sống của con người liền mạch với “thế giới ảo” Những lợi ích của mạngxãhộimang lại cho các hoạt động của con người như kinh doanh, giáo dục, giải trí… là không thể phủ nhận TạiViệt Nam, ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo luôn là một nội dung trọng điểm được quan tâm đầu tư của Nhà nước Đứng trước sự bùng nổ và thâm nhập của mạngxã hội, việc... [3] http://ictnews.vn/home/Van-hoa-Xa-hoi/104/Lang-dai-hoc-ruc-rich-di-cu-len-mangxa-hoi/96321/index.ict [4] Trung tâm Internet ViệtNam (2012), Thông báo số liệu phát triển Internet Việt Nam, Hà Nội Trung tâm Công nghệ thông tin, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2006), Nghiêncứu các điều kiện để triển khai hệ thống đào tạo điện tử (E-learning), Hà Nội Tiếng Anh [5] [6] Boyd, d m., & Elison, N B (2007),... cách mạng to lớn trong việc truy cập và sử dụng Internet Trong đó, mạngxãhội đã thực sự bùng nổ và thâm nhập sâu rộng vào cuộc sống của con người ở thế kỷ XXI Nó mang lại cho người sử dụng sự chủ động trong việc tạo và định hướng nội dung, góp phần xâydựng nên các cộng đồng ảo với những tính chất và hoạt động của một “cộng đồng thực” Sự phát triển của công nghệ thông tin, Internet, sự nở rộ của mạng. .. Communication [7] Cimigo (2011), “ Internet Usage and Development in Vietnam”, 2011 Vietnam NetCitizens Report [8] Davis, M R (2010), “Social Networking Goes to School”, Education week, Vol 03 [9] Dwyer,C and Hiltz,S and Passerini ,P (2007), "Trust and privacy concern within social networking sites: A comparison of Facebook and MySpace", Proceedings of the Thirteenth Americas Conference on Information Systems, . đó, đề tài đưa ra những đặc tính cần
có của một mạng xã hội học tập và đề xuất xây dựng một mạng xã hội học tập ở Việt Nam.
2
Một mạng xã hội học tập. một mạng xã hội học tập
và đề xuất xây dựng một mạng xã hội học tập tại Việt Nam, trong đó có sự kết hợp các tính
năng của mạng xã hội vào môi trường học