1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Thái Bình

110 4,1K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Trong đề tài này, chúng tôi làm rõ những mục đích, nội dung mà sinh viên truy cập mạng xã hội, đồng thời, tìm hiểu tác động của mạng xã hội đối với đời sống, học tập của sinh viên, từ đó

Trang 1

ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI TRƯờNG ĐạI HọC KHOA HọC Xã HộI Và NHÂN VĂN

đặng thị nga

Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên

tr-ờng cao đẳng s- phạm Thái Bình

LUậN VĂN THạC Sỹ

Chuyên ngành: Tâm lý học

Hà NộI – 2013

Trang 2

ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI TRƯờNG ĐạI HọC KHOA HọC Xã HộI Và NHÂN VĂN

đặng thị nga

Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên

tr-ờng cao đẳng s- phạm Thái Bình

Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Tâm lý học

Mã số: 60310401

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: GS.TS Trần Thị Minh Đức

Hà Nội - 2013

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 13

1.1 Tổng quan nghiên cứu về nhu cầu sử dụng mạng xã hội 13

1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu về nhu cầu 13

1.1.2 Tổng quan nghiên cứu về mạng xã hội 17

1.2 Một số khái niệm cơ bản 26

1.2.1 Khái niệm về nhu cầu 26

1.2.2 Khái niệm mạng xã hội 31

1.2.3 Những ảnh hưởng của mạng xã hội đến người sử dụng 36

1.2.4 Đặc điểm tâm lý của sinh viên 39

1.2.5 Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên 41

Tiểu kết chương 43

Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44

2.1 Tổ chức nghiên cứu 44

2.1.1 Giới thiệu chung về khách thể nghiên cứu thuộc trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình 44

2.1.2 Tiến trình thực hiện 45

2.2 Phương pháp nghiên cứu 46

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 46

2.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 47

2.2.3 Phỏng vấn sâu 47

2.2.4 Phương pháp phân tích kết quả nghiên cứu 48

Tiểu kết chương 50

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51

3.1 Thực trạng sử dụng mạng xã hội trong sinh viên CĐSP Thái Bình 51

3.1.1 Mức độ sử dụng MXH và các MXH sinh viên thường dùng 51

3.1.2 Thời gian sinh viên vào mạng xã hội 54

3.1.3 Số lượng đối tượng giao lưu trên mạng của sinh viên 58

3.1.4 Nguồn cập nhật thông tin của sinh viên 61

Trang 4

3.2 Những biểu hiện cụ thể của nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh

viên 63

3.2.1 Nhu cầu sử dụng MXH thể hiện qua nhận thức của sinh viên CĐSP Thái Bình về MXH 63

3.2.2 Nhu cầu sử dụng mạng xã hội thể hiện qua cảm xúc của sinh viên CĐSP Thái Bình đối với MXH 73

3.2.3 Sự đáp ứng của MXH đối với các nhu cầu của sinh viên 77

3.3 Đánh giá của sinh viên về những tác động của mạng xã hội đối với đời sống học tập của họ 91

3.3.1 Tác động tích cực của mạng xã hội đối với sinh viên 92

3.3.2 Tác động tiêu cực của mạng xã hội đối với sinh viên 95

Tiểu kết chương 100

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107 PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Thống kê số lượng sinh viên theo năm học và theo giới tính(%) 44

Bảng 3.1 Thời gian sinh viên vào mạng xã hội (%) 54

Bảng 3.2 Thời gian truy cập mạng xã hội của sinh viên xét theo năm học 55

Bảng 3.3 Thời gian truy cập mạng xã hội của sinh viên xét theo giới tính (%) 56

Bảng 3.4.Số bạn trên mạng xã hội của sinh viên(%) 59

Bảng 3.5.Nhận thức về tính năng của MXH 66

Bảng 3.6 Những khó khăn khi sử dụng MXH 72

Bảng 3.7 Cảm xúc của sinh viên khi không được sử dụng mạng xã hội 76

Bảng 3.8 Đánh giá của sinh viên về sự đáp ứng của MXH đối với nhu cầu học tập, giải trí và tìm kiếm việc làm (ĐTB) 87

Bảng 3.9.Đánh giá của sinh viên về sự đáp ứng của mạng xã hội đối với nhu cầu giao tiếp xã hội (ĐTB) 88

Bảng 3.10.Đánh giá của sinh viên về những ảnh hưởng tiêu cực của MXH9(%) 96

Trang 6

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Thống kê số lượng sinh viên theo nơi sinh(%) 45

Biểu đồ 3.1: Mức độ sử dụng MXH của sinh viên(%) 51

Biểu đồ 3.2 Các mạng xã hội sinh viên thường xuyên sử dụng(%) 52

Biểu đồ 3.3: Thời gian trong ngày SV thường sử dụng MXH (%) 57

Biểu đồ 3.4 Đối tượng giao lưu trên mạng của sinh viên(ĐTB) 60

Biểu đồ 3.5: Nguồn cập nhật kiến thức chủ yếu của sinh viên(%) 62

Biểu đồ 3.6: Vai trò của MXH đối với bản thân sinh viên(%) 65

Biểu đồ 3.7: Nhận thức của sinh viên về tính bảo mật của mạng xã hội(%) 68

Biểu đồ 3.8 Mức độ hài lòng của sinh viên với các tính năng của mạng xã hội (ĐTB) 74

Bảng đồ 3.9: Cảm xúc của sinh viên sau mỗi lần tham gia mạng xã hội (%) 75

Biểu đồ 3.10 Đánh giá của sinh viên về sự đáp ứng của mạng xã hội đối với nhu cầu thể hiện bản thân của sinh viên 77

Biểu đồ 3.11 Mục đích sử dụng MXH của sinh viên (%) 80

Biểu đồ 3.12.Mục đích truy cập MXH của sinh viên theo năm học (%) 81

Biểu đồ 3.13 Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên cho mục đích học tập (ĐTB) 82

Biểu đồ 3.14 Đánh giá của sinh viên về sự đáp ứng của MXH đối với nhu cầu học tập, giải trí và tìm kiếm việc làm (ĐTB) 86

Biểu đồ 3.15 Đánh giá của sinh viên về mức độ đáp ứng của mạng xã hội đối với nhu cầu tình cảm, tình dục của họ khi sử dụng MXH 89

Biểu đồ 3.16 Mức độ sinh viên truy cập các trang web sex theo năm học của SV (%) 90

Trang 7

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô trong khoa Tâm lý học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Trần Thị Minh Đức đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong quá trình làm luận văn

Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo cùng các sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Thái Bình đã hợp tác giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài không tránh khỏi thiếu sót, tôi kính mong nhận được sự bổ sung, đóng góp ý kiến để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2013

Tác giả

Đặng Thị Nga

Trang 8

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của GS.TS Trần Thị Minh Đức

Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2013

Tác giả

Đặng Thị Nga

Trang 9

DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT

CĐSP ĐHQG ĐTB MXH NXB TLH

SV

: Cao đẳng sư phạm : Đại học Quốc gia : Điểm trung bình : Mạng xã hội : Nhà xuất bản : Tâm lý học : Sinh viên

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay mạng xã hội (social networks) đã và đang trở nên phổ biến và ngày càng đi sâu vào cuộc sống con người Các hoạt động thường nhật của con người ngày càng bị ảnh hưởng, chi phối bởi mạng xã hội

Mạng xã hội là mô hình truyền thông mới nhất trong quá trình phát triển xã hội đương đại, làm đơn giản hoá các phương thức tương tác và kết nối giữa con người với nhau Dù tuổi đời chỉ mới vài năm song các mạng xã hội như Facebook, Twitter… đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng phổ biến toàn cầu, thu hút đông đảo người dùng và thậm chí còn "gây nghiện" cho không ít người Với rất nhiều người, mạng xã hội không chỉ là nơi giao lưu kết bạn, bày tỏ bản thân, liên lạc với gia đình, mà còn là một công cụ tiếp thị, đánh bóng tên tuổi, lôi kéo bạn bè Mạng

xã hội cũng là miếng đất màu mỡ tạo cơ hội phát triển tội phạm mạng Nó không chỉ ảnh hưởng đến người dùng nhẹ dạ, mà còn kéo theo những hệ lụy cho cả bạn bè, đồng nghiệp và gia đình thông qua những tội phạm mạng lừa đảo Mạng xã hội cũng chính là môi trường lý tưởng cho các “tư tưởng độc hại”, thiếu lành mạnh lan truyền, hay tạo nên những trào lưu xã hội khó kiểm soát…

Các nghiên cứu về mạng xã hội đã không ngừng phát triển nhằm khai thác những thế mạnh của mạng xã hội nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người sử dụng Trên bình diện nghiên cứu, hiện nay chúng ta chưa có một cuộc điều tra xã hội nào mang tính cả nước về việc sử dụng mạng xã hội như: những mạng xã hội nào thanh niên thường sử dụng? Những lý do sử dụng mạng xã hội là gì? Những ảnh hưởng nào của chúng đến đời sống tâm lý- xã hội của thanh niên? Việc học sinh, sinh viên và không ít người trưởng thành tiêu tốn thời gian, tiền bạc, tương lai… vào hình thức giao tiếp ảo - mạng xã hội, mà quên đi những hình thức giao tiếp truyền thống đã khiến các mạng xã hội có thể trở thành một vấn nạn xã hội Tất cả những câu hỏi này đều chưa có lời giải đáp

Thái Bình là một tỉnh thuần nông, tuy nhiên những năm gần đây sự bùng nổ mạnh mẽ của internet cũng đã tác động không nhỏ đến mọi tầng lớp nhân dân nói chung và học sinh sinh viên nói riêng Nhận thấy được mạng xã hội là một phương tiện truyền thông ngày càng gắn bó chặt chẽ thân thiết với sinh viên nói chung, sinh viên trường CĐSP Thái Bình nói riêng và sự tham gia sử dụng mạng xã hội của sinh

Trang 11

viên ngày càng nhiều Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Nhu cầu sử

dụng mạng xã hội của sinh viên trường CĐSP Thái Bình” làm đề tài luận văn của

mình với ý thức rằng, đây là vấn đề mới và ít được nghiên cứu chuyên sâu

Đề tài tập trung tìm hiểu “Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên

trường CĐSP Thái Bình” trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở đó đưa ra một bức

tranh chung về tình hình sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường CĐSP Thái Bình Trong đề tài này, chúng tôi làm rõ những mục đích, nội dung mà sinh viên truy cập mạng xã hội, đồng thời, tìm hiểu tác động của mạng xã hội đối với đời sống, học tập của sinh viên, từ đó đưa ra các giải pháp hợp lý để mạng xã hội trở thành công cụ, người bạn hữu ích của thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng là thế hệ nòng cốt của đất nước trong bước đường hội nhập

3 Đối tƣợng nghiên cứu

Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên

4 Khách thể nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: 290 sinh viên (năm thứ nhất- đến năm thứ 3) trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình Trong đó:

+ 155 sinh viên năm thứ nhất

+ 45 sinh viên năm thứ hai

+ 90 sinh viên năm thứ ba

- 10 sinh viên tham gia phỏng vấn sâu

5 Giả thuyết nghiên cứu

- Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Cao đẳng Sư Phạm Thái Bình là rất cao

- Có sự khác biệt giữa mức độ và biểu hiện nhu cầu sử dụng mạng xã hội giữa các nhóm khách thể nghiên cứu

Trang 12

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu hệ thống phương pháp luận và những cơ sở lý luận về mạng xã hội; nhu cầu và nhu cầu sử dụng mạng xã hội trong sinh viên

- Khảo sát về nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên CĐSP Thái Bình hiện nay

- Đánh giá thực trạng nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên CĐSP Thái Bình và ảnh hưởng của nó tới hoạt động học tập và rèn luyện của sinh viên

- Phân tích các yếu tố tác động của MXH đối với nhu cầu sử dụng MXH của sinh viên từ đó, giúp họ nhận thức được những mặt lợi hại của dịch vụ này

- Đề xuất các giải pháp giúp sinh viên nói chung và sinh viên CĐSP Thái Bình nói riêng có định hướng tốt hơn và đạt hiệu quả hơn trong việc sử dụng mạng

xã hội

7 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

- Về khách thể nghiên cứu đề tài chỉ tập trung khảo sát 300 sinh viên tại trường CĐSP Thái Bình

- Về nội dung nghiên cứu đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng nhu cầu, những biểu hiện nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên và những tác động chủ yếu của MXH đến đời sống và học tập của sinh viên

8 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập, tổng hợp và phân tích đánh giá các tài liệu và các nghiên cứu trước để kế thừa có chọn lọc xây dựng tổng quan và lịch sử vấn đề nghiên cứu góp phần bổ sung hệ thống lý luận cho đề tài nghiên cứu

- Phương pháp điều tra bảng hỏi (Anket): Đây là phương pháp chính của đề tài nhằm thu thập những thông tin về nguyên nhân sử dụng mạng xã hội, thực trạng

sử dụng mạng xã hội (tần suất và thời gian vào mạng ), thái độ xã hội đối với việc sinh viên dùng mạng xã hội Với đề tài này chúng tôi sử dụng thiết kế nghiên cứu điều tra một lần theo lát cắt ngang

- Phương pháp phỏng vấn: để thu thập thêm thông tin về thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên và những ảnh hưởng của nó tới hoạt động học tập và rèn luyện của họ

- Phương pháp thống kê toán học: sử dụng phần mềm sử lý số liệu SPSS 15.0

Trang 13

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan nghiên cứu về nhu cầu sử dụng mạng xã hội

1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu về nhu cầu

1.1.1.1 Các nghiên cứu về nhu cầu trên thế giới

Các trường phái Tâm lý học khác nhau như Tâm lý học Gestalt, Tâm lý học hành vi, tâm lý học nhân văn, phân tâm học, tâm lý học hoạt động…có các nghiên cứu đề cập tới nhu cầu của con người

- Nghiên cứu nhu cầu Tâm lý học hành vi

Jamne Watson (1878- 1958) là người khởi xướng ra trường phái tâm lý học hành vi tại Mỹ Lý thuyết này cho rằng khi có một kích thích nào đó tác động lên cơ thể thì cơ thể tạo ra một phản ứng tương ứng đáp lại Ông cho rằng: “Tâm lý học không mô tả, giảng giải các trạng thái ý thức mà chỉ nghiên cứu hành vi cơ thể Hành

vi được hiểu là tổng số các cử động bên ngoài, nảy sinh ở cơ thể nhằm đáp ứng lại một kích thích nào đó, nó được thể hiện bằng công thức hành vi nổi tiếng S - R”

Tâm lý học hành vi với người sáng lập J Watson và các nhà tâm lý học theo thuyết hành vi mới chỉ ra các yếu tố trung gian có ảnh hưởng tới những phản ứng của con người khi có kích thích Một số hạn chế đó là quan điểm này còn máy móc về hành vi của con người Dù theo thuyết hành vi cũ hay mới thì các nhà hành vi cũng không tìm thấy được bản chất nhu cầu cái thúc đẩy hành vi và hoạt động con người

- Lý thuyết nhu cầu trường phái tâm lý học nhân văn

Các nhà tâm lý học nhân văn khi nghiên cứu nhu cầu đã coi nhu cầu là động cơ hoạt động của con người Nhà tâm lý học A.Maslow đã đưa ra hệ thống những nhu cầu

cơ bản của con người và cho rằng cần phải thỏa mãn nhu cầu đó trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách Đó là các nhu cầu và thứ tự được sắp xếp như sau:

Nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự khẳng định Ông nhấn mạnh khả năng làm thỏa mãn nhu cầu cấp thấp dễ hơn thỏa mãn nhu cầu cấp cao vì nhu cầu cấp thấp có giới hạn và sự thỏa mãn bên ngoài, nhu cầu cấp cao khó thỏa mãn hơn với lí do chúng được thỏa mãn từ nhu cầu bên trong, từ nội tâm cá nhân Sự thỏa mãn nhu cầu là động lực thúc đẩy con người

Trang 14

hành động Các hành vi mua hàng, hành vi tiêu dùng du lịch, hành vi sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng có thể bị chi phối 5 loại nhu cầu trên

Maslow khẳng định các nhu cầu trong hệ thống thứ bậc của con người có quan hệ với nhau, ông cho rằng hệ thống thứ bậc nhu cầu của con người rất linh hoạt và thay đổi vị thế phù hợp với hoạt động của chủ thể cũng như thích ứng với hoàn cảnh, trạng thái cơ thể trong những thời điểm nhất định Khi cá nhân thỏa mãn nhu cầu ở mức độ thấp thì nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ xuất hiện, sự thỏa mãn nhu cầu và xuất hiện những nhu cầu ở mức độ cao hơn

Trong đề tài nghiên cứu của mình, chúng tôi sử dụng các bậc thang nhu cầu của Maslow làm cơ sở nghiên cứu nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên Các biểu hiện nhu cầu sử dụng MXH của sinh viên cũng chính là sự cụ thể hóa các bậc thang nhu cầu của Maslow

- Quan điểm các nhà tâm lý học hoạt động về nhu cầu

Sau cách mạng tháng Mười, nền Tâm lý học Liên Xô đã có bước phát triển mạnh mẽ Dưới ánh sáng của Triết học Mác – Lê Nin, các nhà Tâm lý học Liên Xô khi nghiên cứu về con người, đời sống tâm lý người đã khẳng định: Nhu cầu là yếu

tố bên trong quan trọng đầu tiên thúc đẩy hoạt động của con người Ngay trong triết học, F Anghen- tuy không phải là một nhà tâm lý học, nhưng khi nói về quan điểm của mình về nhu cầu, ông khẳng định: “Người ta quy cho trí óc, cho sự mở mang và hoạt động của bộ óc tất cả công lao làm cho xã hội phát triển được nhanh chóng và đáng lẽ người ta phải giải thích rằng hoạt động của mình là do nhu cầu của mình quyết định (mà những nhu cầu đó quả thật đã phản ánh vào trong đầu óc con người làm cho họ có ý thức đối với những nhu cầu đó) thì người ta lại quen giải thích rằng hoạt động của mình là do tư duy của mình quyết định [4,tr280]

Nghiên cứu nhu cầu trong tâm lý học hoạt động chủ yêu dựa trên nền tảng triết học duy vật lịch sử và duy vật biện chứng Các nhà tâm lý học hoạt động cho rằng nhu cầu của con người được sản xuất ra và thực thi trong quá trình hoạt động Điều đó là cơ sở nảy sinh và phát triển nhu cầu, là hoạt động bản thân chủ thể

X.L.Rubinstein đã bổ sung những thiếu sót của các nhà nghiên cứu trước trong nghiên cứu của mình về nhu cầu Ông khẳng định nhu cầu của con người thể hiện mối quan hệ của con người với thế giới xung quanh Để tồn tại và phát triển,

Trang 15

con người luôn phải hoạt động nhằm đáp ứng những nhu cầu nhất định Nhu cầu là

sự đòi hỏi cái gì đó nằm ngoài chủ thể “Cái gì đó” chính là đối tượng của nhu cầu,

có khả năng đem lại sự thỏa mãn cho nhu cầu thông qua hoạt động của chủ thể Vì vậy, theo ông phải thống nhất yếu tố khách quan (thuộc về đối tượng- thế giới đối tượng) với yếu tố chủ quan (thuộc về chủ thể, trạng thái tâm lý của chủ thể) trong quá trình hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu, khả năng đáp ứng những đòi hỏi ấy một mặt phụ thuộc vào thế giới đối tượng và những điều kiện cụ thể, mặt khác lại phụ thuộc vào năng lực, sự nỗ lực của chính chủ thể

B.Ph.Lomov khi nghiên cứu về nhân cách ông cũng đề cập khá nhiều đến nhu cầu Ông cho rằng nhu cầu như là một thuộc tính của nhân cách “Nhu cầu cá nhân là đòi hỏi nào đó của nó về những điều kiện và phương tiện nhất định cho việc tồn tại và phát triển Nhu cầu đó nhất thiết bắt nguồn từ những quá trình xảy ra có tính khách quan trong đó cá nhân tham dự vào suốt cả đời sống của mình Dĩ nhiên nhu cầu là trạng thái của cá nhân nhưng là nhu cầu về một cái gì đó nằm ngoài cá nhân” [2,tr.479]

A.N.Leonchiep đã đưa ra định nghĩa về nhu cầu như sau: “Nhu cầu là một trạng thái tâm lý của con người cần một cái gì đó cho cơ thể nói riêng, con người nói chung, sống và hoạt động Nhu cầu của con người luôn luôn có đối tượng, đối tượng của nhu cầu có thể là vật chất hoặc tinh thần, chứa đựng những khả năng thỏa mãn nhu cầu Nhu cầu có vai trò định hướng, đồng thời là động lực bên trong kích thích hoạt động của con người.” [10,tr.221] Ông cho rằng: cũng như những đặc điểm tâm lý khác của con người, nhu cầu cũng có nguồn gốc trong hoạt động thực tiễn Theo ông, nhu cầu thực sự bao giờ cũng có tính đối tượng: nhu cầu bao giờ cũng là nhu cầu về một “cái gì đó” Nhu cầu, với tính chất là sức mạnh nội tại thì chỉ có thể được thực thi trong hoạt động Lúc đầu, nhu cầu chỉ xuất hiện như là một điều kiện, một tiền đề cho hoạt động, chỉ đến khi chủ thể thực sự bắt đầu hành động với đối tượng thì lập tức xảy ra sự biến hoá của nhu cầu, nó không còn tồn tại một cách tiềm tàng Sự phát triển của hoạt động càng đi xa bao nhiêu thì nhu cầu càng

chuyển hoá bấy nhiêu thành kết quả của hoạt động.[10,tr.221]

Tóm lại, các nghiên cứu nói trên về nhu cầu đã nêu bật được vai trò quan trọng của nhu cầu đối với hoạt động của con người cũng như đối với sự hình thành

Trang 16

và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân Các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở quan điểm cho rằng nhu cầu của con người là một hệ thống, khi hệ thống này bắt đầu phát huy tác dụng thì con người chuyển sang trạng thái tích cực năng động nói chung cả về mặt sinh lý thần kinh và tâm lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhận thức, rung cảm và hoạt động thực tiễn diễn ra Nhu cầu của con người không ngừng biến đổi theo sự phát triển của cá nhân và xã hội

Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi nghiên cứu theo hướng đối tượng của nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên cũng chính là động cơ thúc đẩy hành động sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đồng thời nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh không ngừng biến đổi theo sự phát triển của xã hội nói chung và theo

sự phát triển của công nghệ thông tin nói riêng

1.1.1.2 Các nghiên cứu về nhu cầu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, một số công trình nghiên cứu nhu cầu trên khách thể là học sinh, sinh viên và một số nhóm quần chúng nhân dân đã được thực hiện trong các khoá luận, luận văn, luận án của sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh Theo đó, có thể

kể đến các công trình nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Tâm lý học như sau:

GS TS Trần Hữu Luyến với đề tài: “Nhu cầu học ngoại ngữ ở trường THPT

những năm đổi mới tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ” Kết quả nghiên cứu của đề

tài cho thấy, nhu cầu học ngoại ngữ ở trường THPT những năm đổi mới tại một số tỉnh thành đồng bằng Bắc Bộ có một số nét nổi bật như: Nhu cầu được học ngoại ngữ ở trường THPT là rất lớn, nhu cầu tiếng Anh là rất cao, nhu cầu đang được dạy

- học ở trường THPT nhìn chung trùng hợp với sở thích nhu cầu cụ thể của học sinh, lý do chọn học ngoại ngữ của học sinh chủ yếu là do học sinh nhận thức được

vị trí, vai trò và tầm quan trọng của ngoại ngữ trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhu cầu được dạy thêm, học thêm ngoại ngữ đang học của học sinh

cũng rất cao, tuyệt đại đa số đã thừa nhận điều này

Tác giả Bùi Thị Vân Anh với đề tài: “Nhu cầu giao tiếp của người nghỉ hưu

ở Hà Nội” (Tạp chí Tâm lý học- 2009) Đề tài đề cập đến nhu cầu giao tiếp của

người nghỉ hưu ở Hà Nội Nhu cầu nổi lên hàng đầu ở người nghỉ hưu hiện nay là được quan tâm, chia sẻ với người khác, nhu cầu nắm bắt thông tin về cuộc sống xã hội xung quanh và được đóng góp ý kiến của bản thân Qua kết quả nghiên cứu, tác

Trang 17

giả đưa ra các khuyến nghị rằng: Gia đình và xã hội cần tạo điều kiện cho người nghỉ hưu tham gia giao tiếp, sinh hoạt tập thể để họ ổn định tâm lý, tránh sự mặc cảm, tiếp tục hòa nhập vào đời sống cộng đồng, đóng góp công sức cho sự ổn định, phát triển bền vững của gia đình và toàn xã hội

Đề tài: “Nhu cầu hoạt động tham vấn ở các trường giáo dưỡng” TS.Đỗ Ngọc Khanh- Viện Tâm lý học Đề tài nghiên cứu thực tế về nhu cầu tham vấn và

hoạt động tham vấn ở các trường giáo dưỡng Mục đích khảo sát bao gồm: tìm hiểu thực trạng hoạt động tham vấn (hình thức, phương pháp, môi trường và chất lượng tham vấn) của các trường giáo dưỡng, tìm hiểu nhu cầu về tham vấn của học sinh và nhu cầu được đào tạo, tập huấn về tham vấn của cán bộ, giáo viên trong 3 trường: Trường Giáo dưỡng số 2- Ninh Bình, Trường Giáo dưỡng số 3- Đà Nẵng và trường

Giáo dưỡng số 5- Long An

TS Lã Thu Thủy với đề tài: “Hệ thống nhu cầu của cư dân ven đô trong quá

trình đô thị hóa” Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy thực trạng nhu cầu của

người dân ven đô là vô cùng phong phú và đa dạng Xem giữa nhu cầu vật chất đơn thuần là những nhu cầu tinh thần mang tính tinh tế Tác giả cho rằng, nếu có thể tạm định lượng các loại nhu cầu để xem xét xu hướng chung trong hệ thống nhu cầu của người dân vùng ven đô cho thấy nhu cầu học tập của con cái chiếm ưu thế nhất, thứ hai là nhu cầu việc làm, thứ ba là nhu cầu vật chất, nhu cầu văn hóa tinh thần và nhu cầu đất đai được xếp cuối cùng với vị trí ngang nhau Trong quá trình đô thị hóa những nhu cầu đó có những biến đổi nhất định, tùy thuộc vào mức độ đô thị hóa của từng vùng khác nhau

Các công trình ở Việt Nam đã góp phần làm rõ thêm lí luận nhu cầu của tâm

lý học macxit trong các lĩnh vực thực tiễn, đặc biệt là trong giáo dục Hầu hết các công trình ở Việt Nam đều nhằm phát hiện các đặc điểm và biểu hiện của nhu cầu trong các hoạt động cụ thể của con người, trên cơ sở lí thuyết và thực nghiệm tìm ra giải pháp làm thoả mãn và nâng cao hơn nữa chất lượng của nhu cầu đó

1.1.2 Tổng quan nghiên cứu về mạng xã hội

1.1.2.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới về mạng xã hội

Mạng xã hội (Social network) hay còn gọi là Mạng xã hội ảo là dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên internet lại với nhau, với nhiều mục đích khác

Trang 18

nhau Khi các cá nhân tham gia vào xã hội ảo - mạng xã hội thì khoảng cách về không gian địa lý, giới tính, độ tuổi, thời gian trở nên vô nghĩa Nhờ vào những ưu việt này mà mạng xã hội đang có tốc độ lây lan chóng mặt ở mọi lứa tuổi, đặc biệt

là ở thanh niên trên toàn thế giới

Mạng xã hội xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1995 với sự ra đời của trang Classmate với mục đích kết nối bạn học Tiếp theo là sự xuất hiện của SixDegrees vào năm 1997 với mục đích giao lưu kết bạn dựa theo sở thích [23] Năm 2002, Friendster trở thành một trào lưu mới tại Hoa Kỳ với hàng triệu thành viên ghi danh Năm 2004, MySpace ra đời với các tính năng như phim ảnh (embedded video) đã nhanh chóng thu hút hàng chục ngàn thành viên mới mỗi ngày [24] MySpace trở thành mạng xã hội đầu tiên có nhiều lượt xem hơn cả Google và được tập đoàn News Corporation mua lại với giá 580 triệu USD Cùng năm 2004, Facebook ra mắt Ban đầu đây là địa chỉ dành cho sinh viên đại học kết nối và chia sẻ Ngay sau khi ra đời tại trụ sở trường đại học Harvard, Facebook đã có tới 19.500 sinh viên đăng kí trong tháng đầu tiên Hai năm sau, Twitter cũng kịp thời ra đời, ghi dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của mạng xã hội Tại thời điểm năm 2008, mỗi giây người dùng Twitter đăng lên 3.283 thông điệp và mỗi ngày mạng xã hội Twitter cũng thực hiện hơn 800 triệu lượt tìm kiếm [25] Năm 2006 đánh dấu bước ngoặt mới cho

hệ thống mạng xã hội Facebook trực tuyến cho phép người dùng tạo ra những công

cụ mới cho cá nhân mình, cũng như các thành viên kết nối khác Hiện nay Facebook

có tốc độ phát triển chóng mặt, với số lượng người dùng khoảng 600 triệu Theo khảo sát vừa được công bố tại Mỹ, Facebook nói riêng và mạng xã hội nói chung chính là điểm đến tiêu tốn nhiều thời gian nhất của người dùng

Hiện nay, trên thế giới có hàng trăm mạng xã hội khác nhau mà mọi lứa tuổi

có thể tham gia, như mạng Myspace và Facebook nổi tiếng Ở Bắc Mỹ và Tây Âu, Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ, Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương, Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản và Zing Me

tại Việt Nam [26]

Từ góc độ kinh tế, mạng xã hội là một phương tiện để các nhà sản xuất, kinh doanh quảng cáo sản phẩm, xây dựng mạng lưới người tiêu dùng, đánh giá và điều chỉnh thị thường…

Trang 19

Vai trò và những ảnh hưởng tích cực của mạng xã hội đã được chứng minh bằng số lượng người dùng là điều không thể phủ nhận Tuy nhiên, mạng xã hội cũng có những mặt trái của nó Thay vì đến với nhau ngoài đời thực để thăm hỏi, chuyện trò thì giới trẻ chỉ suốt ngày dán mắt vào màn hình máy tính để trao đổi,

“vui chơi” Như vậy, các kỹ năng sống, kỹ năng xử lý tình huống của họ dần dần bị mất đi và thay thế bằng các kỹ năng của xã hội ảo Có những trường hợp trở nên

“nghiện” mạng xã hội, biểu hiện ở việc nếu không online họ có thể bị rơi vào trạng thái nôn nao, khó chịu, buồn bực… Mạng xã hội nhanh chóng tạo hiệu ứng xã hội bằng cách truyền tải những thông tin, hình ảnh cho hàng ngàn, hàng triệu thành viên khác về những chuyện xấu như nữ sinh cởi áo giữa lớp học, cấu xé nhau nơi công cộng, “lộ hàng” Điều này gây nên hiện tượng bắt chước, lây lan trong xã hội, ảnh hưởng đến lối sống của giới trẻ

Nhiều nhà khoa học hàng đầu của Anh cảnh báo rằng các trang web cộng đồng đang gây nên nhiều thay đổi tiêu cực đối với não của trẻ em tại xứ sở sương

mù Susan Greenfield, một chuyên gia thần kinh nổi tiếng của Anh, khẳng định các mạng xã hội như Facebook, Twitter và Bebo khiến trẻ em trở nên ích kỷ hơn, đồng thời làm giảm khả năng tập trung và làm tăng tính tự mãn Baroness Greenfield, một nhà thần kinh học của Đại học Oxford, hiện giữ chức giám đốc Viện Hoàng gia Anh, cho rằng, việc tiếp xúc liên tục với mạng xã hội sẽ đảo ngược mọi hoạt động

của não: “Các mạng xã hội, trò chơi điện tử bạo lực, chương trình truyền hình sẽ

làm chậm tốc độ phát triển của não trẻ, vì chúng rất dễ bị thu hút bởi âm thanh và ánh sáng mạnh” Baroness cũng khẳng định việc việc chơi game, chat và tham gia

mạng xã hội có thể khiến cả một thế hệ mất đi khả năng tập trung trí óc: “Tôi luôn

sợ rằng một ngày nào đó, cách giao tiếp truyền thống sẽ bị thay thế bởi những hộp thoại trên màn hình máy tính”, bà tâm sự [29]

Nhiều nhà tâm lý cũng cho rằng công nghệ số đang thay đổi cách tư duy của con người Họ chỉ ra rằng học sinh ngày nay không cần phải lập dàn ý trước khi viết bài luận vì sự phổ biến của các chương trình xử lý văn bản trên mạng Sue

Palmer, tác giả của cuốn sách nổi tiếng Toxic Childhood, phát biểu: “Sự phát triển

trí óc của trẻ em ngày nay đang bị cản trở vì chúng không tham gia vào những hoạt động mà loài người đã thực hiện từ hàng nghìn năm nay Tôi không phản đối việc

Trang 20

cho trẻ tiếp cận với công nghệ số và máy tính, nhưng trước khi tham gia vào xã hội

ảo, chúng cần phải biết cách tạo mối quan hệ với người thực” Trong một cuốn

sách mang tên Alone Together vừa xuất bản mới đây, tiến sĩ Turkle đã kêu gọi người dân nên bớt thời gian dành cho các trang mạng xã hội như Twitter hay Facebook Thay vào đó, chúng ta nên tằng cường các hoạt động giao tiếp trong xã hội thự [30]

Không thể phủ nhận rằng các mạng xã hội như Facebook, Twitter rất dễ gây nghiện và một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng việc sử dụng mạng xã hội đang ngày càng trở nên phổ biến và dễ gây nghiện hơn cả việc dùng rượu hay hút thuốc (Nghiên cứu được thực hiện bởi trường Đại học Chicago Booth School of Business, với 205 tình nguyện viên tham gia cung cấp số liệu)[31]

Theo một khảo sát gần đây nhất của WeAreSocial, một tổ chức có trụ sở chính ở Anh nghiên cứu độc lập về truyền thông xã hội toàn cầu cho biết: “Trong số 30.8 triệu người sử dụng Internet ở Việt Nam có trên 8.5 triệu người dùng Facebook

và đây là mạng xã hội phổ biến nhất ở Việt Nam cuối năm 2012” Số người dùng Facebook ở Việt Nam tăng thêm 500.000 chỉ trong 2 tuần, 28% người sử dụng Internet ở Việt Nam có tài khoản Facebook Trung bình ở Việt Nam cứ mỗi ba giây lại có người đăng kí dịch vụ facebook Chỉ một năm trước đây có khoảng 2.9 triệu người sử dụng facebook, nhưng hiện nay con số này đã tăng lên trên 8.5 triệu người- tăng gần 200% Facebook được sử dụng mọi lúc mọi nơi, tạo ra sức cuốn hút ghê gớm và tốc độ lan truyền mạnh mẽ đặc biệt là trong giới trẻ

1.1.2.2 Các công trình nghiên cứu về mạng xã hội ở Việt Nam

Nếu như giai đoạn 2005- 2008 đa số các mạng xã hội chỉ cung cấp nội dung thông tin đơn giản dưới dạng blog và hình ảnh, với đại diện tiêu biểu là Yahoo 360, thì đến 2009, mô hình mạng xã hội thế hệ thứ ba mới bắt đầu bước vào Việt Nam với đại diện “nội địa” tiêu biểu là Zing Me Mạng xã hội thế hệ mới của người Việt Nam đã nhanh chóng chiếm được sự ưa chuộng của giới trẻ Việt Nam và phát triển bùng nổ về số lượng người dùng cũng như thời lượng sử dụng

Theo một thống kê toàn cầu của Google công bố tháng 8/2010, mạng xã hội lớn nhất ở Việt Nam là Zingme của công ty VNG (Tập đoàn Vinagame), nơi phần

đông người sử dụng là những thanh thiếu niên từ độ tuổi 15 – 22 [32] Với thế hệ

Trang 21

này, internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của họ Học hành, giao tiếp, đọc thông tin… tất cả đều qua internet Đây là thế hệ không ngại chia sẻ trên internet - mức độ thông tin mà họ không ngại ngần bày tỏ qua internet thật là đáng ngạc nhiên đối với thế hệ già hơn Như nhận xét của tạp

chí Time trong bài viết về nhân vật của năm: “Ý thức về bản thân của chúng ta

thay đổi nhiều hơn, trong khi ý thức về sự riêng tư mở rộng hơn Những gì đã từng được coi là thầm kín thì nay được chia sẻ với hàng triệu người chỉ bằng một

đây mở rộng vùng tấn công sang toàn bộ bạn bè trong Frendlist [34]

Tại Việt Nam, Zing Me có 6,1 triệu người sử dụng chiếm xấp xỉ 20 % tổng

số người dùng Internet Việt Nam; Yume.Vn có 2,9 triệu người dùng; Facebook có 2,6 triệu người dùng Hiện nay, cộng đồng mạng ngày càng thu hút đông đảo học sinh, sinh viên, doanh nhân, doanh nghiệp Theo ước tính của VNG thì đến năm

2014 tỉ lệ sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam có thể lên tới 50% [35]

Giới trẻ Việt Nam hiện nay năng động và thành thạo với công nghệ thông tin Việc tham gia vào các mạng xã hội của giới trẻ như là một nhu cầu tất yếu Tuy nhiên tính kết nối toàn cầu của mạng xã hội Việt Nam còn thấp Các mạng xã hội riêng của Việt Nam như Tamtay.vn; Truongxua.vn; Banbe.net hay Zing me cũng

ít người dùng dù giao diện dễ sử dụng, có các chức năng thuận lợi cho việc tìm lại bạn học cũ ở mọi miền đất nước, giao lưu, chia sẻ tâm tình Theo khảo sát của tổ chức Cimigo Việt Nam, số người dùng mạng xã hội tính tới cuối năm 2010 tại Việt

Nam đã đạt gần 10 triệu người [34] Khảo sát này chưa đi sâu vào thói quen và hành

vi lướt mạng xã hội của người dùng Việt, nhưng chắc chắn chân dung ảo của đại đa

số người dùng không hề mờ nhạt chút nào, thậm chí là rất chi tiết từ tên tuổi, nơi làm việc, địa chỉ, ngày sinh cho đến ảnh chân dung, tình trạng hôn nhân, con

cái tất cả đều được hiển thị công khai trên trang profile

Trang 22

Với rất nhiều người trẻ tuổi đang sử dụng mạng xã hội, thông tin về họ rất dễ dàng tìm kiếm Facebook góp phần rất lớn khiến cho sự nhận dạng trên mạng xã hội của họ là con người thực, chứ không phải là một nhân vật vô danh núp bóng đằng sau một cái tên ảo nữa Mạng xã hội cung cấp thông tin chi tiết về cá nhân từ các mối quan hệ xã hội, bạn bè họ, đến sở thích, quan điểm sống của họ và đến cả thói quen ăn uống mua sắm của họ nữa Ở Việt Nam rất nhiều người “add” bạn bè ồ ạt

và công khai hóa mọi thông tin “Với đa số những người trẻ, bảo vệ sự riêng tư không phải là ưu tiên hàng đầu của họ” Ông Nguyễn Bảo Hoàng, giám đốc điều hành quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Việt Nam nhận xét “Họ vẫn đang ở độ tuổi loay hoay xác lập bản thân mình và có nhu cầu thể hiện khẳng định mình” [33]

Hiện nay, không ít thanh niên Việt Nam mắc chứng “nghiện” facebook Họ lang thang trên facebook để đọc và bình luận cho hết thì giờ rảnh rỗi và dùng blog như một góc riêng để viết nhật kí để đọc của bạn bè và chia sẻ cùng nhau Tất cả những điều này đáng được nghiên cứu

* Các đề tài nghiên cứu liên quan

Mạng xã hội là một lĩnh vực tương đối mới mẻ, đo đó những công trình nghiên cứu về lĩnh vực này chưa nhiều Trong đề tài này, tác giả tổng hợp được một

số báo cáo công trình nghiên cứu sau:

- Tác giả Trần Hữu Luyến với đề tài: “Mạng xã hội đối với thanh niên Việt

Nam- Thực trạng và giải pháp”.Mã số VI 1.1- 2011.04 ( 04/2012/V/HĐXH) Đề tài

nghiên cứu thực trạng và giải pháp sử dụng mạng xã hội của thanh niên Việt Nam hiện nay Đề tài đang được triển khai chưa có nghiệm thu kết quả Trong quá trình làm luận văn, được sự cho phép, chúng tôi có sử dụng một phần bộ câu hỏi nghiên cứu trong đề tài của tác giả Trần Hữu Luyến làm bộ công cụ nghiên cứu nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên

- Xem xét những tác động của internet đến hoạt động học tập của sinh viên, Nguyễn Quý Thanh cùng nhóm tác giả Nguyễn Vân Anh, Nguyễn Khánh Hòa,

Nguyễn An Ni nghiên cứu đề tài “Mối quan hệ của việc sử dụng internet và hoạt

động học tập của sinh viên” Mã số Q.CL.05.01[13] Đề tài đã tiến hành khảo sát

640 sinh viên của 10 trường đại học, trong đó 5 trường ở Hà Nội và 5 trường ở Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 23

Đề tài đã đưa ra những kết quả chính như: Mối liên hệ giữa hành vi học tập chủ động tích cực của sinh viên với việc sử dụng internet đó là, internet chỉ có liên hệ tới hành vi lên thư việc đọc tài liệu theo chiều hướng tích cực, tức là những người

càng truy cập càng nhiều thì càng chăm lên thư viện.Về dạng hành vi phản học tập có

mối liên hệ với việc truy cập Internet ở khía cạnh khác Có một nghịch lý là tần xuất truy cập Internet càng cao thì tỷ lệ nghỉ học lại càng giảm Sinh viên sử dụng mạng với mục đích giao tiếp nói chuyện riêng trong lớp nhiều hơn Sinh viên truy cập Internet hàng ngày làm việc trái giờ chiếm tỷ lệ lớn nhất nhưng ở mức độ thường xuyên thì những người không bao giờ truy cập vi phạm nhiều hơn Đặc biệt, những người sử dụng Internet phục vụ học tập ít có hành vi giờ này học bài môn khác so với những người truy cập mạng không với mục đích đó Tần suất truy cập Internet cũng liên hệ tới hành vi ngủ, chơi cờ hoặc đánh bài trong giờ học Những người truy cập mạng hàng ngày vi phạm nhiều nhất nhưng nếu sử dụng ở mức độ trung bình thì tỷ lệ này thấp hơn so với những người không truy cập Internet

Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu, đề tài đi đến kết luận Internet là một công cụ hữu hiệu bổ trợ cho quá trình giảng dạy- học tập của sinh viên Tuy nhiên, cho dù nó đã tạo ra những sự thay đổi nhất định trong cách học của sinh viên, xét về

cơ bản mức độ ảnh hưởng này không sự lớn như kì vọng Việc phổ cập và tạo điều kiện cho sinh viên có thể truy cập vào mạng internet phục vụ cho việc học là cần thiết, nhưng đi kèm nó phải là việc thay đổi một cách căn bản quá trình dạy Vì nếu không, sinh viên cũng chẳng cần chủ động hơn, không cần có thêm những thông tin

từ internet thì họ vẫn có kết quả cao Nhóm tác giả cũng khẳng định rằng, điểm bất hợp lý này cần được giải quyết đồng bộ từ phía giảng viên, sinh viên cũng như những nhà quản lý giáo dục

- Đề tài nghiên cứu “Xu hướng sử dụng Internet ở Việt Nam” do tập đoàn

thông tin thị trường toàn cầu thực hiện tháng 12 năm 2008 Cuộc nghiên cứu được khảo sát trên 1200 người sử dụng Internet tại 4 thành phố Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng

và Cần Thơ bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp Nghiên cứu mang tính chất khảo sát và chỉ dừng lại ở mục đích nhằm cung cấp thông tin cho các nhà tiếp thị và truyền thông những thông tin về thói quen sử dụng Internet của người Việt Nam, từ đó hoạch định các chiến lược Maketing trên Internet phù hợp hơn với người Việt Nam

Trang 24

Kết quả nghiên cứu chuyên sâu qua cuộc nghiên cứu về xu hướng sử dụng Internet tại các thành phố lớn ở Việt Nam cho thấy, một tầm nhìn tổng quát về các hoạt động trực tuyến của người sử dụng bao gồm thói quen sử dụng các phương tiện truyền thông liên kết, lối sống tâm lý của người sử dụng Internet và việc nghiên cứu thương hiệu mà họ quan tâm và ưa chuộng Qua kết quả nghiên cứu cho thấy: Thời gian bình quân sử dụng Internet mỗi ngày đã tăng gần gấp đôi, từ 22 phút năm 2006 lên 43 phút năm 2008 Chi phí bình quân cho việc truy cập Internet (bao gồm phí thuê bao) là 174.000 đồng/tháng Xu hướng truy cập Internet tại nhà (66%) đã vượt trội hơn so với việc ra quán café Internet (53%) Tuy nhiên, lứa tuổi thanh thiếu niên lại hay truy cập Internet ở các quán café Internet hơn Cập nhật thông tin và sử dụng công cụ tìm kiếm là các hoạt động online phổ biến 82% số người được hỏi sử dụng các công cụ tìm kiếm và gần 90% trong số họ đọc tin tức trên Internet Hơn 95% người sử dụng Internet ở Việt Nam dùng các dịch vụ Yahoo! Messenger và Email [36]

- “Thực trạng sử dụng Internet ở thanh thiếu niên Việt Nam”, 2004 trên trang

web chungta.com Bài viết sử dụng phương pháp quan sát và phỏng vấn một số đối tượng là thanh, thiếu niên và một vài giáo viên Kết quả cho thấy được Internet có

vẻ như đã trở thành một phương tiện rất quen thuộc đối với đông đảo thanh thiếu niên nhất là ở các thành phố lớn Bài viết chỉ ra rằng: đa số khách hàng ở các quán café Internet là thanh thiếu niên với mục đích vào Internet để chat (tán gẫu) và tình trạng truy cập Internet một cách tự phát mà không được ai hướng dẫn trước ngay cả

ở nhà và trong trường học từ đó sẽ dẫn đến tình trạng “lợi bất cập hại” Bài viết cũng đưa ra được sự cần thiết có những kế hoạch đào tạo định hướng sử dụng máy tính và Internet một cách cơ bản và rộng rãi cho học sinh, sinh viên

Tác giả Nguyễn Quý Thanh với bài viết “Internet và định hướng giá trị của

sinh viên về tình dục trước hôn nhân” [12] Bài viết được rút ra từ cuộc nghiên cứu

thực nghiệm khảo sát trên 640 sinh viên trên quy mô tại 5 trường đại học ở Hà Nội

và 5 trường đại học ở TP.HCM Từ kết quả nghiên cứu của mình, Nguyễn Quý Thanh đã đưa ra mô thức sử dụng Internet phổ biến nhất của sinh viên Việt Nam đó là: Sử dụng cho mục đích Chat (66.3%), còn việc tìm kiếm thông tin học tập và đọc báo, truyện tranh trên mạng (65.6%) Từ phân tích trên có thể dễ dàng nhận thấy

Trang 25

rằng sinh viên lên mạng tìm kiếm thông tin cho nhu cầu giải trí nhiều hơn là để thu thập thông tin cho việc học tập, thu thập kiến thức Qua bài viết, tác giả nhấn mạnh đến việc sử dụng Internet thường xuyên có ảnh hưởng đến định hướng giá trị của sinh viên Đồng thời cũng đưa ra nhận định về số lượng các nghiên cứu về tác động của Internet đối với lối sống sinh viên là còn nhiều hạn chế và chưa nhiều

- Tác giả Phạm Hồng Tung có bài nghiên cứu về “Văn hóa và lối sống của

thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế”[16] Trong

khuôn khổ bài nghiên cứu này, tác giả không đi sâu phân tích và trình bày kỹ về những vấn đề lý thuyết và cách tiếp cận đối với các đối tượng nghiên cứu phức tạp

là thanh niên, văn hóa thanh niên và lối sống thanh niên Tuy nhiên, để bước đầu xây dựng những nguyên tắc cho cách tiếp cận đối với chủ đề chính và góp phần nhận diện những xu hướng biến đổi của văn hóa và lối sống của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, tác giả đã đề cập tới một số khái niệm công cụ và khía cạnh phương pháp luận của các vấn đề nghiên cứu Trên cơ sở của các cách tiếp cận, tác giả trình bày cho phép nhận diện và đánh giá xu hướng và mức độ biến đổi của lối sống của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh đẩy nhanh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước chủ động hội nhập quốc tế

- Tác giả Nguyễn Bích với bài viết “Internet và những tác động làm thay đổi

tại Việt Nam” Tác giả nhận định rằng, một trong những dịch vụ hàng đầu của thông

tin đại chúng là sự xuất hiện của Internet Nó là một phương tiện không thể thiếu của nhân loại hiện nay, một dịch vụ nhanh gọn, tiện ích, một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy cập cộng đồng Chính vì những ưu thế đó, Internet đã và đang thâm nhập vào mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và hoạt động sống của con người thuộc mọi tầng lớp trong xã hội

Qua tổng quan các tài liệu trên, tác giả đề tài nhận thấy Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng là một sản phẩm công nghệ mới đồng thời dưới góc độ tâm lý học, nó là một hình thức mang nhiều đặc trưng mới làm phong phú cho cuộc sống của con người Tuy nhiên, với nhiều chức năng vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực, mạng xã hội đã và đang là mối quan tâm cũng như đã gây nhiều lo ngại cho các nhà quản lý và nhiều tổ chức liên quan, trước nhu cầu hiểu biết ngày càng cao về loại hình phương tiện truyền thông mới mẻ này của giới trẻ Qua đó, tác

Trang 26

giả luận văn cũng nhận thấy được sự bỏ ngõ đối với lĩnh vực quan trọng này dưới góc độ khoa học xã hội

Về phương pháp nghiên cứu trong các tài liệu trên, các tác giả sử dụng phương pháp và công cụ xã hội học là chủ yếu, tùy thuộc vào cách tiếp cận mà người nghiên cứu đưa ra Một số nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng với công cụ nghiên cứu là bảng hỏi Một số tác giả khác lại sử dụng phương pháp nghiên cứu theo kiểu định tính với công cụ là phỏng vấn sâu, quan sát và phân tích nội dung… Thấy được những lợi thế cũng như những nhược điểm trong từng phương pháp nghiên cứu trên, chúng tôi đồng ý với phương pháp nghiên cứu là cần thiết phải kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính trong nghiên cứu của mình để có thể thu được kết quả khách quan, phong phú hơn và sẽ được thể hiện trong phần mô tả phương pháp nghiên cứu ở phần sau

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Khái niệm về nhu cầu

1.2.1.1.Định nghĩa nhu cầu

Theo tư tưởng C Mác thì “tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn tại của con người

và do đó là tiền đề của mọi lịch sử đó là con người có khả năng sống đã rồi mới làm

ra lịch sử” Nhưng muốn sống được trước hết người ta phải có thức ăn, nước uống, nhà ở, quần áo và một số thứ khác nữa và như vậy hành vi lịch sử đầu tiên là sản xuất ra tư liệu thỏa mãn nhu cầu ấy

Theo từ điển Bách khoa toàn thư: Nhu cầu là sự cần hay thiếu hụt một cái gì

đó thiết yếu để duy trì hoạt động sống của cơ thể, một cá nhân, một con người, một nhóm xã hội hoặc toàn xã hội nói chung, nhu cầu là động cơ bên trong của tính tích cực.[17, tr.518]

Theo A.G Covaliop tiếp cận nhu cầu với tư cách của nhóm xã hội cho rằng: Nhu cầu là sự đòi hỏi của nhóm cá nhân và nhóm xã hội khác nhau, muốn có điều kiện nhất định để sống và phát triển, nhu cầu quy định sự hoạt động xã hội của cá

nhân giai cấp và tập thể

Theo A.N Leonchiev thì “Nhu cầu là trạng thái của con người cần một cái gì

đó để cơ thể nói riêng, con người nói chung sống và hoạt động Nhu cầu luôn có đối tượng, đối tượng của nhu cầu là vật chất hoặc tinh thần chứa đựng khả năng thỏa

Trang 27

mãn nó, nhu cầu có vai trò định hướng đồng thời là động lực bên trong thúc đẩy con người hoạt động [21]

Theo tác giả Nguyễn Khắc Viện thì “Nhu cầu là điều kiện cần thiết để phát triển, khi được thỏa mãn thì dễ chịu, thiếu hụt thì khó chịu căng thẳng, ấm ức”[19,tr.226] Theo tác giả Lê Khanh, Trần Trọng Thủy, Phạm Minh Hạc: “Nhu cầu là sự đòi hỏi ở môi trường xung quanh những cái cần thiết không thể thiếu để tồn tại và phát triển” [6]

Trong Giáo trình Tâm lý học đại cương do GS.TS Nguyễn Quang Uẩn chủ biên thì: “Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển” [20,tr.111]

Trên cơ sở phân tích quan điểm của các nhà nghiên cứu, trong khuôn khổ

của đề tài sử dụng định nghĩa về nhu cầu: “Nhu cầu là sự đòi hỏi của con người về

một sự vật, hiện tượng gì đó rất cần thiết, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của con người”

1.2.1.2 Những đặc điểm cơ bản của nhu cầu

- Tính đối tượng của nhu cầu: Con người luôn có nhu cầu về một cái gì đó,

không có nhu cầu chung chung

Theo X.L Rubinstein, ở cấp độ tâm lý, nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng xác định Đối tượng của nhu cầu nằm ngoài chủ thể, đồng thời là cái chứa đựng khả năng thỏa mãn nhu cầu Bản thân đối tượng đáp ứng nhu cầu luôn tồn tại một cách khách quan và không tự bộc lộ ra khi chủ thể tiến hành hoạt động, nhờ vậy nhu cầu

có tính đối tượng (tính vật thể) và chính bản thân vật thể được nhận biết, nghĩa là được chủ thể hình dung, tư duy lại trở thành động cơ có chức năng thúc đẩy, hướng dẫn hoạt động Đối tượng của nhu cầu khi được chủ thể ý thức, trở thành nội dung đối tượng của nhu cầu, nghĩa là nhu cầu đã xác định được hướng Nhu cầu thực sự

là một sức mạnh nội tại, sức mạnh tâm lý kích thích và hướng dẫn hoạt động khi nhu cầu mang tính đối tượng, nghĩa là nhu cầu về một cái gì đó Tính đối tượng của nhu cầu xuất hiện trong hoạt động có đối tượng của chủ thể Nhu cầu trở thành một năng lực hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động chỉ khi được “đối tượng hóa” - nghĩa là nhu cầu có đối tượng, là điều kiện nảy sinh tâm thế Với ý nghĩa đó, nhu cầu thực sự

là một cấp độ phản ánh tâm lý Vì thế, nhu cầu bao gồm 2 trạng thái có quan hệ mật

Trang 28

thiết với nhau: thế giới đối tượng tồn tại khách quan và trạng thái tâm lý của chủ thể Do vậy, nhu cầu là sự thể hiện mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa con người

và hiện thực khách quan

Nhu cầu thực sự là một sức mạnh nội tại khi nó gặp đối tượng, từ đó làm xuất hiện những mối liên hệ cơ động giữa nhu cầu và các vật thể (đối tượng) đáp ứng chúng Chính quá trình gặp gỡ đối tượng mà nhu cầu chuyển từ trạng thái nhu cầu “trần trụi” trở thành động cơ thúc đẩy và hướng dẫn hoạt động của chủ thể Vì vậy, khi phạm vi các đối tượng và phương thức thỏa mãn nhu cầu được mở rộng thì bản thân nhu cầu cũng phát triển ở mức độ cao hơn

- Nhu cầu có nhiều mức độ khác nhau

+ Đối tượng còn mơ hồ chưa được xác định cụ thể, chỉ mới xác định về loại

Ví dụ: Con người cảm thấy cần ăn, cần giải trí những cái gì? ở đâu? chưa được xác định

+ Đối tượng được xác định cụ thể hơn: Một nhu cầu nào đó được nhận thức

về mặt đặc trưng, từ đó xác định ý nghĩa của nó đối với đời sống, trên cơ sở đó sẽ định hướng cho hoạt động của con người Ví dụ: Nhu cầu đọc sách, nhu cầu giao tiếp với ai đó

+ Có sự tham gia của tư duy tạo ra phương tiện để thỏa mãn nhu cầu, có ý chí dẫn đến hành động để đạt được thỏa mãn nhu cầu ấy Các nhu cầu đi qua đầu óc con người nghĩa là được ý thức biểu hiện dưới dạng ý chí Nhờ sự tăng cường ý chí

và tính kiên cường mà con người khắc phục được những khó khăn trên con đường tìm đến mục đích và giải quyết được trong thực tế nhiệm vụ đề ra, nhiệm vụ có liên quan thế nào đấy đến sự thỏa mãn nhu cầu

- Nhu cầu có nội dung cụ thể do điều kiện và phương thức thỏa mãn nó quy

định: Điều kiện sống quy định nội dung, đối tượng của nhu cầu Mọi nhu cầu đều là hình thức đặc biệt phản ánh những điều kiện bên ngoài Nội dung cụ thể của nhu cầu còn phụ thuộc vào phương thức thỏa mãn Phương thức thỏa mãn nhu cầu lại tùy thuộc vào ý thức, mục đích động cơ, nhân cách hoàn cảnh cuộc sống của con người

- Nhu cầu có tính chất chu kì: khi thoả mãn một nhu cầu nào đó không có

nghĩa nhu cầu ấy bị chấm dứt Nhu cầu của con người như đã trình bày luôn thay đổi và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội Tính chất chu kỳ này do tính chất

Trang 29

chu kỳ của sự biến đổi của hoàn cảnh sống xung quanh và của trạng thái cơ thể gây nên khi đó nhu cầu được tái hiện, củng cố, phát triển và phong phú

- Nhu cầu và hoạt động có mối liên hệ mật thiết với nhau A.N.Leonchiep đã

khẳng định nguyên tắc rằng: nhu cầu nói riêng, tâm lý con người nói chung có nguồn gốc từ hoạt động thực tiễn: “Hoạt động và duy nhất chỉ có hoạt động trong đó mà thôi, các nhu cầu mới có được tính cụ thể hóa về mặt tâm lý học”[10] Mặt khác, nhu cầu một khi đã được hình thành ở cấp độ tâm lý lại phát huy tính tích cực, trở thành nội lực thúc đẩy con người hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu A.N.Leonchiep coi nhu cầu là điều kiện bên trong của hoạt động Nhu cầu luôn gắn với hoạt động có đối tượng của chủ thể Thông qua hoạt động nhu cầu được hình thành, phát triển và được thỏa mãn đồng thời lại nảy sinh nhu cầu mới ở cấp độ cao hơn

- Tính lịch sử của nhu cầu: nhu cầu luôn luôn biến đổi theo thời gian, khi nền

sản xuất biến đổi, các sản phẩm mà nó sản xuất cũng sẽ thay đổi, dẫn tới việc các nhu cầu được đáp ứng bằng những sản phẩm mới hơn so với trước Ngoài ra khi sản phẩm mới ra đời sẽ làm xuất hiện những nhu cầu mới với nó, bằng cách đó, cơ cấu của hệ thống nhu cầu dần dần biến đổi

Tóm lại, bản chất của nhu cầu là sự đòi hỏi của chủ thể về một đối tượng nào

đó, cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển Nhu cầu phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể và điều kiện sống Nó là nguồn gốc tính tích cực đồng thời được bộc lộ thông qua tính tích cực của chủ thể Hoạt động là phương thức thỏa mãn nhu cầu, mặt khác, thông qua hoạt động, nhu cầu và cả hoạt động của con người cũng không ngừng phát triển

1.2.1.3 Vai trò của nhu cầu

- Nhu cầu là sự biểu hiện đầu tiên của tính tích cực thúc đẩy con người sáng tạo và phát triển sản xuất xã hội Đồng thời, bản thân nhu cầu cũng phát triển cùng với sự phát triển sản xuất Nhu cầu là nguồn gốc bên trong tạo nên tính tích cực của

cá nhân

- Nhu cầu được thỏa mãn sẽ đem lại cho con người một trạng thái dễ chịu, tin tưởng Nếu nhu cầu không được thỏa mãn sẽ đem lại cho con người một trạng thái khó chịu, bứt rứt…

Trang 30

- Nhu cầu là thuộc tính cơ bản của xu hướng cá nhân Nó quy định trách nhiệm của cá nhân đối với hiện thực và đối với bản thân Xét đến cùng, nó xác định lối sống và trách nhiệm của cá nhân đó

Nhu cầu được chia thành các mực độ khác nhau trong đó bao gồm:

- Ý hướng: Là bước khởi đầu của nhu cầu ở cấp độ này nhu cầu chưa được

phản ánh một cách đầy đủ rõ ràng vào ý thức con người Ở mức độ này chủ thể mới

ý thức được trạng thái thiếu hụt của bản thân về một cái gì đó Mà chưa ý thức được đối tượng và khả năng thỏa mãn nhu cầu Nói cách khác trong giai đoạn ý hướng chủ thể đang cảm nhận được sự thiếu hụt nhưng chưa xác định được là sự thiếu hụt cái gì Do đó, nó chưa thúc đẩy chủ thể tìm phương án thỏa mãn

- Ý muốn: Là mức độ cao hơn mức độ ý hướng, trong ý muốn chủ thể đã ý

thức được đối tượng chứa đựng cái có khả năng thỏa mãn nhu cầu

- Ý định: Ý định là mức cao hơn, ở đây chủ thể đã ý thức đầy đủ về cả đối

tượng cũng như cách thức, điều kiện thỏa mãn nhu cầu, xác định rõ khuynh hướng nhu cầu và sẵn sàng hành động

Ý muốn, ý hướng, ý định là biểu hiện các mức độ khác nhau của nhu cầu từ thấp tới cao, ý hướng là cơ sở của ý muốn, ý muốn thừa kế và phát triển ở mức cao hơn so với ý hướng Tương tự như vậy, ý muốn lại là cơ sở của ý định và ý định lại được kế thừa trên cơ sở ý muốn nhưng có sự phát triển

1.2.1.4 Phân loại nhu cầu

Có nhiều cách phân chia nhu cầu trong đó có một số cách phân chia như

- Cách thứ nhất: Dựa vào hình thức tồn tại đối tượng thì nhu cầu chia thành 2 dạng đó là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần Nhu cầu vật chất gắn liền với sự tồn tại của cơ thể như nhu cầu ăn, ở, mặc, đi lại, nhu cầu sinh lý….Nhu cầu tinh thần bao gồm nhận thức, thẩm mỹ, lao động, giao tiếp, hoạt động xã hội

- Cách thứ hai: Phân chia nhu cầu dựa vào chủ thể của nhu cầu bao gồm nhu cầu cá nhân, nhu cầu xã hội Không đơn giản là phép cộng mà nhu cầu cá nhân là

bộ phận của nhu cầu xã hội

Maslow chia nhu cầu của con người thành 5 nhóm xếp từ thấp đến cao: + Nhóm 1: nhu cầu sinh lý (ăn, uống, tình dục…) Là những nhu cầu cơ bản

để duy trì cuộc sống Nhu cầu tối thiểu cần được đáp ứng để con người tồn tại và phát triển

Trang 31

+ Nhóm 2: nhu cầu an toàn Khi nhu cầu sinh lý được thỏa mãn, con người mong muốn được an toàn, tránh khỏi những những nguy hiểm

+ Nhóm 3: nhu cầu xã hội Nhu cầu mong muốn được người khác chấp nhận Con người luôn có nhu cầu được yêu thương

+ Nhóm 4: nhu cầu được tôn trọng

Nhu cầu được chấp nhận là thành viên trong xã hội và được tôn trọng Thỏa mãn những nhu cầu này biểu hiện như quyền lực, uy tín, địa vị và lòng tự tin

+ Nhóm 5: nhu cầu tự khẳng định Là nhu cầu cao nhất, con người mong muốn được thể hiện hết khả năng của mình

Tuy nhiên việc phân chia này cũng chỉ mang tính quy ước ở một mức độ nhất định Các loại nhu cầu của con người luôn có quan hệ với nhau, việc thỏa mãn các nhu cầu bản năng trước hết là đảm bảo sự tồn tại của cơ thể, tiếp theo là để hoạt động

Trong khuôn khổ của đề tài luận văn này, chúng tôi xin đề cập đến bốn nhóm nhu cầu trong thứ bậc nhu cầu của Maslow là: Nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu được khẳng định mình

1.2.2 Khái niệm mạng xã hội

2.1.2.1.Định nghĩa mạng xã hội

Mạng xã hội là cụm từ rất quen thuộc trong thế giới của những người sử dụng internet tại Việt Nam hiện nay Nhưng để định nghĩa mạng xã hội là gì, tính năng và những ưu điểm của mạng xã hội thì hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau

Theo nhà xã hội học Lẩu Garton, nhà nghiên cứu chiến lược truờng đại học Toronto thì “khi một mạng máy tính kết nối mọi người hoặc cá nhân tổ chức lại với nhau thì đó chính là mạng xã hội” Theo cách định nghĩa này, mạng xã hội là một tập hợp người hoặc các tổ chức, các thực thể xã hội khác được kết nối với nhau thông qua mạng máy tính Theo các hiểu này, mạng xã hội đơn giản là hệ thống những mối quan hệ con người với con người, trên bình diện đó bản thân Facebook hay Twitter không phải là mạng xã hội mà chỉ là những dịch vụ trực tuyến được tạo lập để xây dựng và phản ánh mạng xã hội

Khi nói đến mạng xã hội, không thể không nhắc tới khái niệm MXH của ông

Vũ Kiêm Văn, giám đốc công ty truyền thông VSMC: MXH như một đồ thị trong

Trang 32

đó các nút có thể là một cá thể, tổ chức, còn các liên kết là mô phỏng các quan hệ trong xã hội thực Quan niệm này khẳng định mạng xã hội khác rất nhiều so với blog, đó là một khái niệm rộng lớn hơn trong khi blog chỉ đơn thuần là một dịch vụ, một loại hình giao tiếp trong mạng xã hội Do đó, sẽ có MXH được xây dựng trên nền tảng chính là blog, nhưng cũng có những MXH không có dịch vụ này

Như vậy, qua việc phân tích các khái niệm trên trong khuôn khổ đề tài này

chúng tôi định nghĩa: Mạng xã hội là một xã hội ảo với hai thành tố chính tạo nên

đó là các thành viên và liên kết giữa các thành viên đó Mạng xã hội là dịch vụ internet cho phép kết nối các thành viên cùng sở thích không phân biệt không gian

và thời gian

Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia

sẻ file, blog và xã luận Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân như (địa chỉ e-mail hoặc screen name) hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm như: kinh doanh, mua bán

Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng xã hội khác nhau, với MySpace và Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu; Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ; Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương Mạng xã hội khác gặt hái được thành công đáng kể theo vùng miền như Bebo tại Anh quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản và Việt Nam xuất hiện rất nhiều các mạng xã hội như Facebook, Zing Me, YuMe, Tamtay

1.2.2.2 Các đặc điểm của mạng xã hội

Hiện nay, sự phát triển của mạng xã hội là điều tất yếu vì các nguyên nhân, các nguyên nhân đó cũng chính là thể hiện các đặc điểm của mạng xã hội

Đầu tiên là tính mới của dịch vụ So với tuổi đời của các loại hình dịch vụ trực tuyến khác thì mạng xã hội còn khá trẻ Xu hướng thích khám phá cái mới chính là nguồn động lực để người sử dụng mạng xã hội nhất là giới trẻ nồng nhiệt đón nhận các mạng xã hội

Trang 33

Kế tiếp, ưu điểm của mạng xã hội so với các phương tiện truyền thông trước đây là độ tương tác, tính trò chuyện và kết nối cao hơn hẳn

Nguyên nhân thứ ba là mạng xã hội đáp ứng được nhu cầu đa dạng của con người một cách dễ dàng và nhanh chóng Con người sau những nhu cầu thiết yếu để tồn tại (ăn, uống) thì các nhu cầu về tinh thần như kết nối với cộng đồng, thể hiện khả năng liên lạc và cập nhật thông tin trở nên cực kì quan trọng trong thời đại ngày nay

Đặc điểm thứ tư là khả năng lan truyền không biên giới dựa trên những mối quan hệ có sẵn (bắc cầu) Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi các mạng xã hội phát triển một cách nhanh chóng về mặt số lượng người dùng

Với các tính năng trên, mạng xã hội đã duy trì mối quan hệ sẵn có và phát triển thêm những mối quan hệ xã hội mới, dễ dàng kết bạn với người lạ bất cứ nơi đâu và dễ dàng quản lý nhóm bạn bè Mạng xã hội đã “đánh trúng” nhu cầu của nhiều người nhất là giới trẻ nên mạng xã hội không ngừng phát triển

Với các đặc điểm trên thì mạng xã hội có những vai trò rất tích cực trong đời

sống xã hội như:

- Giúp giao lưu, trao đổi “communication” giữa các thành viên dễ dàng Giao lưu giao tiếp là vai trò cơ bản, truyền thống của các mạng xã hội Tương lai việc giao tiếp sẽ ngày càng dễ dàng hơn không chỉ giới hạn bằng những văn bản, biểu tượng hay hình ảnh

- Mạng xã hội là một công cụ giải trí hữu hiệu

- Tích hợp và hỗ trợ phát triển thương mại điện tử Xu hướng tích hợp thương mại điện tử vào các trang mạng xã hội cũng là tất yếu và ngày càng nở rộ Thương mại điện tử ngày càng phát triển và điều tất yếu là sự hợp tác giữa những doanh nghiệp thương mại điện tử với mạng xã hội để tiếp cận dễ dàng một lượng khách hàng khổng lồ và ổn định

- Tích hợp quảng bá thương hiệu, sản phẩm, công cụ quảng bá hữu hiệu của doanh nghiệp trong thời đại internet Ngày nay, việc rao vặt, quảng bá sản phẩm trên internet không còn là điều mới mẻ Các trang rao vặt mọc lên như nấm sau mưa

và xu hướng chuyển dần một thị phần không nhỏ từ các trang rao vặt mua bán sang mạng xã hội đang xảy ra mạnh mẽ

- Một số quốc gia sử dụng mạng xã hội như công cụ chính trị, kinh tế

Trang 34

- Mạng xã hội là công cụ quảng bá văn hóa (quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp ) Hầu hết các quốc gia đang phát triển đều cố gắng xây dựng cho mình một mạng xã hội với đặc điểm riêng của quốc gia mình

Khi nói đến mạng xã hội, các nhà nghiên cứu còn đưa ra một khái niệm liên

quan là “Nghiện mạng xã hội”

Nghiện mạng xã hội thực chất là một kiểu lạm dụng, sử dụng mạng thành thói quen một cách có hệ thống và tâm lý bị lệ thuộc vào mạng Đây cũng là một bệnh lý tâm thần

Công nghệ thông tin ở các thành phố lớn phát triển, việc vào mạng một cách

dễ dàng như hiện nay là “chất xúc tác” cho sinh viên - những người nắm công nghệ thông tin, dễ vướng vào tình trạng nghiện mạng xã hội

Các triệu chứng nghiện mạng xã hội:

- Quên thời gian, sao nhãng ăn uống và ngủ

- Dành hơn 5 giờ mỗi ngày để vào một trang mạng xã hội

- Tức giận, căng thẳng, bồn chồn khi không được lên mạng

- Vật vã, bức bối khi rớt mạng hay trang mạng đó không thể truy cập được

- Truy cập mạng xã hội khi đang làm việc khác

- Cần trang bị máy tính mạnh hơn, nhiều phần mềm hơn

- Biểu hiện trầm cảm, hay cáu giận và tách biệt với xã hội

- Với trẻ em, việc nghiện internet, nghiện mạng xã hội thì gia tăng các triệu chứng trầm cảm, gặp các vấn đề về học thuật và xã hội, và có nguy cơ bị bệnh thể chất và béo phì

- Chứng nghiện internet nói chung và MXH nói riêng biểu hiện ở rất nhiều hình thức khác nhau Một trong số các hình thức đó là:

+ Nghiện trò chơi điện tử trực tuyến (game online)

+ Nghiện các nội dung khiêu dâm, đồi trụy trên mạng

+ Nghiên đánh bạc, mua sắm trên mạng

+ Nghiện nhắn tin và tán gẫu trên mạng

+ Nghiện lang thang vô định trên mạng

+ Nghiện tìm kiếm và đọc những nội dung không cần thiết

Trang 35

1.2.2.3 Phân loại mạng xã hội

Facebook là MXH có tính năng ưu việt, có độ tương tác cao, phổ biến nhất - thâm nhập vào VN năm 2009, theo thống kê của We Are Social tháng 3 2013, ở Việt Nam đạt 12 triệu thành viên Mạng ZingMe của VN cũng nắm trong tay khoảng 4 triệu tài khoản, gần như thống lĩnh những thông tin về giải trí, game, showbiz dành cho giới trẻ

Nhà nghiên cứu Eric K Clemons thuộc đại học Pennsylvania, Mỹ dựa trên sự tương đồng giữa mạng xã hội trong thực tế cuộc sống và mạng xã hội online, như vậy mạng xã hội có thể được định nghĩa như là tập hợp những cá nhân có cùng chung những mối quan tâm, cùng chia sẻ những giá trị tập hợp lại để trao đổi thông tin, kết bạn hỗ trợ lẫn nhau và cùng là để giải trí, bộc lộ cái tôi của mình Clemons phân chia mạng xã hội làm 6 loại căn bản tùy theo mục đích sử dụng của người dùng:

- Để giải trí: Điển hình có Second Life của Mỹ, hoặc Vinagame của Việt Nam và Garena của Singapore

- Để kết nối: Nổi bật nhất là Facebook, MySpace của Mỹ hay YuMe, Zing

Me của Việt Nam Có thể nói đây là mạng phổ biến nhất của mạng xã hội

- Để kết nối nhằm mục đích chia sẻ thông tin: Đây là những cộng đồng mạng

có cùng mối quan tâm đến một vấn đề nào đó Ví dụ Yelp.com của Mỹ (và website tương tự yup.vn và thodia.vn của Việt Nam) là nơi cộng đồng chia sẻ thông tin đánh giá về những nơi mà cư dân cộng đồng quan tâm và thường lui tới (nhà hàng, siêu thị ) Hoặc tripadviser.com là cộng đồng dành cho những người thích du lịch

- Để kết nối nhằm mục đích chia sẻ thông tin dành cho giới chuyên gia: điển hình là Linkedln.com của Mỹ, Xing.com của Đức, CyVee.com của Việt Nam

- Để tìm kiếm sự hỗ trợ và hỗ trợ cộng đồng: thường nhắm đến những nhóm đối tượng cụ thể, ví dụ webtretho.com, otosaigon.com

- Để giải trí, tạo và quản lý nội dung: không thể không nhắc đến YouTube, Flickr, WordPress hay vnphoto.net của Việt Nam

Việc phân loại các mạng xã hội qua đó hiểu được mục đích của người dùng khi “ tìm đến” các mạng này giúp cho các nhà hoạch địch chiến lược tìm ra những phương thức phù hợp nhằm tạo doanh thu từ những cộng đồng này

Trang 36

1.2.3 Những ảnh hưởng của mạng xã hội đến người sử dụng

1.2.3.2 Ảnh hưởng tiêu cực

Không thể phủ nhận vai trò “người bạn ảo” chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống của các trang mạng xã hội thịnh hành với giới trẻ Việt Nam hiện nay như Facebook, Yume Zing me Người trẻ đến với mạng xã hội xuất phát từ lối sống nhanh, khi không gian chia sẻ đời thực bị thu hẹp Bên cạnh đó, áp lực cuộc sống hiện đại, nhu cầu chăm chút cho hình ảnh bản thân ngày càng tăng Những tiện ích không thể chối cãi của mạng xã hội như dễ dàng kết bạn, tìm kiếm, quản lý nhóm, xây dựng quan hệ, sự tin tưởng từ cộng đồng là “mật ngọt” dẫn dụ người trẻ dễ sa vào cơn nghiện khó dứt Mạng xã hội giống như một quyển nhật kí điện tử ghi lại những ý nghĩ, cảm xúc bản thân nhưng lại có dạng mở, mọi người có thể cùng đọc, chia sẻ, góp ý Để làm mới cuốn nhật kí này, người sử dụng phải liên tục cập nhật thông tin, chăm chỉ đăng lên những hình ảnh đẹp Đối với những con “nghiện mạng

xã hội” mỗi sáng thức dậy việc đầu tiên phải làm là check trang cá nhân của mình, trả lời những comment rồi viết vài lời cảm xúc lên đó rồi mới an tâm bắt đầu công việc của mình Thậm chí nhiều trường hợp các bạn trẻ sa đà một cách quá trớn khi sáng, trưa, chiều tối đều vào các trang mạng xã hội chỉ với mục đích duy nhất là

“giết thời gian” Chính vì thế, ảnh hưởng tiêu cực đầu tiên của mạng xã hội cần nói đến là tốn thời gian Đối với nhiều bạn trẻ nhất là giới sinh viên hiện nay mạng xã hội là niềm đam mê tìm hiểu xã hội, nhưng khi lạm dụng thái quá sự đam mê ấy lại trở thành tiêu cực, ảnh hưởng đến học tập và cuộc sống

Trang 37

Khó quản lý thông tin của đối tác mình tiếp cận: MXH mang lại nhiều lợi ích

nhưng cũng chứa đựng tiềm tàng những nguy cơ Đơn cử đó là nguy cơ về an ninh thông tin: Một khi chúng ta đã tham gia vào mạng xã hội, các thông tin cá nhân của chúng ta có thể bị khai thác một cách trái phép để nhằm mục đích không lành mạnh

mà bản thân chúng ta không hề hay biết

Tiếp đó là sự riêng tư: sự riêng tư có thể bị xâm phạm khi thông tin của

chúng ta bị chia sẻ trên mạng xã hội cho dù chúng ta không hề muốn Đây là khu vực bạn bè vừa làm quen vừa thể hiện đầy đủ thông tin của một người như họ tên, giới tính đến địa chỉ, từ trường đại học, trường phổ thông, công ty và các tổ chức Bất cứ ai trên mạng cũng có thể nhìn thấy Profile của mình (trừ khi chúng ta chú ý đến tính bảo mật thông tin bằng các hình thức khác nhau) Bằng cách gia nhập một mạng, cơ hội gặp những người mà ta biết tăng lên rõ rệt, bên cạnh đó chúng ta còn có thể gặp được những người muốn chia sẻ cùng sở thích giống mình Như vậy, mạng xã hội cung cấp không gian riêng để mọi người được thể hiện mình nhưng lại không đảm bảo về tính bảo mật Mọi điều nói về mình bằng hình ảnh hay lời nói đều hiển thị cho cả thế giới xem Không phải chúng ta lúc nào cũng đủ chín chắn để hiểu hết hậu quả của những bài viết mà chúng ta đăng lên

Nguy cơ bị lừa đảo, lợi dụng, bôi xấu: Với nhiều tiện ích, mạng xã hội đã

nhanh chóng truyền tải những thông tin, hình ảnh cho hàng ngàn, hàng triệu thành viên khác về những chuyện xấu như nữ sinh cởi áo giữa lớp học, nữ sinh cấu xé nhau nơi công cộng, “lộ hàng” điều mà trước khi có mạng xã hội nó tương đối khó phát tán Vì thế, mạng xã hội đã ảnh hưởng không ít đến lối sống của giới trẻ

Ảnh hưởng đến sức khỏe: đặc biệt là vấn đề giảm thị lực khi chúng ta dành cả

tiếng đồng hồ, thậm chí vài tiếng để cắm cúi nhìn vào màn hình máy tính hoặc điện thoại di động Ngoài ra, với giới trẻ còn là vấn đề cong cột sống, trì trệ sức khỏe, ảnh hưởng đến nhu cầu ăn uống, sinh hoạt hàng ngày Nguy cơ cao bị đau dạ dày, mất ngủ, lo âu, trầm cảm

Ảnh hưởng tới tâm lý, tình cảm Rối loạn tâm lý, bao gồm các hành vi chống

đối xã hội, hoang tưởng, sống tiêu cực, uống rượu nhiều, khuynh hướng bạo lực Xa lánh gia đình, coi trọng những mối quan hệ ảo hơn mối quan hệ thực tế Khi đã quá quen với việc trao đổi thông tin qua tin nhắn, hình ảnh, bài viết và nút Like trên

Trang 38

Facebook, bạn ngày càng phụ thuộc vào mạng xã hội Điều này khiến cho thời gian dành cho những cuộc gặp gỡ, tán chuyện ngoài đời thực trở nên ít ỏi Chúng thực

sự không tốt bởi giao tiếp mặt đối mặt luôn mang đến trải nghiệm, cảm xúc chân thật và thú vị hơn

Theo các chuyên gia tâm lý học, mạng xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến không gian giao tiếp công cộng của giới trẻ Giao tiếp của giới trẻ nói chung, sinh viên nói riêng đang chuyển từ truyền thông liên cá nhân sang truyền thông đại chúng Thế nên mạng xã hội là tác nhân gây ra tình trạng giảm giao tiếp trong không gian thực Biểu hiện là giới trẻ giảm giao tiếp mặt đối mặt, giảm tần suất đến

và dần cách ly không gian thực

Bùng nổ căn bệnh “vô cảm”: Đọc những trang nhật kí của giới trẻ trên các

mạng xã hội hay việc thành lập ra các hội nhóm làm thành viên, bình luận những sự kiện diễn ra trong đời sống càng chứng tỏ nhiều lỗ hổng trong nhận thức và hành vi

Ví dụ như các nhóm hội mà nghe tên đã đủ “choáng” như: Hội những người ngu mà

tỏ ra nguy hiểm, Hội những thằng thích hút thuốc lào, Hội những người thích cướp

LX để đi chơi với người yêu Một ví dụ điển hình nữa là vụ án hình sự về Lê Văn Luyện, thủ phạm nhẫn tâm giết cả gia đình chủ tiệm vàng ở Bắc Giang để chiếm một

số lượng vàng lớn, gây nên một làn sóng căm phẫn của tất cả mọi người dân Điều đáng nói là ngay sau khi vụ án được sáng tỏ, trên mạng xã hội xuất hiện không ít những sản phẩm nhảm nhí ăn theo nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của cộng đồng mạng Nhiều hội, nhóm còn mở riêng một topic cho những người thích Luyện Sự việc nói trên chính là sự ngộ độc của giới trẻ trước câu chuyện về Luyện Đây cũng chính là lời cảnh báo về sự vô cảm đang ăn mòn tâm hồn một số bạn trẻ Ngoài ra còn hàng loạt sự kiện diễn ra xung quanh giới trẻ còn đang ngồi trên ghế nhà trường khiến

dư luận hết sức quan tâm Điều này cho thấy giới trẻ (bao gồm cả sinh viên, học sinh)

ít nhiều đang bị môi trường sống làm ảnh hưởng trực tiếp và vai trò của truyền thông mạng xã hội đã và đang tác động nhiều đến lối sống của giới trẻ

Tiếp xúc với những vấn đề không phù hợp như tiếp xúc với các trang Web

đen (web sex), các trang web mang tính kích động bạo lực, các bài viết truyền bá tư tưởng phản động MXH là ảo, nhưng khả năng chi phối dư luận xã hội, tầm ảnh hưởng và vai trò của nó rất lớn Nhiều thời điểm, nhiều thông tin trên MXH được

Trang 39

công chúng đọc và bàn luận nhiều hơn những thông tin chính thống trên báo chí MXH do vậy cũng là kênh truyền thông để các thế lực thù địch lợi dụng đưa những thông tin mang tính chất chống đối, sai lạc, bịa đặt, để nhằm mục đích công kích thể chế chính trị Nhà nước Nên truyền thông chính thống mà không có kênh giao lưu kết nối với công chúng bạn đọc bằng MXH, thì rất khó nắm bắt kịp thời những thông tin xấu để kịp thời phản bác

Chứng nghiện thế giới ảo: Không phủ nhận vai trò của mạng xã hội, nhưng

một thực tế là hiện nay đang nổi lên tình trạng giới trẻ phụ thuộc quá nhiều vào mạng xã hội, thay vì đến với nhau ngoài đời thực để thăm hỏi, nói chuyện với nhau thì giới trẻ chỉ suốt ngày dán mắt vào màn hình máy tính để nói chuyện, trao đổi,

“vui chơi” trên mạng xã hội Dần dần, họ sẽ mất kĩ năng sống, kĩ năng xử lý tình huống Quá nhiều thứ để giải trí trên mạng khiến người dùng từ từ “ nghiện”, không online thì không chịu được Điều này được chứng minh khi hiện nay không ít công

ty, văn phòng công sở đã có những biện pháp kĩ thuật chặn và nghiêm cấm vào Facebook trong giờ làm việc

1.2.4 Đặc điểm tâm lý của sinh viên

1.2.4.1 Khái niệm sinh viên

Thuật ngữ sinh viên có nguồn gốc từ tiếng Latin “student” nghĩa là người

học tập nhiệt tình, tìm kiếm, khai thác kiến thức

Trong từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê , thuật ngữ này được dùng để chỉ những người đang theo học ở bặc Đại học Theo chúng tôi, sinh viên là những người trưởng thành về thể chất, xã hội và tâm lý, đó là những người ở độ tuổi khoảng 18 - 25 và đang theo học tại các trường Cao đẳng, Đại học [11,tr.860]

Sinh viên là lớp người năng động, sáng tạo, ham hiểu biết Hoạt động trong

thời kì này là học tập bên cạnh đó là hoạt động thể thao, giải trí, văn hóa xã hội

1.2.4.2 Đặc điểm phát triển tâm sinh lý lứa tuổi thanh niên- sinh viên

- Đặc điểm về thể chất

Là giai đoạn phát triển ổn định, đồng đều hệ xương, hệ thần kinh, não bộ, các giác quan, cơ bắp tạo ra vẻ đẹp hoàn mĩ ở người sinh viên Các tố chất về thể lực như: sức nhanh, sức bền bỉ, dẻo dai, linh hoạt đều phát triển mạnh nhờ sự phát triển

ổn định của các tuyến nội tiết cũng như sự tăng trưởng của các hooc môn nam và

Trang 40

nữ… Tất cả những sự phát triển đó tạo điều kiện cho những thành công rực rỡ trong hoạt động trí óc như hoạt động học tập, hoạt động xã hội của sinh viên

- Một số đặc điểm tâm lý sinh viên

Sự phát triển về nhận thức, trí tuệ của sinh viên: Ở sinh viên, sự phát triển về

tự đánh giá phát triển mạnh, phong phú và sâu sắc, chú ý hơn đến các giá trị của nhân cách Sự tự ý thức ở sinh viên cũng phát triển cao với sự hiểu biết về thái độ, hành vi của bản thân, chủ động hướng hoạt động của mình phù hợp với những yêu cầu của tập thể, cộng đồng, họ là những người có tri thức, nhạy bén với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia và quốc tế Vì thế nhu cầu trao đổi thông tin

và liên lạc bằng điện thoại di động là rất cần thiết đồi với lứa tuổi này Chính đặc điểm này đã chi phối đời sống học tập, giải trí của sinh viên và là động lực thúc đẩy

họ sử dụng mạng xã hội ngày một nhiều

Sự phát triển xúc cảm- tình cảm của sinh viên: Theo B G Ananhev và một

số nhà tâm lý học khác thì tuồi sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất của những loại tình cảm cao cấp: tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩ….những tình cảm này được biểu hiện rất phong phú trong đời sống của sinh viên Sự phát triển xúc cảm tình cảm của sinh viên có những ảnh hưởng nhất định đến nhu cầu sử dụng mạng xã hội của họ Hay nói cách khác mạng xã hội có thể trở thành công cụ, phương tiện thoả mãn nhu cầu xúc cảm tình cảm đang phát triển mạnh mẽ của sinh viên

Về tình cảm trí tuệ, hầu hết sinh viên biểu lộ sự chăm chỉ, say mê của mình đối với các chuyên nghành và nghề nghiệp lựa chọn Họ là lớp người giàu nghị lực, nhiều ước mơ và hoài bão Trong hoạt động học tập, sinh viên thể hiện tính độc lập, tích cực, chủ động và sáng tạo cao

Khác với lứa tuổi trước, ở lứa tuổi sinh viên, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩ bộc lộ theo chiều sâu rõ rệt Điều đó lý giải thích tại sao ở độ tuổi này sinh viên có những cách nghĩ riêng, phong cách riêng Và mạng xã hội là nơi họ có thể tìm đến để thể hiện cách nghĩ và phong cách riêng của mình hay chính là để tự khẳng định bản thân

Tình bạn khác giới ở tuổi sinh viên là một lĩnh vực đặc biệt, họ bước vào lĩnh vực của tình yêu nam nữ với một tư thế hoàn toàn khác lứa tuổi trước đây Đây là

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Ngọc Bích (1998), Tâm lý học nhân cách, Nxb ĐHQG - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học nhân cách
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bích
Nhà XB: Nxb ĐHQG - Hà Nội
Năm: 1998
2. B.Ph. Lomov (2000), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận trong tâm lý học. Người dịch: Nguyễn Đức Hưởng- Dương Diệu Hoa- Phan Trọng Ngọ, Nxb ĐHQG Hà Nội3. Freud và Phân tâm học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề lý luận và phương pháp luận trong tâm lý học
Tác giả: B.Ph. Lomov
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội 3. Freud và Phân tâm học
Năm: 2000
4. F. Ănghen- Phép biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phép biện chứng của tự nhiên
Nhà XB: Nxb Sự thật
5. Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy (1996), Tâm lý học đại cương, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học đại cương
Tác giả: Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1996
6. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa hiện đại hóa
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
7. Nguyễn Thị Tuyết Mai “Báo cáo về mối quan hệ giữa động cơ và nhu cầu bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý cấp nhà nước của cán bộ xã”, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo về mối quan hệ giữa động cơ và nhu cầu bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý cấp nhà nước của cán bộ xã”
11. Hoàng Phê (2000), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê
Nhà XB: Nhà xuất bản Đà Nẵng
Năm: 2000
12. Nguyễn Quý Thanh (2006), “Internet và định hướng giá trị của sinh viên về tình dục trước hôn nhân”, Tạp chí Xã hội học (số 2), tr46-56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Internet và định hướng giá trị của sinh viên về tình dục trước hôn nhân”, "Tạp chí Xã hội học
Tác giả: Nguyễn Quý Thanh
Năm: 2006
13. Nguyễn Quý Thanh, Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn khánh Hòa và Nguyễn An Ni (2008), Đề tài: “Mối quan hệ của việc sử dụng Internet và hoạt động học tập của sinh viên” Mã số Q.CL.05.01 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Mối quan hệ của việc sử dụng Internet và hoạt động học tập của sinh viên”
Tác giả: Nguyễn Quý Thanh, Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn khánh Hòa và Nguyễn An Ni
Năm: 2008
14. Võ Minh Tuấn (2004), “Tác động toàn cầu hóa đến đạo đức sinh viên hiện nay”. Tạp chí Triết học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Võ Minh Tuấn (2004), “Tác động toàn cầu hóa đến đạo đức sinh viên hiện nay
Tác giả: Võ Minh Tuấn
Năm: 2004
15. Phạm Hồng Tung (2007), Nghiên cứu về lối sống: một số vấn đề về khái niệm và cách tiếp cận, Tạp chí Khoa học, Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 23 (số 4), tr. 277 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học
Tác giả: Phạm Hồng Tung
Năm: 2007
16. Phạm Hồng Tung (2008) “Văn hóa và lối sống của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và lối sống của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế”, "Tạp chí Khoa học ĐHQGHN
18. Văn Hóa- Hà Nội, Sưu tầm các chuyên đề: “Việc sử dụng Internet ở Việt Nam hiện nay” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việc sử dụng Internet ở Việt Nam hiện nay
19. Nguyễn Khắc Viện (2007), Từ điển tâm lý học, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tâm lý học
Tác giả: Nguyễn Khắc Viện
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2007
20. Nguyễn Quang Uẩn- chủ biên, (2002)- Tâm lý học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học đại cương
Tác giả: Nguyễn Quang Uẩn- chủ biên
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
21. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, 2008.http://Tạp chí xã hội (số 1),2008Các trang mạng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí xã hội (
22. IGURU Việt Nam (2008),“Đánh giá tình hình sử dụng Internet của thanh niên Việt Nam”, http://my.opera.com/iguru/blog/danh-gia-tinh-hinh-su-dung-internet-thanh-nien-viet-nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá tình hình sử dụng Internet của thanh niên Việt Nam”
Tác giả: IGURU Việt Nam
Năm: 2008
29. http:vnexpress.net/tintuc/ khoahoc/mang-xa-hoi-lam-hai-tri-oc-tre-em) Sách, tạp chí
Tiêu đề: http:vnexpress.net/tintuc/ khoahoc/mang-xa-hoi-lam-hai-tri-oc-tre-em
36. Tập đoàn thông tin thị trường toàn cầu (TNS), 2008] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập đoàn thông tin thị trường toàn cầu (TNS), 2008
26. Washington- Kết quả thăm dò của Dự án Thái Độ Toàn Cầu (GAP) do Trung tâm Nghiên cứu PEW thực hiện từ ngày 7/4 tới ngày 8/5/2010) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w