Các trang mạng xã hội khác hiện nay

Một phần của tài liệu Báo điện tử với việc khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội (Trang 36)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.5. Các trang mạng xã hội khác hiện nay

Mạng Google +

Sau một thời gian dài chờ đợi, cuối cùng “Gã khổng lồ Internet” Google vừa chính thức giới thiệu mạng xã hội mới mang tên Google + (hay Google Plus) với kỳ vọng tạo ra cách thức chia sẻ mới mẻ cho giới trẻ trong thế giới web. Về căn bản, Google + hoạt động dƣới hình thức của mạng xã hội tƣơng tác, cho phép giao tiếp với bạn bè thông qua môi trƣờng web và chia sẻ thông tin. Mạng Google + (hay chính là Google plus) mới chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2011. Đến đầu năm 2012 Google+ đã có 90 triệu khách truy cập. Có lẽ do mới hoạt động nên 71% ngƣời sử dụng của Google+ là nam giới và nghề nghiệp của những ngƣời dùng Google+ chủ yếu là kỹ sƣ và 44% ngƣời dùng Google còn đang “độc thân”.

Trƣớc kia, Google cũng thử sức với mạng xã hội bằng việc ra mắt Buzz, tuy nhiên mạng xã hội đầu tiên này của Google không gặt hái đƣợc nhiều thành công, trong khi Facebook và Twitter có tiềm lực quá mạnh. Điểm qua những tính năng nổi bật nhất của mạng xã hội Google +, cũng là sự khác biệt với các mạng xã hội lớn nhất thế giới hiện nay nhƣ Facebook, Twitter và MySpace.

Google nhấn mạnh vào bốn tính năng của Google +, gồm Circles, Sparks, Hangouts và Mobile Instant Upload. Trƣớc tiên, Circles đƣợc Google quan tâm hơn cả. Tính năng Circles giúp ngƣời sử dụng phân nhóm bạn bè và dễ dàng giới hạn chia sẻ. Ví dụ nhƣ: nhóm bạn bè cùng cơ quan, nhóm ngƣời thân hay nhóm cùng sở thích âm nhạc… Mỗi nhóm sẽ đƣợc quản lý trong

31

những “vòng tròn” riêng biệt. Vì vậy, khi ngƣời dùng muốn chia sẻ nội dung nhất định, họ có thể chọn nhóm muốn chia sẻ để kết nối. Sparks là nơi bạn có thể chia sẻ nội dung web nhanh và dễ dàng hơn. Sparks cũng có thể hiểu đơn giản là tính năng cập nhật thông tin tự động. Nó sẽ tìm kiếm những tin tức, video, blog mà bạn quan tâm rồi lƣu trữ lại trong khu vực nhất định. Hoặc mỗi khi tìm kiếm một thông tin nào đó trên Google thì cũng đồng thời bạn có thể lƣu kết quả, sau đó chia sẻ, truy cập lại một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn so với việc phải mở lại bookmarks.Trong khi đó, tính năng Hangouts đƣợc ví nhƣ những cuộc dạo chơi rồi tình cờ gặp bạn bè, sau đó có thể trò chuyện thoải mái. Hangouts là không gian ngƣời sử dụng có thể chat video cùng lúc với 10 thành viên khác nhau. Tính năng này tƣơng tự chat nhóm của Skype hay MSN Messenger, tuy nhiên điểm khác biệt là việc cập nhật tin nhắn thời gian thực.

Tính năng nổi bật cuối cùng của Google + là Mobile Instant Upload, cho phép ngƣời dùng chia sẻ nhanh hình ảnh đƣợc chụp từ điện thoại trên mạng xã hội. Các thành viên Google Plus ngoài việc trao đổi, chia sẻ thông tin, chat văn bản, chat video (Hang out) và kết nối, tạo cộng đồng thì chia sẻ ảnh là nhiều nhất.

 Mạng xã hội ZingMe

Là mạng xã hội của công ty Vinagame ra mắt từ tháng 6/2009. Kể từ khi ra mắt ZingMe nhanh chóng trở thành ngôi nhà chung của đông đảo giới trẻ, đặc biệt là thế hệ 9x. Sau một năm thử nghiệm ngày 3/8/2010 ZingMe chính thức ra mắt ngƣời dùng. Năm 2010, ZingMe là mạng xã hội đông thành viên nhất Việt Nam với 5,1 triệu thành viên và lƣợt truy cập trung bình trên 450 triệu/tháng. Năm 2011 Zing Me đạt 6,8 triệu thành viên hoạt động. Zing Me chú trọng các tính năng đặc trƣng của một mạng xã hội nhƣ kết bạn, chát trực tuyến, viết blog, lập câu lạc bộ... Bên cạnh đó các thành viên còn có thể

32

tham gia diễn đàn, nghe nhạc, xem phim, chia sẻ hình ảnh và tham gia các trò chơi trực tuyến.

Hình 1.6: Giao diện mạng xã hội ZingMe

ZingMe là một mạng xã hội đƣợc cung cấp bởi một nhà phát triển đến từ Việt Nam. Nhờ đó, ZingMe rất gần gũi và thân thiện hơn so với các trang mạng xã hội đến từ nƣớc ngoài khác. Nhìn thoáng qua thì chúng ta sẽ rất dễ nhầm giao diện của ZingMe so với Facebook vì cả hai có khá nhiều nét tƣơng đồng. Tuy nhiên, điểm mạnh của ZingMe đó là sự liên kết của nó với nhiều trang mạng đƣợc ƣa chuộng khác trong hệ thống của Zing nhƣ Zing News, Zing MP3,… trong đó Zing Mp3 còn đƣợc đánh giá là trang nghe nhạc trực tuyến lớn nhất Việt Nam. Nhờ vậy, các thông tin và chia sẻ liên quan đến các ca sĩ đƣợc ƣa thích trong nƣớc đƣợc cập nhật tới ngƣời sử dụng vô cùng dễ dàng trên ZingMe, họ đƣợc theo sát thần tƣợng của mình mọi lúc mọi nơi trong một môi trƣờng mạng xã hội không hề thua kém gì Facebook.

Mạng xã hội Pinterest

Pinterest là mạng xã hội chia sẻ hình ảnh yêu thích. Ra đời vào tháng 12/2009, Pinterest chính thức chạy bản dùng thử mở rộng vào tháng 3/2010 (hiện nay vẫn chƣa cho đăng ký đại trà mà chỉ thông qua lời mời (Invite). Pinterest là một trong những dịch vụ mạng xã hội phát triển nhanh nhất thế

33

giới trong lịch sử internet hiện tại. Đầu năm 2012 Pinterest đã có 21 triệu khách truy nhập. Mối quan tâm hàng đầu của ngƣời sử dụng Pinterest là đồ thủ công mỹ nghệ, các sở thích riêng, thiết kế nội thất và thời trang. Đầu năm 2012, 82%ngƣời sử dụng Pinterest là phụ nữ và trung bình mỗi lần truy cập Pinteres kéo dài 17 phút.

Mạng xã hội LinkedIn

LinkedIn là một mạng xã hội dành cho những ngƣời chuyên nghiệp về hệ thống mạng. Đƣợc thành lập vào tháng 12 năm 2002 và ra mắt vào ngày 5 tháng 5 năm 2003, website chủ yếu đƣợc dùng cho mạng lƣới chuyên nghiệp. Tính đến tháng 6 năm 2012, LinkedIn báo cáo có hơn 175 triệu ngƣời đăng ký sử dụng ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Website này hiện có bằng tiếng Anh, Pháp, Đức, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Thụy Điển, Rumani, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Hàn Quốc, Bahasa Indonesia, Bahasa Malaysia. Theo Quantcast, LinkedIn có 21,4 triệu khách truy cập hàng tháng tại Mỹ và 47,6 triệu trên toàn cầu.

Mạng xã hội Go.vn

Ngày 19/5/2010 VTC chính thức ra mắt phiên bản thử nghiệm mạng xã hội Go Online tại địa chỉ www.goonline.vn. Go.vn định vị là mạng Việt Nam, mạng chính thức riêng biệt “thuần việt”, mạng xã hội này hƣớng tới các tổ chức, đối tƣợng ngƣời dùng nhƣ: Chính phủ, các hãng kinh doanh, các nhóm phát triển ứng dụng web mạng xã hội đến các nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên…Trong đó đối tƣợng chính là ngƣời Việt ở độ tuổi từ 13 – 27 tuổi.

Mạng Twitter

Twitter là mạng blog siêu ngắn (micro - blogging) ra đời năm 2006. Các trang micro-blog đƣợc hiểu là trang mạng có khả năng làm mới đơn giản vì hàm lƣợng kí tự thƣờng trong giới hạn trên mỗi tin nhắn. Đây chính là một chức năng rất phổ biến trên Mạng những ngƣời sử dụng Facebook, và đƣợc

34

biết tới rất cao với Twitter. Trong khi Twitter dần dần với tƣ cách một trang web micro-blog, qua thời gian nó đã trở thành công cụ hữu ích và khá nhanh gọn. Đó là lý do ngƣời ta vẫn có nói Twitter vừa là micro-blog vừa là trang nhắn tin.

Vào đầu năm 2012 Twitter có khoảng 127 triệu thành viên tích cực, chiếm 13% số ngƣời sử dụng internet, trong đó 59% là phụ nữ và 41% là nam giới. Lƣợng ngƣời dùng Twitter có độ tuổi trên 45 chiếm 33%. Và có khoảng 54% ngƣời dùng Twitter truy cập Twitter từ thiết bị di động của họ (điện thoại di động, máy tính bảng). 36% ngƣời dùng cập nhật trạng thái trên Twitter của họ ít nhất một lần mỗi ngày và trung bình mỗi lần vào Twitter của ngƣời dùng kéo dài khoảng 14 phút.[45]

Ngoài ra một số mạng xã hội khác phổ biến tại Việt Nam còn có Yume, Tamtay, Yobanbe, MySpace, CyWorld…

Trên thế giới còn có hàng trăm, hàng ngàn mạng xã hội khác nhau, với MySpace và Facbook nổi tiếng nhất trong thị trƣờng Bắc Mỹ và Tây Âu, Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ, Friendster tại Châu Á và các đào quốc Thái Bình Dƣơng, Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản…

Qua đó cho thấy mạng xã hội đang trên đà phát triển nhanh chóng với ƣu thế hơn hẳn so với các phƣơng tiện truyền thông đó là độ tƣơng tác, kết nối, trò chuyện cao hơn.

1.3.Thực tiễn và vai trò của nguồn tin từ mạng xã hội đối với báo điện tử

1.3.1.Thực tiễn phát triển của báo điện tử và mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay

Ngày 5/3/1997, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Ban điều phối quốc gian mạng internet ở Việt Nam để điều hòa, phối hợp việc quản lý, phát triển dịch vụ internet tại Việt Nam. Ngày 19/11/1997, Việt Nam chính thức hòa mạng internet.Trong cuốn sách: “Tiếp thị số: Hƣớng dẫn thiết yếu cho truyền thông mới và Digital Marketing” của tác giả Kent Wertime và

35

la Ferwick (Tín Việt dịch) có đƣa ra thông tin: “Điện thoại mất 35 năm tiếp cận 25% dân số Mỹ, truyền hình mất 26 năm, phát thanh mất 22 năm, điện thoại di động mất 13 năm. Còn Internet thì sao? Chỉ mất 7 năm trên toàn cầu đã có khoảng hơn 1,6 tỷ ngƣời truy cập mạng Internet tính đến tháng 8 năm 2009, chiếm 24,7% dân số, tốc độ tăng trƣởng là 362, 3% từ năm 2000 đến năm 2009. Tại Việt Nam số ngƣời sử dụng Internet đã tăng lên đến gần 20 triệu, chiếm ¼ dân số quốc gia”. [55]

Tháng 11/2013, GP Bullhound đã đƣa ra bảng số liệu thống kê đƣợc ví nhƣ “lát cắt 1 phút” của thế giới Internet. Trong đó bảng số liệu cho biết có: 243.000 bức hình đƣợc tải lên Facebook và 3,5 triệu lƣợt tìm kiếm trên Google, 118 USD giao dịch trên Amazon. Dù số liệu này chỉ mang tính tƣơng đối, nhƣng nó sẽ cho ngƣời dùng toàn cầu cái nhìn khái quát nhất về cách thức vận động và xu hƣớng phát triển của các dịch vụ lớn nhất trong thế giới mạng. Trong khi đó, bảng số liệu "Điều gì xảy ra trên Internet trong 1 phút" mà Intel đã công bố vào tháng 3/2012 cho biết, đến năm 2015, số lƣợng các thiết bị mạng dự kiến tăng gấp đôi dân số thế giới.Ngƣời dùng toàn cầu sẽ mất 5 năm để truy cập các mạng IP mỗi giây.

Hình 1.7: Hình ảnh minh họa cho bảng số liệu “Điều gì xảy ra trên Internet trong 1 phút”

36

Và dƣới đây là những con số cho thấy bức tranh toàn cảnh về sự khác biệt giữa năm 2012 và 2013 của các mạng xã hội:

Cũng trong tháng 11/2013, trang Business Insider vừa công bố báo cáo mới về hoạt động của các mạng xã hội trên thế giới.

Hình ảnh 1.8: Biểu đồ các mạng xã hội lớn nhất hành tinh, xếp theo số lượng người dùng tích cực hàng tháng - Nguồn: Business Insider.

Qua biểu đồ cho thấy, Facebook tiếp tục là mạng xã hội có số thành viên lớn nhất, với 1,16 tỷ ngƣời dùng tích cực hàng tháng. Đứng ngay sau

37

Facebook là mạng chia sẻ video trực tuyến Youtube với 1 tỷ ngƣời dùng tích cực mỗi tháng.

Và theo một cuộc khảo sát vào tháng 10/2012 do WeAreSocial thực hiện về tình hình phát triển Internet, truyền thông xã hội, kỹ thuật số và điện thoại di động ở châu Á. Tổ chức này đã chọn Việt Nam là quốc gia châu Á đầu tiên để công bố số liệu khảo sát chi tiết và đánh giá VN là “thị trƣờng thú vị nhất châu Á”. Kết quả là mạng xã hội, thiết bị kỹ thuật số và điện thoại di động của VN đang phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc, với ngƣời sử dụng Internet trong nƣớc tăng 5% kể từ báo cáo khảo sát của WeAreSocial vào cuối năm 2011.

WeAreSocial cho biết số ngƣời dùng Internet Việt Nam là 30,8 triệu. Tỉ lệ ngƣời dùng Internet trên tổng số dân là 34% (cao hơn mức trung bình của thế giới là 33%). Riêng năm 2012, Việt Nam có thêm 1,59 triệu ngƣời dùng mới. Một số thống kê khác về tình hình sử dụng Internet ở VN:

- 73% ngƣời dùng dƣới 35 tuổi.

- 66% "cƣ dân mạng" truy cập web hằng ngày và họ dành trung bình 29 giờ vào mạng mỗi tháng.

- 88% vào mạng tại nhà và 36% tại quán cà phê.

- 81% vẫn truy cập qua desktop, 56% qua thiết bị di động và 47% qua laptop (nhiều ngƣời sử dụng đồng thời cả 2-3 loại thiết bị).

- 95% ngƣời dùng Internet truy cập các trang tin tức.

- 90% xem video trực tuyến (tỉ lệ trung bình ở châu Á chỉ là 69%). - 61% ngƣời dùng Internet từng thực hiện mua sắm qua mạng.

- 86% ngƣời dùng Internet Việt Nam từng ghé thăm các trang mạng xã hội. - 8,5 triệu ngƣời dùng Facebook và đây là mạng xã hội phổ biến nhất Việt Nam trong tháng 10. Số ngƣời dùng Facebook ở Việt Nam tăng thêm 500.000 chỉ trong 2 tuần qua. 28% cƣ dân mạng có tài khoản Facebook.

38

Việt Nam cũng là quốc gia có tốc độ tăng trƣởng thành viên nhanh nhất trên Facebook là 146% trong 6 tháng. Đa số thành viên dƣới 34 tuổi và lƣợng thành viên nam cao hơn nữ.

Số ngƣời dùng Internet di động ở Việt Nam hiện là 19 triệu ngƣời.

35% ngƣời dùng Internet di động truy cập các nội dung truyền thông xã hội qua điện thoại. [47]

Cùng với sự ra đời và phát triển của mạng internet tại Việt Nam thì những báo điện tử đầu tiên của Việt Nam cũng đã xuất hiện. Tạp chí Quê hƣơng là báo điện tử đầu tiên đƣa lên mạng Intenet vào ngày 31-12-1997, tiếp theo là báo Nhân dân, Lao động, Thông tấn xã Việt Nam, Sài Gòn giải phóng...Thời kỳ đầu, các báo điện tử này hầu hết là phiên bản của báo in, chƣa có khả năng tƣơng tác, liên kết, cập nhật thông tin nhanh nhƣ các báo điện tử hiện nay. Báo điện tử độc lập đầu tiên ra đời là VnExpress (tháng 11- 2002), kế tiếp là báo VietnamNet (tháng 1-2003) và VnMedia (tháng 8-2003).

Tốc độ tăng nhanh của báo điện tử bắt đầu từ năm 2008, đặc biệt là năm 2009, với sự xuất hiện của 15 cơ quan báo chí mới (tăng 160% so với năm 2008), năm 2010 có 13 báo điện tử, và 9 tháng đầu năm 2011 có 10 báo điện tử đƣợc cấp phép hoạt động. Làng báo in đều nhận rõ tiện ích to lớn của Internet và đã dành sự quan tâm đặc biệt cho báo điện tử. Trong số 47 báo, tạp chí điện tử đƣợc cấp phép hoạt động từ năm 2008 tới nay thì chỉ có 10 báo, tạp chí độc lập, còn lại là các báo, tạp chí điện tử đƣợc thành lập trên cơ sở từ báo in, ít nhiều thêm nội dung và hình thức mới. Tính đến 30/11/2012, có 330 mạng xã hội đã cấp 145 Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến [54].

Ở Việt Nam, trƣớc khi mạng xã hội thế hệ mới ra đời đã tồn tại những cộng đồng trực tuyến lớn, điển hình nhƣ ttvnol, vn-zom, webtretho. Tính đến hết tháng 9 - 2011, ở nƣớc ta đã có 130 mạng xã hội đƣợc cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ, trong đó có một số mạng nổi hơn

39

cả nhƣ: ZingMe, GoOnline, Yume, Tamtay, Cyber World… Những con số ấn tƣợng trong kết quả nghiên cứu của Socialbakers & SocialTimes.Me -2013 đƣợc công bố tại Hội thảo Toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam lần thứ 18 - VIO 2013: “Facebook vẫn đang phát triển mạnh tại Việt Nam chỉ sau gần 1 năm tổng lƣợng ngƣời dùng Facebook đã tăng gấp hơn 2 lần. Quay lại thời điểm cách đây gần 1 năm, thống kê nghiên cứu từ WeAreSocial về thị trƣờng Internet Việt Nam cho biết, tính đến tháng 10/2012, với 8,5 triệu thành viên, Facebook đã vƣợt qua Zing Me (8,2 triệu thành viên) để trở thành mạng xã hội có nhiều ngƣời dùng nhất Việt Nam. Tính trên toàn thế giới, Việt Nam là quốc gia mà Facebook có thị phần tăng trƣởng nhanh nhất, với tốc độ 146% trong 6 tháng (từ tháng 5 - 10/2012), trung bình cứ 3 giây thì Facebook có 1 ngƣời dùng Việt Nam mới.”

Mạng xã hội là một từ mới xuất hiện trong 10 năm đầu thế kỷ 21. Nó

Một phần của tài liệu Báo điện tử với việc khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)