Quy trình xử lý nguồn tin từ mạng xã hội

Một phần của tài liệu Báo điện tử với việc khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội (Trang 57 - 62)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Quy trình xử lý nguồn tin từ mạng xã hội

Xử lý nguồn tin trên báo chí đặc biệt đối với báo điện tử càng trở nên quan trọng bởi tính cập nhật, thời sự, nóng hổi đòi hỏi quy trình báo điện tử phải nhanh chóng để chạy đua với tin tức từ mạng xã hội sớm nhất. Thông tin nhanh vẫn là một trong những yếu tố cạnh tranh hàng đầu đối với các báo điện tử hiện nay.Vì thế đã đặt ra vấn đề làm thế nào để có thể có đƣợc thông tin sớm nhất, nhanh nhất. Ngoài lƣợng phóng viên theo dõi từng lĩnh vực các báo điện tử còn dựa vào mạng lƣới cộng tác viên và cộng đồng bạn đọc thân thiết để có cơ hội tiếp cận, khai thác nguồn tin một cách nhanh nhất có thể. Và ngày nay trƣớc sự phát triển của mạng xã hội thì đây đang là một trong những “nguồn tin mới” trên internet thu hút sự quan tâm đặc biệt của các báo điện tử. Những nhà báo hiện đại đều có ít nhất một tài khoản mạng xã hội, hàng ngày họ thƣờng lƣớt web truy cập các trang mạng xã hội để nắm bắt thông tin, tâm trạng và những vấn đề mà cƣ dân mạng đang quan tâm. Họ có thể trao đổi trực tiếp với các thành viên mạng và hình thành trong đầu những ý tƣởng cho nhiều bài báo mới của mình. Từ đó, các tin tức mà báo chí đề cập càng trở nên nhanh hơn, cụ thể hơn, sát thực hơn và đáp ứng nhu cầu công chúng tốt hơn so với thời kỳ làm báo trƣớc đây. Để làm đƣợc điều này quy trình xử lý nguồn tin trên báo điện tử cũng phải diễn ra nhanh chóng, chính xác, kịp thời.

Các nhà báo chuyên nghiệp đều phải tuân thủ các bƣớc tiến hành cơ b ản trong quy trình sáng tạo một tác phẩm báo chí là:“Nghiên cứu, thâm nhập thực tiễn, phát hiện đề tà i; Thu thập thông tin, dữ liệu; Thể hiện tác phẩm; Tự

52

biên tập tác phẩm; Tổ chức tác phẩm trên sản phẩm báo chí , phát tán thông tin; Theo dõi, nắm bắt và x ử lý thông tin phản hồi”[ 56]. Trong đó bƣớc thu

thập thông tin, dữ liệu hết sức quan trọng, làm sao để có thể thu thập đầy đủ, chính xác và nhanh nhất điều đó còn phụ thuộc vào tính chuyên nghiệp, nhạy bén của phóng viên. Nhiều tòa soạn báo điện tử trƣớc những vấn đề “nóng”, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dƣ luận xã hội có thể tập hợp đội ngũ nòng cốt để lên ý tƣởng và triển khai đề tài, viết bài. Qua đó cho thấy công chúng đã đƣợc quan tâm và ở khía cạnh nhất định công chúng có khả năng “định hƣớng” thông tin cho báo chí, tham gia vào quá trình cung cấp thông tin cho ra đời một sản phẩm báo chí.

Chia sẻ về quy trình xử lý nguồn tin khi khai thác đƣợc từ mạng xã hội BTV Nguyễn Thị Thu Phƣơng (Ban Đời Sống, Báo điện tử Vietnamnet.vn) cho biết: “Với những nguồn tin nóng, mang tính thời sự cao thì tòa soạn sẽ cử phóng viên đi xác minh, kiểm chứng, xử lý thông tin mình có và dựng lên thành bài viết. Với những thông tin không mang tính thời sự, đôi khi chỉ là những ý kiến, nhưng câu chuyện thì phóng viên có thể xử lý theo cách trích dẫn thông tin. Tuy nhiên trích dẫn cũng cần đặc biệt lưu ý: nếu ghi cả địa chỉ người thật, việc thật phải xin phép họ đồng ý mới được sử dụng và đăng; nếu trích dẫn không nêu rõ tên tuổi, có thể là giấu tên hoặc nêu tên tắt hoặc đổi tên thì thường phóng viên viết tin bài đó không xin phép vẫn sử dụng vào tin bài và vẫn được đăng tải.”

PV Kim Anh (Ban Du lịch, Báo điện tử VnExpress.net) cho biết:“ là phóng viên báo điện tử từ mạng xã hội tôi đã khai thác, triển khai khá nhiều đề tài, bài viết nhiều. Đôi khi mình có chộp những tứ từ mạng xã hội cách của tôi không phải cứ vào đó dẫn nguyên như vậy mà cách của tôi là khai thác, phát hiện đề tài, mình thấy họ nói vấn đề gì hay thì mình nhấc máy liên lạc lấy thông tin chính thức hoặc đăng tải được luôn thì xin.”

53

Chúng ta có thể thấy rõ quy trình xử lý nguồn tin từ mạng xã hội qua khảo sát thực tế trên báo điện tử Vietnamnet.vn. Chẳng hạn nhƣ chƣơng trình The Voice mùa thứ 2 vào tháng 10, 11 năm 2013 phát sóng trên VTV3, Đài truyền hình Việt Nam thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng.Vì vậy mà thông tin về những câu chuyện, vấn đề xung quanh cuộc thi rất đƣợc công chúng chú ý, theo dõi. Một trong nhƣng câu chuyện gây chú ý với công chúng và báo chí đó là: sau một live shows một thí sinh tên Hà Linh đã đăng một status trên trang facebook cá nhân đƣợc cho là có ý chê trách, nhạo báng huấn luyện viên Quốc Trung. Trƣớc vấn đề mang tính thời sự này phóng viên Vietnamnet đã thực hiện một bài phỏng vấn “Thực hư chuyện Hà Linh chửi Quốc Trung trên Facebook” đăng trên mục Văn Hóa, ngày 26/11/2013.

Hình 2.3: Trích một phần bài phỏng vấn do phóng viên Linh Phạm thực hiện

Với thông tin không mang tính thời sự, những ý kiến, câu chuyện đã đƣợc phóng viên Vietnamnet xử lý theo cách trích dẫn thông tin. Ví dụ nhƣ ở một bài viết có tên “Rùng mình những chiêu lợi dụng người già, trẻ em” đăng trên mục Đời sống ngày 9/9/2013 (Tr.127 – Phụ lục). Trong bài viết này phóng viên đã xử lý thông tin trích dẫn theo hai hƣớng:

Một là nêu cả tên nhân vật, địa chỉ ngƣời thật việc thật và câu chuyện của họ: (Bị sốc vì con trai mình suýt chút nữa là nạn nhân của một vụ lừa đảo, chị

54

Vân ở TP Hồ Chí Minh vô cùng hốt hoảng. Chị đã lập tức chia sẻ lên facebook câu chuyện vừa xảy ra hôm 5/9 nhằm cảnh báo cho mọi người. Câu chuyện cảnh giác của chị đã có hơn 10 nghìn lượt chia sẻ từ cộng đồng mạng);

Hai là không nêu rõ tên chỉ nêu tên tắt, tên đăng nhập trên diễn đàn xã hội (Cách mánh lừa như trường hợp con trai chị Vân gặp phải không hề mới. Tuy nhiên, vẫn nhiều người sập bẫy, đặc biệt là người già hoặc trẻ em, nhẹ dạ hoặc thiếu kinh nghiệm.Thành viên Surin trên diễn đàn webtretho cho biết, bà nội của chị đã bị lừa ngoạn mục mất gần 600 ngàn vì chiêu bài này).

*) Khảo sát trên VnExpress.net

Quy trình xử lý nguồn tin từ mạng xã hội ở VnExpress.net cũng diễn ra tƣơng tự nhƣ trên Vietnamnet.vn. Điều này đƣợc thể hiện qua các tin bài đã đăng trên VnExpress.net nhƣ sau: Vụ hôi bia tại Biên Hòa, Đồng Nai xảy ra vào cuối năm 2013 ngay sau khi xảy ra đã đƣợc đăng tải trên mạng xã hội. VnExpress đã cử phóng viên đi xác minh sự việc, tìm hiểu vấn đề. Và một trong những bài viết đƣợc triển khai tiếp theo đó là “Tài bị hôi bia được miễn bồi thường”bài viết đƣợc đăng trên mục Nhịp sống, ngày 14/12/2013.

Một ví dụ tiêu biểu khác về cách xử lý nguồn tin từ mạng xã hội đƣợc phóng viên của VnExpress sử dụng đó là khi phát hiện nguồn tin từ mạng xã hội là khi thông tin về cơ sở mầm non tƣ thục Phƣơng Anh tại Hiệp Bình Phƣớc, Thủ Đức (TP HCM) hành hạ trẻ bằng cách lấy khăn bịt mũi, bóp cổ, nhấn đầu vào xô nƣớc để dọa trẻ ăn... đã dấy lên sự phẫn nộ của dƣ luận cũng nhƣ gây hoang mang cho không ít phụ huynh khi gửi con đi nhà trẻ. Vụ bạo hành bị phát hiện trên mạng xã hội đã rầm rộ lên một làn sóng, rất nhiều bình luận của các ông bố bà mẹ. Phát hiện vấn đề phóng viên đã thực hiện một bài viết với tiêu đề Cha mẹ sợ con gặp hung thần ở trường mầm non” đăng trên mục Đời sống ngày 19/12/2013 (Tr.115 – Phụ lục). Trong bài viết này phóng viên cũng đã xử lý theo hƣớng:

55

- Thứ nhất là nêu cả tên nhân vật, địa chỉ và ý kiến của họ: “Sau khi xem clip, chị Nguyệt Anh, một kế toán tại quận 4, TP HCM, không thể làm được việc. Chị bỏ cả buổi sáng để ngồi xem camera trực tuyến từ trường học của con. Dù thấy con gái 4 tuổi có vẻ chơi ngoan nhưng buổi chiều chị vẫn xin nghỉ việc về sớm để đón con thay vì nhờ bà nội đón như mọi hôm. "Tự dưng mình có cảm giác cần che chở cho con nhiều hơn" - chị lý giải.

- Thứ hai là chỉ nêu tên tắt và tên đăng nhập trên mạng xã hội: Mình cũng là người cha. Dù các bé không phải con mình mà khi xem clip này, mình cảm thấy tim như thắt lại”- anh Dũng chia sẻ với VnExpress.net sau khi xem clip bảo mẫu bạo hành trẻ nhỏ ở Thủ Đức.

Thậm chí có rất nhiều người không đủ dũng cảm để xem như độc giả Tường Long:“Thật tình mình chưa xem clip nhưng khi đọc xong mình lạnh sống lưng và càng không dám xem luôn, con mình cũng đã 3 tuổi đang gửi nhà trẻ...! Trong đầu mình đang rất nhiều suy nghĩ và lo lắng...!”

Ngay sau đó rất nhiều đề tài, bài viết liên quan đến vấn đề bạo hành trẻ nhỏ ở trƣờng mần non đã đƣợc VnExpress đăng nhƣ: “Giúp con tránh bị bạo hành ở nhà trẻ’, “Giải mã hành vi bạo hành trẻ”.

Tùy mỗi sự việc, sự kiện, vấn đề khai thác đƣợc mỗi phóng viên, nhà báo lại có những cách xử lý khác nhau nhƣng dù xử lý nhƣ thế nào thì trong quy trình đó vẫn luôn phải đảm bảo giữ đƣợc tính chính xác, chân thực của nguồn tin để có thể đƣa đến cho độc giả nhƣng thông tin đúng, mới, hấp dẫn nhất. Phóng viên luôn phải đặt câu hỏi đối với thông tin và động cơ của nguồn tin và phải kiểm tra đối chiếu với các nguồn tin khác khi có thể.

Nhà báo cần lưu ý khi khai thác và luôn giữ trong đầu khi khai thác thông tin từ bất cứ nguồn nào là phải xác minh là điều quan trọng nhất. Khác biệt giữa thông tin từ mạng xã hội so với nguồn tin truyền thống khác là sức ảnh hưởng, đối tượng tác động lớn, rất nhanh, rất mạnh. Đó là hai

56

điều nhà báo luôn nhớ trong đầu khi khai thác” - chia sẻ của PV Hoàng Thủy Chung, Ban Chính trị, Báo Vietnamnet.vn.

Một phần của tài liệu Báo điện tử với việc khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)