Xu hƣớng khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội

Một phần của tài liệu Báo điện tử với việc khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội (Trang 91 - 93)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Xu hƣớng khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội

Mạng xã hội đang ngày càng phát triển mạnh: gần 1 tỷ ngƣời sử dụng Facebook, 340.000.000 tweet đƣợc gửi trên Twitter mỗi ngày, 2 tỷ video đƣợc xem mỗi ngày trên Youtube…[51]. Những con số đó cho thấy sức mạnh lan truyền mạnh mẽ trên các phƣơng tiện mạng xã hội. Và với khả năng liên kết mạnh mẽ, mạng xã hội đã, đang và sẽ góp phần quảng bá thông tin từ báo chí, nâng cao hiệu quả tuyên truyền trên báo chí.

Một bài báo có những thông tin đƣợc công chúng quan tâm, khi cập nhật, lan truyền trên mạng xã hội sẽ tạo ra sức lan tỏa rộng lớn hơn rất nhiều lần so với việc nó đƣợc phát hành trên các sạp báo. Các thành viên của mạng xã hội tạo ra những cuộc thảo luận, bình luận xung quanh nội dung của bài báo, có ngƣời còn cung cấp thêm những thông tin liên quan. Điều này lại có tác dụng phản hồi trở lại với mỗi ngƣời cầm bút, và cơ quan báo chí.

Xu hƣớng ngƣời dùng tiếp cận những thông tin, nội dung có giá trị, họ quan tâm tới những thông tin liên quan, nội dung phù hợp với đúng nhu cầu. Vậy báo chí cần phải có những xu hƣớng khai thác, sử dụng nguồn tin ra sao để phù hợp và đem lại những giá trị thông tin cho công chúng và tạo đƣợc niềm tin với họ. Việc khai thác, sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội đã đƣợc rất nhiều báo điện tử triển khai nhằm cung cấp những những thông tin quan trọng.

PV Võ Văn Trƣờng Giang (Ban Thời sự - Báo Vietnemnet) cho rằng: “

Xu hướng khai thác nguồn tin từ mạng xã hội đã, đang diễn ra hàng ngày đối với các báo điện tử. Và đây cũng sẽ là xu hướng phát triển của 10 năm tới, vì vậy cần thiết phải đào tạo ra một hệ thống biên tập viên cao cấp, có ít nhất 5

86

năm làm nghề để có đủ kiến thức “lọc” tin và đánh giá mức độ ảnh hưởng của thông tin đối với độc giả trước khi đưa tin.”

Mạng xã hội có lợi thế tƣơng tác cao, và có cộng đồng ngƣời dùng lớn. Các báo điện tử đã tận dụng các kênh social media trong chiến lƣợc khai thác, sử dụng và quảng bá thông tin. Mỗi một cơ qua báo chí lại có những cách khai thác, sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội khác nhau. Cập nhật liên tục nội dung thông tin từ các kênh mạng xã hội đối với phóng viên là điều cần thiết. Nhƣng phóng viên, nhà báo cần phải xác định rõ những nội dung cập nhật và có 1 kế hoạch nội dung rõ ràng. Cần định hình rõ đối tƣợng công chúng mục tiêu của mình là ai, họ cần gì để đƣa ra những nội dung phù hợp và có ích họ.

Các tòa soạn báo điện tử hiện nay đã, đang và sẽ khai thác, sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội theo hai xu hƣớng đó là: “Một là những tờ báo coi trọng số lượng người đọc, lượng hít, đặt tính giật gân câu khách lên cao thì họ sẽ ủng hộ, cho phép hoặc tạo điều kiện hoặc chấp nhận cho khai thác thông tin từ internet và mạng xã hội càng nhiều càng tốt - giật gân càng nhiều càng tốt. Ngược lại xu hướng thứ hai những tòa soạn các quan điểm suy nghĩ của họ khác quan điểm 1 thì thái độ của họ với nguồn tin từ internet, mạng xã hội rất thận trọng, rất ngại ngùng thậm chí hơi sợ hãi. Họ đang nhìn nhận đó như là một nguy cơ, một chỗ dễ mắc sai lầm và gặp tai nạn. Sức lan tỏa của thông tin trên mạng xã hội quá nhanh nên đôi lúc trở thành nguy cơ cho các tòa soạn nhưng không có nghĩa bản chất là xấu mà nó chỉ là do cách xử lý.”

PV Thanh Tùng (Ban Thời sự – Báo điện tử VnExpress.net)

Hiện tại xu hƣớng khai thác, sử dụng nguồn tin trên báo chí Việt Nam là đăng tải lại các thông tin chƣa đƣợc kiểm chứng đó là những dòng tự sự hay những hình ảnh đăng trên Facebook của những nghệ sĩ, ngôi sao mà ta gọi chung đó là ngƣời nổi tiếng. Tuy nhiên những thông tin nhƣ vậy công chúng ngày càng khắt khe và khó chấp nhận. ThS. Bùi Việt Hà (Giảng viên Khoa Báo chí & Truyền Thông, Trƣờng ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN) cho biết:

87

Hiện nay việc phóng viên khai thác nguồn tin từ mạng xã hội nói riêng, từ mạng internet nói chung là một trong những xu hướng tất yếu. Bên cạnh đó, họ cũng làm việc như phóng viên báo chí truyền thống. Đối với báo chí truyền thống cũng vậy, nguồn tin trên mạng xã hội cũng là một trong những nguồn giúp cho phóng viên bất kì loại hình báo chí nào nào cũng có thể sử dụng. Tuy nhiên vấn đề sử dụng như thế nào là câu hỏi được đặt ra? Tôi cho rằng đầu tiên mình phải nhận diện rằng việc phóng viên lấy nguồn tin từ mạng xã hội là mình không thể chối bỏ được nó, bản thân nó cũng là nguồn tin rất quan trọng. Thứ hai là trong việc khai thác nguồn tin từ mạng xã hội, tính đa chiều và tương tác được thể hiện rất rõ. Phóng viên có thể khai thác nguồn tin từ mạng xã hội thậm chí có thể trở thành thành viên trong mạng xã hội đó. Chính họ sẽ là người đưa lại phản hồi cho mạng xã hội.Tính tất yếu trong việc sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội và tính đa chiều và tương tác sẽ tác động đến phong cách làm việc của mỗi phóng viên.”

Nhƣ vậy dƣới áp lực của thời đại công nghệ số đòi hỏi thông tin nhanh, nóng hổi có thể nói rằng xu hƣớng khai thác, sử dụng thông tin từ mạng xã hội đặc biệt đối với các báo điện tử là điều tất yếu. Tuy nhiên xu thế này cũng sẽ khiến cho việc quản lý thông tin trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Đồng thời cũng đòi hỏi những quy định chặt chẽ hơn về đạo đức, trách nhiệm của nhà báo trong việc khai thác, sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội. Các tòa soạn báo điện tử ngày đòi hỏi quy trình tác nghiệp của các phóng viên, biên tập viên trong việc khai thác, sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội buộc phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về các yêu cầu thẩm định thông tin.

Một phần của tài liệu Báo điện tử với việc khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)