Những vấn đề đặt ra đối với việc quản lý báo điện tử ở Việt Nam hiện

Một phần của tài liệu Báo điện tử với việc khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội (Trang 93 - 98)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Những vấn đề đặt ra đối với việc quản lý báo điện tử ở Việt Nam hiện

hiện nay trong khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội

Sự phát triển rộng rãi của công nghệ thông tin trong thời đại ngày nay đã làm thế giới thay đổi nhanh chóng trên nhiều phƣơng diện, trong đó có lĩnh

88

vực báo chí và truyền thông. Ứng dụng công nghệ trong các hoạt động báo chí, truyền thông là một xu thế tất yếu và chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng ở các cơ quan báo chí hiện đại. Tất cả đều cố gắng tận dụng tối đa xu hƣớng vận dụng các thế mạnh của công nghệ. Những tiến bộ vƣợt bậc về công nghệ của thời đại đã làm cho hoạt động báo chí và truyền thông có thêm nhiều lợi thế rất lớn trong việc đáp ứng những nhu cầu phức tạp và đa dạng của công chúng, không chỉ đơn thuần là cung cấp thông tin, các loại hình giải trí mà đòi hỏi sự trực quan và tƣơng tác cao. Nhờ công nghệ họ có thể có đƣợc những sản phẩm sáng tạo thỏa mãn xã hội ở những khu vực khác nhau nhất một cách nhanh chóng, kịp thời và thuận tiện nhất.

Sự phát triển vƣợt bậc của công nghệ thông tin đã làm thay đổi căn bản cuộc sống của con ngƣời ở mọi nơi trên thế giới, trong đó lĩnh vực báo chí và truyền thông là một trong những lĩnh vực ứng dụng công nghệ nhanh và nhạy nhất. Những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực báo chí và truyền thông đứng trƣớc cơ hội rất lớn để nâng cao và mở rộng các năng lực sáng tạo của mình, đáp ứng đòi hỏi phát triển của công chúng cũng trong môi trƣờng mà tốc độ và sự thay đổi đòi hỏi nhanh chƣa từng thấy. Một nhà báo hiện đại là ngƣời vừa sử dụng máy tính bảng, trong lúc dùng điện thoại di động có định vị vệ tinh, sẵn sàng cầm một máy ảnh và một camera quay phim... Cách thức mà các nhà hoạt động báo chí và truyền thông nhập cuộc và thực hiện sự tƣơng tác với cộng đồng đã thay đổi căn bản.

Sự phát triển của công nghệ truyền thông cũng đã tạo ra sự bùng nổ của internet. Quá trình này đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của báo chí thế giới, hình thành xu thế vận động mới trong hoạt động báo chí - truyền thông: tích hợp các phƣơng tiện truyền thông. Đó là quá trình các phƣơng tiện truyền thông, các thiết bị truyền thông và các kênh thông tin đại chúng, các loại hình báo chí, đƣợc tích hợp lại trên nền internet. Sự tích hợp các loại hình truyền thông trên nền internet đã tạo ra nhu cầu mới trong tiếp nhận thông tin của

89

công chúng, cho phép công chúng thu nhận thông tin bằng cả hình ảnh, âm thanh, văn bản.

Ngày nay phƣơng thức tiếp nhận thông tin của công chúng đã và đang thay đổi nhanh chóng, do khả năng kết nối dễ dàng vào mạng internet toàn cầu, với lƣợng thông tin khổng lồ đƣợc chuyển tải trên hàng trăm kênh truyền hình quốc tế, hàng ngàn kênh phát thanh và hàng triệu websites … Đã có sự dịch chuyển, thay đổi lớn ở công chúng trong cách thức, mục đích và nội dung tiếp nhận thông tin từ các phƣơng tiện truyền thông. Xu hƣớng thay đổi này trong cách tiếp nhận thông tin và xu thế tích hợp truyền thông, rõ ràng đang đặt ra thách thức với các cơ quan báo chí và cơ sở đào tạo báo chí - truyền thông. Từ đó mục tiêu, nội dung đến phƣơng thức đào tạo các nhà báo - nhà truyền thông tƣơng lai, rõ ràng cần có những thay đổi phù hợp.

Trong thời đại toàn cầu hóa, công nghệ thông tin phát triển đòi hỏi ngƣời làm báo phải có thêm nhiều phẩm chất và kỹ năng mới. Để làm việc trong một môi truờng chuyên nghiệp, kinh nghiệm, năng lực phải đƣợc chú trọng phát triển. Các tòa soạn đòi hỏi ngày càng cao trong tuyển dụng, chắc chắn các tòa soạn sẽ ƣu tiên những ứng cử viên có nhiều kỹ năng, ngoài kỹ năng viết, kỹ năng báo chí còn có kỹ năng về công nghệ. Nếu các phóng viên tƣơng lai không thành thạo các kỹ năng công nghệ, không thành thạo về máy tính, không thành thạo về máy ảnh, máy quay thì rất khó xin việc. Hơn nữa, phải tích hợp thêm những kiến thức cơ bản về tờ báo mình muốn vào làm việc. Sự phát triển của các phƣơng tiện truyền thông và công nghệ mới trong thập kỷ qua vẫn chƣa kết thúc. Rồi những công nghệ mới tới đây chính là bƣớc đột phá mới nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin và trong tƣơng lai nó có thể làm đảo lộn cả xã hội. Có một thực tế hiện nay là nhờ những đột phá của công nghệ thông tin mang lại mà ngày càng nhiều ngƣời tham gia vào mạng lƣới báo chí với tƣ cách là "nhà báo công dân" khi họ là chủ thể cung cấp thông tin cho báo chí. Thậm chí, họ còn giữ vai trò thu thập, xử lý và công bố nguồn tin

90

trên những trang cá nhân của mình với nhiều mục đích khác nhau. Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào quản lý các loại hình truyền thông mới, đặc biệt là các báo điện tử, trang mạng xã hội và blog cá nhân tại Việt Nam một cách chặt chẽ và có hiệu quả.

Thực tế rất nhiều vụ việc, sự kiện mà các cơ quan báo điện tử và phóng viên đã khai thác, sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội mà không hề có bất cứ thao tác kiểm chứng nguồn tin nào. Vì vậy mà dẫn đến thông tin cung cấp tới công chúng bị sai lệch hoàn toàn không đúng sự thật. Tuy vậy các cơ quan báo chí và những ngƣời làm báo nhƣ vậy cũng chƣa chịu sự chế tài của một đạo luật, một quy định nào mang tính pháp lý. Và việc xử lý những thông tin không đúng sự thật, thậm chí những thông tin bôi nhọ, nói xấu, hạ bệ có động cơ, mục đích xấu, lừa đảo… trên mạng xã hội trong những năm vừa qua chƣa đƣợc xử lý nghiêm minh, kịp thời. Do vậy, khi tiếp nhận, lựa chọn và sử dụng thông tin trên mạng xã hội các cơ quan báo chí và nhà báo phải kiểm chứng, khi thấy đúng sự thật mới chính thống hóa thông tin. Triển khai đề tài, viết bài đƣa ra những phân tích, bình luận sắc sảo góp phần nâng cao năng lực tƣ duy và nhận thức của độc giả. Chỉ có làm đƣợc nhƣ vậy báo chí mới đƣợc xã hội tìm đọc, uy tín của tờ báo mới ngày một đƣợc nâng cao, mới góp phần đắc lực phục vụ xã hội, tờ báo mới ngày càng phát triển. Điều kiện để làm đƣợc việc đó đòi hỏi trách nhiệm, đạo đức, năng lực của nhà báo; tính nguyên tắc, kỷ cƣơng, sự đứng đắn của cơ quan báo chí; tính nghiêm minh của quy chế, pháp luật của nhà nƣớc. Ngƣợc lại nếu nhà báo, cơ quan báo chí lựa chọn thông tin, chủ đề thiếu chọn lọc, thiếu kiểm chứng dẫn tới thông tin thiếu chính xác, sai lệch thì tờ báo sẽ bị xã hội đánh giá thấp, ngƣời đọc ít quan tâm, đó là dạng báo mà bạn đọc gọi chung là “lá cải” và vô tình hoặc hữu ý nhà báo, cơ quan báo chí đã tiếp tay cho sự lừa đảo, cho mục đích xấu. Bởi vậy báo điện tử, các nhà báo khi khai thác nguồn tin từ mạng xã hội cần phải lƣu ý một số những vấn đề nhƣ:

91

Nguồn tin trên mạng xã hội không phải lúc nào cũng đúng: nhà báo phải qua quá trình tác nghiệp cẩn trọng, tỉ mỉ, khách quan và chân thật, báo chí sẽ “chính thống hóa” những thông tin trên mạng xã hội theo hai hƣớng: Nếu thông tin từ mạng xã hội là đúng, báo chí sẽ kịp thời xác minh và khai thác tốt hơn. Còn ngƣợc lại, khi thông tin từ mạng xã hội là sai và báo chí cũng phải chấn chỉnh, phê phán và kịp thời định hƣớng bằng thông tin chính xác.

Thận trọng khikhai thác thông tin mạng xã hội: Việc nhà báo khai thác, nắm bắt thông tin từ mạng xã hội hoàn toàn không phải là việc xấu, thậm chí là cần thiết và mạng xã hội thực sự sẽ là nơi mỗi ngƣời cầm bút có thể thu thập, phát hiện những vấn đề, phát hiện. Tuy nhiên, mỗi ngƣời cầm bút cần cẩn trọng và kỹ càng khi khai thác hoặc lấy thông tin từ mạng xã hội làm chất liệu cho bài báo của mình. Mỗi nhà báo, cơ quan báo chí phải thực sự trở thành “ngƣời gác cổng thông tin”.

Các nhà báo và tòa soạn báo cần tự xây dựng cho mình phƣơng thức xác định sự thật từ những thông tin trên mạng xã hội. Vấn đề là kiểm chứng thông tin chứ không phải là e ngại thông tin từ mạng xã hội. Phía cơ quan quản lý cũng phải nghiên cứu thấu đáo, tạo môi trƣờng lành mạnh để mặt tích cực của mạng xã hội phát triển.

Mạng xã hội tạo ra quy trình tác nghiệp mới cho người làm báo:

Trong sự tƣơng tác qua lại này, chính mạng xã hội – tự bản thân nó đã gián tiếp thúc đẩy một quy trình tác nghiệp mới cho những ngƣời làm báo. Những nhà báo hiện đại ngày nay, có thể lƣớt web hàng ngày, truy cập các trang mạng xã hội để nắm bắt thông tin, tâm trạng và những vấn đề mà cƣ dân mạng đang quan tâm. Họ có thể trao đổi trực tiếp với các thành viên mạng và hình thành trong đầu những ý tƣởng cho nhiều bài báo mới của mình. Các tin tức mà báo chí đề cập càng trở nên nhanh hơn, cụ thể hơn, sát thực hơn và đáp ứng nhu cầu công chúng tốt hơn so với thời kỳ làm báo trƣớc đây. Nhiều

92

tòa soạn, trƣớc những vấn đề “nóng” có thể tập hợp đội ngũ nòng cốt để triển khai ý tƣởng. Hơn bao giờ hết, công chúng đƣợc quan tâm và ở một góc độ nào đó, có khả năng “định hƣớng” thông tin của tờ báo, tham gia vào quá trình ra đời một bài báo.

Các nhà báo cũng không thể dửng dƣng với những thông tin nóng hổi

Một phần của tài liệu Báo điện tử với việc khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)