Khó khăn, hạn chế của việc báo điện tử khai thác và sử dụng nguồn tin từ

Một phần của tài liệu Báo điện tử với việc khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội (Trang 74)

7. Kết cấu của luận văn

2.5. Khó khăn, hạn chế của việc báo điện tử khai thác và sử dụng nguồn tin từ

quan báo chí và ngƣời làm báo đã trả lời đƣợc những thắc mắc và đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng. Hay ta có thể nói rằng đó chính là báo chí đã “gãi” đúng “chỗ ngứa” của công chúng.

2.5. Khó khăn, hạn chế của việc báo điện tử khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội tin từ mạng xã hội

Mạng xã hội ngày một phát triển và nó không bị giới hạn bởi không gian địa lý và thời gian vật chất. Ngày nay chúng ta không thể phủ nhận tác động to lớn của nó đối với xã hội, trong đó có báo chí. Tuy nhiên cần phải có cái nhìn và sự nhận thức đúng đắn về mạng xã hội. Mạng xã hội vẫn chƣa thể đƣợc thừa nhận là một phƣơng tiện truyền thông đại chúng. Điều này cũng có nghĩa là nguồn thông tin từ mạng xã hội cũng không đƣợc coi là nguồn thông tin chính thống. Bởi vậy mà thông tin từ mạng xã hội có tính hai mặt, thiếu căn cứ để đảm bảo cho tính chính xác của thông tin.

Và trên thực tế thì mạng xã hội hoàn toàn mang tính cá nhân, nội dung thông tin dàn trải, vụn vặt về nhiều vấn đề nhƣ: từ đời tƣ một nhân vật nào đó,

69

một sự việc cụ thể ngoài xã hội, tới cả những lời kêu gọi, cuộc vận động của một cá nhân, nhóm ngƣời thuộc mạng xã hội trƣớc một vấn đề, một sự việc nào đó của xã hội…Hơn thế nữa thông tin trên mạng xã hội có nhiều dạng có tin bài mô tả trung thực nhƣng cũng có những tin bài phản ánh một chiều, hoặc thiếu đầy đủ, hoặc không có mục đích rõ ràng, thậm chí có tin bài thì lại xuyên tạc, bôi nhọ, lừa đảo. Nhiều tòa soạn báo điện tử và nhà báo đã biết tƣơng tác với mạng xã hội bằng cách chọn lọc, sử dụng thông tin trên đó làm đề tài và nguyên liệu cho tác phẩm báo chí của mình. Tuy nhiên trong quá trình tác nghiệp của mình trƣớc hàm lƣợng thông tin đồ sộ trên mạng xã hội nhà báo sẽ gặp không ít khó khăn để chọn đƣợc thông tin có giá trị. Và sẽ có những hạn chế nhất định ở nội dung thông tin và quá trình thu thập thông tin từ mạng xã hội của nhà báo thu thập. Cụ thể là:

Đưa tin thiếu kiểm chứng

Thông tin trên mạng xã hội thƣờng có một nhƣợc điểm lớn nhất đó là thiếu đƣợc kiểm chứng. Nhiều tòa soạn báo điện tử, nhà báo khi phát hiện nguồn tin từ mạng xã hội không kiểm chứng lại mà ngay lập tức lấy thông tin từ đó làm thành tác phẩm báo chí của mình. Hiện tƣợng này diễn ra nhiều trong quá trình thu thập thông tin của nhà báo từ trang mạng xã hội facebook. Để có những thông tin và bài viết mới, độc nhiều phóng viên đã không thực hiện thao tác xử lý thông tin đó là kiểm chứng mà đã vội vàng chế biến sản phẩm báo chí dựa trên nguồn nguyên liệu sẵn có trên mạng xã hội.

PV Thanh Tùng (Ban Thời sự, Báo điện tử VnExpress) cho biết: “Thông tin về đời sống của ngƣời nổi tiếng đa phần các báo điện tử lấy thông tin từ trang cá nhân của các ngôi sao, nghệ sĩ nổi tiếng và yên tâm rằng đó là thông tin chính thức. Không ít các nhà báo quá lạm dụng hình thức lấy thông tin nhƣ thế này mà đã khiến cho tác phẩm báo chí thiếu tính khách quan, trung thực. Nhƣ vậy việc thu thập nguồn thông tin từ mạng xã hội để triển khai đề tài, viết bài giống nhƣ con dao 2 lƣỡi trong quá trình hoạt động tác nghiệp của

70

nhà báo.” Điều này xảy ra cũng bởi vì báo điện tử luôn phải bị đặt trƣớc những thách thức về tốc độ đƣa tin, tính trung thực và sự đa dạng của tin tức.

Nhƣ vậy, trƣớc khi đăng tải thông tin, nhiều cơ quan báo điện tử đã bỏ qua một khâu sơ đẳng nhƣng vô cùng quan trọng trong quá trình tác nghiệp là xác minh lại nguồn tin. Điều đó dẫn tới tình trạng méo mó thông tin, cung cấp những thông tin không đƣợc chính xác tới độc giả.

Đăng tin sai sự thật làm ảnh hưởng đến danh dự, phẩm chất của cá nhân và tổ chức

Minh chứng tiêu biểu nhất cho điều này là ngày 24.07.2013 Cục Nghệ thuật biểu diễn đã gửi công văn đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công An điều tra, xử lý nghiêm những trang mạng, báo điện tử đƣa thông tin vô căn cứ về Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam lần 3 năm 2013. Đây là một bài học đắt giá nữa cho những ngƣời mang danh phóng viên “cố tình” đƣa lên mặt báo những thông tin “nhảm”, sai sự thật làm ảnh hƣởng đến danh dự, phẩm chất của cá nhân và tổ chức. Nạn nhân của vụ việc giữa tin đồn và báo mạng chính là tân hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2013 Nguyễn Thị Ngọc Anh. Đăng quang tối 26.06.2013 tại Quảng Nam, chƣa kịp vui mừng với danh hiệu cao nhất cuộc thi thì vài ngày sau, thông tin cô mua giải với giá 1,5 tỷ đồng, có quan hệ tình cảm với cậu con trai chƣa tròn 16 tuổi của bà Kim Hồng - Phó ban tổ chức cuộc thi đã đƣợc đƣa ầm ĩ trên nhiều trang báo mà không hề có bằng chứng rõ ràng, thuyết phục nào.

Sự vội vàng, thiếu kiểm chứng thông tin của các tòa soạn này đã gây xôn xao dƣ luận và ảnh hƣởng rất lớn đến danh dự, uy tín của UBND tỉnh Quảng Nam, Ban tổ chức cuộc thi và một số cá nhân có liên quan; buộc Cục Nghệ thuật biểu diễn “đề nghị điều tra, có hình thức xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân có hành vi sai phạm để đảm bảo tính công khai, minh bạch trong công tác quản lý nhà nƣớc…”. Trong công văn đƣợc gửi ngày 24/7/2013, Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể

71

thao và Du lịch gửi Cục Quản lý phát thanh và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Công An đã khẳng định: Những thông tin trên đều không có căn cứ nhƣng đã đƣợc đăng tải tràn lan trên mạng internet, gây ảnh hƣởng rất lớn đến danh dự, uy tín của UBND tỉnh Quảng Nam, ban chỉ đạo, ban tổ chức cuộc thi và một số tổ chức, cá nhân có liên quan.

Sa đà khai thác những chủ đề từ các mạng xã hội

Một câu chia sẻ tâm trạng buồn vui của một bạn trẻ, một clip hát tặng ngƣời yêu, một bức ảnh chế nhận đƣợc nhiều lƣợng like, chia sẻ trên các mạng xã hội nhiều khi cũng trở thành chủ đề cho một bài báo. Hiện tƣợng này xảy ra khá phổ biến trên báo VnExpress đặc biệt là chuyên trang Ione. Có thể thấy việc khai thác các chủ đề từ mạng xã hội diễn ra thƣờng xuyên. Các bài viết dƣờng nhƣ mới chỉ dừng lại ở việc phản ánh một hiện tƣợng, một vấn đề mà dƣờng nhƣ tính định hƣớng ở đó còn rất ít. Thực tế chúng ta phải thừa nhận rằng mạng xã hội là nơi chia sẻ trạng thái, tình cảm và đôi khi là quan niệm sống của rất nhiều ngƣời. Qua đó, các phóng viên cũng có thể tìm kiếm đƣợc nhiều nguồn thông tin và đề tài cho bài viết của mình. Nhƣng họ phải biết cách đúc rút vấn đề, tổng kết để đƣa ra một đề tài hay, một bài viết chất lƣợng và nhiều giá trị. Ví dụ nhƣ chỉ bằng một tấm ảnh “Giết Gấu tàn độc rồi khoe lên Facbook” mà một thanh niên đăng trải trên trang facebook cá nhân của mình có thể giúp cho nhà báo khai thác, triển khai sâu một loạt bài cảnh báo về “căn bệnh” vô cảm của một bộ phận giới trẻ, đồng thời cũng là tiếng chuông nhắc nhở các ban ngành liên quan về công tác bảo vệ động vật hoang dã. Nhƣng bài viết “Nam thanh niên giết gấu tàn độc rồi khoe lên Facebook”

đăng trên mục Cộng động ngày 13/12/2013 mới chỉ dừng lại ở việc chia sẻ lại hình ảnh và sattus của nam thanh niên này trên facebook cá nhân.

Nhƣ vậy việc sử dụng hiệu quả thông tin trên mạng xã hội không phải là chỉ viết về những vấn đề nhỏ nhặt, vặt vãnh và sáo rỗng để thu hút độc giả.

72

Điều quan trọng là làm sao khi độc xong bài viết đó phải đọng lại trong lòng độc giả một ý nghĩa và phải có tính định hƣớng dƣ luận xã hội.

Thông tin quá nhiều về đời tư cá nhân đặc biệt là đời tư của những người nổi tiếng

Sự thu hút, hấp dẫn của những trang mạng xã hội đang đƣợc đong đếm bằng những like của những ngƣời thân, ngƣời bạn hoặc ngƣời hâm mộ. Thời gian gần đây ở mảng văn hóa nhiều nghệ sĩ lên án nhiều nhà báo tự tiện, lấy thông tin cá nhân từ trang cá nhân coi đó nhƣ là phát ngôn chính thức để khai thác, đăng tải cho ra những sản phẩm nhƣ là báo chí. Và nghệ sĩ thì lại không đặt họ ở khía cạnh khán giả, khán giả quan tâm đến ngƣời của công chúng họ rất thích tìm kiếm những bài viết về ngƣời công chúng. Nhà báo cũng không nên phụ thuộc vào ngƣời nổi tiếng, thông tin cá nhân của ngƣời nổi tiếng trên trang cá nhân phải lựa chọn thông tin. Vì thực tế nhiều nghệ sĩ biết gót chân asin của ngƣời làm báo, đôi khi những cách họ biết tạo ra những thu hút ở trên những trang mạng xã hội. Thay vì mất thời gian tiền bạc, công sức để tạo ra sản phẩm nào đó thì họ lại sử dụng kênh mạng xã hội để giúp họ đạt đƣợc mục đích về truyền thông, về sự quan tâm của khán giả cũng nhƣ những đồng nghiệp dành cho mình. Ví dụ về tình trạng một số ngƣời cố ý tạo ra tin đồn để đánh bóng tên tuổi, mong sớm trở thành nổi tiếng. Thời gian qua các tờ báo điện tử và trang thông tin lớn nhỏ đƣa tin và nhiều bình luận về hiện tƣợng “Bà Tƣng”. Những hình ảnh khoe thân phản cảm của cô gái này vốn xuất hiện trên trang cá nhân đƣợc “dân mạng rỉ tai” nhau nhƣng khi một nhóm hẹp trong giới làm báo, truyền thông “tiếp tay” lan truyền đã gây nên sự ồn ào suốt thời gian qua. Điều này không có nghĩa là các nhà báo nên dửng dƣng với những thông tin nóng hổi trên mạng. Chính họ chứ không phải ai khác sẽ phải đóng vai trò nắm bắt dƣ luận xã hội và định hƣớng thông tin tạo ra sự ổn định trên cộng đồng mạng và trong xã hội. Khảo sát điều này cho thấy hiện nay trên VnExpress.net khối lƣợng tin bài khai thác nguồn tin từ mạng xã hội

73

đặc biệt là trang facebook cá nhân của các nghệ sĩ, ngôi sao khá nhiều. Đặc biệt hàng ngày trên chuyên trang Ione của VnExpress đều có chùm tin ảnh tổng hợp những hình ảnh hot của các ngôi sao trong ngày. Dạng chùm tin ảnh tổng hợp này đƣợc Ione khai thác, sử dụng nguồn tin từ trang facebook cá nhân của những ngôi sao, nghệ sĩ. Trong năm 2013 có khoảng 230 chùm tin ảnh đƣợc đăng tải với tên gọi: “Facebook của sao ngày…”.

Sự phát triển của mạng xã hội cùng với nhu cầu chia sẻ, liên kết của tất cả mọi ngƣời trong thời kì bùng nổ thông tin dẫn đến việc hầu hết mỗi ngƣời đều có ít nhất một tài khoản trên mạng xã hội. Điều này cũng không phải ngoại lệ đối với các diễn viên, ca sĩ, doanh nhân, chính trị gia... Tất nhiên ở đây chúng ta loại bỏ những tài khoản giả mạo, trang “chính chủ” của các sao trên các diễn đàn, mạng xã hội luôn nhận đƣợc sự quan tâm của mọi ngƣời, đặc biệt là fan hâm mộ. Và tất nhiên không loại trừ những ngƣời chuyên làm nhiệm vụ “săn tin”. Ở những trang này, chủ nhân của nó luôn thoải mái chia sẻ cảm xúc, chia sẻ những bức ảnh, khoảnh khắc và thậm chí là “xả” giận…Quan tâm đến “Sao” là việc cần thiết đối với phóng viên bởi một bộ phận công chúng đáng kể rất quan tâm đến những thông tin về thần tƣợng của họ là những ngôi sao, nghệ sĩ. Vì vậy việc nhà báo đƣa tin về vấn đề này là hoàn toàn chính đáng nhƣng điều đáng nói là nhiều ngƣời làm báo quá lạm dụng thông tin chia sẻ của những ngƣời nổi tiếng, biến chúng thành đề tài và đôi khi nói quá nhiều về vấn đề này gây nhàm chán cho công chúng. Tất nhiên, một khi đã bộc lộ cảm xúc của mình trên mạng xã hội thì những ngƣời nổi tiếng không ngại mọi ngƣời biết đến. Nhƣng họ cũng là ngƣời bình thƣờng, đôi khi những câu nói đó chỉ là lời bông đùa hoặc xả “stress”. Thật đáng buồn khi báo chí lại quá sắm soi đến và dƣờng nhƣ bê nguyên tất cả lên báo chí một cách thiếu chắt lọc, thiếu gọt dũa.

Ví dụ câu chuyện về hình ảnh đời tƣ hàng ngày của cầu thủ bóng đá Messi đƣợc đăng tải trên Facebook cá nhân đó là hình ảnh con trai đƣợc chia

74

sẻ. Trên Vietnamnet ngày 14/4/2013 đã có tin “Messi lần đầu khoe ảnh con trai” với nội dung: “Lần đầu tiên kể từ ngày chào đời cách nay 5 tháng, chú nhóc Thiago chính thức được cha Lionel Messi và mẹ Antonella Roccuzzo đưa ảnh lên Facebook.” Kèm bức hình đăng tải trên trang facebook cá nhân của cầu thủ này. Không rõ những bài viết này đăng tải đã đƣợc sự đồng ý của nhân vật hay chƣa, và cũng không hiểu những ngôi sao đƣợc đề cập đến có cảm thấy khó chịu hay không. Nhƣng việc quá sa đà khi viết về những vấn đề đời tƣ cá nhân của những ngƣời nổi tiếng nhƣ vậy sẽ dễ dẫn đến việc gia tăng những bài báo câu khách, rẻ tiền, xoi mói chuyện của “Sao” mà thôi.

Các phóng viên có thể đọc, xem, theo dõi câu chuyện và cuộc sống hàng ngày của những ngƣời nổi tiếng thông qua các trang mạng xã hội, các diễn đàn. Nhƣng đó là hoạt động có ý thức, có trách nhiệm để nhằm bồi đắp thêm vốn kiến thức, hiểu biết và phục vụ hoạt động báo chí của mình. Và phóng viên không phải chờ cho những ngƣời đó có những phát ngôn thay cho họ, hay những bức ảnh “để đời” mà khai thác nhƣ một vấn đề quan trọng của xã hội. Vấn đề ở đây là phải viết chắt lọc, đúc rút để từ trong những câu nói ấy mà tìm ra bản chất. Mặt khác, đây cũng có thể là hoạt động giúp các phóng viên hiểu rõ những nhân vật nổi tiếng, biết đƣợc tính cách, sở thích của họ…điều này sẽ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình phỏng vấn nhân vật sau này.

Giật gân, câu khách

Ngày nay chúng ta sẽ không khó để thấy trên báo điện tử hiện nay rất nhiều những bài viết lấy thông tin hay đề tài từ những mạng xã hội nhƣ Facebook hay Youtube. Đặc biệt có những báo đƣa tin quá nhiều về các vấn đề tình dục, clip sex. Một số báo điện tử tại Việt Nam đang chạy theo những clip “sex” không có nguồn gốc trên các blog, diễn đàn nhằm câu view cho tờ báo của mình.

Có điều đáng nói ở đây là hầu hết các thông tin clip “sex” này khi các báo đăng tin đều chung một kịch bản là không có nguồn tin rõ ràng. Những

75

clip trên các báo đều đƣợc các tác giả bài viết lấy thông tin từ các trang mạng xã hội hay các diễn đàn có nội dung nhạy cảm và thậm chí lấy cả các trang web “đen”. Tất cả đều có chung một kịch bản, các clip này đƣợc một ai đó đƣa lên ở các phƣơng tiện chia sẻ trên và ở phía dƣới ngƣời đƣa chú thích 1 đến hai dòng giật gân nhƣ: sinh viên trƣờng này, trƣờng nọ, kèm tên cùng nick chat là những chữ cái ghi tắt…Ngay lập tức phóng viên các báo vội vàng đƣa lên mà không cần kiểm chứng độ chính xác, thậm chí một số báo còn đặt dấu hỏi nghi ngờ ngay đằng sau tiêu đề bài viết đăng tải nhằm bao biện đó chỉ

Một phần của tài liệu Báo điện tử với việc khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)