Báo điện tử khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội

Một phần của tài liệu Báo điện tử với việc khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội (Trang 46 - 48)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Báo điện tử khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội

Thực tế hiện nay cho thấy mạng xã hội là môi trƣờng cung cấp, truyền bá và tƣơng tác thông tin. Thông qua kết nối và phát tán thông tin trên diện rộng trên internet cộng với việc tăng cƣờng khả năng theo dõi và giám sát mọi hoạt động xã hội trên phạm vi toàn cầu nhờ các thiết bị di động, mạng xã hội còn tạo ra một khối lƣợng các tin tức khổng lồ đƣợc chia sẻ. Phần lớn tin tức trên các mạng xã hội là những thông tin mang tính cá nhân nhiều hơn đại chúng thậm chí là những thông tin phi chính thống, chƣa có kiểm chứng và ta có thể gọi đó là những tin tức xã hội (social news). Trƣớc sự phát triển rầm rộ nhƣ vậy của tin tức từ mạng xã hội. Báo chí nói chung và báo đện tử nói riêng chịu những tác động nhất định đặc biệt là trên phƣơng diện khai thác và sử dụng nguồn tin. Sự tác động của tin tức từ xã hội đến nguồn tin của báo điện tử đƣợc thể hiện trên cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực.

Ở khía cạnh tích cực tin tức xã hội đem đến cho báo điện tử một nguồn tin đa dạng và chi phí thấp để có thể khai thác tiếp tục những giá trị thông tin của nguồn tin. Mạng xã hội có ƣu thế đó là phát hiện kịp thời và đƣa các thông tin rất nhanh nhạy nhƣng lại thƣờng vụn vặt, hạn chế về khả năng theo đuổi các vụ sự kiện, sự việc để tạo thành chuỗi thông tin sâu rộng. Nắm bắt đƣợc điều này nhiều tòa soạn báo điện tử ngày nay đã triển khai một trong những cách thức tác nghiệp mới là: phóng viên báo chí là cƣ dân mạng xã hội sẽ có điều kiện nắm bắt, cập nhật thông tin, khai thác nguồn tin từ mạng xã hội để dựa vào đó làm thành thông tin có giá trị nhờ nghiệp vụ chuyên sâu. Minh chứng cho điều này là 2 báo điện tử VnExpress đều có trang Facebook thu hút sự theo dõi của nhiều độc giả, nhấn nút like nên tới hơn 400.000 ngƣời (tính đến tháng 1/2014). Và tờ Vietnamnet cũng có trang facebook với hơn 6.000 ngƣời nhấn nút like (tính đến tháng 1/2014).

41

Nhiều vấn đề, sự kiện đƣợc xã hội quan tâm, đƣợc bàn luận sôi nổi trên các trang mạng xã hội chính là dƣ luận xã hội mà báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng quan tâm và muốn nắm bắt. Từ đó báo điện tử đi vào triển khai những đề tài, ý tƣởng, giải đáp đƣợc những bức xúc, nhu cầu thông tin này một cách nhanh chóng, chính là hiệu quả mà báo điện tử có thể có đƣợc khi khai thác nguồn tin từ mạng xã hội. Sự nhanh nhạy của cơ quan báo điện tử và ngƣời làm báo, trả lời đƣợc những thắc mắc và cung cấp trúng, đúng nhu cầu thông tin của công chúng. Thông thƣờng, các thành viên trên mạng xã hội sau khi tham gia trên mạng xã hội khi biết một sự kiện, một vấn đề “nóng” nào đó đang đƣợc bàn tán, thảo luận nhiều thƣờng muốn tìm kiếm thông tin từ báo chí - nơi mà họ cho là “chính thống” để giải đáp thêm, thông tin thêm về những sự kiện mới chỉ ở dạng lan truyền trên mạng xã hội nhƣ “lời đồn”. Nếu tờ báo nào nhanh nhạy đáp ứng đƣợc sự tìm kiếm này sẽ có khả năng “hút” độc giả một cách mạnh mẽ và rộng lớn.

Tuy nhiên cùng với những ƣu thế mạng xã hội mang lại cho nguồn tin của báo chí không thể không nhắc tới một khía cạnh khác của tin tức xã hội từ mạng xã hội đó là rất nhiều tin tức đƣợc đăng tải dƣới các vỏ bọc, những ẩn danh mà ở đó ngƣời đăng thì không phải chịu trách nhiệm về đạo đức truyền thông, thậm chí là trách nhiệm pháp lý và cũng không bị cản trở bởi một hàng rào biên tập nào. Điều này cũng tạo nên một sức ép cạnh tranh giữa thông tin trên báo chí và trên mạng xã hội, thông tin trên báo chí phải qua kiểm chứng, kiểm duyệt nên quá trình đăng tải bao giờ cũng chậm hơn mạng xã hội. Và trƣớc sức ép về số lƣợng thông tin và tần suất đăng tải nên nhiều cơ quan báo chí đặc biệt là báo điện tử đã khai thác nguồn tin từ mạng xã hội và qua cách xử lý đơn giản nhƣ : “Facebooker A chiaa sẻ”, “thành viên B cho rằng”…vv. Vì vậy ranh giới giữa tham khảo, kiểm chứng nguồn tin chƣa chính thức với việc cố tình đăng tải nguồn tin chƣa kiểm chứng đôi khi trở nên rất mong manh và khó phân định. Và nếu báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng

42

không khẳng định đƣợc vị thế, quy trình kiểm soát thông tin của mình trƣớc khi đăng tải thì sẽ biến mình thành báo lá cải chạy theo nguồn tin từ các trang mạng xã hội.

Một phần của tài liệu Báo điện tử với việc khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)