Vai trò, ý nghĩa của nguồn tin từ mạng xã hội đối với báo điện tử

Một phần của tài liệu Báo điện tử với việc khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội (Trang 48 - 52)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.3. Vai trò, ý nghĩa của nguồn tin từ mạng xã hội đối với báo điện tử

Mạng xã hội có ƣu thế nổi trội đó là: tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và cho phép cá nhân tham gia cung cấp thông tin mà không cần công khai danh tính. Cùng với đó thông tin từ mạng xã hội có tính cập nhật thƣờng xuyên, nội dung thông tin phong phú, đa dạng từ nhiều địa bàn, nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Bởi vậy mà mạng xã hội đang dần trở thành là một trong những nguồn cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, rộng lớn cho các cơ quan báo điện tử nhận diện, phát hiện đƣợc những vấn đề đang nổi cộm. Và sau đó, báo điện tử tiếp tục thẩm định độ chính xác của nguồn tin rồi sử dụng cho những tin, bài của báo để phục vụ công chúng. Có thể thấy trên thực tế thời gian qua, rất nhiều sự việc tung lên mạng xã hội, cƣ dân mạng bàn tán xôn xao về những vấn đề này, các cơ quan báo chí đặc biệt là báo điện tử đã kịp thời xác minh và có nhiều bài viết phê phán những hành động tiêu cực. Tiêu biểu có thể kể đến sự việc xảy ra gần đây nhất năm 2013 đó là: Khoảng 12 giờ 20 trƣa 4/12/2013, tại khu vực vòng xoay Tam Hiệp (thuộc KP.1, P.Bình Đa, TP.Biên Hòa, Đồng Nai), một xe tải chở bia Tiger gặp nạn đổ ập xuống đƣờng, hàng ngàn lon và chai bia đổ khắp đƣờng. Tài xế xe tải cho biết: Sau khi sự cố xảy ra mặc dù một số lơ xe và tài xế cố gắng thu gom số bia bị đổ ra đƣờng để vớt vát tài sản nhƣng hàng trăm ngƣời dân đã nhảy vào tranh giành nhau lấy hết số bia lon còn nguyên vẹn. Sự việc lên đến đỉnh điểm khi tài xế bị bắt bồi thƣờng giá trị 400 triệu của lô hàng. Ngay sau khi sự việc xảy ra trên các trang mạng xã hội, đặc biệt là mạng xã hội facebook đã dậy sóng hình ảnh hài, chế giễu hành động hôi bia. Tiếp đó, sự xuất hiện trên mạng đang lan truyền nhanh chóng bức ảnh một ngƣời dân ở Đồng Nai treo băng rôn xin lỗi vì vụ nhiều ngƣời dân đổ ra hôi bia ngày 4/12 gây rúng động

43

dƣ luận. Trên các trang facebook đã dậy sóng vì băng rôn xin lỗi vụ hôi bia ở Đồng Nai. Từ những sự kiện xảy ra trên mạng xã hội đó báo điện tử VnExpress và Vietnamnet đã nhanh chóng nắm bắt thông tin, khai thác và xử lý thành tin, bài đăng trên báo. Trên mục cộng đồng của báo VnExpress, ngày 8/12/2013 đăng bài “Facebook dậy sóng vì băng rôn xin lỗi ở Đồng Nai”. Trên chuyên mục Xã hội của báo Vietnamnet, ngày 9/12/2013 thì có bài “Tấm băng rôn phản đối hôi của gây xôn xao Facebook”.

Cùng với đó nhiều sự kiện, sự việc trên trang mạng xã hội đã có ảnh hƣởng tích cực góp phần làm thay đổi hành vi ứng xử giữa con ngƣời với con ngƣời, con ngƣời với xã hội. Nói đến đặc điểm này không thể không nhắc đến sự việc: Tháng 10/2013, đại tƣớng Võ Nguyên Giáp đã từ trần trong nƣớc mắt đau thƣơng của nhân dân Việt Nam và trên thế giới. Hàng nghìn nhân dân cả nƣớc đã đổ về Hoàng Diệu, nơi ở của đại tƣớng để viếng, tỏ tấm lòng thành kính và tiếc thƣơng cho ngƣời anh hùng dân tộc. Trên khắp các trang mạng xã hội đều xuất hiện hình ảnh vị đại tƣớng nhân dân và những câu chuyện về Ngƣời và hình ảnh những đoàn ngƣời từ khắp mọi miền đất nƣớc đến viếng, tỏ lòng thành kính và tiếc thƣơng ngƣời anh hùng dân tộc. Các trang báo điện tử hàng loạt tin bài về đại tƣớng và trong số đó có rất nhiều tin bài đƣợc khai thác thông tin từ mạng xã hội. Trên báo VnExpress ngày 14/10/2013 có bài viết “Cộng đồng tiễn đưa đại tướng Võ Nguyên Giáp”. Bài viết đã cung cấp thông tin nhƣ sau: Hơn một tuần kể từ ngày Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp ra đi, nhiều ngƣời vẫn chƣa khỏi bàng hoàng, xót xa. Hình ảnh Đại tƣớng cƣời hồn hậu bên lá quốc kỳ rủ xuống, quấn băng tang đen xuất hiện khắp các trang Facebook. Và cũng thời điểm đó ngày 14/10/2013 trên báo Vietnamnet cũng có bài viết “Cộng động mạng xúc động dõi theo linh cữu đại tướng”…Và còn rất nhiều bài viết khác “Những giọt nước mắt khóc người” – Vietnamnet, ngày 11/10/2013.

44

Từ mạng xã hội, với những thao tác, kỹ năng nghiệp vụ, các nhà báo nhận diện đƣợc những tin tức nào, vấn đề nào tạo ra đƣợc sự gắn bó với ngƣời đọc có thời gian tồn tại lâu hơn để tiếp tục cung cấp các tin tức khác liên quan cho độc giả. Có một thực tế đang diễn ra hiện nay đó là công chúng đang ngày càng thừa nhận sự nhanh nhạy của mạng xã hội và coi nó là ngƣời bạn đồng hành của báo chí trong cuộc đua cập nhật thông tin. Và cũng có nhiều ý kiến cho rằng, trong chừng mực nào đó, mạng xã hội đã “dẫn dắt” xu hƣớng thông tin đối với báo chí.

Hàng ngày, nhiều sự kiện, thông tin, dữ liệu của đời sống đƣợc cá nhân cập nhật liên tục trên mạng xã hội đã đƣợc nhiều nhà báo nhanh nhạy theo dõi và đón bắt. Mỗi thành viên trên mạng xã hội đều có thể đƣợc xem là một “nguồn tin” khi tiết lộ ra một thông tin nào đó mà báo chí trong một phạm vi chừng mực nào đó chƣa đủ khả năng để nắm đƣợc. Và lẽ dĩ nhiên trong vô số những thông tin trên mạng xã hội cũng cấp cũng sẽ chứa đựng cả những nguồn tin đƣợc ví nhƣ những mỏ vàng và cũng sẽ có cả những tin đồn, tin vịt... Điều đó đòi hỏi nhà báo bằng nhạy cảm nghề nghiệp, khả năng thâu tóm và xử lý thông tin, mỗi nhà báo có thể tìm thấy trong hàng triệu tin tức, chia sẻ trên mạng xã hội không ít những chủ đề nào đó cho bài báo của mình. Và mỗi cơ quan báo chí đặc biệt là báo điện tử cần phải có những tôn chỉ, tiêu chí, phƣơng thức kiểm chứng thông tin đăng tải từ những tin bài có khai thác thông tin từ mạng xã hội.

Tiểu kết chƣơng 1

Độ phủ rộng của internet ngày càng nở rộ cùng với đó báo điện tử, mạng xã hội - một phƣơng thức truyền thông mới xuất hiện trong xã hội hiện đại đang ngày phát triển mạnh mẽ. Các mạng xã hội lớn nhƣ Facebook, Youtube, Tiwtter… đang làm thay đổi quá trình tiếp nhận thông tin của công chúng. Rất nhiều thông tin, sự kiện, sự việc, vấn đề liên quan trực tiếp hay

45

gián tiếp đến đời sống xã hội đƣợc công chúng tiếp nhận thông qua các trang mạng xã hội.

Trong chƣơng 1 này tác giả đã khái quát những vấn đề lý luận chung về báo điện tử, về mạng xã hội. Từ đó đƣa ra những đặc điểm cơ bản để phân biệt giữa thông tin trên báo điện tử và thông tin trên mạng xã hội. Bên cạnh đó tác giả cũng đã khái quát những điểm cơ bản hai cơ quan báo điện tử VnExpress.net và Vietnamnet.vn trong số những hai báo điện tử tiêu biểu, ra đời sớm nhất ở nƣớc ta và những nét cơ bản về các trang mạng xã hội phổ biến hiện nay: Facebook, Tiwter. Ngày nay, mạng xã hội đang đƣợc ví nhƣ là “kho” thông tin, một nơi sản xuất và cung cấp những “nguồn tin mới” cho báo chí đặc biệt là báo điện tử khai thác góp phần làm đa dạng hóa nguồn tin, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của độc giả. Trƣớc sự phát triển của mạng xã hội và nhu cầu đa dạng của công chúng nhiều báo điện tử trong đó có hai báo điện tử tiêu biểu là VnExpress.net và Vietnamnet.vn đã chọn cách coi mạng xã hội nhƣ là một trong những nguồn tin của mình để khai thác và sử dụng. Tuy nhiên việc khai thác, sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội đối với báo điện tử còn nhiều vấn đề cần phải bàn và cần phải đƣợc xem xét cụ thể trên cả hai phƣơng diện ƣu điểm lẫn hạn chế. Báo điện tử khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội theo phƣơng thức gì? Quy trình xử lý ra sao? và cách thức sử dụng nhƣ thế nào? Đấy là tất cả những vấn đề cần phải khái quát để từ đấy đề xuất những giải pháp cụ thể cho việc khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội trên các báo điện tử mang lại những giá trị, hàm lƣợng thông tin có chất lƣợng cao.

46

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG NGUỒN TIN TỪ MẠNG XÃ HỘI CỦA BÁO ĐIỆN TỬ VNEXPRESS.NET VÀ

VIETNAMNET.VN

Một phần của tài liệu Báo điện tử với việc khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)