Phƣơng thức khai thác nguồn tin từ mạng xã hội

Một phần của tài liệu Báo điện tử với việc khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội (Trang 52)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Phƣơng thức khai thác nguồn tin từ mạng xã hội

Một tác phẩm báo chí dù đƣợc thể hiện ở bất kì hình thức nào thì điều quan trọng nhất đó là tác phẩm báo chí đó phải có thông tin. Đặc biệt với báo điện tử có ƣu thế hơn các loại hình báo chí khác là không có giới hạn về dung lƣợng thông tin, thời lƣợng và hơn thế nữa với thế mạnh cập nhật thông tin liên tục để đáp ứng nhu cầu của độc giả. Sự ra đời và phát triển của internet tạo tiền đề cho sự ra đời của báo mạng điện tử - loại hình báo chí mới mẻ với những đặc điểm không một loại hình báo chí nào cạnh tranh được như khả năng đa phương tiện, tính tương tác cao, khả năng truyền tải thông tin không hạn chế, tính thời sự và tính phi định kỳ khiến cho thông tin trên báo mạng điện tử là thông tin sống động, nóng nhất, tươi mới nhất vì có thể cập nhật từng giờ, từng phút thậm chí từng giây [53]. Chính những lợi thế này đã đòi hỏi báo điện tử phải có một khối lƣợng thông tin vô cùng phong phú, đa dạng và hấp dẫn độc giả. Để đáp ứng đƣợc nhu cầu thông tin ngày càng cao, càng nhiều, càng kĩ của độc giả đặt ra yêu cầu đối với báo điện tử phải đặc biệt chú trọng đến phƣơng thức khai thác nguồn tin để thu hút, hấp dẫn bạn đọc.

Với ƣu thế cập nhật thông tin liên tục, tức thời đã và đang làm thay đổi thói quen tìm kiếm, chia sẻ và sử dụng các phƣơng tiện truyền thông của công chúng. Từng giây, từng phút trôi qua trong đời sống hàng ngày, các thành viên mạng xã hội chia sẻ các thông tin với nhau qua nhiều cách thức thể hiện như: trò chuyện, nhắn tin (messenger chat), chia sẻ tập tin (send files), gửi thư điện tử (Email), xem phim, hình ảnh, điện thoại (voice chat), diễn đàn (forum), trò chơi (game) … Chính điều này đã khiến cho hàm lượng thông tin trên truyền thông xã hội trở nên vô cùng đa dạng và phong phú. [8, tr59]

47

Những thông tin đƣợc chia sẻ trên mạng là những thông tin từ trực tiếp cho đến gián tiếp về các nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày của con ngƣời: việc làm, học hành, ăn uống, vui chơi, giải trí …Mỗi một satatus chia sẻ, cập nhật về một sự việc, vấn đề nào đó từ nhỏ nhặt cho đến rộng lớn đều có thể đƣợc hàng trăm, hàng ngàn ngƣời cùng đề cập, bình luận vô vàn những ý kiến trong đó có cả những ý kiến giống nhau và khác nhau. Những sự kiện, thông tin, dữ liệu của đời sống đƣợc cá nhân cập nhật liên tục trên mạng xã hội này đã ngay lập tức đƣợc nhiều nhà báo nhanh nhạy theo dõi và đón bắt. Bởi vậy mà có thể cho rằng mỗi thành viên trên mạng xã hội đều có thể đƣợc xem là một “nguồn tin” khi tiết lộ ra một thông tin nào đó mà báo chí chƣa đủ khả năng để nắm đƣợc. Hiện nay trƣớc sự phát triển của mạng xã hội đặc biệt là các thông tin từ mạng xã hội có tốc độ lan truyền nhanh theo từng giây, từng phút và ảnh hƣởng sâu rộng tới đời sống xã hội. Các báo điện tử đã đặc biệt chú trọng tới việc khai thác nguồn tin từ các trang mạng xã hội.

Từ mạng xã hội bằng những thao tác, kỹ năng nghiệp vụ các nhà báo sẽ nhận diện đƣợc những tin tức nào, vấn đề nào tạo ra đƣợc sự gắn bó với ngƣời đọc có thời gian tồn tại lâu hơn để tiếp tục cung cấp các tin tức khác liên quan cho độc giả. Và bằng nhạy cảm nghề nghiệp, khả năng thâu tóm và xử lý thông tin, mỗi nhà báo có thể tìm thấy trong hàng triệu triệu tin tức, chia sẻ trên mạng xã hội sẽ có không ít những chủ đề, đề tài nào đó cho bài báo của mình. Tuy nhiên vấn đề ở đây là phải khai thác và sử dụng nguồn tin đó nhƣ thế nào để đạt hiệu quả cao nhất và đảm bảo nội dung thông tin đƣợc truyền tải một cách chân thực nhất.

Nhà báo Hữu Thọ tại cuộc tọa đàm khoa học “Sự thâm nhập của các phương tiện truyền thông mới vào Việt Nam và ứng xử của các nhà báo trẻ

diễn ra tại Hà Nội ngày 18/6/2013 đã phát biểu rằng: “ Rất nhiều nhà báo hiện thời lấy thông tin qua mạng xã hội, phỏng vấn nhân vật qua chat. Sự nhanh nhạy này cũng rất tốt. Song cũng có nhiều bất cập.

48

Đối với báo điện tử bên cạnh đội ngũ phóng viên trực tiếp viết tin còn hàng trăm cộng tác viên trên khắp các miền của đất nƣớc và thậm chí ngay cả đối tƣợng bạn đọc cũng chính là ngƣời cung cấp nguồn tin để báo điện tử này có thể khai thác tối đa nguồn tin nhằm nâng cao sức hấp dẫn của tờ báo đối với độc giả.

Như vậy chúng ta có thể khái quát phương thức khai thác thông tin từ mạng xã hội của báo điện tử như sau: phóng viên tự tìm kiếm, khai thác và xử lý thông tin theo tôn chỉ, mục đích của tờ báo, phù hợp với quy định của pháp luật, các nguyên tắc hoạt động của báo chí, đạo đức nhà báo… để đáp ứng nhu cầu của độc giả.

Để hiểu kỹ hơn về phƣơng thức khai thác nguồn tin từ mạng xã hội trên báo điện tử tác giả đã tiến hành khảo sát việc khai thác nguồn tin từ mạng xã hội của hai báo điện tử là VnExpress và Vietnamnet trong năm 2013 với các từ khóa tìm kiếm “mạng xã hội’, “Facebook”, “ZingMe”, “Youtube”, “Twtiter”… và thông qua việc phân tích văn bản của các tác phẩm báo chí có khai thác, sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội. Kết quả khảo sát cho thấy:

Trên báo điện tử VnExpress.net:

Khảo sát tin bài trên báo VnExpress năm 2013 cho thấy: tổng số tin bài khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội là 1.065 tin bài. Trong số đó mạng xã hội Facebook và Youtube là hai mạng xã hội đƣợc báo điện tử VnExpress khai thác nguồn tin và sử dụng nhiều nhất với: 513 tin bài khai thác và sử dụng nguồn tin từ Faceboook; 358 tin bài khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng chia sẻ Youtube; 194 tin bài từ các mạng xã hội khác: Zing Me, Twiter, Google +. Trong đó các chuyên trang, chuyên mục khai thác và sử dụng nguồn tin từ facbook nhiều nhất là: Ione (283tin bài), Số hóa (67 tin bài), Cộng đồng (58 tin bài), Giải trí (52 tin bài), Cƣời (23 tin bài), Bạn đọc (10 tin bài), Thể thao (13 tin bài), Kinh doanh (7 tin bài) . Và các chuyên trang, chuyên mục khai thác và sử dụng nhiều nguồn tin từ mạng chia sẻ

49

Youtube là: Cƣời (134 tin bài), Thế giới (24 tin bài), Ione (93 tin bài), Khoa học (22 tin bài), Cộng đồng (46 tin bài), Số hóa (39 tin bài)…

Hình 2.1: “10 câu chuyện lan truyền trên Facebook năm 2013” được đăng trên mục Số hóa VnExpress vào thứ bảy, 28/12/2013.

Trên báo điện tử Vietnamnet:

Khảo sát số lƣợng tin bài khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội trong năm 2013 cho kết quả tổng số tin bài có khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội là 595. Cụ thể 325 tin bài khai thác nguồn từ mạng xã hội Facebook và 78 tin bài từ mạng Youtube, 26 tin bài từ Twitter và 140 tin bài từ các mạng xã hội khác. Hai mạng xã hội Facebook và Youtube cũng vẫn là hai mạng xã hội đƣợc khai thác và sử dụng nhiều nhất. Các chuyên trang, chuyên mục khai thác, sử dụng nguồn tin từ facebook nhiều nhất là: 2 Sao (108 tin bài), CNTT – Viễn Thông (35 tin bài), Văn hóa (73 tin bài), Đời sống (49tin bài), Giáo dục (60 tin bài). Các chuyên trang, chuyên mục khai thác và

50

sử dụng nguồn tin từ mạng chia sẻ Youtube nhiều nhất là: CNTT – Viễn thông (41 tin bài), Đời sống (22 tin bài), Quốc tế (15 tin bài)…

Hình 2.2: Bài viết trên mục Văn Hóa của Vietnamnet.vn khai thác thông tin từ Facebook của những người nổi tiếng, ngày 11/12/2013.

PV Hoàng Thủy Chung (Ban Chính trị, Báo điện tử Vietnamnet.vn) cho biết: “Thông tin từ mạng xã hội cũng là nguồn tin cho báo chí giống nhƣ các nguồn thông tin khác. Thông tin từ mạng xã hội là một nguồn mới đó là sự mới về hình thức vì sự bùng nổ của internet bởi bản chất thông tin nhƣ nhau, những gì hấp dẫn, gây tò mò, cung cấp cho độc giả nhận thức mới thì đó là thông tin. Vì vậy việc nhà báo khai thác thông tin từ mạng xã hội là chuyện hoàn toàn bình thƣờng và thời đại ngày nay họ càng nên tận dụng nguồn thông tin này vì ngày xƣa trong thời điểm những kênh thông tin còn nhiều hạn chế, khó khăn thì việc trao đổi thông tin vừa phải nhƣng ngày nay với internet thì mức độ trao đổi thông tin không giới hạn, mở ra tất cả cánh cửa thông tin, vô số kể nguồn tin, bằng chứng, minh chứng.”

Nhƣ vậy từ mạng xã hội phóng viên có thể tìm hiểu, khai thác ý để viết tin bài. Nhƣng điều quan trọng là các nguồn tin đó phải tốt. Đặc biệt phải chắc chắn là các nguồn tin đó chính xác và khách quan hoặc các tin trung lập.

51

Theo phóng viên Nguyễn Quỳnh Trang (Ban Giải trí, Báo điện tử VnExpress.net): “Phóng viên add nhiều nhóm, theo dõi các nhóm và tham gia các nhóm trên các trang mạng xã hội có thể khai thác nhiều đề tài mới, độc để triển khai thành những bài viết có chủ đề, chủ điểm đang thu hút sự quan tâm của cƣ dân mạng xã hội.”

Một phần của tài liệu Báo điện tử với việc khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)