Cách thức sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội

Một phần của tài liệu Báo điện tử với việc khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội (Trang 62 - 69)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Cách thức sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội

Các phóng viên, nhà báo sử dụng nhiều cách khác nhau để chuyển tải thông tin. Vì vậy mà vấn đề đặt ra là phóng viên cần khai thác và sử dụng nguồn tin nhƣ thế nào? Qua khảo sát thực tế trên hai báo điện tử VnExpress và Vietnamnet chúng tôi nhận thấy rằng cách thức sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội đƣợc hai báo sử dụng chủ yếu là:

*) Sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội là nội dung thông tin cốt lõi của các tác phẩm báo chí

Rất nhiều tác phẩm báo trên hai báo VnExpress và Vietnamnet khai thác và sử dụng nguồn tin chính từ mạng xã hội là nội dung chủ yếu cho các tác phẩm báo chí của mình. Và trang Facebook và Youtube vẫn là hai trang mạng xã hội đƣợc khai thác và sử dụng nguồn tin nhiều nhất.

Khảo sát trên VnExpress

Từ tháng 6/2013 đến tháng 12/2013 đều đặn trên mục Ishare chuyên trang Ione của VnExpress hàng ngày đều có các hình ảnh, bài viết tổng hợp thông tin có đƣợc từ facebook của các ngôi sao, ngƣời nổi tiếng trong lĩnh vực giải trí. Và cho đến nay mục này vẫn đƣợc duy trì đều đặn những bài viết nhƣ vậy. Những tổng hợp hình ảnh này đa phần là những hình ảnh về những hoạt động thƣờng ngày đƣợc chia sẻ trên trang mạng xã hội facebook cá nhân của các ngôi sao. Mỗi hình ảnh đƣợc đƣa lên kèm theo những lời bình do phóng viên viết, và tên tít thƣờng đặt theo một hình ảnh ngôi sao nào đó thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng xã hội nhất trong ngày đó.

Cũng trên mục Ishare chuyên trang Ione của VnExpress.net hàng ngày bên cạnh phần tổng hợp những hình ảnh hàng ngày trên trang mạng xã hội của các ngôi sao còn tổng hợp hình ảnh trong ngày gây xôn xao cộng đồng mạng, thu hút sự quan tâm, chia sẻ, bình luận nhiều nhất đó là: “Những bức

57

ảnh xôn xao Facebook ngày …” hay “Ảnh hài Facebook ngày’, “Ảnh hot trong ngày”…

Hình 2.4: Hình ảnh được đăng trên chuyên trang Ione của VnExpress ngày 19/12/2013.

Có những tin bài trên VnExpress.net sử dụng phần lớn nguồn tin từ mạng xã hội facebook, youtube để đƣa vào nội dung chính của bài viết. Ví dụ bài viết “Hoàng Hải bị trợ lý cũ tố lừa bịp” đăng trên mục Showbiz ngày 5/1/2013 (Tr.121 – Phục lục) là minh chứng điển hình. Bài viết có nội dung chính là thông tin về một vụ lừa bịp tình tiền liên quan đến ca sĩ Hoàng Hải. Khi một cô gái có tên S.Th bất ngờ chia sẻ status lên trang cá nhân với nội dung tố ca sĩ Hoàng Hải - Ca sĩ đƣợc yêu thích của cuộc thi Sao mai Điểm hẹn 2006 - lừa tình và lừa tiền. Đoạn status ngay lập tức đƣợc chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên mạng. Bài viết đã lấy thông tin và đăng tải hình ảnh status của cô gái. Cuối bài viết phóng viên đƣa cả status của ca sĩ Ngọc Anh đăng trên trang facebook cá nhân bênh vực cho Hoàng Hải. Qua đó thấy rằng hầu hết nội dung và hình ảnh của bài viết này đều đƣợc lấy thông tin từ facebook của hai ngƣời là: cô gái có tên S.Th và ca sĩ Ngọc Anh.

Với những nguồn tin video lấy từ trang youtube thƣờng đƣợc VnExpress đăng video lại từ Youtube và có cung cấp những thông tin chính từ clip. Tiêu biểu nhƣ ngày 30/12/2013 VnExpress đã đăng trên mục “Cộng đồng” bài viết “Video hai cô gái Việt hành hạ chó gây phẫn nộ”. Trong đó tác giả đã sử dụng

58

và lấy thông tin từ video đƣợc đăng trên Youtube ngày 29/12 để cung cấp những thông tin chi tiết về nội dung đoạn video này.

Khảo sát trên Vietnamnet

Có khoảng 57 tác phẩm báo chí trên Vietnamnet sử dụng chủ yếu nguồn tin từ mạng xã hội. Trên Vietnamnet ngày 8/8/2013 có đăng chùm tin ảnh tổng hợp với tiêu đề “Ảnh độc Facebook - Hà nội phố cũng nhƣ sông” (Tr 139 - Phụ lục). Chùm ảnh cho thấy sức ảnh hƣởng, tàn phá nặng nề của cơn bão số 6 gây ngập lụt tại Hà Nội, trong đó các hình ảnh đều đƣợc lấy từ trên mạng xã hội facebook .

Nhiều bài viết sử dụng nguồn tin từ Facebook làm nội dung chính trong bài nhƣ: “Facebook hot teen Đà Thành mỉa mai nữ sinh tự tử”. Bài viết có nội dung chính vạch trần bộ mặt thật một trang mạng xã hội lập nên để đả kích, lên án những nhân vật đƣợc cho là hotgirl, hot boy Đà Thành.

Và Youtube cũng là trang mạng mà Vietnamnet khai thác, sử dụng nguồn tin với số lƣợng tác phẩm báo chí tƣơng đối lớn. Ví dụ bài “Xôn xao clip nữ sinh mộng du đi vô thức trong đêm” đăng trên mục CNTT - Viễn Thông ngày 28/11/2013 (Tr. 136 – Phụ lục). Clip đăng tải trên Youtube và sau đó đƣợc Vietnam sử dụng làm nội dung chính cho bài viết: “Những hình ảnh trong clip cho thấy cô gái mặc bộ đồ ngủ màu trắng, cầm ô, đi lững thững trong đêm trên một tuyến phố dài. Theo những thông tin mà cộng đồng mạng chia sẻ, cô gái có tên V, sinh năm 1994, đang học tại Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tuyến phố trong clip là phố Kim Ngọc ở Vĩnh Phúc vào 22h đêm

59

ngày 26/11 vừa qua. Cô gái đi trong vô thức vô cùng nguy hiểm khi trên đường nhiều xe cộ qua lại. Nhiều người tò mò đã đi theo. Theo những gì diễn ra trong clip, sau khi đi được một đoạn đường khá dài, mọi người không có cách gì chặn cô gái lại nên một thanh niên đã bôi một chất gì đó vào mũi cô gái thì nữ sinh này đột ngột ngất lịm. Mọi người đã đưa cô gái trở về an toàn.”

*) Sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội là một phần nội dung thông tin của tác phẩm báo chí

Sử dụng nguồn tin ảnh, video từ mạng xã hội trong tác phẩm báo chí:

Thống kê cho thấy trong năm 2013 có khoảng trên 700 tác phẩm báo chí VnExpress và hơn 200 tác phẩm báo chí của Vietnamnet sử dụng nguồn tin ảnh, video trong bài viết của mình từ các trang mạng xã hội: Facebook, Zing Me, Youtube.

Trên VnExpress ngày 13/12/2013 chuyên mục Nhịp sống có bài viết “Nụ cười trẻ em Việt Nam tỏa sáng trên Facebook Bill Gates”. Bức ảnh đƣợc lấy từ Facebook của BillGates. Trên chuyên mục Cộng đồng ngày 13/12/2013 có bài viết: “Nam thanh niên giết gấu tàn độc rồi khoe lên facebook”, nguồn ảnh trong bài viết cũng đƣợc sử dụng từ nguồn Facebook.

Trên Vietnamnet chuyên mục Kinh tế ngày 9/8/2013 có bài viết “Ca sĩ Hồng Ngọc chết khiếp vì ăn mì cao su. Bài viết đã sử dụng nguồn ảnh từ trang Facebook cá nhân của ca sĩ Hồng Ngọc và nguồn video từ Youtube.

60

Sử dụng nguồn tin được các thành viên trên các trang mạng xã hội quan tâm để triển khai các đề tài, bài viết:

Nhiều đề tài đƣợc phát hiện từ nguồn tin trên mạng xã hội và phóng viên đã nhanh chóng nắm bắt vấn đề, triển khai thành các bài viết thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Trên VnExpress ngày 27/12/2013 tiểu mục Showbiz có đăng bài “Justin Bieber nghỉ hưu ở tuổi 19”. Bài viết đã lấy thông tin trên mạng xã hội Twitter, “hoàng tử nhạc Pop” – Justin Bieber gây xôn xao khi tiết lộ sẽ lui về ở ẩn. Ngay khi thông tin này đƣợc đăng trên trang Twitter cá nhân của ngôi sao này đã đƣợc VnExpress phát hiện triển khai đề tài tìm hiểu về vấn đề thực hƣ chuyện Justin Bieber “về hƣu”.

Trên Vietnamnet chuyên mục Văn hóa ngày 11/12/2013 có bài viết “Sao Việt dính đại nạn từ Facebook”. Năm 2013 có thể nói là năm đánh dấu sự bùng nổ của việc xuất hiện các trang tin điện tử có nội dung giải trí tại Việt Nam đi đôi với việc khai thác mạnh mẽ kênh Facebook của ngƣời nổi tiếng nhƣ một nguồn tin nhanh và đáp ứng lập tức sự hiếu kì của độc giả. Từ đầu năm 2013, nhiều vụ lùm xùm của thế giới giải trí bắt nguồn từ Facebook ngƣời nổi tiếng. Đỉnh điểm của việc khai thác thông tin trên Facebook là sự xuất hiện của cái - gọi - là "tâm thƣ" ngƣời nổi tiếng trên Facebook - một dạng phản ứng nóng của chủ tài khoản trƣớc những thông tin bất lợi với mình đang xuất hiện trên truyền thông. Chỉ vài phút sau khi xuất hiện trên mạng xã hội, các bức "tâm thƣ" này đã đƣợc đăng tải lập tức trên các trang tin/báo chí nhƣ những phát ngôn chính thức. Trƣớc vấn đề này Vietnamnet đã phát hiện và triển khai đề tài, viết bài.

*) Tổng hợp các nguồn tin từ mạng xã hội để tạo ra những tác phẩm báo chí:

Cách thức tổng hợp nguồn tin làm thành các tác phẩm báo chí về vấn đề, sự kiện thu hút sự bình luận của công chúng hiện đã và đang diễn ra thƣờng

61

xuyên trên các báo điện tử: các phóng viên trên cơ sở hàng nguồn về sự kiện, sự việc vấn đề nào đó trên mạng xã hội, tổng hợp lại thành tin, bài của báo mình và đăng tải. Cụ thể:

Trên VnExpress ngày 7/12/2013 chuyên mục Số hóa có bài viết “Những chủ đề thu hút sự chú ý nhất trên Facebook tuần này”. Bài viết là sự tổng hợp những thông tin về các sự kiện thu hút sự chú ý, bình luận của cộng động mạng xã hội: “Nối tiếc sự ra đi nghệ sĩ Tuấn Dƣơng, những mẩu chuyện và câu nói huyền thoại của Nelson Mandela đã đƣợc chia sẻ cộng đồng mạng chia sẻ sau khi nghe tin ông qua đời vào ngày 5/12 ở tuổi 95, ca sĩ cãi nhau với cảnh sát 141, lộ mình khi đang trốn lệnh truy nã vì đăng ảnh lên Facebook... nằm trong số những câu chuyện đƣợc chia sẻ nhiều nhất trong tuần. Bài viết này hoàn toàn tổng hợp lại nguồn tin từ trang mạng xã hội Facbook.”

Trên Vietnamnet cách sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội theo hƣớng tổng hợp cũng có khá nhiều bài viết. Tiêu biểu nhƣ bài viết “Nam sinh đậu đại học muốn bỏ học”. Ngày 25/7, câu chuyện về một nam sinh đạt 27,5 điểm trong kỳ thi đại học vừa qua có ý định bỏ học để phụ giúp gia đình lan truyền trên Facebook đã gây xôn xao dƣ luận. Bài viết đã tổng hợp lại nguồn tin từ facebook FTU Confessions – một trào lƣu đang thịnh hành trong cộng đồng mạng xã hội. Tiếp đó những ý kiến chia sẻ của các thành viên FTU confessions cũng đƣợc tổng lại trong bài viết.

62

Trang Youtube cũng là một trong những trang mạng đƣợc Vietnamnet sử dụng là nguồn tin để tổng hợp lại thành tin bài của báo. Ví dụ nhƣ: “Sốc với clip quảng bá Hà Nội tục tĩu của giới trẻ” - Bài viết này tác giả HK đã tổng hợp lại nguồn tin từ Youtube ( Tr. 131 – Phụ lục).

Qua đó cho thấy Facebook và Youtube vẫn là hai trang mạng xã hội mà VnExpress và Vietnamnet sử dụng nguồn tin từ đó và tổng hợp lại bài viết nhiều nhất.

*) Sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội làm thông tin tham khảo, trích dẫn, bổ sung cho tác phẩm báo chí

Qua khảo sát trên hai báo VnExpress và Vietnamnet cho thấy nhiều bài viết trên hai báo đã sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội làm thông tin tham khảo, bổ sung cho bài viết. Tiêu biểu nhƣ:

Trên VnExpress ngày 27/12/2013 có đăng bài viết “Những tấm gương nghèo không tham của rơi” trên chuyên mục Đời sống. Trong bài viết tác giả có đã trích dẫn nguồn tin từ mạng xã hội để bổ sung hoàn thiện bài viết một cách khách quan nhất: “Có lẽ tôi sẽ phải thay đổi quan điểm khi cho rằng trong thế gian chật hẹp đầy giả dối và tranh đua vụ lợi này, người tốt không còn. Cảm ơn bố mẹ các em đã dạy dỗ nên những người trẻ có đạo đức tốt" đƣợc chia sẻ trên Facebook cá nhân của anh Hoàng (Đống Đa, Hà Nội) sau khi đọc câu chuyện về cậu học trò nghèo chờ hai tiếng để trả lại 30 triệu đồng.

Trên Vietnamnet mục Xã hội ngày 21/3/2013 có bài viết “ Bỏ lại ví, điện thoại nhảy xuống hồ tự tử”. Bài viết cung cấp nội dung thông tin chính là về một nam thanh niên đã tự tử tại Khe Mây (khu phố 7, Phƣờng 3, Tp. Đông Hà, Quảng Trị). Trong bài tác giả đã đƣa thêm nguồn tin bổ sung đó là: “Trƣớc khi nạn nhân tự tử ở hồ Khe Mây, trên facebook nạn nhân nhắn với nội dung vẻn vẹn, rất buồn: “Có nhiều dự định không thể thực hiện đƣợc”.

63

Một phần của tài liệu Báo điện tử với việc khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)