Xuất các giải pháp khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tin từ mạng xã

Một phần của tài liệu Báo điện tử với việc khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội (Trang 98 - 158)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.xuất các giải pháp khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tin từ mạng xã

phải ai khác sẽ phải đóng vai trò nắm bắt dƣ luận xã hội và định hƣớng thông tin tạo ra sự ổn định trên cộng đồng mạng và trong xã hội. Thời gian qua, nhiều thông tin trên báo chí đƣợc sử dụng từ mạng xã hội liên quan đến đời tƣ của nghệ sỹ, chuyện sử dụng hàng hiệu đắt tiền, tình yêu tay ba, tay tƣ hay chuyện nghệ sỹ “mạt sát”, hạ bệ nhau, rồi nghệ sỹ dùng mạng xã hội để PR cho chính bản thân… Việc lên tiếng phê phán, từ đó định hƣớng lối sống lành mạnh cho lớp trẻ hoặc lợi dụng thông tin này để tạo ra những bài viết có tính “lá cải”, thuần túy câu “view”, cổ vũ cho lối sống vị kỷ, tôn sùng vật chất trong một bộ phận giới trẻ chính là phụ thuộc vào đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp của ngƣời làm báo.

Tận dụng ưu thế của sự tương tác từ mạng xã hội: Tƣơng tác giữa mạng xã hội và báo chí là điều tất yếu xảy ra. Vấn đề là phải làm nhƣ thế nào để tận dụng đƣợc ƣu thế về tính tƣơng tác ấy cũng nhƣ hạn chế những mặt tiêu cực của mạng xã hội, để góp phần đƣa mạng xã hội phát triển đúng hƣớng, và báo chí cũng tận dụng đƣợc điểm mạnh để nâng cao hiệu quả tuyên truyền.

3.3. Đề xuất các giải pháp khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tin từ mạng xã hội mạng xã hội

3.3.1. Giải pháp về luật pháp, chính sách quản lý

Đối với mạng xã hội, báo chí có vai trò hết sức quan trọng: Trƣớc hết là báo chí tiếp nhận, lựa chọn, kiểm chứng và “chính thống hóa” thông tin trên mạng xã hội. Điều đó có nghĩa là khi những thông tin trên mạng xã hội đƣợc nhà báo tiếp nhận, lựa chọn, kiểm chứng rồi đăng tải trên báo chí sẽ làm cho

93

thông tin đó, vấn đề đó đƣợc “chính thống hóa” và đƣơng nhiên nó sẽ có đƣợc mức độ tin cậy cao hơn. Những nhà báo phải nhận thức và thấy rõ: Trung thực là đạo đức, hành vi đúng đắn là thƣớc đo nhân cách của chủ thể hành vi trong cộng đồng, và chỉ có nhƣ vậy họ mới tồn tại lành mạnh, bền vững trong xã hội.

Báo chí góp phần “định hƣớng” thông tin trên mạng xã hội. Nếu các nhà báo, các cơ quan báo chí nhanh nhạy nắm bắt và cung cấp thông tin về những vụ việc, vấn đề đang đƣợc xã hội quan tâm, giúp ngƣời đọc thấy đƣợc bản chất vấn đề, sự thật vụ việc thì chắc chắn nó sẽ đƣợc các thành viên mạng xã hội tiếp nhận, truyền bá và thảo luận, từ đó sẽ tạo ra đƣợc làn sóng thông tin mà báo chí là nguồn, lan tỏa nhanh chóng trong xã hội. Vì thế, báo chí góp phần định hƣớng thông tin, vấn đề đƣợc thảo luận, chia sẻ trên mạng xã hội.

Mạng xã hội tạo cơ hội cho bất cứ ai trong xã hội họ đƣợc lắng nghe, đƣợc có cơ hội thể hiện mình. Bản thân những ngƣời phóng viên khai thác, sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội cần phải biết thẩm định các nguồn thông tin khác. Việc tìm ra đƣợc thông tin cần thiết trên mạng xã hội là một vấn đề khó, song thẩm định những nguồn tin này còn khó hơn nhiều lần. Nhiều thông tin trích dẫn sai sẽ có tác động tiêu cực đối với vấn đề hoặc đối tƣợng của bài viết. Do đó, khi khai thác thông tin từ internet, chúng ta cần phải biết thẩm định nguồn tin, có thể bằng một số cách nhƣ sau: Kiểm tra thông tin về ngƣời hoặc cơ quan đăng tài liệu đó. Ngƣời viết có ghi tên đầy đủ và cơ quan đó có địa chỉ cụ thể hay không? Hoặc trang web đó có địa chỉ liên lạc nhƣ email, số điện thoại, ngƣời chịu trách nhiệm về nội dung không? Cơ quan nào phụ trách trang web đó, nếu cần có thể kiểm tra qua mục "About us". Ngoài ra, có thể kiểm tra đƣờng dẫn URL, để nhanh chóng biết đƣợc một số thông tin khi vào đƣờng dẫn của trang web, đồng thời kiểm tra mức độ cập nhật và tính chính xác của tài liệu.

94

Tƣơng tác giữa mạng xã hội và báo chí là điều tất yếu xảy ra. Vấn đề là phải làm nhƣ thế nào để tận dụng đƣợc ƣu thế về tính tƣơng tác ấy cũng nhƣ hạn chế những mặt tiêu cực của mạng xã hội, để góp phần đƣa mạng xã hội phát triển đúng hƣớng, và báo chí cũng tận dụng đƣợc điểm mạnh để nâng cao hiệu quả tuyên truyền.

Trước tiên, cần tăng cƣờng công tác chỉ đạo, quản lý báo chí, nhất là báo chí điện tử, trang tin điện tử và trang mạng xã hội trên internet… Cần có biện pháp và hành động kiên quyết nhằm giảm tối đa tác động tiêu cực của internet đối với đời sống xã hội: tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những hành vi sử dụng internet, trang mạng xã hội, các trang thông tin điện tử có tên miền Việt Nam hoặc tên miền quốc tế nhƣng thuê máy chủ (hosting) trong nƣớc để đăng tải tài liệu, truyện, tranh, phim, ảnh có nội dung xấu, chống đối chế độ, trái thuần phong mỹ tục của dân tộc. Đồng thời, cần có một quy định trong việc thông tin trên các mạng xã hội, cách xử lý đối với những cá nhân, tổ chức đƣa tin sai sự thật, bịa đặt trên các trang mạng xã hội.

Thứ hai, nâng cao vai trò của lãnh đạo cơ quan chủ quản, lãnh đạo cơ quan báo chí, đặc biệt là các báo điện tử. Sự chỉ đạo đúng hƣớng, vạch ra chiến lƣợc phát triển đúng cho tờ báo của mình, đặc biệt trong việc khai thác, sử dụng, thẩm định thông tin và cuối cùng là “chính thức hóa” thông tin trên trang báo sẽ góp phần tạo sự thành công cho sản phẩm báo chí. Ngƣợc lại, khi ngƣời đứng đầu “bật đèn xanh” cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên sử dụng thông tin thiếu kiểm định, thiếu chính xác, chỉ hƣớng tới câu “view”, chạy theo xu hƣớng “lá cải” thì chính họ đã góp phần làm giảm uy tín của tờ báo, tất yếu ngƣời đọc chân chính sẽ tẩy chay. Các tòa soạn báo, các nhà báo phải tự xây dựng cho mình phƣơng thức xác định sự thật từ những thông tin trên mạng.

Do tính mở của công nghệ, tính hai mặt của thông tin trên mạng xã hội và do nhu cầu tất yếu sử dụng dịch vụ và nội dung thông tin trên mạng xã hội,

95

các giải pháp quản lý phải hƣớng tới việc phát huy những mặt tích cực, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực của mạng xã hội; các biện pháp cấm đoán cực đoan bằng hành chính và kỹ thuật chỉ mang lại hiệu quả hạn chế. Vì vậy, chính sách quản lý phải là sự kết hợp đồng bộ nhiều nhóm giải pháp, bao gồm cả giải pháp hành chính, giải pháp kỹ thuật và giải pháp tuyên truyền giáo dục, trong đó tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của ngƣời sử dụng mạng xã hội là giải pháp thƣờng xuyên, liên tục, lâu dài và đóng vai trò chủ đạo để ngƣời dùng mạng xã hội từng bƣớc thích ứng một cách tích cực với môi trƣờng mạng, biết sàng lọc thông tin xấu, tiếp nhận thông tin hữu ích. Bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm môi trƣờng pháp lý rõ ràng, công khai, minh bạch và bình đẳng cho mọi đơn vị, cá nhân cung cấp và sử dụng thông tin mạng xã hội trên lãnh thổ Việt Nam. Rà soát và sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả các văn bản hiện có phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Xây dựng các văn bản mới phù hợp với xu thế phát triển và yêu cầu công tác quản lý nhà nƣớc.

3.3.2. Giải pháp về đào tạo phóng viên, biên tập viên báo điện tử

Các phóng viên, nhà báo đã, đang và sẽ phải biết tận dụng tối đa lợi thế của các công cụ tƣơng tác và mạng xã hội mang lại để hiểu rõ nhu cầu và những mối quan tâm hàng đầu của công chúng. Từ đó có cung cấp những nội dung thông tin đáp ứng đƣợc nhu cầu đa dạng của công chúng. Xác định rõ những nội dung tin bài sẽ đƣợc thực hiện - là những tin bài độc quyền thực hiện và đăng tải, hoặc cách làm tin khác với cách những tờ báo khác làm. Đặt ra các mức sản xuất nội dung dự kiến (số lƣợng tin bài một ngày và tần số cập nhật, nội dung thông tin)… Để thực hiện đƣợc những điều trên đòi hỏi tất cả phóng viên đều phải hiểu biết rõ về đối tƣợng mục tiêu của mỗi loại hình báo chí, đối tƣợng công chúng đó cần biết thông tin nào, họ sử dụng loại hình báo chí đó ra sao.

96

Chính những đòi hỏi của thị trƣờng báo chí đã tác động mạnh đến việc đào tạo báo chí. Đào tạo liên tục cho các phóng viên, từ phóng viên kỳ cựu đến những ngƣời mới đƣợc tuyển vào làm, để họ hiểu rõ về truyền thông xã hội để có thể theo kịp tốc độ thay đổi của ngành công nghiệp truyền thông. Giảng viên Nguyễn Xuân Miên - Khoa Báo chí, Trƣờng Cao đẳng Truyền hình Thƣờng Tín cho biết: “Truyền thông xã hội, cách khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội cần phải trở thành một khoá học cơ bản và bắt buộc đối với sinh viên báo chí. Điều này giúp mỗi sinh viên sau khi ra trường đều có thể hoạt động báo chí trong môi trường truyền thông xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện nay.”

Đối với các đơn vị đào tạo báo chí - truyền thông cần có sự kiểm soát chặt chẽ hơn nữa trong chất lƣợng tuyển sinh đầu vào. Chú trọng đầu tƣ, phát triển chƣơng trình đào tạo sinh viên báo chí - truyền thông vững về chuyên môn, tinh thông về đạo đức nghề nghiệp. Đặc biệt các môn học về kỹ năng tác nghiệp thực tế và đạo đức nghề nghiệp cần phải đƣợc coi trọng, tăng cƣờng thời lƣợng, các giờ học phải gắn những vấn đề lý đề lý thuyết và thực tiễn để sinh viên có thể tiếp cận và rút ra những kiến thức, kinh nghiệm thực tế ngay từ khi còn ngồi trên giảng đƣờng.

Đối với các cơ quan báo chí cũng cần phải chú trọng khâu tuyển chọn vào các vị trí phóng viên, biên tập viên. Quy trình kiểm tra, sát hạch trình độ chuyên môn, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp cần phải thực hiện chặt chẽ. Đặc biệt cần phải loại bỏ hoàn toàn hiện tƣợng “nhất thân, nhì quen” trong quá trình chọn lọc đội ngũ cán bộ tại các cơ quan báo chí. Các cơ quan báo chí nên thƣờng xuyên tổ chức những khóa tập huấn, tọa đàm trao đổi chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên tạo cơ hội cho phóng viên, biên tập viên đƣợc trau dồi, bổ sung kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp. Phóng viên, nhà báo trong thời đại truyền thông xã hội phát triển mạnh mẽ ngoài các kĩ năng cơ bản về săn tin, kiểm định nguồn tin còn phải

97

học cách biên tập video, chụp và xử lý hình ảnh, âm thanh, làm slideshow, hay tạo ra các ứng dụng web để thu hút hấp dẫn độc giả hơn nữa.

3.3.3. Giải pháp về tổ chức, hoạt động của tòa soạn báo điện tử

Mạng xã hội đã và đang trở thành một phần tất yếu mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Muốn thu hút, lôi cuốn đƣợc độc giả, báo chí cần phải thay đổi những phƣơng thức truyền thống, phải nhanh nhạy hơn với xu thế này. Nhiều tòa soạn báo chí trên thế giới và trong nƣớc đã và đang tận dụng mạng xã hội để mở rộng phạm vi tác động, mở rộng hơn lƣợng công chúng của mình. Hai báo điện tử lớn nhƣ VnExpress, VietNamNet… đã đƣa sản phẩm của mình lên Facebook, Twitter, Zing Me…chính là nhằm khai thác sự tƣơng tác rộng hơn giữa công chúng và tờ báo, công chúng và tác giả, tác phẩm báo chí, hƣớng tới mục đích nâng cao hiệu quả tuyên truyền trên báo chí. Tuy nhiên cần tăng cƣờng hơn nữa các phƣơng thức tạo sự tƣơng tác với công chúng, góp phần thu hút công chúng phản hồi, đối thoại và chia sẻ với cơ quan báo chí cũng nhƣ ngƣời viết. Sự tƣơng tác quý báu ấy vừa góp phần tạo mối quan hệ gắn kết giữa ngƣời cung cấp thông tin và ngƣời tiếp nhận thông tin, vừa góp phần nâng cao chất lƣợng sản phẩm báo chí. Điều đó đòi hỏi VnExpress và Vietnamnet cần phải có hệ thống quản lý fanpage trên mạng xã hội, phát triển nội dung chủ đạo trên fange và đầu tƣ có chiều sâu vào những xu hƣớng chính, thu hút sự quan tâm của nhiều thành viên cộng đồng mạng quan tâm chia sẻ.

Tăng cƣờng đầu tƣ phát triển đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyên nghiệp về khai thác, xử lý nguồn tin từ mạng xã hội, phát huy giá trị thực của nguồn tin từ mạng xã hội, làm tăng giá trị nguồn tin khi đƣợc lan tỏa trên cộng đồng mạng. Để làm đƣợc điều này đòi hỏi các báo điện tử cần phải có đội ngũ nhân sự và cơ cấu, mô hình tổ chức nhân sự bài bản.

Thực tế tại VnExpress đã làm thiết lập đƣợc cơ cấu tổ chức nhân sự khai thác, sản xuất thông tin rất chuyên nghiệp là mô hình đáng học hỏi cho nhiều

98

tòa soạn báo điện tử chuyên nghiệp: Tất cả các biên tập viên cao cấp cần phải ngồi lại với nhau trong lúc điều hành sản xuất thông tin. Nơi ngồi họp có thể là xung quanh một chiếc bàn đặt ở trung tâm phòng làm tin, hoặc trong một khu vực mọi ngƣời đều hít thở chung một bầu không khí đầy những tin tức nóng hổi và cùng nghe đƣợc những cú điện thoại báo tin mới nhất. Cách tốt nhất để thực hiện điều này là thiết lập một bàn siêu biên tập tin, với sự góp mặt của các biên tập viên các ban cùng với biên tập viên kế hoạch và biên tập viên đầu vào. Các biên tập viên cần đảm bảo rằng mọi cơ hội do mạng xã hội mang lại đều phải đƣợc tận dụng tối đa để không chỉ đƣa thông tin đến công chúng mà còn giúp cho ngƣời làm báo hiểu rõ nhu cầu và những mối quan tâm hàng đầu của công chúng. Mạng xã hội là trung tâm của những nỗ lực thu thập tin tức của tòa soạn. Một tập hợp các lựa chọn về nội dung và các đầu mối, một cuộc họp của các biên tập viên trung tâm, một thông điệp rõ ràng về mặt biên tập nội dung, một trình tự biên tập và một nhóm biên tập viên.

Tuy nhiên bên cạnh tính chuyên nghiệp, bài bản thì đội ngũ phóng viên, biên tập viên cần nâng cao hơn nữa đạo đức, trách nhiệm xã hội. Nhà báo không chỉ khai thác, sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội mà cần phải định hƣớng thông tin trái chiều trên mạng xã hội, phản hồi những bình luận lệch lạc của độc giả. Nhìn lại điều này hai báo điện tử VnExpress và Vietnamnet vẫn chƣa thực sự quan tâm, có sự đầu tƣ thích đáng. Hầu nhƣ hai trang fanpage mới chỉ tập trung nhiều vào chia sẻ bài viết mà chƣa có sự quan tâm, phản hồi lại những bình luận của độc giả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.4. Giải pháp đạo đức nghề nghiệp của nhà báo

Một nhà báo Mỹ đã nói “Trong thời đại của Facebook và Twitter, chúng ta chào đón các nhà báo trẻ tham gia cuộc chơi. Những phóng viên này thƣờng chƣa trụ vững đủ lâu khi đối mặt với ngƣời biên tập. Họ còn thiếu kinh nghiệm và điều này khá nguy hiểm. Thế nhƣng đó là vấn đề của ngƣời đƣa tin chứ không phải của các mạng xã hội” [52]. Việc nhà báo khai thác,

99

nắm bắt thông tin từ mạng xã hội hoàn toàn không phải là việc xấu, thậm chí là cần thiết và mạng xã hội thực sự sẽ là nơi mỗi ngƣời cầm bút có thể thu thập, phát hiện những vấn đề, phát hiện nhu cầu thông tin của công chúng một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, mỗi ngƣời cầm bút cần cẩn trọng và kỹ càng khi

Một phần của tài liệu Báo điện tử với việc khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội (Trang 98 - 158)