Hiệu quả của việc báo điện tử khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã

Một phần của tài liệu Báo điện tử với việc khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội (Trang 69)

7. Kết cấu của luận văn

2.4. Hiệu quả của việc báo điện tử khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã

và Vietnamnet cho thấy:

Trên VnExpress có hai hướng sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội: Một là sử dụng là nội dung cốt lõi cho tác phẩm báo chí; Hai là sử dụng là nguồn tin tổng hợp lại thành bài báo. Xu hướng thứ hai thường được sử dụng đều đặn và phổ biến đặc biệt là ở chuyên trang Ione, chuyên mục Giải trí, Cộng đồng.

Trên Vietnamnet thì lại có hai hướng sử dụng chính: Một là sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội để khai thác triển khai thành đề tài, viết bài; Hai là sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội để nguồn tin tham khảo, trích dẫn, bổ sung cho nội dung bài viết.Và hướng sử dụng này cũng là cách mà Vietnamnet sử dụng nhiều trên các chuyên mục: Văn hóa, Giáo dục và chuyên trang 2Sao.

2.4. Hiệu quả của việc báo điện tử khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội mạng xã hội

Ngày nay mạng xã hội đã, đang là môi trƣờng cung cấp, truyền bá và tƣơng tác thông tin rất mạnh mẽ, nhanh chóng và hiệu quả tức thì. Những phóng viên báo chí đồng thời cũng là những cƣ dân của mạng xã hội. Vì vậy mà họ luôn luôn có điều kiện để nắm bắt, khai thác và cập nhật thông tin từ mạng xã hội một cách nhanh nhất từ đó có thể định hƣớng dƣ luận và giải đáp những thắc mắc của cộng đồng. Đã có rất nhiều vấn đề, sự kiện đƣợc xã hội đƣợc quan tâm, đƣợc bàn luận sôi nổi trên các trang mạng xã hội chính là dƣ luận xã hội mà báo chí có thể quan tâm và kịp thời nắm bắt, khai thác thông tin, cập nhật thông tin tới công chúng. Ví dụ minh họa cho điều này có thể thấy qua một vài bài viết tiêu biểu trên hai báo VnExpress và Vietnamnet:

Trên VnExpress ngày 5/10/2013 một ngày sau khi thông tin về Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp qua đời, trên khắp các trang mạng xã hội hình ảnh và thông tin về Đại tƣớng đƣợc cập nhật tràn ngập. Nắm bắt đƣợc sự quan tâm của công chúng và niềm tiếc thƣơng vô hạn của nhân dân đối với Đại tƣớng ngay lập tức VnExpress đã triển khai loạt bài viết nhằm cung cấp những

64

thông tin chi tiết, đầy đủ về cuộc đời vĩ đại của Đại tƣớng trong đó có rất nhiều thông tin lần đầu tiên đƣợc báo chí cung cấp nhƣ: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp những dấu mốc lịch sử”, “Đại tướng giữa lòng dân”, “Sử gia Mỹ và cuộc phỏng vấn Tướng Giáp năm 1990”, “Tướng Giáp nói về sức mạnh quân sự năm 1964”, “Tướng Giáp ngọn núi lửa phủ Tuyết"…Bài viết nào cũng thu hút hàng trăm, hàng nghìn ý kiến phản hồi thể hiện sự tiếc thƣơng, ngƣỡng mộ ngƣời anh hùng vĩ đại của dân tộc Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp.

Bên cạnh những hình tƣợng đẹp đƣợc xã hội quan tâm, biểu dƣơng thì cũng không có không ít hình ảnh xấu đƣợc xã hội lên án, chỉ trích. Ngày 8/12/2013 trên mục Cộng đồng có bài viết “Facebook dậy sóng vì băng rôn xin lỗi vụ hôi bia ở Đồng Nai”. Bài viết với nội dung chính đề cập đến bức ảnh về tấm băng rôn xin lỗi vụ hôi bia ở Đồng Nai. Đây là bức ảnh đƣợc cộng đồng mạng xã hội chia sẻ rất nhiều. Bài viết thu hút sự quan tâm của 426 ý kiến phản hồi. Tiếp đó, ngày 25/12/2013 chuyên mục Đời sống của VnExpress có bài “Những hành vi xấu bị cộng đồng chỉ trích”. Bài viết đã đƣa ra thông tin: Hôi bia, tranh giành ăn sushi, chửi bới ngƣời nổi tiếng trên Facebook... là những hình ảnh không đẹp của một bộ phận ngƣời Việt Nam trong năm qua. Đây là những vấn đề đƣợc bàn luận rất nhiều trên cộng đồng mạng xã hội trong năm 2013. Sau khi bài viết đăng tải đã có 73 ý kiến phản hồi khác nhau, các ý kiến đƣợc thể hiện theo hƣớng khen chê, nhiều chiều liên quan đến nội dung bài viết. Điều đó cho thấy sự quan tâm của độc giả đối với những bài viết khai thác nguồn tin từ mạng xã hội là không ít.

Trên Vietnamnet vào tháng 3/2013 khi mà cơn động đất, sóng thần khủng khiếp xảy ra tại Nhật Bản đã gây thiệt hại nghiêm trọng. Ngay sau khi thông tin về sự việc xảy ra, mạng Việt Nam Facebook, Twitter... thời điểm này, những tin tức nóng hổi, những sẻ chia chứa đựng tình cảm của các công dân mạng hƣớng về ngƣời dân Nhật Bản liên tục đƣợc cập nhật từng phút,

65

từng giờ. Trƣớc sự quan tâm của công chúng nói chung và cộng đồng mạng xã hội nói riêng Vietnamnet đã cập nhật những bài viết phản ánh sự quan tâm của cộng đồng mạng đối với sự việc: “Tràn ngập nước mắt hướng về Nhật Bản”, “Cộng đồng mạng mở lòng giúp đỡ nạn nhân động đất”, “Nhật Bản ơi cố lên”, “Cần một ngày cầu nguyện cho nhân dân Nhật Bản”, “Nhật Bản động đất, sóng thần và “người hùng” Internet”…

Và những hình ảnh không đƣợc đẹp bị cộng đồng phản đối Vietnamnet cũng đã nhanh chóng nắm đƣợc thông tin và viết bài định hƣớng dƣ luận xã hội. Ví dụ nhƣ ngày 23/4/2013 trên chuyên mục Xã hội có bài viết “Phận nỗ nữ sinh ngồi lên đầu tượng đài”, bài viết cung cấp nội dung thông tin lên án hành vi phản cảm của một nữ sinh gây phẫn nỗ trong dƣ luận xã hội, thu hút sự quan tâm phản hồi của hơn 20 ý kiến.

Thông thƣờng trên mạng xã hội trong một sự kiện, một vấn đề “nóng” nào đó thu hút sự quan tâm của cộng đồng thì các thành viên của cộng đồng đó ngay lập tức muốn tìm kiếm thông tin chính thức từ báo chí - nơi mà họ cho là nguồn tin “chính thống”. Từ đó họ có thể có đƣợc câu trả lời đúng ngoài ra cũng tìm đƣợc thông tin thêm về những sự kiện mới chỉ ở dạng lan truyền trên mạng nhƣ “tin đồn”. Bởi vậy mà cơ quan báo chí nào nhanh nhạy đáp ứng đƣợc sự tìm kiếm này sẽ có khả năng “hút” độc giả một cách mạnh mẽ và rộng lớn. Ví dụ trên Vietnamnet ngày 7/8/2013 trên mục Văn hóa có bài viết “Rúng động Cao Thái Sơn nhắn tin gạ tình hot boy” (Tr .133 – Phụ lục). Khi Cƣ dân mạng xôn xao nghi án hàng loạt sao Việt bị nghi ngờ “gạ tình” một thành viên Facebook. Trong đó nổi bật nhất là đoạn chat của tài khoản Facebook Cao Thái Sơn. Khi tin đồn này đƣợc đăng trên các trang mạng xã hội sau đó phóng viên đã thực hiện bài phỏng vấn ca sĩ Cao Thái Sơn nhằm cung cấp thông tin chính xác cho độc giả.

Trên VnExpress chuyên mục Thời sự ngày 16/1/2013 có bài “Không thể xem Facebook là chỗ chửi bới” (Tr. 119 – Phụ lục), bài viết có nội dung đề

66

cập đến sự việc học sinh THPT Dân lập Lƣơng Thế Vinh (Hà Nội) không đƣợc nói tục, chửi bậy kể cả bằng những từ viết tắt, không dùng Facebook để nói xấu bất cứ ai... Ngày 15/1, trƣờng Lƣơng Thế Vinh ban hành "Những điều cấm kỵ khi lên Facebook". Theo đó, học sinh không đƣợc nói tục, chửi bậy hoặc văng bậy, kể cả bằng những từ viết tắt, phải sử dụng ngôn từ trong sáng, thuần Việt; không dùng Facebook để nói xấu bất cứ ai, và chỉ "like" khi đã đọc kỹ nội dung. Quy định này nhận đƣợc những ý kiến trái chiều trên mạng xã hội. Phát hiện nguồn tin này VnExpress đã có cuộc trao đổi với GS Văn Nhƣ Cƣơng - Hiệu Trƣởng Trƣờng Lƣơng Thế Vinh. Những ý kiến của GS Văn Nhƣ Cƣơng đã giải đáp phần nào những thắc mắc của cộng đồng. Bài viết thu hút sự quan tâm phản hồi của 72 độc giả gửi về VnExpress.net.

Ngoài hiệu quả xã hội từ nội dung thông tin trên mạng xã hội mang lại cho báo điện tử nhƣ đã nêu. Qua khảo sát thực tế trên hai báo điện tử VnExpress.net và Vietnamnet.vn chúng tôi còn thấy rằng mạng xã hội còn mang lại hiệu quả xã hội nữa đó là giúp cho thông tin trên báo mạng cập nhật tới công chúng một cách nhanh chóng, thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Thông tin trên báo điện tử đƣợc các thành viên của cộng đồng mạng xã hội chia sẻ, like trên trang cá nhân của mình sẽ nhận đƣợc sự quan tâm của danh sách bạn bè trên mạng xã hội. Và cứ thế danh sách bạn bè của cá nhân biết đến thông tin này càng nhiều và nếu thông tin họ thấy có ý nghĩa với họ thì họ sẽ tiếp tục chia sẻ. Nhƣ vậy là bài viết và thông tin nhanh chóng đƣợc lan truyền một không giới hạn bởi bất cứ phạm vi không gian lãnh thổ và thời gian nào. Điều này cho thấy sự lớn mạnh của mạng xã hội vô cùng to lớn, tạo lên những ý nghĩa giá trị xã hội nhất định. Ví dụ nhƣ bài viết “Chàng trai Việt muốn sống trên sao hỏa” đƣợc đăng trên VnExpress.net. Vì ngƣỡng mộ nhân vật, một facebooker đã chia sẻ bài viết trên trang cá nhân của mình. Ngay khi bài viết đƣợc chia sẻ đã có 72 ngƣời nhấn nút like và 2 ngƣời chia sẻ.

67

Hình 2.5: Thông tin trên báo VnExpress được thành viên mạng xã hội chia sẻ trên trang Facebook cá nhân.

Các tòa soạn báo điện tử ngày nay cũng đã nhận thấy sức mạnh to lớn của mạng xã hội trong cuộc chạy đua tốc độ lan truyền thông tin mà không ít tòa soạn đã chủ động lập những trang thông tin riêng của báo mình hay còn gọi là fanpage. Đây chính là nơi chia sẻ thông tin giữa tòa soạn và công chúng. Hai báo điện tử VnExpress và Vietnamnet đều có trang fanpage trên các mạng xã hội: Facebook, Twiter, Zing Me, Google+. Trang Facebook của VnExpress có khoảng trên 409.000 thành viên mạng xã hội nhấn nút like tính đến ngày 19/1/2014.

Hình 2.6: Trang Facebook của Vnexpress.net cập nhật ngày 19/1/2014.

Trang Facebook của Vietnamnet cũng có khoảng trên 6.000 thành viên mạng xã hội nhấn nút like tính đến ngày 19/1/2014:

68

Hình 2.7: Trang Facebook của Vietnamnet.vn cập nhận giao diện ngày 19/1/2014

Qua đó cho thấy những nội dung khai thác đƣợc từ mạng xã hội các phóng viên, nhà báo đã phát hiện đƣợc và triển khai rất nhiều đề tài có ý nghĩa thiết thực, đƣa ra những đề xuất, giải đáp đƣợc những bức xúc, nhu cầu thông tin này một cách nhanh chóng, chính là hiệu quả xã hội mà báo chí khai

Một phần của tài liệu Báo điện tử với việc khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)