Một trong những con đường rộng mở mà chiếc chìa khóa phân tâm học đưa giới lý luận văn học đến đó là nghiên cứu yếu tố vô thức trong tác phẩm của các thi nhân.. Trong chuyên luận Phân t
Trang 1Đại học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn
Lấ CễNG PHƯƠNG ANH
YẾU TỐ Vễ THỨC TRONG THƠ HOÀNG CẦM
Luận văn Thạc sĩ chuyờn ngành Lý luận văn học
Mó số: 60 22 01 20
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Khỏnh Thành
Hà Nội - 2014
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS TS Trần Khánh Thành - người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội; Ban Giám hiệu trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học
Xin cảm ơn gia đình và người thân, cảm ơn sự động viên, khích lệ của bạn bè và đồng nghiệp
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2014
Người thực hiện đề tài
Lê Công Phương Anh
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1 Lí do chọn đề tài 3
2 Lịch sử vấn đề 4
3 Mục đích nghiên cứu 17
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18
5 Phương pháp nghiên cứu 18
6 Cấu trúc luận văn 18
CHƯƠNG 1: HƯỚNG TIẾP CẬN THƠ HOÀNG CẦM TỪ YẾU TỐ VÔ THỨC 19
1.1 Vài nét về cuộc đời và sáng tác thơ của Hoàng Cầm 19
1.1.1 Cuộc đời Hoàng Cầm 19
1.1.2 Các sáng tác thơ của Hoàng Cầm 23
1.2 Lí thuyết về yếu tố vô thức trong sáng tạo văn học 23
1.2.1 Vô thức dưới góc nhìn của khoa học 23
1.2.2 Quan niệm của Sigmund Freud về vô thức cá nhân trong sáng tạo văn học 25
1.2.3 Quan điểm của Card Gustav Jung về vô thức tập thể trong sáng tạo văn học 26 1.2.4 Vô thức trong văn học Việt Nam 28
CHƯƠNG 2: VÔ THỨC CÁ NHÂN TRONG THƠ HOÀNG CẦM 33
2.1 Lối viết tự động - biểu hiện rõ nhất của vô thức cá nhân trong thơ Hoàng Cầm 33
2.1.1 Khái lược về lối viết tự động và chủ nghĩa siêu thực 33
2.1.2 Lối viết tự động trong thơ Hoàng Cầm 35
2.2 Mặc cảm Oedipe - khát khao giải tỏa bản năng tính dục trong thơ Hoàng Cầm 37
2.2.1 Tóm tắt bi kịch “Oedipe làm vua” của Sophocle 37
2.2.2 Khái niệm “mặc cảm Oedipe” của S.Freud 39
2.2.3 Khát khao giải tỏa bản năng tính dục trong thơ Hoàng Cầm 40
2.3 Nghệ thuật thơ Hoàng Cầm - ngữ pháp của giấc mơ 53
2.3.1 Những khoảng trắng trong thơ Hoàng Cầm 53
2.3.2 Ẩn dụ trong thơ Hoàng Cầm 56
CHƯƠNG 3: VÔ THỨC TẬP THỂ TRONG THƠ HOÀNG CẦM 64
3.1 Siêu mẫu dải yếm trong thơ Hoàng Cầm 64
3.1.1 Dải yếm đa tình 66
Trang 43.1.2 Dải yếm văn hóa 68
3.1.3 Dải yếm huyền sử 69
3.2 Siêu mẫu lễ hội trong thơ Hoàng Cầm 72
3.2.1 Lễ hội phồn thực 74
3.2.2 Lễ hội hồi sinh 78
3.2.3 Lễ hội giải trí 82
3.3 Siêu mẫu đám cưới trong thơ Hoàng Cầm 86
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1.Phân tâm học đã, đang và sẽ là chiếc chìa khóa để đi vào phần khuất lấp nhất trong quá trình sáng tạo và thế giới nghệ thuật của các nhà thơ Phê bình phân tâm học ở Việt Nam xuất hiện từ những năm 30 của thế kỉ XX nhưng sau đó bị cấm
kị trong một khoảng thời gian dài cho đến khi đất nước đổi mới thì được phục hồi
và phát triển Trênmọi chặng trong con đường chìm nổi ấy, phê bình phân tâm học đều ít nhiều đạt được những thành tựu nhất định, góp phần đem lại sự đa dạng trong nghiên cứu phê bình văn học Một trong những con đường rộng mở mà chiếc chìa khóa phân tâm học đưa giới lý luận văn học đến đó là nghiên cứu yếu tố vô thức trong tác phẩm của các thi nhân
1.2.Trong văn học hiện đại của Bắc Ninh - Kinh Bắc, có thể nói Hoàng Cầm
là nhà thơ lớn nhất Cùng với dân ca quan họ, với những hội hè đình đám… thì thơ
Hoàng Cầm là đặc sản tuyệt vời của vùng quê phên dậu kinh thành Nói như nhà văn Đỗ Chu thì Hoàng Cầm “là ngọn gió lành, là hồn cốt của xứ Kinh Bắc, là sự hoành tráng sang trọng, là âm vang của miền đất ngàn năm văn vật” [4, 18] Có lẽ mỗi người học trò Bắc Ninh đều biết tên thi nhân như biết tên quê hương, đều đọc
và thuộcthơ của thi sĩ như đã từng đi và thuộc các con đường, dòng sông trên xứ sở của họ
1.3.Trong nền văn chương nước nhà, sự nghiệp của Hoàng Cầm chưa hẳn là
đồ sộ Nhưng ông luôn có cho riêng mình một chỗ ngồi độc đáo Phong cách thơ ông là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại Người đọc có thể tìm được trong thơ Hoàng Cầm nỗi day dứt của ca dao dân ca, sự ngọt ngào của thơ tình đôi lứa và cả cái ám ảnh phù sinh trong thơ tượng trưng, siêu thực Không tuyên ngôn, không lý luận và cả không tự giác nữa, Hoàng Cầm đã gợi ý cho những nhà thơ cùng thời và hậu thế đôi điều về sáng tạo Đóng góp nổi bật của Hoàng Cầm với thi
ca dân tộc là ở chỗ đó
Được lấy thơ Hoàng Cầm để nghiên cứu trong luận văn, người viết coi đó là một vinh dự và cả niềm tự hào về quê hương Bắc Ninh - Kinh Bắc của mình Trước
Trang 6người viết đã có những cuốn sách, luận án, luận văn, báo cáo khoa học viết về thơ Hoàng Cầm nhưng chưa có một công trình nào hoàn toàn nghiên cứu yếu tố vô thức
dưới góc nhìn phân tâm học Đó là những lí do để người viết thực hiện đề tài: “Yếu
tố vô thức trong thơ Hoàng Cầm”
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề vô thức trong sáng tạo văn học
2.1.1 Trên thế giới
Thuật ngữ phân tâm học (psychoanalysis) do Sigmund Freud đặt ra vào năm
1896 Thời gian đầu, phân tâm học chỉ là một khoa học chữa bệnh tâm lí Sau đó, những phát hiện về tính dục và mặc cảm Oedipe của Freud đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu nhân văn lúc bấy giờ Tiếp nhận ảnh hưởng từ Freud, nhà tâm lí học phân tích Thụy Sỹ C.Jung, đã là người kéo phân tâm học tách khỏi bệnh
lí học và hòa đồng lí thuyết này vào trong môi trường khoa học xã hội - nhân văn
Lí thuyết về siêu mẫu (archétype) như là cốt yếu của tâm lí học các chiều sâu, yếu
tố nền tảng của vô thức tập thể thực sự đã tạo nên một cú huých đáng kể trong nghiên cứu phê bình văn học Tuy nhiên phải khẳng định rằng Freud và Jung là hai nhà bác học tâm lý chứ không phải là hai nhà nghiên cứu văn học
Từ nền tảng lí thuyết về vô thức của Freud và Jung, phân tâm học thế giới đã phát triển thành rất nhiều hướng nghiên cứu, trong đó có văn học Trong số những
nhà phân tâm học văn học, nổi bật hơn cả là Charles Baudoin với tác phẩm Phân
tâm học nghệ thuật (1929) Charles Baudoin cho rằng phân tâm học trong văn học
gồm ba phần: một dành cho sự sáng tạo của nhà văn, hai cho sự đọc của độc giả và
ba cho các chức năng của nghệ thuật Bên cạnh đó, Charles Baudoin còn phân biệt, trong cái vô thức sản sinh ra trong tác phẩm văn học, cái gì thuộc về vô thức tập thể
và cái gì thuộc về vô thức cá nhân Đây là thao tác mà người viết tiếp thu được từ tác giả này
Trang 7Có những tác giả nghiên cứu vô thức trong văn học ở vấn đề tác giả và tác
phẩm như: Marie Bonapart, J Delay, Jeal Bellemin-Noel Trong chuyên luận Phân
tâm học và văn học (1978), J.Bellemin-Noel đã đi tìm dấu ấn của vô thức ở một loạt
vấn đề trong tác phẩm: nhân vật (mục Con người và biểu trưng); thể loại văn học (mục Huyền thoại, cổ tích và truyền thuyết); típ và môtíp Không chỉ vậy, ông còn
đi phân tích quá trình tâm lý tác giả gắn với tiểu sử của họ Cuối chuyên luận ông kết luận: “Cái Vô thức, đó là cái sự chúng ta bị cưỡng chế phải nhắc lại một quá khứ mà chúng ta không nhớ và phải xem như là ký ức cái sẽ không bao giờ còn được lặp lại dưới dạng ban đầu của nó Nền Văn học, đó là tổng thể các bài viết được xếp đặt một cách rõ ràng dưới dấu hiệu của sự hư cấu… Đọc tác phẩm hư cấu với cái nhìn của phân tâm học cho phép đồng thời vừa tặng cho văn bản một chiều kích khác, vừa quan sát được cách viết trong sự sinh thành và trong sự vận hành của nó”[25, 195 - 196] (Psychanalyse et litérature PUF, Paris, 1978 - Đỗ Lai Thúy và Phan Ngọc Hà dịch) Như vậy, một điều dễ nhận thấy là J.Bellemin-Noel và những tác giả theo hướng này gần với Freud
Ở một chiều kích khác lại có những nhà nghiên cứu về vô thức trong văn học
có tư tưởng gần với Jung Đó là các tác giả nghiên cứu theo chủ đề mà đại diện tiêu
biểu nhất là Gaston Bachelard với chuyên luận Phân tâm học về lửa (1938)
G.Baschelard tìm thấy sự tác động của những giá trị vô thức trên cơ sở những hiểu biết của kinh nghiệm và của khoa học Từ chủ đề tính chất của lửa, Bachelard xác định các mặc cảm: Prométhée, Empédocle, Novalis, Hoffmann… Những mặc cảm này khác hẳn với mặc cảm tính dục của Freud Chúng như những ám ảnh đối với tác giả văn học Với G.Baschelard, vô thức như ngọn lửa lúc nào cũng âm ỉ trong nhà văn và quá trình sáng tạo được miêu tả như sau: “Ngay khi một tình cảm dâng lên tới sắc độ của lửa, ngay khi nó bộc lộ ra, với sức mạnh của nó trong những siêu hình của lửa, người ta có thể tin chắc là nó sắp thu gom một tổng số những mâu thuẫn Lúc đó người đang yêu muốn mình được thanh khiết và nhiệt tình, độc đáo
và toàn năng, bi kịch và chung thủy, thoảng qua và bền vững”.[25, 348 - 349](La
psychanalyse du feu, Paris, 1938, Ngô Bình Lâm dịch)
Trang 8Bên cạnh đó là hướng nghiên cứu vô thức trong văn học theo hướng gắn phân tâm học với folklore Đại diện của hướng này là V.Dundes với chuyên luận
Folklore - Nhìn từ phân tâm học Có thể nói V.Dundes vừa gần Freud vừa gần Jung
Chẳng hạn, ông sử dụng khái niệm phóng chiếu mặc cảm Oedipe (khái niệm của
Freud) khi cắt nghĩa sự ra đời của Chúa Jêsu trong huyền thoại Châu Âu dưới con mắt phân tâm học: “Chúa được sinh ra bởi Đức Mẹ Đồng Trinh Maria Nếu vậy thì
đó cũng chính là việc chối từ người cha là người không liên quan gì đến sự thụ thai của người con” [25, 453] Mặt khác, ông cho rằng “Các cổ mẫu trong thần thoại, theo Jung, gợi nhớ lại đến thế giới tiền sử với các định kiến đặc trưng mà chúng ta ngày nay còn thấy ở những người nguyên thủy hiện đại”[25, 421] (Đỗ Đức Thịnh, dịch từ bản tiếng Anh)
Sẽ là thiếu sót nếu như không kể đến hướng nghiên cứu vô thức trong văn học theo trường phái phân tâm học văn bản Trường phái này ra đời trên cơ sở của
sự phối hợp chủ nghĩa cấu trúc - kí hiệu Pháp và phân tâm học Người có công đầu
khai sinh ra nó là Jacques Lacan với luận điểm nổi tiếng: “Vô thức đƣợc cấu trúc
hóa nhƣ một ngôn ngữ” Theo đó, trong tác phẩm, vô thức như là một tiền giả định,
nhưng tìm kiếm nó không phải là nhiệm vụ duy nhất của nhà phân tâm học Bởi vô thức được cấu trúc như một ngôn ngữ, nên với tư cách người đọc, nhà phê bình văn học theo phương pháp phân tâm phải làm được hai thao tác cơ bản trên văn bản tác phẩm: một, tìm ra cấu trúc bề mặt của văn bản ngôn từ mang dấu ấn vô thức; hai, tìm ra cấu trúc của văn bản vô thức như là cấu trúc bề sâu của văn bản ngôn từ Rõ ràng, ở cấp độ này, từ gốc gác giấc mơ tỉnh thức của Freud qua tâm lí học các chiều sâu của Jung đến phân tâm học văn bản của Lacan, phê bình phân tâm học đã mở ra những trang mới trong việc nghiên cứu tâm lí học sáng tạo và sự hiểu tác phẩm nghệ thuật
Tóm lại, trước khi vào Việt Nam, phê bình phân tâm học trên thế giới, với nhiều hướng nghiên cứu khác nhau, đã coi vô thức trong văn học là vấn đề quan
Trang 9trọng nhất Đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu vấn đề ấy ở Việt Nam
mà người viết trình bày ở mục sau
Chỉ sau Đổi mới (1986), cùng với xu thế dân chủ hóa văn học, phê bình phân tâm học mới nảy nở trở lại Và Đỗ Lai Thúy là người tiếp tục sau những đứt đoạn
ấy, trong đó vô thức là vấn đề được ông quan tâm nhiều nhất Cùng với chuyên luận
Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực, tập tiểu luận chuyên đề Bút pháp của ham muốn là những thám sát đáng kể của Đỗ Lai Thúy trong lĩnh vực này Nghiên cứu
vô thức của Đỗ Lai Thúy có một bước đột mở quan trọng Không còn áp dụng phân tâm một cách cứng nhắc như Trương Tửu Nguyễn Bách Khoa, đơn giản kiểu sơ đồ
“dồn nén - ẩn ức - thăng hoa” như Nguyễn Văn Hanh, bắt buộc phải rõ tiểu sử tác giả như Nguyễn Văn Trung, bắt mạch các bệnh nhiễu tâm của nhân vật như Thanh Lãng,… Đỗ Lai Thúy thao tác ngay với văn bản, tìm kiếm những kí hiệu mang bản chất phân tâm học của nó Hướng vào bút pháp của nhà văn, được sự gợi dẫn củaJ.Lacan và bộ công cụ thao tác ngôn ngữ từ các nhà hình thức luận Nga, trường phái ngôn ngữ Praha và phê bình mới Anh - Mỹ, Đỗ Lai Thúy đã trực diện vào phương thức tồn tại của văn học, đi tìm và giải mã cấu trúc vô thức trên/trong/qua văn bản, để chỉ ra “bút pháp của ham muốn” của các nhà văn có dấu ấn phân tâm
Trang 10tiêu biểu như Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Gia Thiều, Chế Lan Viên, Xuân Diệu,
Trên Tạp chí Văn học nghệ thuật số 327(tháng 09 năm 2011), tác giả Hoàng
Thị Huệ đã đăng nghiên cứu của mình về Yếu tố vô thức trong tác phẩm Nguyễn
Bình Phương Trong bài nghiên cứu của mình, Hoàng Thị Huệ đã tìm tòi và lí giải
vai trò của vô thức ở sáu tiểu thuyết Vào cõi(1991), Những đứa trẻ chết già (1994),
Người đi vắng(1999), Trí nhớ suy tàn (2000), Thoạt kỳ thủy (2003) và Ngồi(2006)
Tác giả kết luận: “Khám phá tầng sâu vô thức, giải mã những bí ẩn tâm linh, tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương mang đến cho người đọc những cảm quan nghệ thuật độc đáo, cho thấy niềm đam mê của cây bút này trên con đường làm mới mình và làm mới thể loại Tìm hiểu yếu tố vô thức sẽ mở ra được cánh cửa dẫn vào thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Với vô thức, giấc mơ, tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đã làm cho bức tranh tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam
thời kỳ đổi mới thêm ảo huyền, nhiều màu sắc”[39]
Gần đây nhất, trên tạp chí sông Hương số 289 (tháng 03 năm 2013), tác giả
Nguyễn Hữu Tấn đã công bố bài nghiên cứu Vô thức trong văn học Ở đó, sau khi
soi chiếu khái niệm vô thức dưới góc nhìn của tâm lí học và văn học, Nguyễn Hữu Tấn đã khảo sát và có những nhận định về mối quan hệ giữa cảm hứng và vô thức trong sáng tác của các tác giả Hồ Xuân Hương, Hàn Mặc Tử, Thạch Lam Ông kết luận: “Nhà văn phải là những kẻ mang ẩn ức sáng tạo mãnh liệt, dự phóng nghệ thuật đầy tâm huyết Họ là một số ít người biết vượt lên và sử dụng chính đời sống đầy nội tâm, ẩn ức và ám thị đó nhằm sáng tạo nên những tác phẩm bất hủ… các nhà văn ấy đã vượt qua chính nỗi đau và ẩn ức của đời mình, hoặc ít ra, các nhà văn biết làm sao biến nỗi đau thậm chí là bi kịch của đời mình thăng hoa cho đời mà không để hoài phí Nghệ sĩ thật sự mà nói là một “nghiệp” hơn là một “nghề” khi số phận của mình là cả chuỗi dài bi kịch, và sáng tạo gần như là một món nợ tiền kiếp phải trả hơn là sự thăng hoa trong hạnh phúc Cho nên đời sống vô thức của nhà
Trang 11đến nội dung tác phẩm văn học với vai trò tích cực… Xét tài năng của nhà văn dưới góc độ vô thức sáng tạo văn học là một công việc dễ sa vào vô hình, “duy tâm hóa”, đưa văn học đến chỗ bất khả tri bế tắc, và cũng thu hẹp đối tượng sáng tác Ở đây phải xét phạm trù “vô thức” như một tầng cơ chế tâm lý của con người, nằm tách rời ý thức và ý thức không thể tự giải mã được Tuy nhiên cả ý thức và vô thức luôn
có mối quan hệ chặt chẽ và thường xuyên tương tác lẫn nhau”[88]
Như vậy, kế thừa những thành tựu của thế giới, dựa vào đặc điểm riêng biệt của các tác giả, tác phẩm Việt Nam, giới nghiên cứu phê bình văn học nước ta đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc xem xét, tìm tòi sự ảnh hưởng của vô thức đến sáng tạo văn học
2.2 Lịch sử nghiên cứu thơ Hoàng Cầm
Dựa vào sự đánh giá của giới nghiên cứu, có thể chia lịch sử nghiên cứu thơ Hoàng Cầm làm ba giai đoạn: giai đoạn 1948 - 1954, dư luận cơ bản nghiêng về phía khẳng định, ngợi ca Từ 1954 - 1985, thơ Hoàng Cầm ít được đề cập do hệ lụy sau vụ Nhân văn - Giai phẩm, Hoàng Cầm bị xem là có “vấn đề” về chính trị Việc nghiên cứu thơ ông trong giai đoạn này có hơi thiên về mặt xã hội học dung tục Kể
từ sau Đổi mới (1986) đến nay, thơ Hoàng Cầm được nhìn nhận khá cởi mở, được tìm hiểu kĩ càng, sâu sắc, và có nhiều nhận định thấu đáo hơn
Trước luận văn này đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về thơ Hoàng Cầm xuất phát từ các hướng tiếp cận khác nhau Người viết tạm phân chia làm bốn hướng tiếp cận: dựng chân dung văn học, văn hóa học, thi pháp học, phân tâm học
2.2.1 Hướng tiếp cận thơ Hoàng Cầm theo kiểu dựng chân dung văn học
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh với bài viếtMấy ý nghĩ về thơ Hoàng Cầm (Đọc
Mưa Thuận Thành của Hoàng Cầm) trong công trình Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn rất xúc động khi mình mang mối “lương duyên” với thơ Hoàng
Trang 12Cầm Theo Nguyễn Đăng Mạnh, những bài thơ hay như Bên kia sông Đuống, Lá
Diêu Bông là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao, dễ làm người đọc xúc động
đến “chảy nước mắt” Trong dòng chảy thời gian, dòng chảy của một phong cách thơ, ở hai lần gặp thơ Hoàng Cầm là “Hai lối thơ khác nhau lắm Nhưng cả hai đều
có một cái gì đó rất Hoàng Cầm Hình như có một không gian Kinh Bắc, một thời gian Kinh Bắc rất đỗi cổ kính trong thơ anh Và trên cái nền thời gian, không gian ấy,
cứ thấp thoáng một cô gái quê Kinh Bắc của một thuở nào, có vẻ đẹp duyên dáng, tình tứ “cười như mùa thu tỏa nắng” Tất cả được vờn vẽ bằng một ngọn bút tài hoa,
đệm theo một điệu nhạc buồn ” [56, 219]
Nhà nghiên cứu Hoài Việt với bài viết Đến với Hoàng Cầm trong cuốn Những
khuôn mặt văn nghệ sĩ cho rằng:“Hoàng Cầm mang trong mình kiểu “gene” kẻ sĩ,
bác học của người cha và kiểu “gene” dân giã đẫm “chất huê tình” của người mẹ
Văn chương Hoàng Cầm “đằm mình” trong truyền thống văn hiến xứ Kinh Bắc và
“vục uống từ suối nguồn đó, có lúc say sưa đến chuệnh choạng” Ba tác phẩm Lên
đường, Bên kia sông Đuống, Đêm liên hoan là “ba đứa con tinh thần cháy bỏng một
tình yêu da diết đối với quê hương” ” [115, 103 -104] Qua việc phân tích những đặc
sắc về mặt nghệ thuật trong các tập thơ Về Kinh Bắc, Mưa Thuận Thành, Hoài Việt
thấy hình hài thơ này có một cái bóng đứng chân trong hiện thực cuộc sống, hoà nhập vào cộng đồng phát lên tiếng nói chung “Còn một cái bóng khác đang lặn lội tìm về quá khứ, điềm tĩnh hơn, trầm lắng hơn, sâu sắc hơn nhưng lại là tiếng lòng
riêng để giải toả những ẩn ức kiểu “Men đá vàng”” [115, 111]
Tác giả của tập thơ Bóng chữ - nhà thơ Lê Đạt trong bài viết 75 tuổi Hoàng
Cầm có một nhận xét thú vị rằng, Hoàng Cầm và Nguyễn Bính là hai tài năng thơ
bẩm sinh, đặc sản của hai vùng đất nước, một vùng chiêm khê mùa thối cơ cực đất Sơn Nam và một vùng tài hoa thanh lịch đất Kinh Bắc Lê Đạt kể, sau “hoạ Kinh Bắc”, tinh thần Hoàng Cầm suy sụp hẳn, nhưng với bản lĩnh và “tư cách một người
chữ can đảm”, “con chim hoạ mi Kinh Bắc lại vươn cổ bắt đầu hót”[114, 40]
Cũng cần kể tới các bài viết tự giới thiệu về “bức chân dung tinh thần tự hoạ”
Trang 13của Hoàng Cầm Tiêu biểu là các bài viết Cuộc đời và thơ[114, 384], Đôi dòng tâm
tưởng về thơ, Tôi đã viết Về Kinh Bắc trong tâm trạng nào, Sông Đuống bắt nguồn từ đâu [114, 149; 213; 183], Mở lối về cõi xưa Kinh Bắc [10] Ngưởi viết nhận thấy,
một trong những điều kiện quan trọng góp phần kiến tạo nên hồn thơ Hoàng Cầm đó
là chất văn hoá dân gian xứ Kinh Bắc Qua những trang viết tự bạch về cuộc đời và
sự nghiệp văn chương, dường như có một hình tượng ám ảnh, thường trở đi trở lại và được tác giả nói đến nhiều nhất, đó là vẻ đẹp chân chất của những liền chị quan họ
thôn quê
Trong bài Tôi đã viết Về Kinh Bắc trong tâm trạng nào, Hoàng Cầm cho biết,
vào cuối năm Kỷ Hợi 1959, sau vụ Nhân văn - Giai phẩm “Tôi chìm vào một quê hương xa, có thực mà như ảo ảnh, là ảo ảnh mà như gần gũi đâu đây, cứ chập chờn năm tháng và bảng lảng không gian, xanh mơ mong manh màu kỷ niệm pha chút tím của tiếc hận, chút hồng của tuổi thơ, chút biêng biếc thắm của say mê, não nùng, của thương cảm không có bến buông neo, và nhìn chung chỉ thấy con mắt của thời gian
không hề suy suyễn đến một sợi mi cong ” [114, 201]
2.2.2 Hướng tiếp cận thơ Hoàng Cầm trên bình diện văn hóa học
Bên cạnh kiểu tiếp cận theo hướng dựng chân dung văn học cũng cần nói đến kiểu tiếp cận trên bình diện văn hoá học Trên Tạp chí Văn học số 5 năm 1998, với
bài viết Hoàng Cầm, Nguyễn Bính và , nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thuý khẳng định,
văn hoá làng xã Việt cổ truyền đã góp phần chi phối đến dòng thơ của Nguyễn Bính
và Hoàng Cầm Sự giống nhau của hai nhà thơ viết về đề tài thôn quê là sự cảm nhận
và nhìn nó “từ bên trong” Đây là kiểu sáng tác tuỳ thuộc vào “tạng người, tạng văn hoá của nhà thơ” [97]
Năm 2003, với Luận văn thạc sĩ Ngữ văn Văn hoá Kinh Bắc trong thơ Hoàng
Cầm (Trường ĐHSP Hà Nội), Nguyễn Thị Minh Bắc đã tiếp tục cụ thể hướng nghiên
của các học giả Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Huyên, Trần Quốc Vượng, Vũ Ngọc Khánh Đến năm 2007, tác giả đã phát triển từ luận văn này thành cuốn sách nghiên
cứu Thơ Hoàng Cầm với văn hóa Kinh Bắc (NXB Hội Nhà văn) Trong những công
Trang 14trình này, từ việc tìm hiểu những điều kiện tự nhiên, vị thế lịch sử - xã hội, phong tục, tập quán, ngôn ngữ quan họ, Nguyễn Thị Minh Bắc đã đi đến kết luận, các yếu
tố trên là những nét rất riêng hun đúc nên một bản lĩnh văn hoá vùng hết sức độc đáo Tác giả đã khảo sát, phân tích vẻ đẹp của các dòng sông, núi đồi gắn liền với những biến cố, thăng trầm của lịch sử Đây là không gian văn hoá cho những trai tài, gái quê duyên dáng, tình tứ; họ là những con người Kinh Bắc bất tử trong thơ Hoàng Cầm Đánh giá những đóng góp của nhà thơ, Nguyễn Thị Minh Bắc nhấn mạnh“đỉnh cao sáng tạo của Hoàng Cầm là bài thơ Bên kia sông Đuống vì nó đã hội tụ được những đặc trưng tiêu biểu nhất của văn hoá Kinh Bắc” [7, 70]
TS Nguyễn Xuân Lạc viết vềcảm hứng thơHoàng Cầm: “Người thơmang tên vị thuốc đắng ấy lại sinh ra và lớn lên trong một vùng đất thơngọt ngào Đó là
xứ Kinh Bắc - một trong ba cái nôi lớn của dân tộc Việt Nam Xứ Kinh Bắc thơmộng hữu tình Vùng đất thơ ấy đã bồi đắp cho thơHoàng Cầm từnhiều phía, nhiều nguồn”, ra đi kháng chiến, Hoàng Cầm “đem theo cảmột hành trang Kinh Bắc trong hồn thơ Thanh niên của mình” ” [46, 14-15]
Cũng theo hướng tiếp cận này, PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp chú ý đến yếu tốvăn hoá bao bọc từthuở ấu thơ“Cái không khí đẫm chất huê tình, bảng lảng sương khói văn hoá dân gian đã ăn quá sâu vào tuổi thơHoàng Cầm Nằm sau trong câu chữHoàng Cầm là sựngân vọng của những lớp trầm tích văn hoá được thẩm thấu qua bộlọc tinh tếcủa thi nhân Cái yếu tốsâu xa nhất tạo nên ma lực thơHoàng Cầm
là ởchỗông biết đánh thức hồn quê Kinh Bắc trong cõi vô thức, tiềm thức” [20, 195; 206]
Nhưvậy, có thểnói các bài viết trên chủyếu đềcập đến vấn đềcảm hứng thơ Hoàng Cầm - và đã khẳng định những cảm hứng đó đều được bắt nguồn từvùng văn hoá truyền thốngKinh Bắc Kinh Bắc chính là vùng thẩm mỹ đặc biệt đểHoàng Cầm dệt lên hồn thơ đẫm chất trữtình của mình
Với bài viết Chị đừng đi (1997),nhà nghiên cứu Ngô Thảo lại đềcập đến yếu
Trang 15hành trình đi tới vềvới thời gian, thếgiới tinh thần, tâm linh ông luôn đi ngược, lặn sâu vào quá khứ Quá khứ không chỉhiện ra qua lớp từcổ, những địa danh cổ, nếp sống cổ, phong tục tập quán cổ ông đã tạo ra được một không gian cổtrọn vẹn, đặc
biệt kỳdiệu trong tập thơ VềKinh Bắc Bao nhiêu từthô lậu của đời thường, nào váy,
giải yếm, đặt trong thếgiới này bỗng mang một màu sắc gợi tảkhác xa ý nghĩa cụthể” [4, 54]
Khẳng định bản lĩnh và tài năng thơHoàng Cầm, Nguyễn Việt Chiến viết:
“Tài năng ông là ởchỗtìm tòi đổi mới thơmà bản ngã truyền thống vẫn không suy chuyển, nâng cao tưduy thơmà giọng điệu vẫn không xa lạvới mọi người” [13, 57]
và chỉrõ: “Hoàng Cầm là ông Hoàng của thơtrữtình Thơtrữtình của Hoàng Cầm có một phong thái rất đặc biệt và đặc thù, tên tuổi của ông đã làm rạng danh cảmột vùng Kinh Bắc - cái nôi của nền văn hoá Sông Hồng” [13, 56]
Năm 2012, luận án Tiến sĩcủa Lương Minh Chung với đềtài ThơHoàng Cầm
từgóc nhìn văn hóa đã xác định điểm nhìn văn hóa trong việc nghiên cứu thơ Hoàng
Cầm Tác giả luận án đã đi sâu vào các vấn đềlý thuyết, lý luận chung vềmối quan hệgiữa môi trường văn hóa và con người, và dưới góc nhìn văn học nhưmột công cụ đểkhai thác Đồng thời tác giả cũng đềcập đến việc phản ánh các biểu tượng trong thơHoàng Cầm dưới góc nhìn văn hóa trong mối quan hệtổng thểcủa văn hóa Việt Nam
Tháng 07 năm 2013, Trần Đức Hoàn bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề
tài Văn hóa Kinh Bắc - vùng thẩm mĩ trong thơ Hoàng Cầm Luận án đã nghiên cứu
thơ Hoàng Cầm trong mối quan hệ giữa vùng văn hóa, vùng thẩm mĩ Kinh Bắc dưới các góc độ biểu tượng văn hóa và hệ thống ngôn ngữ Trần Đức Hoàn khẳng định:
“Thi sĩ Hoàng Cầm đã có được những đóng góp lớn rất đáng trân trọng vào nền văn học Việt Nam hiện đại Những thi phẩm của ông đã làm vẻ vang cho vùng đất Kinh Bắc, vẻ vang cho nền thơ ca dân tộc, đặc biệt là ở giá trị các biểu tượng văn hóa và
hệ thống ngôn ngữ, giọng điệu nghệ thuật Hoàng Cầm có một vịtrí xứng đáng, một địa vị vững chắc và trở thành một trong những tên tuổi thơ ca lớn trong lịch sử văn
Trang 16học dân tộc Không có vùng đất địa linh nhân kiệt, không có vùng văn hoá - vùng
thẩm mĩ Kinh Bắc hào hoa và ngồn ngộn sự sống thì không có người con của Sông
Đuống trôi đi/ Một dòng lấp lánh và ngược lại, chính Hoàng Cầm cũng là người
bảo tồn, làm sống dậy nền văn hoá trong lành đậm đà phong vị quê hương không thể trộn lẫn ấy.” [37, 149]
2.2.3 Hướng tiếp cận thơ Hoàng Cầm trên bình diện thi pháp học
Dưới góc nhìn thi pháp học, GS Đỗ Đức Hiểu trong bài viết Thơ mới - cuộc
nổi loạn của ngôn từ thơ đã nhận thấy, Hoàng Cầm của Men Đá vàng, Mƣa Thuận Thành “là người kế tục (xa, rất xa) Thơ mới” Đi từ những đặc điểm cơ bản của thơ
lãng mạn, thơ tượng trưng, siêu thực và qua cái nhìn so sánh, Đỗ Đức Hiểu đã có những nhận xét rất tinh tế về hai hiện tượng thơ Vũ Hoàng Chương và Hoàng Cầm trong dòng chảy của Thơ mới Theo ông “tính hiện đại của thơ Hoàng Cầm không phải như thơ Vũ Hoàng Chương (nhà thơ đô thị với phố xá đô thị, sàn nhảy đô thị, tiệm hút đô thị ) mà một vùng cỏ cây, sông hồ nhẹ bay của thôn quê Kinh Bắc, được siêu thực thành cỏ Bồng Thi, cầu Bà Sấm, bến Cô Mưa, và Lá Diêu Bông, hay những người con gái ảo mờ, những mối tình hư ảo xứ Kinh Bắc, xoá nhoà trong
mưa bụi bay” [31, 115] Từ việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật Mƣa Thuận Thành, Đỗ
Đức Hiểu đã rút ra cho chúng ta nhiều nhận xét độc đáo về thi pháp thơ Hoàng Cầm Đó là một loại hình thơ có nhiều “cái lặng”, “nhiều xót xa, nhiều bi kịch, không nói”, nó “âm u, loé sáng, rồi mịt mù, xa tắp, như những huyền thoại thuở hoang sơ” [31, 116]
Đọc thơ Hoàng Cầm, nhà nghiên cứu Thuỵ Khuê có một số cảm nhận riêng trên phương diện thi pháp học lịch sử Chị gọi thế giới thơ Hoàng Cầm bằng một cách gọi tên ước lệ, đó là “sa mạc Hoàng Cầm”, “sa mạc trần gian” Sợi chỉ kết cấu
“trải dài trong sa mạc trần gian” của thế giới đó là “lấy về làm khởi bút” - Về Kinh
Bắc Từ điểm tựa này, không gian Kinh Bắc “đất xưa, quê cũ”, “tổ tiên”, “thánh
hiền” trở thành nơi chốn bình an để Hoàng Cầm làm nơi nương tựa đặng “ôm trọn
lòng mình” (chữ dùng của Phạm Minh Tuấn) cho thơ sau vụ Nhân văn - Giai phẩm
Trang 17(1959 -1960) Thời gian là “về viếng dĩ vãng”, “hỏi tuổi thơ”, “về lại cuộc tình”,
“thăm lịch sử”, để “tìm lại thời xa, một thời siêu hiện tại, thời Kinh Bắc” Điều độc
đáo là, trong khi tiếp cận tập thơ Về Kinh Bắc và tập kịch thơ Kiều Loan, Thuỵ
Khuê đã lí giải thế giới thơ Hoàng Cầm mang nhiều dấu ấn của thi pháp huyền thoại Đó là một cõi “lung linh giữa mơ và thực, là cõi lên đồng âm thanh, là phường bát âm chữ nghĩa, là cơn cuồng phong lịch sử loạn mầu trong từ trường đồng thiếp, những dân ca, phong tục, truyền thuyết… Hiện tại nhập hồn quá khứ gọi nhau trong những vũ điệu bất thường hoang dại” [4, 365]
Năm 1998, PGS.TS Lê Lưu Oanh trong công trình Thơ trữ tình Việt Nam
1975 - 1990,đã đề cập đến khá nhiều gương mặt thơ Việt Nam thời hậu chiến
Trong đó, Hoàng Cầm được xem như một nhà thơ “tạo được một thế giới ảo, siêu thực, vời vợi, đầy thực và hư với một màn mưa kì lạ”, một “thế giới Kinh Bắc cổ kính pha đầy huyền thoại”, “một không gian thời gian không xác định, mờ ảo, xa vời, tít tắp, đan cài giữa mộng và thực” [67, 116] Lê Lưu Oanh cho rằng, rất nhiều bài thơ của Hoàng Cầm mang phong cách tôn giáo hoá Đó là một không gian “linh thiêng và cao cả với tinh thần vươn tới cõi vĩnh hằng, chạm tới các giá trị vĩnh cửu,
để nghiền ngẫm, khắc khoải về sự tồn tại của con người trong quy luật của tạo hoá” [67, 116]
Đáng chú ý là ở tập tiểu luận phê bình Vọng từ con chữ,PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp có bài Hoàng Cầm: người dệt thơ từ những giấc mơ Từ việc tìm hiểu
sự xuất hiện phổ biến của tín hiệu thẩm mĩ “về”, Nguyễn Đăng Điệp cho rằng “về” tạo nên nhịp điệu thơ Hoàng Cầm và là một ứng xử nghệ thuật Cái nguyên uỷ làm nên “vũ trụ thơ Hoàng Cầm” thực chất là “hồn quê Kinh Bắc rung lên qua những sợi thần kinh thi ca nhạy cảm được ươm mầm từ thuở ấu thơ” [20, 197] Cõi thơ Hoàng Cầm là một giấc mơ, mơ về tuổi thơ, nhớ lại ký ức Trong các ngôi mẹ - chị
- em đều có sự đan xen nhập nhoè nhưng thống nhất trong một thể, và “vẻ đẹp của đất, của người, của văn hoá Kinh Bắc dường như đều hội tụ vào em và toả sáng” [20, 201] Bởi em là “cái đẹp kiêu sa”, là “nét duyên mặn mòi”, là “sự thanh tú mà quyến rũ kiểu hương quê”, và “biểu tượng cho vẻ đẹp khát vọng” Theo Nguyễn
Trang 18Đăng Điệp, tinh hoa thơ Hoàng Cầm là “thứ thơ lấy sức mạnh của nhịp là nền tảng Một thứ thơ hút người đọc vào vòng xoáy của nó bằng nhạc”, giai điệu thơ Hoàng Cầm ảnh hưởng khá rõ của từ, khúc trong văn chương cổ điển phương Đông hoà quyện chặt chẽ với cái mượt mà của những làn điệu dân ca quan họ tạo nên những màu sắc riêng, sang trọng, đằm thắm nhưng bay bổng, hào hoa
Năm 2001, Trần Thị Huyền Phương trong Luận văn thạc sĩ Ngữ văn có tên Sự
kết hợp giữa yếu tố thực và hƣ trong thơ Hoàng Cầm (Trường ĐHSP Hà Nội), đã lí
giải hai phạm trù đối lập “thực” - “hư” và xem đó là bản chất của cấu trúc hình tượng và tư duy nghệ thuật Trần Thị Huyền Phương xem sự kết hợp giữa yếu tố thực và hư là nét đặc sắc trong việc xây dựng hình tượng và thể hiện được một số nét tiêu biểu của phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Cầm Điều này được thể hiện trên ba luận điểm cơ bản Một là, sự huyền thoại hoá lịch sử - văn hoá quê hương Kinh Bắc Hai là, tâm linh hoá thế giới tinh thần con người Ba là, không gian - thời gian tâm linh Trong luận điểm thứ ba, tác giả luận văn đã có một lí giải thú vị đó là“không gian tâm linh siêu hình - một cõi miền rất sâu, rất xa xôi và bí ẩn nhằm khám phá đời sống nội tâm, thế giới tinh thần của con người” [72, 52]
Năm 2003, Nguyễn Thuý Hạnh trong Báo cáo khoa học và Khoá luận tốt
nghiệp đề tài Không gian nghệ thuật trong thơ Hoàng Cầm (Khoa Ngữ Văn Trường
ĐHSP Hà Nội), đã tiếp cận không gian nghệ thuật trên hai hướng chính đó là không gian vật chất và không gian tinh thần Không gian vật chất được tác giả khoá luận tiếp cận qua những di tích lịch sử, những danh lam thắng cảnh và không gian dòng sông Đuống Không gian vật chất làm thành đặc trưng tiêu biểu trong thơ Hoàng Cầm “tạo nên một màu sắc, một diện mạo riêng của cái hồn quê xứ Bắc” [28, 16] Không gian tinh thần được Nguyễn Thuý Hạnh tìm hiểu qua những sinh hoạt lễ hội văn hóa dân gian cổ truyền Đây là không gian hiện hữu của những nhân vật lịch sử
mà qua đó nhà thơ đã đối thoại, bàn luận, lý giải về các nhân vật ấy và nâng hình tượng thơ lên một tầm cao mới
Cũng cần kể tới Lê Thị Hồng với Khoá luận tốt nghiệp có tên Thế giới Kinh
Trang 19Bắc trong thơ Hoàng Cầm (Khoa Ngữ văn Trường Đại học Vinh) có nói đến thế
giới Kinh Bắc như một nét độc đáo trong thế giới nghệ thuật thơ, và “Làng quê Kinh Bắc man mác cả hành trình thơ Hoàng Cầm, là cái nền, là không gian cho những hình tượng thơ, cảm xúc thơ nảy nở” [38, 23]
2.2.4 Hướng tiếp cận thơ Hoàng Cầm trên bình diện phân tâm học
Năm 2003, PGS.TS Đỗ Lai Thuý biên soạn, giới thiệu cuốn sách Phân tâm
học và tình yêu Ông đã lấy bài viết Đi tìm ẩn ngữ trong thơ Hoàng Cầm để thay lời
bạt cho cuốn sách này Đỗ Lai Thuý cho rằng “Về Kinh Bắc là một giấc mơ”, và là
“một galerie những bức ảnh ấu thời, ảnh hội hè đình đám xứ Bắc, ảnh con người của đời thường và của huyền thoại, ảnh động vật, cây cối ” [24, 479] Chúng đứng ngẫu nhiên bên cạnh nhau, vừa chồng chất vừa rời rạc Trong giấc mơ, bao giờ cũng “ẩn chứa những ham muốn vô thức”, những “khát khao bản năng” của tuổi ấu thơ bị đẩy vào tiềm thức và bị nhốt vào quên lãng Những dồn nén đó chờ những lúc “có vấn đề”, sự kiểm soát bị lơi lỏng sẽ “bung ra” thăng hoa thành những giấc mơ, thành sáng tạo nghệ thuật Nói cách khác đây là “một tình yêu kiểu Oedipe”, và “Hoàng Cầm đã sáng tác để giải toả mặc cảm Oedipe” [24, 489]
Có thể nói, những nghiên cứu của Đỗ Lai Thúy đem lại rất nhiều gợi ý cho người viết trong ý tưởng và cả cách thức tiếp cận thơ Hoàng Cầm theo hướng phân tâm học Dụng ý của người viết là tập trung nghiên cứu thơ Hoàng Cầm qua yếu tố quan trọng bậc nhất của phân tâm học: yếu tố vô thức
Trang 204 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thế giới nghệ thuật, đặc biệt là yếu tố vô
thức và sự thể hiện của yếu tố vô thức trong thơ Hoàng Cầm
- Phạm vi nghiên cứu: người viết tập trung khảo sát toàn bộ các tập thơ và những
hồi ức của Hoàng Cầm chủ yếu được in trong cuốn Hoàng Cầm - tác phẩm: Thơ do
Nhà xuất bản Hội nhà văn & Trung tâm văn hóa Đông Tây xuất bản năm 2002.Ngoài ra, luận văn còn mở rộng, so sánh đối chiếu với sáng tác của những tác giả khác
5 Phương pháp nghiên cứu
Người viết chủ yếu vận dụng bốn phương pháp sau đây để thực hiện luận văn:
- Phương pháp tiếp cận tâm lí học sáng tạo văn học: nhằm nghiên cứu quá trình tâm lí của thi sĩ Hoàng Cầm khi sáng tác thơ ca
- Phương pháp tiếp cận văn hóa học: dùng để vận dụng những tri thức về văn hóa Kinh Bắc nói riêng, vùng văn hóa Bắc Bộ nói chung nhằm nhận diện và giải mã các hình tượng siêu mẫu trong thơ Hoàng Cầm
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: dùng để để tiếp cận hệ thống các biểu tượng trong thơ Hoàng Cầm và nghệ thuật thơ Hoàng Cầm
- Phương pháp thống kê: nhằm để thu thập số lần xuất hiện của các siêu mẫu trong thơ Hoàng Cầm và lí giải sự xuất hiện nhiều lần của các siêu mẫu ấy
Ngoài ra, luận văn còn vận dụng thêm các thao tác khoa học: phân tích, tổng hợp, bình giảng…
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, luận văn gồm
ba chương:
Chương 1: Hướng tiếp cận thơ Hoàng Cầm từ yếu tố vô thức
Chương 2: Vô thức cá nhân trong thơ Hoàng Cầm
Chương 3: Vô thức tập thể trong thơ Hoàng Cầm
Trang 21CHƯƠNG 1: HƯỚNG TIẾP CẬN THƠ HOÀNG CẦMTỪ YẾU TỐ VÔ THỨC
1.1.Vài nét về cuộc đời và sáng tác thơ của Hoàng Cầm
1.1.1.Cuộc đời Hoàng Cầm
Nhà thơ Hoàng Cầm (các bút danh khác: Lê Thái, Lê Kỳ Anh, Bằng Phi), họ tên khai sinh là Bùi Tằng Việt; quê gốc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh; sinh ngày 22 tháng 2 năm 1922 tại xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, mất ngày 6 tháng 5 năm 2010 tại Hà Nội Thời đại của ông trải qua hai thế kỉ với bao biến cố của lịch sử dân tộc và lịch sử văn học Việt Nam.Thi sĩ vẫn có thể sống và làm thơ mấy mươi năm, một phần có lẽ là do quê hương Kinh Bắc với “hội
hè, đình đám” và làn quan họ ngọt ngào đến da diết nuôi nấng, chở che
Hoàng Cầm sinh ra trong một gia đình cũng nhiều sóng gió Bố Hoàng Cầm nguyên “là một nhà Nho, ba lần thi trường Nam Định không đậu nổi cái cấp hạng bét là tam trường, sau đó bất đắc chí, bỏ làng đi dạy học lang thang, rồi làm thầy lang cũng lại lang thang chữa bệnh khắp các huyện trong hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang” [11, 196], còn mẹ ông là một cô gái làng Bựu (một làng quan họ nổi tiếng)
“Một cô gái Kinh Bắc có nhan sắc óng ả, kiều diễm, có đôi mắt "lúng liếng" thật tình tứ, đôi mắt rất quan họ, có dáng đi đài các, uyển chuyển, thanh tao” [11, 195] (lời kể của chính nhà thơ) Một người đàn bà tài sắc như vậy mà đến khi làm vợ, làm mẹ lại phải chịu một cuộc sống hẩm hiu Ông bà lấy nhau rồi li thân hơn mười năm trời Vì thế, Hoàng Cầm ra đời muộn (khi thân mẫu nhà thơ đã 31 tuổi) và chịu một tuổi thơ không bình thường Chính tuổi thơ không bình thường này đã tác động rất lớn vào việc hình thành yếu tố vô thức trong thơ của ông
Trên phương diện bản thân, Hoàng Cầm đã trải qua một cuộc đời đầy chìm nổi Hoàng Cầm học tiểu học, trung học ở Bắc Giang và Bắc Ninh Năm 1938 ông
ra Hà Nội học trung học đến năm 1940 thì đỗ tú tài toàn phần Trước đó ít lâu (1939), ông vào nghề văn, vừa dịch sách cho Nhà xuất bản Tân Dân vừa làm gia sư Năm 1944, Hoàng Cầm về sống ở quê (Song Hồ, Thuận Thành) tham gia thanh niên cứu quốc của Mặt trận Việt Minh Sau Tháng Tám năm 1945, ông lại ra Hà Nội, lập
Trang 22ban kịch Đông Phương Tháng 12 năm 1946, ông cùng ban kịch rút khỏi Hà Nội, biểu diễn lưu động ở vùng Bắc Ninh, Bắc Giang, Sơn Tây, Thái Bình rồi giải tán ban kịch Năm 1947 Hoàng Cầm và vợ gia nhập Vệ quốc quân ở chiến khu 12, cuối năm này ông thành lập Đội Văn nghệ Tuyên truyền thuộc Chiến khu Việt Bắc Từ năm 1952, ông làm đoàn trưởng đoàn văn công Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, hoạt động biểu diễn phục vụ các chiến dịch và quân dân vùng kháng chiến Tháng 10 năm 1954, ông cùng đoàn văn công về Hà Nội Đầu năm 1955 khi đoàn văn công Tổng cục Chính trị mở rộng thành nhiều đơn vị nghệ thuật độc lập, Hoàng Cầm được cử làm trưởng đoàn kịch nói quân đội Cuối năm 1955, ông chuyển ngành sang Hội Văn nghệ Việt Nam, làm công tác xuất bản Tháng 4 năm
1957, Hoàng Cầm tham gia đại hội thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, được bầu vào Ban chấp hành khóa I của Hội, được cử vào ban giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn Năm 1958, sau đợt học tập đấu tranh chống Nhân văn Giai phẩm, Hoàng Cầm
bị ra khỏi Ban Chấp hành Hội Nhà văn Từ đó, ông sống như một thường dân tại Hà Nội Tác phẩm của ông, 30 năm sau đó, không được công bố và in ấn.Năm 1988, trong cao trào đổi mới, Hoàng Cầm và một số nhà văn khác được khôi phục tư cách hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, được khôi phục quyền công bố, đăng tải tác phẩm
Từ đó, Hoàng Cầm ở trong ngôi nhà số 43 phố Lý Quốc Sư - Hà Nội mà sáng tác cho đến tận khi ông lìa xa cõi bụi, hoàn toàn “trở về với Kinh Bắc”
Nói về đời và thơ Hoàng Cầm không thể không nhắc đến những mối tình lạ lùng nhất của ông Theo lời ông Bùi Hoàng Anh, con trai của Hoàng Cầm, những năm cuối đời, tuy không còn sức khỏe, nhưng ông vẫn rất hóm hỉnh và hài hước khi được hỏi về cái thuở ban đầu lưu luyến, lúc mới bước chân vào văn chương, trường tình, trường đời
Mối tình năm lên tuổi 12 là một câu chuyện tình đơn phương của ông với một cô gái hơn nhà thơ rất nhiều tuổi: chị Vinh Ngày đó, Hoàng Cầm mê "chị" như điếu đổ, suốt ngày lũn cũn theo bước chân của cô gái Kinh Bắc xinh đẹp ấy Có lẽ,
Trang 23thuốc khác trong đời để khi ông choàng tỉnh giấc, ông cũng ngạc nhiên với chính dư
âm của nó là những vần thơ kì lạ mà tiêu biểu là bài thơ Lá Diêu Bông với lời thách
đố đau đáu: “Đứa nào tìm đƣợc Lá Diêu Bông/ Từ nay ta gọi là chồng”
Đời ông có bút danh là Hoàng Cầm thì gần như cũng gắn liền với chữ
"Hoàng" Người vợ đầu là Hoàng Thị Hoàn, do cha mẹ ông cưới cho, mất lúc ông
đi kháng chiến Bà đã sinh hai đứa con cho thi sĩ Con trai đầu là nhà báo Hoàng
Kỳ, thứ nữ là nghệ sĩ kịch Hoàng Yến tài sắc vẹn toàn nhưng bạc mệnh đã sớm qua đời
Người vợ thứ hai của nhà thơ, bà Tuyết Khanh, vào vai Kiều Loan (vở kịch nổi tiếng của Hoàng Cầm), đã hạ sinh cho ông một nàng tố nữ đặt tên nhân vật vở kịch để kỷ niệm, cũng là mối tình lớn mà những thi sĩ cùng thời thường hay trầm trồ, bàn tán Nhất là khi thuở trẻ, bà còn là mối tình si của nhà thơ Vũ Hoàng Chương Chính điều này đã tạo nên câu chuyện tình tay ba nổi tiếng có một không hai trong lịch sử kịch thơ Việt Nam thuở ấy Mối lương duyên giữa Tuyết Khanh và Hoàng Cầm tuy đẹp nhưng cũng để lại nhiều vết thương đau lòng Sinh hạ được Kiều Loan, bà Tuyết Khanh phải bế con về Hải Phòng để nuôi dưỡng và chờ ngày thắng lợi đón chồng trở về Nhưng sức chịu đựng của người đàn bà cũng chỉ có giới hạn Sau mấy năm, trước một cảnh ngộ éo le, bà đã đành "đi bước nữa", rồi cùng con riêng và chồng vào Nam năm 1954
Ở lại chiến khu đến năm 1950, Hoàng Cầm đã gặp một thiếu nữ tài sắc tên là Minh Xuân Khi ấy Minh Xuân đang ở trong một hoàn cảnh trớ trêu, bà bị ép phải lấy một cán bộ chỉ huy mà không hề có tình yêu Cảm thương cảnh tình đó, Hoàng Cầm đã đem lòng yêu Minh Xuân và cũng được giai nhân đáp lại một cách nồng nàn Song chiến dịch biên giới đã khiến họ mất liên lạc với nhau Mãi sau khi Hoàng Cầm gặp lại một người bạn chung của hai người thì mới được nghe câu chuyện tang thương về giai nhân bạc mệnh này Nàng đã trẫm mình xuống dòng
Trang 24suối sâu vì nỗi cô đơn, trống vắng sau sự xa cách với nhà thơ và bị ép duyên đến nghiệt ngã
Người vợ thứ ba, người sau cùng đã sống với nhà thơ cũng là người sống với ông lâu nhất là bà Lê Hoàng Yến Nhưng bà cũng đã mất từ trước ông rất lâu, để ông ở lại với những năm tháng bĩ cực Ngôi nhà ở 43 Lý Quốc Sư là nhà bà Hoàng Yến Người đàn ông phong tình, đa đoan là Hoàng Cầm chỉ sống một mình 25 năm đằng đẵng Trong ba người vợ của Hoàng Cầm thì bà Lê Hoàng Yến là người cùng chồng chịu đựng bao thăng trầm suốt ba mươi năm có lẻ (từ năm 1955 đến khi bà mất, năm 1985) Bà cũng là người đem lại nguồn dinh dưỡng cho nguồn thơ Hoàng
Cầm, trong đó có Về Kinh Bắc bất hủ
Ngoài những bóng hồng có tên cụ thể, Hoàng Cầm còn có những mối tình chóng vánh, không tên nhưng cũng không kém phần lãng mạn, mãnh liệt Câu chuyện tình của ông trong quá trình theo học ở Hà Nội (mặc dù đã có vợ con) với một cô gái nhảy có tên Phương Tuyết từng làm xôn xao dư luận lúc bấy giờ Nghe nói nàng đã từng nuôi dưỡng chàng đèn sách suốt nửa năm ròng Mặc dù chóng vánh nhưng cô gái cũng đã kịp trở thành một nàng thơ nồng nàn, tha thiết trong tâm hồn ông
Người viết xin lấy những dòng mà nhà thơ Vi Thùy Linh dành tặng Hoàng Cầm trong đêm thơ tưởng nhớ tác giả Lá Diêu Bông để tóm tắt về hành trình tình ái của ông: "Không ai biết Hoàng Cầm đã yêu bao nhiêu, có bao nhiêu cuộc tình Ông
đã đi mải miết trên con đường tình, qua mùa mùa ái ân và không ngừng khắc khoải
Cả hụt hẫng, khổ đau, yếu đuối cũng không gục ngã" [4, 158]
Qua việc phân tích trên, người viết muốn nhấn mạnh rằng tất cả các yếu tố tiểu sử: thời đại, quê hương, gia đình, bản thân, tình ái đều là những tiền đề cho sự xuất hiện của yếu tố vô thức trong thơ Hoàng Cầm Sự phân tích cụ thể hơn, người viết xin thể hiện ở những phần sau của luận văn
Trang 251.1.2.Các sáng tác thơ của Hoàng Cầm
Suốt hành trình thơ của mình, ngoài những bài thơ lẻ, Hoàng Cầm đã cho xuất bản những tập thơ chính sau:
- Tiếng hát quan họ (in chung trong tập Cửa biển, xuất bản năm 1956)
1.2 Lí thuyết về yếu tố vô thức trong sáng tạo văn học
1.2.1 Vô thức dưới góc nhìn của khoa học
Thuật ngữ“vô thức”(unconscious) từ lâu đã được các nhà tâm lí học và triết
học quan tâm nghiên cứu Nhiều triết gia như E.Kant, Phesne, Harman, đều có đề cập đến hiện tượng vô thức Phesne đã đưa ra một hình ảnh rất sinh động, vì tâm lí của con người như một tảng băng, mà phần lớn của nó chìm sâu dưới nước không thấy được, nhưng đúng ở đây mới có những tác động mạnh nhất đến phần nhô lên trên mặt nước Các nhà triết học và tâm lý học đều gặp nhau ở quan điểm về đối tượng nghiên cứu khi cho rằng vô thức là thiên về động cơ tiềm ẩn, mà chính nhà văn có khi cũng cảm thấy được một phần nào, và thường ngộ nhận thành một động
cơ khác thuộc về ý thức như không ít nhà thơ cho rằng mình làm thơ theo trực giác Nhưng điều đáng nói ở đây là trực giác dù sao cũng là một dạng thái của ý thức, còn
vô thức là một hình thái của tiền ý thức hay một tiềm thức
Sự ra đời và phát triển của phân tâm học là cột mốc rất quan trọng cho khái niệm vô thức Vì thế, có thể phân chia các cách hiểu về khái niệm này theo hai thời kì: trước và sau khi phân tâm học ra đời
Trong thời cổ đại ở các nền văn minh Hi Lạp, La Mã ở phương Tây hay Babylon, Trung Quốc, Ấn Độ ở phương Đông do chưa có sự ra đời của tâm lí học
Trang 26nên khái niệm hay thuật ngữ vô thức theo nghĩa như hiện nay là không có Qua thời
Trung Cổ (451-1453), thời Phục Hưng từ thế kỉ XV đến XVI, hay thời Khai sáng ở Châu Âu thế kỉ XVIII, cũng không có thuật ngữ vô thức theo nghĩa tâm lí học Chỉ vào đầu thế kỉ XIX, trong các tác phẩm của một số nhà triết học người Đức như Harmant, Von Carus thuật ngữ này mới được nói đến nhưng dưới một góc độ triết học dùng để chỉ cái tổng thể chi phối đời sống con người mang tính siêu nghiệm.Chính cách định nghĩa này của các nhà triết học mà khái niệm vô thức mất đi tính cụ thể của nó và khái niệm vô thức vẫn chưa ra khỏi phạm vi định nghĩa trừu tượng của triết học Nhưng kể từ khi bắt đầu tách ra và xuất hiện vào đầu và giữa thế
kỉ XIX, vốn manh nha từ các thế kỉ XVII và XVIII, tâm lí học bắt đầu phát triển mạnh với sự xuất hiện của một số nhà tâm lí học như James Mill (1773-1836), Jeremy Bentham (1748-1832), để rồi tiến tới một tâm lí học thực nghiệm với Ernst Heinrich Weber (1795-1878), Gustave Theodor Fechner (1801-1887) và nổi bật nhất
là Wilhelm Wundt (1832-1930), người được coi là cha đẻ của tâm lí học thực nghiệm với phòng thí nghiệm tâm lí học đầu tiên được xác lập ở Đức Tuy nhiên vô thức vẫn chưa được nêu ra như một thuật ngữ với những nội hàm cụ thể cho đến lúc ra đời phân tâm học của Sigmund Freud
Đến năm 1905, qua các tác phẩm của mình, S.Freud đã nêu lên những luận điểm đắt giá về vô thức - xứng đáng được xem là một đóng góp xuất sắc cho phân
tâm học Hiểu khái lược nhất, vô thức là những sự kiện tâm linh cá nhân, chìm
khuất trong góc tối của thế giới nội cảm và không bao giờ có ở dạng tồn tại biểu hiện, không thể dùng ý chí để điều khiển được Nó là động cơ tiềm ẩn, có khi trở
nên mãnh liệt, thôi thúc hành động đến mức không kiểm soát được, không hợp với
lý trí Vô thức quyết định đến sự hình thành các khuynh hướng ở con người Trong
vùng vô thức luôn diễn ra cuộc xung đột giữa bản năng và bản ngã, giữa phần con
và phần người và bản năng bị dồn nén lại trong hàng rào kiểm duyệt (censure)
không cho vượt lên tầng ý thức được Những xung lực này thể hiện phần lớn trong chứng bệnh thần kinh (névroses) và một phần trong những giấc mơ
Trang 271.2.2 Quan niệm của Sigmund Freud về vô thức cá nhân trong sáng tạo văn học
Sigmund Freud (1856 - 1939) là người sáng tạo ra phân tâm học (psychanalyse) Tuy không có nhiều công trình nghiên cứu về vô thức trong sáng tạo văn học, nhưng với những ý kiến rải rác trong các tác phẩm của mình, Freud đã đưa ra nhiều ý kiến chấn động Như đã nói, Freud cho rằng những nhà nghệ sĩ là những người tìm vào vô thức dễ dàng nhất, bởi vì ông cho rằng:“Nghệ thuật là lĩnh vực duy nhất trong đó sức mạnh toàn năng của các ý tưởng được duy trì cho đến tận thời đại chúng ta Chỉ trong nghệ thuật mới có câu chuyện rằng một người bị các ham muốn khuấy đảo đã thực hiện một cái gì đó như là một thỏa mãn; và nhờ có ảo ảnh nghệ thuật, trò chơi này làm nảy sinh những xúc cảm như do một cái gì có thực Thật có lý khi ta nói về sự thần diệu của nghệ thuật, và nghệ sĩ được ví như người
có ma thuật” [88]
Freud đã đưa ra quan điểm rằng sáng tạo văn học đó là trạng thái thăng hoa
(sublimation) những sự dồn nén tính dục (mặc cảm Oedipe) do không được thỏa
mãn trong thực tế nên đã hóa thành những hình tượng biểu trưng để tự thỏa mãn Theo Freud, sáng tạo nghệ thuật là cái thay thế cho thỏa mãn bản năng Nghệ sĩ giống như người bị bênh nhiễu tâm, rút lui khỏi thực tế không thỏa mãn để đi vào thế giới tưởng tượng, song trái lại vẫn phải đặt chân vào thực tế Những sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật của ông là những thỏa mãn tưởng tượng cái ham muốn
vô thức, giống như mộng; cũng như mộng, chúng có chung tính cách là một thỏa hiệp, bởi chúng cũng phải tránh xung đột không che đậy với sức mạnh dồn nén Song trái ngược với những sản phẩm của thói tự si mê, phi xã hội của mộng mơ, chúng có thể tin cậy vào thiện cảm của những người khác, bởi chúng có thể làm thức dậy và thỏa mãn những ao ước ham muốn vô thức giống như thể ở họ
Freud cho rằng vô thức thật sự là cội nguồn sáng tạo của văn học Tuy vô thức chỉ như một giây phút thôi miên, một cái vẫy chào từ hư vô xa thẳm, nhưng từ
trong những giây phút huyền bí ấy các tác phẩm xuất thần mới xuất hiện “nhƣ một
câu chuyện bất đắc dĩ”, có giá trị nghệ thuật xứng đáng được gọi là những trang
viết để đời của nhà văn Không quá lời khi cho rằng những trang viết ra đời từ tiếng
Trang 28gọi vô thức ấy lại là những trang viết tiến gần lí tưởng thẩm mĩ nhất Vì những hình tượng vô thức ấy không ai có thể giải mã hoàn toàn được, nó như một cô gái đẹp vừa quen vừa lạ khiến ta vừa thích vừa sợ, nên nó thoát ra khỏi tầm khả tri hạn hẹp của lũ người tầm thường là chúng ta và kể cả là với cha đẻ của nó Hình tượng đó không có bến bờ của nội dung nên không thể quy chụp vào một giá trị nào được
Theo Freud, vô thức không chỉ chi phối đến nghệ thuật của tác phẩm, thể hiện đầy đủ và hoàn chỉnh thế giới quan của nhà văn mà vô thức gần như là một nhân tố quyết định đến tài năng của nhà văn Và sự chi phối của vô thức đến sự nghiệp sáng tạo của nhà văn đến khi nào nhà văn ngừng đập nhịp thở của trái tim mình
1.2.3 Quan điểm của Card Gustav Jung về vô thức tập thể trong sáng tạo văn học
Card Gustav Jung (1875 - 1961), người Thụy Sĩ, là nhân vật lớn thứ hai của phân tâm học Jung là học trò xuất sắc của Freud, là người được chỉ định kế ngôi vị chủ tịch Hội phân tâm học quốc tế nhưng đã li khai thầy vào năm 1913 sau khi công
bố tác phẩm Những biến hóa và tượng trưng của libido (1912) Ông đã sáng lập ra
tâm lí học phân tích Ý tưởng độc đáo nhất của Jung, một khám phá mới về vô thức
của ông, là lí thuyết về vô thức tập thể Theo Jung, vô thức tập thể là tài sản chung của nhân loại Nó được cấu trúc hóa bằng những siêu mẫu (archetype - cổ tượng, cổ
mẫu, mẫu gốc) thể hiện trong các hình ảnh tượng trưng tập thể cũng như trong các tác phẩm văn học nghệ thuật và trong những giấc mơ…
Sáng tác của Jung còn chưa được giới thiệu nhiều ở Việt Nam Trước 1975,
ở Sài Gòn có dịch cuốn Thăm dò tiềm thức và gần đây là Biện chứng của cái tôi và
cái vô thức (trong Phân tâm học và văn hóa tâm linh, Đỗ Lai Thúy biên soạn và
giới thiệu, Nxb Văn hóa Thông tin, 2002) Bởi thế, việc vận dụng lý thuyết của Jung, đặc biệt là cổ mẫu, vào nghiên cứu văn học nghệ thuật Việt Nam còn chưa có
nhiều, đúng hơn là đã bắt đầu xuất hiện trong Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn
thực (Chuyên luận của Đỗ Lai Thúy, Nxb Văn hóa Thông tin, 1999)
Trang 29Sự xung đột giữa Freud và Jung bắt đầu từ sự hiểu khác nhau khái niệm gốc
của phân tâm học là libido Nếu Freud coi libido chỉ là dục năng (xung năng tính
dục) thuần túy, thì Jung coi đó là một thứ năng lượng sống Từ cách hiểu rộng hơn
và trừu tượng hơn này, Jung đã tách rời lâm sàng học và đưa phân tâm học đi theo một hướng khác, mang lại nhiều cống hiến to lớn trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa
và văn học
Sự phát hiện ra vô thức tập thể của Jung đã kéo phân tâm học theo một chiều
trái ngược với Freud Vô thức tập thể, theo Jung, là ký ức của loài người, là kết quả của đời sống thị tộc Vô thức tập thể tồn tại trong mọi người và mỗi người, là cơ sở của tâm trạng cá nhân và căn cước văn hóa tộc người Nói cách khác siêu mẫu nằm trong vô thức tập thể của cộng đồng ấy, mang những giá trị văn hóa ẩn sâu nhất định Nhờ sự lặp đi lặp lại liên tục của các siêu mẫu trong dòng thời gian lịch sử mà
văn hóa được lưu truyền từ đời này sang đời khác, và Jung gọi đó là sự di truyền
văn hóa
Ngoài ra, Jung còn rất chú ý đến vấn đề cá nhân hóa Đây là sự chống lại vô
thức tập thể để khẳng định cái tôi của mình Điều này đặc biệt quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật để tạo nên những đóng góp cá nhân, tạo nên phong cách cá nhân Jung cũng phát hiện ra những kiểu tâm lý mà hai dạng cơ bản của nó là hướng nội và hướng ngoại Sơ đồ này không chỉ thích hợp với tâm lý cá nhân mà còn đúng
cả với tâm lý tộc người
Không khẳng định cách tiếp cận văn học nghệ thuật bằng siêu mẫu của mình
là duy nhất đúng, là tối ưu, Jung xác định ngay một thái độ chọn lựa trong nhiều chọn lựa, và mời gọi ta trên tinh thần thoả thuận một cách đọc, khá khiêm tốn mà xác tín: “nhìn từ bên ngoài” Nhìn từ bên ngoài, hẳn nhiên không thể bằng và do đó hoàn toàn không thể thay thế cách nhìn từ bên trong, đó là logic tự nhiên, và Jung nói rõ: “Có thể, nghệ thuật như chính tự nhiên, đơn giản là hiện hữu nhưng không
“biểu đạt” cái gì Liệu có phải mọi “giá trị” chỉ đơn giản là sự giải thích mà lí trí
Trang 30thèm khát ý nghĩa cứ muốn nhất định buộc ràng cho sự vật? Có thể nói rằng nghệ thuật là cái đẹp, trong cái đẹp có sự đầy đủ và tự mãn của mình Nó (nghệ thuật) không cần bất kỳ “ý nghĩa” nào cả Khi tôi nhìn nghệ thuật từ bên trong, tôi đành phải tuân theo sự thật của quy luật này Ngược lại, khi chúng ta nói về quan hệ của tâm lý học đối với tác phẩm nghệ thuật, chúng ta đã đứng bên ngoài nghệ thuật, và khi đó không còn lại gì khác cho chúng ta ngoài việc buộc phải suy ngẫm, buộc phải giải thích, để sự vật có giá trị - bởi khác đi, chúng ta nói chung không suy nghĩ được về chúng… Từ đó, cái lúc trước là hiện tượng thuần túy sẽ trở thành hiện tượng biểu đạt một điều gì trong chuỗi các hiện tượng kế cận nhau, trở thành sự vật
có vai trò nhất định, phục vụ cho những mục đích nhất định, tạo ra tác động nghĩa”[25, 65 - 66].Và như vậy, đọc siêu mẫu là cách nhìn tác phẩm văn chương từ bên ngoài Nhưng cách nhìn từ bên ngoài này không quy chiếu những chuẩn mực và tiêu chí có trước vào tác phẩm, để mà giải thích nó Đọc siêu mẫu là đi tìm, chăm chú ghi nhận các hiện tượng cùng những cuộc gặp gỡ thường rất bất ngờ của chúng trong tác phẩm, xuyên qua thời gian và không gian, tra vấn và thử trả lời
Tóm lại, Jung đã cung cấp cho chúng ta những khái niệm - công cụ để phân tích những hiện tượng văn hóa, nghệ thuật, tâm lý Về phía Jung, ông hướng sự quan tâm của mình vào vấn đề tương quan giữa tư duy và văn hóa, các con đường phát triển của văn hóa phương Tây và phương Đông, vai trò của di truyền sinh học
và di truyền văn hóa trong đời sống các tộc người Và cuối cùng là phân tích những hiện tượng bí ẩn trong văn hóa, làm sáng tỏ ý nghĩa của các huyền thoại, giấc mơ, truyền thuyết, cổ tích và những huyền bí
1.2.4 Vô thức trong văn học Việt Nam
Vô thức trong sáng tác văn học cũng được chính các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng định nghĩa Bergson - nhà văn Pháp đoạt giải Nobel năm 1927, cũng có một định nghĩa với tầm ảnh hưởng sâu rộng: “Hồi nãy, tôi đang thức, các hoài niệm có thể đưa ra những liên lạc họ hàng với thực tại khách quan, với những tri giác hiện
Trang 31diễn xuất trước mắt tôi, những âm thanh mập mờ hơn đang nhẹ vang bên tai tôi, một sự đụng chạm không phân biệt hơn đang rải rác trên khắp cả mặt ngoài thân thể tôi, nhưng cũng có những cảm giác khác tôi tiếp nhận từ bên trong cơ thể ” [88]
Vô thức trong sáng tạo văn học còn phải kể đến những điều ám ảnh từ thực tại khách quan mà nhà văn đã từng trải qua và có tác động cực kì to lớn đến nhận thức của nhà văn Chính những ảnh hưởng to lớn của thực tại khách quan chèn ép đến nhận thức khiến nhà văn ám ảnh Những ám ảnh đó thật sự không thể tiêu biến
mà chỉ có thể bị lãng quên tạm thời, đến một lúc nào đó nó trỗi dậy trong tiềm thức
và biểu hiện bằng những hình tượng biểu trưng
Cũng có thể nói rằng, vô thức trong sáng tạo văn học là sự nắm bắt cảm hứng, dồn nén cảm hứng và đốt cháy cảm hứng Sở dĩ nói vậy là do nhà văn đã thẩm thấu, tính toán các ý tưởng nội dung - nghệ thuật đến mức chín muồi vào tâm thức nên trong quá trình sáng tạo nhà văn cứ tưởng mình viết theo quán tính, cảm tính - hay còn gọi là bản năng Đây chính là sự chuẩn bị không tự giác hay đã vượt
ra ngoài tầm kiểm soát lí trí của tác giả
Không phải đến Hoàng Cầm, văn chương Việt Nam mới xuất hiện vô thức Ngay từ thời kì trung đại, thi đàn Việt Nam đã có một hiện tượng mà sáng tác của nhà thơ chủ yếu là âm thanh tự nhiên của vô thức vang vọng: Bà chúa thơ Nôm Hồ
Xuân Hương Sống trong xã hội phong kiến nghiệt ngã, những khát khao trong cuộc
đời của một người phụ nữ bị đè nén tận cùng, Hồ Xuân Hương muốn phá tung tất cả những ràng buộc của cuộc đời Nhưng vì pháp luật và đạo đức của thời đại, bà không thể phản kháng bằng hành động trong đời thực Và thế là những ẩn ức ấy cứ phơi bày trên tiếng thơ Hồ Xuân Hương qua một loạt các biểu tượng phồn thực:
hang, động, khe, giếng, hầm, cái quát (sinh thực khí nữ), sừng, chày, con suốt (sinh
thực khí nam), giã gạo, đánh đu, dệt cửi (hành động tính giao) Có thể nói Hồ Xuân
Hương là tác giả văn học Việt Nam đầu tiên để cho vô thức tự ý tung hoành trong thơ mình
Sang đến thời kì văn học hiện đại thì người đọc có thể tìm thấy và cảm thấy
sự hiện diện của vô thức trong sáng tác của nhiều tác giả Đầu tiên phải kể đến
Trang 32trường hợp Hàn Mặc Tử Cuộc đời Hàn Mặc Tử phải chịu căn bệnh phong quái ác Chính căn bệnh trầm kha đã dày vò thể xác và tâm hồn nhà thơ đau đớn đến tê dại Chính vì vậy, không ít câu thơ của ông ghi ra trong trạng thái hỗn loạn đau đớn mà không ai lí giải được Đó là thế giới hình tượng đầy trăng, hoa, hương lẫn lộn với hồn và máu Như đây là một ám ảnh của Hàn Mặc Tử về dấu hiệu bệnh lí của mình:
“Người trăng ăn vận toàn trăng cả/ Gò má riêng thôi cũng đỏ hườm” (Say trăng) Còn đây là ám ảnh của ảo giác trong lúc nhà thơ phát bệnh: “Ai đi lẳng lặng trên
làn nước/ Với lại ai ngồi khít cạnh tôi/ Mà sao ngậm cứng thơ đầy miệng/ Không nói không rằng nín cả hơi” (Cô liêu), “Lụa trời ai dệt với ai căng/ Ai thả chim bay đến Quảng Hằng/ Và ai gánh máu đi trên tuyết/ Mảnh áo da cừu ngắm nở nang”
(Cuối thu) [109, 132; 160; 175] Chính thi sĩ cũng đã kể lại rằng: “Chợt nhìn lên trời
thấy bóng trăng đã đứng đầu, và nhìn bên cạnh thấy một bóng người ngồi sát Liền
đó, từ trong bóng người ngồi bên cạnh tôi bước ra một bóng thứ hai, đi từ từ ra biển
và bước lững thững trên mặt nước Rồi hai bóng biến mất và mặt biển đông thành tuyết Thoạt hiện ra một người, thân vóc nở nang, mình khoác áo lông, vai gánh hai thùng thiếc đựng đầy nước óng ánh Người ấy bước đi thì nước ở trong thùng
tung ra và hóa thành huyết đổ lã chã trên tuyết Người ấy gánh máu vào bờ ”.Đó chính là tiền đề tâm lí cho sự ra đời hai bài thơ Cuối thu và Cô liêu của Hàn Mặc
Tử Nhà thơ cũng thường bị ám ảnh bởi cái chết và ông cũng đã từng tri liệu việc mình sẽ về chầu đức Chúa Nhiều câu thơ của ông đã nói lên điều ấy: “Máu đã khô
rồi thơ cũng khô Ta trút linh hồn giữa lúc đây” (Trút linh hồn), “Thưa, tôi không dám say mê/ Một mai tôi chết bên khe Ngọc Tuyền” (Một miệng trăng)[109, 169;171]
Ở giai đoạn văn học sau 1975, các cây viết cũng để lại dấu ấn khá sâu sắc về
sự hiện diện của yếu tố vô thức trong tác phẩm Khi truyện vừa Thiên sứ của Phạm
Thị Hoài xuất hiện, một cô bé Hoài với những chi tiết kỳ lạ, một thiên sứ - bé Hon
với nụ cười và môi hôn thơm mùi sữa… là cảm quan nghệ thuật của Phạm Thị Hoài trong cái nhìn về xã hội với sự lẫn lộn giữa thực và ảo Rồi Nỗi buồn chiến tranh (tiểu thuyết của Bảo Ninh) như “một giấc mơ dài, một huyền thoại của thời đại”;
Trang 33một tác phẩm đượchình thành trong bóng đêm, trong cơn say, trong cơn điên khùng
và hoảng loạn, từ vô thức, man rợ
Sẽ là thiếu sót nếu ở đây người viết không nhắc đến nhà văn Nguyễn Bình
Phương với tiểu thuyết Thoạt kì thủy(2003) Nhân vật trong Thoạt kỳ thủy luôn sống
trong trạng thái mơ Tính vẫn thường mơ thấy cảnh mình chọc tiết lợn, lênh láng những máu là máu, Hiền mơ về bố, mẹ… và cả những giấc mơ mang ẩn ức của một người con gái đẹp lấy phải chồng khờ Thậm chí, Nguyễn Bình Phương còn dành hẳn một phần phụ chú, để ghi lại những giấc mơ của Tính và Hiền Tìm kiếm con người bên trong con người, tìm kiếm những sự thật tiềm ẩn đằng sau những sự thật chính thức, giấc mơ đã nóithật hồn nhiên những góc khuất tâm hồn con người Giấc
mơ thực chất cũng là một thứ ngôn ngữ nội tâm dưới dạng vô thức, bởi đó là nơi ghi lại những ám ảnh, những xúc cảm nào đó của nhân vật trong cuộc sống đời thường
S.Freud đã chia giấc mơ làm hai phần: nội dung biểu hiện và nội dung tiềm ẩn, trong đó nội dung tiềm ẩn bao gồm những ước muốn, những khát khao mà chính
người nằm mơ cũng không thấy được, nó vốn bị nhấn chìm trong vô thức, nó là bờ bên kia của trí tưởng tượng nhưng vẫn chứa đựng bóng dáng cuộc đời thực Cùng
với giấc mơ, Thoạt kỳ thủy còn làm nên “sự hão huyền của ý thức” (chữ dùng của
Nguyễn Chí Hoan) qua những đoạn lảm nhảm nội tâm của nhân vật chính Những đoạn lảm nhảm nội tâm của Tính đã góp phần cấu tạo nên chuyện Nhưng từ những
rã rời, lộn xộn đó của những dòng vô thức vẫn đọc được bản chất của nhân vật Có
nỗi sợ hãi, cô đơn: “Nó đấy Lạnh … lạnh lắm, mẹ ạ”; có những băn khoăn, âu lo:
“Bố còn gặm chén, không ai hiểu đƣợc…”; có cả sự ngưỡng mộ cái đẹp thánh thiện:
“Hiền có bả vai tròn Tròn sáng quắc” và dai dẳng hơn là khát vọng hủy diệt: “Bao
nhiêu là yết hầu Họ phơi ra nhiều quá, bố ạ Cho lão Khoa một nhát thì kêu”
[71]… Những cảm nhận, suy ngẫm khó định hình của con người về chính hiện thực
đa tầng của đời sống đã được biểu hiện qua giấc mơ, qua chuỗi lời vô thức Thoạt
kỳ thủythực sự là cuộc giao lưu trong vô thức Với Thoạt kỳ thủy, Nguyễn Bình
Phương đã đẩy cuộc thăm dò vô thức đi xa nhất trong số các nhà văn đương đại
Trang 34Tiểu kết:S.Freud, C.Jung và những tên tuổi khác của phân tâm học đã xây
dựng hệ thống lí thuyết nổi tiếng nhằm đi vào cõi cùng thẳm của văn chương nghệ thuật Chẳng hẹn mà gặp, các tác giả văn chương, đông tây kim cổ đâu đó đã vô tình để cho vô thức xâm lấn những đứa con tinh thần của mình Các tác giả Việt Nam, từ Hồ Xuân Hương đến Hàn Mặc Tử, Thạch Lam, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Nguyễn Bình Phương… cũng không phải là ngoại lệ Ở tác giả tài hoa như Hoàng Cầm, điều này càng rõ nét Hướng tiếp cận từ yếu tố vô thức đem lại một cách nhìn mới mẻ cho sáng tác thơ của ông Một hồn thơ độc đáo cùng với các yếu tố tiểu sử: một thời đại thăng trầm qua hai thế kỉ, một quê hương đầy ắp trữ tình và day dứt, một tuổi thơ không bình thường, một cuộc đời bao chìm nổi, những cuộc tình chớp nhoáng phút giây hay dài cùng năm tháng…, tất cả là nguyên nhân khiến thơ Hoàng Cầm được bao phủ bởi màn sương mờ vô thức, không rõ ràng, rành mạch Tuy nhiên, đó hoàn toàn không phải là màn sương đưa người đọc đền bế tắc, quanh co
mà ngược lại, làm chothơ Hoàng Cầm in dấu đậm nét trong lòng người đọc Người viết hi vọng sử dụng lí thuyết phân tâm học để làm lung linh hơn nữa, rung cảm hơn nữa những dấu ấn đa tình ấy
Trang 35CHƯƠNG 2: VÔ THỨC CÁ NHÂN TRONG THƠ HOÀNG CẦM
2.1.Lối viết tự động - biểu hiện rõ nhất của vô thức cá nhân trong thơ Hoàng Cầm
2.1.1.Khái lược về lối viết tự động và chủ nghĩa siêu thực
Lối viết tự động (automatic wirtting) là khái niệm rất quan trọng của chủ
nghĩa siêu thực Văn học siêu thực đã lấy lối viết tự động như là phương thức sáng tác cho các nhà văn theo chủ nghĩa này André Breton, người khai sinh ra chủ nghĩa siêu thực đã trình bày trong tuyên ngôn thứ nhất năm 1924: “Chủ nghĩa siêu thực: một từ xa lạ, là tâm lí thuần túy vô thức hóa, con người có ý thức lợi dụng nó lấy khẩu ngữ, văn viết, hoặc bất kì phương thức nào khác để biểu đạt quá trình chân thực của tư duy Đây là sự ghi lại một cách tự động tư tưởng, suy nghĩ sâu sắc
không bị khống chế bởi lí trí, bài trừ đạo đức mĩ học.” [6]
Nhà văn siêu thực “chịu ảnh hưởng rất lớn của Freud, có thiện chí và vui vẻ biểu hiện con người quyết không phải chủ yếu là “con người thích suy lí”, thậm chí cũng không chủ yếu là “con người dựa vào suy lí cảm tính”, mà là con người thích ngủ và con người hay mơ” Vì thế cho nên họ vô cùng coi trọng giấc mơ và vô thức, cho rằng giấc mơ có thể dùng để giải quyết những vấn đề chủ yếu của cuộc sống, vô thức thậm chí điên cuồng có thể giải thoát hiện thực chật hẹp, và có thể giúp cho tưởng tượng và thực tế kết hợp lại, tạo thành “siêu thực” Chủ nghĩa siêu thực đề xướng tư tưởng mĩ học phản lí tính, phản đối mãnh liệt chủ nghĩa hiện thực, cũng là vượt lên đặc điểm cơ bản nhất của chủ nghĩa hiện thực Chủ nghĩa siêu thực sáng
tạo hoặc mượn kĩ xảo mới như “lối viết tự động” hoặc “miêu tả tự động”, mục đích
của nó là giải thoát khỏi sự ràng buộc của ý thức, khai phá nguồn vô thức phi logic, đầy tính trực giác Đối với các nhà siêu thực, con người chỉ có trong trạng thái vô thức mới có thể tránh khỏi những giới hạn mà tư tưởng khi tỉnh táo phải chịu, mới
có thể làm cho ngôn ngữ hoặc những phương thức biểu đạt khác nhau nhất có được
sự phát huy cao nhất Breton cho rằng: “Con người bất luận tình nguyện hay không tình nguyện đều kế thừa “ý thức phê phán” được bồi dưỡng trong nhà trường, “ý thức phê phán” này là một trở ngại đối với việc phát huy ngôn ngữ, trở ngại này
Trang 36thuộc về phạm trù logic, phạm trù đạo đức và do phạm trù thẩm mĩ ngụy biện theo
sở thích lễ nghi quyết định; cần phải làm cho ngôn ngữ nhân loại hồi phục năng lực sáng tạo và thuần khiết nhất, phải khiến cho những phương thức biểu đạt tránh được
sự sơ cứng thì tất yếu phải phân đoạn những trở ngại này” [6] Vì thế, chủ nghĩa siêu thực coi “ý thức phê phán” là kẻ thù số một, từ đó mà tán thành “nghệ thuật của người điên”, chủ trương thủ tiêu giới hạn giữa bệnh và không bệnh Cách nhìn hoang liêu này về chủ nghĩa siêu thực là vô cùng tự nhiên, vì “cách viết tự động” bản thân nó mang tính chất cuồng điên, họ cho rằng giấc mơ có khả năng phản ánh thế giới chân thực hơn lí tính, cho nên muốn có tác dụng thực tế trong việc biểu hiện tư duy thì phải giải phóng tất cả sự trói buộc trên mọi phương diện thẩm mĩ, đạo đức, logic…, viết trong trạng thái vô thức Ionesco đã từng tập hợp các bạn lại, trong trạng thái nửa tỉnh nửa mơ, viết ra những cảm nhận chân thực của mình, sau
đó tập hợp lại, đọc thành một bản chữ, nhấn mạnh tính tự phát, tính ngẫu nhiên của sáng tác, phản đối sự biên tập, tu sửa
Trong sáng tác, chủ nghĩa siêu thực lợi dụng thuật thôi miên và ma túy để nhập vào trạng thái nửa tỉnh nửa mê, viết ra câu từ ưu mĩ, nhưng thơ ca và những
phiến đoạn tác phẩm tối tăm khó hiểu là cái nổi tiếng nhất trong đó Từ trường do
Ionesco và Subo hợp tác tạo thành là một tác phẩm hoàn chỉnh duy nhất Tuy tác phẩm này hoàn thành những phần chủ yếu trong vòng tám ngày, nhưng cuối cùng
họ thừa nhận là không đủ kiên trì để tiếp tục nữa, bản thân phần cuối tác phẩm cũng giống như “tự sát”: dưới tiêu đề “tất cả đã xong rồi” là danh thiếp của Ionesco và Subo Dựa vào cách giải thích của Ionesco năm 1930, trang này đặt ở cuối sách hàm nghĩa là danh thiếp cáo từ, là thể hiện rằng hai tác giả không muốn mất đi dấu tích của mình Từ điều này có thể thấy, lối viết tự động của chủ nghĩa siêu thực tuy có ý nghĩa nhất định trong việc phá vỡ sự trói buộc của thói quen đối với tư tưởng, nhưng vì nó dựa vào độc phẩm để thôi miên, thức dậy cảm giác mơ màng sẽ tạo nên trạng thái tinh thần không chính đáng, dẫn đến chủ nghĩa siêu thực không thể trở thành con đường thông với cái mà người ta vẫn gọi là “siêu thực”
Trang 372.1.2 Lối viết tự động trong thơ Hoàng Cầm
Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy đã nhận xét khá tinh tế rằng Hoàng Cầm đã sáng tác theo kiểu của chủ nghĩa siêu thực mặc dù ông không có lý luận, không có tuyên ngôn Ở những kiệt tác, Hoàng Cầm chìm vào vô thức để mà sáng tạo, để ngòi bút tự tuôn chảy Vai trò của lí trí bị mờ đi, thậm chí là mờ hẳn Cảm hứng sáng tạo không phải bắt đầu từ bên trong chủ thể mà khởi nguồn một cách vi diệu từ
bên ngoài người nghệ sĩ
Hoàng Cầm đã tâm sự với bạn đọc rằng ở những bài thơ được ưa thích của mình, khi sáng tác, ông luôn thấy vẳng lên đôi ba câu nghe rất rành rẽ, giọng nữ lảnh lót mà rất xa, như hát mà như đọc Và tâm thế sáng tác của Hoàng Cầm là đêm nào, khi lên giường nằm, ông cũng cầm sẵn một tập giấy trắng bên tay trái và cái bút bên tay phải để thu được những giây phút cầu cơ được thần linh giúp sức.Những khoảnh khắc ấy hình như không phải Hoàng Cầm sáng tác mà là thần linh sáng tác thông qua Hoàng Cầm, thi nhân chỉ là người trung chuyển mà thôi
Hoàng Cầm đã kể cho bạn đọc nghe về khoảnh khắc sáng tác những thi
phẩm để đời của ông Đầu tiên là bài thơBên kia sông Đuống Một đêm giữa tháng
tư năm 1948, khi đang công tác ở chiến khu Việt Bắc, Hoàng Cầm rơi vào trạng thái bồn chồn, thao thức, tâm tư rối bời sau khi nghe báo cáo về quê hương mình bị giặc Pháp xâm lược kéo lên tàn phá, giết chóc Ngay lúc đó, Hoàng Cầm chưa định viết
gì Nhưng đến nửa đêm vắng lặng, bỗng văng vẳng bên tai ba câu:
Em ơi buồn làm chi Anh đƣa em về sông Đuống Ngày xƣa… cát trắng phẳng lì
Ngay lập tức, ông bèn chụp lấy, ghi ngay và cứ thể cảm xúc trào ra một mạch dài Ông “viết rất nhanh, sợ không theo kịp những thanh âm, làn điệu đang cuồn cuộn dâng lên trong lòng mình Cho đến gần sáng thì xong bài thơ” [11, 201]
Trang 38Nếu như ở Bên kia sông Đuống,Hoàng Cầm xuất phát từ tình yêu quê
hương trong một cảnh ngộ đặc biệt mới có thể kết tinh thành cảm hứng sáng tác thì
đến thi phẩm Lá Diêu Bông mọi nguyên nhân trực tiếp hình thành cảm hứng gần
như bị rũ bỏ Bởi vì lúc đó là thời điểm“quá nửa đêm mùa rét 1959, trên giường ngủ, trong ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn ngủ 6 watt, bên cạnh người vợ đang ngủ ngon và các con những giường bên cũng đang ngủ say” Hoàng Cầm “chẳng có chuyện gì phải lo nghĩ, chẳng có ý định gì trong đầu mà sao về quá nửa đêm một mùa rét ấy vẫn không ngủ được”.Chợt bên tai Hoàng Cầm vẳng lên một giọng nữ rất nhỏ nhẹ mà rành rọt , đọc chậm rãi, có tiết điệu, nghe như từ thời nào xa xưa
vẳng đến: Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng Và thế là Hoàng Cầm “xoay
người trong chăn về phía bên trái và ghi ngay lên giấy Giọng nữ vẫn đọc, không vội vàng mà cũng không quá chậm, và tôi (Hoàng Cầm) ghi lia lịa trong bóng tối
mờ Đến lúc giọng nữ im bặt hẳn, lòng tôi nhẹ bẫng đi, được một lát thì tôi ngủ tiếp Sớm hôm sau nhìn lại trang “bản thảo” kia thì có chỗ rõ, đọc được, nhiều chỗ dòng
nọ đè lên dòng kia, chữ này xóa mất chữ khác Phải mất nửa giờ, tôi mới tách được
ra theo thứ tự đúng như những lời người nữ kì diệu nào đó đã đọc cho tôi viết lúc quá nửa đêm hôm qua”[11, 202]
Đương nhiên, không phải là bài thơ nào Hoàng Cầm cũng sáng tác như vậy Nhưng có thể nói rằng Hoàng Cầm là một nhà thơ đại diện cho lối sáng tác tự động Người bạn thân của Hoàng Cầm - nhà thơ Lê Đạt lại đại diện cho một kiểu sáng tác khác hoàn toàn Lê Đạt tình nguyện làm một "phu chữ" Ông nâng lên đặt xuống, ngắm nghía từng con chữ với con mắt nghề nghiệp Ông chúa ghét thói tài tử, đặc biệt là tài tử trong thơ.Nhưng, có lẽ, sự khác nhau của hai thi sĩ, hai lối viết, không phải ở chỗ một người thì lao động cật lực, còn người kia thì không, mà ở chỗ một đằng thì các thao tác sáng tạo diễn ra ở mặt hữu thức, ai cũng có thể nhận ra được, còn đằng kia thì ở hậu trường vô thức Những câu thơ gần như hoàn chỉnh mà Hoàng Cầm nghe được trong đêm, tưởng như không mất công chút nào, sẽ không tự đến nếu không có bao đêm nhà thơ thao thức không ngủ Giọng người nữ mà Hoàng
Trang 39người nữ luôn ẩn náu thường trực, chỉ đợi có cơ hội là vô hình trỗi dậy mạnh mẽ
Có thể, lúc đầu óc ông rỗng không, chẳng nghĩ ngợi gì cả là lúc vô thức đang ráo riết làm việc Hơn nữa, các phương tiện của hữu thức thì hữu hạn, còn các phương tiện của tiềm thức thì lại vô cùng Nhưng điều quan trọng là vô thức có khả năng chọn ra một phương án tối ưu trong hàng nghìn phương án dự liệu, mà thao tác chọn lựa này chỉ diễn ra trong khoảng một khoảnh khắc rất nhanh Sáng tác kiểu Hoàng Cầm xem ra có vẻ nhàn nhã, bất ngờ và ít trùng lặp là vì vậy
2.2 Mặc cảm Oedipe - khát khao giải tỏa bản năng tính dục trong thơ Hoàng Cầm
2.2.1 Tóm tắt bi kịch“Oedipe làm vua” của Sophocle
Sophocle (496 - 406 TCN) là một trong ba nhà viết bi kịch xuất sắc nhất của đất nước Hi Lạp cổ đại Sophocle sinh ra tại Colon, một thị trấn gần Athène trong một gia đình quý tộc có thế lực Cha ông là chủ một xưởng sản xuất vũ khí Từ nhỏ Sophocle đã được hấp thu một nền giáo dục đầy đủ Có thể nói Sophocle đã tạo bước chuyển biến quyết định làm cho nghệ thuật sân khấu trở thành sinh động Ông
đã viết trên 120 vở kịch, ngày nay chỉ còn lại 7 vở, trong đó nổi tiếng nhất có vở bi
kịch Oedipe làm vua
Oedipe làm vua thành Thèbes, đau xót vì nạn dịch xảy ra trong dân, đã cử Créon đến đền thờ thần Delphe để xin lời chỉ dẫn Thần Apollon phán tryền phải trừng trị kẻ đã giết chết nhà vua trị vì thành Thèbes trước kia hiện đang có mặt trong thành Với trách nhiệm của người nắm vận mệnh đất nước, Oedipe quyết tâm
đi tìm thủ phạm Cuối cùng nhà tiên tri mù Tisérias và người nô lệ còn sống sót đã nói cho Oedipe biết sự thật về cái chết của nhà vua Laius Sự thật khủng khiếp đó như sau:
Trước kia vua Laius và bà hoàng hậu Jocaste bị một lời nguyền khủng khiếp
là đứa con mà họ sinh ra sẽ là đứa con giết cha và lấy mẹ Vì vậy khi đứa trẻ ra đời,
họ đã sai một nô lệ mang đi giết chết Nhưng người nô lệ không nỡ giết đứa trẻ mà
Trang 40mang cho một người chăn cừu ở thành bang Corinthe nuôi dưỡng Tình cờ đứa trẻ trở thành con nuôi của nhà vua Polipe không con ở thành bang Corinthe Ðó chính
là Oedipe Đến lúc trưởng thành, Oedipe nghe một tin đồn: anh không phải là con ruột của Polipe Khi Oedipe hỏi, nhà vua một mực phủ nhận điều đó Nhưng vẫn nghi ngờ, anh hỏi người tiên tri ở Delphe về cha mẹ ruột của mình Nhà tiên tri thay
vì trả lời lại nói rằng định mệnh đã an bài anh “là chồng của mẹ và bàn tay dính máu của cha”
Sợ hãi, Oedipe rời khỏi thành Corinthe để khỏi bị phạm tội Dọc đường anh gặp một chiếc xe ngựa và tranh cãi về đường đi Do thái độ hống hách của những người trên xe, xung đột xảy ra Oedipe đánh nhau và đã giết gần hết bọn người đó, trong đó có Laius Lời nguyền đã đúng một phần
Oedipe đến thành Thèbes Ðô thành này đang bị một con quái vật là Sphinx, mình sư tử, đầu người đang gây tai họa Vốn tính hào hiệp, anh muốn cứu giúp người dân nơi đây Anhđứng trước câu đố bí hiểm của con nhân sư:“Sinh vật nào đi bốn chân vào buổi sáng, hai chân vào buổi trưa và ba chân vào buổi chiều?” Nếu không trả lời đúng, anh sẽ bị nó ăn thịt Oedipe đáp: “Con người” Điên cuồng vì câu trả lời đúng, con nhân sư đâm đầu xuống vực chết, trả lại bình yên cho kinh thành Oedipe được nhân dân yêu mến, suy tôn làm vua thành Thèbes và cưới vợ góa của nhà vua trước tức là hoàng hậu Jocaste Lời nguyền đã ứng nghiệm hoàn toàn
Sau khi khám phá ra sự thật, hoàng hậu Jocaste đau khổ tự tử chết còn Oedipe tự đâm mù mắt mình rồi rời bỏ ngai vàng đi lang thang Từ đó không ai còn thấy Oedipe ở đâu nữa