1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tham nhũng và phòng chống tham nhũng thời Nguyễn giai đoạn 1802-1884

152 1,7K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 152
Dung lượng 1,65 MB

Nội dung

Trên cơ sở các kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của cha ông, ta có thể rút ra được những bài học quý báu, những định hướng chiến lược về công tác phòng, chống tham nhũng trong bối cản

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

TRẦN HỒNG NHUNG

THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1884

LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 602254

Người hướng dẫn: GS.TS Nguyễn Quang Ngọc

Hà Nội - 2010

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Mục đích và ý nghĩa của đề tài

Tham nhũng là vấn nạn của nhiều quốc gia trên thế giới Đó là một trong những nguyên nhân khiến cho bộ máy quyền lực nhà nước bị tha hoá, đời sống kinh tế- xã hội

bị suy thoái, tạo nên sự phản kháng của người dân Chống tham nhũng được xem là một trong những tiêu chí hàng đầu để duy trì, củng cố, tăng cường sức mạnh quốc gia

Ở nước ta hiện nay, tham nhũng là một trong bốn nguy cơ thách thức sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá1 Tham nhũng cản trở những nỗ lực đổi mới, tác động tiêu cực đến phát triển chính trị, kinh tế, văn hoá, làm xói mòn niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước, đe doạ sự tồn vong của dân tộc

Các số liệu sau đã phần nào nói lên mức độ, quy mô ngày càng gia tăng và

nghiêm trọng của tham nhũng ở Việt Nam hiện nay Theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch Thế giới, chỉ số minh bạch của Việt Nam năm 2000 là 2,5/10 đứng thứ 76/90

Mười năm sau, năm 2010, chỉ số minh bạch của Việt Nam cũng không nhích lên đáng kể: 2,7/10, xếp hạng 116/178 quốc gia và vùng lãnh thổ [62] Điều đó cho thấy, tuy Đảng và nhà nước ta đã nỗ lực chống tham nhũng nhưng kết quả vẫn chưa tiến triển, xếp hạng vẫn rất thấp và chậm cải thiện Tham nhũng đang diễn biến phức tạp và tinh

vi hơn song việc phát hiện và xử lí các vụ án tham nhũng lại ít hơn rất nhiều so với thực tế

Đó là xếp hạng trên thế giới, còn ở trong khu vực, Việt Nam cũng là một trong

những quốc gia báo động về tham nhũng Tổ chức tư vấn rủi ro kinh tế- chính trị đã

xếp Việt Nam thứ 7/12 nền kinh tế Đông Á và Đông Nam Á, trên cả Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Inđônêxia [30; tr 123]

Tiếp theo là một vài số liệu cụ thể về tham nhũng trên các lĩnh vực: Chi phí tham nhũng trong các doanh nghiệp chiếm từ 15-20% tổng chi phí, một tỉ lệ rất lớn so với bất kì một nền kinh tế nào trên thế giới; 64,3% hối lộ cho các cán bộ trực tiếp; 23,5

% hối lộ trước khi có công việc phải đến “cửa quan” Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng

1

Bốn nguy cơ đó là: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa ; nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội; âm mưu và hành động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch

Trang 3

cơ bản, tỉ lệ thất thoát trung bình từ 10-20%, có thể lên đến 30% mà chỉ riêng số tiền thất thoát này cũng đủ để trả lương cho hệ thống công chức Theo một tính toán, số tiền thất thoát do tham nhũng khoảng 2% GDP (tức khoảng 1,2 tỷ USD/năm) [30; tr 80-132]

Theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu, “các biện pháp đấu tranh với tham nhũng của Việt Nam đã đến lúc cần được xem xét lại một cách nghiêm túc Các biện pháp mang tính thể chế và chế tài tích cực tưởng như hiệu quả song chưa đẩy lùi được tình trạng tham nhũng; các biện pháp mang tính giáo dục (phê bình, tự phê bình, giáo dục tư tưởng, đạo đức…) dường như không phát huy được hiệu quả” [30, tr 5] Do vậy, nghiên cứu, đổi mới và tìm kiếm các giải pháp phòng, chống tham nhũng hiệu quả hơn đang là nhiệm vụ chính trị cấp bách của Đảng, Nhà nước, xã hội ta hiện nay

Trong nỗ lực tìm ra các biện pháp mới, trở lại quá khứ để kế thừa và phát huy những bài học kinh nghiệm về đấu tranh với nạn tham nhũng là một việc làm thiết thực Bởi lẽ, trong lịch sử, cha ông ta cũng nhiều lần phải đối mặt và ứng phó với tệ nạn tham nhũng mà xét về quy mô, mức độ, hình thức cũng không kém phần nghiêm trọng Một trong những triều đại phong kiến thường được nhắc đến với quyết tâm chống tham nhũng cao độ đó là triều Nguyễn Nghiên cứu về công tác phòng, chống tham nhũng thời Nguyễn sẽ góp phần đắc lực cho cuộc chiến chống lại một trong bốn nguy cơ lớn của Việt Nam trong thời kì Đổi mới

Ngoài mục đích “ôn cố tri tân”, tìm hiểu quá khứ để phục vụ hiện tại, chúng tôi muốn làm sáng tỏ hơn một trong những “góc khuất” của lịch sử triều Nguyễn- vấn đề tham nhũng và phòng chống tham nhũng- để nhận diện cụ thể hơn về lịch sử vương triều và vị trí của triều đại này trong tiến trình lịch sử dân tộc, góp phần đánh giá triều Nguyễn một cách khách quan và chân thực hơn

Trên cơ sở các kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của cha ông, ta có thể rút

ra được những bài học quý báu, những định hướng chiến lược về công tác phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Với những mục đích và ý nghĩa trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài luận văn:

“Tham nhũng và phòng chống tham nhũng thời Nguyễn giai đoạn 1802-1884”

Trang 4

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Lịch sử nghiên cứu triều Nguyễn

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về triều Nguyễn trên hầu hết các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, tôn giáo, quân sự, luật pháp, nghệ thuật, văn học…Có không ít các cuộc hội thảo trong và ngoài nước về chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử dân tộc Các đề tài đã khai thác các góc độ khác nhau về thời Nguyễn từ quá trình ra đời, phát triển đến giai đoạn suy tàn Tuy nhiên, hệ thống tư liệu gốc về triều đại này rất phong phú Nhiều mảng đề tài vẫn chưa khai thác triệt để về mặt tư liệu Trong đó, vấn đề tham nhũng dưới triều Nguyễn là một hướng nghiên cứu khá mới mẻ, chưa có nhiều bài viết, công trình đề cập

2.2 Lịch sử nghiên cứu tham nhũng triều Nguyễn

Tham nhũng luôn là mối quan tâm của nhà nước trong nhiều giai đoạn lịch sử

Số lượng các công trình nghiên cứu về tham nhũng rất lớn Ở Việt Nam, các công trình, sách báo, tạp chí, hội thảo… bàn luận đến tham nhũng chiếm tỉ lệ đáng kể do tính thời sự và yêu cầu cấp bách của nhà nước ta trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng

hiện nay Có thể nêu lên một số công trình tiêu biểu như: Cán bộ, công chức với vấn đề cải cách hành chính, chống tham nhũng, lãng phí/ Khải Nguyên (chủ biên), NXB Lao động Xã hội, 2009; Nhận diện tham nhũng và các giải pháp phòng, chống tham nhũng

ở Việt Nam hiện nay/ Phan Xuân Sơn, Phạm Thế Lực (chủ biên), NXB Chính trị Quốc gia, H, 2008; Tình hình, nguyên nhân và các biện pháp đấu tranh phòng, chống các tội tham nhũng/ Trần Công Phàn, Luận án Tiến sĩ Luật học, 2004; Tham nhũng ở nước ta hiện nay và các biện pháp khắc phục/Lê Văn Cương, Luận án Tiến sĩ Triết học, 1993; Tham nhũng- tệ nạn của mọi tệ nạn/ Nguyễn Y Na, Viện thông tin khoa học xã hội, 1997; Tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta hiện nay/ Phạm Hồng Thái, Tạp chí Quản lí nhà nước, số 5, tr 8-12, 2005.; Giám sát- vũ khí quan trọng trong đấu tranh chống tham nhũng/ Hải yến, Tạp chí Thương mại, số 7, năm 2005… Các đề

tài đã góp phần nhận diện tham nhũng rõ ràng hơn: phân tích về khái niệm, đặc điểm của tham nhũng, thực trạng và giải pháp phòng, chống tham nhũng Tuy nhiên, những công trình vẫn chủ yếu tập trung vào tham nhũng thời hiện đại mà chưa đi sâu khai

Trang 5

thác các tư liệu lịch sử về tham nhũng thời trung đại Đó là khoảng trống mà chúng tôi nhận thấy cần phải bù lấp

Qua khảo sát, chúng tôi thấy số lượng các công trình chuyên khảo về tham nhũng thời trung đại không nhiều Các bài viết ít ỏi bàn về tham nhũng thời phong kiến

như: Chống tham nhũng- cái nhìn và cách làm của cha ông ta xưa [17; tr 57-63] bàn

về nguyên nhân và một số các biện pháp đối phó của nhà nước phong kiến như hoàn thiện hệ thống pháp luật, coi thanh liêm là tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu của quan lại,

chống tham nhũng là của toàn dân.; Về sự tha hoá quyền lực của bộ máy chính quyền phong kiến cấp xã [17; 371-396] nêu lên nguyên nhân xuất hiện tệ cường hào làng xã, những biểu hiện của cường hào làng xã và biện pháp của nhà nước phong kiến; Pháp luật xưa về chống tham nhũng [56]; Vua quan ngày xưa chống tham nhũng[57]… đã

chỉ ra một số biện pháp phòng chống tham nhũng của cha ông ta Các bài viết này chưa nêu được thực trạng tham nhũng qua các thời kì và cũng chưa phân tích được hết các giải pháp của nhà nước phong kiến đối với vấn nạn này Một hệ các giải pháp về phòng, chống tham nhũng thời phong kiến được tổng hợp khá đầy đủ trong một công

trình của tác giả Phạm Thị Huệ có tiêu đề Phòng, chống tham nhũng xưa và nay [60]

Từ những biện pháp có tính chất vĩ mô như chú trọng cải cách bộ máy nhà nước, cải cách hệ thống pháp luật, thiết lập cơ quan giám sát có thực quyền và hiệu quả, đào tạo đội ngũ quan lại đến biện pháp có tính chất vi mô như xử lí nghiêm đối với từng trường hợp xảy ra sai phạm, tăng lương quan lại… tác giả đã đưa ra những bài học hết sức cần thiết cho ngày nay để chống tệ tham nhũng Trong đó, những khó khăn mà chúng ta đang tìm cách gỡ rối đã được cha ông ta quan tâm và khắc phục hiệu quả từ nhiều năm trước Bài viết có nhiều đóng góp không thể phủ nhận song lại thiếu những số liệu thống kê để tăng thêm tính thuyết phục Một số giải pháp nêu lên còn mang tính đơn lẻ

Do đó, hướng nghiên cứu trong bài viết của chúng tôi sẽ một mặt nêu ra các con số cụ thể, trên cơ sở đó có được những kết luận tương đối chính xác; mặt khác cũng đặt giải pháp trên trong một hệ thống Ví dụ: chúng tôi coi việc thiết lập chế độ lương bổng công bằng, hợp lí cho quan lại là một biện pháp nhỏ nằm trong biện pháp lớn hơn là chế độ đãi ngộ quan lại bao gồm không chỉ về giá trị vật chất mà còn thêm giá trị tinh thần như: được vinh danh, lệ tập ấm cho con cháu, lệ trí sĩ…

Trang 6

Về nạn tham nhũng và chống tham nhũng thời Nguyễn, đáng lưu ý nhất là tác

phẩm Từ thụ yếu quy của tác giả Đặng Huy Trứ bàn về quy tắc trọng yếu trong cho và

nhận cùng với đức thanh liêm của quan lại [20] Đây có thể coi là một công trình chuyên khảo về tham nhũng thời Nguyễn mà ngày nay chúng ta biết được Chắt lọc từ kinh nghiệm chốn quan trường, ông đã nhận thấy mối quan hệ giữa những người mang thiên chức làm cha mẹ dân với người dân được biểu hiện qua mối ứng xử giữa kẻ cho

và người nhận Đó là giao tiếp rất đời thường nhưng ẩn sau những thứ gọi là “trầu thuốc” ấy cũng đủ sức gặm nhấm và làm mục ruỗng cả một thể chế nhà nước Thấy được nguy cơ tai hại của căn bệnh tham nhũng, tác giả muốn thông qua cuốn sách giúp người làm quan có đủ tỉnh táo, bản lĩnh, lương tâm để thoát khỏi sự cám dỗ của nạn hối

lộ Bằng những sự kiện mắt thấy tai nghe từ thực tế và trong sử cũ, Đặng Huy Trứ đã khái quát thủ đoạn tinh vi của tệ hối lộ thành 104 trường hợp diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống: giáo dục, chính trị, kinh tế, pháp luật để làm gương răn dạy cho con cháu đời sau Trước tất cả tình huống đó, người làm quan phải dứt khoát từ chối Tuy nhiên, cũng có những mối quan hệ chứa đựng ân nghĩa tốt đẹp, không mưu cầu tư lợi

mà quan lại có thể nhận Chỉ có 5 trường hợp được nhận, là biểu hiện tình cảm trong sáng giữa thầy và trò, con cái đối vói cha mẹ… 109 trường hợp nhận và không nhận đó không thể phản ánh hết thực trạng tham nhũng, điều cốt lõi là từ thế thái nhân tình trăm màu muôn vẻ đó có thể suy ra cái đạo lý, cái yếu quy Vì thế, tác giả đã dành một phần quan trọng trong cuốn sách với tiêu đề “Suy rộng ra” để bàn về những phẩm chất, đức tính cần có của người làm quan được cô đọng trong 8 chữ: cần kiệm, liêm chính, chí

công, vô tư Dẫu là người đã sống cách chúng ta hơn một thế kỉ nhưng Từ thụ yếu quy

của Đặng Huy Trứ vẫn mang những giá trị nóng hổi của thời đại chúng ta đang sống Cuốn sách của ông ngoài cung cấp những tư liệu về xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX với nhiều mặt trái của xã hội còn như một cẩm nang về thuật trị nước để chống lại nạn tham nhũng Chống tham nhũng không chỉ bằng cải cách thể chế, pháp luật mà phải bằng chính sự tu thân, tề gia của mỗi con người

Đó là tác phẩm của tác giả đương thời viết về thực trạng tham nhũng thời Nguyễn Ngoài ra, nguồn tư liệu mà chúng tôi có được còn là các bài viết của các nhà nghiên cứu hiện đại nhìn về quá khứ Có thể nêu lên các công trình sau:

Trang 7

Bài viết của tác giả Phan Tiến Dũng đăng trên tạp chí NCLS năm 2006: Các biện pháp phòng chống tham nhũng của triều Nguyễn trong việc xây dựng kinh đô Huế- tác dụng và bài học kinh nghiệm với nhiều thống kê và phân tích công phu về

phòng chống tham nhũng của triều Nguyễn song lại chỉ giới hạn trong lĩnh vực xây dựng Mặc dù vậy, một số các biện pháp mà tác giả chỉ ra có thể áp dụng không chỉ cho lĩnh vực xây dựng mà còn cho rất nhiều lĩnh vực khác Ví dụ: chặt chẽ về mặt quy trình, thủ tục; chế độ trách nhiệm được phân định rõ ràng, tăng cường giám sát, phối hợp kiểm tra giữa các cơ quan; thực hiện tiết kiệm, tránh lãnh phí; đào tạo quan lại đáp ứng được yêu cầu công việc; hệ thống luật chặt chẽ, nhất quan; các biện pháp xử lí nghiêm minh, kịp thời Những kinh nghiệm được tác giả nêu lên chắc chắn rất ý nghĩa với cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng trên một trong những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng nhất hiện nay đó là xây dựng

Bên cạnh đó, các bài viết: Chống tham nhũng bắt đầu từ trên [54]; Chính sách chống tham nhũng thời Minh Mạng [55] cũng nhấn mạnh một số bài học kinh nghiệm

về chống tham nhũng dưới triều vua Minh Mạng nhưng còn khá sơ sài, ít dẫn chứng

Từ những phân tích về lịch sử nghiên cứu vấn đề như trên, chúng tôi nhận thấy, chưa có một công trình viết về tham nhũng dưới triều Nguyễn một cách tổng hợp và hệ thống, các công trình và bài viết chủ yếu vẫn khai thác một số khía cạnh nhỏ trong công tác phòng, chống tham nhũng triều Nguyễn hoặc có nêu lên những bài học kinh nghiệm về chống tham nhũng nhưng không đưa ra được số liệu thống kê cụ thể minh hoạ Do đó, chúng tôi lựa chọn và thực hiện đề tài này với mong muốn có cái nhìn toàn diện và chuyên sâu hơn về vấn nạn tham nhũng và các giải pháp khắc phục của triều Nguyễn Hi vọng sẽ bù đắp được phần nào những khoảng trống nghiên cứu về triều Nguyễn ở khía cạnh này

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn độc lập, có chủ quyền của vương triều Nguyễn từ năm

1802 đến năm 1884 Sở dĩ người viết giới hạn phạm vi nghiên cứu là vương triều Nguyễn bởi lẽ: triều Nguyễn là một hiện tượng lịch sử khá đặc biệt trong thời kì phong kiến Việt Nam nói riêng và lịch sử Việt Nam nói chung Đặc biệt ở chỗ, đây là triều đại

Trang 8

phong kiến cuối cùng “là phép cộng dồn của lịch sử thế kỉ XIX” thể hiện được một cách đầy đủ nhất đặc trưng và bản chất của chế độ phong kiến Việt Nam Nghiên cứu

về triều Nguyễn sẽ làm sáng tỏ nhiều vấn đề của lịch sử Việt Nam thời kì trước đó Đồng thời, đây cũng là triều đại phong kiến gần chúng ta nhất về mặt thời gian Những dấu ấn của thời Nguyễn đối với xã hội ngày nay hiện hữu đậm nét hơn bất kì một triều đại phong kiến nào Bên cạnh đó, trong tình hình hạn chế về tư liệu lịch sử thời phong kiến của nước ta hiện nay, hệ thống tài liệu đồ sộ và đa dạng mà chúng ta có được về triều Nguyễn sẽ thuận lợi hơn cho quá trình nghiên cứu so với các triều đại khác

Giai đoạn được chọn là 1802- 1884 là giai đoạn nhà Nguyễn được độc lập, tự chủ trong đối nội và đối ngoại, cũng là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của triều Nguyễn Với một chính quyền vững mạnh, có đầy đủ quyền năng trong tay, nhà Nguyễn trong giai đoạn này có điều kiện đưa ra được những chiến lược, giải pháp phòng ngừa, xử lí tham nhũng hữu hiệu và áp dụng chúng trên thực tế Trong 82 năm

từ năm 1802 đến năm 1884, triều Nguyễn trải qua 7 đời vua: Gia Long (1802-1819), Minh Mệnh (1802-1840), Thiệu Trị (1841-1847), Tự Đức (1848-1883), Dục Đức (làm vua 3 ngày), Hiệp Hoà (6/1883-11/1883), Kiến Phúc (12/1883-8/1884) Luận văn tập trung chủ yếu vào 4 đời vua đầu triều Nguyễn là Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức Những đời vua sau đó trị vì trong thời gian hết sức ngắn ngủi và không có đóng góp đáng kể cho vương triều Nguyễn nên chúng tôi không đề cập đến trong luận văn

4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, trước hết, chúng tôi đã căn cứ vào các nguồn tư liệu gốc của triều Nguyễn như: các cuốn sử biên niên và chuyên khảo, hội điển, văn bản pháp luật

cổ… Khảo sát các bộ sử cũ của triều Nguyễn như Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Minh Mệnh chính yếu… có thể tìm thấy nhiều thông tin về các vụ

án tham nhũng, các quan điểm chống tham nhũng của các triều đại, các biện pháp phòng, chống tham nhũng Một bộ luật hoàn chỉnh và thống nhất của vương triều

Nguyễn là Hoàng Việt luật lệ cũng được chúng tôi khai thác để phân tích các quy định

của nhà nước trong xử lí hành vi tham ô, nhũng nhiễu của quan lại

Tiếp đến là các văn bản pháp luật hiện đại, sách tham khảo, các tập kỉ yếu hội thảo, bài đăng tạp chí, luận văn, luận án, khoá luận tốt nghiệp, tư liệu Internet có liên

Trang 9

quan đến vấn đề nghiên cứu Nguồn tài liệu truyền miệng như các câu ca dao, dân ca

về mối quan hệ quan – dân, về hành vi sách nhiễu của quan lại cũng phản ánh phần nào

tệ tham nhũng dưới thời phong kiến Một mảng tư liệu khác là các nghiên cứu của học

giả nước ngoài như công trình nghiên cứu: Quan và lại ở miền Bắc Việt Nam- một bộ máy hành chính trước thử thách của Emanuel Poison [18]; Chính quyền trung ương triều Nguyễn và nhà Thanh- Cơ cầu quyền lực và quá trình giao tiếp của Woodside

[27]… cho ta cách nhìn nhiều chiều về triều Nguyễn trong lịch sử

Chúng tôi đã nỗ lực khai thác các tư liệu sử gốc hiện có về triều Nguyễn song

do thời gian nghiên cứu có hạn, chúng tôi chưa tiếp cận được tư liệu Châu bản- một nguồn sử liệu rất phong phú về triều Nguyễn Chúng tôi đã bước đầu tìm hiểu một số văn bia, gia phả của các dòng họ lớn thời Nguyễn song chưa thể khảo sát rộng và sâu

Tóm lại, luận văn khai thác và sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau: sử liệu trực tiếp và sử liệu gián tiếp; tư liệu ở trong nước và tư liệu của nước ngoài; tư liệu trên nhiều lĩnh vực: lịch sử, pháp luật, văn hoá, chính trị, kinh tế…trong đó chúng tôi chú trọng khai thác nguồn tư liệu gốc phong phú, dồi dào về triều Nguyễn- nguồn tư liệu đã

và đang được nhiều học giả nghiên cứu song chưa nhiều và triệt để Sự đa dạng về nguồn tư liệu sẽ giúp luận văn giải quyết được một cách khá trọn vẹn các nội dung và yêu cầu đặt ra

Về phương pháp nghiên cứu, ngoài các phương pháp nghiên cứu có tính chất cơ

sở phương pháp luận cho các ngành khoa học xã hội nói chung như phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử chúng tôi còn sử dụng các phương pháp đặc thù như thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp…Do nguồn tư liệu về tham nhũng triều Nguyễn không nhiều, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê các vụ án tham

nhũng trong bộ Đại Nam thực lục- bộ chính sử lớn nhất thời Nguyễn để có được các tư

liệu ban đầu về thực trạng tham nhũng (số lượng vụ án, mức độ tham nhũng trên từng lĩnh vực và ở cấp địa phương, trung ương…)

Trong khi tiếp cận với các quy định pháp luật xử lí hành vi tham nhũng trong Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn, chúng tôi cũng so sánh với các quy định trong bộ Quốc triều hình luật thời Lê và Đại Thanh luật lệ nhằm thấy được sự tiếp thu và vận

dụng linh hoạt của triều Nguyễn Phương pháp này cũng được sử dụng khi xem xét các

Trang 10

biện pháp phòng ngừa tham nhũng của nhà Nguyễn, đặt vấn đề tham nhũng của triều Nguyễn trong công tác phòng, chống tham nhũng của lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam và của nhà nước phong kiến Trung Quốc thời Thanh để tìm ra những tương đồng

và dị biệt Trên các nguồn tư liệu có được, chúng tôi phân tích và tổng hợp đưa ra nhận định, đánh giá đối với các chính sách của nhà Nguyễn, rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho ngày nay Việc sử dụng phương pháp thống kê và so sánh là ưu thế của đề tài

so với nhiều công trình khác bởi lẽ, với hai phương pháp này chúng tôi có được những

số liệu cụ thể để nhìn nhận vấn đề khách quan, chân xác hơn; đồng thời thông qua sự

so sánh, vấn đề được khai thác nhiều chiều và rộng mở hơn

5 Cấu trúc luận văn

Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục được bố cục làm 3 chương:

Chương 1: Khái quát về tham nhũng và vấn đề tham nhũng trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam

Chương 2: Thực trạng tham nhũng thời Nguyễn giai đoạn 1802-1884

Chương 3: Các biện pháp phòng, chống tham nhũng thời Nguyễn giai đoạn 1802-1884

Do hạn chế về thời gian, tư liệu nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Chúng tôi mong nhận được sự bổ sung, góp ý, phê bình để có thể tiếp tục hoàn thiện và

mở rộng hướng nghiên cứu trong các đề tài tiếp theo

Trang 11

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ THAM NHŨNG VÀ VẤN ĐỀ THAM NHŨNG TRONG

LỊCH SỬ CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VIỆT NAM

1.1 Khái niệm và nguyên nhân, điều kiện của tham nhũng

1.1.1 Khái niệm

Ngày nay, khi tham nhũng đã trở thành nguy cơ và hiểm hoạ lớn ở nhiều quốc gia trên thế giới thì công tác phòng, chống tham nhũng lại càng được đẩy mạnh và tăng cường hơn nữa Nhưng để tiến hành công tác này một cách hiệu quả, trước hết cần phải nhận diện về tham nhũng, đưa ra những đặc trưng và dấu hiệu chủ yếu làm nền tảng để xác định một hành vi vi phạm pháp luật là hành vi tham nhũng hay không? Đây là tiền đề quan trọng trong xây dựng các quy định pháp luật về chống tham nhũng

và đặt ra các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trên các lĩnh vực

Đã có đến hàng trăm các định nghĩa, cách hiểu khác nhau của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước với mức độ rộng, hẹp khác nhau nhưng nhìn chung, nói đến tham nhũng, trước hết người ta thường nghĩ đến người có chức quyền hoặc người làm công tác quản lý liên quan đến tiền và tài sản công trong cơ quan nhà nước

Trong cách hiểu của người Việt xưa, tham quan ô lại, ăn hối lộ, đục khoét của công, vơ vét tiền của dân, cậy quyền sách nhiễu nhân dân … được dùng để chỉ những

kẻ có chức, quyền và lợi dụng chức quyền đó, bằng những thủ đoạn, cách thức khác nhau để mưu lợi cho riêng mình Những hành vi này xâm hại đến trật tự kinh tế của xã hội phong kiến, phá hoại kỉ cương phép nước, khiến dân chúng lầm than, cực khổ và sinh lòng oán thán triều đình

Tham nhũng bao gồm hai thành tố: tham và nhũng Theo từ điển Hán Việt,

“tham” có nghĩa là hám lợi, vụ lợi; “nhũng” là quấy rối, khiến dân không được yên, tựu chung lại là các hành vi hạch sách người dân, ăn của đút để mưu lợi cho cá nhân Song, nếu chỉ hiểu tham nhũng dưới hai góc độ đó thì chưa đủ bởi lẽ hành vi tham nhũng còn bao hàm nhiều dấu hiệu khác như ăn bớt của công, lạm dụng chức quyền vì tư lợi Thời kì phong kiến không có một khái niệm đầy đủ về tham nhũng Tuy nhiên, thông

Trang 12

qua các tư liệu lịch sử, có thể nêu lên các hành vi, dấu hiệu đặc trưng của tham nhũng thời kì này

Quốc triều hình luật thời Lê đã xác định hành vi tham nhũng bao gồm:

+ Nhận hối lộ

+ Sử dụng tài sản, nhận lực của công vào việc riêng, ăn bớt của công

+ Sách nhiễu, chiếm đoạt của dân

+ Chậm nộp thuế, ăn bớt tiền thu thuế

+ Lạm chiếm đất đai

+ Tự tiện sai khiến dân đinh

+ Khai lậu hộ khẩu

Trong Hoàng Việt luật lệ cũng nêu lên nhiều hành vi tương tự, đặc biệt còn có

một quyển riêng mô tả 9 hành vi nhận hối lộ bị coi là tội phạm như: quan lại nhận của, tiền; nhận của, tiền sau khi xong việc; quan lại hứa nhận của, tiền; làm quan lại sách nhiễu vay mượn tiền của của dân; cho người nhà sách nhiễu tiền của; nhân việc công bắt dân đóng góp

Đặng Huy Trứ trong cuốn "Từ thụ yếu quy"- Những quy tắc trọng yếu trong cho

và nhận- đã tập trung vào hạt nhân của nạn tham nhũng là tệ ăn hối lộ để khái quát

thành 104 trường hợp điển hình trong xã hội phong kiến trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục như: sĩ tử đi thi hối lộ cầu được đỗ; nhà buôn hối lộ để được lĩnh tiền công mua hành; kẻ thầu thuế cửa quan bến đò hối lộ để dễ lạm thu; quan tham lại nhũng hối lộ để lấy lòng quan trên; con cháu công thần, đại thần hối lộ để được tập ấm

ra làm quan [20]

Hiện nay, khoa học pháp lý đã đưa ra khái niệm tham nhũng khá cụ thể Luật phòng chống tham nhũng Việt Nam nêu lên khái niệm tham nhũng là “Hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi” Các hành vi

tham nhũng được điểm mặt, chỉ tên trong điều 3 của luật này

1 Tham ô tài sản

2 Nhận hối lộ

3 Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

4 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi

Trang 13

5 Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi

6 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi

7 Giả mạo trong công tác vì vụ lợi

8 Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi

9 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi

10 Nhũng nhiễu vì vụ lợi

11 Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi

12 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì

vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.[ 9; tr 11]

Luật hình sự Việt Nam năm 1999, sửa đổi năm 2001 quy định các tội phạm về

tham nhũng bao gồm các tội: tham ô tài sản; nhận hối lộ; tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi; tội giả mạo trong công tác [10; tr 248-254]

Khái niệm của Việt Nam cũng khá gần gũi với các khái niệm về tham nhũng của các tổ chức, các quốc gia trên thế giới

Ngân hàng thế giới định nghĩa: “Tham nhũng là việc lợi dụng quyền lực công

cộng nhằm lợi ích cá nhân” [ 30; tr 27]

Tổ chức Minh bạch thế giới cho rằng: Tham nhũng là hành vi của người lạm

dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ lợi ích cá nhân [30;

tr 27]

Tài liệu hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng cho rằng: "Tham

nhũng là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng" bao hàm:

+ Hối lộ: là việc trao một lợi ích để tác động một cách không đúng đắn đến một hành vi hay một quyết định Hối lộ là hành vi tham nhũng phổ biến nhất mà chúng ta được biết

+ Tham ô, trộm cắp và lừa đảo

+ Tống tiền

Trang 14

+ Lạm dụng quyền quyết định

+ Chủ nghĩa thiên vị, nhất thân nhì quen

+ Tạo nên hoặc khai thác các lợi ích xung đột nhau

+ Đề nghị đưa, dành cho một cách trực tiếp hoặc gián tiếp cho công chức chính phủ hoặc người thực hiện chức năng công bất kì vật gì có giá trị bằng tiền hoặc lợi ích khác như quà tặng, sự ưu đãi, lời hứa hoặc lợi thế khác cho bản thân hoặc cho người hay thực thể khác để công chức hoặc người thực hiện chức năng công đó làm hoặc không làm việc gì trong thực hiện chức năng công của mình [31; tr 23]

Chúng tôi dựa trên khái niệm “tham nhũng” và các hành vi cụ thể của tham

nhũng được nêu trong Luật phòng, chống tham nhũng Việt Nam năm 2005 làm cơ sở

để nhận diện tham nhũng thời Nguyễn Sở dĩ như vậy vì: thứ nhất, thời phong kiến

không nêu ra một khái niệm tham nhũng tổng hợp, đầy đủ, gây khó khăn cho việc

thống kê các hành vi tham nhũng qua các tư liệu lịch sử; thứ hai, đây là một khái niệm

có sự đồng nhất giữa các thời đại và khá thống nhất trên thế giới; thứ ba, xét mục đích

của lịch sử, tìm hiểu quá khứ để phục vụ hiện tại, vì sự phát triển của hiện tại, cho nên lấy khái niệm ngày nay nhìn nhận về hiện tượng của quá khứ để có sự so sánh, đối chiếu hợp lý, phát hiện những điểm tương đồng qua đó chắt lọc được các bài học kinh nghiệm quý báu Do đó, công việc thống kê các vụ án tham nhũng thời Nguyễn qua các

bộ sử lớn được xác định là: các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi, tập

trung vào 12 hành vi tham nhũng điển hình của Luật phòng, chống tham nhũng Việt Nam năm 2005

Trang 15

Liên quan đến khái niệm tham nhũng là các khái niệm: tham ô, nhận hối lộ, lãng phí, tệ quan liêu, cửa quyền, nhũng lạm, đặc quyền, đặc lợi Tham ô, nhận hối lộ là những hành vi biểu hiện của tham nhũng song nội hàm có sự khác nhau Sự phân biệt

đã được nêu lên trong Luật hình sự Việt Nam năm 1999 ở điều 278: tội tham ô tài sản

và điều 279: tội nhận hối lộ Tham ô được hiểu là việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý Còn tội nhận hối lộ là việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kì hình thức nào để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ Tệ quan liêu và tệ tham nhũng

có thể xem là anh em sinh đôi, nạn quan liêu là tiền đề cho tham nhũng, tham nhũng làm trầm trọng thêm chế độ quan liêu Cũng có trường hợp có quan liêu mà không có tham nhũng hoặc chỉ có tham nhũng mà không có quan liêu nhưng nhìn chung hai hiện tượng này thường quan hệ chặt chẽ, song hành, tạo điều kiện và tiền đề cho nhau Biểu hiện của tệ quan liêu là:

- Quan cách, quan dạng (cố làm ra vẻ bề trên, oai vệ, quyền uy giả tạo)

- Háo danh, ham quyền, sính hình thức

- Hách dịch, cửa quyền với cấp dưới, với dân

- Xa dân, không hiểu dân, khinh dân, sợ dân

- Bảo thủ, trì trệ, kinh nghiệm chủ nghĩa [30; tr 14]

1.1.2 Nguyên nhân và điều kiện của tham nhũng

Trong một số các công trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy thường có sự đồng nhất khái niệm nguyên nhân và điều kiện của tham nhũng hoặc hiểu điều kiện là nguyên nhân của tham nhũng Theo chúng tôi, có sự khác biệt giữa hai thuật ngữ trên

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Nguyên nhân là nhân tố tạo ra kết quả hoặc làm nảy sinh

sự việc” Còn “Điều kiện là cái cần phải có để cho một cái khác có thể xảy ra hoặc những tác động đến tính chất, sự tồn tại hoặc sự xảy ra của một cái gì đó.”

Như vậy, sự khác nhau căn bản giữa hai khái niệm này là: nếu như nguyên nhân

là động lực bên trong thôi thúc con người làm một việc gì đó, thì điều kiện là những tác động bên ngoài hỗ trợ và giúp phát sinh hành động đó xảy ra mà thiếu những tác động

đó con người không thể thực hiện được hành động Vận dụng vào giải thích cho

Trang 16

nguyên nhân và điều kiện của tham nhũng có thể thấy: nguyên nhân của tham nhũng chỉ có một đó chính là từ lòng tham của con người, từ thói hám lợi, vị kỉ của con người Lòng tham là nguyên nhân quan trọng nhất, chủ yếu nhất khiến con người nảy sinh ý muốn chiếm đoạt của công thành của riêng hay thực hiện các hành vi trái luật để mưu cầu tư lợi Còn điều kiện của tham nhũng là các nhân tố thúc đẩy cho lòng tham của con người biến thành các hành vi chiếm đoạt tài sản của nhà nước, của nhân dân Lòng tham luôn tiềm ẩn bên trong mỗi con người Nhưng để lòng tham đó biểu hiện ra bên ngoài bằng hành vi tham nhũng cần phải có rất nhiều điều kiện như luật pháp có nhiều sơ hở, thiếu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ phía các cơ quan quyền lực nhà nước, sự trừng phạt thiếu nghiêm minh, triệt để Điều đó lí giải vì sao các quốc gia có các mức độ tham nhũng khác nhau, tuỳ thuộc vào việc thể chế nhà nước và pháp luật của quốc gia đó tạo điều kiện nhiều hay ít cho tham nhũng có thể xảy ra Về nguyên nhân của tham nhũng có lẽ không cần bàn luận nhiều Ở đây, chúng tôi đi sâu vào phân tích một số điều kiện làm sản sinh tham nhũng:

Từ góc độ chính trị, điều kiện thực hiện tham nhũng là việc tổ chức và sử dụng sai lệch quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước Từ đó, tự giác hay không tự giác tạo

ra các hành vi lạm quyền, chuyên quyền, nhược quyền Vì vậy trong quá trình thực thi quyền lực nhà nước, chủ thể tham nhũng thường sử dụng các lợi thế về chức vụ để vụ lợi Mặt khác, do thiếu quyền lực từ phía các cơ quan nhà nước không có lợi thế, cơ quan cấp dưới thiếu hay không có khả năng kiểm soát quyền lực nhà nước nên họ rơi vào trạng thái phải hối lộ để thực hiện các mục tiêu của mình

Từ góc độ pháp lý, tham nhũng sở dĩ có thể thực hiện một cách dễ dàng được xác định là do: thiếu vắng các quy phạm pháp luật trong việc điều chỉnh hành vi của cán bộ, công chức nhà nước; pháp luật có nhiều sơ hở hoặc xử lí nương nhẹ cho các hành vi tham nhũng

Từ góc độ kinh tế, tham nhũng xảy ra trong mọi nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường Đây là giai đoạn mà cơ sở pháp lý của nền kinh tế còn yếu kém, quản lý kinh tế của nhà nước còn nhiều sơ hở, các thể chế kinh tế còn chưa hoàn thiện, tạo kẽ hở cho tham nhũng kinh tế phát triển

Trang 17

Đó là những nguyên nhân và điều kiện chung của tham nhũng trên cơ sở đó đưa

ra các giải pháp để hạn chế và tiến tới triệt tiêu các cơ hội làm phát sinh lòng tham của con người khi tiến hành công vụ

1.2 Vấn đề tham nhũng trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam

Khảo sát về nạn tham nhũng và các biện pháp phòng chống tham nhũng ở Việt Nam thời phong kiến từ khi được thiết lập đến trước thời kì nhà Nguyễn nhằm mục đích đưa ra cái nhìn toàn cảnh về tham nhũng trong thời kì phong kiến mà triều Nguyễn là một trong những triều đại điển hình nhất và tìm ra những điểm kế thừa cũng như điểm khác biệt của nhà Nguyễn trong cuộc đấu tranh với vấn nạn tham nhũng so với các thời kì trước đó

Chúng tôi khảo sát bộ Đại Việt sử kí toàn thư- một trong những bộ biên niên sử

khá công phu và đồ sộ còn lưu lại- để phác hoạ phần nào bức tranh tham nhũng thời phong kiến Tuy nhiên, những thông tin liên quan đến vấn đề này không nhiều, tản mát, số vụ án cũng ít ỏi chưa phản ánh đúng thực trạng của tệ tham quan, hối lộ dưới các triều đại Mặc dù vậy, qua một số ít tư liệu có được cũng tạo cơ sở để chúng tôi đưa

ra vài nhận xét ban đầu mang tính chất tổng quát làm tiền đề cho việc phân tích và nhận định về tham nhũng của triều Nguyễn

1.2.1 Nguyên nhân, điều kiện của tham nhũng thời phong kiến

Ngoài những nguyên nhân và điều kiện chung, thời phong kiến ở Việt Nam còn

có những điều kiện riêng làm phát sinh tham nhũng gắn với đặc thù của hoàn cảnh lịch

sử, kinh tế, văn hoá, xã hội thời kì này

Điều kiện chính trị

Tham nhũng nảy sinh từ cách thức tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến theo hướng tập quyền, chuyên chế, quan liêu của nhà nước phong kiến Nguyễn nói riêng và nhà nước phong kiến Việt Nam nói chung Những đặc điểm của bộ máy này là:

+ Đồ sộ hơn mức cần thiết

+ Bộ máy quan liêu nhiều tầng nấc và phức tạp hơn nhu cầu quản lí

+ Đội ngũ quan lại ngày càng đông đảo hơn nhu cầu thực tế

+ Chi phí cho nhà nước ngày càng tăng cao hơn mức cần thiết

Trang 18

Đây là bốn điều kiện sống còn của nhà nước bóc lột chuyên chế, quan liêu Bởi

vì, chỉ nhờ vào các yếu tố này nhà nước mới tự nuôi sống nó bằng các phương thức vơ vét, bóc lột nhân dân và tham nhũng chỉ là một loại hành vi của quá trình tự nuôi sống của nhà nước quan liêu, chuyên chế [30; tr 10]

Cách thức tổ chức này kéo theo nhiều hệ quả:

+ Bộ máy quan liêu, chuyên chế đã tạo cho quan chức có quyền lực quá lớn còn nhân dân nhược quyền thậm chí vô quyền, do đó gây nên tình trạng mất dân chủ, là cơ

sở cho tham nhũng phát sinh và phát triển Vua quan là những người thay trời trị vì dân, là cha mẹ dân, có trách nhiệm chăn dắt, dạy dỗ dân: “Miệng nhà quan có gang có thép.” Vì thế, mỗi hành vi thực hiện chức năng công quyền của quan lại đều được coi

là ban ơn cho nhân dân Nhân dân bị bóc lột, bị tước quyền vẫn cảm thấy đội ơn vua quan áp bức Trong tình hình như vậy, vua quan thỏa sức bóc lột nhân dân, nạn tham nhũng trở thành phổ biến, là hành vi thông thường của kẻ quan quyền Dân sợ quan nên quan càng có cơ hội để lạm dụng chức quyền thoả mãn lòng tham Trong một chiếu dụ của vua Tự Đức gửi các quan năm 1851 đã chỉ ra: “quan coi dân như kẻ thù, dân sợ quan như sợ hổ Quan mưu tích đầy túi tham, ngày đục, tháng khoét, lại thêm bao nhiêu việc sách nhiễu không thể kể hết được ”

+ Vì bộ máy nhà nước cồng kềnh, lượng quan lại đông đảo, nhà nước tuy cố gắng đảm bảo chế độ lương bổng cho quan lại nhưng vẫn không đủ đáp ứng đời sống cho bộ máy thừa hành Xã hội phong kiến dựa trên nền tảng kinh tế nông nghiệp tự cấp, tự túc, năng suất thấp và bấp bênh Nguồn thu nhà nước chủ yếu từ thuế nông nghiệp nên việc chi trả lương bổng cho quan lại cũng phụ thuộc vào tình hình kinh tế đất nước Lương của quan lại thấp là tiền đề tâm lí quan trọng làm nảy sinh lòng tham của con người để đáp ứng nhu cầu cuộc sống tối thiểu

Trong xã hội phong kiến, người quân tử ra làm quan giúp nước không coi việc vinh thân phì gia là mục đích Lý tưởng sống của họ là thành danh, lập ngôn, lập công

và lập đức Phần lớn kẻ sĩ coi cuộc sống khó khăn là môi trường rèn luyện, mài sắc thêm tài năng và đạo đức của họ Cuộc sống của họ là “an bần, lạc đạo” (yên vui trong cảnh nghèo mà vui thú thực hành đạo” Nhưng những vị quan chấp nhận cuộc sống nghèo khổ, thanh bạch chỉ là thiểu số Đa phần quan lại không thể duy trì cuộc sống

Trang 19

của bản thân và gia đình với mức lương ít ỏi Lương của quan lại căn cứ vào chức vụ

mà viên quan đó đảm nhiệm nên chức vụ càng nhỏ lương bổng càng thấp Sự chênh lệch giữa mức lương của các chức vụ cũng khá lớn Những viên quan ở huyện và xã, là những cấp gần dân, công việc nhiều, trọng trách lớn nhưng tiền lương lại quá ít ỏi Theo thống kê của Emmanuel Poisson về lương của các cấp quan ở tỉnh Bình Định thời Nguyễn, quan hiệp trấn được hưởng lương mỗi năm tương đương gần 7 tấn gạo, viên tri huyện hưởng 1,3 tấn và một lại viên hưởng 800 kg, như vậy có thể nuôi sống gia đình họ tinh theo từng loại là 4 năm rưỡi, 9 tháng và 5 tháng [18; tr 72]

Như vậy, quan phủ, huyện và lại viên sẽ cần phải tạo thêm những khoản chi phí khác để nuôi sống gia đình họ trong những tháng còn lại Chế độ tiền lương không đủ trang trải cuộc sống phần nào đó đã tạo ra tâm lý “tự tạo ra sự bù đắp, tự tạo ra sự công bằng” là cái cớ biện minh cho các thói hư, tật xấu - tham nhũng

+ Việc phát hiện tham nhũng gặp khó khăn do quan lại bao che, bưng bít và quyền tố cáo của người dân bị hạn chế

Điều kiện kinh tế

Nền kinh tế Việt Nam thời phong kiến tồn tại hai hình thức chủ yếu là sở hữu công và sở hữu tư trong đó sở hữu công chiếm ưu thế Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội thuộc sở hữu nhà nước và chịu sự kiểm soát chặt chẽ từ phía nhà nước Tuy nhiên, trong lịch sử luôn diễn ra khuynh hướng mở rộng ruộng đất tư Nguyên nhân:

+ Do sự suy yếu của chính quyền trung ương; hiện tượng chiếm công vi tư phát triển (tư hữu hoá luôn tồn tại dưới dạng thế năng, sẽ trở thành động năng một phần phụ thuộc vào sự mạnh yếu của chính quyền trung ương)

+ Tư hữu hoá từ chính sách ban cấp ruộng đất của nhà nước; tư hữu hoá ruộng đất công làng xã do hiện tượng chiếm công vi tư phát triển và các nguồn khác

Việc biến công vi tư thực hiện rất dễ dàng:

"Trống làng ai đánh thì thùng

Của chung ai khéo vẫy vùng thành riêng"

tạo cơ hội sản sinh ra tham nhũng

Điều kiện lịch sử

Trang 20

Kết cấu Nhà - Làng- Nước tạo nên thế ứng xử hòa đồng giữa làng và nước, thừa nhận tự trị, tự quản làng xã, tư tưởng trọng lệ hơn trọng luật Là thời cơ của nạn cường hào khi nhà nước nới lỏng quản lý

Điều kiện văn hóa

Đó là mặt tiêu cực trong văn hóa ứng xử của người Việt

Văn hóa ứng xử của người Việt trọng chữ "tình", mọi công việc đều dựa trên chữ tình để giải quyết nên đó là môi trường thuận lợi để quan lại bẻ cong pháp luật, lợi dụng để đục khoét của dân "Đưa nhau đến trước cửa quan Bên ngoài là lý, bên trong là tình" Người Việt cũng chuộng sự yên bình, nhàn nhã, tạo nên thái độ "dĩ hòa vi quý",

"sống chết mặc bay" khi có hiện tượng xung đột giữa quan và dân thường không muốn mọi chuyện to tát, phức tạp hơn nên quan lại có điều kiện mặc sức nhũng nhiễu, lộng hành Những điển hình đấu tranh dũng cảm như Chu Văn An dâng sớ đòi chém 7 viên quan nịnh thần tham nhũng là hiện tượng hiếm hoi trong lịch sử Hoặc một thái độ đối phó tiêu cực trước thói tham lam của vua quan: "Quan tham thì dân gian" Quan trên làm sai, dân cũng tìm cách luồn lách pháp luật, dùng đồng tiền để cầu cạnh cũng là một trong những mảnh đất của tham nhũng Tục lệ quà cáp biếu xén khi đến cửa quan

"Miếng trầu là đầu câu chuyện:; "Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn" đã trở thành

“tập quán, phong tục” trong xã hội

1.2.2 Khái lược về tình hình tham nhũng ở Việt Nam thời kì trước nhà Nguyễn

Trong lịch sử phong kiến nước ta, vấn đề tham nhũng đã được đặt ra từ sớm Bên cạnh những vị vua, quan thanh liêm, chính trực còn có không ít những người có tư tưởng tham ô, nhũng nhiễu… Trần Khánh Dư (thời Trần) nói: “Tướng là chim ưng, quân dân là con vịt, đem con vịt mà nuôi chim ưng thì có gì là lạ?” Hồ Tông Thốc (thời Trần) nói: “Một con đội ơn vua, cả nhà ăn lộc trời”… Chốn quan trường nhiều người mang tư tưởng này, nếu có điều kiện họ sẽ sẵn sàng bán rẻ danh dự được vinh hoa phú quý Đỗ Tử Bình (thời Trần) chẳng màng đến an nguy của quốc gia mà ẩn giấu số vàng tiến cống của vua Chiêm, gây nên cảnh binh đao, khiến vua Trần Duệ Tông phải bỏ mạng

Trang 21

Nhà Lê sơ là một triều đại phát triển rực rỡ trong lịch sử phong kiến nước ta nhưng cũng chính từ xã hội này nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực, đặc biệt là những hành vi tham nhũng Cao Sư Đăng- một thợ nề chùa Báo Thiên nói: “Thiên tử không

có đức, để đến nỗi hạn hán Đại thần ăn của đút, cử dụng kẻ vô công”[3; t2 tr 492] Năm 1435, thời vua Lê Thái Tông, vua ra lệnh chỉ cho các quan văn võ trong ngoài nói lên tình tệ quan lại tham nhũng để khuyên răn tu chỉnh: “Nay các khanh không giữ phép công, người giữ sổ sách tiền bạc của cả nước thì chậm trễ hoặc gây khó dễ người coi dân thì chỉ vụ lợi riêng, không lo nuôi dưỡng dân, tha cho người giàu, bắt tội người nghèo, mua gỗ làm nhà cửa, xử kiện không công bằng, lo hối lộ, chỉ thích ăn uống nhậu nhẹt ” [3; t2; tr 507] Khi Lê Thánh Tông lên ngôi vua, nhận xét về tình hình triều chính đã nói: “Khoảng năm Thái Hoà, Diên Ninh – thời Lê Thái Tổ, Lê Nhân Tông, trên thì tể tướng, dưới thì trăm quan mưu lợi lẫn nhau, bừa bãi hỗi lộ” [3; t3; tr 650] Tham nhũng đã trở thành quốc nạn thời Lê sơ Nhiều vụ án đã được ghi chép lại:

Năm 1435, vua sai người đi hỏi ngầm khắp nước, bắt và xét hỏi những viên tham quan ô lại không giữ phép nước, gồm Tuyên uý các phiên trấn, tướng hiệu năm đạo, các viên Tuyên phủ, Chuyển vận, Tuần sát các lộ, trấn, huyện cộng là 53 người [3; t2; tr 516-517]

Năm 1448, Lê Thụ sắm đám cưới cho con trai mình với nàng công chúa câm mới 10 tuổi, những kẻ cầu cạnh tranh nhau cúng của cải để mưu phú quý đến nỗi gấm thêu, lĩnh là, vóc lụa bán ở ngoài phố đều hết nhẵn Lê Thụ lại bắt các quan lại ở trấn,

lộ, huyện phải sắm đủ trâu, dê [3; t2; tr 576]

Năm 1462, đô đốc Nguyễn Sư Hồi nhận đút lót 80 lạng bạc [3; t2; tr 628]

Thời kì Lê- Trịnh, nhà nước bất lực với nạn cường hào ở nông thôn Với tập thói "phép vua thua lệ làng", lợi dụng sự kiểm soát lỏng lẻo của chính quyền trung ương, "bọn hào cường gian hoạt trong làng mạc, giảo quyệt đủ ngón, dối trá trăm khoanh, chúng lấy thế lực mà xử sự, dùng cách xâm chiếm để lợi mình, bóp nặn kẻ nghèo nàn, khinh rẻ người ngu tối, hơi có ai trái thì chúng vu oan giá họa"[ 25; tr 144] Nhiều tư liệu địa phương cho thấy bộ máy lí dịch ở làng xã thường tự đặt ra các mức thu tô cao hơn nhiều so với biểu thuế chính thức của nhà nước Chẳng hạn theo biểu thuế năm 1728, các loại ruộng hậu thần, hậu Phật, tế điền, kị điền nhà nước nhất loạt

Trang 22

thu thuế 2 tiền/mẫu (0,2 quan/mẫu) nhưng ở các địa phương, người cày loại ruộng này phải nộp từ 2-3 quan/mẫu; thậm chí có khi thu đến 5-6 quan/mẫu [25; tr 144]

Tệ tham nhũng xuất hiện tràn lan trong thi cử Việc đề thi bị lộ và thí sinh nhờ người thi hộ rất thường xuyên diễn ra Năm 1750, bất cứ người nào trả 3 quan tiền cũng đều được phép dự kì thi hương mà không phải trải qua khảo hạch “Các chiều hướng đó đã thật sự dẫn đến việc kém trau dồi lí tưởng Nho giáo và kém chuẩn bị để vào quan trường Kết quả là tệ tham nhũng đã lan đến từ những quan thượng thư đứng đầu pháp viện trung ương cho đến viên chức thấp nhất ngành tư pháp ở chính quyền địa phương Phần lớn các quan toà đều ăn hối lộ và tiền bạc có thể giải quyết hầu hết tội ác” [21; tr 233]

Tệ tham nhũng của quan chức cũng liên quan chặt chẽ tới việc bán quan chức Theo một sắc luật của Trịnh Giang năm 1736, mọi quan chức dưới hàng lục phẩm có thể được thăng lên một bậc nếu nộp 600 quan tiền; bất cứ người dân thường nào cũng

có thể trở thành quan tri phủ nếu nộp 1800 quan Việc bán quan chức gây nên những vấn đề nghiêm trọng về xã hội và chính trị bởi vì những người đã trả tiền mua chức chỉ muốn vơ vét nhiều hơn không bao giờ có ý thức thi hành pháp luật “Sự thiếu năng lực

và tệ nhũng lạm đã trực tiếp hay gián tiếp làm phương hại địa vị của chính quyền trung ương, qua việc quyền kiểm soát của chính quyền ấy với dân chúng bị suy yếu và làm cho dân bất mãn” [21; tr 233-234]

Triều Tây Sơn tồn tại ngắn ngủi, nhiều dự định cải cách bộ máy nhà nước không thể thực hiện nên hậu quả của nạn tham nhũng đối với xã hội vẫn còn rất đậm nét, tình trạng tham nhũng lan tràn, phổ biến từ thời Lê- Trịnh vẫn chưa giải quyết được Khó khăn đó đặt gánh nặng lên vai triều Nguyễn

1.2.3 Một số biện pháp phòng chống tham nhũng qua các triều đại trước nhà Nguyễn

Tham nhũng luôn là mối họa lớn với dân, với nước, ảnh hưởng tới sự tồn vong của dân tộc Trạng Trình – Nguyễn Bỉnh Khiêm, coi tham nhũng như là một loại chuột nguy hiểm, chuyên đục khoét của dân, của nước Lê Quý Đôn coi tham nhũng là một trong năm nguyên nhân mất nước: Trẻ không kính già, trò không trọng thầy, binh kiêu tướng thoái, tham nhũng tràn lan, sĩ phu ngoảnh mặt Nhận thức được mối nguy hại đó,

Trang 23

nhà nước phong kiến Việt Nam qua các triều đại đã đề ra nhiều biện pháp ứng phó và giải quyết vấn nạn này Một số điểm đáng lưu ý như:

- Không ngừng hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng tập trung quyền lực trong tay hoàng đế, hạn chế quyền lực của các quan đại thần, không tập trung quá nhiều quyền lực vào tay một cá nhân hay một cơ quan nhà nước tránh lạm quyền và lộng quyền từ đó ngăn ngừa tệ tham nhũng của những người nắm giữ chức vụ, quyền hạn Cuộc cải cách quy mô và hoàn bị nhất là dưới thời vua Lê Thánh Tông đã thể hiện

rõ mục đích đó: “Quy chế trước kia đặt quan phần nhiều lấy quan to, tước cao Chế độ ngày nay đặt quan đều lượng ít, trật thấp Số quan đặt ra so với trước tăng rất nhiều nhưng tiền lương chi tiêu so với xưa cũng vẫn thế Đã không có người nào ăn hại mà trách nhiệm lại có nơi quy kết, khiến quan to, quan nhỏ đều ràng buộc với nhau Chức trọng, chức khinh cùng kiềm chế lẫn nhau Uy quyền không bị lợi dụng, thế nước vậy

là khó lay Hình thành thói quen giữ đạo lý, theo pháp luật mà dứt bỏ tội khinh nhân nghĩa, phạm nhục hình” [3, t3; tr 455]

- Thiết lập các cơ quan giám sát việc thực thi công vụ của quan lại Thời Trần đặt cơ quan Ngự sử đài để “giữ phong hoá pháp độ”, giám sát việc thi hành pháp luật của quan lại Đến thời Lê Thánh Tông, ngự sử đài được đặt ở vị trí quan trọng, đứng đầu các bộ phận trong Ngự sử đài thường là những người có học vị tiến sĩ nắm giữ Ngoài Ngự sử đài, triều đình còn đặt ra Lục khoa là cơ quan thanh tra ở sáu bộ, có trách nhiệm tâu hặc quan lại sai trái và các việc không đúng thể thức ở mỗi bộ Ở địa phương triều đình lập ra Giám sát Ngự sử để xem xét công việc ở cấp đạo trở xuống Mỗi đạo lại có Hiến sát sứ ty để thanh tra quan lại tránh sự nhũng nhiễu dân chúng, đồng thời còn để kịp thời phát giác và hạch tội các quan, làm rõ những điều uẩn khuất trong dân chúng

- Kén chọn người hiền tài, xứng với chức vụ; thực hiện khảo hạch quan lại xét

độ thanh liêm, thưởng phạt công bằng, quy định rõ ràng về lương bổng Phương thức tuyển chọn thông qua khoa cử và tiến cử, đã được áp dụng từ thời Lí- Trần và đến thời

Lê Thánh Tông tiến hành có quy củ hơn Để khảo xét đức, tài của quan lại nhà nước ban hành lệ khảo khoá, cứ 3 năm 1 lần để “xét người hay, kẻ dở, nâng cao hiệu quả trị nước”

Trang 24

- Thực hiện quy định Hồi tỵ (nghĩa là tránh ra, lánh đi) đối với quan lại để tránh nạn kéo bè kết cánh, gây dựng lực lượng, lạm dụng quyền lực làm sai pháp luật Theo

đó, những người có cùng quan hệ huyết thống, đồng hương, thầy trò, bạn bè…không được cùng làm quan hay làm việc ở một địa phương, công sở Nếu gặp một trong những trường hợp trên thì phải tâu báo lên để thuyên chuyển những người thân thuộc

đó đi các nơi khác nhau

Trong Quốc triều hình luật thời Lê có một số điều quy định về luật Hồi tỵ là:

+ Quan lại không được lấy vợ, kết làm thông gia với người ở nơi mình cai quản + Không đưa quan lại về quê hương bản quán trị nhậm

+ Quan lại không được tậu đất, vườn ruộng, nhà tại nơi cai quản

+ Quan lại không được lấy người cùng quê làm người giúp việc

+ Người có quan hệ thầy trò, bạn bè không được làm việc tại cùng một công sở Luật Hồi tỵ thời Lê Thánh Tông còn thực thi nghiêm ngặt trong các kỳ thi Hương, thi Hội; áp dụng với cả đội ngũ viên chức ở cấp xã Năm Hồng Đức thứ 19 (Mậu Thân, 1488), nhà vua đã xuống chiếu: Hễ là anh em ruột, anh em con chú, con bác và bác cháu, cậu cháu với nhau thì chỉ có một người được làm xã trưởng, không được cùng làm để trừ mối tệ bè phái hùa nhau Tám năm sau, quy định này được mở rộng ra với cả những người là con cô con cậu, con dì con già và những người có quan

hệ thông gia Trường hợp này nếu đã cùng làm xã trưởng rồi thì phải chọn người nào

có thể làm được việc cho lưu lại, còn thì cho về làm dân Biện pháp này có tác dụng ngăn chặn tệ lợi dụng quan hệ thân tộc, vây bè kéo cánh cả về phía họ ngoại và thông gia trong việc nắm giữ các chức danh trong bộ máy hành chính, nhằm thao túng làng

- Xử lí nghiêm minh với các hành vi tham nhũng: Hiện nay, những bộ luật cổ thời Lý- Trần- Hồ đã thất truyền nên chúng ta không biết được các quy định cụ thể nhà nước để xử lí hành vi tham nhũng, song qua một số đạo, chiếu, lệnh thời kì đó cũng phần nào thấy được nhà nước đã thể hiện một thái độ nghiêm khắc với các vụ án tham nhũng Ngay từ thời vua Lý Thái Tổ đã ban hành một số đạo chiếu liên quan đến xử phạt tội tham nhũng Chiếu năm 1042 về việc thu phú thuế của trăm họ, cho phép người thu ngoài 10 phần phải nộp quan được lấy thêm một phần nữa gọi là “hoành

Trang 25

đầu” Lấy quá thì xử theo tội ăn trộm, trăm họ có người tố cáo được tha phú dịch cho

cả nhà trong ba năm, người ở kinh thành mà cáo giác thì thưởng cho bằng hiện vật thu được Nếu quản giáp, chủ đô và người thu thuế thông đồng với nhau thu quá lệ, tuy xảy

ra đã quá lâu nhưng có người tố cáo thì quản giáp, chủ đô và người thu thuế cũng phải tội như nhau [3; t1; tr 401] Ta thấy ở đây có một điểm rất tiến bộ của nhà Lý đó là cơ chế khuyến khích đối với người tố cáo hành vi tham nhũng Họ sẽ được thưởng một khoản tiền bằng hiện vật thu được hoặc được tha miễn phú dịch Tiếp theo là chiếu năm 1044 nêu: Ai ở Quyến Khố ty (kho lụa) nhận riêng một thước lụa bị phạt 100 trượng, từ 1 tấm trở lên thì phạt trượng theo tấm, 10 năm khổ sai Cũng trong năm này,

có một đạo chiếu quy định: cấm các quan coi ngục không được sai tù làm việc riêng, nếu vi phạm bị xử 100 trượng, thích chữ vào mặt và giam vào nhà lao [3; t1; tr 423] Thời Lê Thái Tông, có viên Chuyển vận sứ huyện Thuỷ Đường là Nguyễn Liêm nhận của người 2 tấm lụa Lê Sát căn cứ vào lệnh chỉ thời Thái Tổ ghi là nhận một quan tiền hối lộ thì tâu lên xử trảm nên chém Liêm [3; t2; tr 521]

Trong những vị vua thời phong kiến, Lê Thánh Tông là người có tinh thần

“pháp trị” cao nhất Ông luôn đề cao vai trò của pháp luật trong cai trị và quản lý đất nước Tháng 7 năm 1464, khi biếm chức Tả thị lang bộ binh là Nguyễn Đình Mỹ vì mắc tội tham tang, vua dụ các quan: “Pháp luật là phép công của nhà nước, ta cùng các người phải tuân theo” Thực hiện pháp luật phải từ người đứng đầu nhà nước và bách quan là tư tưởng tiến bộ và đúng đắn của Lê Thánh Tông vào thời điểm đó

Ông là vị vua ban hành nhiều nhất sắc chỉ, lệnh, dụ trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam Trong 38 năm trị vì của mình, Lê Thánh Tông đã ban hành 83 sắc chỉ

về các công việc liên quan đến nhà nước và pháp luật trong đó có 11 sắc chỉ về chống tham nhũng, buôn lậu, hối lộ và móc ngoặc thể hiện thái độ kiên quyết đấu tranh chống tội phạm tham nhũng [40; tr 51] Các sắc dụ đáng chú ý:

+ Năm 1475, định lệnh cấm vơ vét xoay tiền trong các việc xây dựng sửa chữa,

kẻ nào mượn cớ và vơ vét xoay tiền thì trị tội như luật xoay tiền

+ Năm 1477, trong sắc chỉ cho các địa phương xét quan lại trong địa hạt, người nào tham ô lười biếng thì tâu lện để định việc giáng chức

Trang 26

+ Năm 1487, xét quan lại thấy tham nhũng thì bãi chức sung quân ở Quảng Nam

+ Năm 1483, trong sắc chỉ ân xá của nhà vua những kẻ tham nhũng xếp cùng tội đại nghịch không được hưởng khoan hồng của nhà vua Như vậy, Lê Thánh Tông đã coi nạn quan tham ngang hàng với tội đại nghịch, làm tổn hại đến nền móng nhà nước phong kiến

Cùng với các văn bản pháp luật đơn hành, ông còn thực hiện việc hệ thống hoá

pháp luật và pháp điển hoá thành các tập luật lệ như Thiên Nam dư hạ tập, Quốc triều thư khế thể thức; đặc biệt là bộ Quốc triều hình luật- một bộ điển chế được đánh giá là

đỉnh cao trong lịch sử lập pháp thời phong kiến Trong bộ luật này, có nhiều điều khoản quy định về tội tham nhũng như: điều 559: “Những quan giám lâm, chủ thủ mà đem của công để mình vay hay cho người ta vay thì người vay cùng người cho vay, nếu không có giấy má thì đều bị xử như tội ăn trộm, nếu có làm giấy thì được giảm tội một bậc”; điều 560: “Lãng phí của công (đem của công ra dùng, quá lạm rồi bỏ thừa nhiều” thì xử biếm; điều 563: “Những quan giữ việc thu phát của công mà trái luật như thu vào nhiều mà phát ra ít thì xử biếm một tư, và tính số thừa thiếu ấy nộp vào của công Quan chủ ti giấu không phát giác thì xử phạt 50 roi, quá nữa thì xử tội biếm hay phạt…” [7]

Đi đôi với chống tham nhũng, hối lộ là chống tệ cường hào diễn ra ở cấp xã, thôn, “Lệnh về cường hào hoành hoành” đã ban hành: “Hễ là hạng cường hào cậy thế

mà phạm tội đánh người bị thương, cướp đoạt ruộng đất, tài vật của người phá, cày phá

mồ mả, xâm phạm, làm tổn hại đến người khác, từ 3 lần trở lên, rõ là hành vi ngang ngược của bọn cường hào, dẫu có ân xá cũng không được hưởng, thì bị trừng trị theo tội bạo cường hoành hoành Nếu những việc can phạm nói trên chỉ có 1, 2 lần cùng các tội tranh kiện nhau về ruộng đất hay đánh nhau… thì theo luật mà trị tội” [3; t2, tr 489]

Với tinh thần nghiêm trị tội tham nhũng, ông đã khước từ việc xin dùng tiền để chuộc tội tham tang của Lê Bô- một trong những người có công đưa nhà vua lên ngôi với lý lẽ: “Nếu cho Lê Bô được chuộc tội có nghĩa là người có quyền thế, người giàu

có dùng của hối lộ thì được miễn tội, còn người nghèo hèn thì vô cớ chịu tội, là cả gan

Trang 27

vi phạm phép tắc của tổ tông đặt ra để trừng trị kẻ ngoan cố không biết răn chừa Đại lý

tự phải chiếu luật trị tội” [3; t2; tr 528]

Như vậy, có thể thấy, các nhà nước phong kiến Việt Nam từ buổi đầu thiết lập

và trong suốt quá trình tồn tại, phát triển đã rất chú trọng, quyết liệt đấu tranh với tệ tham nhũng, làm trong sạch bộ máy quan lại Khi tổ chức bộ máy nhà nước càng quan liêu chuyên chế thì tệ tham nhũng càng có điều kiện phát sinh và biến hoá dưới nhiều hình thức khác nhau Điều đó lí giải cho những biện pháp cứng rắn và mạnh mẽ của các nhà vua thời Lê sơ đặc biệt là của vua Lê Thánh Tông để chống lại một trong những nguy cơ to lớn nhất ảnh hưởng đến sự tồn vong của vương triều- nạn tham quan, hối lộ Kế thừa những bài học kinh nghiệm của triều đại trước về phòng, chống tham nhũng, các nhà vua Nguyễn luôn coi việc đấu tranh với vấn nạn này là trọng tâm và thiết yếu Những chính sách và biện pháp của nhà nước vừa là sự học tập, vận dụng quan điểm của các triều đại trước vừa thể hiện sự sáng tạo, thích hợp với bối cảnh hiện tại của đất nước

Trang 28

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THAM NHŨNG THỜI NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802-1884

2.1 Vài nét về bối cảnh lịch sử thời Nguyễn

Năm 1802, Gia Long lên ngôi, sáng lập vương triều Nguyễn Nhà Nguyễn dựng nghiệp trong điều kiện lịch sử khó khăn và phức tạp

Về chính trị, khác với các vương triều trước, nhà Nguyễn giành vương quyền bằng việc tiêu diệt nhà Tây Sơn, một vương triều đã lập được những võ công hiển hách đối với dân tộc Điều đó làm cho dân chúng và sĩ phu Bắc Hà có thái độ bất phục nhà Nguyễn

Về tư tưởng, nhà Nguyễn vẫn dựa trên học thuyết Nho giáo để xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước trung ương tập quyền theo xu hướng tập trung cao độ quyền lực nhà nước song cũng vấp phải nhiều khó khăn do nạn tham quan ô lại hoành hoành trong xã hội và sự phản kháng của các thế lực chống đối và nông dân

Về kinh tế, nhà Nguyễn phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do kinh tế nông nghiệp bị đình đốn, tàn phá vì nội chiến kéo dài hàng thế kỷ Đặc biệt đó là tình trạng phát triển ruộng đất tư mạnh mẽ tạo nên mâu thuẫn với chế độ sở hữu nhà nước mà nguyên nhân căn bản là do quan lại địa phương chiếm đoạt, cướp bóc, biến công thành

tư Năm 1711 nhà nước tuy có sự điều chỉnh: ban hành chính sách quân điền (quân điền Vĩnh Thịnh hay Trịnh Cương) có nội dung: hạn chế đối tượng nhận ruộng (không chia cho những người đã được Nhà nước ban tặng ruộng đất, những người có ruộng tư

đủ số) với mục đích tăng cường kiểm soát đối với ruộng đất công, giải quyết các vấn

đề kinh tế - xã hội, ổn định tình hình, tuy nhiên không đạt hiệu quả: vì quỹ ruộng công

đã rất thu hẹp và sự lũng đoạn của quan lại - cường hào

Bọn cường hào thông đồng ăn của đút, sách nhiễu dân nên không quan tâm đến phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng công trình thủy lợi gây nên lũ lụt, mất mùa liên tiếp

Về xã hội, đời sống nhân dân khổ cực, hiện tượng dân nghèo siêu tán ngày càng trở nên phổ biến Nhân dân không chỉ phải đóng thuế và chịu sưu dịch cho nhà nước

mà còn bị cường hào lí dịch chèn ép, ăn chặn Nạn đói kém diễn ra thường xuyên

Trang 29

Làng xã Việt Nam rối ren, bị nạn cường hào khuynh loát

Có thể thấy, nhà Nguyễn thiết lập vương triều trong bối cảnh nhiều bất lợi và trở ngại Một trong những khó khăn nan giải nhất đó chính là tệ quan liêu, tham nhũng Các nguyên nhân và điều kiện của tệ nạn này không nằm ngoài những nguyên nhân và điều kiện của tệ tham nhũng trong các nhà nước phong kiến Việt Nam Điểm khác biệt

là tham nhũng triều Nguyễn được đặt trong bối cảnh lịch sử đầy khó khăn của một vương triều phải gánh chịu bao hậu quả nặng nề của thiên tai, nội chiến, khởi nghĩa , một bộ máy nhà nước xây dựng đạt đến mức chuyên chế cực đoan cùng đồng hành là

tệ quan liêu cũng được đẩy lên cao nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam đã kéo theo sự lan rộng, phổ biến, tinh vi, và đặc biệt nghiêm trọng của tham nhũng triều Nguyễn Những thống kê về tình hình tham nhũng thời Nguyễn giai đoạn 1802-1884 của chúng tôi dưới đây đã phần nào chứng minh cho mức độ nguy hiểm và hậu quả tiêu cực của tham nhũng dưới triều Nguyễn

2.2 Tình hình tham nhũng thời Nguyễn giai đoạn 1802-1884

Như đã trình bày ở chương 1, chúng tôi xuất phát từ khái niệm và những hành vi

tham nhũng được nêu trong Luật phòng chống tham nhũng Việt Nam năm 2005 để làm

cơ sở xác định và thống kê các vụ án tham nhũng trong bộ chính sử Đại Nam thực lục

của triều Nguyễn Những số liệu thống kê sẽ trả lời cho những câu hỏi: tham nhũng triều Nguyễn diễn ra với mức độ, quy mô như thế nào? Những lĩnh lực nào dễ nảy sinh tham nhũng nhất dưới thời Nguyễn? Thực trạng tham nhũng ở cấp trung ương và cấp địa phương ra sao? Từ việc khắc hoạ bức tranh nhiều chiều về tham nhũng thời Nguyễn chúng tôi sẽ đưa ra những nhận xét, lí giải như: Tại sao ở triều đại này tham nhũng lại phát triển mạnh hơn các triều đại khác; vì sao tham nhũng lại xảy ra nhiều hơn trên một số lĩnh vực Trên cơ sở đó, tình hình tham nhũng thời Nguyễn được nhìn nhận chân thực, khách quan hơn; và từ đây tạo tiền đề cho một trong những cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng kiên quyết, không khoan nhượng nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam dưới các triều vua Nguyễn

Một điểm cần nhấn mạnh là các số liệu thống kê trong Đại Nam thực lục chỉ

giúp ta định lượng và định tính tương đối Bởi lẽ, không hẳn tất cả các vụ việc tham nhũng đều được biên chép trong bộ sử này Nó đã được gạn lọc qua lăng kính của sử

Trang 30

gia và mệnh lệnh của vương triều Mặt khác, có nhiều vụ án được nêu tên nhưng lại không có thông tin chi tiết nên việc đánh giá về tương quan mức độ, quy mô tham nhũng giữa các triều đại, các lĩnh vực cũng gặp nhiều khó khăn, khó chính xác tuyệt đối Do đó, số liệu cụ thể thống kê được chỉ là một trong những cơ sở để xác định khuynh hướng của tham nhũng triều Nguyễn, không phải là cơ sở duy nhất và quan trọng nhất Chúng tôi còn căn cứ vào các tư liệu lịch sử khác viết về triều Nguyễn để đưa ra nhận định phù hợp với tình hình xã hội thời kì đó

2.2.1 Số lượng vụ án tham nhũng qua các triều đại

Bảng 2.1: Số lượng các vụ án tham nhũng thời Nguyễn giai đoạn 1802-1884

Triều đại Gia Long Minh Mệnh Thiệu Trị Tự Đức Tổng số

Qua các cuộc thăm dò ý kiến của các quan trung ương và địa phương (dưới hình thức các tập thỉnh an hoặc phiếu nghĩ của các bộ), tệ đục khoét, nhũng nhiễu của quan

và lại tồn tại phổ biến, lan tràn Các ông vua triều Nguyễn nhiều lần than phiền về tệ quan tham lại nhũng, cho rằng mọi sự biến loạn của dân đều do tệ hại này gây ra, mọi đau khổ của nhân dân đều từ thủ đoạn bóc lột, vơ vét của hàng ngũ có chức tước, quyền hạn Năm 1819, đời vua Gia Long, khi nhà vua cử Lê Văn Duyệt đến Nghệ An, hỏi thăm nỗi khổ của nhân dân Bọn giặc cướp nghe tin tan vỡ, hoặc đến cửa quan xin thú, hoặc bị quan quân bắt giết, trong cõi nghiêm hẳn Lê Văn Duyệt dâng sớ nói: “Dân

2 Các vụ án tham nhũng cụ thể xin theo dõi ở phần phụ lục Chúng tôi đã thống kê theo các dữ liệu: năm xảy ra vụ án; nội dung các vụ án; lĩnh vực; biện pháp trừng phạt

Trang 31

Nghệ An điêu hao quá lắm Xét về cớ đến nỗi như thế thì có hai mối là quan thì không

có tài năng vỗ trị, lại thi đua nhau tham lam tàn ngược Dân đi trộm cướp là do đấy cả Gia Long nghe tin dụ rằng: “Quan tham lại nhũng là mọt hại dân, giặc cướp nổi lên là bởi đó cả, trẫm rất chán, rất ghét " [1; t1, tr 984]

Năm 1855, Tự Đức nhắc lại điều tương tự: “Trẫm đã xét nguyên do về việc loạn khởi ra, thực không phải vì cớ một sớm, một tối mà đã gây nên được, chỉ vì mối tệ Nay tạm nói đại lược: Triều đình nhiều lần cứu giúp cho dân rất hậu, mà quan lại địa phương, noi theo thói quen, xẻo xén không chán, phàm một việc hay một vật gì, đều lấy tiền làm được thua, khiến cho ơn huệ không xuống đến người dưới, dân đều chứa oán, khinh đời sống, giấn thân vào chỗ chết, mà không biết Thế thì bọn giặc sở dĩ nổi lên làm loạn, tuy do những kẻ ngoan ngạnh hung tợn xui bẩy, mà thực tự bọn quan lại không tốt tham lam hà khắc lắm ngón để khơi ra [1; t7, tr 361]

Một vài dẫn chứng trên cho thấy tham nhũng là mối tai họa lớn trong xã hội, là nguyên nhân của bất ổn chính trị, là nguồn cơn của tình trạng đói khổ, siêu tán của người dân Con số 2,5 vụ/năm chưa phán ánh đúng thực tế và hiểm họa của tham nhũng trong thời Nguyễn

Thứ hai, số lượng các vụ tham nhũng thời Minh Mệnh là cao nhất với 95 vụ

chiếm 46%, sau đó đến thời Thiệu Trị có 45 vụ tham nhũng chiếm 21,7%, thời Tự Đức

có 38 vụ tham nhũng, chiếm 18,3% tổng số vụ; thời Gia Long có 29 vụ chiếm 14 % tổng số Cuộc cải cách hành chính; những quy định và biện pháp xử lí khắt khe của vua Minh Mệnh chính là nguyên nhân giúp ngăn ngừa, phát hiện và xử lí tham nhũng một cách toàn diện và hiệu quả nhất so với các triều đại Thời Thiệu Trị dường như được kế thừa cách thức tổ chức bộ máy, cách thức phòng và chống tham nhũng của triều đại Minh Mệnh nên đã đạt được thành tựu nhất định trong việc phát hiện và xử lí các vụ án tham nhũng

Thời Tự Đức, tuy thời gian trị vì là lâu dài nhất nhưng số lượng các vụ án tham nhũng lại không nhiều Có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau: chế độ phong kiến

đã suy yếu, những hạn chế và nhược điểm của nó bộc lộ rõ nét, là mảnh đất cho những

tệ nạn trong xã hội phát triển trong đó có tệ tham nhũng; những ý kiến để cải tổ, canh tân đất nước của các quan nhân, sĩ phu thời kì Tự Đức không được thực hiện hoặc chỉ

Trang 32

thực hiện từng bộ phận nhỏ lẻ từ đó không tạo nên chiều kích thúc đẩy sự tiến bộ, đưa đất nước ngày càng lún sâu vào lạc hậu, trì trệ, khiến nhà nước mất dần sức mạnh và sự kiểm soát quyền lực, thả nổi hào cường địa phương mặc sức vơ vét, lộng hành; một nguyên nhân khác là thiết chế quản lí làng xã của nhà nước cũng dần tỏ ra không thích nghi và mất hiệu lực, tham nhũng chủ yếu vẫn tập trung ở cấp cơ sở, nơi đã tồn tại mạnh mẽ truyền thống tự trị, tự quản làng xã, lại được nhân lên bởi sự bất lực của nhà nước trong việc điều hành cấp hành chính cơ sở vào cuối thế kỉ XIX

Thứ ba, xét về tỉ lệ tham nhũng qua từng triều đại: Thời Gia Long: 1,7 vụ/năm;

thời Minh Mệnh là 4,7 vụ/năm; Thời Thiệu Trị là 7,3 vụ/năm, thời Tự Đức là 1,1 vụ/năm Như vậy, thời Minh Mệnh tuy số lượng các vụ tham nhũng là lớn nhất nhưng

tỉ lệ lại không cao nhất Vua Thiệu Trị chỉ cai trị đất nước trong vòng 6 năm nhưng trong vòng 6 năm đó ông đã phát hiện được nhiều nhất các vụ án tham nhũng Những con số này không chứng minh tình trạng tham nhũng của triều đại nào nhiều hơn mà chỉ phần nào thể hiện hiệu quả của công tác chống tham nhũng của các nhà vua thời Nguyễn Theo chúng tôi, để phản ánh được đầy đủ và chính xác về hiệu quả của công tác này cần phải kể đến một số các tiêu chí khác như: quy mô, các quy định và nguyên tắc xử lí; các biện pháp trừng phạt

2.2.2 Tham nhũng trên các lĩnh vực

Nếu như thống kê số lượng các vụ án tham nhũng ở trên cho ta cái nhìn tổng thể ban đầu qua các triều đại thì những con số về tham nhũng trên các lĩnh vực sẽ mang đến thông tin cụ thể, chi tiết, phản ánh rõ nét hơn bức tranh tham nhũng thời Nguyễn

Bảng 2.2: Bảng thống kê các vụ án tham nhũng trên các lĩnh vực thời Nguyễn

giai đoạn 1802-1884

Triều đại

Lĩnh vực Gia Long

Minh Mệnh Thiệu Trị Tự Đức Tổng số

Trang 33

(Nguồn: Đại Nam thực lục)

Nhìn vào bảng thống kê có thể rút ra một số nhận xét như sau:

Tỉ lệ tham nhũng trên các lĩnh vực là khác nhau, và tỉ lệ này cũng khác nhau trong từng thời kì Nếu như thời Gia Long, thời Tự Đức, tham nhũng trên lĩnh vực quân sự là nhiều nhất thì thời Minh Mệnh, tham nhũng trên lĩnh vực quản lý kho tàng, thời Thiệu Trị, trên lĩnh vực tư pháp là nhiều nhất Đây đều là những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng nhất Đúng như tổng kết của Tự Đức năm 1852: Nay thử đem 1 - 2 việc

quan yếu lớn mà nói : Như 3 việc thu lương, bắt lính, xử án, thực là phép nhất định

của nhà nước, không thể riêng bỏ một việc nào được Nếu được quan lại giỏi giang, biết trọng việc công, giữ lòng công, chính, làm việc biết thông biến cho tiện dân, thì pháp luật không phải là đặt ra hư hão, mà người dễ tuân theo, còn có tệ đâu nữa Chúng cùng nhau ngồi nhìn nỗi khổ của dân, giảm thiếu ngạch thuế của nước, dường như người nước Tần trông thấy người nước Việt béo gầy cũng mặc, không quan tâm chi đến Khiến cho chính lệnh hay, ơn huệ tốt của triều đình từ trước đến nay, chuyển thành không có gì cả [1; t7, tr 309]

Nhìn vào tổng số các vụ án tham nhũng trên các lĩnh vực của 4 triều đại, tham nhũng trên lĩnh vực quản lý kho tàng là nhiều nhất: có 27 vụ, sau đó đến quân sự, tư pháp, chi dùng tiền công, thuế, xây dựng, ruộng đất Các lĩnh vực khác có 99 vụ nhưng

trong đó 21 vụ không xác định được cụ thể Đại Nam thực lục chỉ ghi tên, chức vụ và

hành động tham tang của người đó, không nêu rõ tham tang trên lĩnh vực nào Như vậy, chúng tôi sẽ chủ yếu phân tích về 78 vụ án còn lại với các hành vi chủ yếu là nhận hối lộ, tham ô, nhũng nhiễu đòi tiền Ở đây có hai vấn đề đặt ra: tại sao tham nhũng lại xảy ra nhiều nhất trên lĩnh vực quản lý kho tàng"? Và vì sao một lĩnh vực quan trọng

Trang 34

như ruộng đất- phương tiện nuôi sống chủ yếu của cư dân thời điểm đó lại có số lượng

ít các vụ án tham nhũng được ghi chép như vậy?

Với nội dung thứ nhất, có thể thấy kho tàng là nơi chứa đựng của cải của đất nước Đứng trước khối lượng vật chất khổng lồ và dồi dào như thế, những người có chức vụ, quyền hạn dễ nảy sinh lòng tham, phát sinh mưu đồ chiếm đoạt tài sản của nhà nước biến thành tài sản tư Đồng thời, việc phát hiện tham nhũng trên lĩnh vực này cũng khá dễ dàng Qua định lượng, qua thống kê sổ sách, nhà nước có thể tìm ra số lượng hao hụt Khác với một số các lĩnh vực như quân sự, tư pháp việc phát hiện tham nhũng khó khăn hơn Nhà nước thường phải dựa trên các căn cứ như: đơn kiện của quân hoặc dân; qua các vị quan thanh tra, kinh lược sứ, qua khảo khóa quan lại nên cần nhiều thời gian để điều tra, xác minh sự việc Có những vụ việc phải mất mấy năm mới tìm ra mối tệ; có những vụ việc khi điều tra liên quan đến hàng nghìn người

So với việc tra xét sổ sách sẽ tốn nhiều công sức và thời giờ hơn rất nhiều Mặc dù nhà nước đã đề ra nhiều biện pháp để răn đe, phòng ngừa; cùng với những biện pháp xử lí nghiêm khắc nhất nhưng những hành vi tham nhũng trong lĩnh vực này vẫn tiếp diễn

Đó cũng là do sự khó kiểm soát, thiếu kiềm chế của con người trước nguồn của cải và tài sản dồi dào

Với nội dung thứ hai, hiện tượng lấn chiếm ruộng đất công, khai ruộng đất không thực; chia ruộng đất không công bằng; ẩn lậu ruộng đất chắc chắn diễn ra phổ biến ở các địa phương Năm 1828, Nguyễn Công Trứ dâng sớ nói về tệ cường hào quan lại đã nêu rõ các tình tệ của tầng lớp hào cường làng xã trong đó có lĩnh vực ruộng đất: "Có công điền công thổ thì chúng thường thường bày việc thuê mướn làm béo mình, những dân nghèo cùng không kêu vào đâu được Thậm chí còn ẩn lậu đinh điền, ruộng đến nghìn mẫu không nộp thuế, chỉ đầy túi của hào cường, đinh đến trăm suất không đăng sổ chỉ phục dịch riêng cho hào cường Nay xin trích lấy một vài người đưa ra pháp luật, và bãi lệ thuê mướn ruộng đất công" Tuy nhiên, đây là lĩnh vực dễ được bao che, ẩn giấu bởi quan lại địa phương thông đồng, dung túng cho nhau mà biểu hiện rõ rệt nhất đó là tệ cường hào làng xã Nhà nước dù cố gắng với tay quản lý đến cấp xã, huyện, hạn chế nạn cường hào làng xã bằng nhiều biện pháp song trên thực

Trang 35

tế quan lại địa phương vẫn hoành hoành, chế độ tự trị, tự quản làng xã vẫn duy trì Điều đó làm hạn chế việc phát hiện các tình tệ tham nhũng ở cấp cơ sở

Thực trạng tham nhũng trên từng lĩnh vực biểu hiện cụ thể như sau:

2.2.2.1.Lĩnh vực quản lý kho tàng

Trên lĩnh vực này có tổng số 27 vụ tham nhũng chiếm 13,1% số vụ tham nhũng thời Nguyễn Nội vụ, Vũ khố, Nội tạng, Kinh thương là những nơi chứa đựng của cải của nhà nước Các hành vi tham nhũng phổ biến đó là ăn bớt, xẻo xén của kho, tự tiện phát kho thóc bán cho dân; đòi ăn tiền của dân trong khi phát kho lương; sửa lại ống đong để thu phần dư; lấy trộm tiền, vàng ở kho Điển hình là các vụ việc sau:

Năm 1808: Thời vua Gia Long có Hiệp trấn Thái Văn Minh và Tham hiệp Nguyễn Văn Hoàng lấy thóc kho 15.000 hộc Đến khi Minh đổi đi Hưng Hóa, Lê Minh Huy thay làm Hiệp trấn, Hoàng mưu với Huy thu bội thóc của dân đem đền vào số thiếu đó

Thời vua Minh Mạng, các hiện tượng nêu trên cũng không ít Năm 1822, vua sai bán thóc ở kho cho nhân dân Cai bạ Quảng Trị là Nguyễn Cửu Khánh cùng với phái viên Ngô Thế Mỹ và Nguyễn Duy Phiên phát thóc bán cho dân 370 xã thôn Dân đến lĩnh có 159 xã, mà bán ra hết cả 10.000 hộc thóc, còn 211 xã không được lĩnh thóc, có

xã được thóc nhiều, có xã được ít Xét hỏi ra là có người lính ở kho Kinh là Đặng Văn Khuê đong thóc để phát mỗi hộc kém vài cáp để thu lợi

Năm 1832, Bọn lại viên và người coi kho Xích Đằng ở Sơn Nam và Hải Dương đem quan hộc kiểu mới tháo ván đáy ra, đẽo trũng rồi lắp vào; lại nặng tay ấn gạo xuống, gạt ngược để lạm thu

Năm 1836, Nguyễn Hi làm chức giữ tài chính phú thuế dám tự tiện mở kho, liệu chở và mua riêng số thóc ở đơn làm lương Năm 1834, Trịnh Đường lấy cắp tiền công đến 1000 quan rồi bỏ trốn Năm 1837, Thị lang Vũ khố là Nguyễn Văn Toán trước lĩnh chức Thương trường, bọn chủ thủ mới và cũ thông đồng bớt xén gạo công đến hơn 2.000 phương

Các vụ án liên quan đến kho tàng nhà nước diễn ra phổ biến vào thời Minh Mạng (12/ 27 vụ) Số lượng các vụ án nhiều, số lượng tang vật cũng theo nhiều mức khác nhau: có vụ án số lượng chỉ là 10 lạng bạc; nhưng có vụ án con số lên

Trang 36

đến 2000 phương gạo; 1000 quan tiền; 10.000 hộc thóc Thủ đọan sử dụng cũng

đa dạng và tinh vi: thay đổi quan hộc để thu lợi; trộn lẫn mật với hổ phách, đong thiếu thóc để phát bán cho dân và đong đầy hơn khi dân đi nộp thóc; mài thấp miệng bát để ăn bớt Năm 1831, vua dụ bộ Hộ: “Trước kia lựa định cái ống gạt, cái thùng, cái hộc, cái phương kiểu mới, ban cấp cho trong Kinh và các tỉnh là ý muốn khi phát ra, thu vào đều được công bằng ổn thoả mãi mãi Gần đây nghe nói nha lại và lính coi kho ở các hạt xoay xở nhiều cách làm gian, như đắp sơn vào góc hộc; làm mặt ống gạt lệch lạc, hoặc chỗ mặt để gạt khoét hơi rộng ra, dùng mẹo đổ mạnh, mà quan địa phương không hề phát hiện được ra” [1; t3; tr 249] Vì thế, vua truyền chỉ cho các địa phương phải để tâm xem xét những lại dịch ở kho tàng thuộc hạt mình, có người phát giác ra thì kẻ phạm bị chém đầu ngay, quan địa phương không chịu xem xét cũng bị nghiêm xử

Sang thời Thiệu trị, chủ yếu là hành vi ăn cắp kho lương, lấy trộm thuốc, tiền trong kho tàng nhà nước Năm 1841, viên giám thủ kho cửa Tiên Thọ là Nguyễn Thịnh lấy trộm tiền của kho; y sinh Lê Lộc lấy trộm 30 cân thuốc công Vụ ăn bớt của công lớn nhất thời kì này là vào năm 1842, bọn chủ thủ kho tỉnh Quảng Ngãi là Đào Tiến Toàn và Nguyễn Văn Nghị thông đồng nhau lấy cắp thóc kho, tính tang vật giá đến 1.000 lạng bạc

Thời Tự Đức, phát hiện có 7 vụ liên quan đến tham nhũng trong các kho tàng nhà nước Lớn nhất là vụ án ở Định- Yên, viên hộ đốc Nguyễn Trọng Hợp đã phát ra việc các chủ thủ ăn bớt kho thóc, số thiếu hụt lên đến 100.000 quan Có thể thấy, thời

Tự Đức, tuy số vụ tham nhũng trên lĩnh vực này không nhiều song tang vật lại rất lớn, cho thấy mức độ ngày càng nghiêm trọng của hành vi tham nhũng

2.2.2.2 Lĩnh vực quân sự

Đây là lĩnh vực đứng thứ hai về số lượng vụ việc với 24 vụ chiếm 11,6% tổng

số vụ tham nhũng Các hành vi tham ô, hối lộ, nhũng nhiễu chủ yếu được khắc họa qua lời dụ của vua Minh Mệnh về tình tệ quan lại năm 1827 như sau: "Lấy việc Binh tào

mà nói: Phàm có lính trốn thiếu, thì trấn sai phái phủ huyện đòi bắt lính điền, dân phải đút lót nhiều nơi, lại ty để lâu ngày dằng dai yêu sách tiền đơn, điền được một tên lính, dân phải phí tổn đã nhiều Đến khi đưa đến đội ngũ, lại bị quan quản suất thông đồng

Trang 37

sách nhiễu, tự ý sai làm việc riêng, tiêu ngang góp vặt, đều bắt lính chịu, mỗi tháng có đến 5, 6 quan, lại chuyển bắt vào dân, dân cung ứng không nổi… Gián hoặc dân có bắt được kẻ phạm giải đến, thì ngầm nhận của đút, hoặc nhận làm thuộc hạ cũ cho vào đảng giặc để dò xét, hoặc tìm cách cứu gỡ, kẻ phạm tội rốt cuộc được lọt lưới mà báo oán hành hung, lại làm hại lương dân Như thế mà muốn giặc cướp im tắt được sao?" [1; t2; tr 615]

Năm 1835, Minh Mệnh một lần nữa cảnh báo về thói tệ của thống lãnh, suất đội, đội trưởng, tri bạ, thư lại thông đồng làm trái pháp luật, nhân việc công, bắt đóng góp, có ít bảo nhiều, hoặc lấy tư tình, đưa biếu xén riêng, nói là nhu phí Các món chi tiêu trong vệ, cơ, đội hết thảy đều lấy ở quân lính Bổ bán, đóng góp không đủ thì khấu trừ vào tiền và lương; khấu trừ không đủ thì bắt vay nợ Việc bắt lính để sai khiến, tự cho nghỉ việc để lấy tiền riêng, phục vụ quanh năm không có ngày nghỉ cũng

là một trong những nguyên nhân khiến cho binh lính bỏ trốn nhiều, quân ngũ rối ren, nhiễu loạn [1; t3; tr 709]

Những vụ án điển hình như: Năm 1805, Chánh thống đồn Hữu quân là Nguyễn Văn An yêu sách tiền của ở quân lính, tang vật đến 3.000 quan Năm 1827, Quản cơ cơ Hữu định Trung quân ở Bắc Thành là Nguyễn Văn Uy bổ thu lấy tiền hơn 10.000 quan của quân Thập cơ, quan Bắc Thành đem án tâu lên, bị liên can hơn 20 người Năm 1843, Quản quân Kinh tượng là Tôn Thất Bật tự tiện bắt các vệ quân dưới quyền nghỉ việc sửa thuyền bè để làm việc riêng Năm 1868, quan tỉnh Hà Nội là Nguyễn Đức Hựu hà khắc sách nhiễu quân lính, bổ thu tiền của quân, sửa chữa dinh thự…

Vụ lớn nhất vào năm 1836, Ngự sử đạo Lạng- Bình là Phạm Huy Diệu hặc tâu về việc các dinh, các vệ bổ thu tiền của lính Việc được giao bộ Hình tra xét nghị xử Khi án thành, từ quản lãnh trở xuống có đến hơn 1890 người liên can Vua dụ rằng: “Về việc bổ thu tiền của lính, ta đã nhiều lần dụ bảo cặn kẽ, thế mà ở Kinh còn xảy ra vụ án này! Duy trong án, việc đưa lễ thì ít, mà chi biện việc công thì nhiều Vậy gia ơn cho các trưởng quan quản lĩnh đều phải giáng phạt nhẹ, còn đều tha cả Từ sau, các quản lĩnh và quản vệ, đều nên giữ lòng trong sạch, không được nhận đồ lễ và của biếu để mắc tội vạ" [1; t4; tr 974]

Trang 38

2.2.2.3 Lĩnh vực tư pháp

Tư pháp là hoạt động bảo vệ pháp luật, bảo đảm tính nghiêm minh và công bằng của pháp luật Trong phòng, chống tham nhũng, các cơ quan tư pháp giữ vai trò quan trọng, được xác định là lực lượng nòng cốt trong việc phát hiện và xử lí các tội phạm tham nhũng Thế nhưng, ngay cả những cơ quan này cũng miễn dịch trước nạn tham nhũng, thậm chí nhiều trường hợp còn tiếp tay, bảo vệ cho tham nhũng phát triển Qua thống kê, dưới thời Nguyễn, tham nhũng, tiêu cực biểu hiện ở các hành vi dọa dẫm, nhận hối lệ để bỏ qua vi phạm, bao che, cố tình đưa ra các kết quả sai lệch Rất nhiều trường hợp nhận hối lộ, kết tội sai, gây nên hậu quả nghiêm trọng Có 15 vụ án liên quan đến tư pháp chiếm 7% tổng số vụ tham nhũng Trong từng triều đại có thể nêu lên các vụ án sau:

Thời Gia Long, năm 1805, người đạo Phan Rang tên là Chử giết người làm mất xác, bị người thôn Thuận Hòa phát giác Quản đạo là Cai cơ Nguyễn Văn Tường và Tri

bạ là Nguyễn Văn Khoa xét được rõ tình trạng Chử sợ tội, đem 100 quan tiền đút lót cho thư ký thành Diên Khánh là Hồ Văn Phong để thêu dệt nên chuyện hai vị quan xét

xử trên vu cáo cho mình dẫn đến việc Tường bị cách chức, Khoa chết tại ngục Người thôn Thuận Hòa đem việc ấy kiện lên Vua sai Hình bộ xét lại Chử phải nhận tội

Thời Minh Mệnh, năm 1826, hiệp trấn Hưng Hoá là Trần Văn Thông mắc tội không giam kẻ trọng phạm là Tri châu Sầm Nhân Tráng phạm tội nhũng lạm của thổ dân đến hơn 390 lạng bạc

Thời Thiệu Trị, năm 1844 xảy ra vụ kiện về tranh chấp tài sản Án sát tỉnh Biên Hòa là Phan Văn Xưởng xét xử việc một người dân thôn Tân Mỹ tranh chiếm tài sản, cần được lập làm người thừa tự Viên quan này bấp chấp luật pháp, nhận của đút lót là

80 lạng bạc, lại dung túng người nhà và lại dịch sách nhiễu Dân đem việc ấy đến kêu ở tỉnh Gia Định, Xưởng đến tỉnh Gia Định kêu van Dân lại đến Kinh kêu Vua nói rằng:

“Phan Văn Xưởng là người trong khoa đạo, từ khi tới lỵ sở đến nay, mọi việc để đọng lại, đến khi bị dân đi kiện là tham tang, lại vượt cõi (sang Gia Định) yết kiến riêng, chẳng khác gì con vật ngoe ngoảy đuôi để cầu người thương! Vậy không thể để cho hạng đen tối thấp hèn tại chức được”[1; t7; tr 259]

Trang 39

Thời Tự Đức, năm 1852, tri phủ phủ Lạc hóa tỉnh Vĩnh Long là Trương Phúc Cương dùng cường quyền để xử đoán sai pháp luật, hòng lấy tiền hối lộ Trong phủ, có người đi buôn bị mất cướp Người dân bắt được kẻ cướp, nhưng Cương không xử tội tên cướp ấy mà bắt phải khai vu cho người dân thường để lấy của đút

Trước nguy cơ những người thừa hành pháp luật cố ý làm sai quy định tác động nghiêm trọng đến kỉ cương phép nước, đến sự công minh của pháp luật, vua Nguyễn đã rất trăn trở về công việc của Hình tào: “Từ trước các viên của Tào không biết giữ đạo công mà xét xử… lại điển thì theo nhau tự tay nặng nhẹ, xoay xở nhiều vành, chỉ cốt lấy tiền, không được thì buộc vào tội; trấn thần và quan phủ huyện thì không có chủ trì, phàm văn án đúng hay không chỉ nghe theo tào… Thậm chí án ở thành đã kết mà ty thuộc ở tào còn đòi tiền án, không được thì chần chờ làm khó, đến nỗi đọng lại Kẻ lại mọt ở trấn phủ huyện nhân thế lại quấy nhiễu thêm, nhân dân khổ luỵ khôn xiết Như thế mà muốn cho hình không có việc uổng lạm được ư? [ 1; t2; tr 615]

2.2.2.4 Lĩnh vực chi dùng tiền, của công

Những người có chức vụ, quyền hạn được quản lý tiền công, vật hạng của nhà nước thường dễ dẫn đến tham nhũng Từ những viên quan có quyền hành lớn như tổng trấn Bắc thành đến những vị quan nhỏ ở địa phương đều sử dụng tiền công vào mục đích tư lợi Năm 1823, nhà nước phát giác việc tổng trấn Bắc thành là Lê Chất ở thành tiêu riêng 3.800 quan tiền và 800 hộc thóc Năm 1820, trấn thủ Phiên An là Đào Quang

Lý lấn xén tiền công, tiền tư hơn 9 vạn quan Năm 1834, Tuần phủ Hà Tiên là Trịnh Đường, khi giặc Xiêm tấn công thành, lấy cắp tiền công đến 1000 quan rồi bỏ trốn

Nhiều trường hợp được nhà nước giao nhiệm vụ cấp phát tiền công cũng không tránh khỏi tệ chấm mút, xẻo xén Năm 1835, quan tỉnh Gia Định khinh suất ủy cho phủ huyện, phân phát tiền, tổng số tiền quyên 109.200 quan, còn thừa lại chỉ có hơn 8.800 quan Năm 1841, lĩnh thị vệ là Lê Văn Phú và Vũ Văn Giải dâng sổ chi tiêu lên trình

Từ tháng giêng đến tháng 9, đã tiêu lạm 70.000 quan tiền

Có vụ án, quan lại giả mạo giấy tờ để lĩnh tiền công Đó là thủ đoạn của viên thư lại bộ Hộ là Trần Đình Hưng năm 1842, đã mạo lĩnh tiền công hơn 300 quan

Có trường hợp, sử dụng tiền công vô tội vạ, thông đồng với người nhà nắm giữ tất cả việc mua sắm nhà nước, gây nên thất thoát lớn, điển hình là vị Trấn thủ Thanh

Trang 40

Hoa Hồ Văn Trương, Tham hiệp Nguyễn Văn Thắng được khoán mua gỗ lim, dung túng người nhà khoán mua tất cả, lạm chi tiền công hơn 50.000 quan

Lại có hiện tượng, lợi dụng cơ hội đi mua sắm cho nhà nước đã kèm theo mua

đồ cá nhân, phạm vào luật cấm Năm 1832, sứ bộ nhà Thanh là Hoàng Văn Đản, Trương Hảo Hợp, Phan Huy Chú khi về bắt nhiều phu trạm đài đệ các đồ riêng, mua sắm của riêng gấp hai lần của công Tất cả đều bị giáng phạt theo các mức khác nhau

2.2.2.5 Lĩnh vực thuế khóa

Thuế khóa là khoản thu chính của nhà nước Người dân thời phong kiến phải chịu nhiều khoản thuế nặng nề: thuế đinh, thuế điền, thuế cửa quan, bến đò, thuế bạc, thuế muối Với nhiều khoản thuế khóa như vậy, bọn quan tham tha hồ đục khoét, sách nhiễu Các hành vi đục khoét, sách nhiễu của đốc trưng, cai trưng, đề lĩnh, lại tư, khố

tử, lý lịch… đã được chỉ nêu trong sách dụ của vua Minh Mệnh năm 1827:

+ Thông đồng nhau gây khó dễ cho người dân khi nộp tiền thuế hoặc thóc gạo “tiền thì chọn đếm, thóc thì sàng sảy”

+ Dân đã cung nộp còn ngăn trở khó dễ, tăng giá mua nộp thay để kiếm lợi

+ Dân để quá hạn thì cho người nhà đi khắp nơi để đốc thúc nộp

+ Nếu nộp xong, thì lại dịch ở trường còn đòi tiền đơn hợp đồng: xã lớn: 10 quan, xã nhỏ: 5, 6 quan

+ Tổng lý kinh một lần nữa bổ thu, lấy cả đến thuế ruộng phụ canh, lên hạng mà bội thu

+ Cục Tạo tác giục thu thuế sản vật, các ty thuộc và lại dịch ở trấn dụng ý sách nhiễu, các thứ sản vật chở đến, không hỏi có hợp thức hay không, chọn bỏ để thoả lòng riêng; hoặc mua nộp thay tính giá bội để lấy lãi

+ Lý dịch cũng theo đó lấn xén, càng làm khổ dân [1; t2; tr 616]

Hậu quả của các hành vi đó là thuế không nộp đúng hạn và thường xuyên thiếu, dân tình lầm than, khổ cực vì tiền thuế đã nhiều, còn phải nộp thêm các khoản kinh phí khác cho quan lại đốc trưng, gây lòng oán thán triều đình

Ngoài ra, trong thực tế còn rất nhiều các thủ đoạn tinh vi khác để mưu lợi Điển hình là hành vi đặt ra thuế riêng; thu thuế sai quy định; đấu trưng thuế quan giá hạ thu lợi riêng Ví dụ như, năm 1809, tham hiệp Cao Bằng là Võ Văn Chiêu tiêu hụt tiền

Ngày đăng: 23/03/2015, 07:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w