Xu thế hòa dịu trong đối thoại, nhu cầu hòa bình và ổn định của các quốc gia ASEAN cùng sự điều chỉnh chính sách đối ngoại, các mối quan hệ giữa hai nước đã góp phần mở một hướng đi mới
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Theo quy luật phát triển của lịch sử nhân loại, bất kỳ quốc gia nào cũng
có nhu cầu phát triển quan hệ với bên ngoài Đó không chỉ là điều kiện để con người tồn tại và phát triển mà còn là cơ sở để quốc gia hình thành và vận động Trong bối cảnh ngày nay, quan hệ đối ngoại là hoạt động mang tính sống còn, tác động đến sự tồn vong và phát triển của từng quốc gia Chính vì vậy, các nước luôn chú trọng, điều chỉnh linh hoạt chính sách đối ngoại phù hợp với thực tiễn đất nước và xu hướng vận động của bối cảnh quốc tế, khu vực Malaysia, Singapore - hai nước có nền kinh tế phát triển so với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á không nằm ngoài quy luật phát triển đó của lịch sử nhân loại
Malaysia, Singapore không chỉ chung biên giới mà còn có mối quan hệ đặc thù giữa hai nước láng giềng Điều đó được thể hiện trong tiến trình phát triển lịch sử của hai nước Mối quan hệ tác động qua lại diễn ra trong tất cả các lĩnh vực: sắc tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, xã hội , song vốn trước đây là
một, hai nước có quá nhiều điểm chung và nhiều vấn đề tồn tại dai dẳng
Khi trở thành thành viên của ASEAN, quan hệ Malaysia – Singapore vừa mang tính chất song phương giữa hai quốc gia, vừa mang tính chất đa phương trong quan hệ với các thành viên khác Do vậy, mối quan hệ Malaysia – Singapore cũng là một trong những động lực góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của khu vực Xu thế hòa dịu trong đối thoại, nhu cầu hòa bình và ổn định của các quốc gia ASEAN cùng sự điều chỉnh chính sách đối ngoại, các mối quan hệ giữa hai nước đã góp phần mở một hướng đi mới trong khu vực
Nghiên cứu “Quan hệ Malaysia-Singapore từ năm 1965 đến năm 2010”
là đề tài vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn Thông qua việc tái hiện diễn trình của mối quan hệ Malaysia – Singapore, luận văn sẽ giúp vạch
ra những cơ sở cũng như đặc điểm của mối quan hệ này Trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện chính sách đổi mới đất nước và thiết lập quan hệ đa dạng
Trang 4hóa, đa phương hóa với tất cả các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, việc nghiên cứu về quan hệ Malaysia - Singapore sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn
về hai đối tác quan trọng của Việt Nam trong khối ASEAN, từ đó có thể rút ra những kinh nghiệm tham khảo trong việc đánh giá diễn trình của một trong những mối quan hệ quan trọng trong quan hệ khu vực Đông Nam Á hiện nay
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở trong nước:
Khi xu hướng mở rộng trong quan hệ đối ngoại giữa các nước trong khu vực ngày càng tăng, cũng là thời điểm các học giả trong nước quan tâm nhiều hơn đến lịch sử, quan hệ đối ngoại của các nước trong tổ chức ASEAN Malaysia, Singapore đều là những nước có nền kinh tế phát triển, có tác động quan trọng đến tình hình kinh tế trong khu vực, vì vậy việc nghiên cứu về đất nước, lịch sử, văn hóa chính trị và xã hội của hai nước Malaysia, Singapore luôn được quan tâm Tuy nhiên, trên thực tế, việc nghiên cứu về Malaysia, Singapore chỉ được đẩy mạnh hơn ở nước ta vào cuối những năm 90 của thế
kỷ XX
Các tác phẩm nghiên cứu về Malaysia:
Nghiên cứu về Malaysia, Singapore ở trong nước chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa và tôn giáo Trong lĩnh vực kinh tế có các công trình như
“Kinh tế Malaixia” của Trần Lan Hương xuất bản năm 2001 Cuốn sách nêu
một cách khái quát về đất nước, con người, lịch sử Malaysia; tập trung vào phân tích chiến lược và 3 giai đoạn phát triển kinh tế của Malaysia Các lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, tài chính – ngân hàng, thương mại – đầu tư, giao thông – bưu điện được phân tích cụ thể Bên cạnh đó là thông tin
về khủng hoảng đồng Ringgit và các giải pháp phục hồi nền kinh tế trong những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI
Cuốn “Malaixia trên đường phát triển” của Phạm Đức Thành xuất bản
năm 1993 cũng nêu khái quát về đất nước và con người Malaysia trong lịch
sử Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Malaysia trong những năm 1957 –
Trang 51990 và chính sách mở cửa mềm dẻo linh hoạt của Malaysia và những thành tựu của đất nước này được tác giả thể hiện chi tiết
Cuốn “Malaixia kế hoạch triển vọng lần thứ hai 1991- 2000” của Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 1997 Nội dung chính của cuốn sách là đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch triển vọng lần thứ nhất 1971-
1990, chính sách kinh tế mới, nội dung cơ bản của kế hoạch triển vọng lần thứ hai 1991-2000, đẩy mạnh quá trình xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội, điều chỉnh cân đối thu nhập và mức sống giữa các vùng và các nhóm sắc tộc… của Malaysia Các tác phẩm này tập trung nêu bật những thay đổi trong nền kinh tế Malaysia và những tác động xung quanh sự biến đổi nền kinh tế
Về lĩnh vực văn hóa, tôn giáo có tác phẩm “Hồi giáo trong đời sống chính trị, văn hóa – xã hội của Malaysia” của Phạm Thị Vinh xuất bản năm
2001 Tác phẩm đề cập đến vị trí và ảnh hưởng của Hồi giáo đối với đời sống chính trị và văn hoá xã hội của Malaysia Tác động của Hồi giáo đối với các chính sách đối nội, đối ngoại của nước này, đặc biệt là trong việc phát triển văn hoá dân tộc
Tác phẩm “Liên bang Malaysia: Lịch sử văn hóa và những vấn đề hiện đại” của Nguyễn Huy Hồng xuất bản năm 1998 Cuốn sách đã cung cấp một
số kiến thức cơ bản về lịch sử, đất nước, con người, ngôn ngữ, văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, phong tục tập quán, giáo dục, kinh tế xã hội, đối ngoại của Malaysia Đặc biệt là vai trò của Hồi giáo trong nền chính trị và tác động của Hồi giáo đến đời sống xã hội Malaysia
Các tác phẩm nghiên cứu về Singapore:
Cuốn “Xingapo đặc thù và giải pháp” của tác giả Dương Văn Quảng
xuất bản năm 2002, là tác phẩm nghiên cứu mang tính tổng quan về đời sống
xã hội, chính trị, văn hóa… về Singapore Cuốn sách giới thiệu chung về thương cảng Singapore, về hệ thống chính trị, chiến lược phát triển, chiến lược đối ngoại của Singapore Cuốn sách cũng đề cập đến mối quan hệ giữa
Trang 6Singapore với hai nước láng giềng là Malaysia và Indonesia, mối quan hệ với các nước Mỹ, Trung Quốc và Việt Nam Tuy nhiên, trong phần viết về quan
hệ song phương với Malaysia, tác giả chỉ nêu khái quát quan hệ giữa hai nước theo từng lĩnh vực, từng vấn đề còn tồn tại giữa hai nước mà chưa hệ thống những biến đổi trong quan hệ song phương giữa Malaysia và Singapore trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội
Công trình “Thành công của Singapore trong phát triển kinh tế” xuất bản năm 1996 và “Cộng hòa Xingapo 30 năm xây dựng và phát triển” xuất
bản năm 1995 của Trần Khánh, chủ yếu đề cập đến sự phát triển kinh tế của Singapore, những đột phá trong việc phát triển và xây dựng quốc gia dân tộc Bên cạnh đó, hai cuốn sách phác họa đôi nét về đất nước, con người, lịch sử của Singapore, tiếp đó tập trung đề cập đến những thành tựu về kinh tế vươt bậc mà Singapore đã đạt được
Như vậy, việc nghiên cứu Malaysia và Singapore của các tác giả trong nước chủ yếu là về lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội Đến thời điểm hiện tại, trong nước chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về quan hệ Malaysia – Singapore từ 1965 đến 2010, nếu có thì chủ yếu nghiên cứu về một khía cạnh nào đó trong mối quan hệ Malaysia – Singapore tại một thời điểm nhất định, hoặc một giai đoạn ngắn
Ở ngoài nước:
Có thể kể đến các tác phẩm đã được biên dịch sang tiếng Việt như “Hồi
ký Lý Quang Diệu” xuất bản năm 2001 Cuốn sách đề cập đến tình hình kinh
tế, chính trị, văn hóa xã hội… và những biện pháp lãnh đạo đất nước của chính phủ Singapore và những đóng góp quan trọng của Lý Quang Diệu cho
sự phát triển ở Singapore những năm 1965 – 2000
“Bí quyết hóa rồng: Lịch sử Singapore 1965-2000” của Lý Quang
Diệu xuất bản năm 2001 Tác phẩm đề cập những sự kiện quan trọng trong lịch sử Singapore từ khi độc lập đến năm 2000 Cuốn sách giới thiệu tình hình chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa… và chính sách ổn định xây dựng đất nước
Trang 7ở Singapore Tác phẩm cũng nói về việc chuyển giao quyền lực của chính phủ Singapore và đôi nét về gia đình của Lý Quang Diệu Các quan hệ khu vực và quốc tế của Singapore, Lý Quang Diệu cũng “mô tả” những thăng trầm trong mối quan hệ giữa Malaysia và Singapore qua các sự kiện cụ thể Tuy nhiên,
đó chỉ là quan điểm riêng, mang tính chất khái quát của ông xung quanh mối quan hệ về chính trị giữa hai nước
Bên cạnh đó, có khá nhiều tác phẩm nghiên cứu về mối quan hệ của Malaysia và Singapore trong lịch sử, có thể kể đến các tác phẩm như
“Singapore – Malaysia relation: under Adbullah Badawi” của Saw Swee Hock, “Malaysia – Singapore Relations” của Abdullah bin Haji Ahmad Badawi, hay “Across the Causway” của Takashi Shiraishi…
“Across the Causway” của Takashi Shiraishi xuất bản năm 2009, là tác
phẩm tổng hợp các bài viết nghiên cứu về lịch sử, chính trị, an ninh khu vực, pháp luật và nền kinh tế giữa Malaysia và Singapore Tuy nhiên, mỗi khía cạnh được tác giả nghiên cứu riêng và không theo trình tự thời gian, không bao quát mối quan hệ giữa Malaysia – Singapore trong giai đoạn 1965 đến
2010
“Singapore – Malaysia relation: under Adbullah Badawi” của Saw
Swee Hock xuất bản năm 2006, bao gồm 8 chương chính, đề cập đến nhiều vấn đề như giải quyết các vấn đề song phương, tăng cường các chuyến thăm chính thức giữa hai bên, phát triển mối liên hệ nhân thân giữa hai nước, liên kết trong kinh tế, mở rộng khu vực liên kết tư nhân, các vấn đề trong giáo dục
và thể thao, tinh thần cải thiện trong quan hệ tương lai giữa hai nước và các bài phát biểu của Thủ tướng Malaysia – Singapore trong giai đoạn cầm quyền của Thủ tướng Malaysia Badawi Cuốn sách cung cấp thông tin quan trọng về
sự phát triển trong quan hệ song phương giữa Malaysia và Singapore từ 2003 đến năm 2006
Cuốn “Malaysia’s foreign policy the first fifty years: Alignment, Neutralism, Islamism” của Jayaratnam Saravanamuttu xuất bản năm 2010
Trang 8Nội dung chính của cuốn sách nói về chính sách đối ngoại của Malaysia từ năm 1963 đến năm 2009, bên cạnh đó cuốn sách phân tích tình hình khu vực
và thế giới đã có ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Malaysia
Cuốn “Malaysia: Recent trends and challenges” của Saw Swee Hock
xuất bản năm 2006, với nội dung chủ yếu là ghi lại các xu hướng và thách thức đang diễn ra trong các lĩnh vực quan trọng của Malaysia Các chương trong cuốn sách bao gồm các chủ đề chính như dân số, hồi giáo, chính trị, cuộc tổng tuyển cử năm 2004, tác động của toàn cầu hóa về kinh tế, quan hệ với Singapore Dự báo những tác động của khu vực ảnh hưởng sâu sắc đến mối quan hệ của Malaysia với các nước láng giềng trong tương lai Cuốn sách cung cấp cho độc giả cái nhìn sâu sắc hơn về Malaysia đang trong quá trình thay đổi
Cuốn “Malaysian foreign policy in the Mahathir Era, 2003: Dilemmas of development” của tác giả Karminder Singh Dhillon xuất
bản năm 2009 Nội dung chính là chính sách đối ngoại của Malaysia từ
1981-2003, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Mahathir Cuốn sách đi sâu vào nghiên cứu và nhận xét các chính sách đối ngoại của Malaysia, tác động của khu vực
và quốc tế đến các chính sách Tác giả giải thích tầm quan trọng của các chính sách đối với sự phát triển của Malaysia
Ngoài ra còn một số tác phẩm nghiên cứu về lịch sử Malaysia và
Singapore như “A history of Malaysia” của Barbara Watson Andaya xuất bản năm 2001, “Crossroads: A popular History of Malaysia, Singapore” của Jim
Baker xuất bản năm 2010
Tuy nhiên, các tác phẩm này chỉ nghiên cứu mối quan hệ của Malaysia – Singapore trong một giai đoạn nhất định Hiện chưa có tác phẩm sách nào nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai nước trong giai đoạn 1965 – 2010
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình vận động mối quan hệ Malaysia – Singapore Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian là từ năm 1965 đến năm 2010
Trang 9Năm 1965 là mốc quan trọng, đánh dấu việc Singapore từ một nước nằm trong liên bang Malaysia, có quan hệ phụ thuộc về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội trở thành một quốc gia độc lập với Malaysia, có hướng đi riêng để xây dựng và phát triển đất nước
Năm 2010, đánh dấu nhiều sự kiện trong mối quan hệ song phương giữa Malaysia và Singapore Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long
và Thủ tướng Malaysia Dato Naijb Abdul Razak mối quan hệ song phương được cải thiện rõ rệt, quan hệ hợp tác giữa hai nước được tăng cường trên nhiều lĩnh vực Đặc biệt, những mâu thuẫn, xung đột kéo dài hàng chục năm đã được giải quyết trong hòa bình, thiện chí Vì vậy, tôi chọn mốc năm 2010 là năm kết thúc nghiên cứu về quan hệ Malaysia – Singapore trong luận văn của mình
4 Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở hệ thống hóa tư liệu, luận văn đề cập khái quát tiền đề của quan hệ Malaysia – Singapore và phân tích mối quan hệ Malaysia – Singapore trong các giai đoạn 1965-1981, 1981-2003, 2003-2010, thể hiện trên các lĩnh vực chính như chính trị, xã hội, kinh tế và những vấn đề nổi trội trong quan hệ giữa hai nước Trong mỗi giai đoạn cụ thể, luận văn nêu và phân tích những nhân tố tác động tới quan hệ Malaysia - Singapore, rút ra đặc điểm của mối quan hệ trong mỗi giai đoạn Từ mối quan hệ nghi kị, tồn tại nhiều bất đồng trong giai đoạn 1965 – 1981, sang giai đoạn 1981 – 2003 mối quan hệ trở nên căng thẳng và bế tắc kéo dài Nhưng đến giai đoạn 2003 – 2010, trước sự tác động của nhiều yếu tố, mối quan hệ Malaysia – Singapore được cải thiện và xác lập quan hệ hữu nghị song phương
Trên cơ sở nhận thức những thuận lợi, khó khăn và các vấn đề đang tồn tại trong mối quan hệ hai nước, luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển mối quan hệ giữa hai nước Malaysia – Singapore
5 Phương pháp nghiên cứu
“Quan hệ Malaysia – Singapore từ năm 1965 đến năm 2010” là một đề tài lịch sử Vì vậy, các phương pháp nghiên cứu lịch sử được sử dụng chủ yếu
Trang 10trong luận văn Phương pháp nghiên cứu lịch sử: nghiên cứu mối quan hệ lịch
sử giữa hai nước trong bối cảnh quốc tế - khu vực, và trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội giữa hai nước
Phương pháp logic: khái quát, đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm
về quan hệ giữa hai nước
Phương pháp duy vật biện chứng: nghiên cứu quan hệ giữa hai nước một cách hệ thống, theo tiến trình lịch sử, từ đó rút ra những nhận xét đặc điểm quan hệ giữa hai nước
Phương pháp duy vật lịch sử: phân tích quá trình phát triển quan hệ giữa hai nước, những diễn biến chính trị xã hội xung quanh, các mối quan hệ đặc trưng và những tác động của khu vực, thế giới đến mối quan hệ đó
Quan hệ Malaysia – Singapore cũng là một hiện tượng quan hệ quốc tế
Vì vây, việc nghiên cứu được kết hợp với các phương pháp nghiên cứu quốc
tế Ví dụ như lý thuyết về hợp tác và hội nhập, nguyên nhân xung đột quốc tế, quan điểm về hệ thống quốc tế và lợi ích trong quan hệ hợp tác quốc tế…
Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng các phương pháp như phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp Phương pháp thống kê: tiến hành tập hợp và phân tích các tài liệu trong và ngoài nước về mối quan hệ Malaysia – Singapore Phương pháp tổng hợp: tổng hợp các dữ liệu về các sự kiện lịch
sử, chính sách đối ngoại, các vấn đề song phương nổi bật trong quan hệ giữa hai nước
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Quan hệ Malaysia – Singapore 1965-1981: quan hệ nghi kỵ tồn tại nhiều bất đồng
Chương 2: Quan hệ Malaysia 1981-2003: quan hệ căng thẳng và bế tắc Chương 3: Quan hệ Malaysia – Singapore 2003-2010: sự cải thiện và xác lập quan hệ hữu nghị song phương
Trang 11Chương 1
QUAN HỆ MALAYSIA – SINGAPORE 1965 – 1981:
QUAN HỆ NGHI KỴ TỒN TẠI NHIỀU BẤT ĐỒNG
1.1 Tiền đề của quan hệ Malaysia - Singapore
1.1.1 Vị trí địa lý
Malaysia nằm ở vị trí trung tâm của Đông Nam Á, gần xích đạo, giữa
10 và 70 vĩ bắc, 1000 và 1190 kinh đông, với diện tích hơn 330.000 km2 Malaysia có phần lãnh thổ tách biệt: Bán đảo Malaysia còn gọi là Tây Malaysia kéo dài từ eo đất Kra tới eo biển Johor, chiếm gần 4% diện tích đât nước và bắc Borneo – Đông Malaysia với hơn 60% tổng diện tích, cách nhau
750 km đường biển Đông Tây Malaysia gồm 11 bang trong đó 4 bang phía bắc có đường biên giới với Thái Lan, còn phía Nam được nối với Singapore bằng một chiếc cầu nhân tạo bắc qua eo biển Đông Malaysia gồm bang Sarawak và Sabah, giáp với Indonesia về phía nam và với Brunei ở phía bắc
Nằm trên tuyến đường buôn bán Đông – Tây, bán đảo Malaysia đã từ lâu chiếm vị trí vô cùng quan trọng: là nơi trung chuyển hàng hóa từ Ả rập tới
và từ Trung Quốc sang (với vị trí quan trọng này bán đảo là một trong những nơi bị các đế quốc nhòm ngó và tranh chấp sớm nhất ở Đông Nam Á) Malaysia là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo nên không chỉ nằm trên đường giao lưu Đông Tây mà còn nằm trên đường giao lưu Nam Bắc ( từ nam Thái Bình Dương lên bắc Thái Bình Dương) Vị trí trung tâm này cho phép Malaysia có thể tham gia vào hầu hết các tam giác, tứ giác phát triển của khu vực mà trước hết là tam giác Singapore – Johor – Riau; tam giác Indonesia – Malaysia và Singapore (tại đảo Bantam và Bitam của Indonesia); tam giác phía bắc bao gồm đảo Penang (Malaysia), Sumatra (Indonesia) và các tỉnh phía Nam Thái Lan
Eo Malacca, nằm giữa Sumatra và bán đảo Malaysia, được cho là tuyến đường hàng hải quan trọng nhất thế giới Tanjung Piai, nằm ở bang phía nam Johor, là mũi cực nam của lục địa Châu Á
Trang 12Singapore là hải đảo gồm 54 đảo, nằm ở cuối cực nam của bán đảo
Malacca, cách xích đạo về phía Bắc khoảng 137 km Đất nước này bao gồm nhiều đảo khác nhau Đảo Singapore là đảo chính, với chiều dài 42km, rộng 23km với diện tích khoảng 583 km2 Tổng diện tích các đảo là 642 km2
Singapore nằm ở cực Nam bán đảo Malacca, nối liền đảo Singapore với bán đảo Malacca là một đập bê tông lớn dài hơn 1km, được xây dựng từ thời thuộc địa Anh có đường sắt và đường bộ chạy qua eo biển Johor Singapore nằm án ngữ trên những tuyến đường biển quan trọng giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Đông – Nam Á hải dảo và Đông Nam Á lục địa Điều này đem đến cho Singapore một vị trí địa lý có ý nghĩa chiến lược to lớn
1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Malaysia là đất nước với ¾ diện tích là đồi núi Dọc theo bán đảo
Malaysia là các dãy núi xếp thành hình bậc thang chạy từ tây sang đông và thấp dần từ bắc xuống nam Bờ biển phía tây rộng lớn, thấp và bằng phẳng, được chia cắt bởi nhiều cửa sông với các rừng sú vẹt bên bờ, là nơi tập trung phần lớn dân cư và kinh tế của bán đảo Bờ biển phía đông đa dạng hơn: ở phía bắc, từ biên giới Thái Lan đến Kuanta là một dãy liên tiếp các đồng bằng châu thổ nhỏ (Kenlantan, Tarengaru, Pahang) bị chia cách bởi các đồng bằng hẹp ven biển trải dài khoảng 4-6 km, kế thừa từ những dải đụn cát bao quanh những vùng trũng nước ngọt hoặc nước lợ
Malaysia hải đảo, gồm hai bang Sabah và Sarawak ở phía bắc đảo Borneo, giáp Brunei và Indonesia Hai phần này chia tách nhau bởi Biển Đông và có nhiều đặc điểm địa hình tương tự ở cả Tây và Đông Malaysia với những đồng bằng ven biển xen giữa những đồi rừng dày đặc và núi non
Đất là một trong những nguồn tài nguyên lớn của Malaysia, phân hóa chủ yếu theo địa hình Ở Malaysia chủ yếu là đất đỏ và đất laterit rất thích hợp cho nhiều loại cây trồng giá trị như cao su, cọ, dừa… Tại các đồng bằng thấp ven biển, do các phá lắng đọng, đất thường có sunfat chua không trồng trọt được nếu không được cải tạo đặc biệt Đất than bùn chua có rất nhiều ở
bờ biển phía đông bán đảo
Trang 13Nằm gần xích đạo nên khí hậu ở Malaysia nóng quanh năm và độ ẩm không khí khá lớn Nhiệt độ trung bình từ 250
đến 280C, mức giao động trung binh hàng tháng khoảng 1.40C, độ ẩm trung bình là 80% Lượng mưa hằng năm ở vùng duyên hải bán đảo Malacca: 2000-2500mm, còn ở vùng núi 3500-4000mm, ở vùng bắc Kalimantan lượng mưa trung bình hằng năm là 2500-5000mm Ở Malaysia có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa, mỗi mùa được đánh dấu bằng các loại gió mùa
Do các hoạt động kiến tạo và quá trình bồi tụ lâu dài mà Malaysia có rất nhiều khoáng sản quý với trữ lượng cao như: thiếc – tập trung nhiều ở các bang bờ biển phía Tây như Perak, Selango; dầu hỏa, khí đốt là nguồn tài nguyên quan trọng hàng đầu của Malaysia, tập trung ở Đông Malaysia và bờ biển phía Đông bán đảo (bang Terengganu) Ngoài ra còn có sắt (Perak, Terengganu, Johor), đồng, bô xít, than đá, vàng, cao lanh
Rừng chiếm tới 70% diện tích cả nước với nhiều lâm sản quý như gỗ,
cọ, dầu và cao su, đây là nguồn xuất khẩu thu ngoại tệ quan trọng thứ 3 của Malaysia Biển nhiều cá, trong lòng đất có nhiều khoáng sản với trữ lượng cao, đặc biệt là thiếc, dầu mỏ, khí đốt, đồng, chì Rừng Malaysia thuộc thế hệ nhiệt đới gồm rừng miền núi, rừng đầm lầy và rừng ven biển ngập mặn Cây
gỗ chiếm tỷ lệ cao, nhiều loại lâm sản như mây, keo, cánh kiến trắng có giá trị xuất khẩu cao
Sông ngòi ở Malaysia có hệ thống chi lưu khá dày đặc với lượng dòng chảy lớn do mưa nhiều và lượng bốc hơi ít Những con sông chính là Rejang, Kinatabangan, Mengiri với độ dài khoảng gần 600 km Các sông ở Malaysia đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống đất nước – là các mạch máu giao thông, buôn bán chính của các vương quốc trước kia
Ngoài ra, Malaysia còn có vùng biển rộng lớn với nhiều tài nguyên biển phong phú, nhiều bãi tắm với tiềm năng du lịch và nghỉ ngơi, đặc biệt có nhiều cảng kín và thuận lợi cho giao thông
Trang 14Singapore quanh năm đều có mưa Lượng mưa khá lớn, bình quân năm
là 2350mm Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, từ tháng 12 đến tháng 3 có lượng mưa rất lớn, có khi kéo dài cả ngày Từ tháng 6 đến tháng 8 khi có gió mùa Đông Nam thổi về, khí hậu trở nên khô nóng, ít mưa, nhưng lại hay có những đợt mưa rào bất chợt Vào các tháng 4-5, 10-11 thường có những giông lớn, có sấm chớp Tháng có nhiều ánh sáng mặt trời nhất trong năm là tháng
Nguồn tài nguyên thiên nhiên chủ yếu hiện nay là nguồn cá biển và nước biển Nhưng nguồn biển bạc này cũng đang bị cạn kiệt dần
1.1.3 Dân cư
Một trong những đặc điểm nổi bật của Malaysia là quốc gia đa dân tộc Tính
“đa dạng” này được tăng thêm chủ yếu từ thế kỷ XIX khi thực dân Anh khuyến khích lao động từ các nước di cư tới, đặc biệt là từ Trung Quốc và Ấn Độ
Thành phần dân cư của Malaysia tương đối phức tạp Các cư dân lâu đời ở đây như các tộc người Semang, Senoi, Jakun (ở bán đảo Malacca), Dusune, Bajan, Murut, Iban, Klemantan, Melamam, Kelabit, Katasan…(ở bắc Kalimantan) cùng với người Melayu được coi là người bản xứ và có tên gọi theo tiếng Melayu là Bumiputra Do đặc điểm phát triển của lịch sử dần dần trong thành phần cư dân của Malaysia hình thành ba cộng đồng dân tộc chính: cộng đồng người Melayu (gồm bản thân người Melayu và các tộc người bản địa khác), cộng đồng người Trung Quốc và cộng đồng người Ấn Độ
Trang 15Người bản địa, dân cư cổ nhất của Malaysia, được gọi là các bộ tộc thổ dân - Orangasli là những người có mặt ở đây sớm nhất, song chỉ một số lượng rất ít còn sống sót, hiện chủ yếu phân bố ở những vùng sâu phía trong bán đảo Người bản địa chủ yếu săn bắn, đánh cá, hái lượm hoa quả, đại bộ phận
họ vẫn giữ những đặc điểm của phương thức sản xuất bộ tộc và công xã cổ, phụ thuộc vào tự nhiên và sống xa xã hội văn minh
Người Mã Lai còn gọi là Oeutro- Malaysia, di cư từ Vân Nam- Trung Quốc tới từ 2500 đến 1500 TCN, vốn là cư dân săn bắn, hái lượm và trồng trọt, ở nhà sàn Ngôn ngữ của họ thuộc hệ Nam Đảo và là nhóm cư dân tiếp nhận ảnh hưởng sớm của văn hóa Ấn Độ Ở đầu thiên niên kỷ thứ II TCN, dân tộc Mã Lai cổ đại đã hình thành do có sự di cư ở vùng Đông Nam Á, đông Sumatra đến bán đảo Malacca Quá trình di cư này phát triển mạnh hơn vào thời kỳ cả hai vùng trên lập thành Đế chế Srivitgiai (thế kỷ VII-XIII)
Người Trung Quốc xuất hiện ở bán đảo Malacca thành các cộng đồng tương đối lớn từ thế kỷ XIV-XV Người Hoa di cư đến đầu tiên gọi là “Ba ba” không theo đạo Hồi, sống rải rác ở Peenang Nửa cuối thế kỷ XIX, người Hoa bắt đầu di cư từ bắc Kalimantan sang khu vực miền tây và ven biển bán đảo Malacca
Người Mã Lai cũng như người Bumiputra khác tuy là những chủ nhân thực sự của đất nước song thường nghèo và chủ yếu sống ở các vùng nông thôn, gắn liền với nông-lâm-ngư nghiệp Người Hoa tuy ít hơn song tập trung
ở các thành phố (năm 1970) người Hoa chiếm 58% số dân đô thị trên bán đảo, đặc biệt ở các thành phố lớn ven biển phía Tây như Kualalumper – 55%; Giocgie Taon – 72%; Ipo – 72%; Malacca – 75% ) [36, pg.31] với mức sống cao và giữ một vai trò kinh tế lớn: đứng đầu ngành thương mại lớn nhỏ, vận tải trong thành phố cũng như đường dài, chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động ngân hàng Đây là một trong những nguyên nhân gây bất ổn định về chính trị xã hội ở Malaysia, buộc chính phủ phải đưa ra các chính sách công bằng xã hội trong chính sách phát triển kinh tế đất nước
Trang 16Người Ấn Độ xuất hiện ở Malaysia từ đầu thế kỷ XX, dưới ảnh hưởng của chế độ thực dân Anh họ sống chủ yếu ở các vùng ven biển phía tây Malacca, ở các thành phố và các khu vực đồn điền Người Ấn chủ yếu là người Tamil, có cuộc sống mang tính chất cộng đồng riêng biệt và họ đều cố gắng giữ gìn ngôn ngữ, phong tục và văn hóa dân tộc mình
Người Indonesia, Anh, Ả Rập, Bồ Đào Nha sống chủ yếu ở bán đảo Malacca, dân số rất ít Họ sống theo tập quán riêng, ngôn ngữ riêng, tôn giáo riêng Trừ người Indonesia sống chủ yếu ở Sabah và các đồn điền thuộc miền tây Malaysia, các dân tộc khác chủ yếu sống ở vùng đô thị và có cuộc sống khá giả
Năm 1957, dân số Malaysia là 6,2 triệu người trong đó người Mã Lai chiếm 50% dân số, người Hoa chiếm 37%, người Ấn Độ chiếm 11%, và các tộc người khác gồm người Anh, người Indonesia, người Ả Rập, người Philippines, người Pakistan… chiếm 1,8% [50, pg.13]
Bảng 1.1: Thành phần tộc người ở Malaysia năm 1957
707 112
49,8 37,2 11,3 1,8
Trang 17Hoa chiếm 16,2% và 29,5% tương ứng [50, pg.52] Sự phân bố dân cư không đồng đều này là kết quả của sự khác biệt các điều kiện tự nhiên cũng như của quá trình lịch sử phát triển đất nước, đặc biệt trong thời kỳ thuộc địa, khi đế quốc Anh tập trung lao động khai thác các nguồn tài nguyên giàu có ở bờ biển phía Tây bán đảo
Bảng 1.2: Dân số Malaysia ở các bang từ 1947- 1970
Penang và Malacca 6 bang khác Toàn bán đảo
- 1,180,492
2,868,249
- 3,775,268
- 5,354,887
4,908,086
- 6,278,758
- 8,809,557
- 334,141
- 454,412 650,450
546,385
-
- 744,529 976,269Nguồn: www.cicred.org , The population of Malaysia: Population of Malaysia 1817 – 1970, by R Chandei, 1974, p9
Thành phần dân tộc đa dạng của Malaysia và sự khác nhau về tôn giáo
và văn hóa giữa các tộc người đã cản trở quá trình hợp nhất dân tộc cả nước thành một cộng đồng dân tộc thống nhất, cũng như việc lựa chọn một ngôn ngữ chính thức cho toàn quốc Các tộc người khác nhau có trình độ phát triển kinh tế, xã hội không đồng đều Chính vì vậy, chính phủ Malaysia rất khó khăn trong việc thực hiện chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế
Dân số Singapore vào năm 1819 với một làng bé nhỏ gồm khoảng 100
người (đa số là người Mã Lai) đến năm 1852 đã lên đến 52.000 người, đến năm 1901 tăng tới 230.000 và năm 1947 là 940.000 [37, pg.9], bất chấp những thăng trầm của Đại chiến Thế giới II và sự chiếm đóng của Nhật Bản
Số lượng và thành phần dân số của Singapore chịu ảnh hưởng bởi sự di cư và gia tăng dân số tự nhiên Trong suốt thế kỷ XIX, di cư là yếu tố chính trong tăng trưởng dân số Trong thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, dân số Singapore bao
Trang 18gồm phần lớn là nam giới, số lượng này tăng chủ yếu qua nguồn nhập cư Những năm 1920, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên và tỷ lệ nữ giới đều tăng Cuộc điều tra dân số năm 1947, 56% dân số được sinh ra tại Singapore, và tỷ
lệ nam giới là 1.217 người trên 1.000 nữ [23]
Số lượng người di cư đến Singapore bị thu nhỏ lại sau cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 1930, trong thời gian diễn ra Chiến tranh Thế giới thứ II thì gần như chấm dứt hoàn toàn, đến giai đoạn 1945-1955 số lượng người di cư đến Singapore chỉ trên quy mô nhỏ
Trong thập kỷ tiếp theo (1947-1957), tỷ lệ tử vong giảm, đẩy mạnh tăng dân số tự nhiên (từ 3% lên 4,3% năm) và tỷ lệ nhập cư 1%, hậu quả là tăng số người thất nghiệp và hình thành nhiều khu nhà ổ chuột chung quanh một thành phố có trên 1,5 triệu người Kể từ giữa những năm 1960, chính phủ Singapore đã
cố gắng kiểm soát tỷ lệ tăng trưởng của dân số với một loạt các biện pháp khuyến khích công khai Chính phủ Singapore nhận định rằng gia tăng dân số quá nhanh chóng sẽ là mối đe dọa đối với đời sống và ổn định chính trị
Bên cạnh sự tăng trưởng dân số tự nhiên, Singapore cũng là một đất nước
có sức hút với dân nhập cư Từ năm 1945 đến 1965, người nhập cư chủ yếu từ bán đảo Malaysia Sau khi độc lập vào năm 1965, chính phủ Singapore đã áp đặt chế độ kiểm soát chặt chẽ về xuất nhập cảnh, chỉ cấp giấy phép cư trú tạm thời cho những người lao động, kỹ sư được cho là cần thiết đối với nền kinh tế
Theo cuộc điều tra dân số năm 1965, ở Singapore có ba cộng đồng người chính là Trung Quốc, Mã Lai và Ấn Độ Trong đó cộng đồng người Trung Quốc chiếm 74,9% phần lớn trong số họ là những người gốc Phúc Kiến và Triều Châu, người Mã Lai 14,3%, người Ấn Độ 8,2% và các nhóm người khác chiếm 2,6% tổng dân số
Trang 19Bảng 1.3: Thành phần tộc người tại Singapore theo cuộc điều tra dân số 1965
74,9 14,3 8,2 2,6Nguồn: http://smj.sma.org.sg A review of burn in Singapore, by R Sundarason, Singapore medical journal, 2 June 1969
1.1.4 Văn hóa
Sự đa dạng về dân tộc dẫn tới sự đa dạng về tôn giáo Ở Malaysia đạo Hồi được coi là quốc giáo và đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống chính trị và văn hóa của đất nước 9 trong 13 bang của Malaysia do các vua Hồi giáo Sultan đứng đầu, các vua thay nhau làm quốc trưởng và quốc trưởng lại chỉ định thủ lĩnh của 4 bang còn lại Trong khi các ông vua đồng thời là người đứng đầu Hồi giáo ở các bang thì quốc trưởng là người trực tiếp đứng đầu Hồi giáo ở 4 bang còn lại
Ngoài đạo Hồi mà chủ yếu tín đồ là người Mã Lai, một số ít người Ấn
Độ và người Hoa, đa số người Hoa theo đạo Phật, đạo Khổng, đạo Giáo, hay thờ cúng tổ tiên Người Ấn Độ phần lớn theo đạo Hindu và một phần theo đạo Sikh Một số người Hoa, người Ấn, người Âu – Á và dân bản xứ theo đạo Cơ đốc Như vậy, hầu hết các tôn giáo chính trên thế giới đều có mặt tại Malaysia Tính đa tôn giáo phần nào bị chi phối bởi tính đa dân tộc của đất nước này Tôn trọng và tự do tôn giáo, tín ngưỡng là đường lối cơ bản của Malaysia nhằm thúc đẩy quá trình hòa hợp dân tộc trong điều kiện Hồi giáo là quốc giáo Luật pháp Malaysia không cho phép tuyên truyền các tôn giáo khác trong những người theo đạo Hồi Song vì chính quyền Malaysia có chính sách tôn giáo đúng đắn và cư dân Malaysia không kỳ thị tôn giáo nên so với các nước Ả rập thì Hồi giáo ở Malaysia có tính khoan dung cao hơn
Trang 20Người Malay, là cộng đồng lớn nhất, được xác định là những tín đồ Hồi giáo trong Hiến pháp Malaysia Người Malay đóng vai trò thống trị trong chính trị và được tính gộp trong một nhóm gọi là Bumiputra Tiếng mẹ đẻ của họ là tiếng Malay (Bahasa Melayu) Tiếng Malay là ngôn ngữ chính thức quốc gia1
Nhóm bản xứ lớn nhất là người Iban tại Sarawak với số lượng khoảng 237,741 người năm 1960 và lên đến 303,461 người năm 1970 [51] Người Bidayuh, số lượng khoảng 170.000 người, sống tập trung ở vùng phía tây nam Sarawak Bộ tộc bản xứ lớn nhất tại Sabah là Kadazan Họ chủ yếu là những nông dân theo Thiên chúa giáo
Bán đảo Malaysia bắt đầu chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ từ những thế kỷ đầu sau công nguyên thông qua Ấn Độ giáo, sau đó là ảnh hưởng của Phật giáo thời kỳ trị vì của đế quốc Srivijaya (thế kỷ VII-XIII) ở Sumatra và Mã Lai Người Ấn Độ đã mang đến cho người Melayu các tập tục, truyền thống, lễ nghi cùng các yếu tố văn hóa khác của mình Các tập tục, truyền thống văn hóa
Ấn Độ đặc biệt là văn học anh hùng ca đã lan tỏa rộng rãi khắp trong dân gian, tác động trực tiếp đến đời sống tinh thần và xã hội của người Melayu
Người Âu - Á, Campuchia, Việt Nam, và các bộ tộc bản xứ khác chiếm phần dân số còn lại Một số lượng nhỏ người Âu Á, hậu duệ người lai Bồ Đào Nha và Malay, nói một thứ thổ ngữ dựa trên tiếng Bồ Đào Nha được gọi là Papia Kristang Người Campuchia và người Việt Nam chủ yếu theo Phật giáo (người Campuchia theo Tiểu Thừa, người Việt Nam theo Đại Thừa)
Âm nhạc truyền thống Malaysia bị ảnh hưởng nhiều từ phong cách Trung Quốc và Hồi giáo Âm nhạc chủ yếu dựa quanh gendang (trống), nhưng gồm cả các nhạc cụ gõ khác (một số làm bằng các loại vỏ và mai); rebab, một nhạc cụ dây hình cung; serunai, nhạc khí hai lưỡi như sáo, và trumpet Nước này có truyền thống múa và kịch múa lâu đời, một số có nguồn gốc Thái, Ấn Độ, Bồ Đào Nha Các hình thức nghệ thuật khác gồm wayang
1
Trong quá khứ, tiếng Malay thường được viết bằng ký tự Jawi, một ký tụ dựa trên ngôn ngữ Ả Rập Cùng với thời gian, ký tự Latinh hóa dần chiếm vị trí của Jawi trở thành ký tự phổ biến
Trang 21kulit (rối bóng), silat (một kiểu võ thuật cách điệu hoá) và đồ thủ công như dệt, bạc và đồ đúc đồng
Là một quốc gia đa dân tộc nên ở Malaysia vấn đề ngôn ngữ cũng là một vấn đề gay gắt trong quá trình củng cố khối đoàn kết dân tộc cũng như phát triển quốc gia nói chung Về khía cạnh ngôn ngữ, cư dân Malaysia có thể phân định theo hai nhóm lớn: nhóm cộng đồng bản địa nói các ngôn ngữ cùng ngữ hệ Mã Lai – Poninedi, nhóm các cộng đồng dân nhập cư có tiếng mẹ đẻ
là ngôn ngữ thuộc các ngữ hệ khác
Singapore có 5 tôn giáo lớn là: Tin Lành và Công giáo 14,6%, Phật
giáo 42,5%, đạo Lão 8,5%, Hồi giáo 14,9%, Ấn Độ giáo 4%, còn lại 0,6% dân số theo các tôn giáo khác và 14,8% dân số không theo tôn giáo, ngoài ra còn có các loại hình tín ngưỡng dân gian [23] Như vậy, 85,2% dân số Singapore theo tôn giáo, các tôn giáo sống trong đoàn kết và hòa hợp
Các nhóm tộc người sinh sống ở Singapore hiện nay vẫn giữ được những nét đặc trưng về nền văn hóa và tiếng mẹ đẻ của mình Đại đa số người Hoa theo đạo Phật, thờ cúng tổ tiên và thuộc thành viên của từng dòng họ, nói tiếng Hoa phổ thông (tiếng Bắc Kinh) và tiếng địa phương Người Mã Lai theo đạo Hồi, nói tiếng mẹ đẻ (Mã Lai – Poninedi), người Ấn Độ theo đạo Hinđu nói tiếng Tamil
Một trong những đặc điểm nổi bật của Singapore là sự đa dạng về nguồn gốc tộc người Việc thông qua tín ngưỡng, tôn giáo từ nước gốc đem đến để duy trì một sợi dây liên kết văn hoá là điều rất tự nhiên Do vậy, quan
hệ giữa tôn giáo và sắc tộc ở Singapore khá mật thiết Ở Singapore phần lớn tín đồ Ấn Độ giáo và Phật giáo đều là nông dân hay ngư dân nghèo khổ ven biển Đông Nam vì mưu sinh mà trôi dạt đến đất khách quê người Họ không quan tâm tôn giáo mà mình tin theo trước đây đại biểu của lợi ích giai cấp nào, cũng không quan tâm tới lý luận tôn giáo sâu xa, mà tin theo tôn giáo hiện ở thực tiễn Bởi vậy, họ đều mong sự che chở của Chúa, Phạm Thiên Siva, Sakta là thần; Phật Đà, Bồ Tát cũng được coi là thần
Trang 22Cũng như Malaysia, di sản lịch sử để lại là sự hình thành tính đa tộc người và đa văn hóa của xã hội Singapore Các nhóm cộng đồng tộc người sinh sống ở Singapore vẫn còn giữ được những nét đặc trưng trong văn hóa truyền thống của cha ông họ Đại đa số người Hoa theo Phật giáo, thờ cúng tổ tiên, sinh hoạt và ứng xử trong gia đình còn mang dấu ấn Khổng giáo Người
Mã Lai thì hầu như 100% theo Hồi giáo, nói tiếng mẹ đẻ Người Ấn Độ theo Hindu giáo và nói tiếng Tamil Người châu Âu theo Thiên Chúa giáo có bộ phận theo Tin Lành, nói tiếng Anh Từ trước đến nay chưa có chính quyền nào thừa nhận tôn giáo nào là quốc giáo
Văn hóa Mã lai được thể hiện trong tư tưởng tôn giáo, phong tục tập quán của họ cũng có quan hệ với tôn giáo Luật của đạo Islam và chế độ Sultan đã duy trì quan hệ đoàn kết và thái độ an phận trong cuộc sống của người dân Singapore
Singapore từ trước đến nay không có một tôn giáo, tín ngưỡng nào được công nhận là quốc giáo Từ sau ngày tuyên bố độc lập, tiếng Mã Lai tiếng Hoa phổ thông, tiếng Tamil và tiếng Anh được nhà nước công nhận là ngôn ngữ chính bình đẳng như nhau và sử dụng rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng Tuy thế, trên thực tế tiếng Anh được nhà nước công nhận
là ngôn ngữ phổ thông ở Singapore và được sử dụng là ngôn ngữ chính trong thương mại, hành chính và giáo dục Đại bộ phận nhân dân Singapore ngày nay thông thạo hai thứ tiếng (tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh) Chính sách hòa nhập
và liên kết dân tộc mà chính phủ Singapore theo đuổi trong gần 30 năm qua
đã đưa đến sự hình thành một quốc gia – dân tộc mới – dân tộc Singapore với bản sắc riêng của mình
1.1.5 Những mối liên hệ trong lịch sử
Bán đảo Malaysia đã từng phát triển thịnh vượng nhờ vị trí trung tâm trên những con đường thương mại trên biển giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông Ngay từ sớm, bán đảo Malaysia đã được thể hiện trên tấm bản
đồ với tên gọi Bán đảo vàng, Eo Malacca được gọi là Sinus Sabaricus Từ
Trang 23giữa tới cuối thiên niên kỷ thứ nhất, đa số bán đảo cũng như quần đảo Malaysia nằm dưới tầm ảnh hưởng của Đế chế Srivijaya
Năm 1511, Melaka (tên gọi bán đảo Malaysia thời bấy giờ) rơi vào tay người Bồ Đào Nha Năm 1795, một lực lượng của quân Anh đã vào lấy Melaka từ tay chính quyền Hà Lan
Tới năm 1824, hiệp ước Anh - Hà Lan cũng đã đưa thêm Malacca cùng với Singapore vào sự kiểm soát của người Anh, lấy eo biển Malacca làm ranh giới, người Anh đã nắm trọn bán đảo Malaysia Năm 1826, Công ty Đông Ấn Anh (EIC) nhập Singapore, Penang và Melaka vào thành khu định cư Eo Biển (Straits Settlements), trung tâm hành chính đóng ở Singapore Năm 1832, Singapore trở thành chính quyền trung ương của những thuộc địa ở các eo biển Penang, Malacca và Singapore Sự kiện khánh thành Kênh đào Suez vào năm 1869 cùng với sự xuất hiện của máy điện báo và tàu hơi nước đã nâng tầm quan trọng của Singapore như là một trung tâm thương mại giữa các quốc gia phương Đông và phương Tây
Từ năm 1874 đến năm 1888, bốn tiểu bang Perak, Selangor, Negri Sembilan và Pahang lần lượt lọt vào tay người Anh dưới hình thức đất bảo hộ.Năm 1889, chính quyền khu định cư Eo Biển thành lập liên bang gồm Perak, Selangor, Negeri Sembilan và Pahang Những nhà cai trị Malay và dân chúng cũng chấp nhận ý kiến này và năm 1896 bốn nước Malay dưới sự bảo
hộ của chính quyền Anh trở thành Liên bang các nước Malay
Năm 1909, Kelantan, Terengganu, Kedah và Perlis được đặt dưới sự bảo hộ của chính quyền Anh Những nước này hình thành một nhóm riêng, được gọi là các nước Malay không liên bang Năm 1914, Johor ký với Anh một thỏa ước, chấp nhận công sứ của Anh đến nước này và cũng trở thành một nước không liên bang
Như vậy, sau năm 1914, Mã Lai được chia thành 3 đơn vị chính trị: khu định cư Eo Biển là thuộc địa của Anh, bao gồm Singapore (có cả đảo Christmas
và đảo Cocos), Penang và tỉnh Wellesley, Melaka và Labuan; các nước Liên bang
Trang 24Malay bao gồm Perak, Selangor, Negeri Sembilan và Pahang; các nước không Liên bang Malay bao gồm Kelantan, Terengganu, Kedah, Perlis và Johor
Trong Chiến tranh thế giới lần thứ II, Singapore bị quân đội Nhật chiếm đóng vào năm 1942 Tháng 9/1945, Nhật đầu hàng quân đội Đồng minh, Anh trở lại và thiết lập chế độ quân quản ở Singapore Khi chế độ quân quản chấm dứt vào 3/1946, Singapore tách khỏi thuộc địa Eo biển và trở thành thuộc địa riêng, trong khi Penang, Malacca sát nhập vào Liên hiệp Mã Lai 1946 rồi Liên bang Malaysia năm 1948
Vào tháng 10/1945, người Anh đã công bố một quyết định chấm dứt sự cai trị gián tiếp của họ ở các nước Malaysia bằng cách hợp nhất tất cả các nước này thành Liên minh Malaysia dưới một chính quyền, Singapore sẽ trở thành một thuộc địa riêng Liên minh Malaysia và Singapore sẽ có chính quyền riêng Các nước Malaysia chưa bao giờ là lãnh thổ của Anh mà chỉ là những nước do Anh bảo hộ
Ngày 1/3/1946, đại biểu của 41 hội đoàn và tổ chức ở Malaysia thành lập Tổ chức Thống nhất Quốc gia Malaysia (UMNO) UMNO đã ra nghị quyết công bố hiệp ước do các vị vua ký với người Anh là vô hiệu lực Ngày 1/4/1946, Liên minh Malaysia ra đời Tuy nhiên, UMNO yêu cầu hủy bỏ Liên minh Malaysia và thay vào đó là Liên bang Malaysia Liên bang Malaysia được đề nghị gồm có chín nước Malaysia và hai vùng định cư của người Anh
Tháng 6/1948, với chủ trương giành chính quyền bằng bạo lực của Đảng Cộng sản Malaysia, chính phủ Anh ban bố tình trạng khẩn cấp tại Malaysia và Singapore Cuộc đấu tranh vũ trang do Đảng Cộng sản Malaysia tiến hành dù không thành công nhưng cũng có tác động mạnh mẽ đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Malaysia, góp phần không nhỏ vào việc làm suy yếu hệ thống thuộc địa của thực dân Anh nói chung và ách thống trị thực dân ở Malaysia nói riêng Đứng trước xu thế hướng tới độc lập ngày càng mạnh mẽ của nhân dân Malaysia, thực dân Anh không còn cách nào khác là trao trả độc lập cho đất nước này
Trang 25Ngày 27/5/1951, Thủ tướng Malaysia Tunku Abdul Rahman đưa ra một
đề nghị hợp tác chặt chẽ về chính trị và kinh tế trong một liên hiệp bao gồm Liên bang Malaysia, Singapore, Sarawak, Bắc Borneo và Brunei Những nguyên tắc Liên hiệp đã được Rahman và Lý Quang Diệu chấp thuận, theo đó quốc phòng, ngoại giao và an ninh thuộc chính phủ trung ương còn giáo dục và công ăn việc làm thuộc chính quyền địa phương Một cuộc trưng cầu dân ý đã được thực hiện tại Singapore và cử tri hoàn toàn ủng hộ kế hoạch liên hiệp này
Thỏa thuận về việc trao độc lập cho Malaysia đã đạt được trong cuộc đàm phán kéo dài từ 18/1 đến 18/2/1956 tại London giữa chính phủ Anh và đoàn đại biểu của chính phủ Malaysia (gồm 4 đại diện của Liên minh và 4 đại diện của các quốc vương) do Thủ tướng Abdul Rahman dẫn đầu Ngày 27/6/1957, Hội nghị các Quốc vương thông qua dự thảo hiến pháp Ngày 5/8/1957, tại Kuala Lungur, Cao ủy Anh và thủ lĩnh các vương quốc Malaysia ký hiệp ước về việc trao trả độc lập cho Liên bang Malaysia Ngày 15/8/1957, Hội đồng lập pháp Liên bang Malaysia thông qua Hiến pháp Lễ tuyên bố chính thức độc lập của Malaysia được tiến hành ngày 31/8/1957 tại Kuala Lumper
Mặc dầu Liên bang Malaysia đã độc lập, nhưng thương cảng Singapore vẫn tiếp tục thuộc Anh Song Anh cũng chỉ còn kiểm soát về mặt đối ngoại và quốc phòng còn việc nội bộ do chính phủ tiểu bang thân Anh tự quản Singapore vẫn là thuộc địa riêng của vương quốc Anh, nhưng các cuộc đình công và kêu gọi tự chủ không ngừng ở Singapore khiến Anh phải đồng ý tăng dần sự tự trị của Singapore
Tháng 6/1961, đại diện của Liên bang Malaysia, Singapore, Sarawak, Sabah và Brunei họp hội nghị đề bàn về vấn đề thành lập liên bang mới Sau
đó, Thủ tướng Liên bang Malaysia và Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu
đã đạt được thỏa thuận về nguyên tắc việc sát nhập giữa Liên bang Malaysia
và Singapore Theo thỏa thuận, sau khi sát nhập, chính phủ Trung ương sẽ đảm nhận các vấn đề đối ngoại, quốc phòng và an ninh nội bộ Các vấn đề thuộc thẩm quyền của Singapore là tài chính, nhân lực và giáo dục Singapore
Trang 26vẫn là hải cảng tự do, có chính phủ, cơ quan lập pháp và người đứng đầu nhà nước riêng Singapore sẽ được giữ 15 ghế ở Quốc hội Liên bang Đến tháng 11/1961, thỏa thuận này được chính phủ Anh thông qua
Đảng Nhân dân hành động (PAP), ra đời năm 1954 do một nhóm chính khách cánh tả chống đô hộ dưới sự lãnh đạo của Lý Quang Diệu, chiến thắng với số phiếu đa số tuyệt đối và chiếm 43 trong số 51 ghế trong Quốc hội Trong việc chuyển quyền giữa Anh và người địa phương, Đảng Nhân dân Hành động nắm trọn quyền hành pháp cũng như lập pháp, nhất là sau cuộc bầu cử năm 1959 Lý Quang Diệu khởi phát chiến dịch đòi sáp nhập với Malaysia với mục đích chấm dứt sự cai trị của người Anh Sử dụng những kết quả thu được từ cuộc trưng cầu dân ý tổ chức ngày 1/9/1962, theo đó có đến 70% lá phiếu ủng hộ đề nghị của mình [31, pg.845], Lý Quang Diệu tuyên bố nhân dân đứng về phía ông
Để chuẩn bị cho việc sát nhập Sabah, Sarawak và Brunei vào Liên bang, một ủy ban gồm đại diện của Anh và Liên bang Malaysia được thành lập để thăm dò dư luận Theo kết luận của ủy ban tháng 8/1962, các vùng lãnh thổ Sabah và Sarawak đều bày tỏ sẵn sàng gia nhập Liên bang với điều kiện
họ được quyền sử dụng ngôn ngữ của mình, có người đứng đầu nhà nước riêng và quyền thực hiện chính sách nhập cư riêng
Kế hoạch thành lập Liên bang Malaysia vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các lực lượng đối lập ở các quốc gia, ngay cả Liên bang Malaysia cũng như ở Singapore Trong cuộc trưng cầu dân ý ở Singapore, phe đối lập đã bỏ phiếu trắng Tại Sarawak và Sabah, nhiều chính đảng được thành lập để tham gia vào sinh hoạt chính trị Những đảng chủ trương gia nhập Liên bang đã thắng phiếu trong cuộc bầu cử năm 1962 Riêng tại Brunei, Đảng Ra‟kyat (thành lập từ năm 1956 gồm toàn người Mã Lai, do Enche‟ Ahman Boestaman và Burhannudin lãnh đạo) đã toàn thắng trong cuộc bầu cử năm
1962 Cũng ở Brunei, tháng 6/1962 đã nổ ra cuộc khởi nghĩa do Đảng Nhân
Trang 27dân lãnh đạo phản đối kế hoạch này Tuy khởi nghĩa không thành công nhưng việc tham gia Liên bang của Brunei cũng bị bãi bỏ
Giữa năm 1963, Thủ tướng Abdul Rahman và Lý Quang Diệu đã giải quyết được những bất đồng trong nước phản đối việc thành lập Liên bang và đạt được những thỏa thuận cơ bản với chính phủ Anh về vấn đề này Năm
1963, Lý Quang Diệu và các nhà lãnh đạo Malaysia, Bắc Bornero (về sau gọi
là Sabah) và Sarawak ký kết hiệp định thành lập Liên bang Malaysia Đất nước mới đạt được một điều kiện mà Lý Quang Diệu tin là cần thiết cho sự tồn tại của Singapore
Ngày 8/7/1963, đại diện Liên bang Malaysia, Singapore, Sarawak, Sabah và Chính phủ Anh đã ký kết thỏa thuận về việc thành lập một quốc gia mới Liên bang Malaysia Tuy vậy kế hoạch này vấp phải sự phản đối của hai nước láng giềng là Philippines và Indonesia Sau khi một Ủy ban của Liên hợp quốc công bố kết quả thăm dò dư luận ở Sarawak và Sabah đối với việc gia nhập Liên bang theo yêu cầu của phía Philippines và Indonesia thì ngày 16/9/1963, việc thành lập Liên bang Malaysia chính thức được công bố Ngày tuyên bố thành lập Liên bang cũng là ngày hai nước Philippines và Indonesia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Malaysia Thậm chí Indonesia còn thực hiện chính sách đối đầu chống Malaysia trong 3 năm Phía Indonesia đánh bom một khách sạn Singapore và bắt giữ các tàu đánh cá như một phần của sự chống đối với Malaysia
Ngay sau khi thành lập liên bang, UMNO đã củng cố địa vị của mình ở Singapore với mục đích biến Singapore thành một bang của Liên bang, ở đó đặc quyền thuộc về người Melayu và quyền chính trị nằm trong tay UMNO Song cuộc bầu cử vào Hội đồng lập hiến ở Singapore ngày 21/9/1963 của UMNO cùng đồng minh đã bị thất bại UMNO không giành được ghế nào, trong khi đối thủ của UMNO – Đảng Nhân dân hành động (PAP) của Singapore thu được 37 trong số 51 ghế của Hội đồng Trong khi đó, Đảng PAP cũng có tham vọng mở rộng ảnh hưởng của mình ở các bang khác của
Trang 28Liên bang Mặc dù trong cuộc bầu cử Quốc hội Liên bang năm 1964, Đảng PAP chỉ giành được 1 ghế (trong khi UMNO giành được 89 trong số 104 ghế) Song tham vọng của UMNO cũng như của PAP đã làm tăng thêm mâu thuẫn và thái độ nghi kỵ giữa hai cộng đồng người Melayu và người Hoa
Chính quyền trung ương Malaysia, dưới sự lãnh đạo của Tổ chức Liên hiệp Dân tộc Malaysia (UMNO), tỏ ra quan ngại về thành phần đa số của người Hoa ở Singapore cũng như những thách thức chính trị của PAP tại Malaysia Lý Quang Diệu công khai chống lại chủ trương dân tộc cực đoan Malaysia Mối quan hệ giữa PAP và UMNO trở nên căng thẳng gay gắt Một
số người trong UMNO muốn bắt giữ Lý Quang Diệu
Căng thẳng sắc tộc gia tăng nhanh chóng trong vòng một năm sau khi Liên bang Malaysia được thành lập và sự căng thẳng này được thúc đẩy bởi Đảng Xã hội Barisan sử dụng phương pháp “khuấy động tình cảm” để chống đối cả hai chính phủ Singapore và chính phủ Liên bang Người Trung Quốc tại Singapore bị phân biệt đối xử, trong khi người Mã Lai lại được cấp ưu đãi đặc biệt (Theo điều 153 của Hiến pháp Malaysia) Trong khi đó, người Mã Lai và người Hồi giáo ở Singapore đã ngày càng kích động bởi những lời buộc tội chính phủ liên bang ngược đãi người Mã Lai Nhiều cuộc bạo loạn chủng tộc diễn ra và lệnh giới nghiêm thường xuyên được áp dụng để lập lại trật tự Tình hình chính trị bên ngoài cũng căng thẳng vào thời điểm đó, Indonesia tích cực chống lại việc thành lập Liên bang Malaysia Tổng thống Indonesia Sukarno tuyên bố tình trạng đối đầu với Malaysia và khởi xướng hành động quân sự chống lại các quốc gia mới, bao gồm các vụ đánh bom vào Nhà hàng MacDonald tháng 3/1965 làm chết 3 người Indonesia cũng tiến hành các hoạt động nổi loạn kích động người Mã Lai chống lại Trung Quốc Một trong những cuộc bạo động nổi tiếng diễn ra vào ngày sinh nhật Muhamad - ngày 21/7/1964 gần Kallang, với gần 23 người chết và 460 người
bị thương gồm cả người Trung Quốc và người Mã Lai [30, pg.47] Có nhiều quan điểm về nguyên nhân của cuộc bạo động này, trong đó có ý kiến cho
Trang 29rằng một người Hoa đã ném chai lọ vào đám đông người Mã Lai trong khi có người nghĩ ngược lại, cho rằng một người Mã Lai đã làm điều này Một số vụ bạo động khác cũng bùng nổ trong tháng 9 năm 1964, khi đám đông cướp phá
xe hơi và các cửa hiệu, khiến cả Thủ tướng Malaysia Tunku Abdul Rahman
và Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu phải xuất hiện trước công chúng nhằm xoa dịu tình hình Giá thực phẩm tăng vọt khi nhiều hệ thống giao thông bị gián đoạn trong thời gian này càng làm cho tình hình xấu hơn
Chính quyền liên bang của Malaysia do người Mã Lai chi phối, vì vậy những người gốc Mã Lai tích cực thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc lo ngại rằng khi Singapore ở Liên bang có thể làm suy yếu và không vì lợi ích của chương trình nghị sự ủng hộ người Mã Lai Một trong những nguyên nhân chính của sự lo ngại này là thực tế người dân vẫn tiếp tục khẩu hiệu
“Malaysia của người Malaysia” Mặt khác người Mã Lai cũng cho rằng sự thống trị kinh tế của cảng Singapore chắc chắn sẽ dẫn đến khả năng chuyển quyền lực chính trị từ Kula Lumpur sang Singapore nếu Singapore vẫn còn trong Liên bang
Các chính phủ tiểu bang và Liên bang cũng có bất đồng trên mặt trận kinh tế Mặc dù đã thỏa thuận trước để thiết lập thị trường chung, Singapore tiếp tục gặp khó khăn khi giao dịch với phần còn lại của Malaysia Để trả đũa, Singapore không cho Sabah và Sarawak vay các khoản vay tương trợ để phát triển kinh tế Thực tế đó cộng với việc các cuộc đàm phán bị phá vỡ, sự xuất hiện ngày càng nhiều bài phát biểu và bài viết có nội dung đả kích khiến UMNO cực đoan kêu gọi bắt giữ cả Thủ tướng Lý Quang Diệu
Cuộc xung đột chủng tộc lớn diễn ra ở Singapore tháng 7/1964 lại tiếp diễn vào tháng 9/1964 khiến 13 người chết và 106 người bị thương, buộc chính phủ phải ban hành lệnh giới nghiêm [29, pg.437] Với mục đích đạt sự bình đẳng của các cộng đồng người trong nước, tháng 5/1965 Đảng PAP đã tập hợp 5 đảng đối lập trong Liên bang thành một liên minh mà mục tiêu là biến Liên bang thành một “Malaysia dân chủ của người Malaysia” Việc này
Trang 30làm tăng thêm mâu thuẫn giữa các nhà lãnh đạo Mã Lai và Singapore Những mâu thuẫn chia rẽ hai bên không chỉ liên quan đến vấn đề chính trị mà còn cả các vấn đề kinh tế, tài chính, thương mại…
Không tìm ra phương cách giải quyết cuộc khủng hoảng trên, Thủ tướng Malaysia Tunku Abdul Rahman quyết định tách Singapore ra khỏi Liên bang Malyasia, cắt đứt mọi quan hệ với chính quyền của một tiểu bang đã không đưa ra bất cứ biện pháp nào chứng tỏ lòng trung thành với chính quyền trung ương Ngày 7/8/1965, Thủ tướng Malaysia Tunku Abdul Rahman tham mưu cho Quốc hội Malaysia bỏ phiếu tách Singapore ra khỏi Liên bang Malaysia, bất chấp nỗ lực mới của các lãnh đạo PAP, bao gồm Lý Quang Diệu giữ Singapore ở lại Liên bang Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu cố gắng xoay sở để tìm ra một thỏa hiệp nhưng không thành công Sau đó, do sự thuyết phục của Ngô Khánh Thụy (Goh Keng Swee), ông nhận ra rằng ly khai
là điều không tránh khỏi Ngày 7/8/1965, Chính phủ Malaysia và Singapore
ký thỏa thuận về độc lập của Singapore Ngày 9/8/1965, Quốc hội Malaysia
đã bỏ phiếu với 126 phiếu ủng hộ việc tách Singapore khỏi Liên bang, các thành viên của Quốc hội Singapore không tham dự Sau khi Singapore ra khỏi Liên bang Malaysia, để xóa bỏ mọi ảnh hưởng của Singapore ở Malaysia, tháng 9/1965, Thủ tướng Abdul Rahman tuyên bố Đảng nhân dân hành động
Trang 31tưởng vào sự kết hợp và thống nhất của hai vùng lãnh thổ Ngay lúc này, tôi,
Lý Quang Diệu, Thủ tướng Singapore, nhân danh nhân dân và chính quyền Singapore, tuyên bố rằng kể từ hôm nay, ngày 9 tháng 8 năm 1965, Singapore
sẽ vĩnh viễn là một quốc gia độc lập, dân chủ với đầy đủ chủ quyền, lập nền trên những nguyên lý của quyền tự do và công bằng hầu mưu tìm phúc lợi và hạnh phúc cho nhân dân đang sinh sống trong một xã hội tối hảo, công bằng
và bình đẳng” [23, pg.56]
Nước Cộng hoà Singapore mới hình thành không có tài nguyên thiên nhiên, không có nguồn nước và khả năng quốc phòng hết sức hạn chế Gánh nặng xây dựng đảo quốc mới đặt lên vai Thủ tướng Lý Quang Diệu Báo The Economist viết: „Cùng sự kết nối với tài nguyên thiên nhiên phong phú của Malaysia bị cắt đứt, Singapore có nguy cơ phải chạy ăn từng bữa Họ không phải là một tập hợp hứa hẹn” [39, pg.4]
1.2 Những nhân tố tác động tới quan hệ Malaysia – Singapore
1.2.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực
Giai đoạn 1965 – 1981, quan hệ Malaysia – Singapore bị chi phối bởi sự phân liệt chung trên trường quốc tế và chịu tác động can thiệp và chia rẽ từ bên ngoài Mâu thuẫn Đông – Tây với hai cực đối đầu Xô – Mỹ, sự cạnh tranh giữa Liên Xô và Trung Quốc, sự câu kết Trung – Mỹ và chính sách Đông Nam Á của Trung Quốc là những lực chia rẽ chủ yếu Mâu thuẫn và tính chất phức tạp của mối quan hệ Xô – Mỹ - Trung ngày càng đè nặng lên quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á
Từ nửa sau thập niên 60, tình hình quốc tế trong khu vực Đông Nam Á
có những biến động mạnh mẽ Mỹ đẩy mạnh chiến tranh Việt Nam, nguy cơ can thiệp của nước ngoài vào khu vực rất rõ ràng Cuộc chiến ở Việt Nam có tác dụng thức tỉnh các dân tộc Đông Nam Á, định hình rõ xu thế liên kết mà
họ cần xây dựng Trong khi đó, bản thân các nước Đông Nam Á đang phải đối chọi với những vấn đề nội bộ mang tính khu vực Sự ra đời tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á năm 1967 với Tuyên bố Bangkok đánh dấu bước
Trang 32tiến mới trong quá trình tiến tới một tổ chức hợp tác khu vực, đặt viên gạch đầu tiên cho việc hình thành một tổ chức hợp tác, thống nhất của toàn khu vực trong tương lai
Vào cuối những năm 1960, tình hình nội bộ của một số nước thành viên ASEAN trở nên phức tạp, các nước ASEAN lúc bấy giờ đều phải đối phó với
sự bất ổn của tình hình trong nước, đồng thời lo ngại về sự giảm bớt dính líu của Mỹ ở Đông Dương và sự rút quân của Anh khỏi khu vực có thể tạo ra
“khoảng trống quyền lực” để các nước lơn khác có thể lợi dụng can thiệp vào Đông Nam Á Để đối phó với tình hình trên, hoạt động của ASEAN trong thời kỳ này mang đậm tính chất chính trị
Trong bối cảnh phức tạp của tình hình quốc tế và khu vực, từ đầu những năm 1970, các nước ASEAN đã có những hoạt động tích cực để giảm thiểu những tác động tiêu cực từ bên ngoài và tạo ra những điều kiện có lợi cho mình Bước vào thập niên 70, các nước ASEAN bắt đầu học được cách điều hòa, cân bằng một cách tối ưu nhất các vấn đề trong hệ thống quan hệ quốc tế, trong quan hệ với các cường quốc, cũng như các nước có chế độ chính trị khác nhau [8, tr.21]
Sự rút lui của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á đã khuyến khích các nước lớn quan tâm nhiều hơn đến khu vực này Cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng của ba nước lớn Mỹ - Liên Xô – Trung Quốc, đặc biệt là sự xích lại gần nhau giữa Mỹ - Trung đã tác động mạnh mẽ đến tình hình Đông Nam Á Chính sự tranh chấp giữa các nước lớn đã trở thành một trong những nguyên nhân làm cho Đông Nam Á tiếp tục là một điểm nóng trong thập niên cuối cùng của cuộc Chiến tranh lạnh
Trên bình diện khu vực, thất bại của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam đã tạo điều kiện cho các nước ASEAN khả năng độc lập, tự chủ hơn trong chính sách, chiến lược đối ngoại Tình hình khu vực Đông Nam Á trong những năm tiếp theo có những diễn biến thuận lợi thông qua các hoạt động ngoại giao nhộn nhịp giữa hai nhóm nước Đông Dương và ASEAN
Trang 33Tình hình quốc tế và khu vực những năm cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80 của thế kỷ XX có những diễn biến phức tạp Do tác động của mối quan
hệ căng thẳng giữa hai siêu cường trong thời gian này, bầu không khí Chiến tranh lạnh lại tiếp tục ảnh hưởng mạnh mẽ đến các khu vực trên thế giới Điều này đã trực tiếp tác động đến tình hình khu vực Đông Nam Á, dẫn đến sự chuyển dịch trong quan hệ giữa ASEAN với nhóm nước Đông Dương Cuộc khủng hoảng trong khu vực bắt đầu và chủ yếu xoay quanh vấn đề Campuchia Đông Nam Á bị chia thành hai nhóm nước đối địch nhau xung quanh vấn đề Campuchia, một bên là các nước Đông Dương còn bên kia là các nước ASEAN
Trên bình diện khu vực đó là sự nổi lên của các nước trong khối ASEAN Sự phối hợp của Trung Mỹ nhằm chống lại Việt Nam và ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô ở Đông Nam Á Sự phân liệt ở Đông Nam Á trở nên
rõ ràng Trong tình hình đó các nước Đông Nam Á bắt đầu chủ động và độc lập hơn trong việc thúc đẩy đối thoại khu vực Ban đầu, xu hướng này còn yếu ớt, song xu hướng đối thoại ngày càng được định hình và ảnh hưởng nhiều đến quan hệ Malaysia – Singapore
1.2.2 Chính sách đối ngoại song phương giữa Malaysia và Singapore
1.2.2.1 Chính sách đối ngoại của Malaysia
Cũng như các quốc gia mới độc lập khác ở châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh, trong quá trình xây dựng một nhà nước mới, đường lối đối ngoại luôn luôn là một vấn đề được chính phủ Malaysia hết sức chú trọng bởi nó góp phần quan trọng vào sự thành công của sự nghiệp phát triển quốc gia Sự định hướng của đường lối này chịu sự tác động không nhỏ của các yếu tố ở khu vực cũng như trên thế giới
Nhìn lại lịch sử Malaysia chúng ta nhận thấy có một số yếu tố chi phối đến việc hoạch định chiến lược phát triển của đất nước này sau năm 1965
Thứ nhất, Malaysia là một nước trung bình về diện tích và một nước nhỏ về
dân số Vị trí địa lý của Malaysia được rất nhiều nước lớn quan tâm vì có eo biển Malacca là nơi tàu thuyền đi lại từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương
Trang 34Là nước bị xâm lược trong quá khứ, hiện nay chỉ mới bắt đầu vươn lên trong khu vực lại ở bên cạnh nước lớn như Indonesia, Thái Lan cho nên Malaysia không thể không chú ý tới việc tạo dựng môi trường quốc tế hòa bình, ổn định
để phát triển đất nước
Thứ hai, vấn đề tôn giáo Đạo Hồi là tôn giáo chính thống của người
Mã Lai Đây là một yếu tố hết sức quan trọng tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của Malaysia Những người đứng đầu các bang
kể cả Penang và Malacca là các tiểu vương, đồng thời cũng chính là người đứng đầu các cộng đồng Hồi giáo Trong các bang có Hội đồng cố vấn tôn giáo giúp việc cho chính phủ của bang Từ đó có thể thấy, mọi vấn đề của đất nước đều liên quan chặt chẽ tới Hồi giáo Hồi giáo ở Malaysia còn là một bộ phận của Hồi giáo thế giới Cho nên, khi xác định chính sách đối ngoại của mình, chính phủ Malaysia không thể không tính đến một chiến lược đối ngoại nói chung của cộng đồng Hồi giáo ở vùng Trung Đông hay Trung Á
Thứ ba, Malaysia là một nước đa dân tộc, trong đó có ba dân tộc lớn là
người Mã Lai, người Trung Hoa và người Ấn Độ Người Mã Lai chiếm hơn 60
% dân số nhưng tiềm lực kinh tế chủ yếu nằm trong tay người Hoa và một số người Ấn Độ, người Anh Với cơ cấu dân cư như vậy, lực lượng chính trị cầm quyền lại chủ yếu là người Mã Lai và họ luôn đề cao chủ nghĩa dân tộc Mã Lai
Hệ thống chính sách của Malaysia rõ ràng phải nghiêng về phía bảo vệ quyền lợi trước hết là cho người bản địa Điều này ở chừng mực nào đó làm xuất hiện vấn đề quan hệ giữa các tộc người ở Malaysia và hơn nữa là vấn đề quan hệ giữa nước lớn như Trung Quốc, Anh và Ấn Độ Vì vậy, trong khi đề cao chủ nghĩa dân tộc Mã Lai, chính phủ Malaysia không thể không tính dến
sự ổn định quan hệ nội bộ để tránh những xung đột nội bộ như đã từng xảy ra, mặt khác phải có chính sách đối ngoại phù hợp với các nước có liên quan Quá trình phát triển của Malaysia là quá trình hoàn thiện một nhà nước Hồi giáo ở Đông Nam Á nhưng cần bảo đảm sự hòa thuận với các cộng đồng khác sinh sống ở đất nước Malaysia
Trang 35Sau khi giành độc lập, đường lối chung về đối ngoại của Malaysia là theo đuổi chính sách không liên kết, thiết lập và duy trì quan hệ với tất cả các nước trên thế giới và tham gia phong trào Không liên kết Tuy nhiên trong từng giai đoạn chính sách đó có những nét khác nhau và mang dấu ấn của chính quyền đương nhiệm Từ 1965 đến 1981 có thể chia làm 3 giai đoạn hoạt động đối ngoại của Malaysia: giai đoạn 1965 – 1971: dưới thời Tunku Abdul Rahman Putra, giai đoạn 1971 – 1976: dưới thời Tun Abdul Razak, giai đoạn
1976 – 1981: dưới thời Tun Hussein Onn
Sau khi Liên bang Malaysia được thành lập, cùng với sự sa sút trong quan hệ với các nước láng giềng ở khu vực Đông Nam Á là Indonesia và Philippines, Chính phủ Malaysia đã tích cực phát triển quan hệ với các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước châu Phi, các nước trung cận đông và các nước châu Á
Trong chuyến đi thăm các nước châu Phi, Malaysia đã thảo luận thiết lập quan hệ ngoại giao với Algeria, Maroc và thỏa thuận trao đổi đại sứ với Tuynizi Đầu năm 1965, phó Thủ tướng Abdul Razak tiến hành chuyến công
du sang một số nước Á Phi như Sri Lanca, Pakistan, Sudan, Li Băng, Kennya, Somali, Ethiopia, Uganda, Tangania và Ai Cập Tháng 4/1965, quốc vương Malaysia sang thăm một số nước Trung đông là Saudi Arabia, Kuwait, Jordan
và Ai Cập Tiếp đó tháng 5 và tháng 6/1965, đoàn đại biểu chính phủ Malaysia do Bộ trưởng Lao động Manikawasagam dẫn đầu thăm thiện chí một số nước châu Phi: Nigiria, Ghana, Guinea, Mali và Bờ biển Ngà Chiến dịch ngoại giao dồn dập mà chính phủ Malaysia tiến hành trong những năm
1964 – 1965 nhằm nhiều mục tiêu Việc phát triển quan hệ với các nước Á Phi vốn là những nước ít nhiều có quan hệ với nước Anh và khối Liên hiệp Anh, những nước Hồi giáo và những nước tham gia phong trào Không liên kết trước hết nhằm củng cố vị trí của Liên bang Malaysia trên trường quốc tế Cùng với việc khẳng định sự ủng hộ nhiệt tình đối với phong trào không liên kết, đồng thời tìm kiếm hậu thuẫn cho việc Malaysia gia nhập phong trào này,
Trang 36chiến dịch ngoại giao trên của chính phủ Malaysia còn nhằm mục đích thiết lập mối quan hệ thân thiết với thế giới Hồi giáo mà Malaysia luôn luôn coi là một hậu thuẫn cần thiết cho sự phát triển của mình Từ Hội nghị thứ 3 của phong trào Không liên kết được tổ chức tại Lusaka (Dambia) tháng 9/1970, Malaysia chính thức gia nhập phong trào Không liên kết Với việc tham gia phong trào Malaysia có thêm điều kiện để bày tỏ quan điểm, lập trường của mình trong các vấn đề cấp bách của thời đại như đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, cuộc đấu tranh cho một trật tự kinh tế thế giới… mà trong đó Malaysia luôn giữ một quan điểm tích cực
Trong quan hệ đối ngoại của Malaysia, quan hệ với các nước trong khu vực Đông Nam Á có một ý nghĩa đặc biệt Đối với Malaysia cũng như các nước khác trong khu vực, điều kiện cần thiết cho sự phát triển quốc gia là an ninh, ổn định và sự hợp tác trong khu vực Sau khi ASEAN ra đời, phó Thủ tướng Malaysia Abdul Razak đã tuyên bố rằng: “Ở Malaysia chúng tôi tin tưởng chắc chắn vào sự hợp tác khu vực và chúng tôi cũng không thấy có sự lựa chọn nào khác đối với các nước mơi, đang phát triển ở Đông Nam Á là cùng nhau quyết định lấy vận mệnh của mình, cùng nhau ngăn ngừa sự can thiệp từ bên ngoài” [41, pg.45]
Việc Tun Abdul Razak thay thế Abdul Rahman đã làm cho Malaysia có bước ngoặt lớn Chính phủ Malaysia đã đề ra chiến lược phát triển đất nước mang tên Kế hoạch triển vọng lần thứ I, trong đó một nội dung hết sức quan trong là triển khai chính sách kinh tế mới nhằm tái cơ cấu nền kinh tế, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo đói
Để phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế, quan hệ đối ngoại của Malaysia đã được phát triển với tinh thần ZOPFAN Tun Abdul Razak đã khẳng định đường lối trung lập trong quan hệ quốc tế của Malaysisa Từ một nước bị nước ngoài đô hộ, Malaysia đã có quan hệ bạn bè rộng rãi với các nước Mỹ Latinh, Châu Á – Thái Bình Dương và vùng Trung Đông Đối với các nước lớn, Malaysia vẫn tiếp tục chính sách hướng về phương Tây, phát
Trang 37triển quan hệ với các nước lớn như Mỹ, Anh để đào tạo cán bộ và tranh thủ
kỹ thuật công nghệ, vốn đầu tư Đối với các nước xã hội chủ nghĩa, Thủ tướng Tun Abdul Razak nhấn mạnh, Malaysia không chủ trương chống cộng nhưng sẽ không phải là nước cộng sản và không đi theo lý thuyết về chủ nghĩa cộng sản
Vào lúc ASEAN được thành lập cũng là thời kỳ tình hình khu vực đang trở nên căng thẳng và chứa đựng nhiều yếu tố gây mất ổn định Nhận thức được điều đó các nhà lãnh đạo các nước trong hiệp hội đã cố gắng nỗ lực hoạt động sao cho ASEAN tồn tại và phát triển Phía Malaysia đã đóng góp không nhỏ trong nỗ lực chung đó Các nhà lãnh đạo Malaysia đã kiên trì tìm kiếm những cơ hội, khả năng để tạo một không khí và tinh thần đoàn kết trong ASEAN, gạt bỏ những mầm mống có thể gây xung đột, chia rẽ tổ chức Malaysia cương quyết ủng hộ việc duy trì biên giới quốc gia đã được hình thành ở trong vùng và cho rằng quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực phải được xây dựng trên cơ sở tránh dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực và mọi vấn đề nảy sinh cần được giải quyết theo con đường hòa bình Theo quan điểm này, phía Malaysia đã ủng hộ dự thảo “thể thức có hiệu quả cho việc giải quyết những tranh chấp trong khu vực” được thảo luận không chính thức tại Hội nghị Ngoại trưởng lần thứ 7 của các nước ASEAN họp vào tháng 5/1974
Cùng với nỗ lực nhằm củng cố ASEAN, Malaysia cũng tích cực phát triển quan hệ song phương với các nước thành ASEAN Trong những năm đầu tồn tại của ASEAN, quan hệ song phương giữa Malaysia với các nước hội viên khác chủ yếu trong lĩnh vực chính trị và an ninh, mặc dù về mặt pháp
lý các nhà lãnh đạo ASEAN luôn luôn khẳng định rằng ASEAN không phải
và không bao giờ là liên minh quân sự Malaysia đã hợp tác với các nước trong việc trao đổi tin tức tình báo, trao đổi kinh nghiệm trong việc chống phong trào ly khai, hợp tác trong việc chuẩn hóa vũ khí, cùng tập trận chung, cùng hoạt động truy quét các lực lượng du kích ở vùng biên giới, ký kết các hiệp định về vùng biên giới chung… Khi ASEAN mở rộng và đẩy mạnh hợp
Trang 38tác nội bộ sang các lĩnh vực khác, Malaysia đã đóng góp tích cực vào những hoạt động trong khuôn khổ chung của hiệp hội cũng như trên cơ sở song phương với từng hội viên của ASEAN
Quan hệ của Malaysia trong khu vực nhằm xây dựng một cơ sở vững chắc cho sự ổn định và nền an ninh khu vực cũng như nền an ninh của chính Malaysia Đó cũng là động lực thúc đẩy Malaysia có nhiều sáng kiến và nỗ lực ngoại giao trong khu vực Malaysia nêu ý tưởng xây dựng khu vực Đông Nam Á hòa bình tự do và trung lập (ZOPFAN) năm 1970 Khi đó tình hình khu vực Đông Nam Á có những thay đổi nghiêm trọng với sự giảm bớt sự có mặt về quân sự của Mỹ và Anh ở khu vực, tạo cơ hội cho các cường quốc khác tăng cường can thiệp vào khu vực và dẫn đến nguy cơ mất ổn định, tiềm
ẩn những nguy cơ xung đột trong khu vực Trong tuyên bố Kuala Lumpur tháng 11/1971, các ngoại trưởng ASEAN khẳng định rằng các nước ASEAN sẵn sang tiến hành những nỗ lực ban đầu, cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch ZOPFAN
Cùng với việc thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (3/1973), rút khỏi tổ chức AZPAK (3/1973), chính phủ Malaysia đã phát triển quan hệ với các nước lớn như Liên Xô, Trung Quốc Việc mở rộng phát triển quan hệ với các nước lớn, ngoài mục đích tìm kiếm sự ủng hộ của các nước cho kế hoạch ZOPFAN, còn nhằm chứng minh đường lối trung lập, chính sách cân bằng giữa các nước lớn mà Malaysia thường khẳng định Chính phủ Malaysia đặt nhiều hy vọng vào chuyến viếng thăm Trung Quốc của Thủ tướng Abdul Razak (1974) Trong chuyến viếng thăm này, ngoài việc quyết định lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, hai bên còn có những
ký kết liên quan đến vấn đề người Hoa ở Malaysia
Chiến thắng của nhân dân ba nước Đông Dương năm 1975 được các nhà lãnh đạo Malaysia đặc biệt hoan nghênh Trong cuộc họp của ngoại trưởng các nước ASEAN họp tại Kuala Lumpur tháng 5/1975, Thủ tướng Abdul Razak đã nhấn mạnh rằng trước đây trong lịch sử của mình, chưa bao
Trang 39giờ các dân tộc Đông Nam Á có điều kiện xây dựng cho mình một nền hòa bình, thoát khỏi sự thống trị và ảnh hưởng của nước ngoài và một nền hòa bình trong đó các nước ở khu vực có thể hợp tác với nhau vì một nền phúc lợi chung [24, pg.281] Việc Malaysia hoan nghênh sự kiện trên đây theo như lời của Thủ tướng Abdul Razak “không đơn thuần chỉ vì cùng với việc kết thúc xung đột ở Đông Dương là sự chấm dứt những hy sinh, đau khổ của con người mà còn vì nó tạo ra một triển vọng cho một nền hòa bình thực sự
và hợp tác trong khu vực” [42, pg.22] Ngay sau khi ngừng tiếng súng ở Đông Dương, chính phủ Malaysia tuyên bố công nhận chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam, chính phủ Campuchia và bày tỏ sẵn sàng trao đổi đại diện ngoại giao với hai nước Tháng 10/1975, Malaysia và Việt Nam thỏa thuận trao đổi đại sứ quán, Malaysia bày tỏ nguyện vọng sẵn sang giúp đỡ Việt Nam trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh Trong những năm cuối thập niên 1970, quan hệ giữa hai nước đã có những bước tiến quan trọng, mở ra một triển vọng mới cho tình hình khu vực Sau khi ở Đông Dương xảy ra những xung đột mới, Malaysia vẫn duy trì mối quan hệ với Việt Nam nhằm góp phần vào việc giải quyết khủng hoảng mới Cũng trong khoảng thời gian này, Malaysia cùng nước láng giềng Indonesia đã có nhiều
nỗ lực trong việc duy trì cuộc đối thoại với các nước Đông Dương, tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Campuchia nhằm ổn định nền hòa bình và an ninh cho khu vực Đông Nam Á
Đối với Singapore, giai đoạn này khi Singapore mới bắt đầu chia tách
chính phủ Malaysia vẫn duy trì mối quan hệ với Singapore Tuy nhiên, mối quan hệ được duy trì trên tư tưởng nước lớn – nước nhỏ Mặc dù Singapore là một nước độc lập, Malaysia vẫn có những động thái can thiệp vào chính sách đối nội cũng như đối ngoại của Singapore Malaysia sử dụng chính sách áp đặt đối với Singapore trên lĩnh vực quân sự, kinh tế, nước Tuy nhiên, với mục đích ổn định nền hòa bình và an ninh để phát triển đất nước, Malaysia chỉ gây sức ép, tạo ra mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước nhưng không sử
Trang 40dụng đến vũ trang Malaysia luôn tin tưởng rằng vấn đề sống còn của Singapore phụ thuộc vào Malaysia Malaysia phản đối gay gắt khi Singapore tuyên bố ủng hộ Indonesia và các nước mà Malaysia đang có mối quan hệ căng thẳng Malaysia cũng sử dụng chính sách tác động vào tâm lý, phát hành báo chí mang tính chất phân biệt chủng tộc làm ảnh hướng đến các cộng đồng tộc người của cả hai nước Chính sách của Malaysia đối với Singapore là áp đặt từ chính trị đến nền kinh tế, chính điều này gây ra mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước Malaysia tố cáo Singapore can thiệp vào công việc chính trị, gây bất ổn trong Malaysia
Sự hình thành chính sách đối ngoại của Malaysia trong thời kỳ 1971
-1976 dựa trên nguyên tắc là: giữ khoảng cách cân bằng và không liên kết Tiếp tục ý tưởng của Tun Abdul Razak, Thủ tướng Tun Hussein Onn đã hướng tới mục tiêu tăng cường hơn nữa vai trò của Malaysia trong khu vực Trong phát biểu của mình tại cuộc họp Thượng đỉnh lần thứ nhất của ASEAN
ở Bali năm 1976 và lần thứ hai ở Kuala Lumper năm 1977, Thủ tướng Tun Hussein Onn đã công khai thể hiện sự ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Malaysia đối với các quốc gia Đông Nam Á Malaysia đồng quan điểm với các nước ASEAN trong giải quyết vấn đề Campuchia
Những nỗ lực của phía Malaysia và các hội viên ASEAN khác đã góp phần tích cực vào việc xác lập được mối quan hệ thân thiện và hiểu biết nhau hơn, giảm bớt được những bất đồng, mâu thuẫn nội bộ, khơi dậy tinh thần hợp tác trong hiệp hội Năm 1977, chính phủ Philippines tuyên bố từ bỏ tham vọng đòi chủ quyền đối với bang Sabah của Malaysia, một vấn đề từng gây rắc rối trong mối quan hệ giữa hai nước trong nhiều năm Trong hội nghị cấp cấp lần thứ 2 của ASEAN được tổ chức ở Kuala Lumpur tháng 8/1977, Thủ tướng Malaysia Hussein Bin Onn đã nhận xét: “… trong khu vực của chúng
ta, chính sách đối đầu đã đi vào dĩ vãng Điều này chủ yếu nhờ mối quan hệ tương hỗ và hợp tác thường xuyên trong nội bộ ASEAN” [24, pg.161]