Sau khi trở thành những quốc gia độc lập, cả hai nước vẫn duy trì mối quan hệ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - kỹ thuật… Tuy nhiên, do chịu sự tác động của nhiều
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HOÀNG XUÂN CƯỜNG
QUAN HỆ NGA – GRUZIA
TỪ NĂM 1991 ĐẾN 2011
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
Hà Nội - 2012
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HOÀNG XUÂN CƯỜNG
QUAN HỆ NGA – GRUZIA
TỪ NĂM 1991 ĐẾN 2011
Ngành: QUỐC TẾ HỌC Chuyên ngành: QUAN HỆ QUỐC TẾ
Mã số: 60 31 02 06
LUẬN VĂN THẠC SĨ
PGS.TS ĐINH CÔNG TUẤN
Hà Nội - 2012
Trang 31.1.1 Thời kỳ Nga Sahoàng (trước năm 1917) 14
1.3.1 Chính sách của các nước lớn đối với quan hệ Nga - Gruzia 25
1.3.3 Chính sách của hai nước đối với nhau 46
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ LĨNH VỰC TRONG QUAN HỆ NGA - GRUZIA (1991 - 2011) 50
2.1 Thời kỳ của Tổng thống Boris Yeltsin (6/1990 - 3/2000) 50
2.1.1 Lĩnh vực chính trị - an ninh - quân sự - ngoại giao 50
2.1.3 Lĩnh vực văn hóa - khoa học kỹ thuật 58
2.2 Thời kỳ Tổng thống Vladimir Putin (3/2000 - 5/2008) 60 2.2.1 Lĩnh vực chính trị - an ninh - quân sự - ngoại giao 60
2.2.3 Lĩnh vực văn hóa - khoa học kỹ thuật 78
2.3 Thời kỳ Tổng thống Dmitry Medvedev (5/2008 - 12/2011) 80
2.3.1 Lĩnh vực chính trị - an ninh - quân sự - ngoại giao 80
2.3.3 Lĩnh vực văn hóa - khoa học kỹ thuật 102
Trang 4CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ NGA - GRUZIA ĐẾN THẾ
GIỚI, KHU VỰC VÀ TRIỂN VỌNG ĐẾN 2020 106
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
5 ASEM The Asia - Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á - Âu
7 BRICS Group Brasil, Russia, India,
China, South Afica
Nhóm 5 nền kinh tế mới nổi: Braxin, Liên bang Nga, Ấn
Độ, Trung Quốc, Nam Phi
8 CARICOM The Caribbean Community
and Common Market
Khu vực buôn bán mậu dịch
Hiệp định buôn bán mậu dịch
tự do và thuế quan chung
phát triển nhất thế giới
13 G - 8 Group of Eight countries Nhóm 7 nước công nghiệp
phát triển nhất thế giới và Liên bang Nga
14 G - 20 Group of Twenty countries Nhóm 20 nền kinh tế mới nổi
và phát triển nhất thế giới
Trang 6nội
Metting
Dự án hợp tác sông Mê Kông
- sông Hằng
21 MERCOSUR Mercado Comu’ndel Sur Khối thị trường chung Nam
Các nước công nghiệp mới
32 SAARC South Asian Association for
Regional Cooperation
Hiệp hội hợp tác khu vực
Nam Á
Trang 733 SCO Shanghai Cooperation
35 TNCs Trans national Cooperations Công ty xuyên quốc gia
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang
Bảng 1: Nhịp độ phát triển GDP của Nga, Gruzia trong những năm đầu
thập niên 90
55
Trang 9QUAN HỆ NGA - GRUZIA TỪ NĂM 1991 ĐẾN 2011
tư cách hai nước cộng hòa trực thuộc
Vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, sau những biến động chính trị, xã hội
to lớn ở Liên Xô dẫn tới việc Liên bang Xôviết phải tuyên bố giải thể vào ngày 30/12/1991 Nga và Gruzia đã tuyên bố trở thành những quốc gia độc lập và đều được cộng đồng quốc tế thừa nhận
Sau khi trở thành những quốc gia độc lập, cả hai nước vẫn duy trì mối quan
hệ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - kỹ thuật…
Tuy nhiên, do chịu sự tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau đã làm cho quan hệ Nga - Gruzia trong suốt 20 năm qua có những bước phát triển thăng trầm Những nguyên nhân đó là:
(1) Quan hệ Nga - Gruzia thuộc mối quan hệ giữa một cường quốc với một nước nhỏ Sau khi Liên Xô sụp đổ (1991), mối quan hệ này đã nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận các nước ở khu vực Kavkaz, châu Âu và cả cộng đồng thế giới do nó ảnh hưởng trực tiếp tới việc hoạch định chính sách của các cường quốc thế giới: Mỹ, Nga, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc Cường quốc khu vực: Thổ Nhĩ Kỳ Các nước trong vùng: Gruzia, Armenia, Azerbaijan ở khu vực giàu tài
nguyên thiên nhiên và có vị trí chiến lược xung yếu này
(2) Sự gia tăng ảnh hưởng của Nga ở Gruzia và khu vực Kavkaz trên các mặt chính trị, an ninh, quân sự, kinh tế, văn hóa nhằm cụ thể hóa tham vọng của Moscow muốn kiểm soát cho được không gian chiến lược hậu Xôviết, Kavkaz và
Trang 10Gruzia vốn luôn được coi là “sân sau”, vùng ảnh hưởng truyền thống của nước Nga Trong khi Gruzia cũng muốn tìm kiếm địa vị, ảnh hưởng mới của mình trong khu vực để phát triển đất nước, nên họ đẩy mạnh quan hệ với Mỹ, EU và các quốc gia Nam Kavkaz nhằm thoát khỏi ảnh hưởng của Nga
(3) Nhiều nguyên nhân do lịch sử từ thời Nga Sahoàng, Liên Xô, đã để lại cho hai nước Nga và Gruzia có nhiều mâu thuẫn trong các vấn đề dân tộc, tôn giáo, văn hóa, lãnh thổ, ngôn ngữ…Giữa Moscow và Tbilisi còn có mâu thuẫn nổi cộm trong vấn đề 3 vùng ly khai: Abkhazia, Nam Ossetia, Atgiaria (vốn là những vùng lãnh thổ của Gruzia nhưng lại có rất đông đảo cộng đồng người gốc Nga sinh sống) Đây làm nhân tố quan trọng dẫn tới cuộc “chiến tranh 5 ngày” giữa Nga với Gruzia
từ ngày 8 đến 12/8/2008
(4) Sự tác động của các thế lực nước lớn: Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc tranh giành ảnh hưởng với Nga ở Gruzia và khu vực Kavkaz trên các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa đã góp phần làm cho quan hệ Nga - Gruzia trở lên mâu thuẫn và phức tạp hơn
Tất cả những mối quan hệ đan xen trái chiều nhau trong quan hệ của Nga với Gruzia, từ khi hai nước này trở thành các quốc gia độc lập năm 1991 đến nay Cùng với sự tác động của các thế lực nước lớn: Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc vào tình hình hai nước và khu vực, đã góp phần làm cho quan hệ Nga - Gruzia luôn trở thành một chủ đề hấp dẫn, nóng bỏng trong quan hệ quốc tế cũng như quan
hệ ở khu vực Kavkaz, châu Âu từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay
Vì những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Quan hệ Nga - Gruzia từ năm 1991 đến 2011” làm luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Quốc tế học
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về nước Nga, Gruzia và mối quan hệ giữa hai nước trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao; kinh tế; văn hóa, khoa học
- kỹ thuật, không chỉ trong giai đoạn cả hai tách khỏi Liên bang Xôviết trở thành các quốc gia độc lập từ năm 1991 đến 2011, mà ngay trong thời kỳ Nga và Gruzia còn đứng chung trong “mái nhà Xô viết” giai đoạn 1917 - 1991
2.1 Những công trình nghiên cứu về nước Nga, Gruzia và mối quan hệ giữa hai nước trên lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao
Trang 11Trong cuốn sách “Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG): Những vấn đề
chính trị và kinh tế nổi bật”, Đặng Minh Đức (chủ biên), (Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội, 2011) Nhóm tác giả trong cụm công trình trên đã đi sâu phân tích mối quan
hệ chính trị, kinh tế giữa Nga, Gruzia với các nước thành viên SNG, sau gần 20 năm hình thành tổ chức này (21/12/1991) Công trình nêu bật được những thành tựu nổi bật của Nga, Gruzia và các quốc gia SNG trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị: hợp tác phát triển kinh tế; khai thác năng lượng (dầu khí, thủy điện, khoáng sản); chống chủ nghĩa khủng bố, ly khai, dân tộc cực đoan; buôn lậu ma túy Nhưng đồng thời cũng nêu ra những thách thức mà Nga, Gruzia và các thành viên SNG đang gặp phải: mâu thuẫn kinh tế, chính trị giữa các nước; tình trạng phát triển kinh tế chậm chạp trong các nước thành viên SNG; các nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố, ly khai, dân tộc cực đoan; sự tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn ở trong khu vực không gian hậu Xôviết có nguy cơ ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của SNG
Cuốn “Liên bang Nga: Hai thập niên đầu thế kỷ XXI”, Nguyễn An Hà (chủ
biên), (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2011) Nhóm tác giả đã nêu ra những thuận lợi và thách thức mà nước Nga đang gặp phải trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI trên các lĩnh vực: chính trị, an ninh, quốc phòng, ngoại giao, kinh tế Nêu ra được những mục tiêu, tham vọng mà chính quyền của Tổng thống Putin và Medvedev đã
đề ra trong nỗ lực đưa Moscow trở thành một cường quốc có tiếng nói ngày càng quan trọng trong các vấn đề chính trị, an ninh, kinh tế của thế giới Qua đó dần lấy lại hình ảnh của một nước Nga siêu cường như Liên Xô cũ đã đạt được
“Sự vươn lên của nước Nga dưới thời Tổng thống Putin”, (Nguyễn Thanh
Hiền, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 11 (86), Hà Nội, 2007, tr.57 - 61) Trong bài viết, tác giả đã nêu ra được những thành tựu to lớn mà nước Nga đã đạt được trong
7 năm (2000 - 2007) dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Putin Những thành tựu này được thể hiện rất rõ nét trên tất cả các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, chính sách đối ngoại, quân sự, kinh tế Nó góp phần rất quan trọng giúp nước Nga dần lấy lại được hình ảnh của một cường quốc kinh tế, chính trị, quân sự như Liên Xô
cũ đã từng có
Trang 12“Xung đột quân sự ở Nam Ossetia: Nguyên nhân, phản ứng quốc tế và triển vọng tình hình”, (Vũ Dương Huân, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 8 (95), Hà Nội,
2008, tr.15 - 24) Trong bài viết, tác giả đã đi sâu phân tích nguyên nhân dẫn tới cuộc xung đột quân sự ở Nam Ossetia giữa chính phủ Gruzia với lực lượng dân quân của vùng lãnh thổ ly khai này Sự can thiệp của nước Nga vào cuộc xung đột trên, dẫn tới chiến tranh Nga - Gruzia tháng 8/2008, phản ứng của cộng đồng quốc
tế với sự kiện này và triển vọng tình hình ở Nam Ossetia trong những năm tới đây
“Xung đột Nga - Gruzia: liều thuốc thử”, (Nguyễn Cảnh Toàn, Tạp chí
Nghiên cứu châu Âu, số 8 (95), Hà Nội, 2008, tr.25 - 35) Trong bài viết, tác giả đã
đi sâu phân tích cuộc chiến nhìn từ góc độ của hai phía Nga và Gruzia Đối với Nga, cuộc chiến này là liều thuốc thử thực sự với họ Thông qua việc tiến hành cuộc
“chiến tranh 5 ngày” chống lại chính quyền Tbilisi, Moscow muốn khẳng định với
Mỹ, phương Tây và các thế lực khác rằng: nước Nga đang trở lại là một cường quốc như Liên Xô trước đây đã từng có Bất kì thế lực nào muốn tranh giành ảnh hưởng với Nga ở khu vực không gian hậu Xôviết mà bỏ qua quyền lợi của Moscow, thì Cremli sẽ giánh trả lại các thế lực đó bằng mọi biện pháp có thể, kể cả bằng vũ lực
Còn với chính quyền Tbilisi, họ cũng muốn tìm kiếm địa vị, ảnh hưởng mới trong khu vực để phát triển đất nước, nên đẩy mạnh quan hệ với Mỹ, EU và các quốc gia Nam Kazkav nhằm thoát khỏi ảnh hưởng của Nga Gruzia còn muốn sử dụng biện pháp quân sự để giành lại Abkhazia và Nam Ossetia, tách 2 vùng ly khai này khỏi ảnh hưởng của Moscow Nhưng những nỗ lực này của Tbilisi đã bị thất bại
do gặp phải phản ứng mạnh mẽ bằng biện pháp quân sự từ phía Nga
“Xung đột tại Nam Ossetia: một hình mẫu xung đột trong thời đại toàn cầu hóa”, (Bùi Hiền, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 10(97), Hà Nội, 2008, tr.24 - 29)
Trong bài viết, tác giả đã phân tích rõ đặc điểm của cuộc xung đột tại Nam Ossetia, đồng thời cũng đã nêu ra được một mô hình xung đột của quan hệ quốc tế đương đại cùng những tham vọng, tính toán của các bên khi tham gia cuộc xung này
“Từ Kosovo và Montenegro đến Nam Ossetia và Abkhazia cùng những khu vực ly khai khác”, (Đức Minh - Hoài Phương, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 9
(96), Hà Nội, 2008, tr.16 - 24) Trong bài viết, các tác giả đã đi sâu phân tích những tác động của sự kiện Montenegro và Kosovo được độc lập đối với các khu vực ly
Trang 13khai khác ở không gian hậu Xôviết, đặc biệt là đối với hai vùng lãnh thổ ly khai ở Gruzia là Abkhazia và Nam Ossetia Thái độ của các nước Mỹ, EU, phương Tây, Nga và các tổ chức quốc tế đối với sự kiện độc lập của Kosovo và Montenegro Hệ quả tiêu cực của các sự kiện trên đối với các vùng ly khai ở trên thế giới, khu vực SNG và Gruzia cũng như quan hệ quốc tế trong những năm tới đây
Bên cạnh đó, các tác giả nước ngoài cũng có những công trình nghiên cứu về nước Nga, Gruzia và mối quan hệ giữa hai nước trên lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao
Cuốn sách “From Stalin to Yeltsin”, Baibakov.N.G, (Publiser by Moscow,
Russia, 2000) đã nói lên bức tranh chính trị, kinh tế, xã hội của nước Nga, từ khi quốc gia này còn nằm trong thành phần của Liên bang Xôviết dưới sự lãnh đạo của Tổng bí thư Stalin (năm 1924) tới khi Liên bang Nga trở thành một quốc gia độc lập (12/6/1990) với vị Tổng thống đầu tiên là Yeltsin Đây cũng là nhân vật đã lãnh đạo nước Nga trong suốt thập niên 90 của thế kỷ XX (12/6/1990 - 31/12/1999) Một thập kỷ được đánh giá là đầy sóng gió trong lịch sử của nước Nga hiện đại
“The foreign policy from Post - Soviet to Russia now The leason from the
conflic with Gruzia”, (A.V.Lukin, “Russia in the world policy” Magazine, No 6,
Russia, 2008) Nói về sự thay đổi chính sách đối ngoại của nước Nga tại các khu vực trên thế giới, ở không gian hậu Xôviết, Nam Kavkaz…Sự thay đổi này thể hiện rất rõ trong thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Yeltsin và Putin Thời kỳ Yeltsin là giai đoạn nhượng bộ trong chính sách đối ngoại của Nga với phương Tây ở nhiều khu vực, vùng lợi ích của Moscow trên khắp thế giới Trong khi thời kỳ Putin, nước Nga đã trở lại vị thế cường quốc, giành giật ảnh hưởng với Mỹ, phương Tây tại các quốc gia, khu vực vốn trước đây thuộc vùng ảnh hưởng truyền thống của Moscow
Nhằm phác họa sự kiện “19/8/1991” dẫn đến sự tan rã của Liên Xô, cuốn
sách “Gorbachev - Riot: August even from inside”, của nhóm tác giả Lukianov.A,
Pavlov.V, Cruiskov.V, (Publisher Moscow, Russia, 1994) đã đi sâu phân tích cuộc chính biến ngày 19/8/1991 của những người muốn đảo chính lật đổ Tổng thống Liên Xô Gorbachev, nhằm duy trì Liên bang Xôviết khỏi bị sụp đổ Nhưng những
nỗ lực này của họ đã bị thất bại Bởi Gorbachev và phe cánh đã nắm trước diễn biến tình hình, chờ cơ hội cho những người tiến hành đảo chính rồi họ mới ra tay Đây là
Trang 14cái cớ hợp pháp mà kẻ phản bội Đảng Cộng sản và nhân dân Liên Xô này chờ đợi
từ lâu để hắn có cớ tuyên bố sự giải tán của Đảng Cộng sản Liên Xô và Liên bang Xôviết Cuộc chính biến 19/8/1991 thất bại, đã dẫn đến một sự thực là: chủ nghĩa xã hội không còn tồn tại ở Liên Xô nữa Đây là tổn thất vô cùng to lớn đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, cũng như phong trào cách mạng trên thế giới
“South of Kavkaz, one year and half after “five days of war””, (Gaids
Minassian, Strategy Studying Group Magazine, France, March 2010) Tác giả đi sâu phân tích tình hình Nam Kavkaz 18 tháng sau cuộc “chiến tranh 5 ngày” Nga - Gruzia tháng 8/2008 Nga đã giành lại ảnh hưởng và lợi thế nhất định ở khu vực này Buộc các cường quốc thế giới: Mỹ, EU Cường quốc khu vực: Thổ Nhĩ Kỹ Các nước trong vùng: Armenia, Azerbaijan và Gruzia phải chuyển hướng chính sách, tái tổ chức lại vị thế của mình đề có thể đối phó với những sáng kiến hành động của chính quyền Nga
“The way the Russian Empire out of the crisis”, (Jeffrey Mankoff, Russie
Nei.Visions Magazine, No 48, United States, March 2010) Nói về tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ thế giới (2007 - 2010) tới nền kinh tế Nga Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này tới chính sách đối ngoại của Moscow ở không gian hậu Xôviết; khu vực Trung Á và Kavkaz; Mỹ; Trung Quốc; EU
2.2 Công trình nghiên cứu về nước Nga, Gruzia và mối quan hệ hai nước trên lĩnh vực kinh tế
“Liên bang Nga trong nền kinh tế thế giới trước thềm thế kỷ XXI”, (Nguyễn
An Hà, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 4, Hà Nội, 2000, tr.43 - 48) Tác giả đã nêu
ra những khó khăn kinh tế to lớn mà nước Nga gặp phải sau khi tách khỏi Liên Xô trở thành một quốc gia độc lập năm 1991 Tiềm lực kinh tế suy giảm, sản xuất giảm sút, lại chịu ảnh hưởng của những bất ổn chính trị trong nước và khủng hoảng kinh
tế kéo dài trong thập niên 1990 đã làm cho nền kinh tế Liên bang Nga đứng bên bờ vực của sự sụp đổ Những khó khăn, thách thức trên sẽ là những chướng ngại rất lớn cho nền kinh tế của Liên bang Nga khi quốc gia này bước vào thế kỷ XXI
“Hoạt động ngoại thương của các nước SNG trong những năm đầu thế kỉ XXI”, (Đinh Mạnh Tuấn, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 2 (50), Hà Nội, 2003, tr
48 - 55) Tác giả đã đề cập đến mối quan hệ kinh tế, ngoại thương giữa giữa Nga
Trang 15với Gruzia và các nước SNG trong những năm đầu thế kỉ XXI Mối quan hệ ngoại thương giữa hai nước và với SNG cũng đạt được một số thành tựu quan trọng: Đó là tăng cường hợp tác buôn bán các sản phẩm nông, công nghiệp nội khối, xuất khẩu các mặt hàng chiến lược về năng lượng (dầu khí, than đá, điện), khoáng sản, kim loại màu sang thị trường châu Âu, Á và thế giới Điều này giúp cho Nga, Gruzia
và các nước SNG thu được nhiều nguồn ngoại tệ quan trọng để phát triển đất nước
Nhưng đồng thời, bài viết cũng nêu ra được những hạn chế mà ngoại thương của Nga, Gruzia và các nước SNG hiện đang gặp phải: Các sản phẩm xuất khẩu tương đối giống nhau về một số mặt hàng nhất định (chủ yếu là xuất khẩu năng lượng, khoáng sản thô); thị trường xuất khẩu của SNG quá phụ thuộc vào EU… Điều này đã hạn chế không nhỏ sự phát triển của ngoại thương các nước SNG
“Khủng hoảng tài chính thế giới và những tác động tới Liên bang Nga”,
(Nguyễn An Hà, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 12.(99), Hà Nội, 2008, tr.8 - 17) Tác giả đã đi sâu phân tích và làm rõ những tác động to lớn của khủng hoảng tài chính châu Á (1997 - 1998) và cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 tới nền kinh tế của nước Nga Cuộc khủng hoảng tài chính 1998 đã làm cho nền kinh tế Liên bang Nga đứng bên bờ vực của sự sụp đổ Còn cuộc khủng hoảng kinh tế lần
2, dù chỉ diễn ra ở nước Nga trong một thời gian tương đối ngắn (nửa cuối năm 2008) nhưng nó đã gây ra những hậu quả vô cùng to lớn tới nền kinh tế Nga Trong vòng 3 tháng, dự trữ ngoại tệ của nước Nga đã từ mức đỉnh 597,5 tỉ USD (8/2008) xuống còn 453,5 tỉ USD vào giữa tháng 11, giảm 144 tỉ USD hay 24%
“Nga gia nhập WTO và một số vấn đề xã hội”, (Trần Phương Hoa, Tạp chí
Nghiên cứu châu Âu, số 8 (74), Hà Nội, 2006, tr.55 - 63) Trong bài viết, tác giả đã
đi sâu tìm hiểu những biến chuyển về mặt xã hội trong lòng nước Nga trong quá trình Nga hướng tới gia nhập WTO Những biến chuyển này được thể hiện rõ trong các vấn đề di dân, lực lượng lao động, sở hữu trí tuệ và mức sống của người dân Những tác động trên được dự báo không phải là quá lớn Bởi Nga đang từng bước chuyển giao vai trò quản lý và giám sát nhà nước về các vấn đề xã hội sang cho chính quyền địa phương, nhóm xã hội, các tổ chức xã hội và cho chính các công dân Tuy nhiên việc xây dựng một xã hội và nhà nước phúc lợi với các thiết chế của
nó đòi hỏi một quá trình lâu dài
Trang 16Bên cạnh đó, các tác giả nước ngoài cũng có các công trình nghiên cứu về nước Nga, Gruzia và mối quan hệ giữa hai nước trên lĩnh vực kinh tế
“Why Russia don’t join WTO?”, (Anders Aslund, “The Washington
Quarterly” Magazine, No 4, United States, March 2010) Tác giả đã làm rõ những nguyên nhân chính mà Nga không gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) bao gồm cách tiếp cận của giới lãnh đạo chính trị Nga, vấn đề thể chế, thái độ nước lớn và những mâu thuẫn trong nội bộ giới chính trị Nga Một nguyên nhân quan trọng nữa mà Nga chưa thể gia nhập tổ chức WTO sớm được là do những cản trở từ
Mỹ, EU và Gruzia Những căng thẳng chính trị với Gruzia (đặc biệt là sau cuộc chiến tranh 5 ngày Nga - Gruzia tháng 8/2008) đã ảnh hưởng tiêu cực đến vòng đàm phán WTO của Moscow với nước này Đây là những lý do chính khiến Nga không
gia nhập WTO
“Russia, accession prospect increasingly fragile”, (Sergey Minaev, business
report, Russia, August 2008) Trong bài viết, tác giả đã phân tích những khó khăn của Nga khi gia nhập WTO bởi giữa Moscow và EU, Mỹ vẫn bất đồng với nhau trong nhiều vấn đề: Nga chưa hủy bỏ biện pháp thu phí hai lần với máy bay nước ngoài bay trên lãnh thổ Nga, trợ giá cho nông nghiệp…Nga vẫn tiếp tục tuyên bố chỉ gia nhập WTO theo điều kiện của mình, còn phương Tây thì tiếp tục nghi ngờ thành tâm của Nga thực hiện những thỏa thuận đã đạt được Những trở ngại này sẽ làm cho triển vọng gia nhập WTO của Nga ngày càng mong manh
“Russia: Resulf of 4 working years of President Medvedev”, (Pavel Danillin,
Independent Newspaper, Russia, 15 October 2011) Tác giả đã nêu bật được những thành tựu mà ông Medevedev đạt được sau 4 năm làm tổng thống Liên bang Nga
Đó là: giành thắng lợi trong “cuộc chiến 5 ngày” với Gruzia tháng 8/2008, giành quyền đăng cai Olimpic mùa đông Sochi năm 2014, giải vô địch khúc côn cầu thế giới năm 2016, vòng chung kết World Cup 2018 Cùng với hàng loạt các thành tựu khác về chính trị, kinh tế, xã hội như: đưa nước Nga ra thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nâng cao tuổi thọ của người dân, thực hiện thành công chính sách tăng dân số Nga, tăng thu nhập cho người dân, tỉ lệ tội phạm giảm, kinh
tế tăng trưởng khá ổn định, Nga được kết nạp vào WTO (17/12/2011), nợ công thấp, dự trữ ngoại tệ cao thứ 3 thế giới đạt 517 tỉ USD năm 2008, chương trình hiện
Trang 17đại hóa nền kinh tế Nga đã bắt đầu phát huy hiệu quả, hệ thống chính trị ở nước Nga được duy trì ổn định, vai trò của Đảng nước Nga thống nhất được củng cố vững chắc…Những thành tựu trên đã đưa nước Nga trở thành 1 trong 10 nền kinh tế lớn nhất, vị thế chính trị nước Nga được củng cố vững chắc trên trường quốc tế
“Analysis of the new strategy, “modernization” of Russia”, (Peace and
development”, China, June 2011) Bài viết đi sâu phân tích về chiến lược “hiện đại hóa” của nước Nga do Thủ tướng Nga Putin đề xuất ý tưởng vào cuối năm 2008, đưa ra những qui hoạch tương đối rõ ràng đối với mục tiêu, đường lối, phương thức phát triển cho nền kinh tế Nga trước năm 2020 Làm rõ chiến lược hiện đại hóa nước Nga của “tổ hợp Medvedev - Putin” với 5 phương hướng để hiện đại hóa kỹ thuật trong tương lai: nâng cao hiệu quả hiệu xuất nguồn năng lượng, trong đó bao gồm nguồn năng lượng mới; công nghệ hạt nhân, công nghệ du hành vũ trụ, trước hết là thông tin vệ tinh (hệ thống thông tin định vị toàn cầu GLONASS); kỹ thuật chữa bệnh, kỹ thuật thông tin chiến lược, phổ biến rộng rãi truyền hình kỹ thuật số
và mạng thông tin di động thế hệ thứ tư (4G) Đồng thời nêu ra được triển vọng tương lai của Nga trong việc thực hiện sự hiện đại hóa này
2.3 Công trình nghiên cứu về nước Nga, Gruzia và mối quan hệ giữa hai nước trên lĩnh vực văn hóa, khoa học - kỹ thuật
Trong cuốn sách “Cộng đồng các quốc gia độc lập quá trình hình và phát
triển” của tác giả Nguyễn Quang Thuấn (chủ biên), (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,
2007, tr.40 - 41 và tr.169 - 174) đã phân tích sâu sắc sự giao thoa văn hóa, tôn giáo, dân tộc rất chặt chẽ giữa Nga với Gruzia và các nước SNG như: người Nga theo Chính thống giáo có liên chặt chẽ với người theo tôn giáo này ở Armenia, Gruzia Người Hồi giáo ở Nga có quan hệ gắn bó với người Hồi giáo ở Gruzia, Azerbaijan
…Đồng thời cũng chỉ ra những mâu thuẫn, xung đột về văn hóa, dân tộc, tôn giáo giữa các nước ở trong khu vực: người Hồi giáo ở Nga có mâu thuẫn với người theo đạo Chính thống giáo Người Ossetia nói tiếng Batư mâu thuẫn gay gắt với người Gruzia nói tiếng Kavkaz, người Armenia theo đạo Chính thống có mâu thuẫn với người Azerbaijan theo Hồi giáo…Điều này đã tạo nên bức tranh văn hóa rất đa dạng
và phức tạp ở khu vực Kavkaz và SNG
Trang 18Bên cạnh đó, tác giả cũng đã nêu bật sự hợp tác giáo dục, khoa học - kỹ thuật giữa Nga với Gruzia và các nước SNG khi các nước đã tiến hành xây dựng được một không gian thông tin chung nhằm mở rộng khả năng trao đổi thông tin giữa các nước Bản kế hoạch tổng thể về dự án này đã Hội đồng Nguyên thủ các quốc gia SNG phê duyệt vào năm 1998
Trong cuốn sách “Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG): những vấn đề
kinh tế - chính trị nổi bật” của tác giả Đặng Minh Đức (chủ biên), (Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội, 2011, tr.60 - 72) đã phân tích sâu sắc những sự đa dạng về xung đột văn hóa, dân tộc, tôn giáo và ly khai tại Nga, Gruzia và các nước SNG trong những năm vừa qua với những nguyên nhân sau: 1)Tranh chấp lãnh thổ liên quan trực tiếp đến các cuộc xung đột sắc tộc, văn hóa Vấn đề này thường có quan hệ mật thiết với Nga 2)Nguyên nhân và trách nhiệm của phía Nga Bản thân nước Nga cũng muốn tạo “vùng đệm” an toàn cho mình và răn đe những quốc gia SNG muốn thân Mỹ và phương Tây và tách khỏi quĩ đạo ảnh hưởng của Nga 3)Nguyên nhân về kinh tế, xã hội 4)Nguyên nhân đã ngôn ngữ, đa văn hóa 5)Nguyên nhân đa dân tộc, sắc tộc và
đa tôn giáo cùng với những biến động phức tạp về nhân khẩu học 6)Nhân tố ô nhiễm, suy thoái môi trường và sự không công bằng trong việc phân chia tài nguyên thiên nhiên 7)Nguyên nhân lịch sử về phân bố, di cư dân tộc, lãnh thổ 8)Nguyên nhân lịch sử - mối quan hệ quá khứ của các dân tộc, sắc tộc với bộ máy cai trị 9) Nguyên nhân đức tin 10)Sự yếu kém của hệ thống bộ máy chính trị của các cấp chính quyền, đặc biệt là chính quyền cấp cơ sở 11)Nguyên nhân hối lộ, tham nhũng
và kỳ thị dân tộc 12)Nguyên nhân bên ngoài: Mỹ, phương Tây và một số quốc gia Hồi giáo khác không muốn Nga và SNG ổn định và mạnh lên
“Tác động của các nhân tố truyền thống và lịch sử đến sự hình thành các chiến lược của Liên bang Nga sau Chiến tranh Lạnh”, (Hà Mỹ Hương, Tạp chí
Nghiên cứu châu Âu, số 11, Hà Nội, 2008, tr.44 - 51) Trong bài viết, tác giả khắc họa rõ nét một số nhân tố mang tính truyền thống và lịch sử đã và đang tác động đến sự hình thành các chiến lược của Liên bang Nga từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc đến nay, mà cụ thể là Chủ nghĩa dân tộc Đại Nga và Chủ nghĩa cấp tiến Nhưng mức độ tác động, hay tầm ảnh hưởng của từng nhân tố đó thể hiện trong chiến lược, chính sách phát triển của nước Nga, tùy thuộc vào nhận thức và tư duy
Trang 19của giới cầm quyền Nga trong các nhiệm kỳ cụ thể Hơn nữa, không thể không nói đến dấu ấn mà các cá nhân lãnh tụ để lại trong các chiến lược, chính sách trong các nhiệm kỳ lãnh đạo của họ Đây cũng là một nét truyền thống ở Nga và Liên Xô, khi
mà vai trò của cá nhân lãnh tụ thường được quần chúng nhân dân đề cao, coi trọng Đến lượt mình, các cá nhân lãnh tụ ở Nga hiện nay, Liên Xô trước đây nhiều khi đóng vai trò “thay đổi cả lịch sử” của quốc gia, nhà nước dân tộc hoặc theo hướng tích cực, phản tiến bộ hay kéo giật lùi những tiến bộ về văn minh của dân tộc Nga lại phía sau
Bên cạnh đó, các tác giả nước ngoài cũng có các công trình nghiên cứu về nước Nga, Gruzia và mối quan hệ hai nước trên lĩnh vực văn hóa, khoa học - kỹ thuật
Cuốn sách “The clash of civilizations”, Samuel Huttington (Publisher
Ottawa, Canada, 1996) Tác giả đã làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự giao thoa cũng như xung đột về văn hóa giữa các dân tộc ở khu vực Kavkaz Trong đó có sự giao thoa, xung đột giữa người Nga với người Gruzia, hai dân tộc ở khu vực này
“The benefit range or sphere of influence of Russia”, (The Washington
Quarterly, No 10, United States, 2009, p 31-32) Bài viết đi sâu phân tích và làm rõ mặc dù có sự nổi lên của vị trí của các ngôn ngữ dân tộc ở các nước mới độc lập và
sự du nhập của tiếng Anh (và mức độ nhỏ hơn nhiều của các ngôn ngữ khác) nhưng tiếng Nga vẫn có vị trí rất quan trọng tại Gruzia và các nước thuộc Liên Xô cũ Riga, thủ đô của Latvia, phần lớn vẫn nói tiếng Nga Ở Ucraina cũng vậy Minks gần như hoàn toàn nói tiếng Nga Trong giới tinh hoa chính trị ở Trung Á, Gruzia
và các nước Nam Kavkaz, tiếng Nga vẫn là ngôn ngữ thứ hai Như vậy, ảnh hưởng của tiếng Nga và văn hóa Nga ở không gian hậu Xôviết vẫn rất sâu rộng, mối quan
hệ văn hóa giữa nước Nga với Gruzia và các nước SNG vẫn rất gắn bó, khăng khít
“Almanach 5000 years, world civilization” của hai tác giả Chu Hữu Chí,
Khương Thiếu Bá (đồng chủ biên) (Publisher Beijing, China, 2004) đã giới thiệu một cách sâu sắc nền văn hóa của các dân tộc Nga, Gruzia, Azerbaijan, Armenia cùng các tôn giáo như: Chính thống giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo…ở khu vực Kavkaz Đồng thời cũng nêu ra những mâu thuẫn về dân tộc, tôn giáo, văn hóa giữa người Nga với Gruzia và các dân tộc ở khu vực này
Trang 20Tóm lại: Tất cả các công trình trên đã phân tích khá toàn diện về tình hình
nước Nga, Gruzia và mối quan hệ hai nước trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật Đồng thời nêu ra được những thuận lợi cũng như mâu thuẫn, xung đột mà cả hai đang gặp phải trong suốt hai thập
kỷ trở thành hai quốc gia độc lập (1991 - 2011)
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Làm rõ thực trạng quan hệ Nga - Gruzia trên các lĩnh vực: chính trị, an ninh, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật từ năm 1991 đến năm 2011 Từ đó phân tích ảnh hưởng của mối quan hệ này đến quan hệ quốc tế và khu vực Đồng thời đánh giá triển vọng quan hệ Nga - Gruzia đến năm 2020
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện mục tiêu trên nhiệm vụ của luận văn là:
Phân tích làm rõ những nhân tố cơ bản tác động đến quan hệ Nga - Gruzia Phân tích quan hệ Nga - Gruzia trên các lĩnh vực chính trị, an ninh, đối ngoại , kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật từ năm 1991 đến năm 2011
Phân tích tác động của quan hệ Nga - Gruzia đến khu vực và quan hệ quốc
tế
Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quan hệ Nga - Gruzia Từ đó đưa
ra dự báo triển vọng của mối quan hệ này đến năm 2020
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu về quan hệ Nga - Gruzia trên các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh
tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật
4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu mối quan hệ Nga - Gruzia từ năm 1991 đến năm 2011
5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn nghiên cứu Chủ nghĩa Mác - Lênin về quan hệ quốc tế trong đó bao gồm: Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp xã hội: lôgíc, lịch sử, so sánh, tổng hợp…Để nghiên cứu về quan hệ Nga - Gruzia sau chiến tranh Lạnh
Trang 216 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Những nhân tố tác động đến quan hệ Nga - Gruzia
Chương 2: Một số lĩnh vực trong quan hệ Nga - Gruzia (1991 - 2011) Chương 3: Tác động của quan hệ Nga - Gruzia đối với thế giới, khu vực
và triển vọng đến 2020
Trang 22CHƯƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ NGA
-GRUZIA
1.1 Nhân tố lịch sử
1.1.1 Thời kỳ Nga Sahoàng (trước năm 1917)
Nga và Gruzia là hai quốc gia nằm ở khu vực Kavkaz, đây là khu vực có lịch
sử, văn hóa, tôn giáo, dân tộc rất đa dạng và phức tạp
Về dân tộc - tôn giáo: Kavkaz là vùng đất có sự đa dạng về sắc tộc với các
tộc người chính: người Nga, Armenia, Gruzia, Azerbaijan, Abkhazia Người Nga, Armenia, Gruzia chủ yếu theo đạo Chính thống giáo; người Azerbaijan, Abkhazia theo Hồi giáo Sự đa dạng còn được thể hiện ở ngôn ngữ: Người Nga nói tiếng Nga
;người Gruzia nói tiếng Kavkaz; người Ossetia nói gần giống với tiếng Batư
Khu vực Kavkaz là vùng đất có lịch sử rất lâu đời Vào khoảng thiên niên kỷ
I TCN, nơi đây đã là địa bàn sinh sống của nhiều tộc người: Gruzia, Armenia Đây cũng là địa bàn tranh giành ảnh hưởng của nhiều cường quốc trong lịch sử:
Vào thế kỷ thứ VII TCN, khu vực này nằm trong vùng ảnh hưởng của đế quốc Batư cổ đại Sau đó, dưới triều đại của vua Macedonia Alesander Đại đế (năm
336 đến 323 TCN), Kavkaz lại trở thành vùng đất của đế quốc này
Năm 324 SCN, Hoàng đế Lamã là Constantin đã chọn Constantinople làm thủ đô Lamã, chia tách Lamã thành Lamã phương Tây và Lamã phương Đông, đồng thời Thiên chúa giáo cũng bị tách làm Cơ đốc giáo phương Tây (Cơ đốc giáo Lamã)
và Cơ đốc giáo phương Đông (Cơ đốc giáo chính thống) Cơ đốc giáo chính thống với thủ đô được lựa chọn là Constantinople (nay là Istanbul thuộc Thổ Nhĩ Kỳ), đây chính là tiền đề quan trọng hình thành đế quốc Bizantin [7, tr.41]
Trong thời kỳ cai trị của của đế chế Byzantin (324 - 1453), đế chế này có lãnh thổ trải dài đến Armenia và Gruzia ở phía Đông và nam bán đảo Italia ở phía Tây, trùm lên toàn bộ Balkan và vùng Tiểu Á trong đó có nước Thổ Nhĩ Kỳngày nay (dưới triều đại của vua Basil II - 1025) [7, tr.41]
Sau khi đế chế Byzantil sụp đổ năm 1453, đã xuất hiện một đế chế mới là Ốttôman Trong giai đoạn phồn thịnh nhất của mình từ cuối thế kỷ XVI đến cuối thế
kỷ XVII, đế chế này đã trở thành một trong những cường quốc ở châu Âu, chiếm
Trang 23lĩnh toàn bộ vùng Balkan, Bắc Phi, trải đến tận Kavkaz ở phía Đông và tới tận vương quốc Ba Lan - Litva ở phía Bắc [7, tr.41-42]
Vào cuối thế kỷ XV, lịch sử châu Âu đã xuất hiện một đế quốc mới Đế chế Nga Sahoàng Nền tảng của đế chế này được dựng lên trong thời kỳ trị vì của Ivan III (1462 - 1505) người đã loại bỏ sự cai trị của Mông Cổ và lập ra một nhà nước sắc tộc Nga tập trung hóa; con trai ông Vassili (1505 - 1533) người đã hoàn thành việc “thu lại những mảnh đất Nga” bằng việc thêm vào các công quốc Smolensk, Pskov và Ryzan; cháu trai ông Ivan IV (1533 - 1584) người đã thông qua các cuộc chinh phục Kazan và Astrakhan, đã biến nhà nước sắc tộc Nga với giáo hội Cơ đốc giáo chính thống thành một đế chế đa sắc tộc với yếu tố Hồi giáo đáng kể - và tuy thế, ngày càng Nga hóa Năm 1703, Pie Đạiđế lên nắm quyền ở nước Nga và trong suốt 70 năm sau khi ông lên nắm quyền, người Nga đã thực dân hóa Siberi và vươn tới bờ biển Thái Bình Dương Trong thế kỷ XIX, Nga đã cạnh tranh gay gắt với các nước về quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ nằm giữa họ Phần Lan và các nhà nước Baltic; Ba Lan và các nước Balkan; khu vực Kavkaz và Trung Á; Mông Cổ và Mãn Châu Lý [37, tr.16-17]
Do có vị trí xung yếu và đặc biệt quan trọng ở châu Âu nên trong suốt thế kỷ XIX, Kavkaz đã trở thành địa bàn tranh giành ảnh hưởng giữa các cường quốc: Anh, Nga, Ốttôman, Pháp quyết liệt là giữa đế quốc Nga và Ốttôman
Năm 1807 - 1812, cuộc chiến tranh kéo dài 5 năm giữa Nga - Ốttôman đã diễn ra và nước Nga giành thắng lợi trong cuộc chiến này Tại Hội nghị Viên (Áo) năm 1815, 3 cường quốc thắng trận trong cuộc chiến với đế chế Napênêông I là: Anh, Áo, Phổ đã yêu cầu Ốttôman phải trao cho đế quốc Nga vùng Batumi…nước Nga đã giành được từ Ốttôman những vùng đất này Năm 1853 - 1856, Nga và Ốttôman diễn ra cuộc chiến tranh lần I, với sự hậu thuẫn của Anh, Phổ, Pháp, Áo - Hung Ốttôman đã giành thắng lợi trong cuộc chiến này và giành lại vùng Batumi
từ tay Nga Sahoàng Nước Nga vẫn không có lối ra Biển Đen và Địa Trung Hải
Năm 1877 - 1878, Nga và Ốttôman diễn ra cuộc chiến tranh lần II và đế quốc Nga đã giành thắng lợi Tại Hội nghị 7 cường quốc (Anh, Pháp, Nga, Đức, Ý, Áo -Hung, Ốttôman) ở Berlin (Đức) năm 1878, Ốttôman đã phải trả lại cho nước Nga vùng Batumi (Gruzia ngày nay) Từ sau cuộc chiến này, đến khi Cách mạng tháng
Trang 24Mười Nga thành công (7/11/1917), vùng Batumi và Kavkaz thuộc chủ quyền của nước Nga Sahoàng
1.1.2 Thời kỳ Liên Xô (1917 - 1991)
1.1.2.1 Những đóng góp của Nga, Gruzia đối với sự phát triển Liên Xô
Ngày 7/11/1917, Cách mạng tháng 10 Nga đã thành công Ngày 21/12/1922, Liên bang Xôviết ra đời với các thành viên: Nga, Ucraina, Belarus, Ngoại Kavkaz Như vậy, Nga và Gruzia đều là những thành viên sáng lập Liên Xô Trong 74 năm tồn tại, phát triển của Liên Xô (1917 - 1991), Nga và Gruzia đều có những đóng góp quan trọng trên các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, thể thao
Về văn hóa: Cả Nga và Gruzia có những đóng góp quan trọng vào sự đa
dạng sắc tộc, văn hóa của Liên Xô: Nước Nga có 80% dân số theo đạo Chính thống, 15% theo Hồi giáo, 5% theo Thiên chúa và các tôn giáo khác, nói tiếng Nga, thuộc chủng tộc Slavơ Còn Gruzia có 83,9% dân số theo đạo Chính thống giáo, nói tiếng Kavkaz; người Abkhazia, Atgiaria theo Hồi giáo
Về thể thao: Gruzia có những đóng góp quan trọng cho thể thao Xôviết, đặc
biệt là môn bóng đá: CLB DinamoTbilisi từng 2 lần giành chức vô địch Liên Xô năm 1976, 1981; vô địch Cúp C2 châu Âu năm 1981 Trong khi Nga có đóng góp quan trọng hầu hết các môn: Cờ vua có G.Karpov, giữ vị trí số 1 thế giới từ 1975 -
1985 Môn bóng đá, Nga có các CLB: Spartak Moscow, CSKA Moscow giúp cho Liên Xô vô địch EURO 1960; 2 lần vô địch Olimpic Merbern 1956, Seun 1988
Về chính trị: Nga và Gruzia có những đóng góp quan trọng đối với nền
chính trị Liên Xô Nước Nga là quê hương của Lenin, người sáng lập Đảng Cộng sản, Nhà nước Liên Xô Trong khi Gruzia là quê hương của Stalin, người đã lãnh đạo nhân dân Liên Xô đánh bại chủ nghĩa phát xít Đức, Ý, Nhật trong Chiến tranh
II và đưa Liên Xô trở thành siêu cường quân sự, chính trị…hàng đầu thế giới trong thế kỷ XX; Beria, Bộ trưởng nội vụ; Shevarnadze, Ngoại trưởng Liên Xô…
Về quân sự: “Tính đến những năm cuối thập niên 80 thế kỷ XX, Liên Xô đã
sở hữu 40000 đầu đạn hạt nhân, 60.000 xe tăng, hơn 2000 máy bay chiến đấu, 5000 tên lửa vượt đại châu, hơn 2,5 triệu quân chính qui, 14 tàu sân bay, 300 tàu ngầm và
4 hạm đội: Hắc Hải, Biển Bắc, Thái Bình Dương, Baltic” [35, tr.53] Những thành tựu vĩ đại về công 3 nghiệp quân sự của Liên Xô có sự đóng góp to lớn của cả hai
Trang 25nước cộng hòa Nga và Gruzia Sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga là quốc gia
kế thừa duy nhất kho vũ khí hạt nhân khổng lồ mà Liên Xô đã để lại
Về lĩnh vực kinh tế - khoa học kỹ thuật: Gruzia có nhiều điểm du lịch, nghỉ
dưỡng rất có giá trị ở Gori, Batumi, Sokhumi đồng thời cung cấp cho Liên Xô các sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng: nho, ôliu, thuốc lá Còn với Nga, đóng góp của họ với nền kinh tế Liên Xô rất to lớn: chiếm 60% sản lượng nông nghiệp, 70% công nghiệp, 70% nguồn tài nguyên của toàn liên bang Những thành tựu vĩ đại của nền khoa học Xôviết: vệ tinh SPUTNIK 1; tàu vũ trụ Phương Đông 1 là niềm tự hào của nhân dân Liên Xô và của cả nhân loại Tên tuổi của các nhà khoa học: Sukhoi, Tubonev, Gagarin…sẽ mãi được lịch sử nhân loại ghi danh
1.1.2.2 Liên Xô tan rã và sự ra đời của nhà nước Liên bang Nga, Gruzia
Đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, trên thế giới đã diễn ra cuộc khủng hoảng năng lượng do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Trung Đông lần 4 (năm 1973), các nước Arập thuộc OPEC đã tiến hành cấm vận dầu lửa các đồng minh phương Tây của Israel và đẩy giá dầu tăng cao chưa từng có trong lịch sử từ 2 USD/thùng lên 32 USD/thùng vào cuối năm 1973 Tháng 2/1979, cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran do Đại giáo chủ Khomeni lãnh đạo đã lật đổ nhà độc tài Palevi thân Mỹ, sự kiện này đã đẩy thế giới vào một cuộc khủng hoảng năng lượng lần thứ 2 trong vòng chưa đầy 1 thập kỷ Để đối phó với tình trạng khủng hoảng năng lượng các nước tư bản đã đi sâu vào cải cách kinh tế, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nhờ vậy họ đã từng bước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội Trong khi đó các nhà lãnh đạo các nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô lại cho rằng, cuộc khủng hoảng năng lượng này không ảnh hưởng đến mình nên chậm đổi mới về kinh
tế, khoa học công nghệ Đến cuối thập niên 70, đầu thập niên 80, hầu hết các nước Đông Âu và Liên Xô đều lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội
Tại Liên Xô, sau khi Brezhnev mất năm 1982, Liên Xô liên tục có sự thay đổi lãnh đạo, trong khi kinh tế cũng lâm vào tình trạng khủng hoảng trì trệ Tại Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ XXVIII vào tháng 3/1985, Gorbachev được bầu làm Tổng bí thư Ngay sau khi nắm quyền, Gorbachev đã thi hành hàng loạt các chính sách cải cách đối nội và đối ngoại
Trang 26Chính sách đối nội: Sau khi lên nắm quyền, mượn cớ chống tham nhũng và
tình trạng thiếu năng lực trong tổ chức Đảng, Gorbachev nhanh chóng đưa phe cánh của ông ta vào các vị trí chủ chốt Tiêu biểu là Shevarnadze vào chức Bộ trưởng Ngoại giao và Yakovlev vào chức Trưởng ban Tư tưởng văn hóa Gorbachev tiến hành như vậy nhưng mạnh mẽ hơn ở cấp địa phương Từ tháng 1/1987, Gorbachev bắt đầu tập trung vào việc dân chủ hóa chế độ Xôviết Quá trình này gây ra sự xáo trộn lớn trong xã hội Liên Xô Vào năm 1988, Gorbachev tăng thêm cố gắng của mình, đưa ra những chỉ trích về chế độ độc đảng tập trung quyền lực kiểu Stalin Dưới sự chỉ đạo của Gorbachev, Hiến pháp Liên Xô đã được sửa đổi nhằm mở đường cho việc bầu ra 2.250 đại biểu nhân dân nhằm thay thế cho Xôviết tối cao Năm 1990, các cuộc bầu cử tổ chức trên 15 nước cộng hòa thuộc Liên Xô Các cuộc bầu cử này đã làm giảm mạnh quyền lực của hệ thống Đảng cộng sản, Đảng đã mất dần quyền lãnh đạo đối với cơ quan nhà nước Cùng lúc này, Gorbachev cho tiến hành hàng loạt cải cách về chính trị bao gồm bãi bỏ sự kiểm duyệt báo chí, bãi bỏ việc cấm các tổ chức, nghiệp đoàn độc lập, bãi bỏ những hạn chế trong việc đi ra nước ngoài và nhập cư Đặc biệt tháng 3/1990, Gorbachev đòi Xôviết tối cao sửa đổi Hiến pháp để cho các đảng không cộng sản đăng ký hoạt động
Cải cách kinh tế diễn ra chậm hơn rất nhiều so với những cải cách chính trị Năm 1987, Liên Xô chuyển dần nền kinh tế theo hướng thị trường, nhưng quá trình này diễn ra vô cùng chậm chạp Gorbachev cho phép các hình thức kinh tế tư nhân qui mô nhỏ và kinh tế liên doanh có thể tồn tại bên trong hoặc độc lập với các thực thể kinh tế nhà nước Sự mất kiểm soát của nhà nước đã gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ vào những năm 1990 Hậu quả của khủng hoảng là sản xuất suy giảm, lạm phát tăng cao, khan hiếm hàng tiêu dùng ở khắp mọi nơi, bạo loạn của người lao động Nhưng tất cả đó là sự mất niềm tin của nhân dân vào chủ nghĩa xã hội
Chính sách đối ngoại: Gorbachev cho rằng cải tổ bên trong có thể sẽ không
tiến triển nếu như không có bước chuyển lớn trong chính sách đối ngoại Vào năm
1985, Gorbachev đã bổ nhiệm người có đầu óc cải tổ là Shevarnadze vào vị trí Bộ trưởng Ngoại giao Năm 1987, Gorbachev đã đưa ra tư duy mới về chính sách đối ngoại của Liên Xô Trong năm này, Gorbachev có các cuộc tiếp xúc với Tổng thống
Mỹ Reagan tại Thụy Sỹ và trong cuộc gặp vào tháng 11/1987, hai nước Xô - Mỹ đi
Trang 27tới thỏa thuận cắt giảm vũ khí hạt nhân mà trọng tâm là tên lửa tầm trung, tầm xa Tháng 2/1989, tại Valetta (Manta), Gorbachev và Tổng thống Mỹ Bush (cha) đã ký hiệp ước chấm dứt Chiến tranh Lạnh Liên Xô cam kết sẽ từ bỏ tất cả các vùng ảnh hưởng của mình ở Đông Âu và các khu vực khác trên thế giới Trong các năm 1989
- 1991, một loạt các biến động chính trị diễn ra ở Đông Âu Đỉnh cao là việc “bức tường Berlin” sụp đổ vào ngày 3/10/1989, dẫn tới nước Đức thống nhất 1 năm sau
đó Tất cả những chính sách trên của Gorbachev đã làm suy yếu nhà nước Liên Xô
Sau các cuộc bầu cử năm 1990, các nước cộng hòa thay nhau tuyên bố về chủ quyền của mình Đầu tiên là 3 nước cộng hòa vùng Baltic và ngay cả nước Nga, nước cộng hòa chiếm hơn nửa số dân của Liên Xô cũng tuyên bố độc lập sau khi Yeltsin trở thành tổng thống Cộng hòa Liên bang Nga vào ngày 12/6/1990
Ngày 19/8/1991, một cuộc đảo chính đã được diễn ra dưới sự lãnh đạo của những người cánh tả Liên Xô Song cuộc đảo chính này đã nhanh chóng thất bại Sau khi trở lại nắm quyền vào ngày 21/8, Gorbachev liền yêu cầu giải tán Ủy ban trung ương Đảng Công sản Liên Xô Sắc lệnh cấm Đảng Cộng sản Liên Xô hoạt động vào ngày 29/8 để chứng minh cho điều đó Ngày 21/12/1991, Nga và Gruzia chính thức trở thành các quốc gia độc lập sau khi Liên Xô tuyên bố giải thể
1.2 Nhân tố quốc tế và khu vực
1.2.1 Quốc tế
1.2.1.1 Đặc điểm của tình hình quốc tế
Sự sụp đổ của hệ thống các nước Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu trong giai đoạn từ 1989 - 1991 làm thay đổi tương quan lực lượng trên thế giới theo
hướng có lợi cho các nước tư bản chủ nghĩa
Trật tự 2 cực Xô - Mỹ không còn nữa, thế giới đã bước sang một trang mới
với trật tự “Nhất siêu, đa cường” trong quan hệ quốc tế, trong đó Mỹ là siêu cường duy nhất, các cường quốc còn lại có ảnh hưởng đến trật tự kinh tế, chính trị quốc tế: Nga, EU, Trung Quốc, Nhật Bản
Sự nổi lên mạnh mẽ của chủ nghĩa khủng bố, ly khai, dân tộc cực đoan: Sau
Chiến tranh Lạnh, trên thế giới đã xuất hiện hàng loạt các tổ chức khủng bố quốc tế
có phạm vi hoạt động mang tính toàn cầu, như: Jihad; AlQueda Chúng đang là mối
đe dọa nghiêm trọng đối với sự phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới khi
Trang 28gây nhiều vụ khủng bố đẫm máu: vụ khủng bố 11/9/2001 ở Mỹ do tổ chức AlQueda của BinLaden tiến hành làm hơn 5000 người chết Đồng thời, cũng chứng kiến sự nổi lên mạnh mẽ của các phong trào ly khai, dân tộc cực đoan Chúng đang là mối
đe dọa nghiêm trọng đối với chủ quyền của nhiều đất nước: phong trào ly khai ở Tân Cương (Trung Quốc); Kasmir (Ấn Độ), Kosovo (Serbia)
Sự nổi lên của các nước mới nổi và công nghiệp mới (NICs): Trong thập
niên 70, 80 của thế kỷ XX, trên thế giới đã xuất hiện nhiều quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng cao, công nghiệp phát triển mạnh, những nước này được xếp vào nhóm các nước công nghiệp mới (NICs): Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singarpo ở châu Á; Mexico, Argentina, Chile ở Mỹ Latinh Trong thập niên 90, thế giới xuất hiện một số nền kinh tế của các nước đang phát triển có qui mô kinh tế lớn, tốc độ tăng trưởng cao và liên tục, các nước này được xếp vào hàng các nước có “nền kinh
tế mới nổi” hay nhóm BRICS gồm: Ấn Độ, Nga, Trung Quốc, Brazil và Nam Phi, nhóm này hiện có gần 3 tỉ người (chiếm 42% dân số thế giới), GDP gần 10.000 tỉ USD, chiếm 20% GDP toàn cầu, 20% thương mại toàn thế giới Sự nổi lên của các nước NICs và BRICS đã làm thay đổi bản đồ kinh tế thế giới theo hướng có lợi cho các nước đang phát triển, trong khi nhóm G-7 ngày càng mất đi vị thế lãnh đạo kinh
tế thế giới Điều này dẫn tới sự ra đời của nhóm G-20, trong tương lai G-20 sẽ thay thế G-7 quyết định các vấn đề quan trọng nhất của nền kinh tế, chính trị thế giới
Sự nổi lên mạnh mẽ của các vấn đề toàn cầu: chiến tranh và hòa bình, vũ khí
hủy diệt hàng loạt, dân số, môi trường, tội phạm quốc tế, năng lượng, đói nghèo, bệnh dịch, an ninh, dân chủ - nhân quyền Những vấn đề toàn cầu đang chi phối toàn bộ hoạt động của các quốc gia trên thế giới, đòi hỏi các nước phải có sự hợp tác để giải quyết bởi không một quốc gia nào có thể đứng ngoài và một mình giải quyết được các vấn đề toàn cầu trên.Vd: Trận sóng thần, động đất tháng 12/2004 ở Đông Nam Á làm 300.000 người ở hàng chục quốc gia ven Ấn Độ Dương bị chết
Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và công nghệ: Nó làm đòn bẩy phát triển của xã hội, làm thay đổi diện mạo của các nước và
toàn thế giới và đưa lịch sử loài người bước sang một giai đoạn phát triển mới hay
“làn sóng thứ 3” là văn minh thông tin và kinh tế tri thức với các ngành khoa học công nghệ về điện tử, lưỡng tử, lý thuyết sinh học, công nghệ Nanô Hướng con
Trang 29người vào nguồn năng lượng thiên nhiên có thể tái tạo như: năng lượng mặt trời, gió, nước biển, địa nhiệt phát triển các ngành sản xuất vật liệu mới với 4 tiêu chí: vật liệu siêu cứng, siêu bền, siêu sạch, siêu dẫn thêm vào đó là sự phát triển mạnh
mẽ của công nghệ di truyền, công nghệ vũ trụ với việc “làn sóng thứ 3” trở thành
xu thế chủ đạo đã góp phần thúc đẩy thương mại điện tử, chính phủ điện tử, cơ cấu quản lý phát triển mạnh mẽ trong hiện tại và tương lai
Liên hợp quốc (UN) với tư cách là tổ chức quốc tế lớn nhất toàn cầu ngày
càng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề chính trị quốc tế, khu vực phức tạp: vấn đề hạt nhân Iran, hòa bình Trung Đông…và nhiều vấn đề toàn cầu phức tạp khác: chiến tranh và hòa bình, đói nghèo…Những vẫn đề mà chỉ UN mới giải quyết được còn không một quốc gia nào trên thế giới kể cả Mỹ có đủ điều kiện, khả năng để giải quyết những vấn đề phức tạp nêu trên
1.2.1.2 Xu thế phát triển của thế giới
Xu thế toàn cầu hóa đặc biệt là toàn cầu hóa kinh tế quốc tế đang trở thành
một xu thế tất yếu, lôi cuốn tất cả các quốc gia tham gia Nó là xu hướng bao trùm của sự phát triển kinh tế thế giới ngày nay, trong đó các hoạt động kinh tế và sản xuất kinh doanh của mỗi nước, dưới tác động của công nghệ, truyền thông, tiền vốn gia tăng mạnh mẽ vượt khỏi biên giới quốc gia Các yếu tố chính trị, văn hóa, xã hội chịu sự tác động của toàn cầu hóa kinh tế và tương tác với toàn cầu hóa kinh tế Đây
là một hiện tượng hay một quá trình trong quan hệ quốc tế hiện đại làm tăng sự lệ thuộc lẫn nhau trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế - xã hội
Hòa bình, hợp tác và phát triển, xu thế đối thoại thay cho đối đầu trở thành
xu thế chính chi phối toàn bộ đời sống của các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới
Sự phát triển mạnh mẽ của xu thế quốc tế hóa, khu vực hóa trong quan hệ
quốc tế mà biểu hiện của cụ thể của nó là sự ra đời của hàng loạt các tổ chức kinh tế quốc tế, khu vực, tiểu khu vực.Vd: Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) ra đời vào ngày 1/1/1994 trên cơ sở của Tổ chức mậu dịch thế giới (GATT), ASEAN, APEC, ASEM, EAS, SAARC, CARICOM, ANDES, MECORSUR, GCC, ACMES, MGC
Các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia (TNCs) ngày càng có vai trò quan trọng
trong quan hệ kinh tế, chính trị quốc tế Trên thế giới hiện có hơn 800.000 TNCs, các TNCs đang làm động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các quốc
Trang 30gia trên thế giới, nhiều TNCs có tiềm lực tài chính khổng lồ, lớn hơn nhiều quốc gia
có thu nhập trung bình trên thế giới: City Group (Mỹ); Gazprom (Nga)
1.2.2 Khu vực
1.2.2.1 Khu vực Kavkaz
Ngày 21/12/1991, tại Alma-Ata (Kazakhstan), 12 nước cộng hòa trong đó có Nga và Gruzia đã ký hiệp ước về giải tán Liên Xô Sự sụp đổ của Liên bang Xôviết
đã gây ra những hậu quả to lớn đối với các nước ở khu vực Kavkaz
Tại Armenia và Azerbaijan: Giữa 2 nước cộng hòa ở Kavkaz này đã diễn ra
cuộc chiến tranh nhằm tranh chấp vùng lãnh thổ Thượng Karabakh Cuộc xung đột trong các năm 1988 - 1994 và 1996, đã làm hàng chục ngàn người chết, hàng trăm nghìn người phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn Hiện nay tình hình căng thẳng ở khu vực này vẫn được duy trì và luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra xung đột giữa hai nước
Tại Gruzia: Đất nước này đã rơi vào cuộc nội chiến giữa chính phủ Gruzia
với vùng lãnh thổ Nam Ossetia trong năm 1988 - 1993 làm hơn 3000 người chết, hàng trăm nghìn người phải đi lánh nạn; với Abkhazia làm hơn 13000 người chết, 250.000 người phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn; cuộc xung đột Gruzia - Abkhazia lần 2 (1996) làm hàng nghìn người chết tình trạng thẳng giữa các bên vẫn được duy trì sau đó, đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến cuộc chiến Nga - Gruzia (8/2008)
Tại Nga: Sự sụp đổ của Liên Xô là nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự bất ổn
định về kinh tế, chính trị, xã hội ở nước này Bắc Kavkaz là khu vực có nhiều bất
ổn nhất khi ở đây nổi lên các hoạt động của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, ly khai… chống phá chính phủ Nga Đặc biệt là tại Chesnia, các hoạt động này diễn ra rất mạnh mẽ buộc chính phủ Liên bang phải 2 lần điều quân đội đến trấn áp trong các năm 1994 - 1996, 1999 - 2000 Hiện nay, tình hình ở Chesnia và các nước cộng hòa Bắc Kavkaz khác: Igussettia, Daghestan, Bắc Ossettia không còn căng thẳng như thời kỳ Yeltsin nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn rất khó đoán định được
Sự suy yếu của nước Nga hậu Xôviết đã dẫn tới việc Mỹ, EU, phương Tây và cường quốc khu vực: Thổ Nhĩ Kỳ, đã xâm nhập, tranh giành ảnh hưởng mạnh mẽ
với nước Nga ở nơi mà họ vẫn coi là sân sau chiến lược hàng trăm năm nay Điều này được thể hiện rõ khi Mỹ, EU đã cùng với Nga tham gia giải quyết cuộc xung đột Thượng Karabakh; vấn đề 3 vùng ly khai ở Gruzia; cạnh tranh năng lượng, kinh
Trang 31tế; tiến hành “cách mạng sắc màu” hết sức khốc liệt với Nga ở khu vực Kavkaz và tạo một cục diện phức tạp khó đoán định trong quan hệ giữa các bên ở khu vực giàu tài nguyên và có vị trí địa chiến lược, kinh tế hết sức quan trọng này
1.2.2.2 Khu vực châu Âu
Sự sụp đổ của trật tự hai cực Xô - Mỹ và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa
ở Liên Xô và Đông Âu đã dẫn đến hậu quả là bản đồ chính trị, đường biên giới của nhiều nước châu Âu đã bị vẽ lại
Tại Liên Xô: Liên bang Xôviết tan rã dẫn đến sự ra đời của 15 quốc gia mới
có độc lập, chủ quyền, được Liên hợp quốc (UN) thừa nhận Trong 15 quốc gia mới này có đến 10 thành viên gia nhập “đại gia đình châu Âu”
Tại Liên bang Nam Tư: Sau cái chết của nhà lãnh đạo Tito năm 1982, quốc
gia ở khu vực Balkan này đã rơi vào tình trạng bất ổn về chính trị Tình trạng này bùng phát mạnh mẽ trong các năm từ 1989 - 1991 khi các diễn biến chính trị bất ổn
và phức tạp từ Liên Xô và các nước Đông Âu tác động tới Năm 1991, các nước cộng hòa Croatia, Slovenia, Bosnia - Hezegovina, Macedonia đều tuyên bố độc lập
và tách khỏi Liên bang Nam Tư, các nước này ngay lập tức đã được Mỹ, phương Tây, EU và UN thừa nhận nền độc lập Tuy nhiên, chính phủ Nam Tư không chấp nhận và tiến hành can thiệp quân sự để chấm dứt các hoạt động này, điều này đã gây ra cuộc nội chiến, xung đột sắc tộc, kéo dài nhiều năm ở Croatia (1988 - 1993) giữa chính phủ Nam Tư với người Croat; ở Bosnia (1988 - 1995) giữa 3 cộng đồng sắc tộc Serbia, Croat, người Hồi giáo Liên bang Nam Tư mới gồm Montenegro và Serbia ra đời năm 1991 chỉ tồn tại đến năm 2003 rồi đổi thành Serbia&Montenegro
và chấm dứt sự tồn tại vào ngày 26/5/2006 khi Montenegro tuyên bố độc lập
Cũng tại Serbia (Nam Tư cũ) đã xảy cuộc khủng hoảng chính trị ở tỉnh Kosovo, khi tỉnh có đông người gốc Anbani sinh sống này đòi độc lập Chính quyền Serbia đã không chấp nhận yêu cầu này và có các hành động trấn áp Mỹ và NATO
đã lợi dụng vấn đề Kosovo để mở cuộc không kích 72 ngày đêm tấn công Nam Tư vào ngày 24/3/1999 Sau đó dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, phương Tây tỉnh này đã đơn phương tuyên bố độc lập vào ngày 17/2/2008 bất chấp sự phản đối của Nga, Serbia
và nhiều nước trên thế giới Như vậy, Liên bang Nam Tư từ 1 quốc gia thống nhất
đã trở thành 6 quốc gia độc lập (chưa kể Kosovo đơn phương tuyên bố chủ quyền)
Trang 32Tại Tiệp Khắc: Sau sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước này vào
năm 1989, đến 1/1/1993, cộng hòa Czech và Slovakia đã nhất chí tách ra khỏi Liên bang Tiệp Khắc trở thành hai nước độc lập
Trong khi đó tại Đức: Sau sự kiện “bức tường Berlin” một biểu tượng của
thời Chiến tranh Lạnh và chia cắt nước Đức sụp đổ vào ngày 3/10/1989, thì 1 năm sau, nước Đức đã được “tái thống nhất”, chấm dứt 45 năm chia cắt hai miền Đông -Tây Đức (1945 - 1990)
Sự suy yếu của nước Nga hậu Xôviết sau Chiến tranh Lạnh đã dẫn đến hậu
quả là Moskva bị mất đi hầu hết các quốc gia thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của mình ở châu Âu, thậm chí không đủ sức để giúp đỡ các nước vốn từng là đồng minh của họ nhưng hiện đang gặp khó khăn do chịu sự bao vây về kinh tế, chính trị, quân sự của Mỹ, EU, phương Tây Điều này thể hiện rõ trong vấn đề: khủng hoảng Kosovo; Liên bang Nam Tư, vấn đề mở rộng NATO, EU Nước Nga
từ một siêu cường trong Chiến tranh Lạnh giờ đã trở thành một nước tư bản trung bình, mất hết vai trò vị trí của mình ở khu vực châu Âu
Xu hướng nhất thể hóa châu Âu phát triển mạnh mẽ chưa từng có đặc biệt sau khi hiệp ước Maatrich năm 1992 thông qua Theo Hiệp ước này, ngày 1/1/1993
,Cộng đồng châu Âu (EC) đã đổi thành Liên minh châu Âu (EU) Năm 1995, EU kết nạp Thụy Điển, Phần Lan, Áo vào khối nâng số thành viên lên 15 Đến tháng 5/2004 đã là 25 sau khi kết nạp 10 nước Đông Nam Âu Ngày 1/1/2007, với sự kiện Bungari, Rumani được kết nạp, tổ chức này đã trở thành EU-27 Song song với quá trình mở rộng EU, vào năm 1999, tổ chức này đã cho ra đời đồng tiền chung Euro Zone, hiện đã có 17 trong tổng số 27 thành viên tham gia đồng tiền này
Vai trò của Mỹ với châu Âu hiện vẫn được duy trì thông qua các mối quan tâm truyền thống của hai bên: chống khủng bố, nhân quyền, mở rộng EU, NATO
nhưng mức độ ảnh hưởng của họ với châu lục này đã suy giảm hơn trước EU cũng đang muốn thể hiện mình trở thành một siêu cường kinh tế, chính trị độc lập dần với Mỹ những năm tới
Quan hệ của Nga với EU là mối quan hệ bình đẳng, vừa hợp tác, vừa cạnh
tranh nhưng không đối đầu Đây chính là mối quan hệ sẽ chi phối châu Âu trong hiện tại và tương lai
Trang 331.3 Nhân tố hai nước
1.3.1 Chính sách của các nước lớn đối với quan hệ Nga - Gruzia
1.3.1.1 Chính sách của Mỹ đối với quan hệ Nga - Gruzia
Chính sách của Mỹ với quan hệ Nga - Gruzia trong vấn đề 3 vùng ly khai và việc Tbilisi muốn gia nhập NATO: Năm 1996, cuộc chiến tranh Gruzia - Abkhazia
lần 2 đã diễn ra, làm hàng nghìn người chết Vào năm 1997, dưới sự trung gian hòa giải của Nga, EU, Mỹ và OSCE, chính quyền Gruzia và lãnh đạo vùng ly khai Abkhazia đã ký hiệp định hòa bình Tuy nhiên, sau cuộc xung đột này quan hệ Nga
- Gruzia đã không còn nồng ấm như trước Chính quyền Shevarnadze cho rằng Nga
đã ngầm hậu thuẫn cho 3 vùng ly khai của Gruzia để tách các vùng lãnh thổ này ra khỏi đất nước họ Tbilisi đã điều chỉnh quan hệ với Nga và ngả về phía Mỹ, phương Tây Mỹ và NATO ra sức khai thác và lợi dụng mối quan hệ căng thẳng giữa Nga với Gruzia để can thiệp vào vùng Kavkaz Bởi xét từ góc độ địa chính trị, nếu Gruzia là thành viên NATO trong tương lai thì sườn phía nam nước Nga và vùng Kavkaz luôn nằm trong tầm ngắm của máy bay chiến thuật của NATO Sự hiện diện của lực lượng quân đội NATO tại phía tây và nam trong tương lai, cùng các căn cứ quân sự tại Trung Á đặt nước Nga trong sự phong tỏa của lực lượng Mỹ, phương Tây Ở đây, cần lưu ý là nước Nga gồm nhiều chủ thể khác nhau, đa sắc tộc, đa tôn giáo: đạo Chính thống, Thiên chúa, Phật giáo và Hồi giáo Nếu Chesnia
ly khai thành công sẽ là tiền đề cho sự ly khai của các chủ thể khác nhau Đây là nguyên nhân giải thích tại sao phương Tây tích cực ủng hộ những kẻ khủng bố đòi độc lập cho Chesnia Sự mở rộng NATO sang phía Đông cũng đồng nghĩa với sự hiện diện của Mỹ ở Kavkaz, Trung Á, nhưng sự có mặt của Mỹ không phải lúc nào cũng là sự mở rộng của NATO Tuy vậy, cả hai trường hợp nêu trên đều phục vụ cho mục đích của Mỹ là lãnh đạo thế giới thông qua việc kiểm soát các khu vực mà trước đây họ không có cơ hội đặc biệt là khu vực Trung Á giàu khí đốt, dầu mỏ hay vùng Kavkaz với vị trí địa chính trị quan trọng trong việc trung chuyển các nguồn tại nguyên nói trên sang châu Âu và Mỹ Khống chế được 2 khu vực trên sẽ đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng ổn định cho Mỹ, phương Tây trong điều kiện khu vực Trung Đông không ổn định Mỹ và NATO đã lợi dụng việc chính quyền Gruzia dưới thời Shevarnadze chưa bao giờ thực hiện những cam kết với Nga trong suốt
Trang 34thời kỳ độc lập Họ đã phản ứng rất kịp thời với tuyên bố của Nga về quân khủng bố của Bil Laden tại thung lũng Pakisi nhằm giúp đỡ lực lượng ly khai Chesnia bằng việc thông qua kế hoạch thúc đẩy Gruzia tiến gần hơn nữa với NATO Năm 2002,
Mỹ và Gruzia thông qua chương trình “Đào tạo và Trang bị” [4, tr.145] nhằm hiện đại hóa và thích ứng lực lượng vũ trang Gruzia với tiêu chuẩn của NATO
Tháng 12/2003, các lực lượng đối lập ở Gruzia do Saakashvili đứng đầu đã tiến hành cuộc “cách mạng Hoa hồng” lật đổ tổng thống Shevarnadze Sau khi lên nắm quyền, Saakashvili đã thực thi chính sách đối ngoại thân Mỹ, phương Tây và đối đầu với Nga Trong nỗ lực chống lại ảnh hưởng của Nga ở Gruzia và Kavkaz, chính quyền Saakashvili đã xúc tiến nỗ lực xin gia nhập NATO Tham vọng này của Tbilisi được Washington ủng hộ nhưng để gia nhập được tổ chức quân sự do
Mỹ lãnh đạo này, Gruzia phải đáp ứng đủ 3 tiêu chí mà Mỹ, NATO đề ra: 1)Lãnh thổ Gruzia phải thống nhất và toàn vẹn; 2)Không còn lực lượng quân sự của nước ngoài đồn trú trên lãnh thổ Gruzia; 3)Gruzia phải hợp tác với các nước thành viên NATO trong việc chia sẻ các tin tức tình báo, hợp tác quân sự thậm chí có thể đưa quân tham gia các nghĩa vụ quốc tế mà khối này tham gia
Năm 2005, Mỹ và Gruzia thông qua chương trình “Chiến dịch Duy trì sự ổn định” [4, tr.145] Tổng giá trị viện trợ cho chương trình là 114 triệu USD Đặc biệt, khi 2 nước ký hiệp định hợp tác trong lĩnh vực quân sự thì sự có mặt của Mỹ ở Gruzia càng được củng cố Hiệp định trên cho phép các nhân viên dân sự phục vụ trong lực lượng quân đội Mỹ tại đây được hưởng chế độ không cần hộ chiếu, miễn thị thực triển khai không hạn chế lực lượng quân đội Các phương tiện vận tải quân
sự được tự do ra vào và di chuyển trên toàn bộ lãnh thổ, máy bay do thám AVACS đóng tại Thổ Nhĩ Kỳ được phép bay trên không phận Gruzia Các hoạt động quân
sự và toàn bộ các hàng hóa nhập khẩu cho nhu cầu của lực lượng quân đội Mỹ tại Gruzia được miễn các loại thuế Với những ưu đãi nêu trên cho lực lượng quân Mỹ,
có thể khẳng định rằng Gruzia đang hành động như một thành viên NATO tích cực nằm ngay tại khu vực miền Nam Kavkaz của Nga [4, tr.145-146]
Tháng 2/2006, được sự hậu thuẫn của Mỹ, phương Tây, quân đội Gruzia đã tái chiếm vùng lãnh thổ ly khai Atgiaria và sát nhập trở lại vào Gruzia Tháng 7/2006, Tổng thống Gruzia Saakashvili thăm chính thức Mỹ Phía Gruzia đã hợp tác
Trang 35với Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, cam kết sẽ đưa 2000 quân sang Iraq để
hỗ trợ lực lượng quân sự Mỹ đang làm nhiệm vụ ở quốc gia vùng Vịnh này Đổi lại,
Mỹ ủng hộ Gruzia quyết tâm thống nhất 2 vùng lãnh thổ phía bắc, yêu cầu quân đội Nga phải rút khỏi Abkhazia, Nam Ossetia Washington trang bị cho Gruzia nhiều loại vũ khí hiện đại: máy bay do thám Grobal-Haw và cam kết sẽ hiện đại hóa lực lượng quân sự của Gruzia Mỹ còn có ý định thông qua Gruzia để mở cuộc tấn công quân sự Iran (dự tính sẽ tiến hành vào tháng 10 - 11 năm 2008) [6, tr.19]
Tháng 2/2008, Tổng thống Mỹ Bush thăm chính thức Gruzia Hai bên tăng cường thắt chặt quan hệ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự Với sự ủng hộ của Mỹ, Gruzia đã đệ đơn xin gia nhập NATO vào tháng 2/2008 Mỹ, NATO hứa
sẽ xem xét nguyện vọng gia nhập tổ chức này của Tbilisi tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Bucarest tháng 4/2008, và nếu nước này không trở thành viên của NATO,
họ có thể sẽ trở thành đồng minh ngoài NATO thân cận của Mỹ, phương Tây
Cuối tháng 7/2008, Mỹ và Gruzia có cuộc tập trận lớn ở biển Đen Moscow
đã lên án mạnh mẽ cuộc tập trận trên và cho rằng nó sẽ đẩy quan hệ Nga - Gruzia trở lên rất căng thẳng Nhưng bỏ ngoài tai những quan ngại đó, với sự hậu thuẫn của
Mỹ về mọi mặt: cung cấp vũ khí, huấn luyện quân đội, viện trợ kinh tế và tham vọng cá nhân muốn tâng công Mỹ để sớm được kết nạp vào NATO, Saakashvili đích thân dốc toàn lực ra để tấn công quân đội Nga đang thực hiện sứ mạng gìn giữ hòa bình và đã thực sự hủy diệt thủ phủ Tskhinvali của Nam Ossetia vào đêm 7/8/2008 Song kết quả Gruzia phải chuốc lấy đòn trừng phạt đích đáng của Nga còn bản thân Tổng thống Saakashvili phải bỏ chạy về Tbilisi trong cơn hoảng loạn tâm thần đã rút súng lục toan tự tử [6, tr.19] Sau cuộc chiến, Mỹ và các nước phương Tây đã đổi trắng thay đen, ra sức lên tiếng chỉ trích, buộc tội Nga xâm lược
và đòi trừng phạt nghiêm khắc Mỹ đã phái hai chiến hạm vào Biển Đen và cùng các tàu chiến của Rumani, Ba Lan tiếp cận bờ biển Gruzia để trấn an Tbilisi đồng thời trực tiếp cảnh báo Nga Song Nga vẫn không rút quân và còn cho biết nếu NATO gây hấn thì chỉ trong 20 phút toàn bộ toàn bộ tàu chiến địch có mặt ở Biển Đen sẽ bị đánh chìm Trong khi phải đương đầu với thách thức và mối đe dọa mang tên Mỹ và NATO, ngày 26/8/2008, Tổng thống Medvedev tuyên bố thừa nhận nền độc lập của hai nước Abkhazia và Nam Ossetia, rồi ký các hiệp định sẵn sàng giúp
Trang 36họ giữ vững nền độc lập như Mỹ và NATO từng công nhận nền độc lập của Kosovo tách khỏi Serbia hồi tháng 2/2008
Sau khi Obama lên cầm quyền (1/2009), Mỹ đã có những điều chỉnh chính sách nhất định trong vấn đề Abkhazia, Nam Ossetia và việc xin gia nhập NATO của Gruzia, nhằm thực hiện tham vọng “tái khởi động lại” trong quan hệ với Nga: Sau một thời gian căng thẳng bởi cuộc “chiến 5 ngày” Nga - Gruzia (8/2008), quan hệ Nga - NATO đã được khôi phục và phát triển Ngày 27/6/2009, hai bên đã có cuộc bàn bạc cấp bộ trưởng đầu tiên ở Hy Lạp, đồng thời quyết định khôi phục hợp tác chính trị, quân sự song phương, thành phố Corfu ở Hy Lạp thành nơi hòa giải của Nga và NATO, Brussels cuối cùng thừa nhận, Hội đồng Nga - NATO không phải chỉ là nhu cầu của Nga NATO đã quyết định tạm hoãn các hành động mở rộng về phía Đông, điều này cho thấy lập trường của tổ chức này trong vấn đề mở rộng sang phía Đông đã có sự thay đổi Hội nghị cấp cao của NATO tháng 12/2008, không trao tư cách “Chương trình hành động thành viên” (MAP) cho Gruzia [20, tr.36]
Tháng 3/2010, trong thời gian thăm Brussels, Tổng thống Gruzia Saakashvili
bày tỏ mong muốn đẩy nhanh tiến trình liên kết Gruzia - NATO, nhưng Tổng thư
ký NATO Rassmusen chỉ đáp lại một cách ngoại giao, “tất cả mọi thứ đều quyết định bởi tiến trình cải cánh của Gruzia” [20, tr.36-37] Đối với vấn đề khi nào Tbilisi mới có thể gia nhập “chương trình hành động thành viên” của NATO, Rassmusen chỉ im lặng không trả lời Hiển nhiên là NATO đang phát đi một tín hiệu rõ ràng: “Việc Gruzia tham gia NATO không còn là những tính toán ưu tiên của tổ chức này” [20, tr.37]
Mặc dù bày tỏ những thiện chí hòa dịu trong quan hệ với Nga về vấn đề 2 vùng ly khai và việc Gruzia muốn gia nhập NATO, song thái độ của Mỹ, NATO trong các vấn đề trên với Nga vẫn mang tính hai mặt: Mặc dù trong thời gian gần đây, Tổng thư ký NATO liên tục bày tỏ thiện chí hòa giải, hợp tác với Nga, nhưng NATO không chuẩn bị thừa nhận các nước SNG là “khu vực lợi ích đặc quyền” [20 , tr.40] của nước Nga Trong vấn đề mở rộng NATO sang phía Đông, Rassmusen nói, quyết định tiếp nhận Gruzia trong tương lai của NATO vẫn có hiệu lực Viện trưởng viện nghiên cứu địa chính trị của Nga cho rằng NATO khôi phục tiếp xúc với Nga chỉ là để giải quyết những vấn đề hóc búa của mình, “trong phần lớn các
Trang 37tình huống, NATO căn bản không suy nghĩ tới thậm chí đi ngược lại mong muốn của Nga” [20, tr.40] Điều này có nghĩa là mâu thuẫn và bất đồng giữa Nga - NATO chưa được tháo gỡ về căn bản đặc biệt là vấn đề NATO mở rộng về phía Đông.
Ngày 7/7/2009, ông Obama đã có chuyến thăm Nga, trong một bài diễn văn đọc tại Moscow, vị tổng thống Mỹ này đã bác bỏ một phạm vi ảnh hưởng của Nga dọc theo đường biên giới bằng những lời lẽ hoàn toàn rõ ràng: “Vào năm 2009, một nước lớn không thể hiện sức mạnh bằng sự thống trị hay đe dọa nước khác Những ngày khi các đế chế có thể đối xử với các nước có chủ quyền như những quân cờ trên bàn cờ đã qua Việc theo đuổi sức mạnh không còn là một trò chơi được mất ngang bằng nhau - sự tiến bộ phải được chia sẻ” [18, tr.3-4] Trong một bài diễn văn tương tự, Obama lên tiếng ủng hộ triển vọng cho Gruzia trở thành thành viên của NATO, nếu đó là những gì mà nhân dân của nước này mong muốn: “Đối với bất cứ nước nào để trở thành thành viên của một tổ chức như NATO chẳng hạn, đại đa số nhân dân nước đó phải lựa chọn điều đó; họ phải thực hiện các cuộc cải cách; họ phải có khả năng góp phần vào nhiệm vụ của Liên minh: NATO cần phải tìm kiếm
sự cộng tác với Nga, chứ không phải là sự đối đầu” [18, tr.4] Chuyến thăm Gruzia của Phó Tổng thống Mỹ Biden 2 tuần sau chuyến đến thăm Moscow của Obama, đã khẳng định lại quan điểm: “Chúng tôi hiểu rằng Gruzia mong muốn gia nhập NATO Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ mong muốn đó Và, thưa các thành viên của Nghị viện, chúng tôi sẽ làm việc để giúp các bạn đáp ứng được tiêu chuẩn của thành viên NATO” [18, tr.4] Gruzia sẽ không gia nhập NATO sớm được, nhưng những lời bình luận của Obama và Biden cho thấy vẫn ủng hộ việc họ cuối cùng sẽ là thành viên của NATO và ủng hộ một chính sách mở cửa đối với NATO Một quan điểm như vậy phù hợp với bản tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Bucarest (Rumani) tháng 4/2008, trong đó các nước đồng minh chào đón mong muốn gia nhập NATO của Gruzia: “Chúng tôi hôm nay nhất trí rằng Gruzia sẽ trở thành thành viên của NATO”[18, tr.4]
Trong chuyến công du 5 nước Ucraina, Ba Lan, Azerbaijan, Armenia và Gruzia từ ngày 1 - 5/7/2010, Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton đã có chặng dừng dân cuối cùng ở Gruzia Bà Clinton đã có cuộc hội kiến với Tổng thống Saakashvili và cam kết sự hậu thuẫn của Washington đối với Tbilisi, chỉ trích sự chiếm đóng và
Trang 38kêu gọi Nga chấm dứt sự chiếm đóng ở 2 vùng ly khai Nam Ossetia, Abkhazia (Gruzia) Ngoại trưởng Hilary Clinton tuyên bố: “Chúng tôi tiếp tục kêu gọi Nga tuân thủ các cam kết của mình dựa trên thỏa thuận ngừng bắn tháng 8/2008 do hai Tổng thống Saakashvili và Medvedev ký kết, kể cả chấm dứt cuộc chiếm đóng và triệt thoái binh sỹ Nga ra khỏi Abkhazia và Nam Ossetia để trở về các vị trí trước tranh chấp” [10, tr.17] Đây là thông điệp quan trọng mà bà Clinton gửi tới Saakashvili để chứng minh rằng Mỹ đã không bỏ rơi Gruzia, không phản bội đồng minh của mình mà vẫn duy trì được ảnh hưởng trong khu vực Ngoại trưởng Mỹ và chủ nhà đã thảo luận các vấn đề trong Hiến chương Mỹ - Gruzia về đối tác chiến lược trong bối cảnh “quan hệ đặc biệt” [10, tr.17] giữa hai nước đã giảm tốc rõ rệt dưới thời Tổng thống Obama Các vấn đề ưu tiên hợp tác song phương đã được đặt lên bàn nghị sự, nhất là các vấn đề về quốc phòng, thương mại và năng lượng Bà Hilary Clinton trấn an chính phủ của ông Saakashvili rằng việc quan hệ Mỹ - Nga
ấm lên không ảnh hưởng tới cam kết của Mỹ tiếp tục hỗ trợ Gruzia
Mỹ và phương Tây còn lâu mới từ bỏ các cuộc tranh giành với Nga ở SNG Trong thời gian diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Astana của OSCE đầu tháng 12/2010,
Mỹ và các nước lớn châu Âu kiên trì thảo luận vấn đề lãnh thổ với các nước Liên
Xô cũ, ủng hộ Gruzia “tìm kiếm toàn vẹn lãnh thổ” [19, tr.14] Kiến nghị yêu cầu thảo luận về Hiệp ước an ninh châu Âu của Nga không được đón nhận, Tổng thống Medvedev đành rời hội nghị trước để tỏ rõ sự kháng nghị Trước việc Nga coi các nước SNG là sân sau, Ngoại trưởng Mỹ H.Clinton tỏ rõ thái độ nói: “Cách nghĩ tồn tại phạm vi thế lực đặc biệt là không thể chấp nhận đây là tư duy của thế kỷ XIX”
“Mỹ hoàn toàn ủng hộ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Gruzia vẫn coi Abkhazia và Nam Ossetia là một phần không thể chia tách của Gruzia” [19, tr.14]
Chính sách của Mỹ đối với quan hệ Nga - Gruzia trong vấn đề năng lượng:
Theo đánh gía của Bộ năng lượng Mỹ, trong vòng 20 - 30 năm tới việc tiêu thụ năng lượng sẽ tăng lên đáng kể, nhu cầu của thế giới sẽ tăng lên 50% trong giai đoạn từ 1993 - 2015 Sự phát hiện các mỏ dầu lớn ở Trung Á cũng như ở Nga tạo
cơ hội cho Mỹ tăng cường hoàn thiện chính sách đa dạng hóa các nguồn cung cấp năng lượng, giảm bớt sự phụ thuộc quá nhiều vào vùng Vịnh Hiện Mỹ rất quan tâm đến khu vực biển Caspi và Trung Á, nơi có trữ lượng dầu khí bằng 20% tiềm năng
Trang 39của các nước Arập, gấp 2 lần trữ lượng dầu khí của biển Bắc và gấp 5 lần trữ lượng dầu khí của vịnh Mexico Bộ năng lượng Mỹ còn đánh giá trữ lượng dầu khí của một số nước Trung Á và Caspi: Azerbaijan có trữ lượng dầu khoảng 6 - 12 tỉ tấn Kazakhstan có trữ lượng dầu: 2,9 tỉ tấn, dự đoán con số này có thể lên đến 6 - 12 tỉ tấn; trữ lượng khí đốt 2 - 2,5 nghìn tỉ m3, tiềm năng dự trữ 10.000 tỉ m3 Turkmenistan có trữ lượng khí đốt: 3000 tỉ m3, tiềm năng dự trữ 24.600 tỉ m3, đứng thứ 4 thế giới, chiếm 12,7% tổng trữ lượng toàn thế giới; trữ lượng dầu lửa: 20,8 tỉ tấn [11, tr.46] Đối với Mỹ, khu vực Trung Á và Kavkaz chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong chiến lược đa dạng hóa nguồn năng lượng, phát triển kinh tế của
Mỹ Trung Á giàu khí đốt và dầu mỏ trong khi vùng Kavkaz (đặc biệt là Gruzia) có
vị trí địa chính trị quan trọng trong việc trung chuyển các nguồn tài nguyên nói trên sang châu Âu và Mỹ Không chế được 2 khu vực nói trên sẽ đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng ổn định cho Mỹ, phương Tây trong điều kiện khu vực Trung Đông không ổn định Để thực hiện được mục tiêu này, ngay từ năm 1999 , Quốc hội Mỹ
đã thông qua “Luật về Chiến lược của con đường tơ lụa” [4, tr.143] với nội dung ủng hộ dân chủ và độc lập chính trị của các nước ở khu vực Kavkaz, Trung Á nhằm tiến tới giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng không ổn định tại vùng vịnh Pecsic Đã từ lâu, Mỹ có ý định xây dựng hai hướng vận chuyển nhiên liệu (đường ống dẫn dầu, khí) từ Trung Á đi qua Afghanistan, Pakistan đến vịnh Pecsic Hướng thứ 2 dự kiến sẽ từ Azerbaijan qua Gruzia đến Ceyhan (Thổ Nhĩ Kỳ) Hiện nay lưu vực biển Caspi được coi là vùng lợi ích sống còn của Mỹ Sau khi Liên Xô tan rã, lợi dụng những khó khăn về kinh tế và tư tưởng muốn độc lập khỏi Nga của các nhà lãnh đạo các nước trong khu vực,Mỹ đã thành công trong việc tạo dựng ảnh hưởng
ở Kavkaz, Caspi nói trên thông qua các công cụ kinh tế, chính trị Với sự giúp đỡ của chính quyền, các công ty lớn của các nước phương Tây đã thâm nhập vào ngành công nghiệp dầu khí tại đây Cùng với các công ty của Anh, họ đã kiểm soát 27% nguồn dầu mỏ tại biển Caspi, 40% khai thác khí đốt Để bảo vệ lợi ích, năm 2001,
Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố sẵn sàng can thiệp bằng quân sự sau khi xảy ra mâu thuẫn giữa Bristish PetrolEUm và Iran tại khu mỏ dầu Alon tại vùng biển Caspi Nhằm khẳng định sự có mặt của mình tại khu vực biển Caspi, tháng 8/2003, Mỹ và Azerbaijan đã tiến hành tập trận chung tại vùng nước nội thủy Tháng 10/2003,
Trang 40trong chuyến thăm Bacu, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld tuyên bố:
“Mỹ rất quan tâm đến hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực hải quân nhằm bảo vệ những cơ sở thăm dò, khai thác dầu khí” [4, tr.143]
Trong thập niên 90, Mỹ và EU đã hợp tác với Gruzia, Azerbaijan, Thổ Nhĩ
Kỳ xây dựng các tuyến đường ống dẫn dầu, khí từ Trung Á, Caspi để sang châu Âu
và Mỹ là: Bacu - Tbilisi - Ceyhan (BTC) dài 1700 km đã xuất mẻ dầu đầu sang châu Âu vào ngày 29/5/2006 và Bacu - Tbilisi - Ezurum (BTE) hoàn thành vào năm
2007 Trong nỗ lực thắt chặt hơn nữa quan hệ chiến lược Mỹ - Gruzia trên lĩnh vực kinh tế, năng lượng nên trong chuyến thăm của Tổng thống Gruzia Saakashvili tới
Mỹ (7/2006) và chuyến thăm Gruzia của Tổng thống Mỹ Bush (2/2008), lãnh đạo hai nước đã ký những thỏa thuận kinh tế theo hướng có lợi cho cả hai bên: Gruzia cho phép Mỹ lập các tuyến đường ống dẫn dầu, khí từ các nước Trung Á, Caspi qua lãnh thổ của mình ra biển Đen, Địa Trung Hải sang Mỹ Đổi lại,Gruzia có điều kiện thuận lợi để trở thành “trạm trung chuyển dầu, khí quốc tế” từ Caspi, Trung Á tới
Mỹ Chính quyền Saakashvili muốn tái thống nhất 3 vùng ly khai trở lại với Gruzia bởi các khu vực này có ý nghĩa chiến lược đối với Tbilisi trong việc xây dựng các đường ống dẫn dầu, khí sang Mỹ do tiếp giáp với Thổ Nhĩ Kỳ và biển Đen
Lĩnh vực văn hóa: Sau khi giành được độc lập, nước Nga lâm vào khủng
hoảng kinh tế, chính trị, xã hội trầm trọng Chính quyền Yeltsin đã thực hiện chính sách ngả theo Mỹ để nhận được sự hỗ trợ kinh tế, giúp đỡ về chính trị từ Washington Những chính sách trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Mỹ gia tăng ảnh hưởng văn hóa ở Nga Hiện nay, có hàng nghìn các tổ chức phi chính phủ Mỹ trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục: Full Bright, IIE, Soros hoạt động ở Nga Điều này tạo ra sự hợp tác văn hóa rất sâu rộng giữa nước Nga với Mỹ Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, các tổ chức này đã gây ra nhiều khó khăn cho nước Nga Bởi các tổ chức trên đều được chính phủ Mỹ hoặc các nhân vật có thể lực ở nước này tài trợ tài chính Một số tổ chức thường cấu kết với các nhân vật chính trị chống đối, lập ra các đảng phái đối lập để chống phá chính phủ Nga và có ý đồ tiến hành các cuộc “cách mạng màu” để lập ra các chính phủ thân phương Tây ở Nga như: Đảng nước Nga khác của G.Karparov Mỹ còn lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền
để can thiệp sâu vào tình hình chính trị nội bộ của nước Nga.Vd: Trong cuộc bầu cử