2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Quan hệ Nga – Ukraina có vai trò quan trọng không chỉ trong khu vực mà còn tác động đến toàn thế giới. Crưm là nơi có vị trí chiến lược quan trọng đối với cả Nga và phương Tây. Điều đó đã biến nơi đây thành “điểm nóng” của thế giới từ sau Chiến tranh lạnh đến nay và trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước. Do vấn đề còn khá mới và diễn ra trong thời gian gần đây nên chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu, mà chỉ tập trung ở báo, đài, internet và các mạng xã hội do các chuyên gia nước ngoài cũng như trong nước phân tích rồi rút ra những nội dung cần thiết đối với đề tài này. Do hạn chế về trình độ ngoại ngữ nên tác giả chỉ tiếp cận được với một số tài liệu chính sau: Trước hết có thể kể đến tác phẩm: “Cộng đồng các quốc gia độc lập. Những vấn đề chính trị kinh tế nổi bật” do tác giả Đặng Minh Đức chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2011. Trong tác phẩm này, tác giả đề cập những vấn đề chính trị kinh tế nổi bật của Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) giai đoạn 2001 – 2010 và đánh giá tổng quan những vấn đề nổi bật của khu vực SNG về an ninh, chính trị, kinh tế thương mại, năng lượng, xung đột, li khai ... giai đoạn 2001 – 2010. Đồng thời tác phẩm cũng đề cập các nhân tố và dự báo xu hướng phát triển của Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) giai đoạn 2001 – 2010. Không dừng lại ở đó, tác giả cũng phân tích bối cảnh quốc tế, khu vực và những nhân tố tác động đến liên kết khu vực SNG. Vai trò, lợi ích của của các nước lớn đối với khu vực SNG, đặc biệt là vai trò của Nga, Mĩ, Liên minh châu Âu, Trung Quốc và các nước SNG hợp tác trong cộng đồng. Bên cạnh đó tác phẩm cũng đề cập những kịch bản dự báo đối với sự phát triển của SNG cũng như những xu thế vận động, dự báo triển vọng phát triển về kinh tế, chính trị của khu vực SNG và đưa ra một số tác động phát triển khu vực SNG tới thế giới và Việt Nam. “Cộng đồng các quốc gia độc lập. Quá trình hình thành và phát triển” do tác giả Nguyễn Quang Thuấn chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007. Trong tác phẩm này, tác giả giới thiệu tổng quan chung về sự ra đời, phát triển của cộng đồng các quốc gia độc lập. Đồng thời tác giả tập trung làm rõ bối cảnh quốc tế và khu vực mới, đặc biệt từ sau sự kiện 11 9 2001 tác động đến quan hệ giữa các nước thành viên và những nội dung hợp tác chủ yếu về an ninh chính trị và kinh tế thương mại, cũng như quan hệ song phương của Nga với các nước thành viên SNG khác. Bên cạnh đó tác giả cũng đánh giá triển vọng phát triển cao của SNG trong giai đoạn 2006 – 2010 và những tác động đến khu vực và thế giới. Tiếp đến là tác phẩm: “Liên bang Nga hai thập niên đầu thế kỷ 21” do tác giả Nguyễn An Hà chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2011 đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật của Liên bang Nga trong hai thập niên đầu thế kỷ 21; qua đó dự báo xu thế vận động cũng như giải quyết các vấn đề chính trị và kinh tế chủ yếu của Liên bang Nga tới năm 2020, đánh giá những tác động của Liên bang Nga tới thế giới, khu vực và Việt Nam. Kế đến là tác phẩm: “Cộng đồng các quốc gia độc lập. Quá trình hình thành và phát triển” của tác giả Nguyễn Quang Thuấn (Chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2007. Tác phẩm đã phân tích rõ bối cảnh quốc tế và khu vực tác động tới sự phát triển của SNG nói chung và quan hệ Nga – Ukraina nói riêng; quá trình NATO mở rộng cũng như ảnh hưởng của Liên minh châu Âu mở rộng cùng tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO). Tiếp đến có thể kể đến đề tài “Quan hệ Việt Nam Ukraina trong bối cảnh quốc tế mới”của Viện nghiên cứu Châu Âu do GS.TS Nguyễn Quang Thuấn chủ nhiệm, năm 2011. Trong chương 3, phần “Chiến lược và chính sách đối ngoại giai đoạn 20112020” đã phân tích kĩ về chiến lược cũng như chính sách ngoại giao của Ukraina trong giai đoạn 2011 2020 có đề cập mối quan hệ Nga Ukraina. Về vấn đề Crưm trong quan hệ Nga – Ukraina có một số công trình nghiên cứu, bài báo đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, Thông tấn xã Việt Nam như: Bài viết “Vấn đề Crưm sáp nhập vào Liên bang Nga và những hệ lụy” của Viện nghiên cứu Châu Âu, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 8, ngày 2682014. Bài viết đề cập đến những cơ sở để Crưm sáp nhập vào Liên bang Nga, cũng như đưa ra những liên hệ thực tế trước việc Crưm sáp nhập vào Nga tại Việt Nam. Bài viết này như một gợi ý cho tác giả nhận thức về tầm quan trọng của Crưm trong quan hệ Nga – Ukraina cần được tiếp tục đi sâu tìm hiểu một cách có hệ thống hơn. Xung quanh vấn đề Crưm cũng phải kể đến bài viết “Nga cần Crum độc lập hơn là thôn tính vùng đất này”, Tài liệu tham khảo đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam, ngày 1932014 đã phân tích vị thế địa chính trị của Crưm đối với Nga. Đồng thời đưa ra những lí do để giải thích cách ứng xử của Nga hiện nay trong vấn đề Crưm đối với những chiến lược mà Nga đưa ra. Hay “Sứ mệnh ngoại giao Nga hậu Crưm” của Thông tấn xã Việt Nam, ngày 1342014. Bài viết nói về sứ mệnh ngoại giao Nga hậu Crưm khi khủng hoảng vẫn chưa kết thúc, chưa có sự thống nhất nhưng các bên đều đồng ý rằng cần phải tìm ra giải pháp ngoại giao vì lợi ích của người dân Ukraina. Nga đưa tới tiến trình ngoại giao gồm các bước: Giảm căng thẳng leo thang và đảm bảo an toàn cho tất cả người dân và khách du lịch tại Ukraina; giải quyết khủng hoảng theo đề nghị của Nga; tạo ra cơ chế để xem xét tất cả lợi ích của tất cả các vùng ở Ukraina; không cho phép phổ biến vũ khí hạt nhân. Vấn đề Crưm trong quan hệ Nga – Ukraina còn được đề cập trong một số bài viết của Viện nghiên cứu Châu Âu, Thông tấn xã Việt Nam như “Vấn đề Crưm và biện pháp ngoại giao ở biển Đông”, Thông tấn xã Việt Nam, ngày 1442014; “Ukraina đối mặt hậu trái đắng” của tác giả Huyền Linh, Báo Tin tức số ra ngày 2532014... là những nguồn tư liệu rất cần thiết giúp tác giả có cái nhìn tổng thể và sâu sắc hơn đối với vấn đề mà đề tài đặt ra. Ngoài ra, rải rác còn có một số bài viết liên quan đến đề tài có được nhắc đến trong một vài tư liệu tham khảo, bản tin hàng ngày... nhưng chưa được đánh giá, tổng kết. Như vậy, vấn đề Crưm trong quan hệ Nga –Ukraina giai đoạn gần đây đã thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu có tên tuổi. Tuy nhiên, các tác phẩm trên mới chỉ tập trung viết về sự ra đời và phát triển của các quốc gia độc lập SNG, cũng như tác động của các quốc gia đó. Mặc dù cũng có tác phẩm viết về quan hệ Nga – Ukraina nhưng chưa có tác phẩm nào viết chuyên sâu về vấn đề Crưm trong quan hệ Nga – Ukraina từ năm 1991 đến nay. Do đó, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Vấn đề Crưm trong quan hệ Nga – Ukraina từ năm 1991 đến nay” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, em đãnhận được sự quan tâm giúp đỡ to lớn và tận tình từ các thầy giáo, cô giáokhoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Em xin bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc và gửi lời cảm ơn chânthành nhất tới TS Hoàng Phong Hà, người đã quan tâm tận tình hướng dẫn,chỉ bảo, đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo mọi điều kiện giúp đỡ để emhoàn thành luận văn này
Em xin cảm ơn toàn thể các thầy giáo, cô giáo khoa Lịch sử, đặc biệt
là các thầy cô trong tổ Lịch sử thế giới, các thầy cô trong Phòng tư liệukhoa Lịch sử, thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thư viện trườngĐại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, thư việntrường Đại học Vinh, thư viện Quốc gia, Viện Nghiên cứu Châu Âu, Thôngtấn xã Việt Nam đã tạo mọi điều kiện trong quá trình em tìm kiếm tài liệunghiên cứu
Em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã ủng hộ vànhiệt tình giúp đỡ, động viên, chia sẻ cùng em trong những tháng ngày họctập, nghiên cứu vất vả nhất để em hoàn thành luận văn này
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2015
Tác giả
Lê Thị Khánh
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 8
4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 9
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CRƯM VÀ QUAN HỆ NGA - UKRAINA .12 1.1 Khái quát về Crưm 12
1.2 Khái quát về quan hệ Nga – Ukraina 21
Tiểu kết chương 1 27
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ CRƯM TRONG QUAN HỆ NGA – UKRAINA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY 28
2.1 Quan hệ Nga – Ukraina từ năm 1991 đến nay 28
2.2 Khái quát quá trình sáp nhập Crưm vào Liên bang Nga 46
Tiểu kết chương 2: 51
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ VẤN ĐỀ CRƯM TRONG QUAN HỆ NGA – UKRAINA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY 52
3.1 Tác động của việc Crưm sáp nhập vào Nga 52
3.2 Thái độ của các nước về việc Crưm sáp nhập vào Nga 65
3.2.1 Thái độ của Mĩ và phương Tây 66
3.2.2 Thái độ của Nga 75
3.3 Các kịch bản dự báo tương lai của Crưm 79
Tiểu kết chương 3: 85
KẾT LUẬN 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Sau 74 năm tồn tại, năm 1991 chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô vàĐông Âu sụp đổ Sự kiện này là một tổn thất nặng nề đối với hệ thống Xã hộichủ nghĩa và các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới Cùng với sựsụp đổ của Liên Xô và Đông Âu, trật tự thế giới hai cực cũng biến mất Trongsuốt thời kì Chiến tranh lạnh, thế giới luôn bị cuốn hút vào vòng xoáy, xoayquanh mối quan hệ giữa Xô – Mĩ cũng như mối quan hệ giữa Liên Xô với cácnước trên thế giới
Sau khi Liên Xô sụp đổ, cục diện thế giới có những biến chuyển vàthay đổi nhanh chóng Liên Xô – đất nước chiếm 1/6 quả địa cầu và 1/6 dân
số thế giới đã không còn nữa Là một trong những thành viên của Liên Xôtrước đây, Liên bang Nga bước ra vũ đài quốc tế với tư cách là một thựcthể kinh tế, chính trị độc lập Trước những chuyển biến của tình hình thếgiới, Liên bang Nga nhanh chóng chuyển đổi thể chế chính trị của mình
Sự thay đổi thể chế chính trị, cơ cấu bộ máy Nhà nước dẫn đến sự biếnđổi sâu sắc trong mọi mặt đời sống nước Nga, ảnh hưởng rất lớn đếnchính sách đối ngoại của Nga cũng như việc thiết lập mối quan hệ giữaNga với các nước trên thế giới
Còn Ukraina là nước cộng hòa đông dân và quan trọng thứ hai trongLiên bang Xô Viết sau Liên bang Nga Sau khi Liên Xô sụp đổ, xu hướng lytâm đẩy các quốc gia từng nằm trong Liên bang Xô Viết rời xa Nga, Ukrainakhông phải là ngoại lệ Xu thế bài Nga, xích lại gần phương Tây trở nên thịnhhành, chủ nghĩa dân tộc tiến thêm một bước mới Với lịch sử phức tạp nhưvậy, nền chính trị Ukraina luôn bị xáo trộn bởi sự khác biệt giữa hai nền vănhóa Đông và Tây Đó chính là những vật cản lớn trên con đường phát triển xã
Trang 5hội của Ukraina cũng như việc thiết lập quan hệ với các nước thuộc Liên bang
Xô Viết trước đây
Là hai nước lớn thuộc Liên bang Xô Viết, Liên bang Nga, Ukrainacùng các nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) có chung khônggian văn hóa và ngôn ngữ, đã từng sống chết có nhau nên dù sau khi tuyên bốđộc lập, nhưng mối quan hệ kinh tế - chính trị và các mặt giữa hai nước nhìnchung vẫn rất thân mật Mặc dù đâu đó còn có những lúc không suôn sẻ, còntồn tại những bất đồng như về vấn đề biên giới, lãnh thổ; về vấn đề dân tộc,sắc tộc; vấn đề li khai
Quan hệ Nga – Ukraina là một yếu tố toàn cầu trong xu thế toàn cầuhóa hiện nay, nếu nó xấu đi sẽ tạo nên một mối đe dọa đến an ninh của toànkhu vực và thế giới Ngược lại, nếu quan hệ Nga – Ukraina tốt đẹp thì sẽ thúcđẩy sự phát triển của nền kinh tế - chính trị thế giới Từ đó tạo ra môi trườngthuận lợi góp phần vào việc gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới Do đó có thểnói, châu Âu nói riêng và nhân dân thế giới nói chung đều quan tâm, theo dõinhững diễn biến trong quan hệ Nga – Ukraina
Nổi bật nhất trong quan hệ Nga – Ukraina sau Chiến tranh lạnh đến nay
là vấn đề Crưm Vấn đề Crưm không đơn thuần chỉ là cuộc xung đột, đấutranh đòi độc lập, đòi sáp nhập vào Liên bang Nga của nhân dân Crưm trướcchính quyền Ukraina Mà thực chất của vấn đề Crưm là nằm ở vấn đề li khai.Đầu tiên Crưm tổ chức trưng cầu dân ý để sáp nhập vào Liên bang Nga tạo ra
sự hợp lí và vì thế Liên bang Nga mở rộng vòng tay tiếp nhận
Đằng sau việc Nga sáp nhập Crưm là các âm mưu, tác động của các thếlực Nga, Mĩ và các nước phương Tây nhằm phục vụ lợi ích riêng của mình.Trong đó Mỹ và các nước phương Tây cho rằng Ukraina là bàn đạp để mởrộng ảnh hưởng qua Trung Á – một hành lang lý tưởng để kiểm soát các nướcnhư Iran, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên và tiếp cận trực diện với
Trang 6Nga Từ đó loại bỏ dần ảnh hưởng của Nga ở Ukraina và đẩy Nga ra khỏiCrưm – nơi có căn cứ quân sự của Nga ở Biển Đen Còn đối với Nga, bán đảoCrưm là một vùng đất có ý nghĩa sống còn với an ninh và lợi ích chiến lượccủa Nga và dường như không khó để người ta nghĩ đến kịch bản tương lai đốivới những vùng đất tiếp theo ở miền Đông Ukraina Do vị trí địa – chiến lượcquan trọng như vậy nên vấn đề Crưm đang ngày càng diễn biến phức tạp, trởthành “điểm nóng địa – chính trị” giữa lòng châu Âu trong những năm vừaqua Crưm như là một tiền đồn để Ukraina và phương Tây chống lại sự phụchồi của Nga như một vị thế cường quốc.
Do đó, vấn đề Crưm trong quan hệ Nga – Ukraina sẽ là một “điểm nóng”địa – chính trị giữa lòng châu Âu trong những năm vừa qua và cả những năm tới,đồng thời có thể là “điểm nóng” đáng lo ngại nhất trên thế giới Bởi tình hình căngthẳng tại Crưm là mối đe dọa đến an ninh của toàn khu vực Sự tiến triển của tìnhhình sẽ tạo thành những vấn đề và nguy cơ mới, cả trực tiếp lẫn gián tiếp đối vớikhu vực cũng như thế giới
Thực chất của vấn đề Crưm là như vậy và vấn đề đó xuất phát từ âmmưu của các nước đế quốc gây ra, không chỉ là vấn đề li khai chống lại nhândân Crưm, biến Crưm thành con bài chính trị mà còn gây nên sự bất ổn trongkhu vực cũng như đe dọa đến sự hòa bình và an ninh thế giới Vì vậy, việcgiải quyết vấn đề Crưm là một bộ phận trong quan hệ quốc tế hiện đại cũngnhư quyết định của chính dân tộc và nhân dân Crưm Bởi lẽ đó, nhân dân thếgiới phải ủng hộ quyền tự quyết của nhân dân Crưm
Cộng hòa tự trị Crưm nằm trên bán đảo Crưm với diện tích trên26.000km2 Thiên nhiên ưu ái đã ban cho Crưm nguồn tài nguyên thiên nhiênphong phú, đặc biệt là Crưm có phong cảnh đẹp như tranh với nhiều khu nghỉdưỡng nổi tiếng, là một vùng đất nhô ra từ phía Nam phần lục địa của Ukraina.Đồng thời ở Crưm cũng là nơi có sự hòa quyện của các nền văn hóa và những
Trang 7truyền thống của nhiều dân tộc khác nhau Bên cạnh đó, Crưm lại nắm giữ một
vị trí địa – chiến lược quan trọng đối với cả Nga và phương Tây cho nên mâuthuẫn về dân tộc, về lãnh thổ luôn diễn ra Đến nay thì vấn đề này vẫn còn nhiềudiễn biến phức tạp vì Ukraina khao khát muốn Crưm là một phần lãnh thổ củamình, còn Nga cũng tìm mọi cách để Crưm sáp nhập vào Nga Như vậy, cả Nga
và Ukraina đều muốn Crưm nằm trong quyền sở hữu của mình Những hànhđộng đó đã khiến cho mối quan hệ giữa Nga và Ukraina ngày càng căng thẳng
và có chiều hướng xấu đi
Sau thời kỳ Chiến tranh lạnh, Crưm là sân khấu cạnh tranh về vai tròcũng như tầm ảnh hưởng của phương Tây (đại diện là Ukraina) và Nga Do
đó cả hai quốc gia này đều đưa ra cũng như tiến hành nhiều biện pháp, nhiềuhành động để tác động đến chính quyền Crưm, gây nên những bất đồng trongmối quan hệ giữa hai nước Nga – Ukraina trong thời gian qua Tìm hiểu vềvấn đề Crưm trong quan hệ Nga – Ukraina là một vấn đề khoa học cần quantâm và tiến hành đi sâu nghiên cứu, bởi nó sẽ làm rõ hơn nguồn gốc, thựctrạng cũng như những giải pháp cho vấn đề Crưm nói riêng và cải tạo mốiquan hệ Nga – Ukraina theo chiều hướng tốt đẹp lên; góp phần vào việc giữvững nền hòa bình và an ninh trong khu vực cũng như trên thế giới, tạo điềukiện để phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội ở bán đảo Crưm
Mặt khác, vấn đề Crưm trong quan hệ Nga – Ukraina sau Chiến tranhlạnh, đặc biệt là giai đoạn 1991 đến nay diễn biến hết sức phức tạp, được cácnhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm
Vậy con đường đấu tranh đòi sáp nhập vào nước Nga của nhân dânCrưm trong suốt thời gian qua diễn ra như thế nào? Những tác động của việcCrưm sáp nhập vào Nga đối với quan hệ quốc tế hiện đại, đặc biệt là quan hệvới các nước láng giềng Nga – Ukraina sẽ ra sao? Thái độ của Nga, Mĩ và cácnước phương Tây trước việc Nga sáp nhập vào Crưm? Cũng như kịch bản
Trang 8nào sẽ đến với Crưm trong tương lai?… Đây là những vấn đề đang lôi cuốnrất nhiều người quan tâm.
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên cũng như nguyện vọng
đi sâu tìm hiểu một vấn đề tương đối vướng mắc trong quan hệ quốc tế hiện đại,giải đáp những nghi vấn cá nhân trong suốt quá trình học và giúp phần nào lý giải
rõ hơn những vấn đề đang diễn ra ở Ukraina trong thời gian hiện nay, tác giả chọn
đề tài “Vấn đề Crưm trong quan hệ Nga – Ukraina từ năm 1991 đến nay” làm đềtài nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quan hệ Nga – Ukraina có vai trò quan trọng không chỉ trong khu vực
mà còn tác động đến toàn thế giới Crưm là nơi có vị trí chiến lược quan trọngđối với cả Nga và phương Tây Điều đó đã biến nơi đây thành “điểm nóng”của thế giới từ sau Chiến tranh lạnh đến nay và trở thành đề tài nghiên cứucủa nhiều học giả trong và ngoài nước Do vấn đề còn khá mới và diễn ratrong thời gian gần đây nên chưa có công trình khoa học nào nghiên cứuchuyên sâu, mà chỉ tập trung ở báo, đài, internet và các mạng xã hội do cácchuyên gia nước ngoài cũng như trong nước phân tích rồi rút ra những nộidung cần thiết đối với đề tài này Do hạn chế về trình độ ngoại ngữ nên tác giảchỉ tiếp cận được với một số tài liệu chính sau:
Trước hết có thể kể đến tác phẩm: “Cộng đồng các quốc gia độc lập Những vấn đề chính trị - kinh tế nổi bật” do tác giả Đặng Minh Đức chủ biên,
Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2011 Trong tác phẩm này, tác giả đềcập những vấn đề chính trị - kinh tế nổi bật của Cộng đồng các quốc gia độclập (SNG) giai đoạn 2001 – 2010 và đánh giá tổng quan những vấn đề nổi bậtcủa khu vực SNG về an ninh, chính trị, kinh tế thương mại, năng lượng, xungđột, li khai giai đoạn 2001 – 2010 Đồng thời tác phẩm cũng đề cập cácnhân tố và dự báo xu hướng phát triển của Cộng đồng các quốc gia độc lập
Trang 9(SNG) giai đoạn 2001 – 2010 Không dừng lại ở đó, tác giả cũng phân tíchbối cảnh quốc tế, khu vực và những nhân tố tác động đến liên kết khu vựcSNG Vai trò, lợi ích của của các nước lớn đối với khu vực SNG, đặc biệt làvai trò của Nga, Mĩ, Liên minh châu Âu, Trung Quốc và các nước SNG hợptác trong cộng đồng Bên cạnh đó tác phẩm cũng đề cập những kịch bản dựbáo đối với sự phát triển của SNG cũng như những xu thế vận động, dự báotriển vọng phát triển về kinh tế, chính trị của khu vực SNG và đưa ra một sốtác động phát triển khu vực SNG tới thế giới và Việt Nam.
“Cộng đồng các quốc gia độc lập Quá trình hình thành và phát triển”
do tác giả Nguyễn Quang Thuấn chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, HàNội, 2007 Trong tác phẩm này, tác giả giới thiệu tổng quan chung về sự rađời, phát triển của cộng đồng các quốc gia độc lập Đồng thời tác giả tậptrung làm rõ bối cảnh quốc tế và khu vực mới, đặc biệt từ sau sự kiện 11 / 9 /
2001 tác động đến quan hệ giữa các nước thành viên và những nội dung hợptác chủ yếu về an ninh chính trị và kinh tế thương mại, cũng như quan hệsong phương của Nga với các nước thành viên SNG khác Bên cạnh đó tácgiả cũng đánh giá triển vọng phát triển cao của SNG trong giai đoạn 2006 –
2010 và những tác động đến khu vực và thế giới
Tiếp đến là tác phẩm: “Liên bang Nga hai thập niên đầu thế kỷ 21” do
tác giả Nguyễn An Hà chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2011
đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật của Liênbang Nga trong hai thập niên đầu thế kỷ 21; qua đó dự báo xu thế vận độngcũng như giải quyết các vấn đề chính trị và kinh tế chủ yếu của Liên bangNga tới năm 2020, đánh giá những tác động của Liên bang Nga tới thế giới,khu vực và Việt Nam
Kế đến là tác phẩm: “Cộng đồng các quốc gia độc lập Quá trình hình thành và phát triển” của tác giả Nguyễn Quang Thuấn (Chủ biên), Nhà xuất
Trang 10bản Khoa học xã hội, 2007 Tác phẩm đã phân tích rõ bối cảnh quốc tế và khuvực tác động tới sự phát triển của SNG nói chung và quan hệ Nga – Ukrainanói riêng; quá trình NATO mở rộng cũng như ảnh hưởng của Liên minh châu
Âu mở rộng cùng tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO)
Tiếp đến có thể kể đến đề tài “Quan hệ Việt Nam - Ukraina trong bối cảnh quốc tế mới”của Viện nghiên cứu Châu Âu do GS.TS Nguyễn Quang Thuấn chủ nhiệm, năm 2011 Trong chương 3, phần “Chiến lược và chính sách đối ngoại giai đoạn 2011-2020” đã phân tích kĩ về chiến lược cũng như
chính sách ngoại giao của Ukraina trong giai đoạn 2011- 2020 có đề cập mốiquan hệ Nga - Ukraina
Về vấn đề Crưm trong quan hệ Nga – Ukraina có một số công trìnhnghiên cứu, bài báo đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, Thông tấn xã
Việt Nam như: Bài viết “Vấn đề Crưm sáp nhập vào Liên bang Nga và những hệ lụy” của Viện nghiên cứu Châu Âu, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu
Châu Âu, số 8, ngày 26/8/2014 Bài viết đề cập đến những cơ sở để Crưm sápnhập vào Liên bang Nga, cũng như đưa ra những liên hệ thực tế trước việcCrưm sáp nhập vào Nga tại Việt Nam Bài viết này như một gợi ý cho tác giảnhận thức về tầm quan trọng của Crưm trong quan hệ Nga – Ukraina cầnđược tiếp tục đi sâu tìm hiểu một cách có hệ thống hơn
Xung quanh vấn đề Crưm cũng phải kể đến bài viết “Nga cần Crum độc lập hơn là thôn tính vùng đất này”, Tài liệu tham khảo đặc biệt của Thông tấn xã
Việt Nam, ngày 19/3/2014 đã phân tích vị thế địa chính trị của Crưm đối với Nga.Đồng thời đưa ra những lí do để giải thích cách ứng xử của Nga hiện nay trongvấn đề Crưm đối với những chiến lược mà Nga đưa ra
Hay “Sứ mệnh ngoại giao Nga hậu Crưm” của Thông tấn xã Việt
Nam, ngày 13/4/2014 Bài viết nói về sứ mệnh ngoại giao Nga hậu Crưm khikhủng hoảng vẫn chưa kết thúc, chưa có sự thống nhất nhưng các bên đều
Trang 11đồng ý rằng cần phải tìm ra giải pháp ngoại giao vì lợi ích của người dânUkraina Nga đưa tới tiến trình ngoại giao gồm các bước: Giảm căng thẳngleo thang và đảm bảo an toàn cho tất cả người dân và khách du lịch tạiUkraina; giải quyết khủng hoảng theo đề nghị của Nga; tạo ra cơ chế để xemxét tất cả lợi ích của tất cả các vùng ở Ukraina; không cho phép phổ biến vũkhí hạt nhân.
Vấn đề Crưm trong quan hệ Nga – Ukraina còn được đề cập trong một
số bài viết của Viện nghiên cứu Châu Âu, Thông tấn xã Việt Nam như “Vấn
đề Crưm và biện pháp ngoại giao ở biển Đông”, Thông tấn xã Việt Nam, ngày 14/4/2014; “Ukraina đối mặt hậu trái đắng” của tác giả Huyền Linh,
Báo Tin tức số ra ngày 25/3/2014 là những nguồn tư liệu rất cần thiết giúptác giả có cái nhìn tổng thể và sâu sắc hơn đối với vấn đề mà đề tài đặt ra
Ngoài ra, rải rác còn có một số bài viết liên quan đến đề tài có đượcnhắc đến trong một vài tư liệu tham khảo, bản tin hàng ngày nhưng chưađược đánh giá, tổng kết
Như vậy, vấn đề Crưm trong quan hệ Nga –Ukraina giai đoạn gần đây đãthu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu có tên tuổi.Tuy nhiên, các tác phẩm trên mới chỉ tập trung viết về sự ra đời và phát triển củacác quốc gia độc lập SNG, cũng như tác động của các quốc gia đó Mặc dù cũng
có tác phẩm viết về quan hệ Nga – Ukraina nhưng chưa có tác phẩm nào viếtchuyên sâu về vấn đề Crưm trong quan hệ Nga – Ukraina từ năm 1991 đến nay
Do đó, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Vấn đề Crưm trong quan hệ Nga – Ukraina
từ năm 1991 đến nay” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình
3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu làm rõ vấn đề Crưm trong quan hệ Nga– Ukraina từ năm 1991 nay, chỉ ra thực chất của vấn đề Crưm; tầm quan trọng
Trang 12của Crưm đối với Nga và Ukraina; đồng thời đưa ra những nhận xét về vấn đềCrưm trong quan hệ Nga – Ukraina từ năm 1991 đến nay.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm sáng tỏ tầm quan trọng của Crưm và khái quát hóa quan hệ Nga– Ukraina từ 1991 đến nay
- Khái quát quá trình Crưm sáp nhập vào Nga
- Tác động của việc Crưm sáp nhập vào Nga, cũng như thái độ của Mĩ
và các nước phương Tây trước sự kiện này
Trên cơ sở đó đưa ra những triển vọng, dự báo xu hướng phát triển củaCrưm trong thời gian tới
3.3 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn là từ năm
1991 đến năm 2014
- Không gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề Crưm
trong quan hệ Nga – Ukraina từ năm 1991 đến năm 2014 Tuy nhiên để làm
rõ vấn đề Crưm trong mối quan hệ giữa hai nước, luận văn đã đề cập một sốvấn đề về quan hệ giữa hai nước trước năm 1991, đặc biệt là ở giai đoạn từ
1917 đến năm 1991
- Nội dung nghiên cứu: Luận văn phân tích vấn đề Crưm trong mối
quan hệ Nga – Ukraina từ năm 1991 đến nay với các nội dung: Khái quát vềmối quan hệ Nga – Ukraina, khái quát quá trình Crưm sáp nhập vào Liênbang Nga và một số nhận xét về vấn đề Crưm trong quan hệ Nga – Ukraina từnăm 1991 đến nay
4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tài liệu
Để thực hiện đề tài này, luận văn dựa vào những nguồn tài liệu chủyếu sau:
Trang 13- Chủ yếu là nguồn tài liệu Tiếng Việt gồm:
+ Sách chuyên khảo của các tác giả trong và ngoài nước, tài liệu, giáotrình lịch sử Quan hệ quốc tế dùng cho các trường đại học
+ Các bài báo đăng trên các tạp chí như: Báo Tin tức, Báo Nhân dân;Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế; Tin tham khảo của Thông tấn xã Việt Nam
- Một số tài liệu, chuyên khảo và một số trang Web có chọn lọc
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tác giả luận văn đã sử dụng những phương
pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic được tác giả luậnvăn sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu để có thể tìm hiểu các sựkiện, sự việc một cách chi tiết, cụ thể trong sự ra đời, phát triển và kết thúc,trong hoàn cảnh không gian, thời gian xác định, làm cơ sở cho việc lựa chọn,
xử lý, sắp xếp tư liệu theo tiến trình thời gian, không gian một cách khoa học
để nhận định và khái quát quá trình lịch sử vấn đề, làm sáng tỏ vị trí, vai tròchiến lược quan trọng của Crưm đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội,chiến lược củng cố quốc phòng - an ninh, đối ngoại của Nga và Ukraina
- Phương pháp liên ngành được thực hiện trong quá trình khai thácnguồn tư liệu, kế thừa kết quả nghiên cứu thuộc các ngành khoa học khácnhau như quân sự, địa lí học và địa lí lịch sử, khu vực học trong quan hệ quốc
tế và quan hệ đối ngoại…
Các phương pháp được tác giả cố gắng vận dụng hợp lý trong luận văn đểđảm bảo được tính khoa học và góc độ nghiên cứu sử học của vấn đề
5 Dự kiến đóng góp của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ có những đóng góp mới sau:
1 Qua việc phân tích, đánh giá, tổng hợp các nguồn sử liệu, luận văngóp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ vị trí, vai trò chiến lược và tầm quan
Trang 14trọng của Crưm đối với Nga và Ukraina trong chiến lược phát triển kinh tế,củng cố quốc phòng an ninh, đối ngoại.
2 Luận văn góp phần bổ sung tư liệu, nhận định và kiến giải khoa họccho việc dự báo tương lai của Crưm trong mối quan hệ giữa Nga và Ukrainacũng như trong Quan hệ quốc tế thời hiện đại
3 Luận văn là một tài liệu có ích phục vụ cho việc giảng dạy, học tập vànghiên cứu chuyên đề Lịch sử thế giới hiện đại và Quan hệ quốc tế hiện đại
6 Bố cục luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận vănđược bố cục gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về Crưm và quan hệ Nga – Ukraina
Chương 2: Vấn đề Crưm trong quan hệ Nga – Ukraina từ năm
1991 đến nay
Chương 3: Một số nhận xét về vấn đề Crưm trong quan hệ Nga –Ukraina từ năm 1991 đến nay
Trang 15CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT VỀ CRƯM VÀ QUAN HỆ NGA - UKRAINA
1.1 Khái quát về Crưm
Crưm là một nước cộng hòa tự trị thuộc miền Nam Ukraina nằm trênbán đảo Crưm ở phía Bắc biển Đen, với diện tích gần 30.000 km2 và số dângần 2 triệu người (chưa kể Thành phố Sevastopol nằm trên bán đảo Crưmsong tách biệt về mặt hành chính với Cộng hòa Crưm) Hầu hết trong số họnhận mình là dân tộc Nga và nói tiếng Nga Lãnh thổ Crưm bao trùm hầu hếtdiện tích bán đảo, phần còn lại là thành phố Sevastopol vốn dĩ được quản líriêng Trong lịch sử thăng trầm của mình, Crưm là một thực thể chính trịthường bị chi phối, chiếm đóng của các nước đế quốc như Đế quốc đông La
Mã của người Hi Lạp, Kim trướng Hãn quốc của người Tatar, người Mông
Cổ hay các sắc dân như Kimmeri, Hi Lạp, Goth, Hung, Bulgar, Khazar
Về mặt lịch sử - địa lí, Crưm là một khu vực có đầy biến động và trảiqua một lịch sử tranh chấp lâu dài bởi các cường quốc khu vực Crưm từng cóhàng thế kỉ sống dưới chế độ thuộc địa và bị các đế chế cũng như các bộ tộc
du mục xâm chiếm Thời cổ đại, Crưm có tên là Tauris (hay Taurida trongtiếng Nga) Vào thời kì trước Công Nguyên, vùng đông Crưm là trung tâmcủa vương quốc Bospor Hi Lạp, với thủ đô là Panticapaeum (nay là thị trấnKerch) và một hải cảng lớn Theodosia (nay là Feodosia) Ở phía Tây là cácthành bang Khersoness (ngoại ô Sevastopol ngày nay) và Kerkinitida (nay làYevpatoria)
Thế kỉ I, người La Mã đến Crưm và thiết lập nền cai trị ở đây cùng cáccăn cứ hải quân ở Khersoness và phía Đông bán đảo Crưm Khersoness saunày trở thành một phần của đế chế Byzantine và nằm dưới sự kiểm soát củaConstantinople Đến thế kỉ XIII, Crưm chịu sự kiểm soát và chiếm đóng của
Trang 16Cộng hòa Venezia và Cộng hòa Genova Đến thế kỉ XV, đế chế Ottoman sápnhập Crưm, bắt sống viên khả hãn Mengli Girei, nhưng rồi thả ông ra để thaymặt đế chế cai trị Crưm Từ đó trở đi, Constantinople bổ nhiệm các khả viênhãn của Crưm, dù bán đảo phần nào vẫn là vùng tự trị Trong khoảng 300năm sau đó, những người Tatar (tổ tiên của người Tatar Crưm) là lực lượngthống trị ở đây.
Đến thế kỉ XVIII, sau cuộc chiến tranh Nga – Ottoman (1768 - 1774)
và hòa ước Kuchuk Kainarji (1774), Nga ngày càng tăng cường ảnh hưởngvới Crưm và đến năm 1783, chính thức sáp nhập vùng đất này vào Nga
Thế kỉ XIX, phong trào Crưm bùng nổ và kéo dài 3 năm Nga thua trậntrước liên quân đế chế Ottoman – Pháp – Anh – Sardinia nhưng Crưm vẫn làlãnh thổ của Nga Do lịch sử đầy biến động như vậy nên Crưm luôn là mộtđiểm giao thoa văn hóa trong đó bản sắc văn hóa Nga vẫn là nổi trội hơn cả.Nhưng đây cũng là nơi chất chứa nhiều mâu thuẫn: “Trong bối cảnh khủnghoảng Ukraina, mỗi nhóm sắc tộc ở Crưm đều có lập trường riêng về tươnglai mảnh đất mà họ sinh sống” [25; tr.7] Sang thế kỉ XX, năm 1917, Crưm cómột thời gian ngắn là một quốc gia độc lập trước khi trở thành căn cứ choquân Bạch vệ chống lại quân đội Bolshevik trong cuộc nội chiến Nga Năm
1921, bán đảo Crưm được đặt tên lại là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa tự trịCrưm, trở thành một phần của Liên bang Xô Viết Năm 1942, phát xít Đứcchiếm đóng Crưm Thời thuộc Liên Xô (1944), Joseph Stalin trục xuất tất cảnhững người Tatar theo Đạo Hồi đã sống trên bán đảo nhiều thế kỉ qua vớicáo buộc họ hợp tác với phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai Rấtnhiều người đã trở lại Crưm trong những năm 1980 và 1990
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Crưm mất quy chế tự trị và trở thànhmột tỉnh của Liên Xô với tên gọi Crưm Oblast Nga có lợi ích ở Crưm hàngtrăm năm qua nhờ những vùng đất nông nghiệp màu mỡ và vị trí địa – chiến
Trang 17lược – nằm án ngữ không gian biển Đen của vùng Đông Nam Âu các tàuchiến của Nga đậu tại đây có thể khống chế phía bắc Thổ Nhĩ Kì và có thểtiếp cận Địa Trung Hải để Nga gây ảnh hưởng đến bán đảo Trung Đông vàbán đảo Balkan Năm 1954, Crưm được đơn phương trao lại cho nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Ukraina dưới thời Nikita Khurucher, một người gốcUkraina đã lên làm lãnh đạo tối cao của Liên Xô, khi ấy cả Nga và Ukrainađều thuộc Liên Xô Khi đó, việc chuyển Crưm từ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Xô Viết Liên bang Nga cho Ukraina chỉ là một quyết định hành chính đơngiản, do cả hai thực thể này đều thuộc Liên bang Xô viết Trong bối cảnh đó,người Nga bản địa ở Crưm không hề cảm thấy họ bị tách rời khỏi quê hương
Năm 1991, Liên bang Xô Viết tan rã, một số người dân địa phương cónguyện vọng tách Crưm khỏi Ukraina và sau một cuộc trưng cầu dân ý, Crưm
đã tự nâng cấp mình từ một tỉnh của Ukraina lên thành một nước Cộng hòa tựtrị Đa số người Nga ở Crưm bỗng nhiên trở thành “người nước ngoài”, đó làđiều mà không ai ngờ được và Ukraina tuyên bố độc lập Mặc dù vậy, vùnglãnh thổ Crưm này không đòi độc lập hay gia nhập Liên bang Nga Mãi chotới cuộc đảo chính ở Kiev và những quyết định mang tính phân biệt đối xửvới người Nga sau đó, vấn đề Crưm sáp nhập với Nga hay tách ra khỏiUkraina mới được đặt ra Việc làm đó đã làm hài lòng những người Ngachiếm đa số tại Crưm nhưng ngược lại khiến cho giới chính trị Ukrainađau đầu Bởi họ muốn xây dựng một nhà nước Ukraina độc lập, thốngnhất và toàn vẹn lãnh thổ chứ không phải là một nhà nước Liên bang Nếutồn tại nhà nước Liên bang sẽ ẩn chứa nguy cơ xung đột sắc tộc rất lớn.Chính vì vậy Kiep muốn hạn chế đến mức tối thiểu chế độ tự trị của Crưmnhưng ngược lại Ximphêrôpôn tìm mọi biện pháp để càng độc lập vớiKiep càng tốt Điều đó được thể hiện bằng việc giữa Ukraina và Crưmliên tục nổ ra các cuộc đấu tranh
Trang 18Tháng 5/1992, Quốc hội Crưm thông qua văn bản pháp luật quy định
“chế độ tự quản nhà nước” của Crưm và luật về trưng cầu dân ý của Crưm.Ngay sau đó, Quốc hội Ukraina quyết định sửa đổi một cách cơ bản Hiếnpháp của Crưm nhằm hạn chế tối đa chế độ tự quản của Crưm Việc làm đó
đã gây ra hàng loạt các phản ứng phẫn nộ trong dân chúng Crưm – nơi màngười Nga chiếm đa số (80%)
Ngày 11 và 12/9/1994, cuộc đối đầu giữa Quốc hội và Tổng thốngCrưm đã lên tới đỉnh cao khi tổng thống Mescốp ra sắc lệnh đình chỉ hoạtđộng của Quốc hội và ra lệnh cho cảnh sát phong tỏa trụ sở Quốc hội Đâyđược đánh giá là một sai lầm nghiêm trọng, Quốc hội Crưm đã lợi dụng điềunày để ngay lập tức tước bỏ hầu hết quyền lực của Tổng thống mà chỉ để lạicho ông những nghi lễ của một vị quốc trưởng bù nhìn
Không dừng lại ở đó, Quốc hội Crưm đã thành lập một nội các mới baogồm những thủ lĩnh chính trị có máu mặt thay cho “Nội các thân Matxcơva”.Tình hình căng thẳng cộng với những cuộc đấu trang liên tiếp xảy ra trongChính phủ Crưm đã gây nên một cuộc khủng hoảng mới trong Chính quyềnCrưm Đó là sự phân liệt của chính Quốc hội
Cuộc đấu tranh chính trị trong nội bộ chính quyền Crưm là cái cớ đểchính quyền Ukraina đòi phải đưa bản Hiến pháp Crưm trở về vị trí phù hợpvới Hiến pháp Ukraina Kết quả là chính quyền Crưm không làm điều này bởi
nó trái với ý nguyện của dân chúng Crưm được thể hiện qua cuộc trưng cầudân ý ngày 27/3/1994 đòi khôi phục bản Hiến pháp Crưm độc lập
Ngày 18/3/2014, Tổng thống Nga, Thủ tướng Crưm và Thị trưởngSevastopol cùng nhau kí thỏa thuận sáp nhập Crưm và thành phố Sevastopolvào Liên bang Nga Phía Ukraina vẫn xem Crưm là nước Cộng hòa tự trị củamình còn phía Nga thì xem Crưm là một chủ thể Liên bang thuộc Liên bangNga Nga đã thiết lập vùng Liên bang Crưm gồm Cộng hòa Crưm và thành
Trang 19phố Liên bang Sevastopol Ukraina, được chi phối bởi Hiến pháp Crưm vàphù hợp với điều luật của Ukraina Ximphêrôpôn là thủ đô và là nơi đặt trụ sởcủa chính phủ nước Cộng hòa Crưm, nằm ở trung tâm của bán đảo Crưm códiện tích gần 27.000km2 và dân số gần 2 triệu người (tính đến năm 2007) Các
số liệu này không bao gồm diện tích và dân số của thành phố Sevastopol cũngnằm trên bán đảo song tách biệt về hành chính Do tiếng Ukraina là ngôn ngữquốc gia duy nhất tại Ukraina, nên các thứ tiếng khác không là chính thức.Tuy nhiên, các công việc chính ở Crưm chỉ được thực hiện bằng tiếng Nganên tiếng Nga là ngôn ngữ chính thức trên thực tế Tiếng Crưm Tatar cũngđược sử dụng
Về thành phần dân cư: Bán đảo Crưm bao gồm ba nhóm sắc tộcchính là người gốc Nga (58,1%), người Ukraina (24,3%) và người Tatar(12,1%) Tại thành phố Ximphêrôpôn, khoảng 70% dân số là người Nga Do
đó hầu hết cư dân trên bán đảo đều sử dụng tiếng Nga làm ngôn ngữ chínhcủa họ Ngoài ra, Crưm còn có khoảng 24% người Ukraina và 12,1% thuộcnhóm Hồi giáo Tatar [25; tr.8] Người Tatar Crưm là một dân tộc thiểu số tạiCrưm, họ chiếm 12,1 % dân số của nước cộng hòa Crưm (2001) Dân tộc nàyđược khởi thủy tại Crưm vào cuối thời kì Trung Cổ sau khi Hãn quốc Crưmthành lập Thời Liên Xô, người Tatar Crưm đã bị lãnh đạo Liên Xô (Stalin)trục xuất hàng loạt đến Trung Á vào năm 1944 vì họ được coi là đã hợp tácvới Đức quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai Trên 180 ngàn người bịchở bằng xe lửa đến Trung Á Kết quả là có khoảng 22 đến 46% số người này
đã bị chết trên xe lửa vì đói khát và bệnh tật Đến năm 1991, khi Liên Xô tan
rã họ quay trở lại Crưm khiến cho nhiều căng thẳng với người Nga về quyềnđất đai cũng như vấn đề dân tộc Theo điều tra dân số năm 2001, có tới 58,5%dân số tại Crưm thuộc dân tộc Nga và 24,4% thuộc dân tộc Ukraina [25; tr8]
Trang 20Xét về phương diện địa lí – hành chính: Bán đảo Crưm nói chung vàCộng hòa tự trị Crưm nói riêng được chia làm 3 đới: Thảo nguyên, núi non và
bờ biển phía Nam Bờ biển phía Nam của Crưm được bao bọc bởi dãy núiCrưm, song song với nó ở phía trong cũng có một dãy núi nữa Diện tích cònlại của Crưm là các cao nguyên nửa khô hạn, có địa hình dốc, thoải từ chândãy núi xuống theo hướng Tây Bắc Sườn Nam của dãy núi Crưm có thácnước U chan-su là thác nước cao nhất
Dải bờ biển hẹp phía Nam, bên ngoài dãy núi Crưm có phong cảnhthiên nhiên đẹp như tranh vẽ, thiên nhiên xanh tươi, với nhiều làng mạc củangười Tatar Crưm, có các thánh đường Hồi Giáo, cung điện hoàng gia và quýtộc Nga, có các lâu đài trung cổ và Hi Lạp cổ, có các vườn nho và các vườncây ăn quả
Cộng hòa tự trị Crưm nằm trên bán đảo Crưm, có phong cảnh đẹp vớinhiều khu nghỉ dưỡng nổi tiếng, là một vùng đất nhô ra từ phía Nam phần lụcđịa Ukraina Bán đảo Crưm nằm giữa biển Đen và biển Azop, phía Bắc giáptỉnh Kherson của Ukraina Cộng hòa tự trị Crưm chỉ chiếm phần lớn bán đảochứ không phải là toàn bộ bán đảo Crưm Có hai cộng đồng nông thôn thuộchuyện Henichesk, tỉnh Kherson, Ukraina cũng nằm trên bán đảo Crưm, cụ thể
là trên mũi đất Arabat, Shchaslyvtseve và Strilkove
Bán đảo Crưm nối liền với đất liền bởi eo đất Perekop rộng từ 5 đến7km Mũi đông là bán đảo Kerch nằm đối diện với bán đảo Taman củaNga Eo biển Kerch rộng từ 3 đến 5m là cầu nối giữa hai bán đảo Kerch
và Taman Đồng thời cũng là nơi nối thông giữa biển Đen với biển Azov.Bán đảo Crưm có nhiều bán đảo nhỏ như bán đảo Heracles, bán đảoTarhan Qut, mũi đất Arabat
Xét về phương diện phân chia hành chính: Crưm được chia làm 25vùng bao gồm 14 huyện (raion) và 11 “lãnh thổ do hội đồng thành phố quản
Trang 21hạt” Sevastopol là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở phía Đông –Nam của bán đảo Crưm Ngày 18/3/2014, Thủ tướng Cộng hòa Crưm SergeiAksyonov đã kí với Tổng thống Nga V.Putin, hiệp định sáp nhập Crưm vàoLiên bang Nga Trong giai đoạn tiếp theo, Nga và Crưm sẽ giải quyết các vấn
đề hội nhập trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, tín dụng và hệ thống luậtpháp của Liên bang Nga để phù hợp với quy chế mới
Về chính quyền : Trước cuộc trưng cầu dân ý ngày 18/3/2014, Crưmđược điều hành bằng Hiến pháp Crưm và Luật pháp của Ukraina Bộ máychính quyền của Crưm theo cơ chế Tam quyền phân lập Đứng đầu và nắmquyền lực cao nhất là Tổng thống Trong đó cơ quan lập pháp gọi là Hội đồngtối cao Crưm, gồm 100 ghế Cơ quan hành pháp Crưm gọi là Hội đồng Bộtrưởng, đứng đầu là Thủ tướng Cơ quan lập pháp và hành pháp đều hoạtđộng tuân theo luật pháp và hiến pháp Ukraina, cũng như tuân theo các quyđịnh do Hội đồng tối cao Crưm ban hành Cơ quan tư pháp Crưm là tòa án,thuộc hệ thống tư pháp Ukraina nói chung
Ngày 16/3/2014, khoảng 1,5 triệu cử tri Crưm và 300.000 người dânkhu vực Sevastopol – nơi đặt căn cứ chính của hạm đội biển Đen của Nga đã
đi bỏ phiếu quyết định tương lai của bán đảo Crưm Cuộc trưng cầu dân ý vềquy chế nước Cộng hòa tự trị Crưm đã đẩy sớm lên hai tuần so với dự địnhtrước đó, xuất phát từ những diễn biến phức tạp tại Ukraina Thông qua cuộctrưng cầu dân ý đã cho thấy nguyện vọng sáp nhập bán đảo này vào Nga.Theo thông tin từ Thông tấn xã Nga RIA Novosti thì có tới 96,77% trong sốkhoảng 1,233 triệu cử tri đi bầu cử đã chọn sáp nhập vào Nga Tuy nhiênngười Tatar ở Crưm thì tẩy chay cuộc bầu cử này 13/tổng số 15 thành viêncủa Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc coi cuộc bỏ phiếu này là bất hợp pháp.Trung Quốc bỏ phiếu trắng, chỉ có Nga là nước duy nhất trên thế giới côngnhận nước Cộng hòa tự trị Crưm [25; tr.12]
Trang 22Ngày 18/3/2014, Tổng thống Nga V.Putin và Thủ tướng CrưmAkasjonow kí quyết định xác nhận việc sáp nhập bán đảo Crưm vào nướcNga Từ đó Crưm trở thành một phần lãnh thổ của Nga Người dân Crưm đãphải cam chịu những sai lầm về pháp lí với việc ban tặng bán đảo này nhưmột món quà Tuy nhiên, hành động của Nga bị Mĩ và Liên minh châu Âucho là trái với Hiến chương Liên Hợp Quốc và vi phạm luật pháp quốc tế.Đồng thời Mĩ và phương Tây đã đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với Nganhư cấm đi lại, đóng băng tài sản đối với một số quan chức Nga Đồng thời,
Mĩ và phương Tây còn đưa ra các biện pháp trừng phạt về kinh tế nữa
Ngày 27/3/2014, Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu thông quaNghị quyết 262 với nội dung : “khẳng định toàn vẹn lãnh thổ, độc lập củaUkraina và không thừa nhận cuộc trưng cầu dân ý về độc lập của khu vựcCrưm” Nghĩa là việc sáp nhập bán đảo Crưm vào Liên bang Nga là bất hợppháp và vi phạm luật pháp quốc tế; Đồng thời tái khẳng định sự toàn vẹn lãnhthổ của Ukraina Nghị quyết 262 đã được 100 nước bỏ phiếu ủng hộ Nghịquyết tức là khẳng định việc Nga sáp nhập Crưm là bất hợp pháp, trong khi có
58 nước bỏ phiếu trắng và 11 nước bỏ phiếu ủng hộ Do Nga là nước cóquyền phủ quyết và đã bỏ phiếu chống, dự thảo Nghị quyết đã không đượcthông qua Sau đó Crưm đã chính thức sáp nhập vào Nga
Về tài nguyên: Tài nguyên của Crưm vẫn là du lịch vì đó là một trongnhững điểm đến nghỉ dưỡng được ưa thích nhất của người dân thuộc Liênbang Xô Viết Ngành du lịch của Crưm bắt đầu phát triển từ nửa sau thế kỉXIX Đến đầu thế kỉ XX, nhiều cung điện, villa được xây dựng mà đến nayvẫn còn Hệ thống giao thông ngày càng phát triển đã giúp đưa khách du lịch
từ miền Trung của nước Nga đến đây
Giai đoạn phát triển mới bắt đầu từ khi chính quyền Xô Viết nhận thấytiềm năng du lịch chữa bệnh tại đây Với những suối nước nóng, Crưm trở
Trang 23thành điểm đến “vì sức khỏe” của đông đảo mọi người Ngày nay, Crưm làđiểm đến để du khách lánh xa cuộc sống thường nhật, để hưởng cảm giác anbình và dễ chịu, hơn là điểm du lịch chữa bệnh Trước sự lớn mạnh và pháttriển của nước Nga sẽ hỗ trợ đáng kể cho sự phát triển của Crưm, địa danh dulịch nổi tiếng thu hút gần 6 triệu lượt du khách đến thăm quan Bộ Tàichính Nga dự kiến chi 5 tỷ USD phát triển cơ sở hạ tầng bán đảo đểCrưm có thể thu hút khách du lịch, xứng tầm với một vùng đất xinh đẹp
có tiềm năng du lịch lớn Những địa điểm thu hút khách của Crưm đó làdải bờ biển phía Nam với các thành phố Yalta và Alushta, dải bờ biểnphía Tây với các thành phố Eupatoria và Saki, và dải biển phía Đông Namvới các thành phố Feodosia và Sudak
Crưm rất giàu tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan đa dạng với nhiều dãynúi, cao nguyên đến đồng cỏ, hang động Ở Eupatoria có những bãi biển cátthạch anh rộng rãi Ở Saki có nguồn bùn dùng để tắm chữa bệnh rất tốt chosức khỏe Đó là những điều kiện rất thuận lợi để Crưm phát triển tiềm năng
du lịch của mình
Ngoài ra, Crưm còn có hạ tầng công nghiệp, cụ thể là về xây dựng vàsửa chữa tàu biển Các xưởng Sevastopol hay Feodossia hiện đang gặp khókhăn vì thiếu khách hàng, đặc biệt là từ phía Nga Nhưng trong khuôn khổđộc lập, các xưởng này có thể nhận được số vốn đầu tư của Nga với những dự
án lâu dài Điều đó đã thúc đẩy các ngành công nghiệp của Crưm có nhữngbước phát triển mới và cho thấy Crưm đóng vai trò rất quan trọng trong chiếnlược phát triển kinh tế cũng như chính trị của Nga, Ukraina nói riêng và mốiquan hệ Nga – Ukraina nói chung
Như vậy, Crưm đóng vai trò là một vị thế địa chính trị quan trọngkhông chỉ đối với Nga mà cả với Ukraina nữa Lợi ích của Nga đối với bánđảo này chủ yếu liên quan đến yếu tố lịch sử và quan trọng hơn là số lượng
Trang 24người nói tiếng Nga – điều mà V.Putin rất cần, được coi là động lực, là lựclượng hậu thuẫn cho mình.
Bán đảo hiện nay nằm dưới sự kiểm soát của Nga, là cửa ngõ để Ngavào Ukraina Đây là một cửa ngõ lịch sử Năm 1783, Crưm bị đế chế Nga đô
hộ và thôn tính Từ đó trở đi, Nga cho xây dựng các thành phố ở đây nhưSevastopol hay Ximphêrôpôn Ngoài ra, Crưm còn là cửa ngõ để vào Ukrainakhi thành phố Sevastopol là thành phố của cộng đồng nói tiếng Nga Tuynhiên sau khi Liên Xô tan rã thì biểu tượng cho một cuộc sống chung nhất đãkhông còn nữa Nền tảng của cuộc sống chung đó là lịch sử chung đối với tất
cả các dân tộc thuộc Liên bang Xô Viết trước đây Sevastopol là biểu tượngthực sự của Chủ nghĩa anh hùng Nga trong Chiến tranh thế giới thứ hai Vớinhững trận đánh ác liệt, sự hi sinh đã trở thành điểm tựa cho bản sắc dân tộccủa Nga, Ukraina cũng như Liên bang Xô viết
Chính vì vậy, Crưm đóng vai trò quan trọng, là tính cốt yếu đối vớiNga kể cả khi bán đảo này nằm ở Ukraina Cho đến ngày hôm nay bán đảoCrưm vẫn còn là điểm nóng, tập trung sự chú ý không chỉ của Ukraina – Nga,Ukraina – Crưm mà còn cả ngay giữa bản thân chính quyền Crưm với nhau
1.2 Khái quát về quan hệ Nga – Ukraina
Nước Cộng hòa Ukraina đã có lịch sử từ thế kỉ IX sau Công nguyên,từng là một quốc gia rộng lớn và hùng mạnh nhất Châu Âu thời đó Từ sauthế kỉ thứ XII, sau cuộc chinh phạt ở phía Bắc, Ukraina không còn là mộtquốc gia hùng mạnh ở Châu Âu nữa mà bị chia cắt, Ukraina bị sáp nhập vào
đế chế Nga, vào đế quốc Áo – Hung Ukraina được thiên nhiên ưu đãi với đấtđai màu mỡ đặc biệt là đất đen Diện tích đất đen của Ukraina chiếm đến 1/3diện tích đất đen trên thế giới Đây là điều kiện rất tốt để phát triển nền kinh
tế nông nghiệp với những nông phẩm như lúa mì, khoai tây, củ cải đường, hạthướng dương, đặc biệt là phát triển ngành chăn nuôi để lấy thịt và lấy sữa Ẩn
Trang 25sâu trong lòng đất Ukraina là những mỏ than, quặng, dầu mỏ và khí đốt Đây
là một trong những nhân tố cần thiết cho sự phát triển của nền công nghiệpquốc gia Ukraina được biết đến với ngành công nghiệp khai thác than kháphát triển, có thể sản xuất được than cốc cần cho luyện thép, ngành kim loại
có sắt và ngành kim loại không có sắt Ukraina đứng thứ tám trên thế giới vềcác nhà máy sản xuất thép lớn Ngành công nghiệp của Ukraina đã sản xuất ranhiều sản phẩm công nghiệp như đầu máy Diezen, ô tô, máy kéo, phân bón
và trong lịch sử Ukraina đã từng đứng đầu Châu Âu về sản xuất công nghiệp
và là một trong những trung tâm quan trọng sản xuất công nghiệp quân sự vànghiên cứu công nghệ cao với các sản phẩm như máy tính Chiếc máy tính
Xô Viết đầu tiên được chế tạo và lắp đặt ở Học viện Công nghệ Điện tử ởKiev và được vận hành từ năm 1950 Ngoài ra Ukraina còn có thế mạnh bởicác cảng biển lớn, nước sâu là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tếnuôi trồng thủy hải sản Chính vì vậy, Ukraina luôn là mục tiêu để các thế lực
đế quốc ở bên ngoài nhòm ngó, thôn tính, kiểm soát và thiết lập nền thống trị.Thế kỉ XII, Ukraina đặt nền móng cho tính đồng nhất quốc gia của ngườiUkraina và người Nga Sang thế kỉ XIII, khu vực này bị quân Mông Cổ thiếtlập nền cai trị và tàn phá Sau đó, quốc gia này luôn luôn ở trong tình trạngchia cắt bởi các đế quốc láng giềng như sự thống trị của đại Đức Lithuani vàcủa đế chế Nga; cuộc chiến tranh 30 năm giữa Nga – Ba Lan Cossack để nắmquyền thống trị Ukraina biến đất nước này thành mảnh đất hoang tàn
Sự phát triển của đất nước Ukraina chuyển sang một giai đoạn mới khicuộc Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ và giành thắng lợi (năm 1917).Hàng thế kỉ Nga và Ukraina đã sống trong một quốc gia, gần gũi với nhau vềvăn hóa và ngôn ngữ Nhưng vai trò của Ukraina và Nga cả trong thành phần
Đế chế Sa hoàng cũng như Đế chế Liên Xô là khác nhau Trong hàng thế kỉ,Ukraina đã là một tỉnh bị lệ thuộc và bị điều hành từ trung ương, còn Nga là
Trang 26mẫu quốc Hàng triệu người Ukraina đã từng mơ ước thấy đất nước mìnhđược độc lập.Với lòng yêu nước nồng nàn, sự khao khát độc lập, tự do nhândân Ukraina đã kiên cường đứng lên chiến đấu, giải phóng dân tộc, giành lạiđộc lập, thoát khỏi sự thống trị và kiểm soát của nước Nga Sa hoàng kéo dàisuốt 200 năm Hội đồng Trung ương Ukraina đã họp tại Kiev và tuyên bốUkraina là một nước Cộng hòa độc lập (1918) Nhưng thể chế chính trị đókhông tồn tại được bao lâu Bởi lãnh thổ Ukraina là nơi diễn ra trận chiếnquyết liệt giữa các lực lượng: Lực lượng theo khuynh hướng dân tộc chủnghĩa, Hồng quân, các đội Bạch vệ chống Bônsêvich và đội quân nước ngoài.Thời kì độc lập đầu tiên của Ukraina lại tận mắt chứng kiến cảnh giết ngườihàng loạt Trên thực tế cảnh giết người này bắt đầu từ năm 1881 tại các thànhphố của Ukraina thuộc Đế chế Nga, nhưng dữ dội nhất là thời kì tồn tại ngắnngủi của nước Cộng hòa nhân dân Ukraina (1918 -1921) Đây là thời kì củacác vụ ám sát hàng loạt người Do Thái – là những người đầu tiên của phongtrào dân tộc chủ nghĩa Ukraina Đến năm 1920, Ukraina lại bị chia cắt làmbốn Phái Bônsêvich đã đánh bại các bên tham chiến khác và phần Ukrainatrước đây thuộc Nga, với thủ đô Kiev, được sáp nhập vào Liên Xô Nhưngtrong lịch sử, đất nước Ukraina vốn bị chia rẽ sâu sắc và luôn luôn bị kẻ thùnhòm ngó với những cuộc nội chiến liên miên và bi xâu xé bởi các thế lựcngoại xâm bên ngoài như người Ba Lan, người Séc, người Rumani Trướctình hình đó, Chính phủ Cộng sản do Hồng quân hỗ trợ được lập ra ở Kiev.Tháng 3/1921, các tỉnh phía Tây của Ukraina cũng lần lượt chịu sự kiểm soátcủa chính quyền Xô Viết Năm 1924, Ukraina gia nhập Liên bang Xô Viết.Trong thời kì đầu của nhà nước Xô Viết, với Chính sách kinh tế mới (NEP)của Lênin, Ukraina được phát triển kinh tế tư nhân và tiếng Ukraina được sửdụng rộng rãi trong trường học Tuy nhiên chính sách này sử dụng khôngđược bao lâu, khi Stalin lên nắm quyền lãnh đạo đất nước (năm 1924) thì ông
Trang 27đã đưa ra những chính sách khắt khe hơn thời Lênin Năm 1944, Hồng quânchiếm một phần lớn lãnh thổ Ukraina Vào những năm cuối của cuộcChiến tranh thế giới thứ hai, đã có tới 8 triệu người Ukraina bị chết trong
đó gần 1,4 triệu binh lính mang quốc tịch Ukraina Còn khu vực miền TâyUkraina vẫn tiếp tục đấu tranh vũ trang nhằm chống lại Liên Xô Chính vìvậy, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đã giành lại phần đất nằm ở
Ba Lan, Rumani và Séc vốn trước đây thuộc Ukraina
Năm 1941, Ukraina bị quân đội của nước Đức phát xít xâm lược Một
bộ phận dân chúng đã đón tiếp quân Đức như những người đến giải phóng họ,nhưng cũng có một bộ phận chống trả quyết liệt, đặc biệt là dân chúng ở miềnĐông Ukraina Trước tình hình đó, người Đức đã truy lùng du kích và đốtcháy hàng trăm làng mạc Tháng 3/1943, một sư đoàn được thành lập vớithành phần chủ yếu là lính tình nguyện Ukraina Sư đoàn này được Đức sửdụng ở Slovakia để đàn áp phong trào giải phóng dân tộc ở đây Họ chỉ giữ lạinhững gì liên quan đến cuộc chiến chống Liên Xô Lịch sử Ukraina ghi lạirằng “hơn 200.000 người Ukraina tham gia quân đội Đức trong Chiến tranhthế giới thứ hai để chiến đấu chống lại chế độ Xô Viết”[39; tr.22]
Đến tháng 2/1945, tại Hội nghị Ianta, những người đứng đầu ba nướcLiên Xô, Mĩ, Anh khi bàn về việc thiết lập Liên Hợp Quốc đã phải chấp nhậnghế thành viên riêng rẽ của Ukraina Ukraina đã trở thành một trong nhữngthành viên đầu tiên sáng lập ra Liên Hợp Quốc Năm 1954, nhân kỉ niệm 300năm ngày kí Hiệp ước Pereiaslav, Crưm được chuyển về cho Ukraina Cư dântrên bán đảo đa phần là người Nga, họ sử dụng ngôn ngữ Nga Vì vậy khiUkraina tuyên bố độc lập, một số vùng ở Ukraina đã đòi độc lập hoặc sápnhập vào Nga, đặc biệt là bán đảo Crưm Khi bán đảo Crưm thuộc vềUkraina đã góp phần tạo điều kiện cho ngành kinh tế biển của nước nàyphát triển Hạm đội của Liên Xô trước đây và Hạm đội của Liên Bang
Trang 28Nga ngày nay đồn trú ở bán đảo Crưm cũng tạo ra nguồn thu nhập hàngnăm cho Ukraina Như vậy nền kinh tế Ukraina đã hội tụ đầy đủ các điềukiện cho sự phát triển các ngành kinh tế khai thác than, quặng, luyện kim,chế biến nông sản thực phẩm, vận tải biển, vận tải bằng đường ống vàdịch vụ.
Trong thời kì Liên bang Xô Viết, Ukraina phát triển phồn thịnh và trởthành nước Cộng hòa có nền kinh tế phát triển nhất trong Liên bang, chỉ sauNga Vào những năm 1970, đa phần cư dân Ukraina sống ở các đô thị Một bộphận người dân sống ở phía Đông Ukraina đi theo Chính thống giáo, họ sửdụng ngôn ngữ Nga như tiếng mẹ đẻ Do có lối sống gần gũi, gắn bó về vănhóa với người Nga cho nên cư dân khu vực này có thái độ ủng hộ chính quyềnthân Nga Ngược lại, một bộ phận cư dân ở phía Tây Ukraina lại chịu ảnhhưởng của Kitô giáo phương Tây Một bộ phận của cư dân ở đây gắn bó vớiChính thống giáo nhưng lại thừa nhận quyền lực của giáo hoàng La Mã Họ
sử dụng ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Ukraina Do có chung nền văn hóa với cácnước láng giềng phương Tây nên đa số người dân ở khu vực thường có thái
độ bài Nga, ủng hộ chính quyền phương Tây Song đại bộ phận người dânUkraina tự nhận mình là công dân Liên bang Xô Viết
Những cuộc chiến chính trị đã trở thành vật cản lớn trên con đườngphát triển xã hội, đồng thời làm giảm động lực phát triển xã hội, phát triển sảnxuất, kéo theo sự suy thoái, xuống cấp của các tổ chức xã hội, văn hóa, giáodục, y tế cũng như các hoạt động văn hóa tinh thần Tất cả những yếu tố đó đãlàm tăng mức độ xung đột trong xã hội dẫn đến khủng hoảng xã hội sâu sắc
Năm 1989, làn sóng đòi độc lập cho Ukraina và ra khỏi Liên bang XôViết nổi lên mạnh mẽ, nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt làcuộc biểu tình của thợ mỏ vùng Donbas Sau khi Liên Xô tan rã, tháng 8/1991
Xô Viết Tối cao Ukraina ra tuyên bố Độc lập với tỉ lệ phiếu 346/1 ÔngKravchuk vốn là Chủ tịch Xô Viết tối cao Ukraina được bầu làm Tổng
Trang 29thống Ukraina vào tháng 12/1991 Các nước ở rìa phía Tây Đông Âu tựgia nhập Liên minh Châu Âu (EU) Như vậy sự đối đầu Đông – Tây đãđược dịch chuyển về phía Đông đến sát nước Nga, mà vùng lãnh thổ đóchính là Ukraina – một trong những thành viên quan trọng nhất của Liênbang Xô Viết Đồng thời đây cũng chính là cái đích hết sức quan trọng màphương Tây nhắm tới.
Thế mạnh của Ukraina hiện nay là công nghiệp quân sự, nghiên cứucông nghệ cao, chế biến nông sản thực phẩm, tạo nguồn nhân lực và cho thuêcảng biển để hạm đội nước ngoài đồn trú Trước mắt, Ukraina còn gặp nhiềukhó khăn do nền kinh tế đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường tự do.Ukraina vừa có thế mạnh do thừa hưởng những các cơ sở kinh tế, cơ sở hạtầng được đầu tư xây dựng từ thời Liên bang Xô viết lại vừa có các cơ sởcông nghiệp và công nghiệp quốc phòng phát triển tốt, lao động có tay nghềcao, hệ thống giao thông vận tải tốt, có Hạm đội Crưm và thừa hưởng nhữngthế mạnh là thành viên của Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) Đặc biệtUkraina nắm giữ vị trí địa chính trị chiến lược quan trọng giữa Nga và cácnước phương Tây khiến cho Ukraina trở thành hành lang quan trọng nhất nốiliền tuyến đường cung cấp năng lượng từ Nga sang Châu Âu Điều đó đồngnghĩa với việc Ukraina tăng cường cải thiện quan hệ với Nga không chỉ đảmbảo lợi ích cho Liên minh Châu Âu (EU) về lâu dài mà còn thỏa mãn mụctiêu chiến lược được đề ra trong chính sách đối ngoại của Kiev Quan hệ giữaNga và Ukraina hoàn toàn có thể giúp giải quyết được những vấn đề khúcmắc liên quan đến tuyến cung cấp năng lượng từ Ukraina sang Châu Âu
Trang 30Tiểu kết chương 1
Crưm được biết đến là là nước Cộng hòa tự trị rất giàu tài nguyên, cảnh quan đa dạng và có các cơ sở hạ tầng công nghiệp phát triển Trong lịch sử, Crưm đã luôn bị các thế lực Đế quốc, các bộ tộc du mục nhòm ngó, xâm chiếm và phải sống hàng thế kỉ dưới chế độ thuộc địa Do lịch sử đầy biến động như vậy nên Crưm luôn trở thành tâm điểm căng thẳng không chỉ trong quá khứ mà ở cả thời điểm hiện tại, đồng thời cũng trở thành điểm giao thoa văn hóa trong đó dấu ấn bản sắc Nga là nổi trội hơn cả Nhưng đây cũng là nơi chất chứa nhiều mâu thuẫn Trong thời kì Liên bang Xô Viết vấn đề Crưm đã xuất hiện, Crưm vẫn là một bộ phận không thể tách rời trong Liên bang Nga Sau khi Liên Xô thành lập (năm 1917), Crưm vẫn thuộc Nga, nằm trong tổng thể Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết Nhưng đến năm 1954, Tổng bí thư Kinita Khurucher, đã quyết định chuyển giao bán đảo Crưm cho Ukraina Song việc chuyển giao này dường như không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các nước trong Liên bang Xô Viết nói chung
và mối quan hệ giữa Nga với Ukraina nói riêng bởi đại bộ phận cư dân bán đảo Crưm là công dân của Liên bang Xô Viết Crưm hiện nay nằm dưới sự kiểm soát của Nga, là cửa ngõ để Nga vào Ukraina Do vậy Crưm đóng vai trò là một vị thế địa chiến lược quan trọng không chỉ đối với Nga mà cả với Ukraina nữa Lợi ích của Nga cũng như Ukraina đối với bán đảo này ngoài yếu tố kinh tế còn gắn chặt với yếu tố chính trị, văn hóa, lịch sử.
Quan hệ Nga – Ukraina đã trải qua những bước thăng trầm đầy biến động của những yếu tố chính trị bên trong và bên ngoài khu vực nhưng nhìn chung là tốt đẹp Đây chính là bước khởi đầu trong quan hệ giữa hai nước nói riêng và các nước trong Liên bang Xô Viết nói chung Trong thời kì Liên bang Xô Viết, Ukraina là nước Cộng hòa có nền kinh tế phát triển vào bậc nhất Liên bang, chỉ sau Nga Đặc biệt Ukraina nắm giữ vị trí địa chiến lược quan trọng giữa Nga và các nước phương Tây khiến cho Ukraina trở thành hành lang quan trọng nhất trong việc cung cấp năng lượng từ Nga sang Châu Âu.
Sự gắn bó bởi các yếu tố lịch sử, văn hóa cũng như các lợi ích kinh tế đã thúc đẩy quan
hệ Nga – Ukraina bước sang một thời kì mới, đặc biệt là từ sau khi Liên Xô tan rã năm 1991.
Trang 31CHƯƠNG 2:
VẤN ĐỀ CRƯM TRONG QUAN HỆ NGA – UKRAINA
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY
2.1 Quan hệ Nga – Ukraina từ năm 1991 đến nay
Sau khi trở thành những quốc gia độc lập, với tư cách là hai thực thểlớn nhất, có tiềm lực hơn cả trong các nước thuộc Liên bang Xô viết trướcđây, Liên bang Nga và Ukraina đã luôn sống trong tình trạng nghi ngờ vàcăng thẳng chủ yếu xung quanh vấn đề kế thừa “gia tài” do Liên bang Xô Viết
để lại Hay nói cách khác, sau khi độc lập quan hệ giữa Nga và Ukraina có rấtnhiều vấn đề nảy sinh Trong đó có thể kể đến như mâu thuẫn và tranh chấpxung quanh việc xử lý kho vũ khí hạt nhân của Liên Xô nằm trên lãnh thổUkraina; vấn đề Biển Đen cũng như tương lai của Hạm đội Hắc Hải và việc
sử dụng cảng Sevastopol; vấn đề quy chế của bán đảo Crưm nằm trong lãnhthổ Ukraina và một số vấn đề khác Hai vấn đề đầu tiên đã có thể gọi là tạmđược giải quyết, còn lại là vấn đề Crưm Nga đã tiến thêm một bước trongviệc sáp nhập bán đảo Crưm hiện đang thuộc lãnh thổ Ukraina làm cho quan
hệ giữa Nga và Ukraina ngày càng thêm căng thẳng Phát biểu trên sóng củaĐài phát thanh “Cơ quan thông tin Nga”, Chủ tịch Ủy ban Đuma Quốc giaNga về các vấn đề trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) và liên lạcvới kiều bào Alexxei Ostrovky giải thích rằng Maxcova có cơ sở để đặt lạivấn đề Ukraina sở hữu bán đảo Crưm
Ông Ostrovky khẳng định: Trong trường hợp Ukraina tích cực tham giatiến trình gia nhập NATO thì Nga có thể nêu ra vấn đề về việc sở hữu bán đảoCrưm Liên Bang Nga có những cở sở pháp lý để xem xét lại những hiệp địnhđược kí kết từ thời Khrushchev
Trang 32Năm 1991, Liên Xô sụp đổ, các nước thuộc Liên bang Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Xô Viết đều có xu hướng ngả theo phương Tây và Nga cũng khôngphải là ngoại lệ Tuy nhiên do xuất phát từ các yếu tố như lịch sử, văn hóa,chính trị, sắc tộc, tôn giáo, kinh tế cộng với sự can thiệp của các thế lực đếquốc phương Tây đã làm cho các nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập(SNG) nói chung và Ukraina nói riêng trong từng giai đoạn có những biếnđộng nhất định Các quốc gia thuộc Liên Xô tiếp cận với sự hòa nhập vào thếgiới Tư bản chủ nghĩa với những lợi ích khác nhau Liên bang Nga có nhiềudầu khí xuất khẩu nhất, được coi là cường quốc hạt nhân và nhận được sự ưuđãi từ phương Tây Nga nắm giữ một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng: làhành lang năng lượng, là đường thâm nhập của phương Tây vào trung tâm vàvào các nước cửa ngõ phía Nam; Đồng thời Nga nằm ven biển Đen, nằm kềdãy núi Cápcadơ và lưu vực biển Caxpi Sự tan rã của Liên Xô có lợi chonước Nga vì nó trở thành một nước chủ quyền nhưng ngược lại đẩy Ukrainavào tình huống bất lợi, phải chịu thiệt thòi nhiều hơn Ukraina không được ưutiên trong việc mua năng lượng với giá rẻ như thời còn nằm trong Liên bang
Xô Viết nữa Giờ đây họ phải mua dầu lửa và khí đốt theo giá của thị trườngthế giới Chính vì vậy Ukraina đã lâm vào tình cảnh khó khăn hơn bởi cáckhoản vay nợ, nợ nước ngoài
Ngoài vấn đề như những khó khăn gặp phải ở buổi đầu khi Liên bang
Xô Viết tan rã cũng như tranh chấp lãnh thổ, tranh giành ảnh hưởng của cácnước trong suốt chiều dài lịch sử, Ukraina là một thực thể chính trị thường bị
sự chi phối của Nga Ukraina nằm giữa hai nền văn minh lớn tạo ra cho đấtnước này một nền văn hóa đa bản sắc Ukraina phải chịu sự ảnh hưởng củaKitô giáo phương Tây và Chính thống giáo phương Đông Do có vị trí địa línằm sát ngay cạnh và có chung nền văn hóa với các nước láng giềng phươngTây nên đa số người dân khu vực này có xu hướng ủng hộ chính quyền thân
Trang 33phương Tây và rời xa Nga Đặc biệt họ còn theo quan điểm dân tộc chủ nghĩacực đoan rất mạnh Trong khi đó người dân sống trong vùng phía ĐôngUkraina đa số là đi theo Chính thống giáo, nơi đây có rất nhiều người Nga vànhững người nói tiếng Nga sinh sống Sự gắn bó về văn hóa làm cho cư dânkhu vực này có thái độ ủng hộ chính quyền thân Nga.
Ngoài ra vấn đề sử dụng ngôn ngữ ở Ukraina cũng tạo ra những mâuthuẫn giữa các vùng miền ở đất nước này Trong 24 tỉnh của Ukraina thì 7tỉnh miền Đông và miền Nam có đến 89% dân chúng coi tiếng Nga là tiếng
mẹ đẻ và tiếng Ukraina chỉ chiếm 5% Còn 4 tỉnh miền Trung và miền Đôngthì 46% dân chúng coi tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ, tiếng Ukraina chiếm 32% Ở
6 tỉnh miền Trung thì 61% dân chúng coi tiếng Ukraina là tiếng mẹ đẻ và25% coi tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ Đặc biệt ở 7 tỉnh miền Tây thì có 95% dânchúng coi tiếng Ukraina là tiếng mẹ đẻ và chỉ có 3% là tiếng Nga [16; tr.7]
Như vậy sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa đã làm cho tình hình củaUkraina luôn rơi vào tình trạng căng thẳng Bán đảo Crưm vẫn là một bộ phậncủa nước Ukraina Quan hệ giữa Nga và Ukraina có phần căng thẳng xungquanh vấn đề bán đảo Crưm Vì sao bán đảo Crưm được Nga rất quan tâm?Phải chăng bán đảo này có một vị trí chiến lược, tình hình quan hệ Nga –Ukraina cũng có nhiều thay đổi xung quanh vấn đề này
Crưm trong thời gian gần đây đã thu hút sự quan tâm, theo dõi của rấtnhiều nhà nghiên cứu khi mà Ukraina đã không tính tới những nhân tố kháchquan như lịch sử, địa lí, địa chính trị, sự chung sống hòa bình, quan hệ lánggiềng thân thiện đặc biệt là quan hệ kinh tế đã từng tồn tại, vị trí địa chiếnlược của Ukraina, ảnh hưởng của Nga và các nước phương Tây nên đã đặt tất
cả mọi hi vọng vào các nước phương Tây và Nga trở nguồn gốc của sự đe dọa
từ phía Đông
Trang 34Do vậy, “Ukraina không chấp nhận quan điểm của Nga về không gianhậu Xô Viết như một vùng lợi ích chiến lược của họ; về sự bành trướng củanguồn vốn không bị kiểm soát của các nhà Tư bản Nga; về hoạt động quámạnh của các phương tiện thông tin đại chúng trên lãnh thổ Ukraina; về việckéo dài sự có mặt về quân sự của Nga trên lãnh thổ Ukraina; về việc cùngđồng thời gia nhập WTO; về duy trì sự độc quyền cung cấp năng lượng choUkraina và cung cấp nguồn nguyên liệu cho các nhà máy năng lượng nguyên
tử đang hoạt động trên lãnh thổ Ukraina; về hợp tác hóa quá mức đối với tổchức sản xuất công nghiệp; về việc thành lập các tổ chức kinh tế quân sự vàchính trị giữa các nước trong không gian hậu Xô Viết” [50; tr.141]
Tổng thống Nga V.Putin trong cuộc gặp kín của Hội đồng Nga –NATO ở Bucaret (4/4/2008) đã nói rằng: Nếu Ukraina gia nhập NATO thìnước này sẽ “ngừng tồn tại như một quốc gia thống nhất” Điều đó ẩn ý rằngNga có thể thu hồi bán đảo Crưm và vùng đông Ukraina mà trong lịch sử đãtừng là lãnh thổ của Nga
Trước tình hình trên, các đại biểu Quốc hội Ukraina không tin là Putin
có thể nói ra điều này và họ đề nghị Bộ ngoại giao và Chính phủ nước mình
“yêu cầu Nga trả lời chính xác Tổng thống Nga Putin có nói hay không vềviệc Nga có thể thu hồi bán đảo Crưm? Trong khi đó, NATO cũng đang chờNga giải thích về tuyên bố của Bộ trưởng Bộ ngoại giao Sergei Lavrobov đềcập các biện pháp mà Nga có thể áp dụng để ngăn cản khi Ukraina và Grudia
Trang 35nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết Ukraina (tỉnh Belgorod nằm sátUkraina) Quốc hội Ukraina cũng tuyên bố rằng “nước Ukraina của chúng
ta – tự vệ nhân dân” [81]
Đáp lại lời của Tổng thống Nga V Putin, ông Andreiparybi - Ủy viên
Ủy ban đối ngoại Quốc hội Ukraina nhấn mạnh rằng Liên bang Nga là đế chếcuối cùng trên thế giới và đến năm 2020 đế chế này ngừng tồn tại Ông cũngkhẳng định rằng trong thành phần của Nga hiện nay có một phần khá lớn đấtđai của người Ukraina
Quan hệ giữa Nga và Ukraina căng thẳng là thế nên rất nhiều ngườikhông chỉ ở Nga và ở Ukraina bất ngờ về việc hai nước đã tìm ra những hìnhthức hợp tác tương đối hiệu quả trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốcphòng, kinh tế, văn hóa Sự hợp tác song song thể hiện trong các văn bảnpháp lý được kí kết giữa hai nước Ngày 19/11/1991, Tổng thống NgaB.Yeltsin và Tổng thống Ukraina Kravchuc kí hiệp ước chính trị giữa Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết Liên bang Nga với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Xô Viết Ukraina, sau đó được Quốc hội của cả hai nước phê chuẩn Bất chấpvấn đề Crưm nổi lên, hiệp định vẫn nhấn mạnh sự thừa nhận toàn vẹn lãnh thổcủa nhau Một bước tiến mới hơn là ngày 14/2/1992, Liên Bang Nga vàUkraina chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Cho đến ngày 22/6/1992, hainước kí Hiệp định “về tiếp tục phát triển quan hệ giữa hai nước” trong đónhấn mạnh việc ủng hộ tình hữu nghị, quan hệ đối tác bình đẳng Không dừnglại ở đó, một loạt các hiệp định tiếp tục được kí kết Ngày 3/8/1992, hợp nhấtHạm đội của Nga và lực lượng Hải quân Ukraina trên cơ sở Hạm đội BiểnĐen tại thành phố cảng Sevastopol đóng trên bán đảo Crưm Đây là một căn
cứ hải quân kiên cố, có kết cấu hạ tầng vững chắc Nếu xét về mặt quân sự chiến lược thì Hạm đội Biển Đen là một lực lượng vũ trang mạnh, có khảnăng đảm nhận, khả năng giải quyết những nhiệm vụ chiến lược không chỉ
Trang 36-của Nga, -của Ukraina nói riêng mà còn cả những nhiệm vụ -của các nướctrong Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) khác Nói như vậy cho thấy căn
cứ hải quân này đóng vai trò quan trọng như thế nào
Mối quan hệ tốt đẹp giữa Nga và Ukraina vừa mới được thiết lập khiTổng thống Kravchuc lên nắm quyền lại đứng trước nguy cơ rạn nứt bởi ôngKravchuc đã hướng Ukraina, đặt tất cả mọi hi vọng vào phương Tây và đặtquan hệ với Nga xuống hàng thứ yếu Một trong những lí do để Ukrainahướng về và đặt hi vọng với phương Tây có thể xuất phát từ chính đặc điểmcủa dân tộc Ukraina Theo đó, khu vực phía Tây của Ukraina trong lịch sửluôn chống lại Liên Xô trước đây và Nga ngày càng có ảnh hưởng rất lớnđến chính sách đối ngoại của Ukraina Trong khi đó, về phía mình, ĐumaQuốc gia Nga cũng đã xem xét lại quy chế của thành phố Sevastopol Đồngthời gây sức ép với Ukraina thông qua hành động giảm nguồn cung cấp dầulửa và khí đốt Đáp trả lại hành động này của Nga, Ukraina cũng tuyên bốnhấn mạnh bất cứ yêu sách nào đối với lãnh thổ Ukraina cũng đều được xemnhư là vi phạm chủ quyền của đất nước Ukraina
Sự băng giá trong quan hệ giữa hai nước Liên bang Nga và Ukraina chỉđược sưởi ấm khi Tổng thống Kuchma lên thay thế Kravchuc Lên cầmquyền, Kuchma đã điều chỉnh chính sách ngoại giao của mình theo hướngnhấn mạnh tới mối quan hệ với Nga, không coi Nga là nguyên nhân dẫn tới sự
đe dọa từ phía Đông và không coi việc liên kết với Châu Âu là sự lựa chọnduy nhất trong quan hệ với các nước khác Tổng thống Kuchma nhận thứcđược sự ổn định trong quan hệ với Nga là cơ sở lợi ích của Ukraina, nhân tốbảo đảm hòa bình ổn định ở Châu Âu và trên thế giới
Mưu toan của Nga xem xét lại các đường biên giới hiện hành củaUkraina buộc Ukraina phải nêu vấn đề về việc Nga đang sở hữu những phầnlãnh thổ trong quá khứ từng thuộc về Ukraina Hè năm 1993, khi người ta
Trang 37thắc mắc về vấn đề Ukraina sở hữu căn cứ quân sự Sevastopol, chỉ mấy ngàysau họ đã nhận được Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc nóirằng: Nga đã vi phạm các cam kết theo hiệp ước song phương cũng như cácquy định và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc Theo như thỏathuận giữa các nước là thành viên của Liên Xô khi Liên bang Xô Viết tan rãthì các bên thừa nhận đường biên giới đang tồn tại ngay đó Đường biên giớinày được củng cố bằng các Hiệp ước song phương, tiêu biểu là Hiệp ước về
“tình hình hợp tác và đối tác” năm 1997 Chính vì vậy việc Nga sáp nhậpCrưm thì Nga không có bất cứ cơ sở pháp lý nào, cũng như việc Nga xem xétlại các đường biên giới hiện hành Năm 1994, hiệp ước Budapest được kí kếtgiữa các cường quốc Nga, Anh, Mĩ và Ukraina Hiệp ước khẳng định Crưm làlãnh thổ của Ukraina và các bên nhất là Nga phải có trách nhiệm tôn trọngchủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina, bảo đảm an ninh cho khu vựcnày Đổi lại Hạm đội biển Đen của Nga tiếp tục được đóng quân ở cảngSevastopol
Năm 1996, Hiến pháp Ukraina quy định Crưm có chế độ Cộng hòa tựtrị nhưng khẳng định rằng luật pháp ở đây phải tuân theo hiến pháp Ukraina.Crưm có Quốc hội và chính quyền riêng với quyền hạn chỉ về các lĩnh vựcnông nghiệp, cơ sở hạ tầng và du lịch Điều đó chứng tỏ rằng Cộng hòa tự trịCrưm đã vượt ra khỏi quyền hạn, tự ý thiết lập quan hệ ngoại giao và an ninhvới nước ngoài trong khi hiến pháp và chính quyền Ukraina không cho phép.Tuy nhiên để hợp pháp hóa các hành vi của mình, Cộng đồng người Nga ởCrưm đã thành lập Quốc gia tự trị riêng, tuyên bố độc lập với Kiev, với cáitên Cộng hòa tự trị Crưm Cộng hòa tự trị Crưm có Tổng thống riêng cũngnhư hoạch định chính sách đối ngoại riêng
Mối quan hệ giữa Nga và Ukraina đã bước sang một bước chuyển mới
đó là việc Tổng thống Nga B.Yeltsin tiến hành cuộc thăm chính thức Ukraina
Trang 38vào tháng 5/1997 Trong chuyến thăm này, Tổng thống B,Yeltsin và Tổngthống Ukraina L.Kuchma đã kí Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và đối tác Cùngtrong năm 1997, hai nước cũng đã kí ba hiệp định cơ sở về “giải quyết vấn
đề Hạm đội Hắc Hải (Hạm đội biển Đen); về quy chế và các điều kiện Hạmđội biển Đen của Nga trên lãnh thổ Ukraina; Về thông số phân chia Hạmđội biển Đen; về vấn đề thanh toán cho nhau xung quanh việc phân chiaHạm đội biển Đen và sự lưu trú Hạm đội biển Đen của Nga trên lãnh thổUkraina” [79; tr.44]
Ngoài ra hai bên cũng thường xuyên tiến hành các cuộc họp Ủy banphân định biên giới quốc gia Nga – Ukraina Hai bên cũng cam kết không lậpliên minh với một nước khác nếu việc này đe dọa đến an ninh, quốc phòngcủa nước kia
Như vậy, sau khi kí Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và đối tác nhiều vấn đề
đã được tháo gỡ, bầu không khí trong quan hệ hai nước đã được cải thiện
“Hiệp ước đã kết thúc giai đoạn hình thành quan hệ Nhà nước giữa hai quốcgia, mở ra một trang mới trong quan hệ song phương” [14; tr.144]
Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và đối tác năm 1997 giữa Nga và Ukraina
có ý nghĩa hết sức to lớn trong quan hệ giữa hai nước, đã kết thúc giai đoạnhình thành và mở ra một trang mới trong quan hệ song phương giữa hai nướcgia về mặt Nhà nước Riêng đối với Ukraina, bản Hiệp ước là văn kiện pháp
lý cơ bản điều chỉnh quan hệ láng giềng lớn nhất (Liên bang Nga) Khôngdừng lại ở đó, hiệp ước này còn có ý nghĩa quốc tế lớn lao, xác định quan hệgiữa hai quốc gia chuyển sang một giai đoạn mới về chất
Có thể lí giải việc quan hệ Nga – Ukraina được sưởi ấm do sự phụthuộc kinh tế lẫn nhau giữa Nga và Ukraina Với vị thế là một nước Cộng hòalớn thứ hai trong Liên bang Xô Viết về tiềm lực cũng như sản xuất côngnghiệp, cả công nghiệp nặng lẫn công nghiệp quân sự nhưng Ukraina lại thiếu
Trang 39nguồn nhiên liệu quan trọng là dầu mỏ và khí đốt Mặc dù phương Tây có hứagiúp đỡ nhưng không làm được Còn Liên bang Nga thì cần thị trường.Chính vì vậy, cả Nga và Ukraina đều thấu hiểu mối quan hệ ràng buộc lẫnnhau, bổ sung, phụ thuộc chặt chẽ vào nhau Chẳng hạn như công nghiệphàng không Nga và Ukraina là hai mảng không thể tách rời Mọi nỗ lựcphát triển đơn lẻ nào xuất phát từ Nga hay Ukraina đều không đem lạihiệu quả và dẫn đến thiệt hại Trong khi đó sự liên kết giữa hai nước đểsản xuất hàng loạt và bán máy bay sẽ cho phép nâng cao và tăng hiệu suấthàng năm trên thị trường thế giới.
Để đẩy mạnh quan hệ Nga – Ukraina một cách có hiệu quả và thực chấthơn, ngày 27/2/1998 trong khuôn khổ chuyến thăm hai nước của Tổng thốngUkraina Kuchuma đến Nga Tổng thống Yeltsin cho biết, đây là chuyến thămđáp lại chuyến thăm Ukraina của ông tháng 5/1997 và được chuẩn bị khá chuđáo Lần này, hai Tổng thống đã thực hiện hai cuộc hội kiến, trong đó có cuộchội đàm kín “một – một” kéo dài hơn một giờ đồng hồ Sau cuộc hội đàm kínnày, Tổng thống Yeltsin tuyên bố, mọi vấn đề giữa hai nước đã được giảiquyết, không còn vấn đề nào tồn đọng nữa Hai bên đã kí hiệp định Hợp táckinh tế trong giai đoạn 1998 – 2007, chương trình hợp tác kinh tế dài hạn
1998 – 2007 và tuyên bố chung về phát triển hơn nữa sự hợp tác và đối tácbình đẳng trong khuôn khổ Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) Đồngthời hợp tác trong các lĩnh vực luyện kim, nhiên liệu và năng lượng, sản xuấtmáy bay, nghiên cứu vũ trụ và hóa chất cũng được tăng cường Thành côngnhất trong giai đoạn này đó là thành lập không gian kinh tế thống nhất EEP.Ngoài ra các vấn đề phát triển hợp tác và các biện pháp thực hiện chươngtrình hợp tác dài hạn được xem xét tại các phiên họp của Ủy ban liên minhChính phủ Nga – Ukraina Đến tháng 10/1998, tại Khaccôp đã tiến hành cuộcgặp gỡ giữa đại diện hội công nghiệp và doanh nghiệp hai nước Nga và
Trang 40Ukraina Hai bên đều cho rằng cần có sự hài hòa luật kinh tế, tạo điều kiện đểthành lập các tập đoàn tài chính, công nghiệp, xí nghiệp liên doanh xuyênquốc gia Ukraina nằm trong số 10 nước bạn hàng quan trọng và chủ yếu nhấtcủa Nga.
Trong lĩnh vực kinh tế, Nga và Ukraina vẫn là đối tác hàng đầu củanhau Khối lượng buôn bán hai chiều năm 1997, theo Alexandre Razumkov,Phó thư kí Hội đồng an ninh và quốc phòng Ukraina, đạt 18 tỷ USD Năm
1996 buôn bán với Ukraina chiếm 11% kim ngạch ngoại thương Nga, còn45% kim ngạch ngoại thương Ukraina được thực hiện với Nga Nga đáp ứng90% nhu cầu về dầu, 84% hơi đốt, 60% gỗ, 70% sản phẩm cho các xí nghiệpchế tạo máy của Ukraina Có tới 400 xí nghiệp Ukraina cung cấp sản phẩmcho các xí nghiệp thuộc tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga
Như vậy việc thực hiện chương trình hợp tác dài hạn trong lĩnh vực kinh
tế giữa hai nước một mặt sẽ giúp hai nước khắc phục và bổ sung những khiếmkhuyết cho nhau, mặt khác sẽ thúc đẩy các quan hệ kinh tế tiến xa hơn Từ đótạo ra không gian kinh tế chung Đó chính là điều mà các nhà lãnh đạo hainước mong muốn Có thể nói, trong mối quan hệ giữa các nước thì quan hệkinh tế thường được đặt lên hàng đầu và quan hệ Nga – Ukraina cũngkhông phải là ngoại lệ Đặc biệt trong vấn đề phát triển hợp tác và đối táccủa Cộng đồng các quốc gia độc lập nói chung và Ukraina nói riêng thìvấn đề kinh tế cũng được đặt lên hàng đầu Điều đó cho thấy yếu tố kinh
tế đóng vai trò then chốt, nền tảng hết sức quan trọng trong chiến lượcphát triển của mỗi quốc gia
Ngày 17/8/1998, Tổng thống hai nước đã quyết định thành lập “Nhómchống khủng hoảng” và cơ cấu này đã đi vào hoạt động Tiếp đó, các quan hệhợp tác văn hóa Nga – Ukraina cũng dần dần được khôi phục như sự kiệntháng 10/1997, tại Matxcơva đã tiến hành những ngày văn hóa Ukraina;