Những chính sách về dầu mỏ cũng không còn nằm trong phạm vi hạn hẹp của mỗi nước mà nó đã trở thành một hệ thống chính sách thể hiện mối liên hệ chặt chẽ có tính rằng buộc giữa các quốc
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Đinh Thanh Tú
Hà Nội - 2016
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
3 Mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn 10
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 10
5 Phương pháp nghiên cứu 11
6 Cấu trúc luận văn 11
CHƯƠNG 1 TẦM QUAN TRỌNG CỦA NHÂN TỐ DẦU MỎ TRONG QUAN HỆ NGA - EU ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED
1.1 Vai trò của dầu mỏ trong nền kinh tế các nước ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED
1.1.1 Khái niệm chung về năng lượng, dầu mỏ Error! Bookmark not defined 1.1.2 Thực trạng các nguồn dầu mỏ trên thế giới Error! Bookmark not defined 1.1.3 Tầm quan trọng của dầu mỏ trong nền kinh tế các nướcError! Bookmark not
defined
1.2 Tầm quan trọng của dầu mỏ Nga đối với EU Error! Bookmark not defined 1.3 Tầm quan trọng của việc xuất khẩu dầu mỏ Nga cho EUError! Bookmark not defined
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUAN HỆ DẦU MỎ NGA –EU TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
2.1 Chính sách dầu mỏ và thực trạng quan hệ mua bán dầu giữa Nga và EU từ năm 2000 đến năm 2008 Error! Bookmark not defined
2.1.1 Những thay đổi của bối cảnh thế giới đầu thế kỷ XXIError! Bookmark not
defined
2.1.2 Chính sách dầu mỏ của Nga và EU từ năm 2000 đến năm 2008 Error!
Bookmark not defined
Trang 42.1.3 Thực trạng quan hệ mua, bán dầu mỏ giữa Nga và EUError! Bookmark not
2.2.3 Thực trạng quan hệ mua bán dầu mỏ Nga – EU từ 2008 đến nay Error!
Bookmark not defined
VỰC NỔI BẬT TRONG QUAN HỆ NGA - EU VÀ TRIỂN VỌNG MỐI QUAN HỆ TRONG TƯƠNG LAI ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
3.1 Tác động của dầu mỏ đến một số lĩnh vực trong quan hệ Nga - EU Error! Bookmark not defined
3.1.1 Trong quan hệ kinh tế, thương mại Error! Bookmark not defined 3.1.2 Trong quan hệ chính trị, quân sự, an ninh quốc phòngError! Bookmark not
defined
3.1.3 Một số vấn đề nổi cộm khác trong quan hệ Nga – EU xuất phát từ vấn đề dầu
mỏ Error! Bookmark not defined
3.2 Triển vọng quan hệ Nga – EU dưới tác động của nhân tố dầu mỏ Error! Bookmark not defined
3.2.1 Đánh giá chung về quan hệ Nga – EU từ năm 2000 đến nayError! Bookmark
not defined
3.2.2 Triển vọng quan hệ Nga – EU thập niên tiếp theo của thế kỷ XXI Error!
Bookmark not defined
KẾT LUẬN ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 5và hiện nay, thế giới cũng đang bắt đầu một cuộc chiến ngầm về dầu mỏ Cơn “khát dầu” đã biến nhiều nước trở thành đối thủ của nhau đồng thời cũng lại là cầu nối giúp không ít nước trở thành đồng minh Đây cũng chính là nguyên nhân khiến yếu
tố dầu mỏ không chỉ được nhìn nhận ở góc độ kinh tế đơn thuần mà nó đã trở thành một công cụ quyền lực trong chính sách của các quốc gia trên thế giới, nhất là những quốc gia sở hữu nguồn tài nguyên chiến lược này Những chính sách về dầu
mỏ cũng không còn nằm trong phạm vi hạn hẹp của mỗi nước mà nó đã trở thành một hệ thống chính sách thể hiện mối liên hệ chặt chẽ có tính rằng buộc giữa các quốc gia Từ đó hình thành mối quan hệ tự nhiên và tất yếu giữa chính sách năng lượng (dầu mỏ) và chính sách đối ngoại của mỗi nước Đây là mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau Đặc biệt trong thời điểm hiện tại, khi mà nguồn dầu mỏ của thế giới đang cạn kiệt dần thì mỗi quốc gia cần xây dựng các chính sách đối ngoại hiệu quả để thiết lập các mối quan hệ mới, tìm kiếm những nguồn cung tin cậy cho mình
Thực tiễn đã cho thấy, dầu mỏ đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của con người Dầu mỏ không những gắn liền mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống của con người Từ những sinh hoạt tối thiểu như ăn, ở, đến các hoạt động lao động, vui chơi giải trí của con người đều cần đến Dầu mỏ là một trong những nguyên nhân của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, là động lực cho các ngành kinh tế, quyết định tiềm năng, mức độ và nhịp độ phát triển của một nền kinh tế Do đó, công nghiệp dầu mỏ trở thành một trong những ngành kinh tế
Trang 6quan trọng và cơ bản của một quốc gia Nền sản xuất hiện đại chỉ có thể phát triển nhờ sự tồn tại của ngành dầu mỏ Quốc gia càng phát triển thì nhu cầu sử dụng dầu
mỏ càng lớn Tuy nhiên, nguồn dầu mỏ truyền thống lại đang dần cạn kiệt tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển của kinh tế Do vậy, dầu mỏ trở thành tâm điểm trong quan hệ quốc tế hiện nay Dầu mỏ chính là chất xúc tác thúc đẩy quan hệ giữa các nước trên cơ sở gắn kết và phụ thuộc lẫn nhau, nhưng đồng thời cũng là một trong những tác nhân gây ra xung đột và chiến tranh trong quan hệ quốc tế Ngoại trưởng
Mỹ, Henry Kissinger đã từng khẳng định “ những vấn đề năng lượng, tài nguyên ngày nay đang đứng ngang hàng với các vấn đề an ninh quân sự, ý thức hệ, tranh giành lãnh thổ”1
Trong bối cảnh dầu mỏ đóng vai trò là một trong những yếu tố then chốt trong chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia, “ngoại giao năng lượng” đã trở thành một công cụ hữu hiệu được các nước sử dụng Liên minh Châu Âu, một khu vực đang có mức “cầu” lớn về dầu mỏ, và Liên bang Nga, một đất nước chiếm ưu thế về nguồn “cung” dầu mỏ cũng không nằm ngoài xu thế chung đó Quan hệ năng lượng Nga – EU hiện nay chiếm vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của hai chủ thể này và nó đã đưa đến những tác động trực tiếp và gián tiếp đến nhiều lĩnh vực khác trong mối quan hệ giữa hai bên
Trong QHQT hiện đại, Liên bang Nga và Liên minh Châu Âu là hai chủ thể lớn vì vậy, mối quan hệ giữa hai chủ thể này tác động sâu sắc đến tình hình kinh tế, chính trị chung của toàn cầu Hiện nay, hầu hết những bất đồng giữa hai khối này đều xuất phát từ vấn đề dầu mỏ và khí đốt Bởi thế cần xem xét và nghiên cứu rõ vấn đề dầu mỏ trong mối quan hệ Nga – EU để giúp chúng ta hiểu sâu hơn, có cái nhìn toàn diện hơn về mối quan hệ phức tạp này Từ đó giúp chúng ta hiểu được thực chất chính sách đối ngoại và đồng thời tiên liệu được những động thái trong quyết sách của các bên trong QHQT dựa trên nền tảng cạnh tranh kinh tế Việc phân tích quan hệ quốc tế và dầu mỏ cũng giúp ích trong việc xem xét chính sách quan hệ quốc tế về năng lượng nói chung và dầu mỏ nói riêng của Việt Nam với các nước
1 Paul R Viotti – Mark V Kauppiv (2001), Lý luận quan hệ quốc tế, bản dịch của Học viện Quan hệ Quốc tế,
tr.18
Trang 7khác Nó cũng giúp nhìn nhận đúng đắn nguyên nhân và giải pháp cho các tranh chấp trên Biển Đông xung quanh vấn đề khai thác tài nguyên dầu khí ở khu vực đầy tiềm năng và nhạy cảm này
Việc tìm hiểu về nhân tố dầu mỏ trong mối quan hệ Nga – EU giúp chúng ta
có cái nhìn tổng quát về những tác động của dầu mỏ tới mối quan hệ Nga – EU kể
từ năm 2000 đến nay, trên cơ sở đó đưa ra những phân tích, đánh giá về tác động của nhân tố dầu mỏ tới chính sách đối ngoại của Nga cũng như EU Bên cạnh đó, nghiên cứu và làm rõ vấn đề này cũng giúp chúng ta có cái nhìn thực tiễn về việc sử dụng dầu mỏ trong chính sách đối ngoại của Nga và EU; nhìn nhận nó trong chiến lược hoạch định, xây dựng và hoàn thiện chiến lượng năng lượng của mỗi đối tượng nhằm góp phần tăng cường vị thế của Nga cũng như EU trong khu vực cũng như thế giới
Bởi các lý do trên, tôi quyết định chọn nội dung “Dầu mỏ trong quan hệ Nga
– EU từ năm 2000 đến nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Năng lượng nói chung, dầu mỏ nói riêng là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới, vì vậy việc nghiên cứu về những nội dung xung quanh vấn đề này luôn thu hút được sự quan tâm của các học giả, các chính khách trong
và ngoài nước
2.1 Các công trình nghiên cứu trong nước
- Tiếp cận ở góc độ năng lượng và an ninh năng lượng nói chung, tác giả
Hoàng Minh Hằng trong bài viết “Vấn đề năng lượng ở Đông Á: Thực trạng và giải
pháp” đăng trên trang điện tử inas.gov.vn ngày 23/3/2012 cho rằng, năng lượng có
một vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ cải thiện chất lượng sống mà còn làm cho kinh tế và xã hội phát triển Do đó, mỗi quốc gia dù giàu hay nghèo đều coi việc đảm bảo nguồn năng lượng là tiền đề cần thiết cho sự phát triển bền vững của mình
- Nghiên cứu về năng lượng nói chung, nhân tố dầu mỏ nói riêng trong chính sách của liên bang Nga cũng như Liên minh Châu Âu có những tác phẩm tiêu biểu như:
Trang 8Cuốn “Liên bang Nga hai thập niên đầu thế kỉ 21” do Nguyễn An Hà (chủ
biên), Nguyễn Thanh Hương, Nguyễn Cảnh Toàn được NXB Khoa học Xã hội phát hành năm 2011 Cuốn sách đề cập một số vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật của Liên bang Nga trong hai thập niên đầu thế kỷ 21, dự báo về xu thế vận động cũng như giải quyết các vấn đề về chính trị và kinh tế chủ yếu của Liên bang Nga tới năm
2020, đưa ra những phân tích về vai trò của an ninh năng lượng trong cơ cấu quyền lực thế giới, những yếu kém của ngành dầu khí Nga và vấn đề cải tổ tổ hợp dầu khí Nga tới năm 2020 đánh giá những tác động của Liêng bang Nga tới thế giới, khu vực và Việt Nam Thêm vào đó cuốn sách cũng đưa ra những khuyến nghị nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác đối tác chiến lược Việt Nam – Liên bang Nga giai đoạn
2011 – 2020
Cuốn “Các giải pháp phát triển quan hệ Nga – ASEAN trong bối cảnh quốc
tế mới” của tác giả Nguyễn Quang Thuấn, do NXB từ điển Bách khoa xuất bản năm
2009 đã đánh giá và phân tích về thế và lực mới của Liên bang Nga với vai trò là
“siêu cường năng lượng” cũng như phân tích quan điểm mới trong chiến lược đối ngoại của Putin
Một cuốn sách khác do tác giả Nguyễn Quang Thuấn chủ biên với tiêu đề
“Hướng tới hợp tác toàn diện Nga – ASEAN trong những thập niên đầu thế kỉ 21”,
được NXB Chính trị Quốc gia phát hành năm 2007 đã phác họa về vấn đề an ninh năng lượng thế giới và triển vọng xuất khẩu nguồn năng lượng của Nga, đặc biệt là sang khu vực ASEAN
Bài viết “Chính sách năng lượng mới của Nga – Mỹ” đăng trên trang điện tử
Petrotimes.vn ngày 8/2/2012 cho rằng, Nga và Mỹ đều coi trọng việc khai thác, tiết kiệm năng lượng và phát triển các nguồn năng lượng kiểu mới, nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng truyền thống
Bài viết “Tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom và tầm cỡ của nó
trên thị trường năng lượng thế giới” của tác giả Đỗ Trọng Quang, được đăng trên
Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu (số 4-2009) Bài viết đã chỉ ra rằng: Gazprom là tập đoàn dầu khí lớn nhất nước Nga - nhiều người đã ví Gazprom như là “xương sống
Trang 9của nền kinh tế” Nga, là cánh tay đắc lực trong công cuộc tìm lại sức mạnh Nga trên trường quốc tế, và đương nhiên trong chính sách năng lượng đối với EU thì Gazprom đóng một vai trò quan trọng Thông qua “người khổng lồ” Gazprom, Nga
đã có công cụ để gây sức ép với các công ty năng lượng nước ngoài cũng như đảm bảo vị trí của Nga ở Châu Âu
Luận văn cao học của Phạn Thị Bích Hạnh (2014) với đề tài “Cải cách năng
lượng Nga và vai trò của nó trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga” do TS
Nguyễn Cảnh Toàn hướng dẫn đã cung cấp một cái nhìn tổng quát và đúng đắn về quá trình cải cách ngành năng lượng của Liên bang Nga từ sau khi Putin lên làm tổng thống, đồng thời đưa ra nhưng phân tích và đánh giá mang tính khoa học về vai trò của năng lượng
Hay luận văn của Đoàn Thị Thu Hương mang tên “Chính sách ngoại giao
năng lượng của Liên bang Nga những năm đầu thế kỉ 21” do TS Bùi Hồng Hạnh
Hướng dẫn
Bên cạnh đó còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác như: Tác giả Khánh
An với bài viết “Chính sách năng lượng hướng Đông của Nga” trên trang điện tử Baomoi.com ngày 27/1/2013; tác giả Hồng Sơn với bài viết “Những cuộc chiến vì
dầu mỏ xứ sở sương mù (Kỳ II)” đăng trên trang điện tử Petrotimes.vn ngày
6/12/2011 Các bài viết đăng trên tạp chí Nghiên cứu Châu Âu như: Dầu khí và
chiến lược năng lượng của Nga (Nguyễn Cảnh Toàn, số 9-2008), Chiến lược của Nga ở khu vực Trung Á (Đỗ Trọng Quang, số 5-2007), Nga triển khai chiến lược toàn cầu về dầu mỏ (Ngô Duy Ngọ, số 2-2008)… hay các tài liệu từ Thông tấn xã
Việt Nam: Chính sách của nước Nga ở Trung Á, (TLTKĐB, ngày 24-3-1994),
Trung Á - khu vực quan trọng đối với Nga (TLTKĐB, ngày 12-2-2003), Triển vọng khu vực dầu khí tại Trung Á và Capcadơ (TLTKĐB, ngày 30-11-2003)… cũng đề
cập đến chính sách năng lượng của Nga ở khu vực Trung Á
2.2 Các công trình nghiên cứu ngoài nước
- Đề cập đến vấn đề năng lượng nói chung, đáng chú ý là bài nghiên cứu của
tác giả Gal Luft “Nghịch lý An ninh – Năng lượng” đăng trên trang điện tử
Trang 10nationalinterest.org Trong bài viết này, tác giả cho rằng: nhân loại đang chứng kiến một nghịch lý là khai thác dầu ngày một nhiều nhưng giá dầu không những không giảm đi mà có chiều hướng gia tăng Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định an ninh năng lượng nói riêng và an ninh toàn cầu nói chung
Hai tác giả Collin Kol và Mely Caballero-Antholy với ấn phẩm “Năng lượng
và an ninh phi truyền thống – một cách tiếp cận ba bên” (lttp://www.rsis.edu) đăng
trên Trung tâm nghiên cứu an ninh phi truyền thống (RSIS) năm 2008 đã nghiên cứu về an ninh năng lượng nói chung, biến động giá năng lượng nói riêng, vấn đề
an ninh năng lượng hiện tại và những tác động đối với môi trường và kinh tế xã hội
Trong cuốn “Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực” được NXB Chính trị Quốc gia
xuất bản năm 2008 của Daniel Yergin đã khắc họa toàn cảnh lịch sử ngành công nghiệp dầu mỏ - cuộc giao tranh giành quyền lực và sự giàu có xung quanh vấn đề dầu mỏ Cuộc chiến này đã làm rung chuyển nền kinh tế toàn cầu, phản ánh hậu quả của các cuộc chiến tranh đồng thời thay đổi vận mệnh nhân loại nói chung và các
quốc gia nói riêng Dầu mỏ, Tiền bạc & Quyền lực là một bức tranh về lịch sử thế
kỷ XX, cũng là về ngành công nghiệp dầu mỏ Bức họa khổng lồ này tái hiện lịch
sử từ khi người ta khoan giếng dầu đầu tiên ở Pennsylvania, trải qua hai cuộc đại chiến, tới khi Iraq xâm lược Kuwait và chiến dịch Bão táp sa mạc Cuốn sách chứng minh một sự thật đó là sự tồn vong và phát triển của thế giới hiện nay phụ thuộc phần lớn vào các nguồn tài nguyên, chủ yếu là dầu mỏ, khí đốt và than đá Có thể nói, dầu mỏ đã trở thành động lực phát triển của thế giới trên con đường tiến tới văn minh, đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra biết bao biến động xã hội để tàn phá nền văn minh đó
- Bàn về năng lượng, chính sách ngoại giao năng lượng và đặc biệt là dầu mỏ trong mối quan hệ của Nga với EU và các nước có một số công trình nghiên cứu nổi bật như:
Cuốn “Energy Security: EUrope’s New Foreign Policy Challenge” (An ninh
năng lượng: Thách thức mới trong chính sách ngoại giao của Châu Âu) của
Richard Youngs, được NXB Taylor & Francis phát hành năm 2009 Trong công