Chính trị, xã hội

Một phần của tài liệu Quan hệ Malaysia - Singapore từ 1965 đến 2010 Đ (Trang 45)

Singapore và Malaysia có quan hệ rất đặc thù vì Singapore tách ra từ Malaysia và Hiệp định về nền độc lập của Singapore gắn liền với hiệp định về

nước. Tổng thống Singapore S.R.Nathan đã nói “Malaysia đã từng là một

phần cuộc sống của chúng tôi”2

.

Kể từ khi Singapore tuyên bố tách khỏi Malaysia vào năm 1965, mối quan hệ song phương giữa Singapore và Malaysia đã được mô tả như cộng sinh và phụ thuộc lẫn nhau. Tuy nhiên, mối quan hệ đó cũng ảnh hưởng rất nhiều lúc thăng trầm trong quá trình hợp tác. Khi giải thích mối quan hệ này, Phó thủ tướng Lý Hiển Long nói: “Mối quan hệ giữa Singapore và Malaysia là một trong những mối quan hệ quan trọng và phức tạp nhất” [48, pg.22]. Trong khi đó, cựu Thủ tướng Malaysia, Tiến sĩ Tun Mahathir nhận xét “Không thể thân thiện với Singapore vì những thành phố lân cận tiểu bang không thân thiện đối với Malaysia. Singapore luôn trong tình trạng từ chối bất cứ điều gì đến từ Malaysia. Chúng tôi cố gắng để được như thân thiện nhất có thể nhưng nó không thể” [44, pg.19].

Mặc dù có những căng thẳng vốn có giữa Singapore và Malaysia trong quá trình lịch sử, sự liên kết hay những mối liên hệ tương tự như mối quan hệ phức tạp “anh em sinh đôi” không thể tách rời. Có nhiều lý do dẫn đến mối quan hệ thân ái xen lẫn căng thẳng giữa hai nước, nhiều yếu tố kết hợp khiến cho mối quan hệ cũng phức tạp và tinh tế.

Trong lịch sử, Singapore chỉ là một thành phố thuộc Vương quốc Johor, không có tài nguyên thiên nhiên, thậm chí không có nguồn nước dùng. Ngày 9/8/1965, Singapoe tách khỏi Malaysia theo Hiệp định Tách biệt hay còn gọi là Hiệp định Độc lập. Khi đó Malaysia nghĩ rằng sớm muộn Singapore sẽ xin nhập lại vì không có những điều kiện tối thiểu để tồn tại. Có hai trạng thái tâm lý tiến triển trái chiều nhau ở hai nước. Ở Singapore từ lãnh đạo cho đến người dân đều quyết tâm trụ vững trước những thách thức ban đầu tưởng chừng không vượt qua được để tồn tại với tư cách là một quốc gia độc lập chủ quyền. Ngược lại, ở Malaysia tâm lý là không thể chấp nhận một

2

nước Singapore không những độc lập mà còn phát triển được. Chính vì vậy những gì diễn ra ở Singapore đều tác động đến Malaysia.

Theo Thủ tướng Lý Quang Diệu, Malaysia đã sử dụng ba đòn bẩy để áp đặt ý muốn của họ đối với Singapore: quân sự, kinh tế và nước. Để cưỡng lại mọi sức ép từ phía Malaysia, Singapore chỉ có một giải pháp duy nhất là phải phát triển một cách tự chủ để không bị lệ thuộc. Về quân sự, Singapore đã xây dựng một lực lượng quốc phòng hùng mạnh. Về kinh tế, Singapore đã lựa chọn một chiến lược phát triển rất độc đáo, bỏ qua cả nước láng giềng lẫn các nước trong khu vực, quan hệ thẳng với các nước công nghiệp thông qua chính sách “trải thảm đỏ” thu hút các công ty đa quốc gia.

Sau khi giành độc lập, Singapore không những tồn tại mà còn phát triển nhanh và bền vững hơn nước láng giềng. Ở Malaysia, từ tâm lý coi thường Singapore dần dần xuất hiện tâm lý ghen tỵ. Thậm chí nhiều ý kiến cho rằng Singapore “vô cảm”, “ngạo mạn”, “ích kỷ”, “tính toán thiệt hơn và không thiện chí” trong cách xử lý quan hệ song phương với Malaysia. Với tâm lý này, những vấn đề giữa hai nước như tôn giáo, sắc tộc, nội bộ vốn đã rất nhạy cảm thì lại càng dễ bùng nổ, nếu cả hai bên không tỉnh táo và tự kiềm chế.

Vấn đề tâm lý còn bị chi phối bởi thông tin và báo chí. Trong năm 1966, các nhà lãnh đạo UMNO tiếp tục sử dụng tờ Utusan Melayu là tờ báo viết bằng chữ Jawi lưu hành ở cả hai nước, nhằm khuấy lên tâm lý của người Malay chống lại người Trung Quốc ở Singapore. Tờ Utusan Melayu đã đưa tin Ahmaa Haji Taff, một nhà lãnh đạo UMNO ở Singapore và cũng là một trong hai cựu thượng nghị sĩ trong thượng viện liên bang đã đòi hội đồng hiến pháp Singapore ghi vào Hiến pháp của Singapore những quyền đặc biệt dành cho người Mã Lai. Các quyền đặc biệt này có trong hiến pháp Malaysia nhưng chưa bao giờ được áp dụng cho Singapore. Cơ quan thông tấn Singapore dịch những lời phát biểu được Singapore đánh giá là phân biệt chủng tộc và kích động của tờ Utusan sang tiếng Anh, tiếng Hoa và tiếng Tamil, đồng thời truyền đi những lời này qua đài phát thanh và truyền hình

cũng như trên báo chí. Việc này đã ảnh hưởng đến những người lãnh đạo UMNO cũng như dân thường không phải người Mã Lai ở cả Singapore lẫn Malaysia. Sau khi Singapore tách khỏi Malaysia, báo chí vẫn được in và phát hành đồng thời tại hai nước. Đến năm 1969, cuộc bạo động sắc tộc tại Kuala Lumpuar đã làm cho quan hệ hai nước căng thẳng. Theo phía Singapore, sau sự kiện này tờ báo Utusan Melayu công khai tỏ ra thân người Mã lai ở Singapore, tuyên truyền chống lại chính phủ Singapore và can thiệp vào chính sách hài hòa dân tộc của họ. Để ngăn chặn “sự tuyên truyền mang tính phân biệt chủng tộc này”, Singapore đưa ra quy định mới là mọi tờ báo phải có ban biên tập và làm tại Singapore thì mới được phép in và phát hành tại Singapore. Với quy chế mới này tờ báo Utusan Melayu phải đóng cửa trụ sở và ngừng phát hành tại Singapore. Từ đó trở đi và cho đến tận ngày nay, không còn có chuyện nhập khẩu và phát hành báo chí giữa hai nước.

Ngay chiến lược quốc phòng tổng thể của Singapore cũng gây ra sự nghi kỵ từ Malaysia. Về mặt nào đó, Singapore có những nét tương đồng với Israel nên họ đã học tập kinh nghiệm và xây dựng nên chiến lược quốc phòng tổng thể, gần giống với chiến lược mà Israel áp dụng. Vì nhà nước Do thái lại thù địch với các nước Ả rập và thế là Malaysia, một nước Đạo hồi đã tố cáo Singapore là “Israel thứ hai”.

Một vấn đề nữa cũng thường tác động đến tâm lý của người dân hai nước, đó là vấn đề sắc tộc. Ở Singapore, 76% số dân là gốc Hoa. Ngược lại, ở Malaysia, người Hoa là thiểu số và luôn tồn tại sự nghi kỵ từ chính quyền Malaysia đối với cộng đồng người Hoa. Do vậy, mọi chính sách mà chính phủ Singapore đưa ra nhằm vào người Hoa ở Singapore đều rất dễ hiểu lầm. Đã có lúc Malaysia tố cáo Singapore là “ nước Trung Quốc thứ ba”. Ngược lại, dưới con mắt của Malaysia, người Mã lai ở Singapore – chiếm gần 15% số dân – thường bị “ngược đãi”. Từ đó nảy sinh những căng thẳng về sắc tộc, đe dọa sự tồn tại của Singapore. Trước tình hình đó, Singapore đã áp đặt tiếng Anh là ngôn ngữ giảng dạy và học tập duy nhất trong hệ thống giáo dục ở Singapore.

Tiếng mẹ đẻ như Trung Quốc, Mã lai và Tamil chỉ là một môn học bắt buộc như các môn học khác và được coi trọng như nhau. Đây chính là một trong những chiến lược ngôn ngữ độc đáo và “nhất cử lưỡng tiện” đã tạo ra sự gắn kết xã hội và tránh được sự phân cách sắc tộc ở Singapore.

Theo Thủ tướng Lý Quang Diệu, nhiều vấn đề dai dẳng không được giải quyết vì hai nước: "hoàn toàn đối lập trong cách tiếp cận những vấn đề mà một xã hội đa sắc tộc như Singapore và Malaysia phải đối mặt". Đó là vấn đề dân tộc, ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo. "Singapore nỗ lực để trở thành một xã hội đa sắc tộc và bình đẳng mọi công dân trong đó mọi người đều có cơ may như nhau, mọi đóng góp cá nhân đều được đền đáp đúng như giá trị, không phân biệt sắc tộc, ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo". Những thành tựu của Singapore là xuất phát từ "một xã hội đa sắc tộc liên kết chặt chẽ và dựa trên cống hiến" hơn là "một xã hội đa số người Hoa mà lại không có đoàn kết". Ngược lại, theo Thủ tướng Lý Quang Diệu thì Đảng UMNO - Đảng cầm quyền ở Malaysia - vẫn chủ trương "Malaysia của người Mãlai", nói cách khác, không chấp nhận một xã hội đa sắc tộc và bình đẳng giữa các công dân, trong khi mà ngoài đa số người Masxlai theo Đạo Hồi ra còn tồn tại ở Malaysia hai cộng đồng sắc tộc khác: người Hoa và người Ấn.

Một phần của tài liệu Quan hệ Malaysia - Singapore từ 1965 đến 2010 Đ (Trang 45)