Quan hệ Malaysia – Singapore giai đoạn 1981-2003

Một phần của tài liệu Quan hệ Malaysia - Singapore từ 1965 đến 2010 Đ (Trang 67)

2.2.1. Chính trị, xã hội

Thời gian từ 1997 đến 2002 dưới chính quyền Mahathir căng thẳng nhất trong lịch sử quan hệ Malaysia - Singapore, với số lượng các vấn đề đến mức đối đầu và do đó chúng khó khăn hơn trong cách giải quyết. Thủ tướng Lý Quang Diệu mong muốn cải thiện quan hệ với Mahathir Bin Mohamad ngay từ khi Mahathir được bổ nhiệm vào chức vụ phó thủ tướng. Nhận biết rằng Mahathir đang ở vị trí chuẩn bị cho chức thủ tướng Malaysia, năm 1978 ông mời Mahathir (thông qua tổng thống Singapore lúc ấy là Devan Nair đến thăm Singapore. Cuộc viếng thăm lần đầu và những lần sau đó giúp cải thiện mối quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo cũng như mối bang giao giữa hai quốc gia. Mahathir yêu cầu Lý Quang Diệu cắt đứt quan hệ với các thủ lĩnh gốc Hoa thuộc Đảng Hành động Dân chủ (tại Malaysia); đổi lại, Mahathir cam kết không can thiệp vào các vấn đề của người Singapore gốc Mã Lai.

Tháng 12/1981, Thủ tướng Mahathir quyết định thay đổi múi giờ của bán đảo Malaysia để tạo nên một múi giờ thống nhất cho toàn thể đất nước Malaysia, Thủ tướng Lý Quang Diệu chấp nhận sự thay đổi này vì những lý do kinh tế và xã hội. Nhờ vậy, mối quan hệ giữa hai phía càng được cải thiện trong năm 1982. Tháng 1/1984, Mahathir áp đặt thuế RM100 trên tất cả phương tiện vận chuyển từ Malaysia sang Singapore. Khi Musa Hitam cố phản đối chính sách này của Mahathir, thuế suất được tăng gấp đôi với mục đích ngăn cản việc sử dụng cảng biển của Singapore, vì vậy một sự đổ vỡ trong bang giao giữa hai nước trở nên rõ ràng.

Tháng 6/1988, Thủ tướng Lý Quang Diệu và Thủ tướng Mahathir tiến tới một thoả thuận chung tại Kuala Lumpur về việc xây dựng đập Linggui trên sông Johor. Năm 1989, Lý Quang Diệu tìm cách thăm dò lập trường của Mahathir khi muốn dời những trạm hải quan đường sắt từ Tanjong Pagar ở miền Nam Singapore đến Woodlands ở đoạn cuối Causeway, một phần do sự gia tăng nạn buôn lậu ma tuý vào Singapore. Điều này gây bất bình tại

Malaysia, vì một vùng đất sẽ thuộc về Singapore khi đường sắt ngưng hoạt động. Mahathir giao cho Daim Zainuddin, khi đó là Bộ trưởng Tài chính Malaysia, giải quyết vấn đề này. Sau nhiều tháng thương thảo, hai bên đạt được thỏa thuận cùng phát triển ba vùng đất ở Tanjong Pagar, Kranji và Woodlands. Malaysia được 60% vùng đất, trong khi phần của Singapore là 40%. Thoả ước được ký kết ngày 27/11/1990 một ngày trước khi Lý Quang Diệu từ chức.

Ngày 26/3/1997, trong khi Thủ tướng Malaysia Mahathir sang thăm 4 ngày ở Nhật, nội các Malaysia nhóm họp dưới sự chủ tọa của Phó Thủ tướng Anwar Ibrahim quyết định tạm thời đình chỉ tất cả các mối liên hệ với Singapore. Ngay sáng 26/3, thị trường chứng khoán Singapore bị dao động mạnh và cổ phần các công ty Singapore có liên quan đến Malaysia đột ngột xuống giá. Giới thương gia Singapore tỏ ra hết sức hoang mang và lo ngại về những chuyển biến mới mẻ này. Từ Tokyo, Thủ tướng Mahathir nói quyết định trên do nội các chính phủ Malaysia đưa ra trong khi ông vắng mặt. Ông cho biết là cần gặp nội các để tìm hiểu trước khi có thông báo chính thức. Nhưng sau đó chính Thủ tướng Mahathir đã cải chính và cho rằng báo chí đã thổi phồng và không hề có việc cắt đứt liên hệ với Singapore. Thủ tướng Singapore Ngô Tác Đống lên tiếng hoan nghênh công bố đó và tuyên bố Singapore sẽ cố gắng để nối lại mối bang giao ở một tiến độ thoải mái cho Malaysia. Mọi việc bắt đầu khi Bộ trưởng cao cấp Lý Quang Diệu cho rằng bang Johor của Malaysia là nơi “khét tiếng về bắn giết, trấn lột và cướp xe hơi”. Khi nhận xét này được phổ biến trên báo chí Malaysia liền phản ứng. Sau đó Lý Quang Diệu tuyên bố xin lỗi vào ngày 13/3. Hai hôm sau, Thủ tướng Goh Chok Tong cũng lên tiếng cho rằng đây chỉ là ý kiến cá nhân và mong hai nước sớm bỏ qua chuyện này để hướng về các vấn đề khác có lợi cho đôi bên. Nhưng một số nhà lãnh đạo Malaysia, nhất là của bang Johor tuyên bố họ sẽ không tha thứ về chuyện này. Họ đòi Bộ trưởng Lý Quang Diệu phải chính thức xin lỗi và rút lời phỉ báng ấy ra khỏi bản văn tòa án.

Ngày 17/3, Lý Quang Diệu ra thông báo tuyên bố hoàn toàn nhận lỗi và chính thức yêu cầu tòa án rút bỏ những lời tuyên bố xúc phạm ấy ra khỏi bản khai của mình. Sau đó hai ngày, nội các Malaysia lên tiếng sẵn sang chấp nhận lời xin lỗi của Lý Quang Diệu. Tuy nhiên họ cũng nhấn mạnh rằng việc này đã là một vết thương sâu đậm đối với Malaysia mà chắc còn lâu lắm mối liên hệ giữa hai nước mới được hàn gắn như cũ. Tuy Ngoại trưởng Malaysia đã tuyên bố với những lời lẽ ôn hòa nhưng báo chí Malaysia vẫn còn tiếp tục khơi động việc này.

Đối với Singapore, ngoài việc Malaysia là bạn hàng lớn nhất, hầu hết nước uống hàng ngày của Singapore đều phải nhập từ bang Johor. Các nguồn lương thực của Singapore cũng đều phải nhập từ Malaysia. Còn đối với Malaysia, Singapore lại là nước đầu tư nhiều nhất với tổng số hơn 2 tỉ USD trong năm 1996. Chính phủ Malaysia đưa ra một số biện pháp tạm đình chỉ các quan hệ song phương về văn hóa, thể thao… nhằm xoa dịu phần nào phản ứng của dân chúng, nhưng tránh áp dụng các biện pháp trả đũa cứng rắn về kinh tế và thương mại vì sẽ gây tổn hại lớn cho cả đôi bên.

Bộ trưởng Jayakumar nói rằng quan hệ giữa Singapore và Malaysia đã chứng kiến nhiều vấn đề thăng trầm kể từ khi Hạ viện thảo luận vấn đề vào 29/6/1998. "Chúng tôi chạy vào một bản vá thô với CIQ phát hành trong tháng 7/1998, khi chúng tôi từ chối yêu cầu bồi thường của Malaysia đến bất kỳ quyền pháp lý để xác định vị trí các cơ sở của nó trong Tanjong Pagar" [60] ông nói. Jayakumar đã đề cập đến Malaysia từ chối di dời các cơ sở của hải quan, xuất nhập cảnh và kiểm dịch thực vật từ Tanjong Pagar ở phía Nam Singapore đến thị trấn cực bắc của Woodlands của Singapore như Singapore chuyển CIQ riêng của mình. Jayakumar cũng đề cập đến là Malaysia đã không thông báo trước đơn phương thu hồi truy cập của Singapore vào không phận của Malaysia, được đưa ra theo thoản thuận trước đó sau khi tranh cãi ở Malaysia về ra mắt cuốn hồi ký của Bộ trưởng cao cấp Singapore Lý Quang Diệu.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Luật Singapore S.Jayakumar nói với quốc hội rằng quan hệ song phương giữa Singapore và Malaysia được cải thiện sau khi các thủ tướng đã gặp trong tháng 10 và 12/1998, nhưng Singapore hy vọng thăng trầm theo thời gian trong quan hệ giữa hai người hàng xóm được cải thiện. Jayakumar đã nhắc lại rằng Singapore đã cam kết trong một thời gian dài mối quan hệ cùng có lợi với Malaysia và sẽ quản lý các mối quan hệ song phương trên cơ sở có đi có lại và tôn trọng lẫn nhau đối với lợi ích của nhau, nhấn mạnh răng hai nước đang bị ràng buộc các mối quan hệ phức tạp khác nhau và như vậy mối quan hệ gần gũi chắc chắn phải đi qua các giai đoạn khác nhau.

Bộ trưởng Ngoại giao cho biết Thủ tướng Singapore Goh Chok Yong và Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohammad đã làm việc để hướng tới kết luận "trở lại thỏa thuận nước cùng có lợi để được hỗ trợ tài chính của Singapore". Tại cuộc họp cuối cùng của họ tại Hà Nội vào ngày 17/12/1998, Mahathir nói rằng Malaysia không còn cần sự hỗ trợ tài chính của Singapore và thay vào đó ông đề nghị Singapore và Malaysia có thể bắt đầu thỏa thuận, thảo luận về tất cả các vấn đề song phương, bao gồm cả việc cung cấp nước dài hạn của Singapore trong một gói tổng thể.

Jayakumar nói cả hai bộ trưởng sau đó đã đồng ý rằng các gói sẽ bao gồm các vấn để như CPF, cung cấp nước dài hạn, đất đường sắt của Malaysia tại Singapore, việc sử dụng không phận Malaysia ở Singapore và vị trí của cơ sở CIQ của Malaysia. Singapore đã thông báo cho phía Malaysia trước khi Singapore có thể tiến hành các cuộc đàm phán, Malaysia sẽ phải công nhận chủ quyền của Singapore và không cho rằng nó có quyền pháp lý để hoạt động CIQ ở Singapore.

Theo Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia đã gửi đến Singapore một bài báo mà không yêu cầu quyền hợp pháp để hoạt động hải quan và cơ sở di trú Singapore vào ngày 10/2, Singapore trả lời vào ngày 18/2 thông báo rằng Singapore đã sẵn sàng để tiến hành thảo luận về một gói các vấn đề nổi bật.

Các quan chức đã gặp nhau vào 11/3/1999 tại Singapore để thảo luận các vấn đề đó. Mặc dù không tiết lộ chi tiết cuộc thảo luận, nhưng Jayakumar nói "Chúng tôi đang đàm phán để đi đến một kết quả cùng có lợi".

Trong số các vấn đề mà hai nước đối mặt, có vấn đề do lịch sử để lại và có vấn đề mới nảy sinh. Một giải pháp thỏa đáng cho các vấn đề chỉ có thể đạt được nếu cả hai bên đều tỏ ra có thiện chí. Trước khi hai nước thay đổi lãnh đạo năm 2003, hai bên chưa thực sự thấy cần giải quyết các tồn tại, thậm chí coi đó như là công cụ để gây sức ép với nhau.

Trong khi những vấn đề cũ chưa được giải quyết thì lại nảy sinh các vấn đề mới. Trên thực tế, tình hình này là bình thường trong quan hệ quốc tế. Quan hệ quốc tế là một lĩnh vực rất động và liên quan đến lợi ích quốc gia của các nước. Cũng như quan hệ quốc tế, lợi ích quốc gia không phải bất di bất dịch. Nước nào cũng tìm cách tăng cường lợi ích quốc gia và dẫn đến cọ sát với lợi ích của nước khác. Thường thì nước lớn và mạnh có lợi thế và tìm cách gây sức ép đối với các nước nhỏ và yếu. Chính vì vậy, giữa các nước láng giềng bao giờ cũng có vấn đề, không xuất hiện vào lúc này thì lại nảy sinh vào lúc khác. Tranh chấp chỉ được giải quyết trên tinh thần thiện chí, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi.

2.2.2. Kinh tế

Đến đầu năm 1987, có 217 công ty Singapore hoặc các công ty đa quốc gia Singapore tại Malaysia, có tổng vốn đầu tư hơn 200 triệu USD. Năm 1988, Malaysia là đối tác thương mại lớn nhất của Singapore trong các đối tác ở ASEAN, sau Hoa Kỳ và Nhật Bản trong tất cả các đối tác thương mại. Thị trường Malaysia là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Singapore. Vào cuối những năm 1980, Singapore đã thiết lập quan hệ kinh tế và công nghiệp ngày càng chặt chẽ với bang Johor, Malaysia được coi là vùng nội địa của Singapore trong thời kỳ thuộc địa. Để làm giảm bớt tình trạng thiếu đất cũng như tình trạng thiếu lao động và chi phí lao động cao, Singapore bắt đầu chuyển sang các ngành công nghiệp sử dụng lao động trí óc và có mối liên kết

chặt chẽ với Johor. Johor hy vọng sự kết nối kinh tế với Singapore sẽ thúc đẩy phát triển nền kinh tế lâu dài.

Mở đầu cho những dự án lớn của Singapore đầu tư ra nước ngoài là việc hợp tác với Malaysia và Indonesia xây dựng vùng tam giác tăng trưởng được tiến hành từ cuối năm 1989 với mục đích biến vùng Johor của Malaysia và vùng quần đảo Riau của Indonesia thành những khu công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu lớn, địa bàn chính mở rộng việc làm ăn của Singapore ra khắp bán đảo Malacca, Nam Thái Lan và cả quần đảo Indonesia. Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, vốn đầu tư của Singapore tại Johor chiếm tới 20% tổng số vốn đầu tư của Singapore ra nước ngoài.

Lợi thế so sánh của tam giác tăng trưởng này là ở chỗ ba vùng lãnh thổ này có những nhân tố mang tính đóng góp bổ sung cho nhau hơn là cạnh tranh lẫn nhau. Johor có đất đai và nguồn nhân công trung bình với giá thuê phải chăng; Singapore có thể đóng góp hệ thống cơ sở hạ tầng rất phát triển và lực lượng sản xuất có tay nghề cao nhưng giá thuê đắt; điểm mạnh của Riau là sẵn đất công nghiệp, nguồn nước dồi dào, bãi biển hấp dẫn du lịch và nguồn nhân công rẻ. Với những lợi thế so sánh đó, Singapore là một quốc gia đầy sức hấp dẫn đối với các công ty đa quốc gia trong những dự án cần vốn và công nghệ cao. Trong khi đó, Johor và Batam lại có những lợi thế thu hút những dự án cần sử dụng nhiều sức lao động. Tính bổ sung này đã dẫn đến nhu cầu phân phối lại quá trình sản xuất và các hoạt động dịch vụ, giúp giảm bớt giá cả sản xuất và hoạt động. Các Chính phủ và các cơ quan chức năng của ba quốc gia luôn thể hiện ý chí chính trị và những nỗ lực củng cố tam giác tăng trưởng. Sự phát triển của tam giác tăng trưởng kinh tế đã mang lại những lợi ích đa dạng cho các quốc gia thành viên. Cụ thể, nó đã giúp Singapore đạt được những mục tiêu của mình như cơ cấu lại nền kinh tế. Với việc chuyển dịch các ngành công nghiệp sử dụng nhiều sức lao động và vốn đất đai sang Johor và Riau, Singapore có cơ hội để tập trung vào những lĩnh vực có lợi thế như công nghiệp sản xuất trị giá gia tăng và công nghiệp dịch vụ như Ngân

hàng, Du lịch... Tuy nhiên, sự hợp tác này cũng giúp Singapore củng cố địa vị của mình như là một trung tâm thương mại, tài chính, giao thông, thông tin liên lạc... của khu vực. Một mục tiêu khác nữa mà Singapore đạt được nhờ sự phát triển của tam giác tăng trưởng là việc khu vực hoá và quốc tế hoá các doanh nghiệp của mình.

Đối với Johor và Riau, có tam giác tăng trưởng đồng nghĩa với những việc thu nhận được một lượng vốn đầu tư khổng lồ hơn (đầu tư vào Johor và Riau tăng từ 20% đến 25% trong những năm đầu thập kỷ 90), góp phần đáng kể vào mức tăng trưởng công nghiệp và cải thiện GDP của toàn quốc gia. Kể từ khi được thành lập, mỗi năm tam giác tăng trưởng đã tạo ra khoảng 30.000 công ăn việc làm cho lực lượng lao động dư thừa của Johor, bằng cách đó đã tăng cường sự ổn định xã hội và lòng tin cho dân chúng.

Năm 1991, chính phủ Malaysia đã thông báo những hình thức khuyến khích cho các dự án đầu tư ra nước ngoài vào năm 1995, một số hình thức này đã được sửa đổi. Về cơ bản, có hai hình thức khuyến khích chính: tất cả các khoản thu nhập khi hồi hương sẽ được miễn thuế hoàn toàn; thiết lập quỹ khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, quỹ này được thành lập cùng với Singapore nhằm khuyến khích các nhà đầu tư của Malaysia và Singapore khi đầu tư ở nước thứ ba.

Dưới đây là một số bảng số liệu thể hiện mối quan hệ kinh tế Malaysia – Singapore ngày càng phát triển hơn trong giai đoạn 1981-2003. Malaysia – Singapore luôn là đối tác lớn của nhau về xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp.

Bảng 2.1: Quan hệ thương mại Malaysia – Singapore 1994.

Xuất khẩu đi Triệu đôla Malaysia Tỉ trọng (%) Nhập khẩu từ Triệu đôla Malaysia Tỉ trọng (%) ASEAN Singapore 41.760 31.810 27,2 20,7 ASEAN Singapore 29.183 21.943 18.7 14,1

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP từ 1981 – 2003 của Singapore và Malaysia (Tỷ lệ %) Năm 198 8 199 0 199 2 199 4 199 6 199 8 199 9 200 0 200 1 200 2 Singapor e 11,1 8,3 5,8 8,7 7.6 -2.2 6.2 9,0 -1,2 4.2 Malaysia 8,7 10,0 8,0 8,4 10.0 -7.4 6.1 8.9 0.5 5.4

Nguồn: Economic survey of Singapore (1990-1994). Regional Outbook. Southeast Asian. 1992-1993. Asian Economic Outbook 1993. ADB, 1994.

Bảng 2.3: Đầu tư của Malaysia sang Singapore từ 1991-1995

Một phần của tài liệu Quan hệ Malaysia - Singapore từ 1965 đến 2010 Đ (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)