3.2.1. Chính trị, xã hội
Sự căng thẳng kéo dài trong quan hệ Malaysia - Singapore chấm dứt kể từ khi Adbullah Badawi trở thành Thủ tướng Malaysia ngày 30/10/2003. Thủ tướng Badawi đã tăng cường mối liên hệ và hợp tác giữa hai chính phủ và nhân dân hai nước. Mối quan hệ hữu nghị song phương cũng được xem xét dựa trên yêu cầu phát triển trong nước và bối cảnh quốc tế, khu vực bao gồm sự gia tăng của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, lây lan của khủng bố quốc tế và mối đe dọa của dịch bệnh như hô hấp cấp tính nặng Hội chứng SARS và cúm gia cầm. Sự hợp tác cũng được quyết định bởi xu hướng toàn cầu hóa và sự gia tăng các vấn đề về Trung Quốc, Ấn Độ cũng như suy thoái dòng chảy đầu tư nước ngoài cho cả hai nước.
Trong thời gian nắm quyền, Thủ tướng Najib cũng đã thực hiện những điều tương tự như Badawi. Kể từ năm 2003, quan hệ hai nước Singapore - Malaysia được cải thiện một cách rõ rệt. Để bày tỏ thiện chí, Singapore đã cử Bộ trưởng Cao cấp Ngô Tác Đống đặc trách giải quyết các vấn đề còn tồn tại với Malaysia. Lãnh đạo hai nước cũng tăng cường các cuộc trao đổi và viếng thăm lẫn nhau.
Lãnh đạo của Singapore - Thủ tướng Ngô Tác Đống và Thủ tướng Lý Hiển Long có những chính sách được coi là tiếp tục chính sách của Lý Quang Diệu và như vậy sẽ không có thay đổi lớn trong chỉ đạo chính sách đối ngoại của Singapore đối với Malaysia. Trong khi đó, chính sách đối ngoại của Malaysia đã được chuyển hướng đề phù hợp với ưu tiên của các nhà lãnh đạo hiện nay.
Sau khi Abdullah Badawi Najib trở thành Thủ tướng Malaysia quan hệ song phương Malaysia – Singapore đã được cải thiện đáng kể. Trong tháng
1/2004, trong chuyến thăm đầu tiên của mình với tư cách Thủ tướng Malaysia đến Singapore, Abdullah nói sẽ giải quyết các vấn đề song phương quan trọng nhất. Ông đã mang quan điểm cá nhân áp dụng vào quan điểm trong chính sách chính trị, cải thiện quan hệ với Singapore. Ông đã làm việc với đối tác Singapore trong việc giải quyết các vấn đề còn thiếu với mục tiêu hai bên cùng có lợi. Các chuyến viếng thăm và các cuộc họp được thực hiện bởi hai nhà lãnh đạo trong việc giải quyết các vấn đề. Kết quả là hai bên đã đạt được thỏa thuận về đất đai KTM ở Singapore.
Các vấn đề nổi bật khác là cái nhìn từ mỗi nước hiện đã thay đổi tốt hơn thời gian gần đây với sự lãnh đạo của những nhà lãnh đạo mới ở cả hai nước, Thủ tướng Najib Tun Razak tại Malaysia và Lý Hiển Long tại Singapore. Trước những thay đổi nhanh chóng và sâu sắc của tình hình khu vực và trên thế giới, đặc biệt sự trỗi dậy Trung Quốc và Ấn Độ, lãnh đạo hai nước đều thấy cách tốt nhất đối với các nước trong khu vực là duy trì và củng cố vai trò của ASEAN. Nhưng ASEAN chỉ có tiếng nói và có thể tác động tích cực vào quan hệ giữa các nước lớn và xu thế phát triển ở khu vực nếu biết đoàn kết lại với nhau, vượt qua các hiềm khích và giải quyết được các vấn đề song phương đang tồn tại.
Về nguyên tắc, hai nước đã chấp nhận giải quyết cả gói các vấn đề tồn tại và chìa khóa để giải quyết là đưa các vấn đề tranh chấp cho bên thứ ba làm trọng tài phán quyết. Việc ký kết văn bản thỏa thuận về hai hòn đảo Tuas và Pulau Tekong ngày 26/4/2005 đã mở ra triển vọng nhanh chóng tìm được giải pháp cho các vấn đề khác. Phát biểu trước Quốc hội ngày 16/5/2005, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore George Yeo đã tỏ ra lạc quan: "là hai nước láng giềng, chúng ta sẽ giải quyết được những tranh chấp như vậy trên cơ sở khách quan, cùng có lợi và tôn trọng lẫn nhau" [57].
Ngày 24/5/2010, Thủ tướng Lý Hiển Long và Thủ tướng Dato Najib Abdul Razak đã gặp nhau tại Singapore vào ngày 24/5/2010, bày tỏ sự hài lòng đối với mối quan hệ hiện tại và những hợp tác giữa hai nước. Hai nhà lãnh đạo
thảo luận mở rộng phạm vi các vấn đề song phương cùng quan tâm trong khu vực và quốc tế, đặc biệt là các sáng kiến cho mối quan hệ song phương và hợp tác mới. Hai nhà lãnh đạo lưu ý rằng để quan hệ song phương phát triển, Tổng lãnh sự quán Singapore tại Johor Bahru bắt đầu hoạt động kể từ ngày 4/1/2010.
Thủ tướng Lý Hiền Long thông báo với Thủ tướng Najib Razak rằng khi Hiệp định nước năm 1961 hết hạn, Singapore sẽ bàn giao miễn phí các máy nước thuộc Hiệp định nước năm 1961 cho các quan chức Johor. Thủ tướng Lý Hiền Long và Thủ tướng Najib Razak bày tỏ sự hài lòng rằng các thỏa thuận liên quan đến kế hoạch hành động sẽ tạo điều kiện thuận lợi giải quyết các vấn đề nổi bật trong hơn 19 năm. Hai Thủ tướng tái khẳng định cam kết của họ đối với sự tăng cường hợp tác hơn nữa quan hệ song phương và hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau.Tháng 6/2011, hai nước ký thỏa thuận hoàn thiện các chi tiết các thỏa thuận trước đó. Sau khi hết thời hạn của Hiệp định nước 1961, Singapore đã bàn giao hai nhà máy xử lý nước dưới sự quản lý của cơ quan quốc gia nước PUB miễn phí cho chính phủ Johor như là một cử chỉ thiện chí.
Bộ trưởng hai nước cho biết ngày 14/9/2011, với việc giải quyết những vấn đề tồn tại lâu dài trong quan hệ song phương Singapore và Malaysia đã trở nên thân mật nhất mà hai nước đã đạt được trong những năm qua. "Chúng tôi hiện nay đang tìm kiếm một giai đoạn mới sau cuộc họp giữa các Thủ tướng. Việc tăng thương mại, tăng đầu tư là tốt cho cả hai nước", Bộ trưởng Ngoại giao của Singapore K.Shanmugam cho biết. "Chuyến viếng thăm này nhấn mạnh quan hệ nồng ấm và hữu nghị giữa hai nước láng giềng gần gũi và cung cấp một cơ hội cho các cuộc thảo luận liên quan đến các vấn đề cùng quan tâm" [57]. Bộ ngoại giao Malaysia cho biết trong một tuyên bố ngày 14/9/2011.
Quan hệ song phương giữa Singapore và Malaysia ấm lên sau khi Thủ tướng Najib Razak lên nắm quyền vào năm 2009. Ông Najib và Thủ tướng Lý Hiển Long đã chỉ đạo tiến hành giao hoán đất đặc biệt liên quan đến đất
đường sắt của Malaysia, loại bỏ một vấn đề gai góc cản trở mối quan hệ song phương trong suốt 20 năm qua.
Ngày 14/9/2011, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Shanmugam thăm Phó thủ tướng Malaysia, Bộ trưởng Muhyiddin Yassin, Bộ trưởng ngoại giao Anifan Aman, và Bộ trưởng Bộ khu vực và phát triển nông thôn Shafie Apdal. Ông mô tả các cuộc họp "ấm áp và thân thiện", như một cử chỉ đáp lại ông Anifan Aman cho biết "mối quan hệ hiện nay giữa Singapore và Malaysia đang ở mức độ tốt nhất". Hai ngoại trưởng đã nói về việc cả hai bộ có thể làm việc chặt chẽ hơn, bằng cách tham gia thảo luận những gì được cho là tốt cho cả hai nước.
3.2.2. Kinh tế
Các Sở giao dịch chứng khoán Singapore và Malaysia đã thông báo kế hoạch liên kết thị trường chứng khoán của 2 nước vào cuối năm 2005, cho phép cổ phiếu của nước này có thể giao dịch trên thị trường chứng khoán của nước kia. Đây được coi là một bước tiến quan trọng trong quan hệ thương mại Singapore - Malaysia. Hai bên hy vọng động thái này sẽ góp phần làm tăng đáng kể khả năng thanh toán của thị trường chứng khoán và mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư hai nước. Sự hợp tác này sau đó có thể mở rộng sang cả các giao dịch phức tạp hơn cũng như quan hệ hợp tác song phương về mặt công nghệ và trang thiết bị hỗ trợ cho hoạt động giao dịch chứng khoán. Trước đây, các nhà đầu tư Singapore thường đặt lệnh mua cổ phiếu của các công ty Malaysia tại một thị trường không chính thức ở Singapore có tên là Central Limit Order, vốn không được các nhà chức trách Malaysia thừa nhận. Tuy nhiên thị trường này đã bị đóng băng từ năm 1998 khi Malaysia áp dụng chính sách kiểm soát chặt chẽ tiền tệ để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á.
Một "Singapore mới" đang được xây dựng trên diện tích 2.217km2 tại bang Johor. Iskanda, một trong năm hành lang phát triển kinh tế của Malaysia, đã được khởi công từ năm 2006, sẽ hợp nhất các thị trấn, cảng biển và sân bay hiện có với các dự án mới đang được thi công. Một thành phố mới với tầm cỡ lớn gấp ba lần Singapore đang hình thành ở miền Nam Malaysia,
nơi cát bụi mù mịt bởi các công trình xây dựng quan trọng được thi công để phát triển hành lang kinh tế Iskanda Malaysia.
Thay vì đối chọi với quốc đảo giàu có, Malaysia đang mời gọi các nhà đầu tư Singapore tham gia dự án này. Tuy nhiên, lợi thế chiến lược của Iskanda sẽ vượt trội Singapore vì họ có nhiều đất để phát triển. Sự phục hồi mạnh mẽ của châu Á sau cuộc suy thoái toàn cầu năm 2008-2009 cùng mối quan hệ được cải thiện giữa Malaysia và Singapore đã tạo ra môi trường tích cực để thúc đẩy các nhà đầu tư rót vốn vào Iskanda. Do quy mô phát triển rộng lớn nên Iskanda sẽ phát triển từng giai đoạn với các kế hoạch nhằm cải thiện đường xe lửa, các tuyến đường biển và đường hàng không nối liền với Singapore. Malaysia đang thực hiện những chương trình khuyến khích hấp dẫn trong đó có cắt giảm thuế doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân để hút nhân tài, cho phép nước ngoài sở hữu 100% doanh nghiệp và được phép thuê không giới hạn công nhân nước ngoài có tay nghề. Cho tới nay, sự hưởng ứng của các nhà đầu tư rất tích cực và loạt dự án đầu tiên nhằm thu hút thêm vốn đầu sẽ hoàn tất trong vòng 18 tháng tới. Cuối năm 2010, cam kết đầu tư vào Iskanda đạt tổng cộng 69,5 tỷ ringgit (23 tỷ USD), tăng 48% so với mục tiêu đề ra, trong đó hơn 40% là vốn của nước ngoài.
Thương mại của Singapore (xuất khẩu cộng nhập khẩu) cao hơn 400% GDP. Cán cân thương mại năm 2008 đạt thặng dư 22,5 tỷ USD hay 12,3% GDP. Tái xuất khẩu chiếm gần 50% tổng xuất khẩu của Singapore, tỷ trọng này đã tăng đáng kể từ 34% năm 1990. Tái xuất khẩu đặc biệt quan trọng trong các chủng loại sản phẩm thâm dụng công nghệ. Giá trị gia tăng của Singapore đáng kể trong những loại sản phẩm như sản phẩm dầu mỏ. Cho đến năm 2008, Malaysia, Indonesia, và Hong Kong là ba điểm đến hàng đầu của hàng hóa xuất khẩu của Singapore, dẫn trước Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Nhiều hàng hóa xuất khẩu sang các nền kinh tế châu Á mới nổi là linh kiện cho các sản phẩm sau cùng được bán ở Hoa Kỳ và thị trường Tây Âu.
Malaysia và Singapore đều là những nước có tốc độ tăng trưởng GDP cao. Điều đó thể hiện rõ sự phát triển kinh tế ngày càng lớn mạnh giữa hai nước láng giềng, tạo sức hút của các nhà đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh phát triển kinh tế hơn nữa. Qua các thời kỳ, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaysia sang Singapore và của Singapore sang Malaysia càng được đẩy mạnh. Dựa trên các số liệu đầu tư trực tiếp nước ngoài cho thấy, cả Malaysia và Singapore đều là thị trường đầu tư chính của cả hai quốc gia. Tổng thương mại giữa hai nước cũng vì thế ngày càng cao, điều này càng khẳng định phát triển thương mại của hai nước có sự phụ thuộc và tương hỗ trong thời gian dài.
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP từ 2003 – 2011 của Singapore và Malaysia (Tỷ lệ %)
Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Singapore 4.6 9.2 7.4 8.8 6.5 4.8 -1.6 7.2
Malaysia 5.8 6.8 5.3 5.8 8.9 1.7 -1.0 14.8
Bảng 3.2: Đầu tư trực tiếp của Malaysia và Singapore (Triệu USD).
Năm 2003 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Singapore 251,652.1 323,821.1 370,494.7 465,475.6 508,318.3 573,271.0 618,576.3
Malaysia đầu tư vào Singapore 4,557.3 8,159.4 8,412.4 11,378.0 12,585.1 15,864.6 14,853.0
Tổng đầu tư của Singapore ra các nước 155,712.6 202,020.8 246,634.4 319,205.4 314,176.9 373,111.9 407,151.9
Đầu tư của Singapore vào Malaysia 13,325.6 17,878.3 18,924.7 22,831.4 25,046.4 28,830.6 31,172.5
Bảng 3.3: Thương mại của Singapore và Malaysia 2003-2010 (Triệu USD)
Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng thương mại 77,200 88,274 96,139 105,853 109,908.4 111,452.9 86,144.8 106,603.8
Singapore nhập khẩu từ Malaysia 37,528 42,201 45,527 49,481 51,808.8 53,814.4 41,336.3 49,489.6
Xuất khẩu sang Malaysia 39,672 46,073 50,612 56,372 58,099.6 57,638.5 44,808.5 57,114.2
Công ty liên doanh cũng đóng góp một vai trò quan trọng trong xây dựng mối quan hệ tốt giữa hai nước. Sự gần gũi đó cũng chịu tác động của những biến động kinh tế - chính trị trong khu vực và quốc tế. Sự gia tăng chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, sự lan tràn của khủng bố quốc tế và mối đe dọa của dịch bệnh như Hội chúng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và cúm gia cầm, những vấn đề xuyên biên giới tác động đến lãnh đạo hai nước về mối quan hệ tốt là thực sự cần thiết và khôn ngoan. Toàn cầu hóa, sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ, hay sự sụt giảm đầu tư nước ngoài ở cả hai nước cũng khiến mối quan hệ hợp tác tốt hơn.