1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kỹ năng dạy học Sử dụng bảng

39 2,1K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

Vậy làm thế nào để người giáo viên trình bày bảng lớp một cách tinh tế và khoa học giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức của bài học và nhắc lại kiến thức một cách hiệu quả.. Kỹ năng sử d

Trang 1

MỤC LỤC

CHUYÊN ĐỀ: CÁC KỸ NĂNG DẠY HỌC

Trang 2

NỘI DUNG

1 Khái niệm kỹ năng và kỹ năng sử dụng bảng 4

1.1 Kỹ năng……… 4

1.2 Kỹ năng sử dụng bảng 6

2 Các loại bảng 6

3 Những ưu thế của truyền tin bằng thị giác ……… 12

4 Tầm quan trọng của kỹ năng viết bảng ……… 12

5 Các yêu cầu khi viết bảng ……… 13

5.1 Cách viết bảng 13

5.2 Một số chú ý khi viết bảng 13

5.3 Sử dụng ký hiệu, chữ viết tắt ……… 15

5.4 Chuẩn kỹ năng sử dụng bảng phấn 15

6 Thiết kế và trình bày bảng 16

7 Cách trình bày bảng có thể áp dụng cho môn Hoá học 28

8.Sử dụng kí hiệu, chữ viết tắt trong dạy học hóa học……… 29

8.1 Những qui ước chung……….29

8.2 Một số chữ viết tắt, kí hiệu thường dùng trong dạy học Hoá học……… 29

8.3 Những điều nên tránh……….31

9 Viết đúng thuật ngữ, danh pháp hoá học……… 31

9.1 Một số quy ước về cách viết tên hoá chất…….……… 31

9.2 Quy ước ↑ biểu thị chất khí thoát ra khỏi chất rắn hay dung dịch, quy ước ↓ biểu thị chất kết tủa trong dung dịch……… …31

10 Các bước rèn luyện kỹ năng viết bảng 31

10.1 Chuẩn bị ban đầu 31

10.2 Tập viết trên giấy 31

10.3 Tập trình bày một bài giảng trên bảng 32

10.4 Tập trình bày một bài giảng trên bảng…… ………32

Trang 3

10.5 Bí quyết luyện viết chữ đẹp……… 32

10.6 Tấm gương luyện viết chữ đẹp trên bảng……… 33

11 Một số lưu ý khi trình bày bảng trong việc dạy học Hoá học……….33

11.1.Một số quy ước về cách viết tên hoá chất 33

11.2 Quy ước  biểu thị chất khí thoát ra khỏi chất rắn hay dung dịch 34

11.3 Một số sai sót thường gặp 34

11.4 Một số chữ viết tắt, ký hiệu thường dùng trong dạy học hoá học 34

11.5 Những điều nên tránh 35

12 Giới thiệu sơ lược về sử dụng bảng kỹ thuật số tương tác trong dạy học 35

KẾT LUẬN

MỞ ĐẦU

Trang 4

quả cao thông qua chữ viết, giúp học sinh lĩnh hội được một lượng lớn kiến thức trong một tiếtdạy Trình bày trên bảng có ưu điểm là cho thông tin bằng kênh nhìn, rất trực quan và biểucảm Thông tin trên bảng có độ tin cậy cao hơn thông tin lời nói và có tác dụng định hướng sựquan sát của học sinh nhiều hơn lời nói Thông tin học tập không ở dạng cho sẵn mà luôn mới

mẻ, biến đổi Thông tin trên bảng không được trình bày sẵn mà xuất hiện từ từ có chủ định theotiến trình học tập, không lắp lại tài liệu in, mà đã được xử lý, biến đổi, mang đặc điểm mới, cósức thu hút tao sự chú ý cho học sinh Tài liệu trên bảng thường ngắn gọn, khúc chiết, chặt chẽhơn tài liệu trong sách và lời nói Tài liệu bảng hầu như không có thông tin nhiễu vì giáo viênchỉ viết những nội dung cốt yếu, cô đọng Bảng lớp tạo thuận lợi để học sinh ghi nhớ nhanh vàchắc chắn, dễ theo dõi, dễ ghi chép, ít nhầm lẫn, có tác dụng rèn luyện các kĩ năng ghi chép vàtrình bày văn bản Bảng lớp đóng vai trò giúp học sinh trao đổi và chia sẻ ý kiến Mọi học sinhđều được sử dụng phượng tiện này như nhau, thường xuyên thu hút học sinh chú ý vào bài học

và định hướng đồng loạt hoạt động ở lớp của học sinh

Hiện nay có rất nhiều các phương tiện kỹ thuật và đồ dùng dạy học hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động giảng dạy Tuy nhiên, chưa có một phương tiện nào có thể thay thế hoàn toàn được các chức năng của bảng Bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy, phương tiện học thì việc sử dụng các phương tiện dạy học truyền thống như bảng đen với phấn trắng vẫn mang lại hiệu quả

mà không phương tiện nào thay thế được Ở khu vực vùng sâu vùng xa không có cơ sở vật chấtđầy đủ hay trong các trường hợp không có điều kiện ứng dụng CNTT máy tính trong dạy học thì việc sử dụng bảng trắng là tất yếu

Trong hoạt động giảng dạy, người giáo viên cần có rất nhiều kỹ năng, trong đó việc sử dụng bảng là một kỹ năng hết sức quan trọng Vậy làm thế nào để người giáo viên trình bày bảng lớp một cách tinh tế và khoa học giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức của bài học và nhắc

lại kiến thức một cách hiệu quả Em đã tìm hiể và nghiên cứu đề tài “ Kỹ năng sử dụng bảng”.

NỘI DUNG

Trang 5

1 Khái niệm kỹ năng và kỹ năng sử dụng bảng

1.1 Kỹ năng

1.1.1 Hiểu kỹ năng như sự thể hiện của năng lực con người:

Đại từ điển Tiếng Việt – NXB Văn hoá thông tin 1998 định nghĩa kỹ năng là “khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được vào thực tế” Năng lực là “khả năng đủ để thực hiện tốt một công việc”.

“Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức (khái niệm, cách thức, phương pháp…) để giải quyết một nhiệm vụ mới” Lê Văn Hồng.

1.1.2 Hiểu kỹ năng như là hệ thống các thao tác, cách thức hành động:

Gurianốp: “Kỹ năng là những phương thức thực hiện hành động tương thích với mục đích và những điều kiện hành động”.

“Kỹ năng là tổng hợp những thao tác, cử chỉ phối hợp hài hoà, hợp lý nhằm đảm bảo cho hành động đạt kết quả cao với sự tiêu hao năng lượng tinh thần, cơ bắp ít nhất trong những điều kiện thay đổi” Ngô Công Hoàn, Nguyễn Quang Uẩn.

1.1.3 Không chỉ coi kỹ năng là kỹ thuật, cách thức hành động mà còn coi kỹ năng là sựthể hiện của năng lực con người, đòi hỏi con người phải tập luyện theo một quy trình nhất định

Theo Nguyễn Như An, “Kỹ năng sư phạm là khả năng thực hiện có kết quả một số thao tác hay một loạt các thao tác phức tạp của một hành động sư phạm bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những cách thức, những quy trình hợp lý”.

Theo Nguyễn Thị Côi thì: “Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với các điều kiện cho phép” Kỹ năng đòi hỏi con người phải:

- Có tri thức và những kinh nghiệm cần thiết về hành động

- Vận dụng vốn tri thức và kinh nghiệm thu nhận được vào hành động một cách phù hợp với điều kiện cụ thể cho phép (phải linh hoạt, sáng tạo)

Như vậy, theo những cách hiểu về kỹ năng ở trên có 2 cách tiếp cận kỹ năng theo 2

phương diện khác nhau:

1/ Xét kỹ năng dưới dạng năng lực hoạt động

2/ Xét kỹ năng dưới dạng hệ thống các thao tác

Trang 6

hiệu quả được hình thành qua quá trình rèn luyện” Thực chất của quá trình hình thành kỹ

năng là quá trình rèn luyện để nắm vững hệ thống các thao tác Muốn rèn luyện kỹ năng có hiệu quả cần phải:

- Nắm vững các kỹ thuật của hành động

- Thực hiện các thao tác theo những quy trình hợp lý

- Tìm ra những vấn đề bản chất, cốt lõi nhất để có thể điều khiển được quá trình rèn luyệncác kỹ năng dạy học

1.1.4 Một số đặc điểm của kỹ năng

1.1.4.1 Kỹ năng luôn luôn gắn với hành động Kỹ năng là sản phẩm của quá trình đào tạo rèn luyện

1.1.4.2 Kỹ năng có tính đa cấp:

- Kỹ năng đơn giản gắn với những hoạt động đơn giản

- Kỹ năng tổng quát gắn với những hoạt động phức tạp ( bao gồm nhiều hoạt động:

kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giáo dục )

1.1.4.3 Kỹ năng là một thành tố tạo nên năng lực của mỗi cá nhân

Năng lực = thể chất + hiểu biết + kỹ năng

Năng lực bộc lộ trong hoạt động và gắn liền với một số kỹ năng tương ứng Mức độ hoàn thiện của kỹ năng là 1 trong những thuộc tính quan trọng của mỗi người Điều này làm cho những con người khác nhau hoàn thành công việc với hiệu quả khác nhau Kỹ năng có tính cụ thể, riêng lẻ còn năng lực có tính tổng hợp khái quát

1.1.4.4 Kỹ năng là 1 trong 3 thành tố cần phải có của giáo viên: kiến thức kỹ năng, thái độ Trong quá trình đào tạo giáo viên, các kỹ năng dạy học được hình thành qua các hoạt động học tập, rèn luyện Mỗi một hoạt động có thể nhắm vào hình thành một kỹ năng riêng lẻ (ví dụ: tập viết bảng) nhưng cũng có thể đồng thời một lúc hình thành nhiều kỹ năng khác nhau (ví dụ thảo luận nhóm, tập giảng…)

1.2 Kỹ năng sử dụng bảng

Kỹ năng sử dụng bảng là tổ hợp hệ thống kiến thức và thao tác giúp giáo viên trình bày,

sử dụng bảng như một phương tiện trực quan hỗ trợ và phối hợp các phương pháp dạy học khác có hiệu quả

Trang 7

Có thể phân tích kỹ năng sử dụng bảng thành hai phương diện: Nhìn thấy được và không nhìn thấy được.

- Về phương diện nhìn thấy được là những yếu tố có thể quan sát được trên lớp khi giáo viên sử dụng bảng Phương diện này có thể định hướng và miêu tả dễ dàng Các yếu tố nhìn thấy được này thuộc các thành phần thao tác và sản phẩm của kỹ năng có thể gồm:

+ Tư thế thao tác khi viết bảng

2 Các loại bảng

2.1 Bảng gỗ

Trang 8

2.2 Bảng kính hay plastic

2.3 Bảng gấp

Trang 9

2.4 Bảng cuốn

2.5 Bảng tự in

2.6 Bảng lỗ

Trang 10

2.7 Bảng nỉ

2.8 Bảng từ

Trang 11

2.9 Bảng lật

Trang 12

2.10 Bảng tương tác thông minh

3 Những ưu thế của việc truyền tin bằng thị giác

- Chữ viết bảng, mô hình, sơ đồ, hình vẽ… là những phương tiện dạy học trực quan trong

đó thông tin được thu nhận bằng thị giác So với truyền tin bằng thính giác, truyền tin bằng thịgiác có những đặc điểm sau:

- Khoảng cách truyền tin không lớn Nghe 20m đã khó còn nhìn thì có thể rất xa (trướcđây, khi chưa có các phương tiện truyền tin như hiện nay, quân sĩ đốt lửa làm hiệu báo có giặcđến đánh thành)

- Giữ được lâu các tín hiệu nên độ chính xác, trung thực, tin cậy cao hơn truyền tin bằngthính giác rất nhiều

- Tốc độ truyền tin là cực đại (tốc độ của ánh sáng là 3.108 m/s)

- Số lượng đơn vị tín hiệu trong một đơn vị thời gian lớn

- Hiệu quả cao do thông tin sinh động, chính xác, liên tục Người Ấn độ đã tổng kết: “ tôi

Trang 13

nghe – tôi quên, tôi nhìn – tôi nhớ, tôi làm – tôi hiểu”.

Mục đích của việc sử dụng bảng trong dạy học

• Thể hiện cụ thể hơn về mục tiêu bài giảng

• Thể hiện được nội dung, kiến thức, kĩ năng thực hành cơ bản của bài giảng

• Linh hoạt hơn trong việc sử dụng các phương pháp dạy học cũng như các hình thức tổchức các hoạt động học trên lớp

• Tiết kiệm, sử dụng, phân bố thời gian trên lớp một cách hợp lí và linh động hơn Giúp

HS nắm chắc hơn về nội dung, kiến thức, từng bước của bài giảng cũng như luôn luôn

tự tin, mạnh dạn trong quá trình đứng lớp

• Vì bảng coi như là một đồ dùng dạy học trực quan, giúp cho GV trình bày bài giảng vàgiúp cho HS tiếp thu kiến thức của bài học nhanh chóng và hiệu quả

4 Tầm quan trọng của kỹ năng viết bảng

Chữ viết là một phương tiện giao tiếp, phương tiện truyền tin (bằng kênh nhìn) có hiệu quảcao Nó là một công cụ dạy học quan trọng của người giáo viên Viết bảng đẹp là một trongnhững tiêu chuẩn của một giờ dạy tốt Viết bảng có tác dụng:

1 Chính xác hoá nội dung bài học Thông tin viết trên bảng chính xác hơn, được lưu lại lâuhơn là nói bằng lời

2 Học sinh dễ nhớ bài khi giáo viên sử dụng hình vẽ, sơ đồ…

3 Học sinh hiểu bài tốt hơn (có điểm tựa kiến thức trên bảng để tư duy), dễ theo dõi tiếntrình bài giảng

4 Học sinh dễ ghi chép một cách đầy đủ, chính xác, có hệ thống nội dung bài học vì thời gianchữ viết lưu lại trên bảng nhiều hay ít là tùy giáo viên

5 Viết và trình bày bảng đẹp, gọn gàng, khoa học sẽ hình thành cho học sinh tính cẩn thận,chính xác

6 Đôi khi giáo viên dùng động tác viết bảng để điều khiển lớp (sau tiết ra chơi, gọi học sinhvào lớp)

Trang 14

5 Các yêu cầu khi viết bảng

5.1 Cách viết bảng

Viết đúng (ngữ pháp – chính tả – qui luật, qui ước của ngôn ngữ hoá học)

- Viết rõ (kích thước đủ lớn, nét chữ rõ ràng)

- Viết thẳng hàng

- Viết đẹp (chữ đẹp, đường nét cân đối hài hoà khi viết,

bố cục khoa học – cân đối – hài hoà – nhất quán)

- Viết nhanh, thời gian viết hợp lý

- Tư thế viết bảng thoải mái (không úp mặt vào bảng, hơi

nghiêng người, tránh tư thế cúi khom người hoặc ngồi

khi viết bảng

5.2 Một số chú ý khi viết bảng

1 Những nội dung viết lên bảng và cách trình

bày phải được dự kiến trước (viết trong giáo án)

2 Những ý chính, quan trọng giáo viên nhất thiết

phải viết lên bảng để học sinh ghi chép được chính xác, không bỏ sót Trên thực tế, những gìgiáo viên đã viết lên bảng, học sinh chậm chạp nhất cũng ghi được vào vở

3 Trình bày chính xác, cô đọng dàn ý và những điểm quan trọng của bài giảng:

- Không viết lên bảng quá nhiều vấn đề

- Không viết lửng, dở dang để học sinh hiểu được trọn ý

4 Tên bài, đề mục lớn viết bằng chữ in hoặc phấn màu Đề mục nhỏ, ý nhỏ viết lui vào trong.Cách đánh đề mục cần nhất quán trong cả bài

5 Nét phấn không quá mờ hay quá đậm Khi viết xoay viên phấn để không mòn vẹt một bên.Dùng phấn màu để nhấn mạnh hay phân biệt sự khác nhau Màu phấn phải thích hợp vớimàu bảng: bảng đen dùng được mọi thứ phấn, bảng màu xanh lá cây chỉ hợp với phấn màutrắng hay vàng

6 Chia bảng thành cột, có một phần giữ đến cuối giờ (ghi dàn ý và những nội dung quan

Trang 15

trọng), có một phần để nháp (xong rồi xoá đi) Một số bảng gỗ có đường nối ở giữa, nên tậndụng để chia cột, không để đường nối làm gián đoạn các chữ viết trên bảng.

7 Chữ viết ở rìa bảng nhìn dễ bị loá nên cần tận dụng tối đa khoảng giữa bảng để học sinh ởhai bên tường nhìn được tốt nhất Đảm bảo đủ ánh sáng để học sinh đọc được dễ dàng.Không để ánh sáng chói chiếu vào bảng làm loá mắt học sinh

8 Giữ bảng luôn sạch sẽ, xoá ngay những phần không cần thiết để học sinh không bị phân tán

tư tưởng Xoá bảng theo trình tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Chú ý chờ học sinhghi xong mới xoá

9 Kết hợp viết bảng với lời nói không để bài giảng đứt đoạn, rời rạc Viết quá chậm hay viếtkhông kèm theo lời nói sẽ làm không khí lớp học buồn tẻ, nặng nề Chữ viết bảng cần đẹpnhưng không phải là chữ nghệ thuật bay bướm, mất thời gian Viết bảng cần nhanh để kịpvới tiến trình bài giảng Giáo viên chỉ có thể dành cho viết bảng một thời gian nhất định.Viết bảng quá lâu, thời gian chết nhiều sẽ gây cho lớp học một không khí nặng nề Nhữnggiáo viên có kinh nghiệm thường kết hợp viết bảng với lời nói rất khéo léo

10 Kiểm tra lại sau khi viết để kịp thời sửa lỗi nếu có

11 Khi xoá bảng nên xoá theo chiều ngang từ trái sang phải, từ trên xuống dưới

12 Tránh viết tên đề mục quá dài và không nên viết tắt, nếu có viết tắt phải quy ước trước khi viết

5.3 Sử dụng ký hiệu, chữ viết tắt

Những quy ước chung:

- Kí hiệu, chữ viết tắt phải dễ hiểu, dễ nhớ Không dùng những chữ quá phức tạp, ghi nhớkhó khăn

- Kí hiệu, chữ viết tắt phải đơn trị, không để người đọc hiểu theo nhiều nghiã khác nhau

Ví dụ: “nt” có thể hiểu là nguyên tử hoặc nguyên tố, “hh” có thể hiểu là hoá học hoặchữu cơ…

- Dùng kí hiệu, chữ viết tắt lần đầu tiên cần giải thích và không nên thay đổi tùy tiện

- Không lạm dụng dùng quá nhiều kí hiệu, chữ viết tắt gây cản trở quá trình tư duy của họcsinh

Trang 16

STT CÁC BƯỚC THỰC HIỆN TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

- Vững chắc, an toàn

- Chia bảng thành 3 phần đều nhau bằngđường nét mờ ( nét thẳng hoặc nét gợnsóng)

- Phần bên phải: ghi từ khoá, công thức hoặc

ý tưởng quan trọng của chủ đề, HS làm bài tập

- Nên vẽ phác trước

- Chỉ vẽ trên bảng những hình giản đơn; với hình, sơ đồ phức tạp nên vẽ trước và in ra giấy khổ lớn

- Theo vệt thẳng, dài

- Lau từ trái sang phải bảng

- GV quay mặt ra ngoài bảng và đi lùi khi lau

Trang 17

- Lau sạch bảng trước khi rời khỏi lớp.

6 Thiết kế và các loại hình trình bày bảng

Trình bày bảng là một nghệ thuật độc đáo, vận dụng linh hoạt, hợp lí sẽ giúp học sinh tiếpthu kiến thức có hiệu quả hơn và từ đó có thể khiến học sinh tư duy tiếp tục

Giáo viên cần căn cứ vào tính hình thực tế để lựa chọn chính xác, vận dụng linh hoạt kĩnăng trình bày bảng Kĩ năng trình bày bảng thường xuyên suốt cả quá trình dạy học nên phải

có tính chỉnh thể, giáo viên cần dựa vào thực tế bài của nội dung dạy học sử dụng đan xennhiều loại hình trình bày bảng mới có thể truyền đạt kiến thức thật tốt, cho nên kĩ năng trìnhbày bảng có tính mũi nhọn và tính ứng biến Giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ củamình mới có thể vận dụng kĩ năng trình bày bảng một cách khéo léo và hợp lý

Lựa chọn hình thức viết bảng tốt nhất là một khâu quan trọng để tăng cường hiệu quả dạyhọc Trên thực tế, có 25 hình thức viết bảng thường được sử dụng trong quá trình dạy học

6.1 Viết bảng kiểu tóm tắt

Viết bảng kiểu tóm tắt là chọn ra những ý quan trọng để viết lên bảng Yêu cầu của hìnhthức này là làm sao cho học sinh chỉ cần xem những chữ viết trên bảng có thể hiểu rõ nhữngphần chủ yếu, dẫn dắt các mục, làm sinh động cả bài Cho nên đặc điểm củaq loại viết bảngnày là tính khái quát và tính chỉnh thể cao

Viết bảng kiểu tóm tắt nêu rõ những nét chính của vấn đề, mạch lạc rõ ràng, dễ nắm vững,trong thực tế giảng dạy được vận dụng rộng rãi Ngoài ra, trong dạy học, vận dụng viết bảngkiểu tóm tắt rất có lợi cho việc rèn luyện cách viết cho học sinh từ lúc học trung học, mở mangcách suy nghĩ cho học sinh Học sinh có thể tham khảo làm theo các chữ viết trên bảng để viết

ra dàn bài, từ đó học sinh sẽ dễ thuộc, dễ nhớ và có thể chuyển hoá tri thức thành kĩ năng.Viết bảng kiểu tóm tắt thường có dạng:

Trang 18

Khi vận dụng hình thức viết bảng kiểu tóm tắt cần chú ý 2 điều:

− Tóm tắt phải chuẩn xác, nghĩa là những nội dung chọn lựa phải là điểm quan trọngkhông sai sót, đồng thời ngôn ngữ viết bảng phải chuẩn xác

− Tóm tắt phải khái quát, nghĩa là nội dung viết bảng phải phản ánh một cách toàn diệnnhững điểm quan trọng trong nội dung bài

6.2 Viết bảng kiểu đầu mối

Viết bảng kiểu đầu mối là lấy đầu mối của bài làm chủ thể viết bảng, những nộ dung khácviết tương qua với đầu mối Hình thức viết bảng này thường dùng cho các bộ môn xã hội ví dụnhư môn ngữ văn Ưu điểm của cách viết bảng kiểu đầu mối là làm sáng tỏ, mạch lạc, có thểphản ánh nội dung một cách rõ ràng, vắn tắt tình tiết của tác phẩm, cách nghĩ của tác giả

Ngoài ra viết bảng kiểu đầu mối còn có thể dùng trong các bài ôn tập khi dạy các môn tựnhiên

Viết bảng kiểu đầu mối có dạng:

Trang 19

− Dạng 1:

đầu mối A { những chi tiết bổ sung, mô phỏng, làm rõ cho đầu mối A

↓đầu mối B { những chi tiết bổ sung, mô phỏng, làm rõ cho đầu mối B

↓đầu mối C { những chi tiết bổ sung, mô phỏng, làm rõ cho đầu mối C

Khi vận dụng viết bảng kiểu đầu mối cần chú ý:

− Viết bảng kiểu đầu mối phải phải làm nổi bật tuyến chính, đầu mối chính, các nội dungkhác có tác dụng bổ sung, làm rõ đầu mối chứ không được như “tầm gửi lấn cành”

− Đầu mối viết lên bảng càng càng đầy đủ và rõ ràng càng tốt, vì viết bảng rõ ràng thì giúphọc sinh có ấn tượng sâu sắc

− Cần chú ý ngoài các đầu mối thì nội dung thêm vào phần viết bảng sao cho “ít mà tinh”,

nếu không trên bảng sẽ chằng chịt chữ, làm loãng nội dung quan trọng của đầu mối.

6.3 Viết bảng kiểu liên hệ

Ngày đăng: 22/03/2015, 13:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w