Dạy học là một nghệ thuật, người thầy không chỉ kiến tạo một giờ lên lớp với nguồn kiến thức sâu rộng mà còn phải biết tạo bầu không khí lớp học vui vẻ, sinh động, hấp dẫn người học tiếp
Trang 1MỞ ĐẦU
Ngạn ngữ có câu: “ Bắt đầu làm việc bằng sự nghỉ ngơi”
Căng thẳng, mệt mỏi, nhồi nhét kiến thức , … diễn ra thường
xuyên trong một lớp học là nguyên nhân làm giảm hiệu quả quá trình dạy học Dạy học là một nghệ thuật, người thầy không chỉ kiến tạo một giờ lên lớp với nguồn kiến thức sâu rộng mà còn phải biết tạo bầu không khí lớp học vui vẻ, sinh động, hấp dẫn người học tiếp thu tri thức một cách sáng tạo, hiệu quả
Tạo không khí lớp học vui vẻ, sinh động :
- Góp phần làm tăng hứng thú quá trình giảng dạy của giáo
viên và học tập của học sinh
- Là biện pháp cần thiết trong thực tế giảng dạy hóa học
hiện nay để người học chủ động, tích cực tìm kiếm, phát hiện,
vận dụng kiến thức đã học giải quyết các vấn đề trong thực tế
đời sống
Nghiên cứu kỹ năng làm không khí lớp học vui vẻ, sinh động là một trong những cách rèn luyện kỹ năng dạy học của giáo viên từ đó vận dụng linh hoạt trong quá trình dạy học cho có hiệu quả
6
KNDH HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
Chương 1: Tổng quan
1.1 Khái niệm kỹ năng dạy học
Kỹ năng dạy học là hệ thống phức tạp các thao tác hợp lí, có
hiệu quả được hình thành qua quá trình rèn luyện nhằm hoàn thành nhiệm vụ dạy học
+ Kiến thức
+ Kỹ năng _ đánh giá người giáo viên và mục tiêu đào
tạo học sinh
+ Nhân cách
1.2 Một số kỹ năng dạy học quan trọng
7
Sử dụng phương tiện, phương pháp dạy học
Sử dụng phương tiện, phương pháp dạy học
KNDH HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
Trong đó nhóm kỹ năng sử dụng bài tập hóa học, sử dụng thí nghiệm
và liện hệ thực tế là đặc thù của bộ môn hóa học
Kỹ năng xây dựng mối quan hệ thầy trò và bầu không khí lớp học là một trong những kỹ năng không thể thiếu để đánh giá một tiết dạy tốt 1.3 Không khí lớp học
1.3.1 Khái niệm
Không khí lớp học là bầu không khí tâm lý diễn ra trong lớp học, bao gồm trạng thái tâm lý chung và mối liên hệ giữa giáo viên và tất
cả học sinh trong lớp [2]
Không khí lớp học bao gồm:
8
Không khí
lớp học
Trang 2KNDH HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
• Yếu tố vật chất:
- Phòng ốc
- Ánh sáng
- Không gian
- Âm thanh
- Môi trường sư phạm
• Yếu tố tinh thần:
- Mối quan hệ thầy – trò
- Mối quan hệ trò – trò
- Mối quan hệ trò – xã hội
1.3.2 Tầm quan trọng của không khí lớp học
- Xây dựng không khí lớp học là cơ sở của các phương pháp dạy học tích cực
Với phương pháp học tập mới giáo viên chuẩn bị cho học sinh không khí lớp học sôi nổi, học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức mới nên kết quả học tập có hiệu quả cao
Tạo không khí lớp học làm tăng cảm xúc tích cực và gây hứng thú cho học sinh , đem lại hiệu quả học tập cao
Cảm xúc tích cực tăng hiệu suất của hoạt động nhận thức từ 13 đến 15% 9
KNDH HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
- Không khí lớp học bao hàm việc chuẩn bị cho học
sinh một tâm thế sẵn sàng học tập
- Không khí học tập vui vẻ sẽ làm cho việc học bớt
căng thẳng Quan hệ thầy trò sẽ được tăng cường
đáng kể
⇒ Tạo không khí lớp học là một kỹ năng quan trọng
của người giáo viên
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến không khí lớp học
1.3.3.1 Lớp học
- Vị trí ở nơi yên tĩnh, thoáng mát
- Phòng học sạch sẽ, vệ sinh
- Trang trí không quá cầu kì cũng không quá đơn
sơ
- Bàn ghế sắp xếp hợp lí
- Ánh sáng vừa đủ
- Số lượng học sinh vừa phải
- Hệ thống âm thanh (loa, micro, …)
10
KNDH HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
1.3.3.2 Giáo viên
Giữ vai trò quan trọng có tính quyết định đối với
việc xây dựng bầu không khí lớp học
GV là nhà quản lý, tổ chức, điều khiển quá trình dạy
học Mọi cử chỉ, hành động của GV đều ảnh hưởng trực
Trang 3tiếp đến không khí lớp học.
- Tác phong (lời nói, cử chỉ, điệu bộ, trang phục, …)
- Trách nhiệm với công việc (giờ giấc, cách truyền
đạt, …)
- Thái độ, ứng xử đối với học sinh (giải quyết tình
huống, kiểm tra, đánh giá, …)
11
KNDH HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
1.3.3.3 Học sinh
Góp phần không nhỏ trong việc tác động đến bầu
không khí lớp học
- Tác phong (lời nói, cử chỉ, điệu bộ, trang phục, …)
- Tinh thần, thái độ học tập (soạn bài, học bài, xây
dựng bài, …)
- Thái độ, ứng xử đối với giáo viên, bạn học
1.3.3.4 Các yếu tố khác
- Thời điểm (đầu năm, cuối năm, đầu cấp, cuối cấp,
gần đến kì thi, kiểm tra, …)
12
KNDH HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
- Không khí thi đua của trường, lớp, đoàn, đội
- Ảnh hưởng của GVCN, GVBM (xếp hạnh kiểm,
mời phụ huynh, …)
- Ảnh hưởng của môi trường, xã hội (gia đình, bạn
bè, kinh tế thị trường, game, phim ảnh, giải trí, … )
13
KNDH HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
Chương 2: Kĩ năng xây dựng không khí lớp học
2.1 Một số biện pháp xây dựng bầu không khí lớp học
2.1.1 Kiểm soát các yếu tố khách quan
- Phòng học đủ ánh sáng, âm thanh, vệ sinh tốt, trang trí phù hợp
- Số lượng học sinh và cách sắp xếp bàn ghế hợp lí
- Không bị ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường, xã hội
+ Giáo viên không phải lo nhiều “ cơm áo gạo tiền”
+ Học sinh không phải buồn chuyện gia đình, học phí, hay bị
tác động từ các trò giải trí: game, phim ảnh
14
KNDH HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
2.1.2 Sử dụng đa dạng các phương tiên dạy học
- Giáo viên cần sử dụng đa dạng, thành thạo các phương tiện dạy học, phối hợp, thay đổi linh hoạt theo từng bài dạy để thu hút học sinh, chú ý các phương tiện trực quan sinh động (thí nghiệm, mô hình…máy tính, máy chiếu, máy ảnh kỹ thuật số,…) trong giảng dạy
- Giáo viên có thể làm cho lớp học vui vẻ sinh động hơn từ các dụng cụ học tập do giáo viên hay học sinh tự tạo
2.1.3 Nâng cao thái độ, tinh thần dạy và học
Trang 4- Giáo viên không nên tỏ thái độ cáu gắt, khó
chịu trước học sinh Lời nói, ngôn ngữ, cử
chỉ cần thể hiện sự vui vẻ, nhiệt tình
- Luôn động viên, khuyến khích học sinh tham
gia học tập Cho điểm cộng hay phần quà
cho các học sinh tích cực xây dựng bài,
tránh áp đặt, đưa ra các đánh giá dồn dập
làm cho học sinh lo lắng, sợ hải, xấu hổ; chê
bai, chỉ trích hay mỉa mai, bác bỏ thẳng
thừng khi học sinh phát biểu sai
- Tuy nhiên, đối với những hs không hợp tác hoặc cố ý làm việc riêng gây
ồn ào, mất trật tự, giáo viên cũng phải nghiêm khắc, có biện pháp xử lí thích hợp
2.1.4 Luân phiên hợp lí trong phương pháp
- Trong quá trình giảng dạy, khi thấy học sinh có vẻ mệt mỏi, không khí lớp bị “chùn” xuống, giáo viên có thể làm thay đổi không khí, tạo sự thoải mái, vui vẻ, đồng thời giúp học sinh nghỉ ngơi, giảm bớt căng thẳng qua các tiết mục: đố vui, kể chuyện, đọc thơ, ảo thuật…
- Tùy vào tình hình, giáo viên hay học sinh có thể trình diễn tiết mục độc lập hoặc phối hợp cùng nhau để tăng thêm hiệu quả
15
KNDH HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
2.2 Một số yêu cầu đối với giáo viên và học sinh
2.2.1 Giáo viên [1, tr 47]
- Say mê với nghề nghiệp
- Yêu mến và tôn trọng học sinh
- Chân thật, biết lắng nghe, hiểu và thông cảm với học sinh
- Vui vẻ, cởi mở, thân thiện, công bằng
- Có óc hài hước
- Thái độ, lời nói, cử chỉ, điệu bộ, trang phục hấp dẫn
- Khéo ứng xử
2.2.2 Học sinh : [1, tr48]
16
KNDH HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
- Tác phong nghiêm túc
- Thái độ tôn trọng giáo viên và bạn bè
- Chuẩn bị bài tốt
- Tích cực, chủ động tham gia xây dựng bài học
- Đoàn kết giúp đỡ bạn
2.3 Rèn luyện kĩ năng làm không khí lớp học vui vẻ, sinh
động
- Giáo viên: người quản lí lớp học, cần tổ chức quá trình học tập một cách hiệu quả, hứng thú
+ Tổ chức game show, vừa học vừa chơi
+ Đặt vấn đề, sử dụng câu hỏi hợp lí, tạo thắc mắc, khơi gơi sự tò mò, động cơ nghiên cứu, học tập mong muốn được giải đáp
Trang 5+ Viết bảng gây sự chú ý từ đầu tiết học.
+ Kể chuyện liên hệ bài học với thực tế
+ “ảo thuật” từ các thí nghiệm vui
+ Lời nói có nghệ thuật, biết khôi hài, có âm điệu,…
Để làm được điều này, giáo viên:
- Không ngừng tự học, nâng cao năng lực, kỹ năng dạy học
17
KNDH HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
- Tăng cường dự giờ học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp
- Biết kiềm chế cảm xúc, cư xử hòa nhã, nhẹ nhàng nhưng không quá buông lỏng kỷ luật
- Yêu nghề, mến trẻ, đúng theo tinh thần làm việc “kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”
- Tập tính hài hước, thân thiện vui vẻ, hòa đồng với học sinh
- Không ngừng bồi dưỡng năng lực chuyên môn vững vàng
2.4 Vận dụng vào dạy học hóa học ở trường THPT
2.4.1 Bài học mở đầu cho một chương, một mảng kiến thức chủ đạo Kết hợp phương pháp đặt vấn đề, liên hệ thực tế, …
VD: Bài thành phần cấu tạo nguyên tử
Đưa ra vấn đề: liệu người ta có chế tạo được “cổ máy thần kì,
vượt không gian và thời gian như cổ máy của Đoremon?”
“Con người cũng là dạng vật chất có cấu tạo từ những hạt vô
cùng nhỏ bé Khoa học phát triển nhanh, biết đâu tương lai sẽ có một bạn nào trong lớp chúng ta chế tạo ra một cổ máy mà khi con người bước vào đó sẽ bị phân rã thành các hạt vô cùng bé và chuyển động với tốc độ vô cùng lớn đến mọi nơi cần đến trong tích tắc và sau đó
cổ máy sẽ tích hợp các hạt lại để tạo thành con người hoàn thiện.” Chúng ta cũng có thể giáo dục cho học sinh lòng say mê
nghiên cứu khoa học và tính cẩn thận sáng tạo đồng thời làm cho câu chuyện thêm li kì, ví dụ như phải chế tạo cổ máyhoàn thiện nếu không khi tổng hợp các hạt không khéo sẽ tạo ra những người đột biến: dư, thiếu một bộ phận nào đó của cơ thể, …
18
KNDH HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
2.4.2 Bài học có thí nghiệm minh họa, chứng minh kiến thức mới Kết hợp phương pháp đặt vấn đề, trực quan, …
Sử dụng hình ảnh, phim tư liệu, thí nghiệm minh họa, … nhằm gây chú ý, hứng thú học tập cho học sinh
VD: Thành phần nguyên tử
Sử dụng phim tư liệu mô phỏng các thí nghiệm tìm thấy
các thành phần cấu tạo nguyên tử Ví dụ: Thí nghiệm bắn phá lá vàng VD: Bài Oxi - Khí oxi duy trì sự sống
19
(1)
(2)
KNDH HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
Trang 6VD: Bài Lưu huỳnh
Đốt lưu huỳnh trong khí oxi
VD: Bài Dãy điện hóa - video thí nghiệm mô phỏng pin điện hóa VD: Bài Sự lai hóa – video mô phỏng sự lai hóa các obitan
20
KNDH HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
2.4.3 Bài học có liên hệ thực tế
Kết hợp phương pháp đặt vấn đề, trực quan, kể chuyện, …
VD: Bài Phot pho
Điều chế phot pho: “Câu chuyện Viên ngọc thần kỳ” – “ngày
xửa ngày xưa có một nhà giả kim thuật (phù thủy) sau khi tìm cách tạo ra viên ngọc thần kì, trường sinh bất tử bằng cách lấy ngọc bích, vàng bạc, những thứ quý giá đốt nấu mà không được đã dùng nước thải, phân (chứa Ca
3
(PO
4
)
2
) đốt trong nồi đất (có SiO
2
) bằng than củi
(chứa C) đã vô tình điều chế được khối rắn có bám Photpho với ánh sáng xanh lạ (Photpho trắng tự phát quang trong không khí)- ông xem như viên ngọc thần kì Tuy nhiên không lâu sau nhà phù thủy này bị rung răng, mục xương hàm chết vì bị nhiễm độc tố Photpho Tính chất hóa học phot pho: “Câu chuyện Ma trơi”, …
VD: Bài Polime
Ứng dụng polime: “tai nghe không bằng mắt thấy”, cho học sinh xem một số sản phẩm polime có ứng dụng nhiều trong thực tế (tiền polime, răng giả, vỏ lốp xe, …)
21
KNDH HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
VD: Bài lưu huỳnh
VD: Bài Oxi - Ozon
• Giáo viên có thể kể một câu chuyện trước khi vào bài mới nhằm kích thích sự tò mò và hứng thú của học sinh
Ví dụ:
- Khi học bài axetilen, giáo viên có thể kể cho học sinh kiến
thức lịch sử về việc tìm ra một chất khí mới, có thể đốt cháy sáng hơn nến và dùng nó để thắp sáng Vào thời chưa có điện người
22
KNDH HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
ta đã xem ánh sáng của nó là ánh sáng của tương lai Chất nào
mà có vinh dự thế: đó là khí axetilen
• Khi giáo viên muốn học sinh dễ nhớ một tính chất nào đó của chất
Trang 7nào đó mà các em cần phải ghi nhớ cũng như muốn học sinh bớt
căng thẳng khi tập trung quá độ Giáo viên có thể kể chuyện cho
học sinh nghe
Ví dụ:
- Câu chuyện tìm ra CTCT benzen của Kekule
Giữa thế kỉ XIX, theo sự phát triển nhanh chóng của công
nghiệp dầu mỏ, công nghiệp luyện cốc, hoá hữu cơ phát triển rất nhanh Thời đó, các nhà hoá học hữu cơ gặp một vấn đề khó, họ
đã tách được từ dầu, than đá, một chất lỏng có mùi thơm gọi là benzen Trong phân tử của benzen, có 6 nguyên tử C và 6 nguyên tử H Hoá trị của
C là 4, mỗi nguyên tử C kết hợp với 4 nguyên tử hidro, mà benzen làm sao
là hợp chất của 6 nguyên tử H?
Một ngày lễ noel – năm 1865, Kekule sau thời gian nghiên
cứu rất dài về cấu tạo của phân tử benzen đã cảm thấy rất mỏi mệt Ông
đã xác định rõ từ lâu rằng: phân tử benzen là do 6 nguyên tử cacbon kết hợp với 6 nguyên tử hidro, nhưng ông không biết chúng kết hợp với nhau theo phương thức nào, Kekule vừa vắt ốc suy nghĩ vừa vẽ lên trang giấy Ông đã tự phác thảo mấy mươi kiểu kết hợp phân tử benzen nhưng vẫn không thoả mãn
Kekule như bất lực, mệt mỏi tới mức khôn tả, ông lôi gối ra
gần lò sưởi, đặt mình xuống ghế và thiu thiu ngủ Trong giấc mơ, ông nhìn thấy mỗi nguyên tử C nối lại với nhau thành một con rắn cong cong, quẹo quẹo và mỗi nguyên tử C mang theo một nguyên tử H, liên kết dài thành một con rắn kỳ lạ Con rắn đó di động và bò ra trườn lên nghênh nghếch 23
KNDH HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
cái đầu, uốn éo như khiêu vũ, càng lúc càng nhanh Đột nhiên, không biết điều gì con rắn đó cuồng nộ lên, hầm hầm quay lại cắn mạnh vào cái đuôi của chính nó, sau đó không động đậy, tạo thành một vòng khép kín Kekule
la hoảng và giật mình tỉnh giấc vội vàng ghi lại kết cấu như thấy trong giấc
mơ lên giấy Và kết cấu của benzen đã được phát hiện ra như thế nào?
Đó là hình 6 cạnh, với liên kết đôi và liên kết đơn luân
phiên, phản ánh đúng trật tự kết hợp các nguyên tử trong phân tử và là mô hình thành công nhất về cấu tạo hợp chất này Vấn đề mà kekule nghiên cứu suốt thời gian dài chưa giải quyết được, cuối cùng đã tìm ra một đáp
án từ một giấc mơ
- Câu chuyện kể về việc lưu hóa cao su
Khi nước Anh phát động cuộc chạy đua tìm ra cách làm
cho cao su bền chắc, chịu được nóng và lạnh, thì các nhà hoá học, các kĩ
sư còn có cả “ những kẻ cầu may” trong số những người làm nghề khác nhau cũng bắt tay vào công việc này Trong số đó có cả anh chàng bán sắt vụn của thành phố Nữu Ước đó là: Sac–Lơ–Gut–Đi–Ơ
Gut – Đi – Ơ đã bỏ ra mười năm lao động cần cù, mất
nhiều phí tổn cho việc tiến hành các thí nghiệm Vợ và bạn bè của anh khuyên anh hãy ngưng làm cái việc mà họ cho là vớ vẩn này đi vì họ cho rằng ngay cả những thí nghiệm tối tân nhất của nhà nước cũng không thể
Trang 8làm được điều đó, còn anh chẳng phải là nhà bác học, nếu anh không ngừng lại anh sẽ phá sản mất
Gut – Đi – Ơ vẫn không nản lòng, anh hy vọng anh sẽ
thành công Một hôm, trong khi đang cầm 1 lát cao su mỏng có rắc 1 ít bột lưu huỳnh cho khỏi bị dính lại, vô ý anh làm rớt ngay vào bếp lửa đang nóng bỏng Gut – Đi – Ơ hốt hoảng lấy miếng cao su đi ra xem xét và anh 24
N
g
ư
ời
N
g
ư
ời
P
h
ư
ơ
ng
P
h
ư
ơ
ng
tiệ
n
KNDH HVTH: Lê Thanh Hoàng Bảo
rất ngạc nhiên vì thấy nó không bị hỏng mà ngược lại trở nên bền chắc và đàn hồi hơn đúng như mong muốn của anh
Vậy là Gut – Đi – Ơ đã thành công trong việc lưu hoá cao
su Thành công này là do Gut – Đi – Ơ kiên trì nhẫn nại cộng với sự may mắn Nhưng nếu anh có tri thức chuyên môn thì phát minh này sẽ tìm ra sớm hơn chứ không phải là 10 năm
• Kể chuyện trong phần củng cố bài cũng là một cách để khắc sâu
kiến thức cho học sinh, giúp cho học sinh thư giản sau tiết học
căng thẳng
Ví dụ:
- Khi học “Cấu tạo hợp chất hữu cơ- lớp 11”, sau khi học xong các
luận điểm của Bu – lê – rôp giáo viên có thể kể cho học sinh nghe
câu chuyện “lời tiên tri vô ý”
“ Một hôm, vào năm 1837, từ tầng dưới của một kí túc xá
ở Kazan vang lên một tiếng nổ long trời Thủ phạm của vụ này là Xa – sa But – le – rôp, một học sinh rất say mê hoá học, lợi dụng lúc vắng người phụ trách, cậu đã bí mật biến nhà ở thành phòng thí nghiệm của riêng mình
Trang 9Vì việc đó, cậu đã bị phạt giam và theo quyết định “sáng
suốt” của hội đồng giáo sư, cậu đã bị dẫn qua nhà ăn, trước ngực đeo một cái biển có ghi hàng chữ lớn: “nhà hoá học vĩ đại”
Tất nhiên, khi nghĩ ra những dòng chữ chế nhạo này, các
thầy giáo của Xa – sa không ngờ rằng nó có thể trở thành lời tiên đoán, rằng kẻ đã bị buộc tội vì vi phạm nội quy kí túc xá sẽ trở thành nhà hoá học
vĩ đại thực sự A.M.But – le – rôp – niềm tự hào và vinh quang của nền khoa học nước Nga.”
2.2.4 Bài ôn tập, luyện tập chương
25