1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xây dựng bầu không khí dân chủ trong trường mầm non

15 479 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 170,84 KB

Nội dung

Là một hiệu trưởng trường mầm non, bản thân tôi nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề dân chủ trong nhà trường, làm sao để mỗi cán bộ, giáo viên nhân viên thấy được những thuận lợi

Trang 1

1 Phần mở đầu:

Quán triệt tinh thần Chỉ thị 30 của Ban Chấp hành TW Đảng và Nghị quyết

71 của Chính phủ, Bộ GD & ĐT đã ban hành Quyết định 04/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/3/2000 về việc thực hiện quy chế dân chủ trong trường học Qua thực tế, chúng tôi thấy hiện nay, các trường mầm non đã thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường Chính vì vậy, nền nếp, kỷ cương của các nhà trường đã có nhiều tiến triển tốt Tuy nhiên, việc thực sự tạo ra không khí dân chủ trong nhà trường còn rất nhiều bất cập do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau Chính vì vậy, việc xây dựng và tạo bầu không khí dân chủ trong nhà trường phải có vai trò quan trọng của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhằm thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường

Mỗi trường mầm non có bầu không khí tập thể sư phạm khác nhau Điều đó phụ thuộc vào vai trò lãnh đạo của cán bộ quản lý Phong cách làm việc và cách sống của cán bộ quản lý sẽ tạo ra và phát triển bầu không khí sư phạm của tập thể

đó Nếu như cán bộ quản lý là những người trọng công việc sống thẳng thắn, công tâm thì chính họ sẽ tạo ra và thổi vào tập thể sư phạm tinh thần làm việc hăng hái, nhiệt tình và sống cởi mở thì các thành viên trong tập thể sư phạm đó sẽ sống chan hoà, hăng say làm việc

Là một hiệu trưởng trường mầm non, bản thân tôi nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề dân chủ trong nhà trường, làm sao để mỗi cán bộ, giáo viên nhân viên thấy được những thuận lợi và khó khăn, nắm bắt được và hiểu rõ những việc được biết, được bàn, được tham gia kiểm tra, hiểu được quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với hoạt động của nhà trường

1.1 Lý do chon đề tài, sáng kiến, giải pháp:

Thực hiện Quyết định Số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/3/2000 của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt

động của nhà trường, với mục đích:

- Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất những điều Luật Giáo dục quy định theo phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" trong các hoạt động của nhà trường thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện; đảm bảo cho công dân, cơ quan, tổ chức được quyền giám sát, kiểm tra, đóng góp ý kiến tham gia xây dựng sự nghiệp giáo dục, làm cho giáo dục thực sự là của dân, do dân và vì dân

Trang 2

- Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của hiệu trưởng, nhà giáo, người học, đội ngũ cán bộ, công chức trong nhà trường theo luật định, góp phần xây dựng nền nếp, trật tự , kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và

tệ nạn xã hội, thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước

* Về nguyên tắc.

- Mở rộng dân chủ phải đảm bảo có sự lãnh đạo của tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện trách nhiệm của hiệu trưởng và phát huy vai trò của các tổ chức, các đoàn thể trong nhà trường

- Thực hiện dân chủ trong nhà trường phù hợp với Hiến pháp và pháp luật; quyền phải đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm; dân chủ phải gắn liền với kỷ luật,

kỷ cương trong nhà trường

- Xử lý nghiêm minh những hành vi lợi dụng dân chủ, xâm phạm quyền tự

do dân chủ làm ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của nhà trường

* Thực hiện dân chủ trong nội bộ nhà trường

+ Trách nhiệm của Hiệu trưởng.

Hiệu trưởng là người do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường Hiệu trưởng có trách nhiệm:

- Quản lý điều hành mọi hoạt động của nhà trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về toàn bộ hoạt động của nhà trường

- Tổ chức thực hiện những quy định về trách nhiệm của nhà trường, nhà giáo, cán bộ, công chức, của người học

- Lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường và có các biện pháp giải quyết đúng theo chế độ, chính sách hiện hành của nhà nước, theo nội quy, quy chế, điều lệ của nhà trường và phù hợp với thẩm quyền, trách nhiệm được giao của hiệu trưởng Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền giải quyết của hiệu trưởng thì phải thông báo cho cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường biết và báo cáo lên cấp trên

- Thực hiện chế độ hội họp theo đúng định kỳ, như họp giao ban, họp hội đồng tư vấn, hội nghị cán bộ, công chức hàng năm

- Thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của Nhà nước; công khai các quyền lợi, chế độ, chính sách và việc đánh giá định kỳ đối với nhà giáo, cán bộ, công chức, người học

Trang 3

- Gương mẫu, đi đầu trong việc đấu tranh chống những biểu hiện không dân chủ trong nhà trường, như: cửa quyền, sách nhiễu, thành kiến, trù dập, dấu giếm, bưng bít, làm sai sự thật, làm trái nguyên tắc và những biểu hiện không dân chủ khác

- Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà trường Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, các cá nhân trong nhà trường, phát huy dân chủ trong tổ chức hoạt động của nhà trường

- Bảo vệ và giữ gìn uy tín của nhà trường

- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của cấp dưới trực tiếp trong việc thực hiện dân chủ và giải quyết kịp thời những kiến nghị của cấp dưới theo thẩm quyền được giao

- Phối hợp với tổ chức công đoàn trong nhà trường tổ chức hội nghị cán bộ, công chức mỗi năm một lần theo quy định của nhà nước

Những việc hiệu trưởng phải lấy ý kiến tham gia đóng góp xây dựng của các

cá nhân hoặc các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường trước khi quyết định:

- Kế hoạch phát triển, tuyển sinh, dạy học, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của nhà trường trong năm học

- Quy trình quản lý đào tạo, những vấn đề về chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức bộ máy trong nhà trường

- Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo, cán bộ, công chức

- Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, các hoạt động dịch vụ sản xuất của nhà trường

- Các biện pháp tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng hàng năm, lề lối làm việc, xây dựng nội quy, quy chế trong nhà trường

- Các báo cáo sơ kết, tổng kết theo định kỳ trong năm học

+ Trách nhiệm của nhà giáo, cán bộ, công chức

Nhà giáo, cán bộ, công chức trong nhà trường có trách nhiệm:

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục

- Tham gia đóng góp ý kiến về những nội dung liên quan đến nhà trường

- Kiến quyết đấu tranh chống những hiện tượng bè phái, mất đoàn kết cửa quyền, quan liêu và những hoạt động khác vi phạm dân chủ, kỷ cương, nền nếp trong nhà trường

Trang 4

- Thực hiện đúng những quy định trong Pháp lệnh cán bộ, công chức; Pháp lệnh chống tham nhũng; Pháp lệnh thực hành tiết kiệm

- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo, cán bộ, công chức; tôn trọng đồng nghiệp và người học; bảo vệ uy tín của nhà trường

Những việc nhà giáo, cán bộ, công chức được biết, tham gia ý kiến, giám sát kiểm tra thông qua hình thức dân chủ trực tiếp, hoặc thông qua các tổ chức, đoàn thể nhà trường:

- Những chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với nhà giáo, cán bộ, công chức

- Những quy định về sử dụng tài sản, xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường

- Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật khiếu nại,

tố cáo

- Công khai các khoản đóng góp của người học, việc sử dụng kinh phí và chấp hành chế độ thu, chi, quyết toán theo quy định hiện hành

- Giải quyết các chế độ, quyền lợi, đời sống vật chất, tinh thần cho nhà giáo, cán bộ, công chức, cho người học

- Việc thực hiện thi tuyển dụng, thi nâng nghạch công chức, nâng bậc lương, thuyên chuyển, điều động, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật

- Báo cáo sơ kết, tổng kết, nhận xét, đánh giá công chức hàng năm

+Trách nhiệm của nhà trường Mầm non

Hiệu trưởng thực hiện hoặc phân công cho cấp dưới thực hiện những việc sau đây:

- Phổ biến ngay từ đầu năm học kế hoạch năm học và những nội dung liên quan đến trách nhiệm của người học, nhà giáo, cán bộ, công chức trong nhà trường

- Thông báo công khai những quy định về tuyển sinh, nội quy, quy chế học tập, kết quả thi, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại, khen thưởng, kỷ luật

- Tổ chức hội nghị các bậc cha mẹ của người học để thông báo kế hoạch và nhiệm vụ năm học, trách nhiệm của các bậc cha mẹ, sự phối hợp giữa nhà trường

và gia đình của người học, thông báo kết quả học tập rèn luyện của người học

+ Trách nhiệm của các đoàn thể, các tổ chức trong nhà trường

Người đứng đầu các đoàn thể, các tổ chức trong nhà trường là người đại diện cho đoàn thể, tổ chức đó có trách nhiệm:

Trang 5

- Phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức, thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường

- Nâng cao chất lượng sinh hoạt của các đoàn thể, các tổ chức, dân chủ bàn bạc các chủ trương, biện pháp thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường

- Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ, có trách nhiệm lắng nghe ý kiến của quần chúng, phát hiện những vi phạm quy chế dân chủ trong nhà trường để đề nghị hiệu trưởng giải quyết Hiệu trưởng không giải quyết được thì báo cáo lên cấp có thẩm quyền trong ngành theo phân cấp quản lý để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết

+ Trách nhiệm của cha mẹ và ban đại diện cha mẹ học sinh trong trường mầm non

- Ban đại diện cha, mẹ học sinh có trách nhiệm tổ chức thu thập ý kiến đóng góp của các cha, mẹ học sinh để cùng nhà trường giải quyết các vấn đề:

Nội dung công việc có liên quan đến sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình

để giải quyết những việc liên quan đến học sinh

Vận động các bậc cha, mẹ học sinh thực hiện các chủ trương, chính sách, chế độ mà học sinh được hưởng hoặc nghĩa vụ phải đóng góp theo quy định

Vận động các bậc cha mẹ học sinh thực hiện các hoạt động xã hội hoá giáo dục ở địa phương

- Cha mẹ của học sinh có thể phản ánh, trao đổi, góp ý kiến trực tiếp với nhà trường, với giáo viên hoặc thông qua ban đại diện cha, mẹ học sinh về những vấn

đề liên quan đến công tác giáo dục trong nhà trường

Với lý do đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài "Một số biện pháp xây dựng bầu không khí dân chủ trong trường Mầm non" làm đề tài sáng kiến cải tiến kỷ thuật

năm học 2014-2015

1.2 Điểm mới, phạm vi áp dụng đề tài:

* Điểm mới đề tài: - Giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nâng

cao và phát huy tính dân chủ trong nhà trường

- Thực hiện dân chủ trong nhà trường tốt xây dựng được mối quan hệ đoàn kết, kỷ luật, kỷ cương trong nhà trường

- Xây dựng bầu không khí dân chủ trong nhà trường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường mà ở đó các thành viên trong tập thể sư phạm phải nghiêm túc chấp hành thực hiện, góp phần xây dựng nhà trường ngày một vững mạnh

Trang 6

* Phạm vi áp dụng đề tài: Đề tài này được áp dụng tại trường chúng tôi và

được áp dụng rộng rãi cho các trường học mầm non trên toàn huyện, có thể áp dụng cho các huyện khác trong tỉnh

2 Phần nội dung:

2.1 Thực trạng nội dung cần nghiên cứu.

Năm học 2014-2015 trường có 7 lớp mẫu giáo với 246 cháu; tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên 27 đ/c, trong đó CBQL có 3 đ/c, GV 17 đ/c, NV 07 đ/c; trong biên chế 19 đ/c, ngoài biên chế 08 đ/c Có 100% cán bộ giáo viên, nhân viên đạt chuẩn trở lên (trên chuẩn 81,5%)

Thực hiện chủ đề năm học 2014-2015 "Đổi mới căn bản và toàn diện giáo

dục và đào tạo" và tiếp tục thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, gắn với cuộc vận động “Hai không” với 04 nội dung

trọng tâm và cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo, là một tấm gương đạo đức,

tự học và sáng tạo”, phong trào “Xây dựng trường học xanh, sạch, đẹpthân thiện

và hiệu quả” Bước vào thực hiện nhiệm vụ năm học, Trường có được những

thuận lợi và gặp phải một số khó khăn sau:

* Thuận lợi:

Triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học trong điều kiện bậc học MN nói riêng, sự nghiệp GD-ĐT nói chung được sự quan tâm, đầu tư lớn của Đảng, Nhà nước bằng việc thực hiện các chỉ thị, thông tư, đề án, quyết định, văn bản của Đảng, Nhà nước và ngành GD

- Hoạt động của nhà trường được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của Đảng

uỷ, HĐND, UBND, HĐGD xã và sự chỉ đạo sâu sát về chuyên môn của Sở GD

-ĐT Quảng Bình, Phòng GD ĐT Lệ Thủy

- Cơ sở vật chất thiết bị dạy học được tăng trưởng đáng kể cơ bản đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ

- Đội ngũ giáo viên đa số trẻ, khoẻ, yêu nghề mến trẻ, tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân, có đời sống tương đối ổn định

- Chất lượng CSGD trẻ hàng năm được duy trì khá tốt

Đa số phụ huynh nhận thức cao đối với bậc học MN, tích cực hỗ trợ nhà trường về tinh thần cũng như vật chất đối với các hoạt động CS-GD trẻ

* Khó khăn:

Cơ cấu bộ máy của nhà trường có thay đổi (đ/c Hiệu trưởng, đ/c phó hiệu trưởng)

Trang 7

Số lượng CBGV nghỉ sinh đông Đa số giáo viên có tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ, hầu hết giáo viên trong thời kỳ nuôi con nhỏ Một số giáo viên khả năng đổi mới phương pháp dạy học còn chậm, tính tình rụt rè nhút nhát, công tác phê và

tự phê bình còn nhiều hạn chế nhất là trong các buổi họp của nhà trường và các đoàn thể cơ bản là không có ý kiến trao đổi ; Sự hiểu biết các văn bản của Đảng, Nhà nước và ngành GD về bậc học MN; chế độ chính sách; thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường còn nhiều hạn chế

* Điều tra thực tiễn:

Vào đầu năm học qua thực tế tại trường tôi nhận thấy rằng khả năng nhận

thức của CBGVNV về dân chủ trong trường học còn hạn chế

- Khoảng 20-30% mạnh dạn tham gia ý kiến để phát huy tính dân chủ trong các buổi họp nhà trường

- Có 50-60 % CBGVNV mạnh dạn, tự tin để đóng góp ý kiến tham mưu cho ban giám hiệu về các hoạt động nhà trường

Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn và thực tiễn trên, chúng tôi đã thực hiện một số biện pháp sau nhằm tạo bầu không khí dân chủ trong trường Mầm non năm học 2014-2015

2.2 Các giải pháp:

2.2.1 Tuyên truyền và nâng cao nhận thức về nội dung của quy chế dân chủ.

Tuyên tuyền và nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về nội dung của quy chế dân chủ để cán bộ, giáo viên, nhân viên nắm bắt được và hiểu rõ những việc được biết, được bàn, được tham gia kiểm tra, hiểu được quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với hoạt động của nhà trường

Thông báo tình hình cụ thể về thuận lợi cũng như khó khăn của nhà trường cho tất cả các thành viên trong nhà trường nắm được và cùng nhau tháo gỡ

Tuyên truyền và khuyến khích giáo viên tự học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và trau dồi phẩm chất giáo viên mầm non tốt Chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước

2.2.2 Dân chủ trong việc tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học.

- Chuẩn bị và tổ chức tốt Hội nghị triển khai nhiệm vụ đầu năm học Kế hoạch hoạt động được xây dựng từ các tổ, hiệu trưởng chủ trì biên tập theo tinh thần chỉ đạo của bậc học, cụ thể hoá các nội dung phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, địa phương Dự thảo kế hoạch thông qua hội đồng sư phạm được cán

Trang 8

bộ, giáo viên góp ý, bổ sung vào chỉ tiêu, đặc biệt là biện pháp thực hiện (huy động tối đa việc đóng góp ý kiến của giáo viên) Kế hoạch được thông qua chi bộ trước khi trình chính thức ra hội nghị

Các nội dung được tập trung làm rõ là: Kết quả thực hiện kế hoạch năm học trước đồng thời thông qua kế hoạch hoạt động trong năm, bao gồm:

- Xác định những mục tiêu trọng tâm cần đạt của nhà trường

- Những nhiệm vụ trọng tâm mà các tổ, nhóm, lớp, CBGVNV, phụ huynh và các cháu phải thực hiện

- Những biện pháp cơ bản phải triển khai để hoàn thành nhiệm vụ và đạt chỉ tiêu đề ra

Cùng với kế hoạch, Hội nghị đã thông qua chương trình hoạt động cả năm học, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, thông qua Quy chế dân chủ trong nhà trường Sau khi Hội nghị thống nhất, tất cả kế hoạch được photo gửi đến CBGVNV trong trường, giúp mỗi thành viên chủ động trong công việc

Sau Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học cán bộ, giáo viên, nhân viên, các nhóm, lớp xây dựng kế hoạch năm học theo phần hành phụ trách (xác định mục tiêu cần đạt, những nhiệm vụ trong tâm, những biện pháp thực hiện để hoàn thành nhiệm và đạt chỉ tiêu) Ban giám hiệu nhà trường xét duyệt kế hoạch trước khi triển khai thực hiện

2.2.3 Dân chủ trong việc thông báo mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục Thực hiện đầy đủ mọi quyền lợi cho cán

bộ, giáo viên, nhân viên về tinh thần và vật chất theo đúng chính sách.

Quán triệt đến tận cán bộ, giáo viên, nhân viên các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Ngành giáo dục, các văn bản chỉ đạo của cấp trên về việc thực hiện nhiệm vụ năm học, những thông tin cần thiết pho to đến tận nhóm, lớp, giáo viên như Công điện, công văn phòng chống bão lụt, dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, các văn bản về chuyên môn, chế độ chính sách, các văn bản hướng dẫn thực hiện đối với bậc học MN (Chuẩn quốc gia; chuẩn nghề nghiệp giáo viên MN, thanh tra, tiêu chuẩn thi đua, Điều lệ trường MN…vv…)

Thực hiện đầy đủ mọi quyền lợi cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về tinh thần

và vật chất theo đúng chế độ chính sách và tình hình thực tế của nhà trường

Thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong mọi hoạt động của nhà trường Tăng cường tổ chức “Dân kiểm tra” băng nhiều hình thức phong phú như thông qua ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ, ban thanh tra nhân dân, công đoàn

Trang 9

Tổ chức xây dựng nội quy- quy chế, quy ước làm việc, chăm sóc và giáo dục trẻ phù hợp với đặc thù của nhà trường, xây dựng nền nếp thực hiện tốt các nội quy, quy chế…, nền nếp làm việc nghiêm túc, kỷ cương

Dân chủ trong việc triển khai các chế độ chính sách của đội ngũ Xây dựng không khí làm việc phù hợp với năng lực, sở trường của từng cá nhân trong nhà trường thông qua việc phân công nhiệm vụ phù hợp và mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên ý thức được trách nhiệm và quyền hạn đối với công việc được giao nhằm phát huy sức sáng tạo, trí tuệ của cán bộ, giáo viên, nhân viên

Nhận thức được rõ quyền và trách nhiệm của mình đối với nhà trường, đối với các cháu Tự ý thức và phục tùng kỷ luật, nền nếp làm việc của nhà trường, chấp hành tốt mọi nội quy, quy chế, quy ước của nhà trường

Cán bộ quản lý phải biết vận dụng phối hợp mềm dẻo các quy chế dân chủ đã xây dựng vào các hoạt động của nhà trường một cách linh hoạt, phải biết dựa vào 2 hình thức dân chủ, đó là: Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện để thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường Nắm vững được việc thực hiện quy chế dân chủ dựa trên nguyên tắc cơ bản nhất trong hoạt động quản lý cũng như trong việc thực hiện quy chế dân chủ

Công khai các loại quy chế, kế hoạch nhà trường, dự trù trang bị cơ sở vật chất lên trang Wep của trường và công khai các khoản thu chi, thực hiện thu chi đúng quy định

Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên làm việc, chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên để họ yên tâm làm việc, động viên khuyến khích kịp thời khi họ có thành tích

2.2.4 Dân chủ trong hội họp.

Mỗi tháng họp hội đồng nhà trường một lần, tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị, chính trị xã hội như: chi bộ, công đoàn, chi đoàn, các tổ sinh hoạt theo quy định (việc hội họp nghiêm túc, đúng giờ, có nội dung cụ thể thiết thực, có kết luận rõ ràng, các thành viên dự họp có ý kiến trao đổi và ghi chép đầy đủ) Nghiêm khắc phê bình những cán bộ, giáo viên, nhân viên trong các buổi họp không có ý kiến phát biểu nhưng lại phát ngôn bừa bãi Hàng tháng nhà trường thông báo lịch hoạt động của ngành, của đơn vị giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên chủ động trong công việc

Phát huy tối đa sự tham gia bàn bạc và đóng góp ý kiến đối với các hoạt động của nhà trường theo đúng nội dung “được biết, được bàn, được kiểm tra”

Trang 10

Cán bộ quản lý phải lắng nghe ý kiến của cán bộ, giáo viên, nhân viên thông qua các cuộc họp, các buổi tham quan dã ngoại hiểu được tâm tư nguyện vọng, giải quyết các thắc mắc của cán bộ, giáo viên nhân viên một cách thoả đáng, có tình có lý

2.2.5 Dân chủ trong việc đánh giá, xếp loại thi đua, năng lực sư phạm, qua các đợt kiểm tra, tổ chức thao giảng

Đánh giá công bằng trong thi đua và bình xét thi đua, đánh giá thực chất giáo viên trong công tác chăm sóc nuôi dạy trẻ Công khai dân chủ việc đánh giá cán

bộ, giáo viên, nhân viên qua hàng kỳ, năm học

Triển khai thực hiện phong trào thi đua trong toàn thể đội ngũ ngay từ đầu năm học với các tiêu chuẩn và biện pháp thực hiện cụ thể, rõ ràng phù hợp với tình hình của nhà trường Trong năm học tổ chức xét danh hiệu thi đua và năng lực sư phạm cuối năm học, được thực hiện đầy đủ theo đúng quy trình: cá nhân viết bản kiểm điểm, tự nhận danh hiệu thi đua và năng lực sư phạm; sau đó từng tổ họp xét, xếp loại danh hiệu thi đua và năng lực sư phạm theo thứ tự có biên bản gửi lên Hội đồng thi đua nhà trường họp xét có kết quả, thông báo ngược lại cho toàn thể cán

bộ giáo viên xem có ý kiến đề xuất, kiến nghị Nếu có vấn đề gì HĐTĐ tiếp tục làm việc, còn nếu không có xem như kết quả chính thức Kết quả xếp loại năm học danh hiệu thi đua: CSTĐCS có 3 đ/c; LĐTT có 13 đ/c; HTNV 4 đ/c, năng lực sư phạm: Xếp loại tốt, khá 100% Qua các đợt kiểm tra, ban giám hiệu nhà trường, giáo viên cốt cán góp ý, trao đổi tận tình với giáo viên về những ưu điểm, tồn tại hạn chế đặc biệt là các biện pháp khắc phục tồn tại hạn chế giúp giáo viên tự tin hơn trong các lần kiểm tra sau

Qua các đợt thao giảng, nhà trường tổ chức góp ý nhận xét, xếp loại từng hoạt động và được thực hiện theo đúng quy trình: giáo viên nêu lên mục đích yêu cầu của hoạt động, nhận xét những ưu điểm cũng như tồn tại của bản thân, lớp học và

tự xếp loại; sau đó các thành viên trong Hội đồng góp ý bổ sung; đ/c chí chủ trì kết luận và xếp loại

Cán bộ quản lý phải gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện quy chế dân chủ Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, các văn bản liên quan đến ngành giáo dục nói chung, bậc học MN nói riêng, có năng lực quản

lý chỉ đạo, nắm vững chuyên môn để điều hành mọi hoạt động của nhà trường có nền nếp quy cũ Cán bộ quản lý phải có tinh thần phê và tự phê, dám nghỉ, dám làm và dám chịu trách nhiệm; có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống trong sáng, giản

dị, thực sự có uy tín trong đội ngũ, giải quyết dứt điểm những vấn đề gây mất đoàn

Ngày đăng: 02/11/2017, 03:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w