1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kỹ năng dạy học Thiết kế và sử dụng phiếu học tập

26 3,7K 30

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 725 KB

Nội dung

Xu hướng đổi mới của phương pháp dạy học ở bậc Phổ thông là làmsao để giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức, mà còn là người tổchức, định hướng cho học sinh hoạt động, để học

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học hóa học

TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ KỸ NĂNG DẠY HỌC HÓA HỌC

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG

PHIẾU HỌC TẬP

GVHD: PGS TS Trịnh Văn Biều HVTH:Trần Thị Hồng Bình

Lớp: LL & PPDH Hóa K23

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHIẾU HỌC TẬP 6

1.1 Khái niệm 6

1.2 Phân loại 6

1.2.1 Căn cứ vào mục đích lý luận 6

1.2 2 Căn cứ vào nguồn thông tin sử dụng 7

1.2 3 Căn cứ vào hình thức thể hiện 9

1.2.4 Căn cứ vào mục đích sử dụng 10

1.3 Vai trò của phiếu học tập 12

1.3.1 Tiết kiệm thời gian 13

1.3.2 Giúp học sinh hoạt động tích cực hơn 13

1.3.3 Giúp cho việc tổ chức hoạt động nhóm dễ dàng và hiệu quả 14

1.3.4 Giúp cho học sinh dễ tư duy hơn 14

1.3.5 Hướng dẫn học sinh tự học 15

1.4 Yêu cầu sư phạm 15

1.4.1 Hình thức 15

1.4.2 Nội dung 15

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ PHIẾU HỌC TẬP 17

2.1 Cấu trúc phiếu học tập 17

2.1.1 Phần dẫn 17

2.1.2 Phần hoạt động 17

Trang 3

2.1.4 Phần đáp án 18

2.2 Quy trình thiết kế phiếu học tập 18

2.3 Kinh nghiệm khi thiết kế một phiếu học tập 19

CHƯƠNG 3 SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC 21

3.1 Qui trình chung về sử dụng phiếu học tập 21

3.2 Một số thuận lợi và khó khăn khi sử dụng phiếu học tập 21

3.2.1 Thuận lợi 21

3.2.2 Khó khăn 21

3.3 Kinh nghiệm sử dụng phiếu học tập trong quá trình dạy học 22

KẾT LUẬN 23

TÓM TẮT 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 4

MỞ ĐẦU

Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường nói chung và cho bậc Phổ thông nói riêng, hiện nay vấn đề cải cách giảng dạy là mối quan tâm của toàn xã hội Chính sự đổi mới phương pháp giáo dục ở bậc Phổ thông sẽgóp phần quan trọng cho việc thực hiện mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục là đào tạo con người mới, con người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, có kỷ luật, có năng suất cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Xu hướng đổi mới của phương pháp dạy học ở bậc Phổ thông là làmsao để giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức, mà còn là người tổchức, định hướng cho học sinh hoạt động, để học sinh huy động vốn hiểu biếtnhằm chiếm lĩnh tri thức mới,làm sao để người thầy là người chỉ đạo, họcsinh hoạt động tích cực nhiều hơn Trong phạm vi môn Hóa học ở Phổ thôngnhiều cơ hội về phương pháp, về nội dung kiến thức được đặt ra từ thực tế lênlớp, đòi hỏi mỗi giáo viên phải tìm lời giải đáp nhằm phục vụ yêu cầu giảngdạy; mà người giáo viên bình thường dạy cho học sinh chân lí còn người

giáo viên giỏi dạy cho học sinh tìm ra chân lí

Xuất phát từ mục đích đó mà trong từng môn học, tiết học, cần phải biếtvận dụng, kết hợp, đưa vào những phương pháp dạy học sao cho phù hợp, đấy làvấn đề thiết thực hưởng ứng cuộc vận động sâu rộng trong toàn ngành về đổimới phương pháp dạy học ở Phổ thông và “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tựhọc, tự sáng tạo”

Vậy khi áp dụng phương pháp dạy học mới thì yêu cầu phải có hình thức tổchức dạy học tương ứng, phù hợp để tạo cơ hội cho học sinh suy nghĩ và làmviệc, trao đổi, thảo luận với nhau nhiều hơn Vì vậy việc sử dụng phiếu học tập

có vai trò đáng kể trong quá trình dạy học môn Hóa học ở bậc Phổ thông Trướchết, nó là phương tiện luyện tập kĩ năng: đọc, hiểu, cho học sinh Mặt khác,kết quả của phiếu học tập thu được từ học sinh không những nhanh chóng, kịp

Trang 5

viên đánh giá chính xác và khách quan về năng lực của học sinh, để có nhữngtác động tích cực đến đối tượng của mình Phiếu học tập có thể được sử dụngmột cách linh hoạt trong các hoạt động của tiến trình bài dạy với nhiều hình thứcdạy học (ngoài trời, trong lớp, ) và nhiều hình thức tổ chức hoạt động dạy học(cá nhân, nhóm, tổ, ) Đó còn là điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành dạy học

cá biệt hóa, phân biệt hóa Bên cạnh đó, phiếu học tập còn kích thích hứng thúhọc tập của các em

Tuy nhiên, ở các trường Phổ thông hiện nay, việc sử dụng phiếu học tậptrong dạy học nói chung và trong môn Hóa học nói riêng còn rất nhiều hạn chế

và bất cập Thực trạng này xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủquan như: cơ sở vật chất; trình độ và nhận thức của giáo viên; trình độ học sinh;v.v

Chính vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng phiếu học

tập” để nghiên cứu Với hy vọng góp phần nhỏ của mình nhằm nâng cao chất

lượng dạy học môn Hóa học

Trang 6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHIẾU HỌC TẬP

1.1 Khái niệm

Theo Đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý thì từ phiếu có 3 nghĩa:

- Tờ giấy có một cỡ nhất định dùng ghi chép nội dung nào

- Tờ giấy ghi rõ một quyền lợi, nghĩa vụ nào đó

- Mảnh giấy ghi tên người mình tín nhiệm khi bầu cử hoặc ý kiến, biểuquyết tự tay mình bỏ vào hòm

Theo PGS.TS Nguyễn Đức Thành “PHT là những tờ giấy rời, in sẵnnhững công tác độc lập hay làm theo nhóm nhỏ, được phát để HS hoàn thànhtrong một thời gian ngắn của tiết học Trong mỗi PHT có ghi rõ một vàinhiệm vụ nhận thức nhằm hướng tới hình thành kiến thức, kĩ năng hay rènluyện thao tác tư duy để giao cho HS”

Theo PGS.TS Trịnh Văn Biều “PHT là bản ghi các yêu cầu hay cáccâu hỏi của GV mà HS phải thực hiện trong giờ học trên lớp”

Tổng hợp lại những ý kiến trên: PHT là những tờ giấy rời có nội dunghướng dẫn, yêu cầu HS làm việc trong một thời gian ngắn tại lớp học hoặcđược làm ở nhà trước mỗi bài học Có ghi rõ một vài nhiệm vụ nhận thức

nhằm hình thành kiến thức, kĩ năng hay tư duy

1.2 Phân loại

1.2.1 Căn cứ vào mục đích lý luận

1.2.1.1 PHT dùng trong quá trình hình thành kiến thức mới

Trang 7

Sử dụng để truyền thụ kiến thức mới cho học sinh Thông qua việc dẫndắt học sinh hoàn thành các yêu cầu trong PHT, học sinh sẽ lĩnh hội đượclượng kiến thức nhất định Dạng này cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa giáoviên và học sinh.

1.2.1.2 PHT dùng để củng cố hoàn thiện kiến thức

Sử dụng khi học sinh học xong từng phần, từng bài, từng chương đểgiúp học sinh nắm vững kiến thức đã học, đảm bảo tính hệ thống, liên tục vàlogic của kiến thức trong chương trình

1.2 2 Căn cứ vào nguồn thông tin sử dụng hoàn thành phiếu học tập

1.2.2.1 PHT khai thác kênh chữ

Thường dùng trong các khâu dạy bài mới, nội dung của phiếu dạngnày thường đi kèm với “đọc thông tin” hay “nghiên cứu mục, bài…”

Trang 8

Ví dụ: Phiếu học tập tìm hiểu tính chất hóa học của N2.

Phiếu học tập : Nghiên cứu SGK em hãy hoàn thành nội dung PHT sau:

1) Vì sao nói: ở nhiệt độ thường, nitơ khá trơ về mặt hoá học nhưng ở nhiệt

độ cao, nitơ trở nên hoạt động hơn, có thể tác dụng với nhiều chất

2) Em có nhận xét gì về độ âm điện của nitơ (so với ôxi, flo) từ đó dự đoán khả năng hoạt động hoá học của nitơ Khi nào nitơ thể hiện tính ôxi hoá? tính khử? Tính chất nào trội hơn?

3) Bằng các phản ứng hoá học (với H2, KL, O2…) em hãy chứng minh Nitơ có tính ôxi hoá và tính khử

Nhận xét về sự thay đổi số ôxh của nitơ trong các phản ứng đó

1.2.2.2 PHT khai thách kênh hình

Là dạng PHT giúp học sinh tích cực, được sử dụng trong tất cả cáckhâu của quá trình dạy học, giúp học sinh phát triển kĩ năng quan sát, phântích Tận dụng kênh hình trong SGK, tranh ảnh, phim tư liệu

1.2.2.3 PHT khai thác cả kênh chữ và kênh hình

Dạng này phổ biến hơn nhiều Dạng này yêu cầu học sinh vừa đọcthông tin vừa quan sát hình mới hoàn thành được PHT

Trang 9

1.2 3 Căn cứ vào hình thức thể hiện

1.2.3.1 PHT in trên giấy phát cho học sinh

Giáo viên viết hoặc đánh máy phô tô cho học sinh

1.2.3.2 PHT viết trên bảng phụ

Bảng phụ có thể là một tờ giấy, hay một bảng meka nhỏ mà giáo viênchuẩn bị trước

Trang 10

1.2.3.3 PHT chiếu trên phim trong hoặc projector

Trang 11

Ví dụ 1: Khi cho học sinh làm thí nghiệm điều chế khí clo trong phòng

thí nghiệm, giáo viên có thể sử dụng PHT có nội dung sau:

Trang 12

Dựa vào quan điểm, mục đích sử dụng có thể có nhiều loại PHT khácnhau Tùy thuộc vào nội dung bài, phương pháp dạy học của giáo viên, trình

độ của học sinh và các trang thiết bị, cơ sở vật chất của nhà trường mà giáoviên lựa chọn các loại phiếu sao cho phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả dạyhọc cao nhất

1.3 Vai trò của phiếu học tập

PHT cũng là một phương tiện dạy học, chính vì thế nó luôn có vai tròchung của một phương tiện dạy học Tuy nhiên, còn có thêm những vai trò

Trang 13

riêng của phương tiện dạy học đặc thù với vai trò bao trùm là nâng cao hiệuquả dạy học Cụ thể các vai trò như sau:

1.3.1 Tiết kiệm thời gian

PHT rất có tác dụng trong việc giảng dạy bằng giáo án điện tử vì qua cácPHT mà học sinh có thể dễ dàng theo dõi, nắm bắt kịp bài giảng, nhất là đốivới những bài có nhiều câu hỏi cần được giải quyết Thông qua hệ thống cácPHT mà giáo viên cung cấp ban đầu, học sinh sẽ có một sự chuẩn bị trước đểnắm bắt những tri thức mà giáo viên chuẩn bị truyền tải Giáo viên có thểchuyển tải được nhiều kiến thức hơn đến học sinh

Qua PHT, giáo viên tiết kiệm thời gian đọc câu hỏi và đề bài tập cho họcsinh, đồng thời học sinh cũng tiết kiệm thời gian chép đề Thông tin đượctruyền nhanh (bằng thị giác) và lưu giữ trong óc học sinh lâu hơn

1.3.2 Giúp học sinh hoạt động tích cực hơn

Thông qua PHT, học sinh có nhiệm vụ cụ thể, từ đó học sinh phải làm,phải hoạt động và thể hiện bằng sản phẩm mà giáo viên kiểm tra được

Trong dạy học truyền thống giáo viên là trung tâm hoạt động, còn họcsinh thì ngồi nghe, ghi chép, quan sát một cách thụ động Do thời gian hạn chếnên chỉ có một vài em được hoạt động, điều này góp phần ảnh hưởng đến tínhtích cực của học sinh trong giờ học Bên cạnh đó, giáo viên cũng chỉ có thểđánh giá thông qua việc trả lời câu hỏi của một vài học sinh trên lớp Bằng việc

sử dụng các PHT, chuyển hoạt động của giáo viên từ trình bày, giảng giải, thuyết

Trang 14

minh sang hoạt động hướng dẫn, chỉ đạo Mọi học sinh được tham gia hoạt độngmột cách tích cực, không còn hiện tượng thụ động nghe giảng.

1.3.3 Giúp cho việc tổ chức hoạt động nhóm dễ dàng và hiệu quả

PHT chính là phương tiện mà giáo viên sử dụng để hướng dẫn học sinhhọc tập ở trên lớp hay tự học ở nhà hoặc giáo viên giao một đề tài và hướngdẫn học sinh tìm hiểu: học sinh tìm hiểu kiến thức nội dung bài học, chuẩn bịbài ở nhà, bài tập về nhà,… bằng hệ thống câu hỏi, sơ đồ, bảng biểu hoặc một

đề tài nghiên cứu…

Với PHT một nhiệm vụ học tập phức tạp được định hướng rõ ràng, diễnđạt ngắn gọn Giáo viên có thể kiểm soát, đánh giá được động lực học tập củahọc sinh thông qua kết quả hoàn thành PHT, thông qua báo cáo kết quả cánhân, thảo luận tập thể Từ đó, giáo viên chỉnh sửa, uốn nắn những lệch lạctrong hoạt động nhận thức của học sinh Do đó PHT trở thành phương tiệngiao tiếp giữa thầy và trò, trò và trò

1.3.4 Giúp học sinh dễ tư duy hơn

Với thời gian định lượng được tính toán sẵn, học sinh có thời gian suynghĩ, thảo luận Do đó, PHT dễ động viên đa số học sinh tích cực hoạt động,học sinh có thể phát hiện được năng lực tiềm ẩn, cảm xúc của mình, từ đó say

mê với môn học Việc hoàn thành PHT, giúp học sinh có thể tự đánh giá kết quảcác hoạt động trong giờ học của chính bản thân, kích thích tư duy của học sinh

Trang 15

1.3.5.Hướng dẫn học sinh tự học

PHT là một biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ học sinh trong việc tự lựcchiếm lĩnh tri thức Nó có tác dụng định hướng cho học sinh nắm bắt nội dungnhư thế nào? Nội dung nào là trọng tâm? Học sinh biết mình sẽ phải họcnhững gì trước, những gì cần học sau? Tóm lại PHT đã giúp đỡ người học rấtnhiều trong hoạt động học tập

Ngoài ra PHT còn giúp giáo viên chủ động hơn, tự tin vào bài giảng vìmỗi lần thiết kế PHT giống như một lần giảng thử, quá trình giảng bài dễdàng, thuận lợi hơn PHT giúp học sinh định hướng học tập và dễ dàng củng

1.42.1 Quán triệt mục tiêu nội dung bài học

Mục tiêu của bài học không chỉ là hoàn thành kiến thức, kĩ năng mà

quan trọng hơn là phát triển tư duy và vận dụng kiến thức Quá trình dạy học

có sử dụng PHT, giáo viên luôn bám sát mục tiêu bài học, không xa rời nộidung chính của bài Tránh gây nhiễu cho học sinh trong quá trình lĩnh hộikiến thức, tập trung vào kiến thức bài học

Trang 16

1.4.2.2 Đảm bảo tính chính xác

Câu hỏi có trong PHT phải đảm bảo tính chính xác về kiến thức, phù hợp vớitrình độ nhận thức của học sinh, cả về thời gian và logic chung của chươngtrình, không gò bó, gượng ép

1.4.2.3 Đảm bảo nâng dần mức độ từ dễ đến khó

Trong quá trình dạy học bằng PHT, tùy vào trình độ nhận thức của học sinh

mà giáo viên nâng dần mức độ yêu cầu và mức độ hệ thống hóa

Ví dụ: Mức độ thấp là trình bày nội dung bằng ngôn ngữ hệ thống hóa (sơ đồ

chữ), rồi bằng lời đến bằng sơ đồ, cuối cùng là bằng bảng

Trang 17

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ PHIẾU HỌC TẬP

2.1 Cấu trúc phiếu học tập

2.1.1 Phần dẫn

Là các chỉ dẫn của GV quy định kiểu hoạt động, nội dung hoạt động haynguồn thông tin Vừa là điều kiện cho, vừa chỉ dẫn nguồn thông tin cần sử dụng.Điều kiện cho còn là những thông số cần thoả mãn khi tìm ra lời giải

VD: Đọc thông tin mục….SGK trang… Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:

2.1.2 Phần hoạt động

Là phần chỉ những công việc, thao tác mà HS cần thực hiện, có thể là mộthoặc nhiều hoạt động

VD: Đọc thông tin mục….SGK trang… Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:

- Các thao tác, công việc học sinh cần thực hiện là:

+ Đọc thông tin mục… trang … SGK+ Tìm mối liên hệ giữa các chất trong sơ đồ phản ứng+ Viết sơ đồ phản ứng

+ Cân bằng phương trình hóa học

2.1.3 Phần qui định thời gian

Thực hiện trong khoảng thời gian bao lâu là căn cứ vào trình độ HS, thời giantiết học Các công việc, hoạt động phải được thực hiện trong khoảng thời giannhất định Tuỳ khối lượng công việc mà giáo viên quy định thời gian cho học

Trang 18

2.1.4 Phần đáp án

Thường tách biệt với các phần trên và được GV dùng để chỉnh sửa, bổ sungcho HS

Phần này có thể được GV thông báo bằng lời trong quá trình phát phiếu

2.2 Quy trình thiết kế phiếu học tập

Bước 1: Phân tích nội dung bài dạy.

Là bước xác định thành phần kiến thức, tầm quan trọng, mối quan

hệ của mạch kiến thức trong bài và giữa các bài trong chương

Bước 2: Xác định từng mục tiêu bài học.

Xác định sau khi học xong HS phải lĩnh hội được gì? Vận dụngnhư thế nào?

Bước 3: Xác định nội dung của phiếu học tập

Xác định PHT được xây dựng với mục tiêu như thế nào? Truyền tảikiến thức gì, rèn luyện kĩ năng gì? Hoặc dùng trong khâu nào của quátrình dạy học?

Bước 4: Diễn đạt nội dung trên thành phiếu học tập.

Phác thảo PHT cần xây dựng và soạn thảo bằng cách đánh máyhoặc viết tay

Nên trình bày trên một mặt giấy với ngôn ngữ chính xác, rõ ràng

Sử dụng cả kênh hình và kênh chữ để tạo hứng thú học tập cho học sinh

PHT nên có đầy đủ các phần : tên bài học, câu hỏi và khoảng trống

Trang 19

Bước 5: Xây dựng đáp án và thời gian hoàn thành phiếu học tập.

Căn cứ vào thời gian phân phối của chương trình, nội dung củaphiếu mà quy định thời gian hoàn thành PHT một cách hợp lý

Để phát huy tính tích cực của PHT cũng như đánh giá đúng khách quan

HS, nên xây dựng đáp án chuẩn cho PHT

Bước 6: Hoàn thành phiếu học tập chính thức

Là bước viết PHT chính thức chuẩn bị cho việc sử dụng PHT vàocác khâu của quá trình dạy học

2.3 Kinh nghiệm khi thiết kế một phiếu học tập

- Nội dung phù hợp, ngắn gọn, trọng tâm Nắm năng lực học sinh để đưa

ra PHT vừa sức

- Từ ngữ trong PHT phải đơn nghĩa

- Nên thiết kế PHT kết hợp kênh chữ và kênh hình để kích thích hứngthú học tập của học sinh cụ thể sử dụng nhiều hình ảnh, sơ đồ

- Vận dụng cả phiếu ghi và phiếu đặt câu hỏi

- Số lượng PHT trong một tiết học vừa phải, không nhiều quá gây tốn tờigian và không cần thiết nhưng cũng không nên quá ít

- Số câu hỏi không nên quá nhiều hay yêu cầu không nên quá dài

- Hình thức đẹp và khoa học Nên tách PHT ra từng phần rõ ràng để họcsinh dễ theo dõi và kết hợp làm việc nhóm

- Thông tin, dữ liệu cần được chủ động tích lũy, cập nhật thường xuyên,

Ngày đăng: 22/03/2015, 13:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w