nghiên cứu cho học sinh, coi trọng thực hành ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét học vẹt, học chay”... Nhờ vậymà giúp HS thêm yêu thích môn học và say mê nghiên
Trang 1
TP.Hồ Chí Minh, năm 2013
Trang 2MỤC LỤC
Mục lục 1
TÀI LIỆU THAM KHẢO 4
MỞ ĐẦU 5
NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 6
1.1 Vai trò của thí nghiệm [ 1] 6
1.2 Phòng học bộ môn [ 9] 7
1.3 Thí nghiệm thực hành của học sinh [ 2] 7
1.4 Vai trò của thí nghiệm thực hành 7
1.5 Những thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức thí nghiệm thực hành ở các trường phổ thông hiện nay 8
1.5.1 Thuận lợi 8
1.5.2 Khó khăn 8
CHƯƠNG 2 YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG ĐỘC HẠI TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM BỘ MÔN 9
2.1 Kỹ thuật sử dụng dụng cụ, hoá chất [ 3] 9
2.1.1 Kỹ thuật sử dụng dụng cụ 9
2.1.2 Kỹ thuật sử dụng hoá chất 10
2.2 Các biện pháp phòng chống độc hại và cứu chữa khi bị tai nạn [ 7];[ 3];[ 4] 11
2.2.1 Về mặt nhận thức 11
2.2.2 Một số biện pháp cứu chữa khi bị tai nạn hoặc nhiễm độc 12
CHƯƠNG 3 TỔ CHỨC THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM CỦA HỌC SINH TẠI PHÒNG BỘ MÔN 16
3.1 Nội quy phòng thực hành 16
3.2 Yêu cầu sư phạm khi thực hành tại phòng bộ môn [ 1] 16
3.2.1 Đối với các thí nghiệm thực hành 16
Trang 33.2.2 Với giáo viên 17
3.2.3 Với học sinh 18
3.3 Công tác chuẩn bị [ 8] 18
3.3.1 Chuẩn bị của giáo viên 18
3.3.2 Chuẩn bị của học sinh 19
3.4 Tiến hành giờ thực hành [ 6] 19
3.4.1 Các bước tiến hành giờ thực hành 19
3.4.2 Các phương án tổ chức buổi thực hành 22
3.4.3 Đánh giá điểm thực hành 22
3.5 Ví dụ 22
KẾT LUẬN 27
TÓM TẮT 28
Trang 4TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Trịnh Văn Biều (2004), Lý luận dạy học hoá học, NXB ĐHSP TP.HCM
2 Nguyễn Cương (2000), Phương pháp dạy học hóa học, tập 1, NXB Giáo dục
3 Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh, Trần Trọng Dương (1980), Thí nghiệm thực hành lý luận dạy học hoá học, NXB Giáo dục
4 Trần Quốc Đắc (1999), Hướng dẫn sử dụng bộ thí nghiệm hoá học biểu diễn trường
THCS, NXB Giáo dục
Trang 55 Nguyễn Ngọc Quang (1993), Lí luận dạy học Hóa học, tập 1, NXB Giáo dục.
6 Lê Trọng Tín, Những phương pháp dạy học tích cực trong hóa học, NXB Đại học Sư
Nhiệm vụ và mục tiêu của nền giáo dục nước ta đã chỉ rõ: " Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự
Trang 6nghiên cứu cho học sinh, coi trọng thực hành ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét học vẹt, học chay” Mục tiêu giáo dục trong thời đại mới là không chỉ dừng lại ở
việc truyền thụ những kiến thức, kỹ năng có sẵn cho học sinh mà điều đặc biệt quan trọng là phải bồi dưỡng cho HS năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, để từ đó có thể sáng tạo ra những tri thức mới, phương pháp mới, cách giải quyết vấn đề mới, góp phần làm giàu thêm nền kiến thức của nhân loại
Để đạt được điều đó, trong quá trình dạy học ở trường phổ thông cần phải tổ chức sao cho HS được tham gia vào quá trình hoạt động nhận thức, qua đó ngoài việc có thể giúp học sinh trang bị kiến thức cho mình, đồng thời còn cho HS được tập luyện hoạt động sáng tạo khoa học, rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề qua các thí nghiệm thực hành tại phòng học bộ môn để sau này các em đáp ứng được những đòi hỏi trong thực tiễn của thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa.Vì vậy, tôi chọn đề tài: “ Tổ chức buổi thực hành tại phòng bộ môn”
NỘI DUNGCHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1 Vai trò của thí nghiệm [ 1]
Thí nghiệm có vai trò hết sức quan trọng trong dạy học hóa học:
- Thí nghiệm là nền tảng của việc dạy học hóa học, giúp HS dễ hiểu bài và hiểubài sâu sắc Thí nghiệm là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, là xuất phátđiểm của quá trình nhận thức cảm tính, làm cơ sở cho sự trừu tượng hóa và sự tiến
lên từ trừu tượng đến cụ thể trong tư duy Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang đã mô tả vai
trò của thí nghiệm trong dạy học bằng sơ đồ:
Trang 7- Thí nghiệm giúp học sinh chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng vàngược lại Thí nghiệm giúp học sinh lược bỏ những cái phụ, thứ yếu, giữ lại những cáibản chất của sự vật, hiện tượng.
- Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tế, là tiêu chuẩn đánh giá tính chânthực của kiến thức Nhiều thí nghiệm rất gần gũi với đời sống, với các quy trình côngnghệ Chính vì vậy, thí nghiệm giúp HS vận dụng các điều đã học vào thực tế cuộc sống
- Thí nghiệm giúp HS nắm kiến thức chính xác, vững chắc và nhớ bài lâu hơn.Đồng thời thí nghiệm còn giúp HS rèn luyện các kỹ năng thực hành hình thành nhữngđức tính cần thiết của người lao động mới: cẩn thận, khoa học, kỷ luật
- Thí nghiệm giúp HS phát triển tư duy sáng tạo, hình thành thế giới quan duy vậtbiện chứng Khi tự tay làm thí nghiệm hoặc được tận mắt nhìn thấy những hiện tượnghoá học xảy ra, HS sẽ tin tưởng vào kiến thức đã học và cũng thêm tin tưởng vào chínhbản thân mình
- Thí nghiệm giúp GV tiết kiệm thời gian và công sức để giảng giải một vấn đề,một hiện tượng, một khái niệm nào đó mà dùng lời khó diễn tả được hết ý Hơn nữa, nếukhông có thí nghiệm, HS tiếp thu kiến thức không chính xác, vững chắc, và sẽ mau quênbài do các em không có được ấn tượng sâu sắc về bài học bằng các hình ảnh
- Khi làm thí nghiệm, HS tích cực làm việc rất dễ gây hứng thú học tập Nhờ vậymà giúp HS thêm yêu thích môn học và say mê nghiên cứu khoa học
1.2 Phòng học bộ môn [ 9]
Phòng học bộ môn là phòng học được trang bị, lắp đặt các thiết bị và phương tiện hỗ trợ phù hợp để dạy học, chuyên dùng cho một môn học hoặc một số môn học khác nhau
Cụ thể hóa
Trang 81.3 Thí nghiệm thực hành của học sinh [ 2]
- Thí nghiệm do HS tự làm khi hoàn thiện kiến thức
mới nhằm minh họa, ôn tập, củng cố kiến thức đã học và
rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh được gọi là thí
nghiệm thực hành.
- Các bài thực hành thực hành của HS thường được
tiến hành tại các phòng thực hành (phòng thí nghiệm,
phòng bộ môn)
1.4 Vai trò của thí nghiệm thực hành
- Cụ thể hóa và củng cố kiến thức HS đã lĩnh hội
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng một số hóa chất thông dụng, các dụng cụ phổ biến trongphòng thí nghiệm, các thao tác thí nghiệm cơ bản và các kĩ năng tổ chức lao động
- Phát triển khả năng quan sát, kĩ năng điều chế và nhận biết các chất, kĩ năng giải bàitập hóa học
- Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng quan sát được và rút ra kết luậntrên cơ sở quan sát trực tiếp thí nghiệm do chính bản thân học sinh thực hiện
1.5 Những thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức thí nghiệm thực hành ở các trường phổ thông hiện nay
1.5.1 Thuận lợi
- Được sự quan tâm của các cấp, các ngành
- Bộ môn hoá học nói riêng và các môn khoa học
nói chung đã và đang được quan tâm, chú trọng đầu tư
cung cấp tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất nhằm
phục vụ tốt hơn cho công tác dạy học
- Đội ngũ giáo viên bộ môn hoá được đào tạo,
bồi dưỡng kỹ năng sử dụng thiết bị thí nghiệm hoá học
Trang 9- Những bài thực hành trong chương trình phù hợp và thiết thực hơn.
- Thiết bị thí nghiệm cũng đơn giản và phù hợp hơn với chương trình sách giáo khoa mới
- Chương trình mới chú trọng nhiều hơn đến thực hành do đó đã thu hút nhiều học sinh yêu thích môn hoá học hơn
- Thiếu dụng cụ, hoá chất
- Nhiều thí nghiệm nguy hiểm, độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ của giáo viên và học sinh
- Chưa có chế độ đãi ngộ cho giáo viên hoá học
CHƯƠNG 2 YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG ĐỘC
HẠI TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM BỘ MÔN
2.1 Kỹ thuật sử dụng cụ, hoá chất [ 3]
2.1.1 Kỹ thuật sử dụng dụng cụ
Sử dụng cân
Đặt cân ở vị trí bằng phẳng
Tuyệt đối không được để hoá chất trực tiếp lên đĩa cân
Trước khi cân phải điều chỉnh cân ở vị trí thăng bằng
Sử dụng dụng cụ thuỷ tinh: ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, bình cầu,…
Trang 10 Cần nhẹ tay, tránh va chạm mạnh
Không đựng dd axit, kiềm đặc trong các bình thuỷ tinh mỏng
Không đun nóng, rót nước nóng vào các dụng cụ thủy tinh thành dày
Khi đun nóng bình cầu, ống nghiệm… phải đun
từ từ và đều, hơ nóng toàn bộ ống nghiệm rồi mới
đun tập trung vào đáy Hướng miệng ống nghiệm về
phía không có người
Không được đặt dụng cụ thuỷ tinh còn đang nóng
vào chỗ lạnh, ẩm
Không được dùng cốc thuỷ tinh để cô cạn hoá
chất
Sử dụng đèn cồn
Không để đèn gần cạn hết cồn, phải tắt đèn rồi mới đổ thêm cồn
Không đổ cồn quá đầy, châm lửa từ đèn nọ đến đèn kia vì làm như vậy cồn dễđổ ra ngoài và bốc cháy
Khi tắt đèn chỉ cần đậy nắp nhựa, không dùng miệng thổi tắt lửa
Sau khi dùng đèn xong phải đậy nắp ngay
2.1.2 Kỹ thuật sử dụng hoá chất
Bảo quản hoá chất
Bảo quản hoá chất nơi khô ráo, thoáng mát , các loại hoá chất không để lẫn với nhau , phải có tủ đựng hoá chất và đậy thật kín.
Các lọ hoá chất phải có nhãn
Axit phải để ở ngăn dưới của tủ đựng hoá chất.
Trang 11 Những hoá chất dễ bay hơi, dễ tác dụng với oxi, CO 2 , H 2 O cần để trong lọ có nút cao su, hoặc nút nhám , bên ngoài có tráng một lớp parafin.
Những chất dễ bị ánh sáng tác dụng phải đựng trong lọ có màu và để ở chỗ tối
Những hoá chất độc hại phải để trong tủ có khoá.
Lấy hoá chất
Tuyệt đối không để da tay tiếp xúc trực tiếp với hóa chất
Mỗi hóa chất phải lấy bằng một dụng cụ riêng
Lấy xong phải đậy nắp, để lại đúng nơi qui định
Sử dụng chất dễ cháy (cồn, dầu hỏa, xăng, benzen, axeton…)
Không để gần lửa
Nên chứa trong bình nhỏ để học sinh dùng tránh nguy hiểm
Sử dụng chất dễ nổ (muối clorat, nitrat …)
Tránh đập và va chạm mạnh
Không để gần lửa
Không dùng với liều lượng lớn
Khi nghiền nhỏ cần chú ý: Nghiền từng chất trong những cối riêng,sạch, nếu cần trộn lẫn dùng lông gà trộn một cách nhẹ nhàng
Khi đốt những khí dễ gây nổ như hidro, axetilen, etilen… phải thửđộ tinh khiết của chúng
Sử dụng axit, kiềm
Không để dính vào tay, người, quần áo hay để bắn vào mắt
Trang 12 Đựng trong các bình nhỏ, thành dày
Pha loãng axit sunfuric đặc phải cho từng lượng nhỏ axit vào nước,khuấy đều (không được đổ nước vào axit)
Đối với các chất độc:
Đối với các chất khí độc cần làm trong tủ phòng độc, nếu không có tủ
phòng độc phải làm nơi thoáng gió và cuối luồng gió, lượng hoáchất chỉ lấy ở mức tối thiểu
Không được nếm và hút các hoá chất độc bằng miệng, không đưa hoá
chất vào mũi ngửi
Hạn chế ở mức cao nhất việc tiếp xúc trực tiếp với thuỷ ngân
Cẩn thận với hơi brom, khí clo, khí nitơ peoxit, không để các khí trên
bay vào mắt và brom lỏng dính vào tay
2.2 Các biện pháp phòng chống độc hại và cứu chữa khi bị tai nạn [ 7];[ 3];[ 4]
- Thực hiện nội qui phòng thí nghiệm và kỷ luật nghiêm túc
2.2.2 Một số biện pháp cứu chữa khi bị tai nạn hoặc nhiễm độc
2.2.2.1 Khi bị axit- bazơ bắn vào người:
• Giội nước rửa ngay nhiều lần sau đó rửa bằng dung dịch natricacbonat axit 10% ( nếu bị axit), dung dịch axitaxetic 4% (nếu bị bazơ).
Trang 13Nếu bị bắn vào mắt, nhanh chóng dùng bình tia phun nước vào mắt rồi rửa bằng dung dịch natricacbonat axit 10% (nếu bị axit), dung dịch axit boric 2% (nếu bị bazơ)
2.2.2.2 Trường hợp bị thương
- Khi bị đứt tay chảy máu nhẹ: dùng cồn 900 sát trùng, có thể dùng dd FeCl3 cầmmáu, sau đó băng bó lại
- Nếu vết thương làm đứt động mạch: dùng dây cột chặt phía trên vết thương,băng bó lại và chuyển đến cơ sở y tế gần nhất
2.2.2.3 Trường hợp bị bỏng
- Bị bỏng bởi vật nóng (nước sôi, lửa…) đắp lên chỗ bỏng miếng bông tẩm dungdịch thuốc tím 1%, sau đó bôi vazơlin và băng vết thương lại
- Bị bỏng vì axit đặc: dùng nước hoặc nước vôi xối mạnh vào vết thương 3-5phút, sau đó rửa bằng dung dịch NaHCO3 hay dung dịch NH3
- Bị bỏng vì kiểm đặc: dùng nước xối mạnh vào vết thương nhiều lần, sau đó rửabằng dd axit axetic 5%
- Bị bỏng vì phot pho: nhúng ngay vết thương vào dung dịch AgNO3 10% hoặcdung dịch CuSO4 5%, không bôi vazơlin hoặc thuốc mỡ lên vết bỏng
- Bị bỏng vì brom lỏng: rửa ngay bằng nước, rồi rửa lại vết thương bằng dungdịch natri thiosunfat (Na2S2O3) 5%, sau đó bôi vazơlin và băng vết thương lại
2.2.2.4 Trường hợp bị ngộ độc
- Ngộ độc do hút phải kiềm: cho nạn nhân uống dấm loãng hoặc nước chanh
Trang 14- Ngộ độc do hút phải axit: cho uống nước pha vỏ trứng nghiền nhỏ (một nửamuỗng trong một ly nước), hoặc uống bột magie oxit trộn với nước (29g MgO trong300ml nước và uống từ từ).
- Ngộ độc do ăn phải asen hoặc hợp chất của asen: cho nạn nhân nôn ra, sau đócho uống than hoạt tính, hoặc cứ 10 phút cho uống một muỗng dung dịch FeSO4
- Ngộ độc do ăn phải hợp chất của thuỷ ngân: cho nạn nhân nôn ra, rồi uống sữacó pha lòng trắng trứng hoặc nước pha lòng trắng trứng
- Ngộ độc vì photpho trắng: cho nạn nhân nôn ra, rồi uống dung dịch CuSO4loãng (0,5g CuSO4 trong 1 lít nước)
- Ngộ độc vì hợp chất của chì: cho nạn nhân uống dung dịch Na2SO4 10%, sauđó cho uống sữa có lòng trắng trứng và uống than hoạt tính
- Ngộ độc do hít phải chất độc như khí clo, hơi brom…: cho nạn nhân nằm nơithoáng mát, cho thở không khí có một lượng nhỏ amoniac hoặc dùng cồn 90 0 vàamoniac
- Ngộ độc do hít phải H2S, CO: cho nạn nhân nằm nơi thoáng mát, cho thở bằngoxi nguyên chất
- Ngộ độc do hít phải quá nhiều amoniac: cho nạn nhân hít hơi nước nóng, sauđó cho uống nước chanh hoặc dấm loãng
Lưu ý: Sau khi sơ cứu phải đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý.
Trang 17CHƯƠNG 3 TỔ CHỨC THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM CỦA HỌC SINH TẠI
PHÒNG BỘ MÔN
3.1 Nội quy phòng thực hành
Giáo viên cần yêu cầu HS thực hiện nghiêm túc nội quy của phòng bộ môn:
- Không tùy tiện di chuyển đồ đạc, dụng cụ, máy móc trong phòng
- Trước khi làm thí nghiệm phải nắm vững yêu cầu, các dụng cụ hoá chất, cách tiếnhành các thí nghiệm sẽ làm
- Khi làm thí nghiệm phải tuyệt đối tuân theo qui tắc an toàn và sự hướng dẫn củaGV
- Chỉ được làm các thí nghiệm do GV qui định
- Quan sát, ghi nhận đầy đủ tất các các hiện tượng thí nghiệm Hoàn thành bài báocáo trong buổi thực hành
- Phải giữ gìn dụng cụ, hóa chất không để hư hỏng
- Không được mang đồ ăn, nước uống vào phòng thí nghiệm
- Khi có tai nạn xảy ra phải bình tĩnh làm theo sự hướng dẫn của GV
- Chất thải sau thí nghiệm phải để đúng nơi quy định
- Không được mang hóa chất, dụng cụ ra khỏi phòng thí nghiệm khi chưa đượcphép
- Dọn vệ sinh sạch sẽ trước khi rời phòng thí nghiệm
3.2 Yêu cầu sư phạm khi thực hành tại phòng bộ môn [ 1]
3.2.1 Đối với các thí nghiệm thực hành
Các thí nghiệm thực hành phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- An toàn
- Thành công