1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kỹ năng dạy học-Tổ chức câu lạc bộ hóa học

29 2,3K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

Giao lưu với câu lạc bộ hóa học của trường khác...18 KẾT LUẬN...27 TÀI LIỆU THAM KHẢO...28 MỞ ĐẦU Tổ chức CLB là một loại hình hoạt động ngoại khóa rất đặc trưng ở trường THPT.. Đề tài

Trang 1

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN KĨ NĂNG DẠY HỌC HÓA HỌC

ĐỀ TÀI

TỔ CHỨC CÂU LẠC BỘ HÓA HỌC

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều HVTH: Lưu Thị Thu Huyền Cao học Khóa 23

Chuyên ngành: LL & PPDH Hóa Học

Thành phố Hồ Chí Minh – tháng 6/ 2013

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1 KHÁI QUÁT VỀ CÂU LẠC BỘ (CLB) 4

1.1 Khái niệm CLB 4

1.2 Mục đích, ý nghĩa của CLB 5

1.3 Chức năng của CLB 5

1.4 Nguyên tắc hoạt động của CLB 7

1.5 Một số loại hình CLB hiện nay 7

2 NỘI DUNG, HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ 10

2.1 Nội dung sinh hoạt của câu lạc bộ 10

2.2 Các hình thức tổ chức của câu lạc bộ 12

3 THÀNH LẬP VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ HÓA HỌC 12

3.1 Thành lập câu lạc bộ hóa học 12

3.2 Tổ chức câu lạc bộ hóa học 12

3.3 Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động CLB hóa học 13

4 MỘT SỐ CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CLB HÓA HỌC 13

4.1 Thảo luận chuyên đề về hóa học 13

4.2 Báo, tạp san, tri thức hóa học 16

4.3 Bản tin CLB hóa học 17

4.4 Giao lưu với câu lạc bộ hóa học của trường khác 18

KẾT LUẬN 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

MỞ ĐẦU

Tổ chức CLB là một loại hình hoạt động ngoại khóa rất đặc

trưng ở trường THPT Nó có tác dụng tích cực đối với sự hoàn thiện

nhân cách của học sinh Vì vậy việc tăng cường tổ chức cho HS tham

gia các hoạt động CLB là một phương hướng quan trọng để góp phần

nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện của nhà trường

Đề tài “Tổ chức hoạt động câu lạc bộ hóa học” sẽ giúp cho

chúng ta có những hiểu biết đúng đắn về ý nghĩa, vai trò, chức năng

của CLB hóa học, những loại hình, những nội dung và cách tổ chức

quản lí hoạt động CLB hóa học để ứng dụng vào việc tổ chức hoạt động

ngoại khóa ở nhà trường một cách có hiệu quả.

Trang 5

1 KHÁI QUÁT VỀ CÂU LẠC BỘ

1.1 Khái niệm câu lạc bộ

Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam, tập 1: Câu lạc bộ là một phương thức tổ chức hoạt động xã hội nhằm tiến hành các hoạt động chính trị, xã hội, khoa học, giải trí…Tổ chức CLB thuộc thể chế văn hóa, có tính quần chúng sinh hoạt theo chuyên đề nhất định để bồi dưỡng và giáo dục …về một lĩnh vực nào đó.

Câu lạc bộ là tập hợp những người có cùng sở thích, cùng quan điểm , và cùng nhau giao lưu trong một môi trường.[7]

Hoạt động CLB ở trường học là một loại hình hoạt động ngoại khóa Đây là

một loại hình hoạt động tự nguyện, tập hợp những HS cùng sở thích, sở trường hoặc năng khiếu về một lĩnh vực hoặc chuyên đề Như vậy, CLB là nơi để HS học tập, sinh hoạt, rèn luyện, vui chơi, giải trí… Hoạt động CLB có tính chất quần chúng rộng rãi, khuyến khích mọi HS tham gia.

Câu lạc bộ hóa học ở các trường phổ thông là một loại

hình câu lạc bộ học thuật, là một trong những hình thức

hoạt động ngoại khóa Là nơi tập hợp những người có

chung niềm đam mê hóa học , có cùng nhu cầu nguyện

vọng được chia sẻ tri thức, giao lưu học hỏi, phát triển

năng khiếu sở thích thông qua các hoạt động học tập,

sinh hoạt, rèn luyện, vui chơi, giải trí.

1.2 Mục đích, ý nghĩa của câu lạc bộ

Câu lạc bộ là nơi có những hoạt động phong phú, phù hợp với nhu cầu lợiích của thanh thiếu niên, tạo môi trường cho sáng kiến tài năng và năng khiếucủa thanh thiếu niên được bộc lộ, phát triển Bên cạnh định hướng giá trị mới,tạo điều kiện cho thanh thiếu niên trưởng thành về mọi mặt Câu lạc bộ nhằmnhững mục đích sau:

 Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và giáo dục đạo đức, truyền thống dântộc cho thanh thiếu niên

Trang 6

 Tạo điều kiện cho thanh thiếu niên giao tiếp, ứng

xử, vui chơi giải trí lành mạnh (chơi mà học), bày tỏ

quan điểm, tâm tư nguyện vọng trong công tác và trong

cuộc sống

 Giúp hội viên giải quyết các vấn đề khó khăn,

vướng mắc trong hoạt động, lao động, công tác và

trong cuộc sống hàng ngày

 Giúp tổ chức Đoàn, Hội, Đội tập hợp đoàn kết

các tầng lớp, các đối tượng thanh thiếu niên thông qua

các hoạt động của câu lạc bộ như; văn hoá, văn nghệ

học tập, lao động nghề nghiệp và các hoạt động xã hội

khác, góp phần đổi mới nâng cao chất lượng hoạt

động của Đoàn và phong trào thanh thiếu niên

Mục đích, ý nghĩa hoạt động của CLB nhằm phát huy năng lực, năngkhiếu, sở trường… của học sinh, tạo điều kiện để học sinh phát triển định hướngcủa mình Mặt khác cũng nhằm trang bị cho các em những tri thức kỹ năng cầnthiết đề vận dụng vào thực tiễn đời sống xã hội, góp phần phát triển và hoànthiện nhân cách của mình

1.3 Chức năng của câu lạc bộ

CLB có các năng sau:

 Giáo dục rèn luyện hội viên

Câu lạc bộ thanh thiếu niên là một trong những phương thức hoạt động sinhđộng có hiệu quả Đoàn, Hội, Đội là công cụ để giáo dục

chính trị, tư tưởng văn hoá, giáo dục truyền thống và giáo

dục thẩm mỹ cho thanh thiếu niên Đồng thời là môi

trường tiên tiến để hội viên tự điều chỉnh nhận thức, hành

vi, rèn luyện phấn đấu trưởng thành

 Tổ chức, giao tiếp, ứng xử

Trang 7

Qua các loại hình sinh hoạt khác nhau của câu lạc bộ, thanh thiếu niên có dịpgiúp nhau học tập, trao đổi kinh nghiệm trong cuộc

sống, phát huy mặt tốt cái đẹp, cải thiện uốn nắn các

biểu hiện tiêu cực, lỗi thời lạc hậu, kích thích tính chủ

động, sáng tạo, tính tích cực xã hội, xây dựng nếp

sống văn minh thanh lịch tiến bộ

 Nâng cao nhận thức và rèn luyện kỹ năng

Trên cơ sở nhu cầu, nguyện vọng, sở thích của từng đối tượng thanh niên vớinhững điều kiện, hoàn cảnh nghề nghiệp khác nhau Câu lạc bộ có trách nhiệmtừng bước thoả mãn, đáp ứng nhằm nâng cao nhận thứ

về mọi mặt trong học tập, lao động và trong công tác

cho thanh thiếu niên Đồng thời giúp họ rèn luyện

những kỹ năng cơ bản trong học tập, công tác và trong

quan hệ xã hội

Như vậy CLB có 3 chức năng cơ bản:

 Chức năng giáo dục

 Chức năng giao tiếp

 Chức năng vui chơi, giải trí

1.4 Nguyên tắc hoạt động của CLB

 Hiệu quả giáo dục là một trong những nguyên tắc quan trọng của câu lạc

bộ Mọi hoạt động của câu lạc bộ phải đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các cấp

bộ Đoàn, phải được định hướng giá trị nhằm giáo dục thanh thiếu niên theo lýtưởng của Đảng hướng tới chân, thiện, mỹ

 Đảm bảo tính thiết thực và quần chúng rộng rãi Xuất phát từ nhu cầu, lợiích của thanh thiếu niên và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi

Câu lạc bộ giúp thanh thiếu niên giải quyết những băn

khoăn vướng mắc, nâng cao hiểu biết về mọi mặt Câu lạc

bộ phải đáp ứng được nhu cầu của mọi đối tượng thanh

Trang 8

thiếu niên Phát huy năng lực sáng tạo, ý thức làm chủ của hội viên trong mọihoạt động của câu lạc bộ

 Đảm bảo tính tự nguyện, tự quản và sử dụng thời gian rỗi

Câu lạc bộ hình thành và hoạt động trên cơ sở nhu cầu nguyện vọng và tựnguyện tự giác của thanh thiếu niên Các nội dung hoạt động do hội viên sángtạo đề xuất phong phú và thường xuyên đổi mới dựa trên vai trò tự quản củathanh thiếu niên; Duy trì hoạt động không ảnh hưởng đến học tập, lao động vàcông tác của thanh thiếu niên

1.5 Một số loại hình CLB hiện nay

Câu lạc bộ tình bạn, tình yêu:

Đối tượng tham gia câu lạc bộ là đoàn viên, thanh niên dưới độ tuổi kết hônhoặc chưa lập gia đình, cán bộ Đoàn trực tiếp chỉ đạo hoặc làm cóo vấn cho câulạc bộ, các cộng tác viên như các nhà tâm lý, giáo dục, sư

phạm, các vị lão thành cách mạng có tâm huyết với thế

hệ trẻ

Câu lạc bộ tình bạn, tình yêu góp phần giáo dục đoàn

viên thanh niên có nhận thức đúng đắn về tình bạn, tình

yêu Quan hệ giao tiếp trong cộng đồng, thực hiện nếp

sống văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải

trí, đặc biệt là nhu cầu giao lưu tình cảm, giúp đoàn

viên thanh niên khắc phục nhược điểm, những suy nghĩ

lệch lạc trong quan hệ tình bạn, tình yêu, trang bị kiến

thức cần thiết để nam nữ thanh niên bước vào cuộc

sống gia đình

Câu lạc bộ gia đình trẻ:

Đối tượng tham gia câu lạc bộ này là những đôi vợ chồng trẻ tích cực tự

nguyện, những chuyên gia tâm lý giáo dục, y tế và những cộng tác viên tích cực

có cuộc sống gia đình hạnh phúc, những cán bộ Đoàn có kinh nghiệm trong lĩnhvực đời sống gia đình Câu lạc bộ gia đình trẻ giúp các thành viên có nhận thức

Trang 9

đúng đắn để tạo dựng đời sống gia đình hạnh phúc.

Thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình, nuôi con khoẻ, dạy

con ngoan, sống vệ sinh, lành mạnh Ngoài ra câu lạc

bộ còn góp phần tạo điều kiện cho các gia đình giúp

nhau sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập

Câu lạc bộ bạn gái:

Đối tượng tham gia là các nữ thanh niên chưa lập gia đình, một số chuyên giatâm lý, giáo dục, y tế, một số cộng tác viên có thể là nam thanh niên hoặc nữthanh niên có gia đình Câu lạc bộ bạn gái trước hết đáp ứng nhu cầu, nguyệnvọng của nữ thanh niên trong giao tiếp ứng xử, trong

đời sống tinh thần Câu lạc bộ bạn gái góp phần giáo

dục cho mọi thành viên của câu lạc bộ về giới tính,

trang bị kiến thức về nữ công gia chánh, những hiểu

biết cơ bản khi bước vào cuộc sống gia đình Giúp

các bạn gái tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong cuộc sống "muốn biếtnhưng ngại hỏi"

Câu lạc bộ phòng chống các tệ nạn xã hội:

Đối tượng tham gia là những đoàn viên, thanh niên cán bộ Đoàn tự nguyện,

tích cực trong phong trào chống các tệ nạn xã hội,

những cộng tác viên có chuyên môn trong lĩnh vực y

tế, công an, giáo dục những đối tượng đã mắc các tệ

nạn xã hội nhưng quyết tâm phấn đấu từ bỏ lỗi lầm

Câu lạc bộ phòng chống các tệ nạn xã hội nhằm

mục đích trang bị những hiểu biết cơ bản cho thanh thiếu niên về các tệ nạn xãhội (nguyên nhân, hậu quả của nó và cách phòng chánh) Góp phần tạo môitrường lành mạnh giúp thanh niên phòng tránh các tệ nạn xã hội Bên cạnh đócâu lạc bộ tạo điều kiện để mỗi thành viên là một tuyên truyền viên tích cực vềphòng chống các tệ nạn xã hội trong cộng đồng Câu lạc bộ còn là chỗ dựa cho

Trang 10

tổ chức Đoàn, Hội trong công tác đoàn kết tập hợp thanh niên, giáo dục thanhniên chậm tiến.

Các loại hình câu lạc bộ thể dục thể thao:

Các loại hình câu lạc bộ văn hoá, văn nghệ:

 Câu lạc bộ những người yêu thơ

 Câu lạc bộ tiếng hát tuổi xanh

 Câu lạc bộ âm nhạc

 Câu lạc bộ đàn ghi ta

Các loại hình câu lạc bộ nghề nghiệp, giải quyết công việc làm cho thanh niên:

 Câu lạc bộ tiếng nước ngoài (Anh, Nga, Pháp, Nhật )

Trang 11

Việc xác định loại hình câu lạc bộ cho phù hợp với từng đối tượng thanhniên dựa trên cơ sở nhu cầu, lợi ích chính đáng và nghề nghiệp của họ là việcquan trọng, góp phần xây dựng và duy trì câu lạc bộ có hiệu quả

2.1 Nội dung sinh hoạt của CLB

 Giáo dục chân, thiện, mỹ cho thanh thiếu niên

 Phổ biến những kiến thức khoa học công nghệ

 Nâng cao nhận thức về mọi mặt trong cuộc sống gắn với những chủ đềnhất định, tuỳ thuộc vào từng đối tượng, loại hình như câu lạc bộ cụ thể

 Hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao

 Nêu gương người tốt việc tốt

 Tổ chức cắm trại, tham quan, dã ngoại, các hoạt động vui chơi giải trílành mạnh

 Hỗ trợ thanh niên trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, lập nghiệp

2.2 Hình thức tổ chức của CLB

 Tuyên truyền, cổ động; triển lãm, báo tường, panô, phát thanh

 Toạ đàm, hội thảo, diễn đàn, sinh hoạt chủ đề, thảo luận về một đề tài đãđược lựa chọn

 Diễn giảng; sử dụng mạng lưới cộng tác viên, báo cáo viên

 Truyền thông; hoạt cảnh, tạp chí miệng, kể chuyện

 Lễ hội quần chúng; diễu hành, mít tinh, cắm trại, dạ hội

 Biểu diễn văn nghệ

 Thi đấu thể thao

 Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, thi thanh lịch, thi tay nghề, thi hùng biện Nội dung và hình thức tổ chức câu lạc bộ rất đa dạng và phong phú

3.1 Thành lập câu lạc bộ hóa học

Chuẩn bị thành lập CLB

Trang 12

 Khảo sát, nắm bắt nhu cầu nguyện vọng của HS.

 Bàn bạc để thống nhất loại hình CLB

 Thành lập Ban chủ nhiệm CLB

 Hoàn tất mọi thủ tục xin phép thành lập CLB Tuyên truyền vậnđộng Tuyên truyền vận động HS tham gia CLB và lập danh sách thành viênCLB

 Chuẩn bị cơ sở vật chất, kinh phí cần thiết để ra mắt CLB

 Chuẩn bị những văn bản và những nội dung cần thiết cho buổi ramắt CLB

 Chuẩn bị và thông báo thời gian, địa điểm ra mắt CLB

 Mời đại biểu và những người tham dự

Tổ chức buổi ra mắt CLB

 Khai mạc, tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu

 Đọc quyết định thành lập CLB

 Đọc quyết định và ra mắt Ban Chủ nhiệm CLB

 Giới thiệu nội quy, quy chế của CLB

 Công bố nội dung, chương trình hoạt động của CLB trong thời giantới

 Đại diện Ban Giám hiệu nhà trường phát biểu ý kiến, giao nhiệm vụcho Ban Chủ nhiệm CLB

 Tổ chức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ chào mừng buổi ra mắt

Duy trì hoạt động thường xuyên của CLB:

 Ban Chủ nhiệm CLB phân công nhiệm vụ cho từng thành viên,thành lập các tiểu ban của CLB, xác định mục tiêu, nhiệm vụ cho từng tiểu ban

 Lập kế họach hoạt động cho từng tháng, từng quý của CLB

 Chỉ đạo các tiểu ban lập kế họach cụ thể cho tiểu ban

 Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra từng tiểu ban để CLB đi vào nềnếp và hoạt động có hiệu quả

Trang 13

Bước 3: Tổ chức thực hiện kế hoạch đã định.

Các thành viên đã được phân công trách nhiệm khẩn trương hoànthành các công việc được giao

Trân trọng những sáng kiến dù nhỏ của mỗi thành viên

Linh hoạt điều chỉnh các nội dung hoạt động sao cho phù hợp vớicác điều kiện cụ thể

Nhanh chóng giải quyết những yêu cầu phát sinh

Bước 4 : Tổ chức hoạt động theo chương trình, nội dung đã hoạch định

 Khai mạc: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu chươngtrình

 Từng buớc tiến hành nội dung hoạt động theo chương trình, xen kẽcác nội dung sao cho buổi sinh hoạt sôi nổi, hấp dẫn tránh nhàm chán, đảm bảothời gian quy định

3.3 Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động CLB hóa học

 Các hoạt động cần được lên lên kế hoạch sớm, chuẩn bị kĩ càng

 Ngoài các thành viên trong câu lạc bộ nên khuyến khích xây dựng thêmđội ngũ cộng tác viên để đa dạng hóa thêm nội dung và hình thức trong hoạtđộng của câu lạc bộ

 Kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm để phổ biến và giới thiệu hoạtđộng của câu lạc bộ đến tất cả học sinh trong trường

 Tin học hóa trong hoạt động: lập diễn đàn hoạt động câu lạc bộ, địa chỉmail liên lạc của các thành viên trong câu lạc bộ…

Trang 14

 Kết hợp chặt chẽ với tổ bộ môn để được giúp đỡ về mặt chuyên môn.

4.1 Thảo luận chuyên đề về hóa học

Cách thức hoạt động

Một tháng một lần, thảo luận về một đề tài cụ thể

Tiến hành theo một trong 2 cách:

Cách 1: Cử đại diện thuyết trình là khách mời (giáo viên của trường, hay trườngbạn, học sinh giỏi…) trình bày trong thời gian quy định

 Học sinh thảo luận với thuyết trình viên bằng hệ thống câu hỏi(đã chuẩn bị)

 Người chủ đạo chương trình sẽ có nhiệm vụ đúc kết, nhận địnhđúng sai, nêu những phát hiện mới

 Tổng kết bằng cách động viên thực nghiệm cá nhân (nếu có thể),gợi ý một đề tài thảo luận mới để có hướng nghiên cứu trao đổi về sau

Cách 2: là tự thảo luận trao đổi (vẫn có khách mời là giáo viên…) Để có chấtlượng, nội dung thảo luận phải được xác định trước đó, các thành viên cũng phảichuẩn bị các vấn nạn, vướng mắc có liên quan Kết thúc thảo luận như cách 1

Nội dung

Các chủ đề có thể trao đổi:

 Lịch sử các nhà hóa học

 Lịch sử các phát minh sáng chế, lịch sử tìm ra các nguyên tố,các đơn chất và các hợp chất hóa học

 Hóa học và đời sống (những ứng dụng mà hóa học mang lại)

 Kinh nghiệm về giải bài tập Hóa…

 Các tin tức thời sự về hóa học

 Để có những chủ đề cụ thể, có thể vào trang web sau:

http://www.hoahocvietnam.com/

http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/

Ngày đăng: 22/03/2015, 13:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w