1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kỹ năng dạy học Tổ chức hoạt động nhóm

67 790 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 859 KB

Nội dung

Nhưng sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi con người phải có nhiều năng lực mớinhư năng lực tư duy độc lập, năng lực giao tiếp, năng lực làm việc tập thể, năng lựchoạt

Trang 1

   

TIỂU LUẬN

KỸ NĂNG DẠY HỌC HÓA HỌC

ĐỀ TÀI

Người hướng dẫn : PGS.TS Trịnh Văn Biều

Người thực hiện : Nguyễn Thị Ngọc Tuyết

Lớp cao học : K23

Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2013

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM 4

1.1 Khái niệm nhóm 4

1.2 Các nhân tố hình thành nhóm 4

1.2.1 Tương tác 4

1.2.2 Chia sẻ mục tiêu 4

1.2.3 Hệ thống các quy tắc 5

1.2.4 Vai trò 5

1.2.5 Hành vi trong nhóm 5

1.3 Lợi ích từ quá trình làm việc nhóm 5

1.3.1 Với cá nhân 5

1.3.2 Với nội dung công việc 6

1.4 Các yêu cầu khi tổ chức hoạt động nhóm 6

1.4.1 Các cơ sở để xác định yêu cầu 6

1.4.2 Yêu cầu với cá nhân 7

1.4.3 Các yêu cầu đối với nhóm khi làm việc 7

1.5 Những đặc trưng của thảo luận nhóm 8

1.6 Một vài vấn đề kỹ thuật trong thảo luận nhóm 8

Chương 2 HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO NHÓM 9

2.1 Khái niệm dạy học theo nhóm 9

2.2 Mục đích và tác dụng của dạy học theo nhóm 9

2.2.1 Mục đích 9

2.2.2 Tác dụng 10

2.3 Ưu điểm và hạn chế của dạy học theo nhóm 11

2.3.1 Ưu điểm 11

2.3.2 Hạn chế 11

2.4 Những yêu cầu đối với tổ chức dạy học theo nhóm 12

2.5 Cách chia nhóm trong dạy học 14

2.6 Các hình thức hoạt động nhóm trong dạy học 15

2.7 Một số công việc có thể tiến hành dưới hình thức hoạt động nhóm trong dạy học15 2.8 Thiết kế bài học sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm 16

2.9 Tiến trình dạy học theo nhóm 17

2.10 Một số cấu trúc và hình thức hoạt động trong DHHT 18

2.10.1 Cấu trúc Jigsaw của Elliot Aronson 18

2.10.2 Cấu trúc Stad của Slavin 20

2.10.3 Cấu trúc GI (Group Investigation) – điều tra theo nhóm 21

2.10.4 Hình thức “gánh xiếc” 23

2.10.5 Hình thức “cặp đôi chia sẻ” và “xây dựng kim tự tháp” 24

2.11 Một số kĩ thuật học tập hợp tác 25

2.11.1 Kĩ thuật khăn trải bàn 26

2.11.2 Kĩ thuật mảnh ghép 28

Chương 3 MỘT SỐ GIÁO ÁN MINH HỌA DẠY HỌC THEO NHÓM TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 33

3.1 Giáo án bài 29:“ OXI - OZON” (chương trình cơ bản) 33

Trang 3

3.2 Giáo án bài 32: Hiđrosunfua–Lưu huỳnhđioxit-Lưu Huỳnhtrioxit (tiết 1) 42

3.3 Giáo án ôn thi học kỳ II (tiết 69’) 48

3.4 Giáo án ôn thi học kỳ II (tiết 69’’) 59

KẾT LUẬN 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

Trang 4

MỞ ĐẦU

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nhấn mạnh: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trởthành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” Nhưng sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi con người phải có nhiều năng lực mớinhư năng lực tư duy độc lập, năng lực giao tiếp, năng lực làm việc tập thể, năng lựchoạt động nhóm, năng lực thích ứng với những thay đổi, … Đây chính là những nănglực giúp con người Việt Nam “đi tắt đón đầu”, rút ngắn khoảng cách so với các nướcphát triển trong khu vực và trên thế giới cũng như đáp ứng được những yêu cầu giáodục của XH Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết đó, ngành giáo dục đã và đang đổi mới

bằng hoạt động của người học”,

qua một nghiên cứu rằng: HS chỉ có thể nhớ 5% nội dung kiến thức thông qua việcđọc, nếu nghe giảng thì nhớ được 15%, thêm quan sát thì nhớ 20%, kết hợp nghe vànhìn thì nhớ 25%, thông qua trao đổi thì nhớ 55%, nếu được trực tiếp tham gia vàocác hoạt động để qua đó tiếp thu kiến thức thì tăng lên 75% và khi có cơ hội giảng lạicho người khác thì có thể nhớ tới 90%, Thật vậy, có nhiều phương pháp dạy họcbằng hoạt động của người học, tuy nhiên một phương pháp đã và đang mang lại hiệuquả rất cao trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng mục tiêu giáo dục

mới hiên nay đó chính là phương pháp dạy học theo nhóm.

Trang 5

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM

1.1 Khái niệm nhóm [3]

Nhóm là tập hợp những con người có hành vi tương tác nhau trên cơ sở những

kỳ vọng chung có liên quan đến lối ứng xử của người khác, bao gồm một số vị trí vàvai trò để thực hiện các mục tiêu (chung và riêng) và thỏa mãn các nhu cầu cá nhân

Sự thỏa mãn các nhu cầu cá nhân này phụ thuộc vào việc thực hiện mục tiêu chungcủa nhóm và mức độ thỏa mãn tất nhiên phụ thuộc vào nhóm hiệu quả hay kém hiệuquả

1.2.1.Tương tác

Các thành viên giao tiếp với nhau bằng lời nói hay ngôn ngữ cơ thể Làm việcnhóm là tương tác giữa tất cả các cá thể trong một tổ chức nhằm thực hiện một mụcđích chung Tương tác phải hai chiều, sự tham gia tích cực của cá nhân sẽ đem lại sựthỏa mãn và gắn bó với nhóm

1.2.2.Chia sẻ mục tiêu

Một tập hợp người không thể gọi là nhóm nếu

họ không có cùng mục tiêu, có khi là nhiều mục tiêu

Trong lớp học mục tiêu chung là học hỏi, trong một

tập thể nếu không chia sẻ những mục tiêu giống nhau

thì sẽ có sự phân hóa thành nhiều nhóm

Mục tiêu chính là động lực, là kim chỉ nam cho

hoạt động nhóm Mục tiêu phải khả thi, nhận diện

được và góp phần thực hiện mục đích lâu dài của nhóm Mục tiêu gắn liền với nhucầu quyền lợi của thành viên, có tính thách đố và thiết thân với họ Sự tham gia xâydựng mục tiêu chung sẽ đem lại hứng thú cho thành viên

Trang 6

1.2.3 Hệ thống các quy tắc

Làm việc trong nhóm phải có quy tắc để các thành viên tuân theo Đây chính

là luật lệ hướng dẫn hành vi mà nhóm đặt ra Những quy tắc này có thể được thôngbáo chính thức, hoặc được nhóm viên mặc nhiên chấp nhận không cần hình thức

Sự tuân thủ quy tắc sẽ giúp nhóm hoạt động tốt Các quy tắc này có thể được

áp đặt từ bên ngòai( ví dụ nội qui trường) , hay phát triển từ nội bộ nhóm (áo đồngphục, mừng sinh nhật thành viên…) Nhóm thường có sức ép mạnh mẽ với nhómviên và xác lập các hình thức kiểm sóat xã hội khiến nhóm viên phải tuân thủ các luật

lệ chung

1.2.4 Vai trò

Là khuôn mẫu các hành vi quen thuộc mà cá nhân phát triển để phục vụ nhóm.Các vai trò này từ từ thành nếp tùy đặc tính về nhân cách và nhu cầu nhóm viên vàđồng thời xuất phát từ nhu cầu, đặc điểm của nhóm

Một người có thể đóng nhiều vai trò Vai trò của các thành viên trong nhómphải được phân công một cách rõ ràng, vai trò này có thể thay đổi trong quá trìnhhoạt động tùy theo hoàn cảnh, khả năng, công việc…

Phải chú ý hành vi của các thành viên trong nhóm để đưa ra giải pháp

1.3 Lợi ích từ quá trình làm việc nhóm [9]

1.3.1 Với cá nhân:

học được tính kiên trì trong việc theo đuổi mục đích

nâng cao được khả năng tư duy phê phán, tư duy logic

bổ sung kiến thức, nhờ học hỏi lẫn nhau

Trang 7

thể hiện khả năng sáng tạo trong việc tạo ra các ý tưởng và lời giải mới

có sự hợp tác và chia sẻ với các thành viên trong nhóm

có thái độ tích cực dễ cảm thông, tạo sự hứng thú

hình thành những kỹ năng:

kỹ năng phát hiện vấn đề và nắm bắt thông tin

kỹ năng làm việc tập thể, kỹ năng thương lượng

1.3.2 Với nội dung công việc

Có rất nhiều ý tưởng và lời giải giúp cho việc giảm thời gian cũng như có nhiều cách

để lựa chọn trong giải quyết vấn đề

1.4 Các yêu cầu khi tổ chức hoạt động nhóm [9]

1.4.1 Các cơ sở để xác định yêu cầu

·Trách nhiệm:

Mỗi thành viên trong nhóm có trách nhiệm cùng mọi người trong nhóm đạt được mụcđích đề ra để làm điều đó một số yêu cầu cụ thể đề ra

Phải xác định được mục đích chung của nhóm

Xây dựng các bước cụ thể để đạt được mục đích

Mỗi thành viên xác định được quyền hạn, vai trò lợi ích của nhóm và cá nhân và mốiliên hệ giữa các yếu tố này

Mỗi thành viên phải có kiến thức cơ bản và kỹ năng cần thiết

Mỗi thành viên tự hào và thỏa mãn với thành tích đạt được của nhóm

Các thành viên lắng nghe và khai thác các ý kiến đóng góp, đặc biệt các ý kiến khác

lạ (mặt tích cực ý kiến này thường giúp nhóm dễ dàng vượt qua trở ngại),

Các thành viên ý thức xây dựng nhóm làm việc ngày càng hiệu quả

Vai trò và nhiệm vụ của mỗi thành viên được thay đổi phù hợp với các vấn đề phảigiải quyết

Sự đóng góp của cá nhân ( dù nhỏ) được các thành viên khác và nhóm công nhậnCác thành viên phải tôn trọng và giúp đỡ nhau tạo môi trường làm việc thân thiện vàcởi mở

Trang 8

Xây dựng các bước thực hiện

Phân công trách nhiệm cụ thể

1.4.2 Yêu cầu với cá nhân

Có sự chuẩn bị theo sự phân công của nhóm, ghi chú những vấn đề chưa rõ và traođổi nhóm

Có ý kiến ngắn gọn và tập trung vào vấn đề

Phải có trách nhiệm giải thích giúp đỡ nếu thành viên trong nhóm chưa hiểu rõ vấnđề

Lắng nghe ý kiến của người khác là yêu cầu bắt buộc

Không tự ý bỏ ra ngòai khi nhóm đang làm việc

Không được coi thường , chỉ trích các ý kiến trái ngược, xa lạ khi người khác nói.Nếu có ý kiến khác biệt thì cần tìm ra nguyên nhân trước khi đi đến kết luận

1.4.3 Các yêu cầu đối với nhóm khi làm việc

Tạo không khí thân thiện, cởi mở và tin cậy lẫn nhau

Có phương pháp giải quyết sự không nhất trí đối với một vấn đề

Thống nhất các mục tiêu cần đạt

Có sự thống nhất về các nguyên tắc sử dụng trong quá trình làm việc

Xác định rõ ràng vai trò của mỗi thành viên và mối quan hệ giữa các thành viên

Trang 9

Có hình thức tổ chức thích hợp cho các vấn đề cần giải quyết.

1.5 Những đặc trưng của thảo luận nhóm [6]

Theo Mauuel Bueucousejo Garcia, thảo luận nhóm có những đặc trưng sau:

- Cảm giác thống nhất và phụ thuộc lẫn nhau chiếm ưu thế trong các thành viên của nhóm, các em chia sẻ với nhau những yêu cầu và mục đích chung

- Mức độ tương tác và liên thông cao giữa các HS với nhau Nếu chia lớp thành các nhóm nhỏ thì sẽ tối ưu hóa sự trao đổi tự do những ý tưởng của HS

- Sự trao đổi ý tưởng được tiến hành phi hình thức: có thể là đàm thoại thân mật, trò chuyện bình thường giữa bạn bè và cộng sự

- Phân định rõ vai trò chủ yếu, khuyến khích sự tham gia tối đa của mỗi thành viên

- Có không khí dễ chịu, sự quan tâm và khoan hòa, ai cũng có quyền nghe và phản đối

- Sự giao tiếp đa phương, đa chiều Những ý tưởng có thể bắt nguồn từ bất cứ người nào và sự phản ứng cũng có thể từ bất cứ ai

1.6 Một vài vấn đề kỹ thuật trong thảo luận nhóm [9]

Để thảo luận thành công

Mục tiêu:

Được cả nhóm xác định rõ và cụ thể

Được giải quyết sau buổi thảo luận

Bầu không khí:

Thỏai mái, thân tình, cởi mở

Có sự bình đẳng và chấp nhận lẫn nhau của các thành viên trong nhóm

Tâm trạng thỏa mãn của thành viên:

Vì đã thu nhận được cái mới ( nội dung, thêm bạn, tình đồng đội, thay đổi thái độ)

Vì có đóng góp thực hiện mục tiêu chung ( chuyên môn, xây dựng nhóm)

Thời gian: đúng giờ, đúng chương trình ( không kéo qúa ½ – 2 giờ)

Phát hiện khác biệt, mâu thuẫn trong phát biểu cùng nhóm giải quyết

Trang 10

Nối kết các ý kiến trở thành hệ thống.

Trang 11

CHƯƠNG 2 HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO

NHÓM 2.1 Khái niệm dạy học theo nhóm [1], [5]

- Dạy học theo nhóm là một trong nhóm PPDH tích cực

- Dạy học theo nhóm (còn được gọi là dạy học nhóm, dạy học hợp tác…) là mộthình thức trong đó HS của một lớp học không làm việc cá nhân đơn lẻ mà được chiathành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành cácnhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc dưới sự hướng dẫn của

GV, qua đó giúp HS tự chiếm lĩnh tri thức, hiểu thấu đáo vấn đề và phát triển những

kỹ năng trí tuệ cần thiết Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau hoặc mỗi nhómnhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một chủ đề chung

Tùy theo nhiệm vụ cần giải quyết trong nhóm mà có những phương pháp làmviệc khác nhau được sử dụng Dạy học theo nhóm thường được áp dụng để đi sâu,vận dụng, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học, nhưng cũng có thể để tìm hiểu mộtchủ đề mới Trong các môn khoa học tự nhiên, công việc nhóm có thể được sử dụng

để tiến hành các thí nghiệm và tìm các giải pháp cho vấn đề được đặt ra

Dạy học theo nhóm là một trong những biện pháp tích cực hóa hoạt động nhậnthức của học sinh, một hình thức dạy học phổ biến ở các nước phát triển

2.2 Mục đích và tác dụng của dạy học theo nhóm [5]

2.2.1 Mục đích

Mục đích của dạy học theo nhóm là thông qua cộng tác thực hiện một nhiệm vụhọc tập nhằm phát triển tính tự lực, sáng tạo cũng như năng lực xã hội, đặc biệt là khảnăng cộng tác làm việc, thái độ đoàn kết của HS HS phải đạt được mục tiêu bài học

và rèn luyện để quen dần với con người có kỹ năng với phương pháp làm việc hợptác

Trang 12

tư duy, tình cảm và hành động độc lập, sáng tạo của HS.

- Phát triển năng lực cộng tác làm việc: công việc nhóm là phương pháp làm việcđược HS ưa thích HS được luyện tập những kỹ năng cộng tác làm việc như tinhthần đồng đội, tinh thần đoàn kết, khả năng hợp tác cùng giải quyết vấn đề, sự quantâm đến những người khác và tính khoan dung

- Phát triển năng lực giao tiếp: thông qua cộng tác làm việc trong nhóm giúp HSphát triển năng lực giao tiếp như biết lắng nghe, chấp nhận và phê phán người khác,biết nhìn nhận, biết trình bày và bảo vệ ý kiến của mình trong nhóm

- Hỗ trợ quá trình học tập mang tính xã hội: dạy học theo nhóm là quá trình họctập mang tính xã hội HS học tập trong mối tương tác lẫn nhau trong nhóm, có thểgiúp đỡ lẫn nhau, tạo lập, củng cố quan hệ xã hội và không thấy phải chịu áp lựccủa GV

- Tăng cường sự tự tin cho HS: vì được liên kết với nhau qua giao tiếp xã hội nêncác em sẽ mạnh dạn hơn và ít sợ mắc phải sai lầm Mặt khác thông qua giao tiếp sẽkhắc phục sự thô bạo, cọc cằn

- Phát triển năng lực phương pháp: thông qua quá trình tự lực làm việc và làmviệc nhóm giúp HS rèn luyện, phát triển phương pháp làm việc

- Tăng cường kết quả học tập: từ kết quả nghiên cứu so sánh thành tích học tậpcủa học sinh cho thấy rằng, những trường học đạt kết quả dạy học đặc biệt tốt lànhững trường có áp dụng và tổ chức tốt hình thức dạy học theo nhóm

Trang 13

2.3 Ưu điểm và hạn chế của dạy học theo nhóm [1], [10]

2.3.1 Ưu điểm

những ý tưởng, kiến thức và vốn hiểu biết của mình, điều này đặc biệt có ýnghĩa đối với các HS nhút nhát, thụ động, giúp các em thêm tự tin, mạnh dạn

tinh thần đoàn kết, sự hợp tác và ý thức tập thể

2.3.2 Hạn chế

- Tốn nhiều thời gian chuẩn bị và thực hiện Để tiết dạy học theo nhóm thànhcông cần sự chuẩn bị chu đáo ở cả GV lẫn HS 45 phút của 1 tiết học cũng là 1khó khăn

- Khó khi mới làm lần đầu và chưa có kinh nghiệm

- Nếu GV không có kỹ thuật điều khiển thì hiệu quả hoạt động sẽ bị hạn chế

Khó khăn trong hoạt động nhóm và biện pháp khắc phục

- Giải thích minh họa, làm mẫu.

- Kiên trì, thường xuyên tổ chức nhóm để hình thành cho HS kĩ năng làm việc nhóm Một số HS còn ỷ lại, dựa dẫm vào các bạn

cùng nhóm

- Giao việc vừa sức từ dễ đến khó, GV thường xuyên tới gần để động viên khuyến

Trang 14

- Không chia nhóm quá đông.

Việc quan sát đánh giá của GV chưa được

quan tâm đúng mức

GV nên có kế hoạch quan sát, hỗ trợ và động viên kịp thời kết quả làm việc của từng nhóm HS

2.4 Những yêu cầu đối với tổ chức dạy học theo nhóm [7]

Yêu cầu đối với GV

Việc dạy học theo nhóm có hiệu quả hay không phụ thuộc vào năng lực hướngdẫn, cố vấn của người GV Do đó để đạt kết quả cao trong dạy học theo nhóm vềphía GV cần đáp ứng các yêu cầu sau:

- Chuẩn bị chu đáo, đọc kỹ các tài liệu, am hiểu chủ đề sẽ thảo luận

- Cung cấp cho HS các tài liệu, thông tin cần thiết cho thảo luận

- Không tung ra quá nhiều vấn đề

- Những chỗ cần giải thích không nên tiết kiệm lời gây lỗ hổng kiến thức cho HS

- Không vội vã trả lời câu hỏi của HS, mà khéo léo chuyển sang cho các thành viênkhác của nhóm

- Biết gợi mở, khen ngợi, động viên khuyến khích mọi người tham gia, ngoài nhữngvấn đề mà các thành viên nhóm thảo luận tổng kết để báo cáo thì giáo viên phảiđặt thêm những câu hỏi bổ sung để phát huy tính tích cực hoạt động của nhóm

Yêu cầu đối với HS

- Chuẩn bị chu đáo cho buổi thảo luận

- Suy nghĩ độc lập, làm việc tự giác

- Chăm chú lắng nghe khi người khác nói

- Vui vẻ và cởi mở, có sự say mê, hứng thú đối với hoạt động

- Tôn trọng và thừa nhận sự đóng góp của người khác

- Thấy rõ trách nhiệm của bản thân (lắng nghe và tham gia đóng góp ý kiến), biếtphối hợp hoạt động, phân chia công việc hợp lý

- Khách quan và công bằng trong nhận xét, đánh giá

Trang 15

Tương tác giữa học sinh với học sinh trong dạy học theo nhóm [4]

Dạy học theo nhóm ngày càng được sử dụng rộng rãi trong trường học, giúp HS

có khả năng thực hiện nhiệm vụ phức tạp mà trong cùng điều kiện đó nếu từng HSthực hiện sẽ không thể làm được như khi làm trong nhóm Như vậy, có thể nói rằngtương tác giữa những người học trong khi làm việc cùng người khác là đòi hỏi tất yếucủa hình thức tổ chức dạy học theo nhóm Hình thức dạy học theo nhóm chỉ thực sự

có hiệu quả khi GV thiết kế được những nhiệm vụ và cách đánh giá thành tích củanhóm, từng cá nhân sao cho HS được đưa vào môi trường tương tác liên nhân cáchtrong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập: cả tương tác tự do và tương tác vì nhiệm

vụ học tập

Để sử dụng dạy học theo nhóm có hiệu quả cần quan tâm các nguyên tắc sau:

nhóm để đóng góp cho kết quả cao nhất

làm việc chung trong nhóm

những kỹ năng làm việc cùng người khác và cả mục đích bài học

tôn trọng nhau; tránh để người này lấn át người kia, lợi dụng hay coi thườngnhau

Trang 16

2.5 Cách chia nhóm trong dạy học[1]

Chia theo vị trí ngồi có sẵn

- Hai học sinh ngồi cạnh nhau

- Các học sinh ngồi cùng một bàn

- Học sinh hai bàn quay mặt lại với nhau

Chia theo danh sách lớp có sẵn

- Nhóm người theo số thứ tự từ nhỏ đến lớn của danh sách

- Nhóm người theo số thứ tự chẵn lẻ của danh sách

- Nhóm người theo số thứ tự cách quãng của danh sách

Chia theo sở thích

- Học sinh tự chọn nhóm theo hướng dẫn của giáo viên

- Học sinh dễ làm việc với nhau do có quan hệ tình cảm tốt

- Không rèn được khả năng làm quen, hợp tác…

Chia theo địa bàn cư trú

- Chia nhóm theo nơi ở của học sinh

- Các em tiện đến với nhau khi cần thực hiện các nhiệm vụ học tập ở nhà

Chia theo năng lực

- Nhóm có học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu …

- Giảm thiểu sự chênh lệch về năng lực giữa các nhóm

- Tạo điều kiện học sinh giúp đỡ lẫn nhau

Chia ngẫu nhiên

- Đếm số thứ tự 1, 2, 3, , n rồi lặp lại cho đến học sinh cuối cùng (n là sốnhóm cần chia) Phân chia sẵn vị trí ngồi cho các nhóm

- Các học sinh mang số 1 sẽ về vị trí số 1 (nhóm 1) Tiếp theo cho đến nhóm n

- Rèn cho học sinh khả năng làm quen, hợp tác…

2.6 Các hình thức hoạt động nhóm trong dạy học[1]

Phân loại theo nhiệm vụ học tập

- Thảo luận nhóm

Trang 17

- Thuyết trình theo nhóm.

- Giải bài tập theo nhóm

- Thực hành theo nhóm

Phân lọai theo số học sinh trong nhóm

- Làm việc theo nhóm ghép đôi

- Làm việc theo nhóm nhỏ (từ 3 đến 7 học sinh)

- Làm việc theo nhóm lớn (nhiều hơn 7 học sinh)

Phân lọai theo thời gian họat động nhóm

- Họat động nhóm tức thời (2-3 phút)

- Họat động nhóm trong thời gian ngắn (khỏang 10- 20 phút)

- Họat động nhóm trong cả tiết học hay buổi học

Phân lọai theo mức độ họat động độc lập của HS

- Nhóm độc lập (nhóm trưởng trực tiếp điều khiển)

- Nhóm bán độc lập (nhóm trưởng điều khiển có sự hỗ trợ của GV)

- Nhóm danh nghĩa (giáo viên trực tiếp điều khiển)

2.7 Một số công việc có thể tiến hành dưới hình thức hoạt động nhóm trong dạy học[1]

- Trả lời câu hỏi trong SGK, câu hỏi của GV (chọn những câu hỏi khó, phân kỳ)

- Tóm tắt nội dung bài học hay một phần của bài học

2.8 Thiết kế bài học sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm [4]

Để thiết kế bài học sử dụng PPDH theo nhóm nhỏ, GV cần thực hiện các bước sau:

Trang 18

1 Xác định được vấn đề chính của bài và hình thành những câu hỏi mà HS cần trả lời.

2 Lựa chọn những câu hỏi thích hợp để xây dựng nhiệm vụ cho HS Đây là những câu hỏi không có câu trả lời trực tiếp hay đơn giản, đơn trị mà phải tương đối phức tạp đối với đa số HS trong lớp hay đòi hỏi sự đa dạng các ý kiến khác nhau Điều cần lưu ý là thời gian quy định cho một tiết học không cho phép tổ chức nhiều hoạt động nhóm Do đó GV nên cân nhắc kỹ số hoạt động nhóm cần tổ chức trong một bài giảng tùy theo nội dung của từng bài

3 Mục tiêu của một hoạt động nhóm bao gồm: mục tiêu của bài học và mục tiêu cụ thể cho sự phát triển kinh nghiệm xã hội trong hoạt động nhóm Tùy theo hoàn cảnh

cụ thể của HS ở lớp mà GV đặt ra mục tiêu của hoạt động nhóm một cách cụ thể

4 Thiết kế nhiệm vụ cho nhóm nhằm yêu cầu HS trong nhóm cùng giải quyết vấn đềchính với nhau Tức là các thành viên cùng hướng tới mục tiêu chung của cả nhóm.Mỗi thành viên có thể được giao những nhiệm vụ cá nhân như nhau hoặc khác nhau

để đưa ra một sản phẩm chung của cả nhóm Tương tác giữa HS với nhau trong quátrình thực hiện nhiệm vụ có thể theo nhiều biện pháp khác nhau

5 Xây dựng phương án đánh giá cụ thể (nội dung đánh giá, hình thức đành giá cụthể) để thấy được sự cố gắng của mỗi cá nhân trong nhóm đều có ý nghĩa trong thànhtích chung của nhóm và thành tích của các thành viên trong nhóm có ảnh hưởng lẫnnhau Cách đánh giá, khen thưởng cá nhân hay nhóm là một biện pháp không thểthiếu để kích thích các thành viên trong nhóm hỗ trợ và hợp tác với nhau Khi cơ hộinhận phần thưởng cá nhân phụ thuộc không chỉ thành tích riêng của họ mà cả thànhtích của các thành viên trong nhóm thì các em sẽ có ý thức với sự cố gắng tiến bộ củacác thành viên khác trong nhóm hơn

6 GV đưa ra những câu hỏi để HS tự xem xét, đánh giá những thu hoạch và tiến bộcủa các em khi tham gia vào hoạt động nhóm Điều này không chỉ giúp GV có thôngtin về sự phát triển của HS về mặt xã hội và từ đó có những kế hoạch phát triển tiếptheo cho phù hợp

Trang 19

2.9 Tiến trình dạy học theo nhóm [4]

* Bước 1: Nhập đề và giao nhiệm vụ:

Giai đoạn này được thực hiện trong toàn lớp bao gồm những hoạt động chính sau:

- Giới thiệu chủ đề chung của giờ học: GV giới thiệu chủ đề, nhiệm vụ chung vàchỉ dẫn cần thiết thông qua thuyết trình, đàm thoại hay làm mẫu Việc này đôi khigiao cho HS trình bày với điều kiện là đã có sự thống nhất và chuẩn bị từ trước cùngGV

- Xác định nhiệm vụ của các nhóm: xác định và giải thích nhiệm vụ cụ thể của cácnhóm, xác định rõ những mục tiêu cụ thể cần đạt được Thông thường nhiệm vụ củacác nhóm là giống nhau, nhưng cũng có thể khác nhau

- Thành lập các nhóm học tập: có rất nhiều cách thành lập nhóm khác nhau nhưmục trên đã giới thiệu Tùy theo mục tiêu dạy học để quyết định cách chia nhóm nào

là hợp lý và mang lại hiệu quả tối ưu nhất

* Bước 2: Làm việc nhóm: trong giai đoạn này các nhóm tự lực thực hiện nhiệm vụ

được giao, trong đó những hoạt động chính là:

- Chuẩn bị chỗ làm việc nhóm: cần sắp xếp bàn ghế phù hợp với công việcnhóm, sao cho các thành viên có thể ngồi đối diện nhau để thảo luận Cần làm nhanh

để không tốn thời gian và giữ trật tự

- Lập kế hoạch làm việc bao gồm: chuẩn bị tài liệu học tập, đọc qua tài liệu, xácđịnh nhiệm vụ của nhóm, phân công nhiệm vụ trong nhóm, lập kế hoạch thời gian

- Thỏa thuận về quy tắc làm việc: mỗi thành viên đều có nhiệm vụ của mình,từng người ghi lại kết quả làm việc, lắng nghe ý kiến của người khác …

- Tiến hành giải quyết nhiệm vụ: thảo luận nhóm về việc giải quyết nhiệm vụ,sắp xếp kết quả công việc cho hoàn chỉnh

- Chuẩn bị báo cáo kết quả trước lớp: xác định nội dung, cách trình bày kết quả,phân công các nhiệm vụ trình bày trong nhóm…

Bước 3: Trình bày và đánh giá kết quả:

Trang 20

Đại diện các nhóm hoặc giáo viên chỉ định các thành viên trong nhóm trình bàykết quả trước toàn lớp Kết quả trình bày của các nhóm được đánh giá và rút ra nhữngkết luận cho việc học tập tiếp theo.

GV sửa những sai lầm, khuyết điểm của HS ngoài ra nhận xét thêm về tinh tinhthần, thái độ học tập của cá nhân, của cả lớp sau đó đánh giá cho điểm và tổng kết

GV phải có thang điểm đánh giá và cho điểm rõ ràng, có thể thiết kế sẵn cácphiếu đánh giá ứng với các loại sản phẩm HS cần đạt phát phiếu cho các nhóm đánhgiá lẫn nhau theo các tiêu chí có sẵn trong phiếu đồng thời cho điểm các nhóm

2.10 Một số cấu trúc và hình thức hoạt động trong DHHT [2]

2.10.1.Cấu trúc Jigsaw của Elliot Aronson

Jigsaw là một hình thức tổ chức học hợp tác đã được phát triển bởi ElliotAronson và các đồng nghiệp tại trường đại học Texas ở Califonia năm 1970 theoAronson hình thức tổ chức jigsaw trong lớp học nhằm giảm sự sung đột, cạnhtranh giữa các HS với nhau

a Cách thức tổ chức hoạt động nhóm theo cấu trúc Jigsaw [36],[59]

- Chia HS thành từng nhóm với số lượng 4-5HS/1 nhóm – nhóm hợp tác

- Chia cắt nội dung bài học thành 4-5 chủ đề, ứng với số TV trong nhóm

- Chọn một HS làm lãnh đạo nhóm – thường chọn HS ưu tú

- Mỗi TV của nhóm được giao một phần của bài học và có một khoảng thời gian để nắm bắt và hiểu được vấn đề

- Trong một khoảng thời gian xác định, các TV cùng chủ đề thảo luận với nhau trong một nhóm gọi là “nhóm chuyên gia”

- Các TV của nhóm chuyên gia trở về nhóm hợp tác, giảng lại cho cả nhóm về phần bài của mình, đảm bảo mọi TV trong nhóm nắm vững nội dung toàn bài học

- Các TV làm bài kiểm tra cá nhân, nội dung kiểm tra gồm tất cả các phần của bài học

- Kết quả kiểm tra là kết quả cá nhân và tính điểm nhóm

Bảng 1.1: Tóm tắt cấu trúc Jigsaw của E.Aronson

Trang 21

Bước làm

việc

1 Phân côngcông việc

2.Nhómchuyên gia

3 Nhóm hợp tác 4 Cá nhân

làm KT

5 Điểm cá nhân-

điểm nhóm

TV trong

nhóm

Chịu tráchnhiệm

Thảo luậnCùng chủ đề

Giảng bài chonhau

Các TVCùng chủ đề củatừng nhóm thảoluận

TVnhóm chuyêngia trở về nhómhợp tác và giảngbài cho nhau đểtừng TV hiểu hếtcác phần A, B,

C, D của bài học

Cá nhân làm

KT Nội dungbài KT gồm tất

cảcác phần A, B,

C, D của bàihọc

Từng TVkhông

những hiểu kĩphần bài củamình mà cònhiểu đượctoàn bộ bàihọc

b Ưu điểm

thể áp dụng ở VN do tính hiệu quả về mặt thời gian cao và hệ thống điểm số linh

hoạt

của cá nhân

c Phương án đánh giá kết quả hoạt động

Bài KT thường sử dụng hình thức TNKQ nhiều lựa chọn, và HS có thểtham gia vào việc tự đánh giá kết quả bài làm (tổ chức cho HS chấm chéo bài

nhau) Ở đề tài này chúng tôi đề xuất tiêu chí chấm điểm cá nhân cũng như điểm

của nhóm là điểm tích lũy Trong quá trình học, HS sẽ được tham gia hoạt động

hợp tác nhiều lần và tổng các điểm tích lũy sẽ được lấy thành 1 cột điểm cuối kì

Trang 22

 Điểm cá nhân = điểm bài kiểm tra

2.10.2 Cấu trúc Stad của Slavin

a Cách thức tổ chức hoạt động nhóm theo cấu trúc Stad

Stad được phát triển bởi Robert Slavin tại trường đại học Hopkins, có lẽ đây là mô hình đơn giản nhất thể hiện cách tiếp cận theo hướng DHHT Cấu trúc Stad được tổ chức theo các bước sau: Bước 1: Giới thiệu mục đích của bài học, giớithiệu thông tin tới HS thông tin qua bài giảng, SGK hay các tài liệu mở rộng khác.Bước 2: Chia HS thành các nhóm hợp tác với số lượng 4 -5

HS trong một nhóm Bước 3: GV giao nhiệm vụ cho các

nhóm

Bước 4: Tổ chức cho HS cùng nhau tìm hiểu nội dung bài học, mỗi TV đều nắm được kiến thức bài học một cách tốt nhất

Bước 5: Tiến hành kiểm tra cá nhân lần 1

Bước 6: Tổ chức cho HS chấm chéo bài kiểm tra, sau đó HS tiếp tục khắc phục các phần kiến thức nắm chưa nắm tốt

Bước 7: Tiến hành kiểm tra cá nhân lần 2

Bước 8: Đánh giá, nhận xét mức độ hợp tác và cố gắng của mỗi TV và nhóm

b Ưu điểm

TV, tạo cơ hội cho HS yếu kém sửa sai kiến thức, nhấn mạnh sự nỗ lực của bảnthân có ý nghĩa đối với thành công của nhóm

nhóm

HS có thể tự học, các bài luyện tập và ôn tập – HS có thể tự ôn lại kiến thức và nhờcác thành viên trong nhóm kiểm tra lại

c Phương án đánh giá kết quả hoạt động

Trang 23

Có nhiều tiêu chí đánh giá khác nhau, nhưng vẫn dựa trên nền tảng là sự cốgắng của HS, đặc biệt các HS yếu, sự cố gắng của họ sẽ góp phần đáng kể trongkết quả chung của nhóm Ở trong nội dung đề tài này chúng tôi đề xuất tiêu chí lấyđiểm như sau:

2.10.3 Cấu trúc GI (Group Investigation) – điều tra theo nhóm.

Mô hình này được Herber Thenlen đề xướng, sau đó Sharan và các đồng

sự của ông ở trường đại học Tel Aviv mở rộng và cải tiến Mô hình này được như

mô hình nhỏ của dạy học dự án

a Cách thức tổ chức hoạt động nhóm theo cấu trúc GI

Khác với mô hình Jigsaw và Stad, ở mô hình này HS được tham gia vàoviệc chọn chủ đề học, tự họ thiết lập lên kế hoạch học tập cũng như cách tiến hànhgiải quyết công việc, chính vì điều này đã yêu cầu cách tổ chức và tiêu chuẩn lớphọc phải đồng bộ và tốt hơn

Bước 1: Chia nhóm Thường phân lớp học thành các nhóm hỗn tạp có đầy

đủ thành phần từ 4 – 6 TV để hỗ trợ cho nhau trong quá trình hoạt động, tuynhiên có một số trường hợp nhóm được hình thành từ nhóm bạn có cùng sởthích, có cùng mối quan tâm đến một chủ đề

Bước 2: Lựa chọn chủ đề Nhóm HS có thể tự do lựa chọn chủ đề, tổ chức

bốc thăm hay do GV chỉ định, điều này tuỳ thuộc vào mỗi GV Nhưng cho các nhóm tự lựa chọn thì sẽ tạo được sự hứng khởi

Bước 3: Lập kế hoạch hoạt động nhóm hợp tác Nhóm HS lập kế hoạch

giải quyết vấn đề được giao, với những kế hoạch giải quyết từng giai đoạn

cụ thể với từng mục tiêu cụ thể GV có thể hướng dẫn HS nếu như nhóm chưa có được kĩ năng tổ chức công việc, GV cần cung cấp cho nhóm một số

tư liệu, các trang web cần thiết

Trang 24

Bước 4: Thực hiện kế hoạch Nhóm hoạt động theo kế hoạch đã đề ra, các

TV trong nhóm tập hợp tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau Sau

đó phân tích các thông tin, kiến thức thu được để từ đó có các ý tưởng haycho bài thuyết trình của nhóm Giai đoạn này, các TV thường xuyên trao đổivới nhau và với GV nếu gặp khó khăn, GV cần hỏi thăm, đôn đốc tiến trìnhhoạt động của nhóm

Bước 5: Báo cáo – thuyết trình kết quả Buổi báo cáo là để thể hiện kết quả

quá trình làm việc của nhóm, trước khi báo cáo GV cần xem duyệt lại nộidung chính xác, góp ý nội dung báo cáo cho hợp lí, cần thiết thì nhắc nhở tácphong cũng như phong cách đứng lớp của người thuyết trình

Bước 6: Đánh giá Đây là giai đoạn cuối cùng, nhưng quan trọng GV phải

thiết kế các tiêu chí đánh giá đúng khả năng đóng góp của mỗi TV, đề caotính hợp tác của các TV và hiệu quả giờ học mà nhóm báo cáo mang lại cho

cả lớp Tùy theo nội dung giao cho nhóm tìm hiểu, báo cáo mà GV thiết kếcách đánh giá khác nhau

b Ưu điểm

như sách, tài liệu, mạng internet hay kinh nghiệm của những người xung quanh

hoạch và tổ chức công việc của tập thể sao cho có hiệu quả

sẽ tránh được tình trạng ăn theo, HS sẽ rèn được kĩ năng làm việc theo nhóm

2.10.4 Hình thức “gánh xiếc”

dụng trong các giờ học môn tự nhiên và ngày càng phổ biến

- GV tổ chức cho mỗi nhóm tiến hành giải quyết một số bài tập hay số thínghiệm như nhau, nhưng theo thứ tự khác nhau Như vậy tại bất cứ thời điểm nào

ta cũng có các nhóm tiến hành các hoạt động khác nhau, nhưng đến cuối giờ thì các

Trang 25

nhóm đều kết thúc nhiệm vụ PP này thường được áp dụng cho những giờ học cần

đồ dùng thí nghiệm, tài liệu tham khảo… nhưng tại cơ sở giảng dạy không đủ đápứng cho các nhóm

định thời gian cần để giải quyết từng nội dung học tập cụ thể Ví dụ: một buổihọc mỗi nhóm phải thực hành 3 thí nghiệm, mỗi thí nghiệm cần 15 phút thì ta có

khác thì ta vẫn có thể áp dụng được mô hình này Ví dụ như ma trận sau áp dụngcho trường hợp mỗi nhóm phải giải quyết 5 thí nghiệm, mỗi thí nghiệm kéo dài 5phút, riêng thí nghiệm 1 được giải quyết trong 10 phút, ta có ma trận sau:

Tiến sĩ Frank Lyman, trường Đại học Maryland, đây là kĩ thuật dùng để khuyếnkhích HS tham gia vào hoạt động nhóm, kĩ thuật này đơn giản và dễ áp dụng vớicác bước:

Trang 26

 Bước 1: HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.

về vấn đề GV nêu ra

những suy nghĩ của cá nhân và thảo luận giải quyết vấn đề

mỗi bước hoạt động, GV nên đặt thời gian nhất định cho mỗi hoạt động nhóm

khác và giống nhau giữa hai hay nhiều vấn đề; tìm ưu và khuyết về một nhận địnhhay quyết định nào đó, hay hỏi đáp theo một đề tài cụ thể…

- Với hình thức “cặp đôi chia sẻ”, HS rèn khả năng tư duy nhạy bén trướccâu hỏi của GV, họ cũng có cơ hội để chia sẻ suy nghĩ với người khác, thể hiệnvai trò của cá nhân trong quyết định của nhóm, đồng thời HS cũng học được nhiều

ở người cùng nhóm

b “Xây kim tự tháp” hay “ném tuyết”

hai cặp sẽ kết hợp lại thành nhóm 4 người để hoàn thành một nhiệm vụ có liênquan Nếu cần thiết thì 4 người này sẽ ghép tiếp với 4 người khác để thành nhóm 8người

cần bao nhiêu TV trong một nhóm

- Trách nhiệm cá nhân

Trang 27

Mỗi học sinh phải chịu trách nhiệm về đóng góp của mình trong toàn bộ kết quảcủa cả nhóm Làm việc cùng nhau sẽ giúp nỗ lực của từng cá nhân hoàn thiện hơn

- Rèn luyện các kĩ năng xã hội

Để thu được kết quả cao nhất từ hình thức học tập hợp tác, các học sinh phải rènluyện kỹ năng xã hội của mình Làm việc cùng nhau có nghĩa các học sinh sẽ phảihọc cách hiểu người khác theo những cách khác nhau Họ cũng sẽ phải học cách tintưởng người khác, chấp nhận và hỗ trợ lẫn nhau Học sinh sẽ phải học cách giải quyếtvấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Trong trường hợp này, những kỹnăng hợp tác sẽ tạo ra những tình huống thực tế để áp dụng các kỹ năng vào thựctiễn

Những kỹ năng xã hội có thể được dạy một cách tốt nhất thông qua việc làmmẫu Giáo viên sẽ thực hiện mẫu kỹ năng giao tiếp, có chú ý đặc biệt đến kỹ năngnghe và nói, không ngắt lời người khác, diễn đạt lại ý kiến của người khác và kiểmtra lại việc hiểu nội dung đối thoại thông qua những câu hỏi đơn giản như “Em xinphép đặt câu hỏi” …chỉ là một vài trong số những kỹ năng cơ bản mà các học sinhphải học

- Cả nhóm thường xuyên rà soát công việc đang làm “Chúng ta đang làm như

thế nào?”

Để tăng hiệu quả làm việc của nhóm, học sinh có thể tiến hành việc đánh giáđịnh kỳ và thường xuyên về tiến độ thực hiện nhiệm vụ của mình Giáo viên tổ chức

Trang 28

thảo luận và khuyến khích học sinh thể hiện hiểu biết về quá trình đã trải qua bằng

cách đặt những câu hỏi như: “Điều gì đã giúp chúng ta tìm ra được giải pháp tốt”?

“Tại sao sự đóng góp của Kim lại có ý nghĩa?” “Điều gì không giúp được gì cho chúng ta?”

Sau khi đã rà soát và phân tích, học sinh cần đưa ra kết luận của riêng mình.Qua đó học sinh sẽ biết cách thức tổ chức học tập theo hình thức phối hợp và họccách xây dựng chiến lược để tổ chức hình thức này một cách hiệu quả hơn

2.11.1 Kĩ thuật khăn trải bàn

Kĩ thuật khăn trải bàn là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp táckết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm

Mục tiêu:

- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực

- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh

- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh

Tác dụng đối với học sinh:

- Học sinh học được cách tiếp cận với nhiều giải pháp và chiến lược khác nhau.

- Rèn kĩ năng suy nghĩ, quyết định và giải quyết vấn đề

- Giúp học sinh đạt được mục tiêu học tập cá nhân cũng như làm việc cùng

nhau

để đạt được mục tiêu chung của nhóm

- Sự phối hợp theo nhóm nhỏ giúp tạo cơ hội nhiều hơn cho học tập có sự phân

Trang 29

- Chia học sinh thành các nhóm và phát giấy A0 cho các nhóm.

- Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh Chia phần xungquanh thành các phần theo số thành viên của nhóm (ví dụ nhóm 4 người) Mỗi ngườingồi vào vị trí tương ứng với phần xung quanh

- Cá nhân học sinh tập trung vào câu hỏi, chủ đề, có thể trả lời câu hỏi hoặc xây

dựng chiến lược riêng, các giải pháp thực sự của mình và viết vào phần xung quanh.Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút

- Từ những quan điểm học tập và giải pháp riêng của mình, học sinh có thể thảoluận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa

Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kĩ thuật khăn trải bàn:

- Câu hỏi thảo luận là câu hỏi mở

- Nếu số học sinh trong một nhóm quá đông, chiếm quá nhiều chỗ so với chu vikhăn phủ bàn, có thể phát cho học sinh những mảnh giấy nhỏ để học sinh ghi lại ýkiến cá nhân Sau dó đính những ý kiến váo phần xung quanh khăn trải bàn

- Trong quá trình thảo luận thống nhất ý kiến, có thể đính những ý kiến thốngnhất vào giữa khăn Những ý kiến trùng nhau có thể đính chồng lên nhau

- Những ý kiến không thống nhất của nhóm không để ở phần giữa của “khăn trảibàn” Cá nhân có quyền bảo lưu những ý kiến chưa được thống nhất trong toàn nhóm

và được giữ lại ở phần xung quanh của khăn trải bàn

Ví dụ:

Trang 30

Yêu cầu mỗi học sinh tìm 3 ví dụ về mỗi loại cây dùng để lấy gỗ, dùng để làmthuốc, dùng để ăn và ghi vào góc “khăn phủ bàn” Sau đó yêu cầu học sinh thảo luậnnhóm để thống nhất và ghi lại tất cả các kết quả của nhóm vào giữa “khăn phủ bàn”.Đại diện nhóm sẽ trình bày kết quả thảo luận của nhóm Các nhóm tham gia đánh giákết quả làm việc chung của từng nhóm.

2.11.2 Kĩ thuật mảnh ghép

Kĩ thuật mảnh ghép là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa

cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm

Mục tiêu :

- Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp

- Kích thích sự tham gia tích cực của học sinh

- Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ nhận thứchoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 1 mà còn phải truyền đạt kết quả và hoàn thànhnhiệm vụ ở giai đoạn 2)

- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh

Tác dụng đối với học sinh:

- Giúp học sinh nắm bắt được các tài liệu bằng văn bản

- Giúp học sinh đạt được mục tiêu học tập cá nhân cũng như làm việc cùng nhau

để đạt được mục tiêu chung của nhóm

- Sự phối hợp theo nhóm nhỏ giúp tạo cơ hội nhiều hơn cho học tập có sự phân

Trang 31

B A

Nhóm chuyên

(…) Giai đoạn 1

Nhóm mảnh ghép

Giai đoạn 1: “Nhóm chuyên sâu”

- Lớp học sẽ được chia thành các nhóm (khoảng từ 3 - 6 người) Mỗi nhóm được

giao một nhiệm vụ nghiên cứu những nội dung học tập khác nhau (Ví dụ: Nhiệm vụ

A ở phiếu màu đỏ, nhiệm vụ B ở phiếu màu xanh, nhiệm vụ tiếp theo ở phiếu màuvàng) Các nhóm này được gọi là “nhóm chuyên sâu” tương ứng với nhiệm vụ đượcgiao

- Hoạt động nhóm đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm trả lời được tất cảcác câu hỏi trong nhiệm vụ, trở thành học sinh “chuyên sâu” của lĩnh vực đã tìm hiểu

và có khả năng trình bày lại vấn đề của lĩnh vực chuyên sâu ở giai đoạn tiếp theo

Giai đoạn 2: “Nhóm mảnh ghép”

- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 1, mỗi học sinh “chuyên sâu” từ cácnhóm khác nhau hợp lại thành các nhóm mới, gọi là “nhóm mảnh ghép” Lúc này,mỗi học sinh “chuyên sâu” trở thành những “mảnh ghép” trong “nhóm mảnh ghép”

Ví dụ: Các nhóm mảnh ghép I, II, … đều từ các mảnh ghép A, B,…

- Từng học sinh “mảnh ghép” lần lượt có nhiệm vụ chia sẻ, trình bày lại nộidung các mảnh ghép và nắm bắt được tất cả nội dung khác ở giai đoạn 1

Trang 32

- Sau đó nhiệm vụ mới được giao cho các “nhóm mảnh ghép” để giải quyết (Ví

dụ nhiệm vụ ở phiếu màu xám) Để giải quyết nhiệm vụ này, học sinh phải lắp ghépcác “mảnh kiến thức” của mình thành một bức tranh, giống như trong câu đố mảnhghép Bằng cách này, học sinh có thể nhận thấy những phần vừa thực hiện không chỉ

để giải trí hoặc trò chơi đơn thuần mà thực sự là những nội dung học tập quan trọng

Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kĩ thuật mảnh ghép:

- Nội dung các mảnh ghép cần được lựa chọn dựa trên những “nội dung lớn”

hoặc “đi vào chiều sâu của vấn đề” Những thông tin từ các mảnh ghép sẽ được ghéplại với nhau để có thể hiểu được bức tranh toàn cảnh Do đó, không nên chọn nhữngthông tin mang tính chất chuỗi thời gian, vì chúng không thể học một cách độc lậpđược Các chủ đề của các mảnh ghép có thể độc lập ở mức sao cho học sinh có thểtìm hiểu được

- Các học sinh “chuyên sâu” có thể có trình độ khác nhau, nhưng cần đảm bảo

sự cân bằng ở mức độ nào đó để có thể dạy lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ ở “nhómmảnh ghép”

- Số lượng mảnh ghép không quá lớn để đảm bảo các thành viên có thể dạy lại

kiến thức cho nhau

- Cần xác định các yếu tố hỗ trợ cần thiết để học sinh có thể hoàn thành nhiệm

vụ ở giai đoạn 1 Giáo viên phải kiểm soát được kết quả hoạt động ở giai đoạn 1 đểchuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo

- Việc sắp xếp lại “nhóm chuyên sâu” thành “nhóm mảnh ghép” cho phép họcsinh phát triển kiến thức đã tìm hiểu được ở giai đoạn 1 Mỗi thành viên đều là cáchọc sinh “chuyên sâu” ở các lĩnh vực khác nhau Thế mạnh của nhiệm vụ ở nhómmảnh ghép là học sinh được dạy cho học sinh Các em phải diễn đạt những gì đã học

và do đó hiểu hơn về những gì họ thực sự nắm chắc, những vấn đề gì vẫn còn nhầmlẫn hoặc còn khoảng cách nhất định Các thành viên khác trong nhóm được khuyếnkhích đặt câu hỏi hoặc hỏi để làm rõ Quá trình thảo luận nhóm phụ thuộc vào mức

độ chuyên sâu mà học sinh đã nắm được từ một chủ đề nhất định Điều này giúp chomọi học sinh có quyền được nói

Trang 33

- Đặc điểm của nhiệm vụ mới ở giai đoạn 2 là một nhiệm vụ phức hợp, có thểgiải quyết được trên cơ sở kiến thức đã có ở giai đoạn 1 Do đó cần xác định rõnhững yếu tố cần thiết về kiến thức, kĩ năng, thông tin, … để giải quyết nhiệm vụphức hợp.

- Khi thực hiện nhiệm vụ, có thể phân rõ vai trò và nhiệm vụ của các thành viêntrong nhóm như sau:

-Ví dụ:

Khi học bài học giới thiệu về lịch sử Đông Á, có thể chia nội dung bài thành các

chủ đề mảnh ghép như: Các triều đại khác nhau, Triết học Khổng tử và Lão tử, Kinh

tế, Khoa học, …trong lịch sử Đông Á Sau khi chia bài học thành các mảnh ghép theocác chủ đề khác nhau, giáo viên chuẩn bị các đoạn văn nhỏ cho học sinh đọc

Giai đoạn 1: Học sinh được chia thành các “nhóm chuyên sâu” Trong “nhómchuyên sâu”, học sinh thảo luận những nội dung của các chủ đề mảnh ghép Học sinh

có thể đặt câu hỏi để kiểm tra mức độ hiểu đoạn văn Các em sẽ chuẩn bị một sơ đồkhái niệm nhỏ để trình bày trong “nhóm mảnh ghép” Học sinh cần có thời gian đểchuẩn bị cho bài trình bày của mình

Giai đoạn 2: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, mỗi học sinh ở “nhóm chuyên sâu”khác nhau tập hợp lại thành những “nhóm mảnh ghép” Trong “nhóm mảnh ghép”,mỗi em là chuyên gia về một chủ đề nhỏ trong nội dung lịch sử Đông Á Mỗi họcsinh trình bày phần của mình cho các thành viên khác trong nhóm Các thành viênkhác trong nhóm được khuyến khích đặt câu hỏi hoặc hỏi để làm rõ

Cuối cùng, giáo viên có thể đặt câu hỏi về tài liệu, yêu cầu học sinh phải lắpghép các mảnh kiến thức của mình thành một bức tranh về lịch sử Đông Á

Ngày đăng: 22/03/2015, 13:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trịnh Văn Biều (2008), Hoạt động nhóm trong dạy học ở trường phổ thông, Tạp chí khoa học số 14 - 2008, NXB Đại học Sư phạm TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động nhóm trong dạy học ở trường phổ thông
Tác giả: Trịnh Văn Biều
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm TPHCM
Năm: 2008
2. TRần Thị Thanh Huyền (2010), Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học hóa học lớp 11, luận văn thạc sĩ GDH NXB DHSPTPHCM 3. Nguyễn Ngọc Lâm, Tài liệu hướng dẫn học tập khoa học giao tiếp, NXB Đại học Mở Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học hóa học lớp 11", luận văn thạc sĩ GDH NXB DHSPTPHCM3. Nguyễn Ngọc Lâm, "Tài liệu hướng dẫn học tập khoa học giao tiếp
Tác giả: TRần Thị Thanh Huyền
Nhà XB: NXB DHSPTPHCM3. Nguyễn Ngọc Lâm
Năm: 2010
4. Vũ Thị Sơn (2005), Xây dựng kế hoạch bài học có sử dụng hình thức nhóm nhỏ, Tạp chí giáo dục số 119 (8/2005) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng kế hoạch bài học có sử dụng hình thức nhóm nhỏ
Tác giả: Vũ Thị Sơn
Năm: 2005
5. Nguyễn Trọng Sửu (2007), Dạy học nhóm – phương pháp dạy học tích cực, Tạp chí giáo dục số 171 (kỳ 1-9/2007) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học nhóm – phương pháp dạy học tích cực
Tác giả: Nguyễn Trọng Sửu
Năm: 2007
6. Phan Thị Thùy Trang (2008), Hoạt động nhóm trong trường THPT, khóa luận tốt nghiệp cử nhân Hóa Học, Đại học Sư phạm tp HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động nhóm trong trường THPT
Tác giả: Phan Thị Thùy Trang
Năm: 2008
7. Nguyễn Xuân Trường (chủ biên) (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 10 môn hoá học, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 10 môn hoá học
Tác giả: Nguyễn Xuân Trường (chủ biên)
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2006
8. Hội thảo Việt - Bỉ (2010), Lí luận cơ bản một số kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận cơ bản một số kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực
Tác giả: Hội thảo Việt - Bỉ
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2010

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w