Kĩ thuật khăn trải bàn là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm.
Mục tiêu:
- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh -Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh
Tác dụng đối với học sinh:
-Học sinh học được cách tiếp cận với nhiều giải pháp và chiến lược khác nhau. - Rèn kĩ năng suy nghĩ, quyết định và giải quyết vấn đề.
- Giúp học sinh đạt được mục tiêu học tập cá nhân cũng như làm việc cùng nhau
để đạt được mục tiêu chung của nhóm.
-Sự phối hợp theo nhóm nhỏ giúp tạo cơ hội nhiều hơn cho học tập có sự phân hóa.
- Các nhiệm vụ này cũng giúp nâng cao mối quan hệ giữa các học sinh. Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, học cách chia sẻ kinh nghiệm và tôn trọng lẫn nhau.
- Tăng cường hiệu quả học tập
- Chia học sinh thành các nhóm và phát giấy A0 cho các nhóm.
- Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh. Chia phần xung quanh thành các phần theo số thành viên của nhóm (ví dụ nhóm 4 người). Mỗi người ngồi vào vị trí tương ứng với phần xung quanh.
-Cá nhân học sinh tập trung vào câu hỏi, chủ đề, có thể trả lời câu hỏi hoặc xây dựng chiến lược riêng, các giải pháp thực sự của mình và viết vào phần xung quanh. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút.
- Từ những quan điểm học tập và giải pháp riêng của mình, học sinh có thể thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa.
Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kĩ thuật khăn trải bàn:
- Câu hỏi thảo luận là câu hỏi mở.
- Nếu số học sinh trong một nhóm quá đông, chiếm quá nhiều chỗ so với chu vi khăn phủ bàn, có thể phát cho học sinh những mảnh giấy nhỏ để học sinh ghi lại ý kiến cá nhân. Sau dó đính những ý kiến váo phần xung quanh khăn trải bàn.
- Trong quá trình thảo luận thống nhất ý kiến, có thể đính những ý kiến thống nhất vào giữa khăn. Những ý kiến trùng nhau có thể đính chồng lên nhau.
- Những ý kiến không thống nhất của nhóm không để ở phần giữa của “khăn trải bàn”. Cá nhân có quyền bảo lưu những ý kiến chưa được thống nhất trong toàn nhóm và được giữ lại ở phần xung quanh của khăn trải bàn.
Yêu cầu mỗi học sinh tìm 3 ví dụ về mỗi loại cây dùng để lấy gỗ, dùng để làm thuốc, dùng để ăn và ghi vào góc “khăn phủ bàn”. Sau đó yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để thống nhất và ghi lại tất cả các kết quả của nhóm vào giữa “khăn phủ bàn”. Đại diện nhóm sẽ trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Các nhóm tham gia đánh giá kết quả làm việc chung của từng nhóm.
ii. Kĩ thuật mảnh ghép
Kĩ thuật mảnh ghép là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm.
Mục tiêu :
- Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp
- Kích thích sự tham gia tích cực của học sinh
- Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ nhận thức hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 1 mà còn phải truyền đạt kết quả và hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 2).
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh
Tác dụng đối với học sinh:
-Giúp học sinh nắm bắt được các tài liệu bằng văn bản.
- Giúp học sinh đạt được mục tiêu học tập cá nhân cũng như làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung của nhóm.
- Sự phối hợp theo nhóm nhỏ giúp tạo cơ hội nhiều hơn cho học tập có sự phân hóa.
- Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, học cách chia sẻ kinh nghiệm và tôn trọng lẫn nhau.
- Tăng cường hiệu quả học tập
Giai đoạn 1: “Nhóm chuyên sâu”
- Lớp học sẽ được chia thành các nhóm (khoảng từ 3 - 6 người). Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ nghiên cứu những nội dung học tập khác nhau. (Ví dụ: Nhiệm vụ A ở phiếu màu đỏ, nhiệm vụ B ở phiếu màu xanh, nhiệm vụ tiếp theo ở phiếu màu vàng). Các nhóm này được gọi là “nhóm chuyên sâu” tương ứng với nhiệm vụ được giao.
- Hoạt động nhóm đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ, trở thành học sinh “chuyên sâu” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại vấn đề của lĩnh vực chuyên sâu ở giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn 2: “Nhóm mảnh ghép”
- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 1, mỗi học sinh “chuyên sâu” từ các nhóm khác nhau hợp lại thành các nhóm mới, gọi là “nhóm mảnh ghép”. Lúc này, mỗi học sinh “chuyên sâu” trở thành những “mảnh ghép” trong “nhóm mảnh ghép”. Ví dụ: Các nhóm mảnh ghép I, II, … đều từ các mảnh ghép A, B,…
- Từng học sinh “mảnh ghép” lần lượt có nhiệm vụ chia sẻ, trình bày lại nội dung các mảnh ghép và nắm bắt được tất cả nội dung khác ở giai đoạn 1.
- Sau đó nhiệm vụ mới được giao cho các “nhóm mảnh ghép” để giải quyết (Ví dụ nhiệm vụ ở phiếu màu xám). Để giải quyết nhiệm vụ này, học sinh phải lắp ghép các “mảnh kiến thức” của mình thành một bức tranh, giống như trong câu đố mảnh ghép. Bằng cách này, học sinh có thể nhận thấy những phần vừa thực hiện không chỉ để giải trí hoặc trò chơi đơn thuần mà thực sự là những nội dung học tập quan trọng.
Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kĩ thuật mảnh ghép:
- Nội dung các mảnh ghép cần được lựa chọn dựa trên những “nội dung lớn” hoặc “đi vào chiều sâu của vấn đề”. Những thông tin từ các mảnh ghép sẽ được ghép lại với nhau để có thể hiểu được bức tranh toàn cảnh. Do đó, không nên chọn những thông tin mang tính chất chuỗi thời gian, vì chúng không thể học một cách độc lập được. Các chủ đề của các mảnh ghép có thể độc lập ở mức sao cho học sinh có thể tìm hiểu được.
- Các học sinh “chuyên sâu” có thể có trình độ khác nhau, nhưng cần đảm bảo sự cân bằng ở mức độ nào đó để có thể dạy lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ ở “nhóm mảnh ghép”.
- Số lượng mảnh ghép không quá lớn để đảm bảo các thành viên có thể dạy lại kiến thức cho nhau.
- Cần xác định các yếu tố hỗ trợ cần thiết để học sinh có thể hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 1. Giáo viên phải kiểm soát được kết quả hoạt động ở giai đoạn 1 để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo.
- Việc sắp xếp lại “nhóm chuyên sâu” thành “nhóm mảnh ghép” cho phép học sinh phát triển kiến thức đã tìm hiểu được ở giai đoạn 1. Mỗi thành viên đều là các học sinh “chuyên sâu” ở các lĩnh vực khác nhau. Thế mạnh của nhiệm vụ ở nhóm mảnh ghép là học sinh được dạy cho học sinh. Các em phải diễn đạt những gì đã học và do đó hiểu hơn về những gì họ thực sự nắm chắc, những vấn đề gì vẫn còn nhầm lẫn hoặc còn khoảng cách nhất định. Các thành viên khác trong nhóm được khuyến khích đặt câu hỏi hoặc hỏi để làm rõ. Quá trình thảo luận nhóm phụ thuộc vào mức độ chuyên sâu mà học sinh đã nắm được từ một chủ đề nhất định. Điều này giúp cho mọi học sinh có quyền được nói.
- Đặc điểm của nhiệm vụ mới ở giai đoạn 2 là một nhiệm vụ phức hợp, có thể giải quyết được trên cơ sở kiến thức đã có ở giai đoạn 1. Do đó cần xác định rõ những yếu tố cần thiết về kiến thức, kĩ năng, thông tin, … để giải quyết nhiệm vụ phức hợp.
- Khi thực hiện nhiệm vụ, có thể phân rõ vai trò và nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm như sau:
Vai trò Nhiệm vụ
Trưởng nhóm Phân công nhiệm vụ
Hậu cần Chuẩn bị đồ dùng tài liệu cần thiết Thư kí Ghi chép kết quả
Phản biện Đặt các câu hỏi phản biện Liên lạc với nhóm khác Liên hệ với các nhóm khác
Liên lạc với thày cô Liên lạc với giáo viên để xin trợ giúp
-
Ví dụ:
Khi học bài học giới thiệu về lịch sử Đông Á, có thể chia nội dung bài thành các chủ đề mảnh ghép như: Các triều đại khác nhau, Triết học Khổng tử và Lão tử, Kinh tế, Khoa học, …trong lịch sử Đông Á. Sau khi chia bài học thành các mảnh ghép theo các chủ đề khác nhau, giáo viên chuẩn bị các đoạn văn nhỏ cho học sinh đọc.
Giai đoạn 1: Học sinh được chia thành các “nhóm chuyên sâu”. Trong “nhóm chuyên sâu”, học sinh thảo luận những nội dung của các chủ đề mảnh ghép. Học sinh có thể đặt câu hỏi để kiểm tra mức độ hiểu đoạn văn. Các em sẽ chuẩn bị một sơ đồ khái niệm nhỏ để trình bày trong “nhóm mảnh ghép”. Học sinh cần có thời gian để chuẩn bị cho bài trình bày của mình.
Giai đoạn 2: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, mỗi học sinh ở “nhóm chuyên sâu” khác nhau tập hợp lại thành những “nhóm mảnh ghép”. Trong “nhóm mảnh ghép”, mỗi em là chuyên gia về một chủ đề nhỏ trong nội dung lịch sử Đông Á. Mỗi học sinh trình bày phần của mình cho các thành viên khác trong nhóm. Các thành viên khác trong nhóm được khuyến khích đặt câu hỏi hoặc hỏi để làm rõ.
Chủ đề: Câu tiếng Việt Giai đoạn 1:
Nhiệm vụ 1: Thế nào là câu đơn? Nêu và phân tích ví dụ minh họa. Nhiệm vụ 2: Thế nào là câu ghép? Nêu và phân tích ví dụ minh họa. Nhiệm vụ 3: Thế nào là câu phức? Nêu và phân tích ví dụ minh họa Giai đoạn 2:
Nhiệm vụ mới: Câu đơn, câu phức và câu ghép khác nhau ở điểm nào? Phân tích ví dụ minh hoạ.
Chương 3. MỘT SỐ GIÁO ÁN MINH HỌA DẠY HỌC THEO NHÓM TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ
THÔNG
a. Giáo án bài 29:“ OXI - OZON” (chương trình cơ bản) Bài 29: OXI - OZON
I.
Mục tiêu
I.1.
Về kiến thức
HS biết:
- Đặc điểm cấu tạo, các tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, phương pháp điều chế khí Oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, ứng dụng và tầm quan trọng của Oxi trong đời sống và sản xuất.
- Ozon là một dạng thù hình của Oxi, Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn Oxi, điều kiện tạo thành và ảnh hưởng của khí Ozon đến đời sống trên trái đất.
HS hiểu:
- TCHH cơ bản của Oxi và Ozon là tính oxi hóa mạnh (Oxi hóa được hầu hết kim loại, phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ).
HS vận dụng:
- Từ TCHH của Oxi và Ozon, HS vận dụng để giải thích một số ứng dụng thực tế của chúng cũng như hiện tượng cháy và sự phân hủy của các chất trong tự nhiên. - Vận dụng giải một số bài tập có liên quan.
I.2.
Về kỹ năng
- Kỹ năng hoạt động nhóm.
- Rèn luyện kỹ năng lập luận logic, dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính oxi hóa mạnh của Oxi và Ozon.
- Kỹ năng tiến hành thí nghiệm, quan sát và rút ra nhận xét, giải thích hiện tượng. - Viết PTPƯ minh họa các TCHH và điều chế Oxi.
- HS nhận thấy môn Hóa Học rất thiết thực, gắn liền với đời sống và thấy hứng thú, say sưa học tập đối với tiết giảng nói riêng và đối với bộ môn Hóa Học nói chung. - Tích cực hoạt động nhóm.
- Tích cực tham khảo, tìm tòi các vấn đề và kiến thức có liên quan đến bài giảng.
II.
Trọng tâm bài giảng
Tính chất hóa học của Oxi.
III.
Phương pháp giảng dạy
Thảo luận nhóm (4 – 5 HS / nhóm). Kết hợp các phương pháp:
Thuyết trình.
Đàm thoại.
Dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
Trực quan (thí nghiệm, tranh ảnh thí nghiệm,….).
Sử dụng phiếu học tập.
Sử dụng sách giáo khoa.
IV.
Chuẩn bị
IV.1. Giáo viên:
Bảng tuần hoàn
Các phiếu học tập
Sơ đồ chưng cất phân đoạn không khí lỏng
Hóa chất, dụng cụ thí nghiệm: Mg cháy trong oxi, C cháy trong oxi, đốt rượu Etylic trong bát sứ
IV.2. Học sinh:
Đọc trước bài 29: Oxi - Ozon (chương trình cơ bản) và tham khảo các tài liệu có liên quan đến bài giảng.
V.
Tiến trình dạy học
V.1. Ổn định lớp. V.2. Kiểm tra bài cũ
Dựa vào kiết thức đã học ở chương “bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và Định luật tuần hoàn” hãy phát biểu định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học và cho biết quy luật biến đổi tính phi kim của các nguyên tố trong một nhóm A?
V.3. Thiết kế các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài giảng HĐ1: Vào bài
- GV tạo tình huống hóm hỉnh bằng cách đọc bài thơ “chế”: Trăm năm trong cõi người ta Muốn sống thì phải thở ra hít vào
Trong năm trong cõi người nào Muốn sống thì phải hít vào thở ra
Thật vậy Oxi có vai trò vô cùng quan trọng, qua nghiên cứu người ta đã chứng minh được 1 con người bình thường có thể nhịn ăn từ 4-5 ngày, nhịn uống 2 ngày nhưng không thể nhịn thở được vài chục giây.
Ngoài ra, em có biết tại sao bầu trời lại có màu xanh không? Đó là do ở tầng khí quyển cách mặt đất khoảng 25 km chứa ozon ở dạng khí có màu xanh nhạt.
Nhiệm vụ của chúng ta là gì? Đó là phải nghiên cứu xem Oxi có những tính chất gì mà có tầm quan trọng lớn đến vậy? Cũng như tìm hiểu xem tầng khí quyển đó có vai trò quan trọng như thế nào, điều đó có liên quan gì đến tính chất của chúng? Để trả lời câu hỏi này, hôm nay cô và các em sẽ vào bài 29 “oxi-ozon”.
HĐ2: Tìm hiểu vị trí và cấu tạo của Oxi - GV treo bảng hệ thống tuần hoàn, yêu cầu học sinh dựa vào BTH và thảo luận nhóm để trả lời PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1. - GV gọi đại diện 1 nhóm trả lời ( Lưu ý: các nhóm đóng sách lại thảo luận. Nhóm nào giơ tay nhanh nhất sẽ giành quyền trả lời và nếu đúng thì sẽ có điểm cộng cho cả nhóm.)
- GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV hoàn chỉnh câu trả lời.
A. OXI
I. Vị trí và cấu tạo
- Vị trí: Oxi(O)thuộc ô thứ 8, nhóm VIA, chu kỳ 2.
- Cấu hình e của nguyên tử oxi: 8O 1s2 2s2 2p4
2s2 2p4
Có 6e ở lớp ngoài cùng, trong đó có 2e độc thân có khả năng tạo liên kết. Ở điều kiện thường, trong phân tử oxi 2 nguyên tử tạo liên kết cộng hóa trị không cực với nhau vì có hiệu độ âm điện bằng 0.
Công thức phân tử: O2 Công thức cấu tạo: O=O Công thức electron:
HĐ3: Tìm hiểu TCVL của Oxi
- GV đặt vấn đề: Xung quanh chỗ các
II. Tính chất vật lý
- Oxi là chất khí không màu, không mùi, O O
em ngồi có oxi không? Không khí bên ngoài phòng có oxi không? Trong cơ thể các em có oxi không?...
- HS: …
- GV: Các em có thấy oxi không mà khẳng định là có? Đúng vậy, Oxi là một khí rất quen thuộc với con người, vậy bằng kiến thức thực tế của mình, hãy