- Tác dụng với dung dịch bazơ tạo 2 loại muối:
d. Giáo án ôn thi học kỳ II (tiết 69’’)
Tiết 69’’: ÔN THI HỌC KỲ II I.
Mục tiêu
I.1.
Về kiến thức
- Củng cố, hoàn thiện kiến thức có liên quan trong phần kim loại. - Vận dụng lý thuyết vào giải các bài toán có liên quan.
I.2.
Về kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm nhỏ .
- Rèn luyện kỹ năng viết các phương trình phản ứng xảy ra trong bài toán có liên quan đến một số kim loại đã học.
- Rèn luyện kỹ năng tư duy, lập luận logic, vận dụng kiến thức đã học vào giải các bài toán có liên quan đến một số kim loại đã học.
I.3.
Về thái độ:
- HS tích cực hoạt động nhóm.
- HS hứng thú học tập đối với tiết giảng nói riêng và bộ môn hóa học nói chung.
- Say sưa tìm hiểu về thế giới vi mô.
II.
Trọng tâm bài giảng
- Giải các bài toán có liên quan đến các kim loại đã học.
III.
Phương pháp giảng dạy
Thảo luận nhóm nhỏ (8 học sinh / nhóm). Kết hợp các phương pháp:
Thuyết trình.
Đàm thoại.
Dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
Trực quan (bảng hệ thống tuần hoàn,….).
IV.1. Giáo viên
- Phiếu học tập số 5, 6, 7, 8.
- Cùng HS chia nhóm và sắp xếp sơ đồ vị trí chỗ ngồi cho 6 nhóm (8 HS/nhóm).
IV.2. Học sinh
- Ôn lý thuyết, vận dụng giải 1 số bài tập có liên quan đến các kim loại đã học. - Cùng GV chia nhóm và sắp xếp sơ đồ vị trí chỗ ngồi cho 6 nhóm, cử nhóm trưởng để phân công công việc và thư ký để lên bảng viết câu trả lời của nhóm.
V.
Tiến trình dạy học
V.1. Ổn định lớp.
V.2. Kiểm tra bài cũ
- Câu 3, 4, 5, 6, 8 trong PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (2 điểm / câu)
V.3. Thiết kế các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV & HS Nội dung bài giảng HĐ1: Vào bài
GV: Một em đứng tại chỗ nhắc lại cho cô và cả lớp biết hôm trước chúng ta đã học những gì?
HS: …
GV: Tiết trước các em đã được ôn tập, củng cố lý thuyết của chương 5 và 6 dưới hình thức trả lời các câu trắc nghiệm có liên quan. Theo các em, trong hóa học, chỉ học lý thuyết thôi đã đủ chưa?
GV: Vậy ngoài lý thuyết ra còn gì nữa? Vậy để hoàn thiện , nâng cao hơn nữa các kiến thức đã học, hôm nay cô và các em sẽ đi vào tiết tiếp theo – tiết 69’’ là ôn tập các bài toán trắc nghiệm có liên quan đến một số kim loại đã học.
HĐ2: Nghiên cứu phiếu học tập số 5 - GV phát PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 cho các nhóm và ra hiệu lệnh PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 Bài 1: Tóm tắt: Cu Cu(NO3)2 Ag AgNO3 6g + HNO3 14,68g
cho các nhóm bắt đầu thảo luận trong thời gian 5 phút, khi hết thời gian thảo luận GV ra hiệu lệnh để nhóm nào trả lời nhanh nhất sẽ giành quyền ưu tiên trả lời, nếu nhóm trả lời đúng hết sẽ được điểm cộng cho cả nhóm. - HS (nhóm giành quyền ưu tiên): cử 3 đại diện lên bảng lần lượt hoàn thành bài 1, 2, 3 trong phiếu học tập số 5 (nếu đúng hết 3 bài thì cả nhóm sẽ được điểm cộng, nếu chỉ sai 1 bài thì cả nhóm không được điểm cộng). - GV gọi nhóm khác nhận xét. - GV tóm tắt làm mẫu 3 bài của phiếu học tập số 1(vì là phiếu đầu tiên) và yêu cầu các nhóm lên 3 phiếu học tập còn lại trước khi giải phải tóm tắt logic nếu đúng hết mới được điểm cộng cho nhóm.
- Gv lưu ý HS 3 bài toán này có tỉ lệ số mol không thay đổi mà khi giải trắc nghiệm cần làm nhanh nên không cần viết phương trình phản ứng.
- GV hoàn chỉnh bổ sung câu trả lời của nhóm nhận xét và bài giải
% KL hợp kim?
Giải: Đặt số mol của Cu và Ag lấn lượt là x, y (mol) số mol của Cu(NO3)2 và AgNO3 lần lượt là x, y (mol), theo đề ta có hệ phương trình sau: 64x + 108 y=6 x = 0,06 = nCu 188x + 170 y = 14,68 y = 0, 02 = nAg % Cu = 64% %Ag = 36 % Đáp án B Bài 2: Tóm tắt 5 mol Al 0, 5 mol Ni % KL hợp kim? Giải: mAl= 5.27 = 135g mNi= 0,5.59 = 29,5g % Al= 82%, % Ni= 18% Đáp án B Bài 3: Tóm tắt Fe Zn % KL hợp kim? Giải: nH2= 0,448:22,4=0,02 mol
Gọi số mol của Fe, Zn lần lượt là x, y (mol), ta có hệ phương trình sau: 56x +65y =1,165 x=0,015 =n
Al – Ni
mhh = 164,5g
của nhóm trả lời. x + y = 0, 02 y = 0,005= nZn
Vậy: % Fe= 72,1%, %Zn=27,9%
Đáp án C
HĐ3: Nghiên cứu phiếu học tập số 6
- GV phát PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6 cho các nhóm và ra hiệu lệnh cho các nhóm bắt đầu thảo luận trong thời gian 5 phút, khi hết thời gian thảo luận GV ra hiệu lệnh để nhóm nào trả lời nhanh nhất sẽ giành quyền ưu tiên trả lời, nếu nhóm trả lời đúng hết sẽ được điểm cộng cho cả nhóm. - HS (nhóm giành quyền ưu tiên): cử 2 đại diện lên bảng lần lượt hoàn thành bài 1, 2 trong phiếu học tập số 6 (nếu đúng hết 2 bài thì cả nhóm sẽ được điểm cộng, nếu chỉ sai 1 bài thì cả nhóm không được điểm cộng). - GV gọi nhóm khác nhận xét. - GV bổ sung câu trả lời của nhóm nhận xét, nhóm trả lời. - GV nhắc lại các bước giải bài toán về tăng giảm khối lượng
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6 Bài 1:
Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu 0,1 0,1 0,1 0,1 Cứ 1 mol Zn phản ứng thì giảm 1g Vậy 0,1 mol Zn phản ứng thì giảm xg Vây phản ứng xong khối lượng lá Zn sẽ giảm x = 0,1 g
Đáp án C Bài 2
Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu Cứ 1 mol Fe phản ứng thì tăng 8 gam
x mol Fe phản ứng thì tăng 1,6 gam
nFe =x = 0,2 mol = nCu
Vậy khối lượng đồng bám trên lá sắt là m= 0,2.64=12,8 gam
Đáp án A
HĐ4: Nghiên cứu PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7
- GV phát PHIẾU HỌC TẬP SỐ
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7 Bài 1:
7 cho các nhóm và ra hiệu lệnh cho các nhóm bắt đầu thảo luận trong thời gian 5 phút, khi hết thời gian thảo luận GV ra hiệu lệnh để nhóm nào trả lời nhanh nhất sẽ giành quyền ưu tiên trả lời, nếu nhóm trả lời đúng hết sẽ được điểm cộng cho cả nhóm. - HS (nhóm giành quyền ưu tiên): cử 4 đại diện lên bảng lần lượt hoàn thành bài 1, 2, 3, 4 trong PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7 (nếu đúng hết 4 bài thì cả nhóm sẽ được điểm cộng, nếu chỉ sai 1 bài thì cả nhóm không được điểm cộng).
- GV gọi nhóm khác nhận xét. - GV hoàn chỉnh bổ sung câu trả lời của nhóm nhận xét và bài giải của nhóm trả lời.
- GV gọi nhóm khác nhận xét. - GV bổ sung câu trả lời của nhóm nhận xét và nhóm trả lời. - GV nhấn mạnh cho HS khi bài toán điện phân có cho thời gian và cường độ thì không cần viết PTPƯ mà áp dụng công thức của định luật Faraday còn nếu bài toán không cho các dữ kiện đó
= (64.5.3600):(2.96500) =5,9 gam Đáp án A Bài 2: m = (A.I.t):(n.F) = (64.3.3600):(2.96500) =3,58 gam Đáp án B Bài 3:
Cu(NO3)2 +H2O Cu + 2HNO3+ 1/2O2
0,1 0,1 0,05 mgiảm = mCu + mO2 = 64.0,1 + 32. 0,05 = 8 gam Đáp án C Bài 4: NaCl + H2O NaOH + 1/2Cl2 + 1/2H2 0,1 0,05 0,05 V khí = 0,5.22,4 + 0,5 .22, 4 =2,24 lít đáp án C
thì phải tính toán dựa vào PTPƯ.
HĐ5: Nghiên cứu PHIẾU HỌC TẬP SỐ 8
- GV phát PHIẾU HỌC TẬP SỐ 8 cho các nhóm và ra hiệu lệnh cho các nhóm bắt đầu thảo luận trong thời gian 5 phút, khi hết thời gian thảo luận GV ra hiệu lệnh để nhóm nào trả lời nhanh nhất sẽ giành quyền ưu tiên trả lời, nếu nhóm trả lời đúng hết sẽ được điểm cộng cho cả nhóm. - HS (nhóm giành quyền ưu tiên): cử 4 đại diện lên bảng lần lượt hoàn thành bài 1, 2 trong phiếu học tập số 8 (nếu đúng hết 2 bài thì cả nhóm sẽ được điểm cộng, nếu chỉ sai 1 bài thì cả nhóm không được điểm cộng). - GV gọi nhóm khác nhận xét. - GV hoàn chỉnh bổ sung câu trả lời của nhóm nhận xét và bài giải của nhóm trả lời.
- GV gọi nhóm khác nhận xét. - GV hoàn chỉnh bổ sung câu trả lời của nhóm nhận xét và nhóm trả lời.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 8 Bài 1:
Đặt công thức chung của hợp kim là CuxZny %Cu 64x 60% %Zn 65y 40% x:y = 3:2 Vậy hợp kim: Cu3Zn2 Đáp án D Bài 2:
Đặt công thức chung của hợp kim là CuxAly 27y 27y + 64x 23,68y = 7,872x x:y=3:1 Vậy hợp kim: Cu3Al Đáp án A V.4. Củng cố 0,123
- GV xóa bảng và gọi HS của một nhóm bất kỳ lên bảng làm lại bài 2 trong phiếu học tập số 2, nếu học sinh đó làm sai thì cả nhóm sẽ mất điểm cộng (nếu đã được điểm cộng) hoặc bị một điểm trừ (nếu chưa được điểm cộng nào).
V.5. Dặn dò
- Ôn lại các phiếu học tập, tham khảo và làm thêm các bài tập trắc nghiệm có liên quan đến phần kim loại để tiết sau tiếp tục ôn tập.
PHỤ LỤC CÁC PHIẾU HỌC TẬP
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Bài 1: Hòa tan 6 gam hợp kim Cu- Ag trong dung dịch HNO3 tạo ra được 14,68 gam hỗn hợp muối Cu(NO3)2 và AgNO3. Thành phần phần trăm khối lượng của hợp kim là bao nhiêu?
A. 50% Cu và 50% Ag B. 64% Cu và 36% Ag C. 36% Cu và 64% Ag D. 60% Cu và 40% Ag
Bài 2: Trong hợp kim Al - Ni cứ 5 mol Al thì có 0,5 mol Ni. Thành phần % của hợp kim là bao nhiêu?
18% Al và 82% Ni B. 82% Al và 18% Ni
C. 20% Al và 80% Ni D. 80% Al và 20% Ni
Bài 3: Hợp kim Fe - Zn có cấu tạo tinh thể dung dịch rắn. Hòa tan 1,165 gam hợp kim này bằng dung dịch HCl dư thoát ra 448 ml khí hidro (đktc). Thành phần phần trăm của hợp kim là:
A. 72% Fe và 28% Zn B. 73% Fe và 27% Zn C. 72,1% Fe và 27,9% Zn D. 27% Fe và 73% Zn
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
Bài 1: Ngâm lá Zn trong dung dịch chứa 0,1 mol CuSO4. Phản ứng xong thấy khối lượng lá Zn thay đổi như thế nào?
A. Tăng 0,1 g B. Tăng 0,01 g C. Giảm 0,1 g D. Không thay đổi
Bài 2: Ngâm một lá Fe trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian phản ứng, lấy lá Fe ra rửa nhẹ, làm khô, đem cân thấy khối lượng tăng thêm 1,6 gam. Khối lượng Cu bám trên lá Fe là bao nhiêu gam?
A. 12,8 gam B. 8,2 gam C. 6,4 gam D. 9,6 gam
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7
Bài 1: Điện phân dung dịch CuCl2 bằng điện cực trơ trong một giờ với cường độ dòng điện 5A. Khối lượng Cu giải phóng ở catốt là bao nhiêu gam?
A. 5,9 gam B. 5,5 gam C. 7,5 gam D. 7,9 gam
Bài 2: Cho dòng điện 3A đi qua một dung dịch Đồng (II) nitrat trong 1 giờ thì lượng đồng kết tủa trên catốt là bao nhiêu gam?
A. 18,2 gam B. 3,56gam C. 31,8 gam D. 7,12 gam
Bài 3: Điện phân đến hết 0,1 mol Cu(NO3)2 trong dung dịch với điện cực trơ, thì sau khi điện phân khối lượng dung dịch đã giảm bao nhiêu gam?
A. 1,6 gam B. 6,4 gam C. 8,0 gam D. 18,8 gam
Bài 4: Tính thể tích khí (đktc) thu được khi điện phân hết 0,1 mol NaCl trong dung dịch với điện cực trơ, màng ngăn xốp:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 8
Bài 1: Một loại đồng thau chứa 60% Cu và 40% Zn. Hợp kim này có cấu tạo tinh thể hợp chất hóa học. Công thức hóa học của hợp kim là công thức nào sau đây?
A. CuZn2 B. Cu2Zn C. Cu2Zn3 D. Cu3Zn2
Bài 2: Một hợp kim tạo bởi Cu, Al có cấu tạo tinh thể hợp chất hóa học và có chứa 12,3% khối lượng nhôm. Công thức hóa học của hợp kim là?
KẾT LUẬN
Thông qua dạy học cộng tác nhóm giáo viên giúp học sinh phát huy cao độ tinh thần học tập tự giác, sáng tạo. Học sinh học tập lẫn nhau một cách có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Từ đó, hình thành và rèn luyện cho học sinh các kỹ năng hòa nhập, làm việc, giao tiếp trong tập thể, là những kỹ năng cần
thiết và không thể thiếu của con người của thế kỷ XXI này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Văn Biều (2008), Hoạt động nhóm trong dạy học ở trường phổ thông, Tạp chí khoa học số 14 - 2008, NXB Đại học Sư phạm TPHCM.
2. TRần Thị Thanh Huyền (2010), Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học hóa học lớp 11, luận văn thạc sĩ GDH NXB DHSPTPHCM 3. Nguyễn Ngọc Lâm, Tài liệu hướng dẫn học tập khoa học giao tiếp, NXB Đại học Mở.
4. Vũ Thị Sơn (2005), Xây dựng kế hoạch bài học có sử dụng hình thức nhóm nhỏ, Tạp chí giáo dục số 119 (8/2005).
5. Nguyễn Trọng Sửu (2007), Dạy học nhóm – phương pháp dạy học tích cực, Tạp chí giáo dục số 171 (kỳ 1-9/2007).
6. Phan Thị Thùy Trang (2008), Hoạt động nhóm trong trường THPT, khóa luận tốt nghiệp cử nhân Hóa Học, Đại học Sư phạm tp HCM.
7. Nguyễn Xuân Trường (chủ biên) (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 10 môn hoá học, NXBGD.
8. Hội thảo Việt - Bỉ (2010), Lí luận cơ bản một số kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực, NXB Hà Nội
9. http://www.tuoitretiengiang.vn 10. http://violet.vn