Phương pháp này giúp người nghiên cứu có được những thông tin, cơ sở cầnthiết để hoàn tất công trình nghiên cứu: đặt giả thuyết, kiểm chứng giả thuyết… Và một trong các phương pháp điều
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……… 5
CHƯƠNG 1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN 7
1.1 Thu thập thông tin 7
1.1.1 Các bước thu thập thông tin 7
1.1.1.1 Phân tích vấn đề………7
1.1.1.2 Đánh giá vấn đề……….7
1.1.1.3 Xác định khu vực thu thập………8
1.1.2 Tầm quan trọng của việc thu thập thông tin 9
1.1.3 Nguyên tắc khuyết danh trong thu thập thông tin 10
1.1.3.1 Nguyên tắc khuyết danh đối với người được nghiên cứu…………10
1.1.3.2 Nguyên tắc khuyết danh đối với nhà nghiên cứu………11
1.1.3.3 Biểu hiện của tính khuyết danh……… 11
1.2 Các phương pháp thu thập thông tin 12
1.2.1 Một số quan điểm về sự phân loại các phương pháp 12
1.2.2 Cơ sở lựa chọn phương pháp thu thập thông tin 15
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN BẰNG PHIẾU ĐIỀU TRA 17
2.1 Vai trò của phiếu điều tra trong nghiên cứu khoa học 17
2.1.1 Khái niệm 17
Trang 32.2 Các loại câu hỏi dùng trong phiếu điều tra 19
2.2.1 Câu hỏi theo nội dung 19
2.2.1.1 Phân loại……… 19
2.2.1.2 Ưu điểm……… 19
2.2.1.3 Nhược điểm……….20
2.2.2 Câu hỏi có hay không có các câu trả lời được chuẩn bị trước 20
2.2.2.1 Câu hỏi mở……… 20
2.2.2.2 Câu hỏi đóng………23
2.2.2.3 Câu hỏi hỗn hợp……… 29
2.2.3 Câu hỏi theo chức năng 30
2.2.3.1 Câu hỏi chức năng tâm lí……….30
2.2.3.2 Câu hỏi lọc……… 30
2.2.3.3 Câu hỏi kiểm tra……… 31
2.2.4 Một số trường hợp đặc biệt 32
2.3 Những yêu cầu chung cho các câu hỏi trong phiếu điều tra 34
2.4 Thiết kế phiếu điều tra 37
2.4.1 Phần giới thiệu mở đầu 37
2.4.2 Phần nội dung chính 38
2.4.3 Phần cám ơn 41
2.5 Những yêu cầu khi soạn phiếu điều tra 41
2.5.1 Việc xây dựng câu hỏi 41
2.5.2 Thứ tự đặt các câu hỏi 42
Trang 42.5.3 Số lượng câu hỏi 43
2.5.4 In phiếu điều tra 44
2.5.5 Kiểm tra phiếu điều tra 44
2.6 Một số lỗi hay mắc phải khi soạn phiếu điều tra 45
2.7 Các bước thực hiện khi điều tra bằng phiếu hỏi 47
2.8 Các ưu, nhược điểm của phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi 53
2.8.1 Ưu điểm 53
2.8.2 Nhược điểm 53
2.9 Cách thức tổ chức phân phát phiếu điều tra 54
2.9.1 Tại nhà hay tại nơi làm việc 54
2.9.2 Trưng cầu qua bưu điện 56
2.9.3 Qua báo chí 57
2.9.4 Trưng cầu theo nhóm 57
KẾT LUẬN 60
TÓM TẮT 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
MỞ ĐẦU
Trang 5Trong thời đại ngày nay, khoa học chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn minhcủa nhân loại Nó là động lực chủ yếu để tạo ra các giá trị vật chất tăng gấp bội so với cácthời kì trước cộng lại Nhờ có tri thức khoa học mà con người có thể tìm tòi khám phá thếgiới tự nhiên, điều khiển thế giới tự nhiên nhằm phục vụ lợi ích con người Khoa học gópphần vào việc nghiên cứu thế giới quan đúng đắn, duy vật, giải phóng con người khỏimọi tín ngưỡng, mê tín, mở rộng tầm mắt, hoàn thiện khả năng trí tuệ Xét theo bản chất,khoa học có sứ mệnh giảm nhẹ lao động làm cho đời sống con người dễ chịu hơn, chỉ ranhững con đường để cải thiện cuộc sống Tất cả những điều đó cho thấy rằng khoa học đã
và sẽ chiếm vị trí ngày càng cao trong tương lai Do đó, để tránh tụt hậu so với các nướctrong khu vực và trên thế giới, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa phong trào nghiên cứukhoa học, phải xem nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cầnthiết
Quá trình nghiên cứu khoa học có đạt hiệu quả tốt hay không phụ thuộc rất nhiềuvào cách thức nghiên cứu, các phương tiện kỹ thuật nghiên cứu Do đó, việc tìm hiểu vềcác phương pháp nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ hết sức cần thiết Có rất nhiều tiêu chí
để phân loại các phương pháp nghiên cứu khoa học, tùy theo nội dung nghiên cứu màngười nghiên cứu có thể sử dụng những phương pháp khác nhau
Trong phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp nghiên cứu thực tiễn đóngmột vai trò hết sức quan trọng Vì đó là nhóm các phương pháp trực tiếp tác động vào đốitượng có trong thực tiễn để làm bộc lộ bản chất và các qui luật vận động của các đốitượng ấy Phương pháp này giúp người nghiên cứu có được những thông tin, cơ sở cầnthiết để hoàn tất công trình nghiên cứu: đặt giả thuyết, kiểm chứng giả thuyết…
Và một trong các phương pháp điều tra, thu thập thông tin quan trọng nhất là lập
hệ thống câu hỏi bằng văn bảng thường được gọi là phiếu điều tra Vậy sử dụng phươngpháp thu thập thông tin bằng phiếu điều tra như thế nào để có thể phục vụ chiến lược điều
Trang 6tra tốt nhất, giúp người nghiên cứu có được những thông tin, cơ sở cần thiết để hoàn tấtcông trình nghiên cứu một cách hiệu quả nhất, tiết kiệm được thời gian và chi phí.
Do vậy việc tìm hiểu về phương pháp thu thập thông tin bằng phiếu điều tra làmột vấn đề quan trọng
Trang 7CHƯƠNG 1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN
1.1 Thu thập thông tin
1.1.1 Các bước thu thập thông tin [4]
1.1.1.1 Phân tích vấn đề
- Trước khi tiến hành thu thập thông tin hiệu quả, ta phải phân tích vấn đề Việcphân tích vấn đề hiệu quả sẽ giúp người thu thập lựa chọn huớng đi cũng như phươngpháp thu thập một cách phù hợp nhất Để phân tích vấn đề một cách chính xác và toàndiện, trước hết ta nên trả lời những câu hỏi sau:
Những thông tin bạn cần biết?
Một trình bày mười phút?
Một báo cáo từ 5000 chữ?
Một luận văn 15000 từ?
Một thử nghiệm trong phòng thí nghiệm?
- Những câu hỏi này sẽ giúp ta đánh giá đuợc số lượng thông tin mà ta cần phải tìmkiếm Thêm vào đó, ta cũng có thể được xem xét cho mức độ thông tin cần thiết. 1.1.1.2 Đánh giá vấn đề
- Sau khi nhận định được chính xác vấn đề, bước tiếp theo cần tiến hành đó là đánhgiá vấn đề Nhưng liệu việc đánh giá này sẽ dựa trên những tiêu chí nào? Hãy trả lờinhững câu hỏi dưới đây để biết hướng đi tiếp theo:
Làm thế nào biểu đạt hiểu biết được bạn?
Làm thế nào cho người đọc hiểu bạn?
Mức độ những gì hiểu biết của bạn dự kiến sẽ được hiển thị?
- Một khi đã xác định được lý do tại sao ta muốn có thông tin, ta sẽ cần phải làmviệc trong những thông tin ta cần nhuư thế nào? Câu hỏi này có thể được trả lời thôngqua các câu hỏi tìm kiếm cụ thể sau:
Trang 8 Môn học/ Chủ đề
Thông tin của ta rơi vào loại đối tượng nào?
- Sẽ rất nguy khi cả hai quá chung chung và quá cụ thể
- Cần phải linh hoạt xác định chủ đề thu thập bởi vì không phải tất cả thông tin đượclưu trữ hoặc thiếu thông tin
- Hãy suy nghĩ của một loạt các từ tương tự cũng có thể mô tả hoặc bao gồm cácvấn đề khi quyết định rằng nguồn của ta có chứa ít hoặc không có thông tin sử dụng
Tác giả
Bạn có (hoặc bạn bè của bạn, gia sư, ) biết bằng văn bản của bất cứ ai trong lĩnh vực này cụ thể không?
Khi xem xét tác giả, bạn sẽ cần phải xem xét:
- Nhà chuyên môn (nghệ sĩ, nhà thiết kế, các nhà nghiên cứu, )
- Thông tin thứ cấp (các nhà phê bình, nhà sử học )
Trang 9- Đã được phát hành bằng văn bản?
- Những loại tài liệu có được? (Sách có thể cung cấp thông tin cơ bản, các tạp chí,ngày xuất bản, giấy phép công nhận, chi tiết chính sách, )
- Cơ bản hoặc nâng cao?
- Là vật liệu ở dạng in không? (Không chỉ đơn giản là tập trung vào các văn bản in,một lớn lượng thông tin bây giờ dạng điện tử có sẵn)
1.1.1.4 Xác định phương pháp thu thập
Sau khi đã hoàn thành ba bước trên, việc cốt yếu nhất là lựa chọn một phương
pháp thu thập phù hợp, vừa tiết kiệm thời gian, hiệu quả tốt và thông tin chính xác nhất.
Đây là giai đoạn mà ở đó bạn sẽ lập kế hoạch làm thế nào để thu thập thông tin Chính vìvậy, việc trả lời những câu hỏi sau sẽ giúp ta giải quyết vấn đề này
- Bao lâu để bạn thực hiện việc thu thập ?
- Những gì bạn cần để giúp bạn tìm kiếm ?
- Những nơi bạn có thể thu thập thông tin ? (Trong thư viện, trung tâm máy tính,phòng thí nghiệm?)
- Là những thông tin dễ dàng / tự do?
- Là những thông tin sẵn có? (Hoặc sẽ cần phải đi du lịch, đi khảo sát ?)
- Liệu bạn có quyền truy cập vào các tài liệu? (Hoặc sẽ truy cập được giới hạnkhông phê duyệt?)
1.1.2 Tầm quan trọng của việc thu thập thông tin [2]
Giúp cho nhà nghiên cứu biết được vấn đề nào đã được nghiên cứu
Bằng cách tham khảo những kết quả nghiên cứu trước, nhà nghiên cứu có thểdẫn giải cho đề tài của mình đồng thời tiết kiện được thời gian, tiền bạc vìkhông phải đi nghiên cứu lại
Nghiên cứu là một đóng góp mới từ những khía cạnh nghiên cứu đã có hay là
bổ sung thêm vào lí thuyết đã có
Trang 101.1.3 Nguyên tắc khuyết danh trong thu thập thông tin [2]
1.1.3.1 Nguyên tắc khuyết danh đối với người được nghiên cứu
Nguyên tắc khuyết danh có một vai trò quan trọng trong việc đảm bào độ tin cậycủa thông tin, vì nó ảnh hưởng một cách tích cực đến người được nghiên cứu, kể cảnhững người đi thu thập thông tin
Đa số những người được nghiên cứu họ không cần biết những thông tin mà họcung cấp được sử dụng để khái quát và lập nên một mô hình cho cà nhóm lớn như thếnào Họ chỉ quan tâm xem người khác có biết những thông tin riêng tư của họ hay không,các thông tin riêng tư của họ được giữ gìn và bảo vệ như thế nào
Thông thường , khi họ đã được khẳng định rằng những thông tin mà họ cung cấp
sẽ được giữ kín tối đa và họ không cần cung cấp tên, địa chỉ, thì người được nghiên cứu
sẽ cởi mở, chân thành hơn
Bằng việc đảm bảo tính khuyết danh, chúng ta sẽ tạo được lòng tin ở người đượcnghiên cứu rằng cuộc ghiên cứu ít nhất không làm phương hại đến mọi lợi ích của họ.Thậm chí họ còn có lợi khi tham gia vào cuộc nghiên cứu đó Việc tạo nên lòng tin ởngười nghiên cứu không những chỉ quan trọng trong việc khuyến khích họ nói thật, nóithẳng những điều họ nghĩ, những cái họ thấy, mà còn có ý nghĩa lớn trong việc hìnhthành ở họ sự quan tâm, sự hứng thú, sự nhiệt tình đến vấn đề nghiên cứu
1.1.3.2 Nguyên tắc khuyết danh đối với nhà nghiên cứu
Nguyên tắc khuyết danh cũng ảnh hưởng đến người đi thu thập thông tin Khiđược củng cố bởi nềm tin rằng, nghiên cứu trong mối quan hệ nào đó hoàn toàn khôngđụng chạm đến quyền lợi của người được nghiên cứu, thì những người đi thu thập thôngtin khi tiếp xúc trực tiếp với người được nghiên cứu sẽ cảm thấy tự tin hơn, tiến hànhcông việc bình tĩnh và có kết quả hơn Qua sự tiếp xúc họ cũng dễ dàng truyền cảm niềmtin này của mình cho đối tượng được nghiên cứu
Trang 111.1.3.3 Biểu hiện của tính khuyết danh
Thứ nhất: tính khuyết danh được biểu hiện ở khía cạnh là những thông tin thu thậpđược ghi nhận ở những cá nhân riêng biệt sẽ không được công bố, công khai trướccông luận Thực tế, nếu không giữ bí mật cho những người cung cấp các thông tinnhư thế sẽ gây ra những tổn hại nào đó đối với họ, từ đó ít hoặc nhiều ảnh hưởngđến quyền lợi của họ
Thứ hai: trong phần lớn các cuộc nghiên cứu, mục tiêu cuối cùng thu thập thôngtin tổng thể, nghĩa là thông tin đặc trưng cho một giai cấp xã hội nhất định, mộtnhóm, một tầng lớp, một cộng đồng xã hội nhất định, chứ không đơn giản chỉ đặctrưng cho từng cá nhân riêng biệt trong quá trình xử lí và khái quát thông tin, ýnghĩa cá biệt của những tài liệu gắn với cá nhân mất đi
Thứ ba: tính khuyết danh cũng còn thể hiện ở chỗ, các cá nhân hay tổ chức xã hộikhác, tuyệt đối không được sử dụng thông tin thu được từ người được nghiên cứu
để đưa ra những kết luận về các khái cạnh chính trị, ý thức tổ chức và công việc.Tóm lại, tính khuyết danh có thể được hiểu theo những cách sau:
Không gắn tên, địa chỉ của cá nhân với thông tin mà cá nhân cung cấp, hoặcgiữ bí mật lí lịch của người cung cấp thông tin
Thông tin sơ cấp của cá nhân sẽ được xử lí và trình bày khái quát hóa
Các quyền lợi và uy tín của cá nhân người được nghiên cứu được bảo vệ trướccông luận
1.2 Các phương pháp thu thập thông tin
1.2.1 Một số quan điểm về sự phân loại các phương pháp [2]
Các phương pháp thu thập thông tin bao gồm tập hợp các qui tắc, cách thức choviệc thu thập và ghi nhận thông tin các biệt đầu tiên Cùng với nguyên tắc khuyết danh,việc lựa chọn đúng phương pháp cụ thể cũng là những yếu tố quan trọng cho việc đảmbảo độ tin cậy của thông tin
Trang 12 Phân chia theo tâm lí học: phương pháp cụ thể được phân chia thành hai phương
pháp chủ yếu là quan sát và thực nghiệm ( Piriov, T.1968)
Phương pháp quan sát là phương pháp thu thập thông tin về các hiện tượngnhư nó đang tồn tại Quan sát được thực hiện thông qua các giác quan Nócũng có thể được thực hiện với sự trợ giúp của các công cụ đặc biệt nhưphỏng vấn trao đổi, bảng hỏi
Phương pháp thực nghiệm là phương pháp tạo tình huống trong đó nguưườignhie6n cứu kiểm tra sự thay đổi của hiện tượng dưới sự tác động của cácyếu tố được người nghiên cứu chủ động đưa vào, tức là xác định mối liên hệgiữa những thay đổi của các biến số
Theo Caplow (1970) đã tiến hành việc phân chia các nghiên cứu theo sơ đồ sau:
Quan sát trực tiếp
Quan sát bên ngoài, quan sát có tham gia
Thực nghiệm
Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm
Thực nghiệm trên hiện trường
Phân tích tài liệu
Phân tích định tính
Phân tích định lượng
Trao đổi miệng
Trao đổi miệng cấu trúc
Trao đổi miệng bán cấu trúc
Trao đổi miệng phi cấu trúc
Bảng hỏi
Bảng hỏi đóng (Cấu trúc)
Bảng hỏi theo mức độ (bán cấu trúc)
Bảng hỏi mở (phi cấu trúc)
Trang 13 Phân tích lặp lại các tài liệu đã có
Những nguồn đặc biệt
Điều tra thống kê
Các ghi chép thường xuyên
Với cách phân loại này tác giả đã chỉ ra sự khác hau giữa các phương pháp cụ thể
là dựa trên nguồn thông tin và cách thức tiến hành Trên cơ sở phân tích từng phươngpháp cụ thể trên đây tác giả cũng đã chỉ ra rất nhiều các phương pháp thành phần trongđó
Ví dụ như phương pháp quan sát có: quan sát tích cực, quan sát có hệ thống…Trong phương pháp phỏng vấn có phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn nhóm, nói chuyện tựdo…
Tuy nhiên trong các phương pháp tác giả đã mô tả còn một vài phương pháp nữa
đó là: phương pháp Test, phương pháp phân tích tâm sinh lí, phương pháp nghiên cứuquỹ thời gian…
Theo S.Mikhailov các phương pháp có thể phân thành hai nhóm
Thứ nhất: Nhóm các phương pháp thành phần, chủ yếu gồm những phương phápchỉ sử dụng có một nguồn thông tin
Thứ hai: Nhóm các phương pháp tổng hợp, gồm những phương pháp sử dụng mộtvài hay tất cả các nguồn tin có thể có
Trang 141 Quan sát Hành vi của người được nghiên cứu
2 Trưng cầu trực tiếp Ý thức của ngời được nghiên cứu
3 Phỏng vấn
4 Chuyện trò tự do
Ý thức của người được nghiên cứu và những người
quen biết xung quanh
8 Nghiên cứu tài liệu
9 Phân tích nội dung
Tài liệu về người được nghiên cứu hay tài liệu của họ
Các phương pháp tổng hợp
10 Trưng cầu gián tiếp Tất cả các nguồn thông tin
11 Thực nghiệm xã hội học Tất cả các nguồn thông tin
Trường hợp đặc biệt
12 Nghiên cứu quỹ thời gian Hành vi hoặc ý thức của người được nghiên cứu
Theo Therese L Baker (1994) và Martin Bulmen (1984)
Phương pháp điều tra, trong đó chủ yếu nói về các phương pháp thu thập thông tinbằng bảng hỏi và phỏng vấn
Phương pháp thực nghiệm trong đó có các loại thực nghiệm cổ điển và bán thựcnghiệm
Phương pháp điền dã trong đó chủ yếu trình bày về các loại quan sát trên hiệntrường
Phân tích tài liệu có sẵn, trong đó có đề cập đấn hàng loạt các phương pháp nhưphân tích nội dung, nghiên cứu lịch sử, phân tích các số liệu thống kê…
1.2.2 Cơ sở lựa chọn phương pháp thu thập thông tin[2]
Trang 15 Thứ nhất: Phụ thuộc vào nội dung được nghiên cứu thể hiện trong chương trình
nghiên cứu, chính điều đó xác định những yếu tố nào, những mối quan hệ xã hộinào của thực tiễn xã hội sẽ được nghiên cứu Rõ ràng cái đó có mối quan hệ trựctiếp với phương pháp cụ thể của việc thu thập thông tin, vì được gắn chặt chẽ vớiđặc tính thông tin cần tìm kiếm, với nguồn thông tin…
Thứ hai: Phụ thuộc vào thành phần của đơn vị được nghiên cứu trong đa số trường
hợp là thành phần của tập hợp người được nghiên cứu Thực tế, giới tính, tuổi tác,tầng lớp xã hội, cơ cấu nghề nghiệp, học vấn, lãnh thổ… của tập hợp người đượcnghiên cứu không thể không phản ánh phương pháp thu thập thông tin
Ngoài hai cơ sở trên, khi lựa chọn phương pháp nào đó cho thu thập thông tin trongmột đề tài nghiên cứu cụ thể chúng ta cần hiểu kĩ về các phương pháp đó Như được nói
ở trên có rất nhiều phương pháp cụ thể và trong quá trình phát triển sẽ có nhiều phươngpháp nữa được đưa vào sử dụng Mỗi phương pháp đều có mặt mạnh và mặt yếu và đều
có những hạn chế nào đó Vì vậy cần ghi nhớ rằng, khi có điều kiện thì nên sử dụng mộtvài phương pháp cụ thể để thu thập thông tin Điều này nhằm giúp các phương pháp bổsung cho nhau và hạn chế những mặt yếu của nhau, nâng cao hơn độ tin cậy của các dữliệu
Trang 16CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN BẰNG
PHIẾU ĐIỀU TRA
2.1 Vai trò của phiếu điều tra trong nghiên cứu khoa học [1],[2]
2.1.2 Vai trò của phiếu điều tra
Phiếu điều tra là một công cụ quan trọng trong nhận thức thực nghiệm.
Đề tài và mục tiêu nghiên cứu phụ thuộc vào các giả thuyết thực tế đã được táihiện trong phiếu điều tra
Những thông tin thực nghiệm cần tìm kiếm, cần thu thập cho việc kiểm địnhcác giả thuyết sẽ thu nhận được qua các câu trả lời các câu hỏi trong phiếu điềutra
Những yếu tố, những khía cạnh của thực tiễn xã hội thuộc vấn đề nghiên cứu,
đo lường sẽ không được nghiên cứu nếu trong phiếu điều tra không có một sốlượng đầy đủ các câu hỏi thích hợp
Chính vì vậy, khi nhìn một phiếu điều tra người ta sẽ biết ngay được chươngtrình nghiên cứu đó như thế nào
Phiếu điều tra là công cụ đo lường quan trọng
Trang 17 Nhờ có nó người ta đo được các biến số nhất định có quan hệ tới đối tượng củacông trình nghiên cứu, cụ thể là, đo những nhân tố quyết định có liên quan đến
cá nhân người trả lời (Osipov, 1988)
Vì vậy phiếu điều tra soạn thảo tốt sẽ cho ta thông tin đầy đủ, tin cậy và việc
đo lường sẽ đạt được độ chính xác, khoa học Còn nếu trong phiếu điều tra cáccâu hỏi được lập ra không đáp ứng được các yêu cầu thì khả năng thu thậpthông tin sẽ giảm, thậm chí chúng ta còn nhận được những thông tin méo mó,xuyên tạc so với thực tế
Ở một góc độ khác, phiếu điều tra được xem là phương tiện để lưu trữ thông tin vìthông tin cá biệt được ghi nhận trên phiếu điều tra, nên phiếu điều tra là cơ sở vậtchất tồn tại của thông tin Trong các nghiên cứu khác sau này thông tin được lưutrữ lại vẫn có thể được sử dụng
Trong giai đoạn thực hiện: việc xây dựng phiếu điều tra là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng cho việc xây dựng chương trình nghiên cứu Trong giai đoạn thực hiện: toàn bộ công việc thu thập thông tin đều được thực hiện nhờ vào phiếu điều tra Trong giai đoạn xử lí thông tin: phiếu điều tra có vai trò như người mang thông tin.
Phiếu điều tra là chiếc cầu nối giữa người nghiên cứu và người trả lời Chiếc cầunối đó có đảm bảo hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự chuẩn bị
Nó chịu sự tác động của người nghiên cứu khi đưa ra các vấn đề, các mục tiêunghiên cứu vào đó Người nghiên cứu mong muốn thu được thông tin chínhxác, đầy đủ theo chủ đề có sẵn và cũng muốn sử dụng phiếu hỏi như công cụ
đo lường
Nó chịu sự ảnh hưởng của người trả lời, nghĩa là phiếu hỏi phải làm sao đểngười trả lời chấp nhận nó và đưa ra những câu trả lời khách quan
Trang 182.2 Các loại câu hỏi dùng trong phiếu điều tra[1],[2],[5]
2.2.1 Câu hỏi theo nội dung
Nhóm thứ nhất: bao gồm những câu hỏi đặc trưng cho sự kiện nào đó (câu hỏi về
sự kiện) nghĩa là hỏi về một cái gì đó đã, đang tồn tại trong không gian và thờigian, khi tỏ ra ảnh hưởng đến tiến trình của các quá trình xã hội
Ví dụ: Anh (chị) có đồng hồ không ? Hôm qua anh chị có xem phim trên VTV3 không?
Nhóm thứ hai: những câu hỏi thể hiện sự đánh giá hay những mong muốn của cánhân riêng biệt hay của một tập hợp người Những đánh giá có thể thuộc vềnhững lĩnh vực rất khác nhau: đánh giá chính trị, đánh giá đạo đức, đánh giá nghệthuật, tôn giáo, pháp luật…
Ví dụ : Bạn có thích tham gia các công tác xã hội trong thời gian theo học ở đại học
2.2.1.3 Nhược điểm
Trang 19 Thông tin từ loại câu hỏi này thường có độ chính xác không cao, mang đậm dấu ấn
chủ quan cá nhân của người trả lời
Những mong muốn, đánh giá thường nằm trong ý thức của cá nhân riêng biệt,chúng không phải luôn luôn tìm được sự thể hiện bên ngoài phù hợp, nghĩa là lờinói, câu chữ đôi khi không diễn đạt nổi, hoặc không diễn đạt hết những nhận định,những ý muốn trong tư duy của con người
Những ý muốn, ý thích của cá nhân nhiều khi là một cái gì đó mạng tính riêng tư
không phải luôn luôn trao hết cho người khác được, nhất là liên quan đến nhữngvấn đề thầm kín của cá nhân
Điều này gây khó khăn lớn cho việc thu thập thông tin, thậm chí trong một vàitrường hợp nó làm cho việc thu thập thông tin là không có khả năng
2.2.2 Câu hỏi có hay không có các câu trả lời được chuẩn bị trước
2.2.2.1 Câu hỏi mở
Khái niệm: Đó là những câu hỏi mà không kèm theo các câu trả lời chuẩn bị
trước, nghĩa là với người trả lời ta chỉ nêu câu hỏi và không hướng dẫn cách trảlời
Ví dụ: Theo anh, chị đặc điểm nổi bật của sinh viên hiện nay là gì?
Đặc điểm của câu hỏi mở
Người được hỏi trả lời các câu hỏi như họ thấy, họ cảm thấy và họ muốn thông
qua các phương tiện thể hiện như ngôn ngữ, chữ viết
Phụ thuộc vào trình độ văn hóa, ý thức cá nhân, trình độ hiểu biết và ngay cả tâm
trạng của người trả lời ở vào thời điểm đó mà chúng ta có được câu trả lời với sựkhác biệt khá lớn cả về hình thức và nội dung
Câu trả lời sẽ có độ dài ngắn khác nhau: một số người câu trả lời chỉ là một từ,
một số người khác có câu trả lời là một câu hay vài câu; một số người khác tả lờirất dài, hàng trang giấy
Ưu điểm
Trang 20 Người được hỏi không bị ảnh hưởng của các câu trả lời chuẩn bị trước, họ tự trả
lời theo những cái mà họ nghĩ, họ muốn, họ không bị phụ thuộc vào cái có sẵn,
không bị động
Mỗi cá nhân được hỏi nhìn thấy và xem xét hiện tượng theo cách riêng của mình
nên có thể nhận được khá đầy đủ các chiều cạnh của hiện tượng nghiên cứu.
Khi người trả lời đưa ra ý kiến của mình, rất có thể những ý kiến đó bao trùm lênđược hầu hết các yếu tố, các khía cạnh của hiện tượng
Câu hỏi mở thường được sử dụng cho các nghiên cứu tìm kiếm, phát hiện những
hiện mới trong đời sống xã hội mà chúng ta hiểu biết về nó còn chưa đủ
Được sử dụng trong nghiên cứu thử để kiểm tra tính đầy đủ và chất lượng của câuhỏi đóng Chúng thích hợp với các vấn đề phức tạp không thể gói gọn vào một sốtrả lời nhất định Chúng cho phép người trả lời có thể biểu lộ một cách sáng tạo
Trong nghiên cứu định tính người ta thường sử dụng câu hỏi mở vì những lí do
Nhược điểm
Gây nhiều khó khăn trong việc xử lí, thống kê đôi khi không xử lí được vì những
câu trả lời nhận được từ câu hỏi mở có sự khác nhau rất lớn về nội dung, tức làcác câu trả lời nhận được có nhiều ý nghĩa khác nhau Đưa đến việc tập hợp một
số thông tin không thích hợp
Trang 21 Trong các nghiên cứu định lượng câu hỏi mở thường ít được quan tâm vì những lí
do sau:
Những người trả lời đã không xem xét hiện tượng được hỏi dưới cùng một gốc
độ Ngay bản thân câu hỏi mở cũng ít khả năng để tạo cho mọi người hiểu về
nó một cách như nhau
VD: khi trả lời về lao động nghề nghiệp có người lại nhìn nó từ góc độ của đặc tính
lao động như lao động chân tay, lao động trí óc; có người nhìn nhận nó từ góc độ đào tạotrong mối quan hệ giữa lao động đơn giản, lao động tay nghề
Những câu trả lời cũng thường được sử dụng với những từ, những thuật ngữ rất
khác nhau, nhiều từ, nhiều thuật ngữ mang tính đa nghĩa.
Câu hỏi mở đòi hỏi người trả lời có khả năng diễn đạt bằng lời nói hay bằng vănviết, và một cách tổng quát đòi hỏi một trình độ học vấn cao
Câu hỏi mở thường có tính cách tổng quát nhằm khám phá các khía cạnh của vấn
đề, do đó có thể mơ hồ với người trả lời
Câu hỏi mở thường có thể đòi hỏi nhiều thời gian và nổ lực của người trả lời do
đó có thể có tỉ lệ bị từ chối cao
Câu hỏi mở chiếm nhiều giấy và do đó có thể làm cho phiếu dài ra hơn, làm một
số người không muốn trả lời
2.2.2.2 Câu hỏi đóng
Khái niệm: Loại câu hỏi này luôn luôn kèm theo các câu trả lời được chuẩn bị
trước Ở đây tính chủ động của người được hỏi bị hạn chế Người trả lời không chỉquan tâm câu hỏi mà còn tất cả các phương án trả lời được nêu ra, để sau đó chỉ racác phương án trả lời nào đó mà họ thấy phù hợp nhất
VD: Kết quả trung bình điểm thi các môn học trong học kì vừa qua của bạn được xếp vào loại:
Trang 223 Khá 6 Kém
Phân loại: Căn cứ vào các phương án trả lời được đưa ra như các khả năng cho sự
lựa chọn thì tốt nhất nên chia làm hai loại: câu hỏi đóng lựa chọn và câu hỏi đóngtùy chọn
+ Câu hỏi đóng lựa chọn
Điểm nổi bật của câu hỏi này là các câu trả lời được chuẩn bị trước của câu hỏi
mang tính chất loại trừ lẫn nhau và người trả lời chỉ có thể chọn một trong các phương án
trả lời được nêu ra
VD: Anh (chị) có hài lòng về lịch học của mình hiện nay không ?
5 Hoàn toàn không hài lòng
Trong loại câu hỏi này cũng đặc biệt chú ý đến loại câu hỏi đóng “ Có- Không”.
Đây là loại câu hỏi đóng đơn giản vì nó chỉ có hai phương án trả lời và người trả lời chỉ
có thể được lựa chọn một trong hai phương án đó: hoặc là có hoặc là không
Một số chú ý khi soạn câu hỏi lưa chọn “ Có – Không”:
Cách diễn đạt loại câu hỏi này có phần lệch nên dễ gây ra sự dịch chuyển các
câu trả lời theo hướng “tích cực” mà câu hỏi lệch về phía đó Song không vì
vậy mà đặt câu hỏi theo hướng phủ định vì nếu đặt câu hỏi theo nghĩa phủ định
sẽ dễ gây ra tính đa nghĩa trong các câu trả lời
VD: câu hỏi “ Có-Không” ở dạng khẳng định có thể là:
1 Anh, chị có hút thuốc lá không?
Trang 23Đúng Không đúng
Mỗi phương án trả lời được đưa ra trong câu hỏi dạng phủ định đều có thể hiểutheo hai nghĩa: nghĩa thực tế của người trả lời và nghĩa logic của câu hỏi Dạngcâu hỏi như thế này không thể chấp nhận được
Để giải quyết sự diễn đạt lệch trong câu hỏi đóng “ Có-Không” thì cách tốtnhất là chuyển nó thành câu hỏi đóng lựa chọn cân bằng hơn
Ví dụ: Anh chị có hài lòng với tiền lương hiện nay không ?
Có Không
Có thể chuyển thành: Trong cơ quan chúng ta có một số người hài lòng với tiền lương hiện nay của mình, một số người khác không hài lòng, cón anh/chị thì thế nào ?
Tôi hài lòng Tôi không hài lòng
Hoặc một câu hỏi khác: Anh/chị có xem chương trình thời sự các buổi tối trên ti vi ?
Chúng ta có thể đặt: Anh/chị thường xuyên hay ít khi xem chương trình thời sự các
buổi tối trên ti vi ?
1 Thường xuyên ( hàng ngày)
Câu hỏi đóng tùy chọn
Khác với câu hỏi đóng lựa chọn ở chỗ: nếu ở câu hỏi đóng lựa chọn người trả lờichỉ chọn một trong các câu trả lời được đưa ra, thì trong câu hỏi đóng tùy chọn, người trả
lời có thể được chọn một hay một vài câu trả lời được đưa ra.
VD: Anh/chị ưa thích môn thể thao nào trong các môn thể thao sau ?
Bóng đá
Trang 24Bóng chuyền Bóng bàn Bóng rỗ
Đặc điểm của câu hỏi đóng tùy chọn:
Người được hỏi có thể đưa ra một hoặc hai hoặc ba hay hơn nữa trong số các
lưa chọn được đưa ra Đôi khi câu hỏi được đưa ra bằng cách chỉ cho phép lựachọn một số lượng nhất định câu trả lời Ví dụ chúng ta có thể ghi chú thíchngay sau câu hỏi: Anh/chị không chọn quá ba phương án trong các phương ánsau
Đối với người trả lời, trong câu hỏi tùy chọn các phương án trả lời được đưa rakhông nhất thiết phải loại trừ nhau
Trong một số trường hợp, người trả lời chỉ có thể chọn một câu trả lời, songbản thân những câu trả lời đó có thể loại trừ những câu trả lời còn lại, đồngthời bao hàm nội dung câu trả lời trước đó
VD: Lương của anh/chị tháng vừa qua:
Dưới 200 nghìn đồng
Dưới 500 nghìn đồng Dưới 1 triệu đồng Dưới 2 triệu đồng Trên 2 triệu đồng Với câu hỏi này, người trả lời chỉ có thể chọn một câu trả lời Mỗi câu trả lời sau baohàm nội dung của câu trả lời trước, trừ câu trả lời cuối cùng
Ưu, nhược điểm của câu hỏi đóng
- Ưu điểm
Giải thích và làm rõ nghĩa thêm cho nội dung câu hỏi vì có các câu trả lời đã
được chuẩn bị trước
Tạo điều kiện cho mọi người cùng hiểu câu hỏi đó theo cùng một nghĩa.
Trang 25 Hầu hết các câu hỏi đóng trong phiếu điều tra đều nhận được sự trả lời vìnhững câu hỏi dễ trả lời, người trả lời ít mất thời gian và không bị căngthẳng.
Thuận lợi cho việc xử lí, thống kê, đo lường.
Câu hỏi đóng dễ dàng hơn trong việc đảm bảo những tiền đề bên ngoài của
tính khuyết danh vì người trả lời chỉ cần đánh dấu hoặc khoanh tròn vào câu
trả lời vì vậy họ không để lại bút tích gì trong phiếu điều tra
Các câu trả lời được chuẩn hóa và so sánh với nhau.
Câu trả lời thường dễ được mã hóa và phân tích.
Người trả lời dễ dàng hiểu được ý nghĩa câu hỏi, bởi lẽ nếu không hiểu đượcnghĩa của câu hỏi thì người trả lời cũng đoán được qua các phương án mà câutrả lời đưa ra
Các câu trả lời thường khá đầy đủ và do đó người nghiên cứu ít nhận đượccác câu trả lời không thích hợp
Đôi lúc câu hỏi đóng dễ được trả lời hơn các câu hỏi mở khi các biến có liênquan đến một vài vấn đề nhạy cảm như lợi tức, số năm học đã hoàn thành,tuổi tác hay vấn đề tình yêu, hôn nhân…
Câu hỏi đóng thường dễ trả lời vì người trả lời chỉ chọn một hay nhiều khả
năng đã được đưa ra
- Nhược điểm
Vì các câu trả lời được chuẩn bị trước vì vậy sẽ làm bó hẹp tư duy, suy nghĩ
của người trả lời Làm hạn chế khả năng sáng tạo, khả năng đánh giá vàhướng suy nghĩ của họ
Trong một phiếu điều tra, nếu xếp đặt nhiều câu hỏi đóng liền kề nhau, thì
làm cho người trả lời “lười” suy nghĩ đi rất nhiều.
Đối với một người trả lời không có ý kiến hay không biết trả lời thế nào thìcũng dễ có trường hợp họ chọn một phương án sẵn có nào đó
Đôi lúc người trả lời cảm thấy bị gò bó vì không có câu trả lời thích hợp.
Trang 26 Không thể khám phá ra các lối giải thích khác nhau về câu hỏi, trong khi vớimột câu hỏi mở có thể biết người trả lời có hiểu câu hỏi hay không.
Những dị biệt trong những câu trả lời của những người trả lời khác nhau đôi lúc được che giấu một cách giả tạo bởi lẽ họ phải chọn một phương án trả lời
nào đó
Cũng có trường hợp người trả lời khoanh số hay đánh dấu sai.
Yêu cầu của câu hỏi đóng
Các câu trả lời được chuẩn bị trước của câu hỏi đóng cần phải là một hệ thống đầy đủ Sẽ làm nguy hại đến chất lượng thông tin nếu câu hỏi mà phương án
trả lời không được chuẩn bị một cách kĩ lưỡng và nghiêm túc
VD: Câu hỏi đóng nhưng các phương án trả lời chuẩn bị trước không phải là một hệthống đầy đủ
Xin anh/ chị cho biết trình độ học vấn của mình?
Câu hỏi trên đây đã thiếu một số yếu tố: chưa hết cấp tiểu học hay mù chữ hoặc tốt
nghiệp trung cấp cũng không tìm thấy trong bảng trả lời Điều này sẽ gây ra các ảnhhưởng sau:
TH1: người được hỏi sẽ không trả lời
TH2: người trả lời sẽ chọn ở một mức độ nào đó không phù hợp với họ Điều này
sẽ gây ảnh hưởng đến tính đại diện của thông tin (TH1) và tạo tiền để dối trá, qua loa, đạikhái ở người trả lời (TH2)
Trang 27Các câu trả lời phải có mức độ đồng nhất với nhau theo sự phân lớp Các câu trảlời phải mang tính cặn kẽ không chồng chéo lên nhau Đối với các câu hỏi lựa chọn thìbắt buộc các câu trả lời phải loại trừ lẫn nhau.
Có những nguyên tắc cho việc sắp xếp trật tự các phương án trả lời của một câuhỏi, nhưng không nên xếp đặt một cách máy móc
Cần chú ý đến đặc điểm tâm lí của người trả lời khi sắp xếp các trật tự phương án
trả lời vì: khi gặp một danh sách dài các phương án trả lời, hoặc khi các phương án trả lờinày được sử dụng bằng những từ ngữ khó hiểu, thì người trả lời có xu hướng chọn nhữngkhả năng cuối cùng Hoặc khi các câu trả lời được diễn đạt quá dài dòng, rắc rối thìkhuynh hướng lựa chọn lại thiên về những phương án đầu tiên Theo một số ý kiến việcsắp đặt nên theo trình tự ngẫu nhiên (Osipov, 1988)
Số lượng các phương án trả lời trong một câu hỏi phụ thuộc vào
Thứ nhất: nhóm những phương án trả lời liên quan đến những khía cạnh khôngcần chi tiết mà tương đối gần gũi nhau về nội dung, vào trong một phương án trảlời chung hơn Chúng ta có thể giảm lượng phương án trả lời đi
Thứ hai: có thể trình bày những phương án trả lời có liên quan đến những khíacạnh của hiện tượng, mà đề tài nghiên cứu có quan tâm đến, còn các khía cạnhkhác không gắn với đề tài nghiên cứu thì cho chung vào một phương án trả lờicuối cùng: “Những cái khác”, mà được coi như một trong các khả năng lựa chọn
2.2.2.3 Câu hỏi hỗn hợp
Khái niệm: Là loại câu hỏi không phải hoàn toàn mở và cũng không phải hoàn
toàn đóng Đối với loại câu hỏi này đã hình thành một số lượng nhất định các
phương án trả lời, song luôn luôn có một phương án: “còn cái khác, xin chỉ ra”.
Chính khả năng cuối cùng: “còn cái khác, xin chỉ ra” và một khoảng trống nhấtđịnh để ghi câu trả lời ‘tự do” của người được hỏi, làm cho câu hỏi có đặc tính củacâu hỏi mở Bên cạnh đó, về hình thức câu hỏi này cũng bao gồm câu hỏi và các
Trang 28phương án trả lời kèm theo, nên cũng mang đặc tính của câu hỏi đóng Nên đâyđược xem là câu hỏi hỗn hợp.
Yêu cầu : Loại câu hỏi hỗn hợp thường được sử dụng trong các nghiên cứu với
những hiện tượng mà tác giả nghiên cứu còn hiểu biết ít, hoặc hiểu biết chưa đầy
đủ về nó Việc đưa ra phương án trả lời cũng còn có mục đích để gợi ý, địnhhướng suy nghĩ của người trả lời theo các chiều cạnh của hiện tượng mà tác giảnghiên cứu đưa ra và quan tâm
2.2.3 Câu hỏi theo chức năng
2.2.3.1 Câu hỏi chức năng tâm lí
Khái niệm : Đây là những câu hỏi có chức năng giải tỏa sự căng thẳng, sự mệt
mỏi ở người trả lời, hoặc để chuyển từ nội dung này sang nội dung khác trongphiếu
Đặc điểm:
Người nghiên cứu cần dự đoán trước được tiếp sau những câu hỏi nào đó sẽxuất hiện sự căng thẳng, mệt mỏi ở người trả lời, để đưa thêm vào đó nhữngnội dung vui vẻ, hoặc thể hiện sự quan tâm nhất định Những câu hỏi này cómục đích giải tỏa sự căng thẳng
Chính là chiếc “cầu nối” này làm cho trật tự các câu hỏi trở nên nhịp nhàng hơn, hấp dẫn người trả lời hơn.
2.2.3.2 Câu hỏi lọc
Chức năng:
Phân chia những người tham gia trả lời câu hỏi thành các nhóm khác nhau, để
sau đó sẽ có những câu hỏi dành riêng cho từng nhóm
Khi đưa câu hỏi hàm chứa nội dung nào đó cho người trả lời, chúng ta sẽ tránhđược sự dịch chuyển của kết quả nghiên cứu, nếu loại bỏ được những người
Trang 29không biết hoặc không liên quan gì tới vấn đề hỏi tham gia vào việc trả lời câuhỏi đó.
VD: Xin cho biết hiện tại bạn đang ở:
1 Bạn ở nội trú xin trả lời các câu hỏi sau:
a Phòng ở của bạn hiện tại có bao nhiêu người?
b.Tình hình kỉ luật ở kỉ luật ở kí túc xá hiện nay thế nào?
Báo tiền phong Báo Phụ nữ Không mua loại báo nào
Sự hợp nhất này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lí thông tin Khi có khả năng,thì hính thức câu hỏi này được ưa thích hơn, làm gọn hơn
2.2.3.3 Câu hỏi kiểm tra
Chức năng:
Nhằm kiểm tra tính khách quan hay độ xác định của thông tin mà người trả
lời đã cung cấp
Cơ sở tính toán độ tin cậy của phiếu điều tra và từng câu hỏi trong phiếu
Ta có thể hỏi về một cái gì đó hư cấu, nhưng hình thức là gắn liền với vấn đềthực tiễn
Một số lưu ý
Trang 30 Số lượng câu hỏi kiểm tra có thể nhiều hay ít tùy thuộc vào sự cần thiết mà tácgiả xác định Thông thường, chỉ cần kiểm tra một số câu hỏi liên quan trực tiếpđến những mục tiêu nghiên cứu chủ yếu nhất Để đặt câu hỏi kiểm tra phù hợpcần căn cứ vào những tình huống cụ thể và vào đối tượng tham gia trả lời.
Câu hỏi kiểm tra không nên để liền ngay sau câu hỏi mà cần kiểm tra câu trảlời Người ta thường đặt xen giữa chúng ba, bốn câu hỏi khác Vì câu trả lờicủa các câu hỏi tiếp sau có thể bị ảnh hưởng của câu trả lời của những câu hỏitrước nó Việc đặt cách ra vài câu hỏi chủ yếu để hạn chế khả năng người trảlời nhận biết được đó chính là câu hỏi kiểm tra
2.2.4 Một số trường hợp đặc biệt
Đôi khi, chúng ta đắn đo về độ tin cậy trong các câu trả lời do câu hỏi đụng chạmđến mối quan hệ nào đó của cá nhân, hoặc liên quan đến một số vấn đề nhạy cảm và tếnhị, thì không nên đặt câu hỏi ở dạng trực tiếp mà nên đặt câu hỏi ở dạng gián tiếp
Các câu hỏi gián tiếp có thể đặt theo nhiều cách.
Trong một số mối quan hệ thay cho việc hỏi trực tiếp cá nhân được nghiên cứu về
ý kiến, đánh giá của họ về cá nhân khác hay về vấn đề nào đó, chúng ta nên hỏi ý kiếncủa dư luận xã hội, ý kiến của bạn bè họ, những người xung quanh họ như:
Theo anh/chị dư luận xã hội đánh giá thế nào về tính hình hoạt động của tổ chức đoàn thanh niên hiện nay ?
Sinh viên trong lớp ta đánh giá như thế nào về tình hình bỏ giờ, bỏ tiết ở lớp hiện nay?
Trong các trường hợp này, người trả lời thường trình bày ý kiến của mình về vấn
đề được hỏi, song dưới dạng ý kiến của dư luận xã hội, củ những ngưới xang quanh Khitrả lời thực những câu hỏi như vậy người trả lời cảm thấy yên tâm hơn, an toàn hơn sovới việc phải trình bày thẳng ý kiến của mình
Trong một số nghiên cứu có đụng chạm đến những vấn đề của quan hệ cá nhân,
Trang 31dục, về niềm tin tôn giáo, về niềm tin tôn giáo, thái độ đối với nhóm thiểu số, thu nhập…thì cũng cần thận trọng trong việc đặt các câu hỏi trực tiếp Vì đây là những vấn đề nhạycảm, khả năng thu được thông tin sát với thực tế sẽ lớn hơn nếu chúng ta chú ý đặt nhữngcâu hỏi liên quan đến những vấn đề này ở dạng gián tiếp.
Một dạng câu hỏi khác liên quan ít nhiều đến thang đo Likirt.
Người nghiên cứu đưa ra cho người trả lời hàng loạt các nhận định Sau đó yêucầu người trả lời xác định mức độ đồng ý hoặc không đồng ý với mỗi nhận định trên theo
thang đánh giá ba hoặc năm mức độ: “Đồng ý – không có ý kiến – không đồng ý” hoặc
“Hoàn toàn đồng ý - đồng ý – không có ý kiến – không đồng ý – hoàn toàn không đồng ý”.
Một số tác giả gọi đó là câu hỏi ma trận, cho phép trả lời một loạt câu hỏi vớinhững câu trả lời tương tự Giúp tiết kiệm diện tích và làm cho nó trở nên dễ dàng hơnđối với người trả lời Tuy nhiên, đối với câu hỏi ma trận có điều e ngại là người trả lời sẽtrả lời các nhận định theo cùng một mẫu
Ví dụ về câu hỏi ma trận: Anh/ chị cho ý kiến của mình về các nhận định sau
Những nhận định Đồng ý Không có ý
kiến
Không đông ý
1.Ly hôn được giải quyết theo ý
muốn ngay chỉ một người (vợ hoặc