Cho nên tất cả các bài báo khoa học mà tiếng anh thường gọi làscientific papers đều được trình bày theo một cấu trúc gần như bất biến.Xuất phát từ những lý do trên và với mong muốn góp
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……… ……… 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ……….5
1.1 Thế nào là bài báo khoa học……… 5
1.1.1 Hình ảnh về một số tạp chí khoa học……… 5
1.1.2 Tựa đề bài báo khoa học (Title)……… 5
1.1.3 Đặc điểm của một bài báo khoa học tốt [5]……… ……9
1.1.4 Khái niệm bài báo khoa học……… …………10
1.1.5 Nội dung bài báo khoa học……… 11
1.1.6 Tập san khoa học và hệ số ảnh hưởng……… 13
1.1.7 Cơ chế bình duyệt……….……….15
1 2 Cách viết ( trình bày) một bài báo khoa học…………18
1.2.1 Giới thiệu (Hay mở đầu) 19
1.2.2 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 21
1.2.3 Kết quả và thảo luận 23
1.2.4 Diễn giải và phân tích kết quả ( kết luận) 25
1.2.5 Tóm tắt 26
1.2.6 Phần cảm ơn hay tài liệu tham khảo 27
Tóm tắt chương 1……… ……… 27
CHƯƠNG 2 ỨNG DỤNG.……… 28
2.1 Trích dẫn bài báo khoa học……… 28
2.1.1 Trích dẫn bài báo khoa học với tựa đề: “ Nghiên cứu khả năng hòa tách quặng Uran bằng phương pháp cacbonat” tác giả Thân Văn Liên, tạp chí hóa học T.42(1), Tr.43-46, 2004……… 28
2.1.2 Trích dẫn bài báo khoa học tác giả: Hoàng Thị Ngọc Quyên, Lê Xuân Quế và Đặng Đình Bạch, ( 2004), “ Nghiên cứu polyme hóa anilin bằng phân cực điện hóa”, tạp chí hóa học T.42(1), Tr.52-55……….32
Trang 22.2 Ý nghĩa của bài báo khoa học……… … 35
Tóm tắt chương 2……… 37
KẾT LUẬN……… ………… … 38
TÓM TẮT……… 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 41
Trang 3MỞ ĐẦU
Mấy năm gần đây, có nhiều người đề cập đến một thực trạng đáng quantâm là sự hiện diện của khoa học Việt Nam trên trường quốc tế còn quákhiêm tốn Một trong những cách để nâng cao sự hiện diện của khoa học ViệtNam là “quốc tế hóa” tập san khoa học Việt Nam bằng cách tạo ra những tậpsan có bình duyệt và dần dần đăng kí với các thư mục quốc tế
Hầu như ngành khoa học nào ở Việt Nam cũng đều có ít nhất là một tậpsan Có ngành như ngành y có khá nhiều tập san Trường đại học nào cũng cótạp chí khoa học Đó là một điều tích cực, vì tập san là tiếng nói của ngành vàcũng là nơi chia sẻ ý tưởng Thế nhưng cái khác giữa tập san khoa học ViệtNam và quốc tế là cơ chế bình duyệt (peer review) Ngoài một số tập san lâuđời và nghiêm chỉnh, phần lớn các tạp chí khoa học ở Việt Nam không cóbình duyệt Tác giả gửi bài đến, một vài người trong ban biên tập xem qua, vàquyết định đăng hay không, phần lớn là đăng Chẳng những đăng bài mà cònphải trả nhuận bút cho tác giả Có lẽ do cách làm như thế nên đại đa số nhữngbài báo trên các tập san này có chất lượng khoa học rất thấp Có rất nhiều lỗilầm và sai sót cơ bản trong những bài báo khoa học Cách trình bày hết sức
sơ sài và tùy tiện, làm cho người đọc thấy hình như tác giả không tôn trọngđộc giả Trong các tập san khoa học mà tôi xem qua, không có bài nào viếtđúng tiếng Anh, dù chỉ là tóm lược (abstract)
Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học đóng một vaitrò hết sức quan trọng Nó không chỉ là sản phẩm tri thức, mà còn là một loạitiền tệ của giới làm khoa học, bởi vì qua đó mà người ta có thể đánh giá khảnăng chuyên môn và năng suất khoa học của nhà nghiên cứu
Mục tiêu của việc viết bài báo khoa học là truyền đạt thông tin về mộtvấn đề khoa học và tường trình những phương pháp hay cách tiếp cận để giảiquyết vấn đề Với mục đích của việc ấn hành một bài báo khoa học là để tác
Trang 4giả cung cấp một tài liệu có chứa các thông tin đầy đủ mà các nhà nghiên cứukhác có thể:
- Đánh giá được các quan sát mà tác giả đã thực hiện
- Lập được thực nghiệm đó nếu họ muốn
- Xác định rằng liệu các kết luận được đưa ra có ăn nhập gì với số liệuhay không
Cho nên tất cả các bài báo khoa học ( mà tiếng anh thường gọi làscientific papers) đều được trình bày theo một cấu trúc gần như bất biến.Xuất phát từ những lý do trên và với mong muốn góp phần nhỏ bé củamình vào việc giúp cho những ai quan tâm đến bài báo khoa học, đặc biệt làhọc viên chúng ta mới bắt đầu làm quen với ngành khoa học này Nên tôi đãchọn và tiến hành thực hiện một bài nghiên cứu nhỏ về đề tài : “CÁCH VIẾTBÀI BÁO KHOA HỌC ” của chuyên ngành phương pháp luận nghiên cứukhoa học
Mặc dù hết sức cố gắng trong quá trình hoàn thành tiểu luận, nhưng dokinh nghiệm chưa nhiều; Tài liệu tham khảo của đề tài còn ít, thời gian làmbài nghiên cứu có hạn nên bài viết chắc chắn không tránh khỏi những thiếusót nhất định Rất mong sự góp ý xây dựng của Thầy cũng như các bạn đểtiểu luận được hoàn chỉnh và tôi rút được nhiều kinh nghiệm cho những tiểuluận sau
Tôi xin chân thành cảm ơn
Trang 5CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 THẾ NÀO LÀ BÀI BÁO KHOA HỌC
Trang 6Để có một tựa đề sáng tạo, tôi đề nghị các bạn nên tuân thủ hay ít ra làxem xét đến một số khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, không bao giờ sử dụng viết tắt. Nên nhớ rằng nhiều ngườingoài lĩnh vực chuyên môn đọc bài báo của bạn, và viết tắt có thể làm cho họkhó chịu vì họ không quen hay không biết đến những chữ viết tắt chuyênngành
Thứ hai, không nên đặt tựa đề theo kiểu nghịch lí hay tựa đề mơ hồ. Tựa
đề nghịch lí và mơ hồ rất nguy hiểm, vì nó biểu hiện nghiên cứu của bạn
Trang 7chẳng giải quyết được vấn đề gì, hay chẳng có câu trả lời gì, và do đó ngườiđọc có thể nghĩ sẽ rất phí thì giờ để đọc bài báo.
Thứ ba, không nên đặt tựa đề dài. Tựa đề bài báo khoa học thường từ 10–20 từ, phản ánh nội dung chính của bài viết Tựa đề bài báo không nên dàihơn 20 từ, tựa đề dài có thể làm cho người đọc mất chú ý Tựa đề như
“Genetic determination of bone mineral density in adult women: areevaluation of the twin model and the potential importance of gene -environmental interaction on heritability estimates” chẳng những dài dòngmột cách không cần thiết, mà những chữ như "potential", "estimates", "adult"cũng không thiết yếu Tác giả có thể viết lại như “Roles of gene-environmental interaction in the estimation of heritability of bone mass: areevaluation of the twin model.”
Thứ tư, tựa đề bài báo nên có yếu tố mới. Yếu tố mới lúc nào cũng cóhiệu quả thu hút sự chú ý của người đọc Chẳng hạn như tựa đề “A newfamily of mathematical models for describing the human growth” (chú ý chữ
“new”, tức “mới”) chắc được nhiều người chú ý hơn là tựa đề “A family ofmathematical models for describing the human growth.”
Thứ năm, không nên đặt tựa đề như là một phát biểu. Thỉnh thoảng tôivẫn thấy những tựa đề như “Smoking causes cancer", "Oestrogen isassociated with bone loss, Physical activity is not a predictor of mortality,”v.v… Những tựa đề này làm cho người đọc … bực mình Trong khoa học,không có một cái gì xác định và chắc chắn Chúng ta không thể nào chứngminh một giả thuyết Do đó, dùng chữ “cause”, hay chia động từ hiện tại như
“is” (tức là nói đến chân lí) là một cách viết thể hiện sự thiếu hiểu biết khoahọc của tác giả Nhà khoa học là người đi tìm chân lí, chứ không phải đã tìmđược chân lí
Vì tựa đề bài báo được sử dụng trong các cơ sở dữ liệu, nên khi đặt tựa
đề cần phải để ý đến những từ khóa (keywords) Phần lớn những cơ sở dữ
Trang 8liệu dùng tiêu đề và tựa đề làm thuật ngữ tìm kiếm Chẳng hạn như bài báovới tựa đề “The effects exercise on free fatty acids in the blood” sẽ được phânloại dưới thuật ngữ "fatty acids", "metabolism of fatty acids", "exercise", và
"blood" Nhưng nếu bài báo với tựa đề “The effects exercise on free fattyacids in the blood: a study in rats using chromotographic techniques,” thì sẽđược phân qua dưới thuật ngữ "composition of fatty acids",
"chromotographic technique", "fatty acids in rats" và do đó sẽ thu hút nhiềuđộc giả hơn
Ví dụ một số tựa đề bài báo khoa hoc:
Ví dụ 1 “ Nghiên cứu khả năng tách quặng uran bằng phương phápcacbonat” Tác giả: Thân Văn Liên
Ví dụ 2 “ Nghiên cứu polyme hóa anilin bằng phân cực điện hóa” Tác
giả: Hoàng Thị Ngọc Quyên, Lê Quế Xuân, Đặng Đình Bạch.
Sau đây là ví dụ trang đầu của một bài báo khoa học Ví dụ này tươngđối tiêu biểu, vì tập san (tiểu đường) đòi hỏi tác giả phải cung cấp nhữngthông tin liên quan đến bài báo như số từ, số biểu đồ và bảng số liệu viết tắt,tựa đề ngắn (còn gọi là running title), v.v… Tập san này cho phép tác giả viếtnguyên họ, nhưng tên thì chỉ được viết tắt (chắc tiết kiệm mực!)
Chú ý rằng nhóm tác giả đặt tựa đề nói lên được ba khía cạnh chính củanghiên cứu, đó là tiểu đường (diabetes), huyết áp, và tỉ số vòng eo-mông Chú ý thêm rằng, trước chữ diabetes, nhóm tác giả thêm tính từ
“undiagnosed” để gây chú ý cho người đọc, mà cũng phản ảnh một thực trạng
ở hầu hết các quần thể bệnh nhân
Trang 9Tựa đề bài báo này đã qua 4 lần chỉnh sửa Ba lần đầu là do chính nhómtác giả chỉnh sửa Đến khi bản thảo được bình duyệt, một chuyên gia đề nghịsửa lại một lần nữa Đôi khi tác giả cần phải đầu tư khá nhiều thì giờ cho mộttựa đề bài báo.
Phía dưới tựa đề bài báo là tên tác giả, có bài báo (hay tạp chí) ghi chúchức danh, học hàm học vị, có tạp chí không ghi nhưng lại cho biết nơi làmviệc, địa chỉ email và còn ghi tên người biên tập, ngày nhận bài và ngày chấpthuận đăng
1.1.3 Đặc điểm của một bài báo khoa học tốt [5]
Một bài báo khoa học tốt phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Bài báo phải chứa đựng thông tin mới.
- Bài báo phải nêu rõ lí do dẫn đến những vấn đề được đề cập trong bài báo.
Trang 10- Bài báo phải nêu rõ nội dung của ý tưởng nghiên cứu và triễn vọng của vấn đề.
- Bài báo phải nêu rõ hiện trạng nghiên cứu, những thành tựu và những chỗ chưa được giải quyết.
- Bài báo phải nêu được dự kiến phương pháp nghiên cứu để thự hiện hóa ý tưởng nghiên cứu.
- Trình bày chính xác về kết quả nghiên cứu
- Viết rõ ràng và dễ hiểu.
- Tuân theo kiểu trình bày chuyên biệt về kiến thức khoa học.
- Tài liệu chứng minh đầy đủ và thích hợp, có liên hệ với chủ đề của bài báo.
- Không sử dụng kết quả nghiên cứu (chưa xuất bản) của người khác khi chưa được sự đồng ý (đây là một lỗi lầm rất nghiêm trọng).
1.1.4 Khái niệm bài báo khoa học [8.3]; [8.6]
Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học đóng một vaitrò hết sức quan trọng Nó không chỉ là sản phẩm tri thức, mà còn là một loạitiền tệ của giới làm khoa học, bởi vì qua đó mà người ta có thể đánh giá khảnăng chuyên môn và năng suất khoa học của nhà nghiên cứu Nhưng ngay cảtrong giới khoa bảng và giáo sư đại học, có khá nhiều người vẫn chưa biết thế
Trang 11nào là một bài báo khoa học nghiêm chỉnh và có lẽ vì hiểu sai cho nên một sốgiáo sư đã trình bày trong lí lịch khoa học của mình một cách thiếu chính xác.Nói một cách ngắn gọn, bài báo khoa học (tiếng Anh: “scientific paper”hay có khi viết ngắn là paper) là một bài báo có nội dung khoa học được công
bố trên một tập san khoa học (scientific journal) đã qua hệ thống bình duyệt(peer-review) của tập san
Ở đây có ba vế của định nghĩa sẽ lần lược bàn đến: nội dung bài báo, tậpsan, và cơ chế bình duyệt
- Theo Phạm Viết Vượng: Báo khoa học là một ấn phẩm mà nội dung có chứa đựng những thông tin mới, có giá trị khoa học và thực tiễn được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên nghành của Trung ương, của viện nghiên cứu khoa học và các trường Đại học [2,129]
- Theo GS Trần Văn Tuấn: Bài báo khoa học (tiếng Anh: “scientific paper” hay
có khi viết ngắn là paper) là một bài báo có nội dung khoa học được công bố trên một tập san khoa học (scientific journal) đã qua hệ thống bình duyệt (peer-review) của tập san”.[7]
- Theo PGS.TS Trần Văn Lăng: “Bài báo khoa học là công trình nghiên cứu khoa
học của một hay nhiều tác giả” [8]
Điểm khác nhau cơ bản của bài báo khoa học so với đề tài khoa học là:[8]
- Thời gian thực hiện không hạn chế.
- Không được cấp kinh phí để thực hiện.
- Sản phẩm chỉ ở dạng prototype.
1.1.5 Nội dung bài báo khoa học [8.1]
Giá trị khoa học của một bài báo tùy thuộc một phần lớn vào nội dungcủa bài báo Bởi vì báo cáo khoa hoc xuất hiện dưới nhiều hình thức khácnhau, giá trị của chúng cũng không nhất thiết đồng nhất Sau đây là một sốbài báo khoa học thông thường và tôi xếp loại theo thang giá trị (cao nhất đếnthấp nhất)
Trang 12Những bài báo mang tính cống hiến nguyên thủy (originalcontributions), nhằm báo cáo kết quả một công trình nghiên cứu, hay đề ramột phương pháp mới, một ý tưởng mới, hay một cách diễn dịch mới Có khimột công trình nghiên cứu có thể có nhiều phát hiện mới, và cần phải cónhiều bài báo nguyên thủy để truyền đạt những phát hiện này Cống hiến mớicho khoa học không chỉ giới hạn trong phát hiện mới, mà có thể bao gồm cảnhững phương pháp mới để tiếp cận một vấn đề cũ, hay một cách diễn dịchmới cho một phát hiện xa xưa Do đó các bài báo khoa học ở dạng này cũng
có thể xem là những cống hiến nguyên thủy Tất cả các bài báo này trênnguyên tắc, đều phải thông qua hệ thống bình duyệt trước khi được công bố.Những bài báo nghiên cứu ngắn (short communications), đây là nhữngbài báo rất ngắn (chỉ khoảng 600 đến 1.000 chữ, tùy theo qui định của tậpsan) mà nội dung chủ yếu tập trung giải quyết một vấn đề rất hẹp hay báo cáomột phát hiện nhỏ nhưng quan trọng Những bài báo này vẫn phải qua hệthống bình duyệt nghiêm chỉnh, nhưng mức độ rà soát không cao như các bàibáo cống hiến nguyên thủy Cần phải nói thêm ở đây là phần lớn những bàibáo công bố trên tập san Nature (một tập san uy tín vào hàng số một trongkhoa học) là “Letters”, nhưng thực chất đó là những bài báo nguyên thủy cógiá trị khoa học rất cao, chứ không phải những lá thư thông thường
Những bài điểm báo (reviews) Có khi các tác giả có uy tín trong chuyênmôn được mời viết điểm báo cho một tập san, thường tập trung vào một chủ
đề hẹp nào đó mà tác giả phải đọc tất cả những bài báo liên quan, tóm lượclại, và bàn qua về những điểm chính cũng như đề ra một số đường hướngnghiên cứu cho chuyên ngành Những bài điểm báo thường không qua hệthống bình duyệt, hay có qua bình duyệt nhưng không chặt chẽ như nhữngbài báo khoa học nguyên bản
Trang 13Những bài xã luận (editorials) Có khi tập san công bố một bài báonguyên thủy quan trọng với một phát hiện có ý nghĩa lớn, ban biên tập có thểmời một chuyên gia viết bình luận về phát hiện đó.
Những thư cho tòa soạn (letters to the editor) Nhiều tập san khoa họcdành hẳn một mục cho bạn đọc phản hồi những bài báo đã đăng trên tập san.Đây là những bài viết rất ngắn (chỉ 300 đến 500 chữ, hay một trang-tùy theoqui định của tập san) của bạn đọc phê bình hay chỉ ra một sai lầm nào đótrong bài báo khoa học đã đăng Những thư bạn đọc thường được gửi cho tácgiả bài báo để họ đáp lời hay bàn thêm Và sau cùng là những bài báo trongcác kỉ yếu hội nghị Trong các hội nghị chuyên ngành, các nhà nghiên cứutham dự hội nghị và muốn trình bày kết quả nghiên cứu của mình thường gửibài báo để đăng vào kỉ yếu của hội nghị Có hai loại bài báo trong nhóm này:
- Nhóm 1 gồm những bài báo ngắn (proceedings papers) thực chất lànhững bản tin khoa học ngắn (chỉ dài từ 250 chữ đến 500 chữ) mà nội dung làtóm tắt một công trình nghiên cứu
- Nhóm 2 gồm những bản tóm lược (abstracts), (khoảng 5 đến 10 trang),
mà nội dung chủ yếu là báo cáo sơ bộ những phát hiện hay phương phápnghiên cứu mới Cần nhấn mạnh rằng đây không phải là những bài báo khoahọc bởi vì chúng chưa xuất hiện trên các tập san khoa học và qua bình duyệtnghiêm chỉnh Phần lớn, nếu không muốn nói là 100%, các bài tóm lược đềuđược chấp nhận cho in trong các kĩ yếu của hội nghị vì ban tổ chức muốn cónhiều người dự hội nghị (cũng có nghĩa là tăng thu nhập cho ban tổ chức) chonên họ không muốn từ chối một bài báo nào
1.1.6 Tập san khoa học và hệ số ảnh hưởng [ 8.2]
Giá trị khoa học của một bài báo không chỉ tùy thuộc vào nội dung, màcòn tập san công bố cũng đóng một vai trò quan trọng Chẳng hạn như trong
y học một bài báo trên các tập san lớn như New England Journal of Medicine(NEJM) hay Lancet có giá trị hơn hẳn một bài báo trên các tập san y học của
Trang 14Pháp hay Singapore Medical Journal Điều này đúng bởi vì những công trìnhnghiên cứu quan trọng thường được công bố trên các tập san lớn và có nhiềungười đọc, nhưng quan trọng hơn hết là những tập san này có một hệ thốngbình duyệt nghiêm túc.
Uy tín và giá trị của một tập san thường được đánh giá qua hệ số ảnhhưởng (Impact Factor hay IF) IF được tính toán dựa vào số lượng bài báocông bố và tổng số lần những bài báo đó được tham khảo hay trích dẫn(citations) Theo định nghĩa hiện hành, IF của một tập san trong năm là số lầntham khảo trung bình các bài báo được công bố trên tập san trong vòng 2năm trước Chẳng hạn như trong 2 năm 1981 và 1982, Tập san Lancet công
bố 470 bài báo khoa học nguyên thủy; trong năm 1983 có 10.011 bài báokhác trên các tất cả các tập san (kể cả Lancet) có tham khảo hay trích dẫn đến
470 bài báo đó; và hệ số IF là 10.011/470 = 21,3 Nói cách khác, tính trungbình mỗi bài báo nguyên thủy trên tờ Lancet có khoảng 21 lần được thamkhảo đến hay trích dẫn Vì yếu tố thời gian của việc tính toán, cho nên hệ số
IF cũng thay đổi theo thời gian và cách xếp hạng tập san cũng thay đổi theo.Chẳng hạn như vào thập niên 1990s British Medical Journal từng nằm trongnhóm các tập san hàng đầu trong y học, nhưng đến đầu thế kỉ 21 tập san này
bị xuống cấp nghiêm trọng Do đó, tập san nào có hệ số IF cao cũng đượchiểu ngầm là có uy tín cao và ảnh hưởng cao Công bố một bài báo trên tậpsan có hệ số IF cao có thể đồng nghĩa với mức độ quan trọng và tầm ảnhhưởng của bài báo cũng cao Xin nhấn mạnh là “có thể” mà thôi, bởi vì quacách tính vừa trình bày trên, IF là chỉ số phản ánh ảnh hưởng của một tập san,chứ không đo lường hệ số ảnh hưởng của một bài báo cụ thể nào Một bàibáo trên một tập san có hệ số IF thấp nhưng có thể được trích dẫn nhiều lần.Chẳng hạn như một bài báo viết về một phương pháp phân tích thống kếtrong di truyền học công bố trên tập san Behavior Genetics (với IF thấp hơn
Trang 15Khiếm khuyết của hệ số IF đã được nêu lên khá nhiều lần trong quá khứ.Ngay cả người sáng lập ra hệ số IF cũng thú nhận những thiếu sót của hệ sốnày Một số bộ môn khoa học có xu hướng (hay truyền thống) công bố ranhiều bài báo ngắn, hay đơn thuần là họ có truyền thống trích dẫn lẫn nhau,thậm chí tự mình trích dẫn mình! Có nhiều nhà khoa học trích dẫn hay liệt kênhững bài báo mà họ hoặc là không hay chưa đọc (nhưng chỉ trích dẫn theo
sự trích dẫn của người khác, đây là một vi phạm khoa học) Ngoài ra, những
bộ môn nghiên cứu lớn (như y khoa chẳng hạn) có nhiều nhà nghiên cứu vàcon số bài báo cũng như chỉ số trích dẫn cũng tăng theo Nói một cách ngắngọn, con số thống kê bài báo và chỉ số trích dẫn chịu ảnh hưởng của nhiềuyếu tố ngoại vi hơn là chất lượng khoa học Cũng không loại trừ khả năngnhững công trình nghiên cứu tồi, sai lầm vẫn được nhiều người nhắc đến vàtrích dẫn (để làm gương cho người khác) Phần lớn những bài báo được tríchdẫn nhiều lần là những bài báo liên quan đến phương pháp, hay thuộc loạiđiểm báo Nhiều nghiên cứu “tốt”, có chất lượng thường đi trước thời gian,
và người ta chỉ hiểu rõ giá trị của chúng sau nhiều năm sau khi công bố
Dù biết rằng hệ số IF có nhiều khiếm khuyết như thế, nhưng hiện naychúng ta chưa có một hệ thống nào công bằng và tốt hơn để thẩm định chấtlượng một tập san Cho nên, hệ số IF vẫn được sử dụng như là một thước đochất lượng, với một sự dè dặt và cẩn thận cần thiết
Trang 16Những người bình duyệt là những chuyên gia, giáo sư có cùng chuyênmôn với tác giả và am hiểu về vấn đề mà bài báo quan tâm Tác giả sẽ khôngbiết những người này là ai, nhưng những người bình duyệt thì biết tác giả là
ai vì họ có toàn bộ bản thảo! Những người bình duyệt sẽ xem xét toàn bộ bàibáo, và viết báo cáo đề nghị tổng biên tập nên chấp nhận hay từ chối đăng bàibáo Tuy quyết định cuối cùng là của tổng biên tập, nhưng thông thường chỉmột người bình duyệt đề nghị từ chối bài báo thì số phận bài báo coi như “đãrồi” Giai đoạn này tốn khoảng 1 đến 4 tháng
Tùy theo đề nghị của những người bình duyệt, tổng biên tập có thể chotác giả một cơ hội để phản hồi những phê bình của người bình duyệt, hay từchối đăng bài Nếu có cơ hội phản hồi, tác giả phải trả lời từng phê bình mộtcủa từng người bình duyệt Bài phản hồi phải được viết như một báo cáo, vàtất cả những thay đổi trong bài báo tác giả phải báo cho tập san biết Giaiđoạn này tốn từ 1 đến 3 tháng Nếu bài phản hồi không trả lời tất cả phê bình,hay trả lời không thỏa đáng, tổng biên tập có thể từ chối đăng bài ngay màkhông cần gửi cho người bình duyệt xem lại Nếu bài phản hồi cần xem xétlại tổng biên tập sẽ gửi cho những người bình duyệt xem lại một lần nữa vàtác giả có khi phải phản hồi một lần sau cùng Giai đoạn này cũng tốn từ 1đến 3 tháng
Nói chung một bài báo từ lúc nộp bài cho đến lúc xuất hiện trên mặt giấy– nếu mọi bình duyệt và phản hồi đều trôi chảy – tốn khoảng 9 tháng đến 12tháng Bởi vì thời gian quá lâu như thế, cho nên một số tác giả có khi quyếtđịnh tự công bố trước dưới dạng sơ bộ (còn gọi là “pre-print”) để chia sẻ vớiđồng nghiệp
Cơ chế bình duyệt có mục đích chính là đánh giá và kiểm tra các bài báokhoa học trước khi chấp nhận cho công bố trên một tạp chí khoa học và cònđược ứng dụng trong việc duyệt những đơn xin tài trợ cho nghiên cứu Trên
Trang 17bài hay công trình nghiên cứu là những người có cùng chuyên môn, họ chính
là những người có thẩm quyền và khả năng đánh giá chất lượng của côngtrình nghiên cứu Nhưng nhà khoa học cũng chỉ là những người có tình cảm
và thiên kiến, cũng là những người chịu sự chi phối của các nhu cầu tất yếu,cũng cạnh tranh, cho nên kết quả duyệt bài khoa học không phải lúc nào cũnghoàn toàn khách quan Rất nhiều người từng trải qua cái cơ chế này cho rằng
đó là một hệ thống không hoàn chỉnh và có khi thiếu công bằng
Những bài báo khoa học có giá trị thường là những bài báo đã được xemxét và duyệt đi duyệt lại nhiều lần, kể cả những lần phản hồi (response) hayphản biện lại những phê bình của những người bình duyệt Điều này đòi hỏibài báo, trước khi gửi đến một tạp chí, phải được các đồng nghiệp nội bộ đọc
và phê bình Tác giả không nên ngần ngại tiếp nhận những phê bình gay gắt
từ đồng nghiệp Để làm việc này, tác giả cần phải có một danh sách nhữngđồng nghiệp có thể duyệt bài Những đồng nghiệp này không hẳn phải lànhững tên tuổi lớn mà có thể là nghiên cứu sinh Thật ra, các giáo sư ít khi cóthì giờ đọc kỹ; chính các nghiên cứu sinh hay đồng nghiệp cấp thấp thường lànhững người có khả năng và có thì giờ chăm chú, có động cơ để cho ý kiếnmột cách nghiêm chỉnh Có hai nhóm đồng nghiệp có thể làm người duyệt bàitrước khi gửi đăng tạp chí:
- Những người bình duyệt chung, nhiệm vụ chính của họ là xem xét cáchviết của tác giả có dễ hiểu hay không Bất cứ ai, kể cả những người khôngcùng chuyên môn, cũng có thể là người duyệt bài trong nhóm này, nhưngngười duyệt bài lý tưởng nhất là người có nỗ lực suy nghĩ cẩn thận
- Những người bình duyệt có cùng chuyên môn, nhiệm vụ của họ là giúptác giả chuẩn bị để đối phó với những người bình duyệt của tạp chí và banbiên tập Trong nhóm này, tác giả cần một hay hai thành viên trong cùngchuyên môn và có khả năng "soi mói" chi tiết hay nêu ra những sai sót củabài báo hay công trình nghiên cứu (chẳng hạn như nghiên cứu có đúng
Trang 18phương pháp không, diễn dịch có logic không, kết luận có đi ra ngoài dữ kiệnkhông…) Trong nhóm này, người duyệt lý tưởng là một người "khó tính"sẵn sàng nói thẳng với tác giả những gì họ nghĩ, thậm chí không mấy có cảmtình với ý tưởng của tác giả.
1.2 CÁCH VIẾT (TRÌNH BÀY) MỘT BÀI BÁO KHOA HỌC
Tiếp cận và phác họa cấu trúc của một bài báo trước khi đặt bút viết sẽtạo điều kiện dễ dàng cho tác giả sau này Bước đầu tiên đòi hỏi tác giả phảibiết tạp chí mà mình muốn gửi bài báo, bởi vì mỗi tạp chí có những yêu cầukhác nhau về hình thức cũng như nội dung Một khi đã xác định được tạp chí
sẽ đăng bài, tác giả cần phải xem qua phong cách và hình thức bài báo mà tạpchí đó quy định Đặc biệt là phải xem qua các bài báo đã được công bố trêntạp chí đó, như số lượng chữ là bao nhiêu, biểu đồ phải trình bày như thế nào,bảng số liệu phải viết ra sao, trình bày phần tài liệu tham khảo theo cách gì
Trang 19Phần lớn các tạp chí khoa học đều tuân thủ theo các quy định được công bốtrong tài liệu Uniform Requyrements for Manuscripts Submitted toBiomedical Journals.
Có nhiều "chiến lược" để thu hút người đọc theo dõi bài báo của mình.Cách tốt nhất và hiệu quả nhất có lẽ là ngắn gọn Không nên nhầm lẫn giữa
sự phức tạp với tính tinh vi Câu văn cần phải ngắn gọn, đơn giản, nhưngchính xác và trực tiếp đi thẳng vào vấn đề Cũng cần phải nhận thức rằng, cóđược một bài báo khúc chiết như thế không phải là điều dễ dàng chút nào - nóđòi hỏi đầu tư nhiều thời gian và suy nghĩ Một bài báo khoa học hay cầnphải được cấu trúc gọn gàng Mỗi đoạn văn cần phải có một mục đích hay nóilên được một ý tưởng Mỗi câu văn phải phục vụ cho mục đích đó Các đoạnvăn phải liên kết với nhau thành một chuỗi ý tưởng phản ánh lý luận cho mộtthông điệp nào đó Cấu trúc mà các tạp chí khoa học thường sử dụng cho mộtbài báo như sau:
Phần lớn các tạp chí khoa học ở Mỹ đều áp dụng một dạng thức chuẩn(standard format) cho các bài báo khoa học (scientific papers) thuộc loại cốnghiến nguyên thuỷ (original contributions) bao gồm những mục sau, mỗi mụcđều có chủ đích nhất định:
1.2.1 Giới thiệu (Hay mở đầu) [8.2]
"Nhiệm vụ" thiết yếu nhất trong phần mở đầu là phải làm cho người đọctiếp nhận bài báo và quan tâm đến kết quả của công trình nghiên cứu
Trang 20Hình ảnh có tính minh họa
Hơn nữa, phần dẫn nhập còn giúp cho người biên tập bài báo hay tổngbiên tập tạp chí thẩm định tầm quan trọng của nó Trong phần dẫn nhập, tácgiả phải nói rõ tại sao công trình nghiên cứu ra đời và tại sao người đọc phảiquan tâm đến công trình đó Các chức năng giới thiệu một là trình bày cáccâu hỏi được hỏi và đặt nó trong bối cảnh của những gì đã được biết đến vềcác chủ đề Cơ sở thông tin đó cho thấy lý do tại sao chủ đề được quan tâm
và những phát hiện liên quan của các nhà khoa học khác thường được đề cập
ở đây
Trong phần này, tác giả xác định đề tài nghiên cứu, phác thảo mục tiêunghiên cứu và cung cấp cho độc giả đầy đủ cơ sở khoa học để hiểu biết phầncòn lại của bài viết Cần chú ý giới hạn những kiến thức cơ sở này trong cácthử nghiệm của tác giả Mục này sẽ đạt yêu cầu nếu trả lời được những câuhỏi như:
(1) Lý do thực hiện nghiên cứu này? (xuất phát từ hiện tượng tự nhiên